Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bệnh Trĩ (Phần 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.69 KB, 6 trang )

Bệnh Trĩ
(Phần 1)

Bệnh trĩ là gì?
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh gây những ảnh hưởng gì lên bệnh nhân và các bác sĩ làm cách nào để
khám và chẩn đoán được bệnh?
Điều trị bệnh trĩ
Những loại thuốc có thể dùng điều trị trĩ và chứng ngứa hậu môn mà không cần
ý kiến bác sĩ:
Phương pháp không dùng thuốc
Gây tê tại chỗ
Thuốc co mạch
Các loại chế phẩm bảo vệ
Thuốc làm se
Thuốc sát trùng
Thuốc làm tan keratine
Thuốc giảm đau
Một số tác nhân khác
Các loại thuốc điều trị trĩ và chứng ngứa hậu môn được sử dụng như thế nào ?
Cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi dùng các loại thuốc trên
Tổng kết
Bệnh trĩ là gì ?
Trong cơ thể mỗi chúng ta có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, với áp
suất trong lòng mạch thấp và có nhiệm vụ chuyên chở máu về tim.
Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch
trên bất thường bị to và dãn ra thì gây ra bệnh trĩ. Một chế độ ăn điển hình của người
Mỹ với các loại thức ăn đã qua tinh chế, chế biến sẵn, ít các loại ngũ cốc và các thức
ăn nhuận tràng làm cho khó tiêu và gây nên chứng táo bón.
Chính chứng táo bón này làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh
hậu môn. Chúng to lên, dãn ra và gây bệnh Trĩ.


Bệnh Trĩ khá phổ biến. Hầu như ai cũng đã từng có những triệu chứng của bệnh
này trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ nam nữ bị bệnh là như nhau.
Phân loại bệnh Trĩ :
Bệnh Trĩ được chia làm hai nhóm chính : Trĩ Nội và Trĩ Ngoại. Niêm mạc ống
hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một
đường gọi là đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này thì không có thần kinh
cảm nhận cảm giác đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới đường này thì có cảm giác đau.
Trĩ nội xuất phát từ những bó tĩnh mạch nằm trên đường này nên thường không
đau. Nó có thể gây chảy máu và đôi khi làm sa hậu môn khi búi trĩ tương đối lớn.
Trĩ Ngoại thì ngược lại, vì xuất phát từ những bó tĩnh mạch nằm dưới đường
lược, nên gây đau. Đôi khi nó giống như một mẩu da thừa nằm ngoài hậu môn. Nhiều
lúc Trĩ Ngoại làm bệnh nhân rất khó chịu vì những cục máu đông trong búi .
Trĩ bị viêm nhiễm, kích thích mô da xung quanh. Tình trạng này gọi là huyết
khối, gây tắc mạch trong búi trĩ, và làm bệnh nhân rất đau.
Bệnh gây những ảnh hưởng gì lên bệnh nhân và các bác sĩ làm cách nào để
khám và chẩn đoán được bệnh ?
Triệu chứng của trĩ có thể là chảy máu, nhầy nhớt bên trong quần lót, ngứa
ngáy vùng hậu môn, đôi khi gây đau. Đau thường không đặc hiệu cho bệnh trĩ mà do
một số nguyên nhân khác gây ra, thường nhất là do nứt hậu môn.
Muốn chẩn đoán bệnh phải thăm khám một cách đầy đủ vùng hậu môn và kênh
hậu môn tại phòng khám. Một dụng cụ nhỏ hình ống được gọi là ống soi hậu môn sẽ
giúp người BS quan sát bên trong lòng hậu môn. Việc này rất quan trọng trong quá
trình thăm khám vì nó giúp người BS loại trừ những nguyên nhân gây chảy máu hậu
môn khác đáng dè chừng hơn như u bướu hay polyp vùng hậu môn trực tràng. Một số
xét nghiệm khác có thể cần thiết cho chẩn đoán như soi đại tràng xích ma, soi đại tràng
ngang.
Điều trị bệnh Trĩ :
Cách điều trị quan trọng và hiệu quả nhất của Trĩ là phòng ngừa, không cho
bệnh xảy ra. Một chế độ ăn nhiều sợi và chất xơ, cũng như các loại thức ăn nhuận
tràng. Nếu không thể thực hiện được chế độ ăn thích hợp, thì có thể dùng các loại

