Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố hà nội trong bối cảnh đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 180 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI, 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA

CHUN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62 31 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH

HÀ NỘI, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Trần Thị Minh Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền và
TS. Nguyễn Quốc Chỉnh là những giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi về
mọi mặt để hồn thành luận án tiến sĩ kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, tập thể giáo
viên và cán bộ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cơ
giáo Bộ mơn Phát triển Nơng thơn đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tơi
trong q trình xây dựng luận án. Tơi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tơi hồn thành q

trình học tập và hồn thành luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, Sở
Nông nghiệp và PTNT TP Hà Nội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hà
Nội, Cục Thống kê TP Hà Nội; Các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn
TP Hà Nội, UBND các huyện, thị xã trong TP Hà Nội; UBND xã, Phòng Lao
động việc làm các huyện, thị xã trong TP Hà Nội, các hộ gia đình tại TP Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết để
hồn thành luận án.
Một lần nữa, tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án

Trần Thị Minh Phương

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

x

Danh mục sơ đồ

xi

Danh mục hộp

xi

MỞ ĐẦU

1

1.

Sự cần thiết nghiên cứu

1


2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

3.

Câu hỏi nghiên cứu và giả định nghiên cứu

4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

5.

Những đóng góp mới của luận án

5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TẠO VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ
THỊ HÓA

6


Cơ sở lý luận

6

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

6

1.1.

1.1.2. Khu vực nông thôn và đặc điểm của lao động nông thơn

15

1.1.3. Các tác động của đơ thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực
nông thôn

18

1.1.4. Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn

19

1.1.5. Nội dung các hoạt động và biện pháp tạo việc làm cho lao động
nông thôn

25

1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn


30

1.2.

33

Cơ sở thực tiễn

iii


1.2.1. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước

33

1.2.2. Quan điểm của Đảng và chính sách tạo việc làm cho lao động nơng
thơn của Việt Nam

40

1.2.3. Tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam

45

1.3.

Các nghiên cứu có liên quan

51


1.4.

Kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội trong tạo việc làm đối với lao động
nơng thơn

53

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

55

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

56

2.1.

56

Đặc điểm địa tự nhiên kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

56

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

56


2.1.3. Khái quát dân số khu vực nông thôn Hà Nội

59

2.2.

60

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

60

2.2.2. Khung phân tích

61

2.3.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

62

2.4.

Phương pháp thu thập thông tin

63


2.5.

Phương pháp phân tích

69

2.5.1. Phương pháp thống kê kinh tế

69

2.5.2. Phương pháp chuyên gia, chun khảo

70

2.5.3. Phương pháp phân tích mơ hình

70

2.6.

76

Các chỉ tiêu phân tích

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

77

Chương 3. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
3.1.


THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA

78

Khái qt về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội

78

3.1.1. Khái quát về dân số, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn

78

3.1.2. Khái quát về việc làm ở khu vực nông thôn

80

3.2.

84

Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội

iv


3.2.1. Các chính sách và giải pháp tạo việc làm đã thực hiện cho lao động
nông thôn thành phố Hà Nội

84


3.2.2. Các bên có liên quan trong hoạt động tạo việc làm cho lao động
nông thôn thành phố Hà Nội

90

3.2.3. Kết quả của các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
thành phố Hà Nội

91

3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thơn
Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa
3.3.

102

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thơn
Hà Nội

103

3.3.1. Chính sách tạo việc làm

103

3.3.2. Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn

104


3.3.3. Mức độ phát triển của các ngành trong khu vực nông thôn

106

3.3.4. Công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động

106

3.3.5. Hoạt động của thị trường lao động

106

3.3.6. Mức độ mở rộng của hoạt động xuất khẩu lao động

111

3.3.7. Các yếu tố từ bản thân người lao động

111

3.3.8. Các yếu tố khác

115

3.3.9. Một số kết quả phân tích mơ hình

115

TĨM TẮT CHƯƠNG 3


122

Chương 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA
4.1.

123

Căn cứ đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hà Nội

123

4.1.1. Dự báo cung cầu lao động

123

4.1.2. Tốc độ công nghiệp hóa, đơ thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

126

4.1.3. Căn cứ thực trạng tạo việc làm

128

4.2.

128

Mục tiêu và định hướng về tạo việc làm


4.2.1. Mục tiêu và quan điểm

128

4.2.2. Định hướng

132

v


4.3.

Các giải pháp chủ yếu

133

4.3.1. Giải pháp tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội

133

4.3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

138

4.3.3. Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động

141


4.3.4. Giải pháp tạo việc làm từ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
nông thôn

143

4.3.5. Tăng cường thơng tin thị trường lao động và tun truyền chính
sách việc làm

144

4.3.6. Nâng cao nhận thức về tự tạo và tìm kiếm việc làm của người
nơng dân

144

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

147

1. Kết luận

147

2. Kiến nghị

149


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

158

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

Cụm từ tiếng Anh

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa

CS


Chính sách

CMKT

Chun mơn kỹ thuật

DVVL

Dịch vụ việc làm

ĐTN

Đào tạo nghề

GQVL

Giải quyết việc làm

GDCN

Giáo dục chuyên nghiệp

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

International Labour
Organization

KCN


Khu công nghiệp

KT

Kinh tế



Lao động

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐTBXH

Lao động Thương binh và Xã hội

LFS

Điều tra lao động việc làm

NSLĐ

Năng suất lao động

ODA

Nguồn viện trợ phát triển chính


Official Development

thức

Assisstance

PTNT

Phát triển nơng thơn

TP

Thành phố

TVL

Tạo việc làm

TW

Trung ương

TCTK

Tổng cục thống kê

UBND

Ủy ban nhân dân


VHLSS

Khảo sát mức sống hộ gia đình

Labour Force Survey

Vietnam Household Living
Standard Survey

VL

Việc làm

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên các bảng

Trang

2.1.

Phân loại đất đai của thành phố Hà Nội

58


2.2.

Dân số trung bình và nơng thơn của Hà Nội

59

2.3.

Phân bố số hộ khảo sát theo xã, huyện

63

2.4.

Hộ sinh sống tại nơi ở hiện tại theo thời gian

66

2.5.

Hộ bị ảnh hưởng từ dự án

66

2.6.

Nguồn thu nhập/sinh kế chính của các hộ được phỏng vấn

67


2.7.

Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức thu nhập

67

2.8.

Số hộ và tỷ lệ hộ phân theo tình trạng sở hữu đất canh tác trồng trọt

68

2.9.

Tình trạng sở hữu đất trước khi bị thu hồi

68

2.10. Hình thức sử dụng lao động của hộ trên đất canh tác
3.1.

Cơ cấu trình độ chun mơn kỹ thuật của dân số trên 15 tuổi khu
vực nông thôn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014

3.2.

78

Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực nơng thơn so với tồn thành
phố theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2014


3.3.

68

80

Lao động có việc làm của Hà Nội theo ngành kinh tế, giai đoạn
2010-2014

81

3.4.

Cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn

83

3.5.

Số việc làm được tạo ra từ các hộ vay vốn giải quyết việc làm phân
theo huyện/quận/thị xã

3.6.

97

Số việc làm được tạo ra từ các đề án học nghề phân theo huyện/quận/
thị xã


3.7.

98

Số việc làm được tạo ra qua các doanh nghiệpphát triển sản xuất
phân chia theo huyện/quận/thị xã

99

3.8.

Tăng trưởng, việc làm trong 3 ngành ở Hà Nội

100

3.9.

Hệ số co giãn việc làm theo tăng trưởng của Hà Nội

101

3.10. Số phiên giao dịch việc làm được thực hiện

viii

108


3.11. Tỷ lệ người dân đi tìm việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm phân
theo huyện/quận/thị xã


110

3.12. Tỷ lệ tìm được việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm

110

3.13. Trình độ chun mơn kỹ thuật theo nơng thơn và khu vực kinh tế
chính thức và phi chính thức (%)

114

3.14. Kết quả ước lượng mơ hình xác định khả năng có việc làm phi
nơng nghiệp

116

3.15. Kết quả ước lượng mơ hình nhu cầu lao động
4.1.

118

Kết quả dự báo dân số, cung lao động thành phố Hà Nội giai đoạn
2015 - 2020

123

4.2.

Kết quả dự báo cầu lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020


124

4.3.

Kết quả dự báo cầu lao động thành phố Hà Nội theo ngành, giai
đoạn 2011-2020

124

4.4.

Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

125

4.5.

Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo phân theo trình độ

125

ix


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên các hình


Trang

3.1.

Lực lượng lao động khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội,
giai đoạn 2010 - 2013

3.2.

79

Tình trạng hoạt động kinh tế của lao động khu vực nông thôn của
thành phố Hà Nội năm 2014

3.3.

80

Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nơng thơn theo 3 nhóm ngành
kinh tế chính, giai đoạn 2010-2014

3.4.