thuốc nhuận tràng như psyllium muciloid (Metamucil), Konsyl, hoặc polycarbophil
(Fibercon). Việc này có thể áp dụng cho những bệnh nhân đang bị Trĩ, cho đến khi chế
độ ăn mới thích hợp hơn sẽ giúp ngăn không cho tình trạng thêm tồi tệ.
Có rất nhiều loại thuốc dạng kem hoặc dùng đặt hậu môn có thể giúp xoa dịu
những triệu chứng kích thích khó chịu và đau của những trường hợp trĩ ở mức nhẹ và
trung bình, như hydrocortisone (Proctofoam HC) và (Anusol).
Nếu bệnh nhân không đau quá mức, có thể áp dụng một số phương pháp can
thiệp ở mức độ vừa phải như sau dùng thuốc làm mềm phân, thuốc giảm đau tại chỗ,
ngâm vùng hậu môn trong nước ấm. Nếu triệu chứng đau quá nổi bật, ảnh hưởng
nhiều đến bệnh nhân, có thể thực hiện phẫu thuật nhằm dẫn lưu cục huyết khối, việc
này khá hiệu quả vì giúp giảm đau nhanh chóng. Công việc này thực hiện khá dễ dàng
tại phòng mạch của BS vì chỉ cần gây tê tại chỗ ngoài da vùng cần thực hiện. Các loại
trĩ ngoại gây huyết khối tắc mạch này điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi
trĩ hiệu quả nhất khi nó được phát hiện sớm trong vòng vài ngày sau khi cục huyết
khối xuất hiện. Nếu để lâu, cục huyết khối có thể tan ra, hoặc nặng hơn là vỡ ra da gây
chảy máu nhiều.
Trĩ nội thường gây chảy máu hơn trĩ ngoại. Có nhiều cách đối phó với tình
trạng chảy máu này, có thể dùng vòng cao su thắt búi trĩ hoặc chích xơ búi trĩ bằng
thuốc, làm đông búi trĩ bằng cách chiếu tia hồng ngoại hay phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Phương pháp dùng vòng cao su phải thực hiện trong bệnh viện. Người ta dùng
một vòng cao su, lồng vào gốc búi trĩ, búi trĩ bị thiếu máu nuôi dưỡng, hoại tử và rụng
đi trong vòng 4-5 ngày. Việc này chỉ gây một chút khó chịu và đau đớn cho bệnh
nhân.
Chiếu tia hồng ngoại là phương pháp dùng một nguồn ánh sáng hồng ngoại
chiếu vào để làm đông dòng máu trong bó tĩnh mạch của búi trĩ, búi trĩ sẽ co lại vì máu
không thể chảy qua những tĩnh mạch đã bị đông máu.
Chích xơ : tiêm vào búi trĩ một loại hoá chất gây viêm và tắc các tĩnh mạch trĩ
từ đó búi trĩ co lại.
Các phương pháp trên đây là các phương pháp áp dụng cho trĩ nội độ nhẹ và
trung bình. Nếu trĩ nội ở độ nặng hơn búi trĩ lớn hơn thậm chí sa ra ngoài ống hậu

môn, thì phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là chọn lựa duy nhất. Phẫu thuật này nhằm cắt lọc
các tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, thực hiện bằng cách dùng dao mổ và máy đốt bằng
điện hay đốt bằng laser. Có những bằng chứng chứng minh rằng phẫu thuật với máy
đốt bằng laser ít gây đau đớn hơn phẫu thuật bằng cách phương pháp khác trong giai
đoạn hậu phẫu.
Phẫu thuật thường áp dụng với bệnh nhân ngoại trú, không nhất thiết phải nhập
viện. Khi mổ, có thể gây mê toàn thân, gây tê tuỷ sống hoặc đơn giản hơn chỉ cần gây

×