Trình độ chun môn kỹ thuật của lao động ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản khu vực nơng thơn năm 2014 (%)

3.5.
3.6.

82

112

Trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động nhóm ngành phi nông
nghiệp khu vực nông thôn năm 2014

113

Cơ cấu lao động nơng thơn khu vực chính thức

113

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên các sơ đồ

Trang

1.1. Cơ chế tạo việc làm- Cơ chế 3 bên

12

2.1. Khung nghiên cứu phân tích tổng thể của luận án

61

4.1. Áp lực tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa


127

DANH MỤC HỘP
STT

Tên các hộp

Trang

1.1.

Mơ hình giải quyết việc làm cho lao động mất việc làm do chuyển
đổi mục đích sử dụng đất ở Hải Dương .................................................. 50

3.1.

Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn........................................... 92

3.2.

Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ............................................................................................... 94

3.3.

Hộ kinh doanh vay vốn tạo việc làm ....................................................... 95

3.4.


Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm .................. 103

3.5.

Hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động...................................................................................... 105

3.6.

Xuất khẩu lao động giúp giải quyết việc làm ........................................ 111

4.1.

Mơ hình tạo việc làm bằng hình thức phát triển ngành nghề dịch vụ
thương mại ........................................................................................... 138

xi


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến q trình chuyển
đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất nơng nghiệp sang phục vụ q
trình phát triển đô thị và các khu kinh tế, khu - cụm cơng nghiệp. Vì vậy, sẽ có
những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hộ gia đình nơng nghiệp, nơng
thơn. Những hộ gia đình này phải đối mặt với việc chuyển đổi nghề do bị mất
đất sản xuất, rơi vào trạng thái bị động và thiếu các điều kiện đảm bảo cuộc
sống khi họ bị mất việc làm và buộc phải chuyển đổi nghề từ sản xuất nông
nghiệp sang các ngành nghề khác, lao động nông nghiệp mất việc làm truyền
thống và khó chuyển đổi nghề nghiệp. Vấn đề giải quyết việc làm để ổn định

đời sống cho người lao động nổi lên như một hiện tượng vừa mang tính khách
quan của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, vừa mang tính đặc thù của khu
vực nơng nghiệp, nông thôn (Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 2011).
Tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nơng nghiệp nơng thơn trong
q trình đơ thị hóa là vấn đề cần thiết phải được Đảng, Nhà nước, các địa
phương nhìn nhận, đánh giá đúng đắn để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người
nơng dân bị thu hồi đất, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Với mục tiêu năm 2015, cơ bản hồn thành CNH-HĐH Thủ đơ (về đích
trước 5 năm so với cả nước trên con đường CNH-HĐH), Hà Nội phấn đấu đạt tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân 9,5% đến 10%/năm. Mục tiêu, định hướng này
được nêu rõ trong Chỉ thị của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) (Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội,
2012). Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đơ thị hố thuộc loại
nhanh nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Điều này được thể hiện
qua sự mở rộng phạm vị địa giới và sự tăng trưởng về số lượng các khu công
nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới...
Từ 01/8/2008, thực hiện nghị quyết số 15/NQ-QH về mở rộng địa giới
hành chính thủ đơ Hà Nội, dân số Hà Nội tăng từ 3,556 triệu người lên 6,4 triệu
người sau khi hợp nhất, dân số trong tuổi lao động tăng từ 2,256 triệu người lên

1


4,3 triệu người, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 3,2 triệu
người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 người/năm, tương ứng 5,34% số
lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố. Năm 2015, quy mô dân số
của Hà Nội khoảng 7,2 triệu người, trong đó có 4,8 triệu người trong độ tuổi lao
động. Dự báo đến năm 2020, dân số đạt 7,9 triệu người, bình quân trong 5 năm
từ 2015- 2020, hàng năm Hà Nội có khoảng 180 - 220 nghìn lao động mất việc

làm hoặc thiếu việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Ủy ban Nhân dân thành
phố Hà Nội, 2011).
Q trình đơ thị hố đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội. Ở tầm vĩ mô,
một mặt đơ thị hố là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu
cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Mặt khác, đơ thị hoá cũng là một trong những chỉ
tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh
những tác động tích cực, vẫn cịn có khơng ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần
phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn
người dân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai
phục vụ mục tiêu đô thị hố. Cụ thể, đơ thị hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
làm, thu nhập của những người dân chịu ảnh hưởng của đơ thị hóa. Mặt tích cực
rõ nhất của đơ thị hóa đem lại là cơ cấu kinh tế và cơ cấu việc làm chuyển dịch
theo hướng hiện đại (tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu
vực nông nghiệp). Ngược lại, mặt tiêu cực hiển hiện của đơ thị hóa là diện tích
đất nơng nghiệp của nơng thơn Hà Nội có xu hướng ngày càng bị thu hẹp nhanh
chóng, việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân có tác động
lớn đến thu nhập và đời sống của họ.
Đơ thị hóa có thể tác động làm người nơng dân khơng cịn tư liệu sản
xuất, mất việc làm trong nơng nghiệp, q trình chuyển đổi nghề nghiệp và tìm
kiếm việc làm của họ rất khó khăn bởi trình độ tay nghề còn thấp và hạn chế,
thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong mơi trường cơng nghiệp. Vì vậy,
mặc dù dự án mở ra nhiều, nhưng để có việc làm, thu nhập ổn định vẫn luôn là
vấn đề cần giải quyết. Có thể nói, đơ thị hố đã tác động rất lớn đến việc làm
của người lao động nói chung và người nơng dân nói riêng. Sự q tải về cơ sở

2


hạ tầng, thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng làm phát sinh các tệ nạn xã hội, ô

nhiễm môi trường gây khơng ít khó khăn cho việc hồn thành các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Mặc dù, đi cùng
những dự án, hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung
quanh vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ. Đời sống của
người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ
thống (y tế, giáo dục, giao thông...) ngày càng được cải thiện hơn. Tóm lại, bên
cạnh những tác động của đơ thị hố đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung
thì đơ thị hóa tác động trực tiếp đến vấn đề lao động - việc làm của người dân
nơng thơn Hà Nội.
Vì vậy, việc nghiên cứu để tổng kết lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho
lao động nông thôn Hà Nội là hết sức cần thiết, nhằm phân tích, đánh giá khái
quát thực trạng việc làm, tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội
trong bối cảnh đơ thị hóa và đánh giá và đo tác động của các yếu tố tác động đến
tạo việc làm khu vực nơng thơn. Từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường tạo
việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a, Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho lao động nông thôn
Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa, đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tạo
việc làm cho khu vực này.
b, Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về việc làm, tạo việc làm và kinh
nghiệm thực tiễn tạo việc làm cho lao động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong
bối cảnh ĐTH.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
của Hà Nội trong bối cảnh ĐTH.
- Đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
thành phố Hà Nội trong bối cảnh ĐTH.


3


3. Câu hỏi nghiên cứu và giả định nghiên cứu
a) Đề tài tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi:
- Thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn TP Hà
Nội trong bối cảnh ĐTH diễn ra như thế nào?
- Những chính sách, quy định hiện nay đã được thực hiện như thế nào để
có thể hỗ trợ tạo việc làm, hiệu quả của các chính sách?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hà Nội, mức độ ảnh hưởng ra sao?
- Với bối cảnh ĐTH cần có những giải pháp gì để tăng cường tạo việc làm
cho lao động nông thôn Hà Nội?
b) Giả định nghiên cứu
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp
và dịch vụ sẽ kéo theo xu hướng này đối với việc làm.
- Đầu tư, tăng trưởng, một số chương trình tạo việc làm sẽ đem lại hiệu
quả đến tạo việc làm cho lao động nông thôn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của luận án được xác định là lý luận và thực tiễn tạo việc làm
cho lao động nơng thơn Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa.
b) Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi khơng gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội. Địa bàn
được chọn để khảo sát là các huyện, thị xã phía Tây TP Hà Nội nơi có tốc độ
ĐTH diễn ra mạnh mẽ.
• Phạm vi nội dung:
- Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo việc làm
cho lao động nông thôn trong bối cảnh ĐTH.
- Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng

và các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội.
• Giới hạn: Các vấn đề nghiên cứu của luận án này chỉ xét trong bối cảnh
ĐTH mà không coi ĐTH như một nhân tố chính để phân tích về tạo việc làm;
• Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu và phân tích dữ liệu về
dân số, lao động - việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014, kết hợp

4


các số liệu điều tra thực địa do tác giả thực hiện: Các đề xuất cho giai đoạn 2015
- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Những đóng góp mới của luận án
a, Đóng góp về lý luận
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tạo việc làm nói chung, tạo
việc làm cho lao động nơng thơn nơi có tốc độ ĐTH diễn ra rất nhanh và các yếu
tố ảnh hưởng đến tạo việc làm từ đó đưa ra giải pháp tạo việc làm cho LĐNT
trong bối cảnh ĐTH.
- Tăng cường nhận thức cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý trong
việc vận dụng cơ sở lý luận về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong
bối cảnh ĐTH.
- Về mặt phương pháp phân tích, luận án áp dụng các mơ hình phân tích
khả năng có việc làm và phân tích cầu lao động vào trường hợp nghiên cứu cụ
thể của luận án, ngồi việc sử dụng các biến truyền thống thường có sẵn như
lao động, vốn, giá trị gia tăng hay tiền lương,… luận án cũng sử dụng một số
biến đại diện cho q trình thay đổi cơ cấu kinh tế, chính sách tạo việc làm,…
nhờ đó phản ánh được phần nào vai trò của các yếu tố tác động đến tạo việc
làm cho khu vực nơng thơn.
b, Đóng góp về thực tiễn
- Cung cấp thông tin về thực trạng việc làm và các chính sách tạo việc làm
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014.

- Làm rõ những vấn đề tồn tại trong tạo việc làm cho người lao động nông
thôn của thành phố Hà Nội.
- Đánh giá phân tích định lượng và định tính các yếu tố tác động đến tạo
việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội. Nêu rõ vai trò của giáo dục,
đào tạo đối với khả năng có được việc làm của người lao động. Khả năng tạo
việc làm từ chính sách, từ đầu tư, tăng trưởng hay những cơ hội và thách thức đối
với người lao động để tìm việc làm trong bối cảnh đơ thị hóa.
- Cung cấp các thơng tin về dự báo cung và cầu lao động; bối cảnh kinh tế
xã hội đến 2020; Đề xuất các giải pháp tạo việc làm, tăng cường tạo việc làm cho
người lao động nông thôn của thành phố Hà Nội.

5


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG
BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Việc làm
- Các quan điểm về việc làm
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh (1998): "Việc làm là hành vi của nhân viên, có
năng lực lao động thơng qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để
được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh". Bản chất của định nghĩa là sự kết hợp
giữa người lao động và tư liệu sản xuất. Khu vực làm việc thuộc các loại hình
kinh tế có thể là Nhà nước, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngồi, v.v...
Theo từ điển tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và
được trả công” (Viện Ngôn ngữ học, 2010) tuy nhiên, khái niệm này còn quá
rộng và chưa cụ thể. Trong thực tế người lao động có thể tự tạo ra việc làm cho
mình, đồng thời có thu nhập mà khơng cần được giao.

Trong thực tế, khái niệm về việc làm thường nhấn mạnh ở hai điểm cơ
bản, đó là thu nhập và tính hợp pháp của các hoạt động lao động. Ở Việt Nam,
Luật Việc làm có nêu: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không
bị pháp luật cấm” (Quốc hội, 2013) Điều 3, Chương 1, Luật Việc làm ban hành
ngày 16 tháng 11 năm 2013, như vậy, nội dung điều này cho thấy hai tiêu thức
bắt buộc để xác định hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm ở Việt Nam
bao gồm tiêu thức về thu nhập và tính pháp lý của việc làm.
Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính chất hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập và việc làm. Hoạt động đem lại thu nhập được
lượng hóa dưới các dạng như:
+ Người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật
từ người sử dụng lao động.
+ Tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà
bản thân người lao động làm chủ.

6


+ Đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện cơng
việc đó là thành viên của hộ gia đình hoặc hộ gia đình quản lý.
Thứ hai, hoạt động đó khơng bị pháp luật ngăn cấm, điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm. Hoạt động có ích khơng giới hạn về phạm vi, ngành nghề
và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong
quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay
được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết,
tự tìm kiếm việc làm, tự do thuê mướn lao động trong khuôn khổ của pháp luật,
không bị phân biệt đối xử dù làm trong hay ngoài khu vực Nhà nước. Điều này
khẳng định tính chất pháp lý trong hoạt động của người lao động thuộc khu vực
ngoài Nhà nước và các khu vực phi chính thức (Quốc hội, 2013).

Hai tiêu chí đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để
một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra
thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như bn lậu, trộm cắp, mại dâm… thì
khơng được thừa nhận là việc làm. Nếu căn cứ vào thu nhập đem lại cho người
lao động thì có nhiều loại hoạt động có ích cho xã hội, gia đình cộng đồng
nhưng khơng tạo ra thu nhập hoặc góp phần tạo ra thu nhập. Cụ thể, hai người
cùng làm công việc nội trợ, người thứ nhất làm công việc nội trợ cho gia đình
thì sẽ có ích cho gia đình người đó (vì gia đình khơng cần phải th người giúp
việc và các thành viên trong gia đình có thể n tâm đi làm việc kiếm tiền từ
cơng việc bên ngồi) nhưng không được trả công, không tạo ra thu nhập nên
không được coi là việc làm. Người thứ hai cũng làm công việc nội trợ nhưng là
làm giúp việc là gia đình khác và được trả cơng thì lại được coi là việc làm.
Như vậy, theo các tiếp cận này khái niệm việc làm chưa khái quát được hết bản
chất của việc làm (Quốc hội, 2013).
-

Phân loại việc làm

Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO (2009), khái niệm việc làm chỉ đề cập
đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, việc làm được phân thành
hai loại: Có trả cơng (những người làm th, học việc…) và khơng được trả cơng
nhưng vẫn có thu nhập (ví dụ: chủ cơ sở).

7


Từ những khái niệm trên, tác giả thống nhất khái niệm việc làm là hoạt
động lao động của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập cho
người lao động và cho các thành viên trong gia đình (được trả cơng bằng tiền,
hiện vật, trao đổi cơng hay tự làm cho gia đình khơng hưởng tiền công/lương) mà

không bị pháp luật cấm.
Trong các cuộc điều tra Lao động việc làm ở Việt Nam, việc làm được xác
định: Việc làm là mọi hoạt động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị
pháp luật cấm (Tổng cục Thống kê, 2011). Trong đó, việc làm được phân thành
hai loại, bao gồm:
Việc làm được trả công: bằng tiền, hoặc dưới các hình thức khác mà
người nhận tiền lương, tiền cơng,… phải hồn thành trong một thời gian nhất
định với yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơi
trả công quy định, khơng phân biệt người đó hoặc nơi đó là cá thể hay cơ quan,
doanh nghiệp,… Hợp đồng lao động (bằng giấy hoặc thỏa thuận miệng) cho phép
họ nhận được tiền lương, tiền công cơ bản mà khoản thu nhập này không phụ
thuộc trực tiếp và kết quả hoạt động của cơ quan/đơn vị nơi họ làm việc.
Việc tự làm: là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi
nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Việc tự làm gồm các
công việc tự làm của bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế ủa hộ gia
đình mình không hưởng tiền lương, tiền công.
Phân loại việc làm theo vị trí lao động:
Việc làm chính: Là cơng việc mà người lao động thực hiện dành nhiều
thời gian nhất và địi hỏi u cầu của cơng việc cần trình độ chuyên môn kỹ
thuật.
Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời
gian nhất sau công việc chính.
Việc làm bền vững: Khái niệm và nội dung về việc làm bền vững đã
được các quốc gia trên thế giới (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,…) quan tâm
trong các chương trình việc làm. Theo ILO (2009), việc làm bền vững là cơ hội
cho nam giới và nữ giới có được việc làm ổn định và năng suất trong điều kiện
tự do, bình đẳng, và nhân phẩm được tơn trọng. Mục tiêu chính của ILO ngày

8



nay là tạo cơ hội cho nam và nữ có được việc làm bền vững và năng suất trong
điều kiện tự do, cơng bằng, an tồn và tơn trọng giá trị nhân phẩm. Việc làm
bền vững chính là những khát vọng của con người trong cuộc sống lao động của
họ về cơ hội và thu nhập, quyền lợi, tiếng nói và sự thừa nhận; sự ổn định gia
đình và phát triển cá nhân; sự cơng bằng và bình đẳng như nhau. Phản ánh mối
quan tâm của Chính phủ cùng người sử dụng lao động và người lao động sẽ
cùng nhau tạo ra một sự hợp nhất về đối thoại ba bên (nhà quản lý, người chủ
sử dụng lao động và người lao động).
Khái niệm việc làm bền vững được Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2009)
xác định: “Việc làm bền vững là cơ hội việc làm có năng suất, có mức thu nhập
cơng bằng, bảo đảm an tồn ở nơi làm việc và bảo trợ xã hội về mặt gia đình”.
1.1.1.2. Tạo việc làm
-

Các quan điểm về tạo việc làm

Vấn đề tạo việc làm được nhắc đến trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X: “Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo
sự gắn kết cung-cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong
học nghề, tự tạo và tìm việc làm” (Ban chấp hành Trung Ương, 2006). Các
chương trình hỗ trợ tín dụng, chuyển giao cơng nghệ và dạy nghề giúp người
lao động nói chung và thanh niên nói riêng đầu tư sản xuất kinh doanh, tự tạo
việc làm là một trong những nội dung hoạt động của các Chương trình Mục
tiêu quốc gia về việc làm, giảm nghèo và dạy nghề đến năm 2010 và 2015.
Khái niệm về tạo việc làm: Theo Trần Ngọc Diễn (2002) tạo việc làm là
quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức
lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức
lao động, đem lại thu nhập cho người lao động. Tạo việc làm theo nghĩa rộng,
bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả

nguồn nhân lực. Q trình đó diễn ra từ việc giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề
nghiệp, chuẩn bị cho người lao động tham gia vào thị trường lao động đến tự do
lựa chọn việc làm và nhận lại những gì xứng đáng với giá trị lao động mà mình
đã tạo ra. Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp,
chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm chỗ làm cho người lao
động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.

9


Để phản ánh rõ vấn đề tạo việc làm, các phân tích về sau sử dụng kết hợp
theo hai nghĩa (nghĩa rộng và nghĩa hẹp) của tạo việc làm. Tạo việc làm cần có
sự tham gia của cả người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước. Nhà
nước đóng vai trị quan trọng trong tạo việc làm. Vai trị của nhà nước thể hiện
trong việc tạo mơi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển, tạo ra môi
trường thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động phát huy khả
năng của họ, đưa ra các chính sách có liên quan đến người lao động, người sử
dụng lao động như: chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi…
Ngồi ra, tạo việc làm có thể được chia làm hai loại:
+ Tạo việc làm ổn định: Công việc được tạo ra cho người lao động mà
tại chỗ làm việc đó và thơng qua cơng việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thu
nhập tối thiểu hiện hành và ổn định theo thời gian từ 3 năm trở lên. Việc làm
ổn định luôn tạo cho người lao động một tâm lý yên tâm trong công việc để
lao động hiệu quả hơn.
+ Tạo việc làm không ổn định: Bao gồm các việc làm được tạo ra mà
người lao động phải thay đổi cơng việc của mình liên tục trong thời gian ngắn.
Như vậy, mục đích của tạo việc làm nhằm khai thác và sử dụng hiệu
quả các ng trở
thành chủ thể của phát triển nông thôn.

Tạo việc làm thông qua phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng cơ sở hạ tầng
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng GDP của ngành
nông nghiệp, tăng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ; khu vực nông thôn
Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đây là nhân tố quyết định đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và
năng lực cạnh tranh của kinh tế Hà Nội. Phát triển công nghiệp chế biến, gắn
vùng cung cấp nguyên liệu với cơ sở chế biến, gắn sản xuất với thị trường.
Đầu tư phát triển một số ngành cơng nghiệp chính như cơ khí điện tử,
cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực
phẩm, dệt may, da giày, hóa chất, điện nước nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT
và CCLĐ của nông thơn Hà Nội theo hướng CNH, HĐH;
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp phù
hợp với quy hoạch, lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường. Nâng cao sức cạnh
tranh, hàm lượng khoa học cơng nghệ, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm. Đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu then chốt đẩy mạnh CNH, HĐH đồng thời cũng
là khâu tạo mở nhiều việc làm, nhất là việc làm cho lao động phổ thông. Dự kiến
việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nay đến 2015 sẽ thu hút khoảng 50 -60
nghìn lao động trong đó trọng điểm là phát triển giao thông nông thôn. Đẩy
mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, đầu tư củng cố, nâng
cấp và phát triển có trọng điểm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải. Đồng
thời phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, hồn thiện việc đầu tư, xây
dựng khu cơng nghệ cao Hòa Lạc, phát triển mở rộng các thành phần kinh tế đầu

135


tư vào cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến, quan tâm phát triển các ngành
công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động như gốm sứ, may mặc, da giầy, dệt lụa…
góp phần tạo nhiều việc làm.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đang sử dụng và có khả năng sử dụng nhiều lao
động như dệt may, da giầy, chế biến... thông qua các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi,
giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ quỹ lương và bảo hiểm, tiền thuê đất... Hỗ
trợ, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề
để các đơn vị sản xuất có điều kiện mở rộng sản xuất, và tạo điều kiện cho các cơ
sở mới hình thành. Cần có các chương trình mở rộng và phát triển các làng nghề,
phố nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm mới và việc làm thêm cho
người lao động được rút ra khỏi khu vực nông nghiệp. Khôi phục và phát triển
ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời, với đặc trưng của vùng đất trăm nghề,
nếu biết phát huy để trở thành hàng hóa thì khơng chỉ giải quyết việc làm mà
quan trọng hơn là bảo vệ văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường, những cơ sở sản xuất làng nghề, các “đặc sản” của các
huyện đã gặp khơng ít khó khăn về khâu tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu,
thiếu vốn. Do vậy, muốn làm tốt việc này, thành phố cần khảo sát đánh giá từng
sản phẩm, giúp đỡ về mặt thị trường đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ vốn để cải tiến
quy trình sản xuất, hỗ trợ trong việc nắm bắt thông tin về thị trường đầu ra và thị
trường đầu vào; quản lý thị trường … Khôi phục trong điều kiện đã mất là việc
làm hết sức khó khăn, địi hỏi phải có định hướng và kiên trì mới khơi phục và
phát triển được. Khuyến khích và hỗ trợ đào tạo nghề truyền thống, đặc biệt là có
chính sách đãi ngộ thỏa đáng với các nghệ nhân. Qua khảo sát ở một số làng
nghề của nông thôn Hà Nội thì chỉ có 21% lao động qua đào tạo nghề, còn lại là
lao động chưa qua đào tạo bồi dưỡng có hệ thống. Trong số 21% lao động qua
đào tạo nghề thì phần lớn chỉ là kèm cặp, truyền nghề trực tiếp chứ khơng được
đào tạo có hệ thống bài bản. Vì thế, thành phố Hà Nội đã có những biện pháp hỗ
trợ trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, thu hút nghệ nhân vào
công tác giảng dạy và truyền nghề cho thanh niên trong làng nghề.
Làng nghề đã góp phần khơng nhỏ trong tạo việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho người dân. Cần ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền
thống của Hà Nội như: Làng nghề Sơn khảm thôn Ngọ (huyện Phú Xuyên); Làng
nghề Sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín); Làng nghề Mây tre đan thơn Phú


136


Vinh (Chương Mỹ); Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài
Đức); Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); Làng nghề Gốm sứ Bát
Tràng (huyện Gia Lâm); Làng nghề Gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông
Anh);.... Ưu điểm của các ngành nghề truyền thống là giải quyết và khai thác tốt
lao động tại chỗ, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường do đã
khẳng định được thương hiệu.
Tạo việc làm thông qua thu hút đầu tư và phát triển các ngành dịch vụ
Kết quả phân tích định lượng cho thấy trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế
hiện nay, đầu tư có vai trị tích cực trong tạo việc làm, các địa phương trong cả
nước đều có xu hướng mở rộng thu hút đầu tư với các ưu đãi đối với các doanh
nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội. Hà Nội khơng nằm ngồi xu thế đó và
phải cạnh tranh với các địa phương khác. Theo một khảo sát (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 2014) về môi trường đầu tư vừa được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng
Thế giới công bố gần đây thì Hà Nội là một trong những địa phương có môi
trường đầu tư kém thân thiện nhất. Hà Nội đứng thứ 50 về môi trường đầu tư
trong tổng số 63 địa phương được khảo sát. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là do mơi trường đầu tư - kinh doanh của Hà Nội kém sức
cạnh tranh so với các địa phương khác. Như vậy, có thể thấy hoạt động thu hút
đầu tư của Hà Nội còn hạn chế, làm giảm khả năng tạo việc làm cho địa phương,
đặc biệt là tạo việc làm cho lao động ở khu vực nơng thơn.
Thành phố Hà Nội cần có các biện pháp để thu hút đầu tư và nâng cao
năng lực cạnh tranh hơn nữa như: Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình du
lịch, kết nối các hành trình du lịch trong nước với du lịch của nơng thôn Hà
Nội. Tiếp tục xây dựng các khu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nâng cấp
trùng tu, tơn tạo những khu di tích, phát triển các khu vui chơi giải trí. Nơng
thơn Hà Nội hiện nay có một lợi thế rất lớn về du lịch với các khu du lịch nổi

tiếng như Ao vua, Thác Đa, Khoang Xanh, Đầm Long, Suối Ngọc - Vua Bà,
suối khoáng Thuận Mỹ; du lịch lễ hội chùa Hương, Đền Gióng, du lịch thành
Cổ Loa. Tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa
dạng các dịch vụ du lịch mới chất lượng cao, theo tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh
công tác marketing, xúc tiến và hợp tác du lịch.

137


×