Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài tập nhóm tư tưởng HCM 9 điểm đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

Đề 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây
dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay
NHÓM

:3

LỚP

: N03.TL1

Hà Nội, năm 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................
NỘI DUNG ............................................................................................................... 1
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.

1

1. Nguồn gốc nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. ......................................... 1
2. Sự lựa chọn mơ hình nhà nước ....................................................................... 2
3. Quan điểm về làm chủ trong nhà nước kiểu mới. ........................................... 3
II Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân .



5

1. Quan điểm về nhà nước dân chủ ................................................................... 5
1.1

Nhà nước của dân ............................................................................... 5

1.2

Nhà nước do dân................................................................................. 6

1.3.

Nhà nước vì nhân dân ......................................................................... 7

2. Quan điểm về nhà nước pháp quyền ............................................................. 7
3. Quan điểm về nhà nước trong sạch vững mạnh. ........................................... 8
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước Việt Nam hiện
nay

9

1. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước làm trong sạch bộ máy
nhà nước ở Việt Nam hiện nay ........................................................................... 9
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn để phát huy quyền làm
chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước............................................................................................................. 10
KẾT LUẬN.................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................


! 1!


MỞ ĐẦU
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh với
những nghiên cứu, khảo sát cùng thực tiễn tổ chức, hoạt động đã có những cống
hiến to lớn trong việc đặt nền móng xây dựng một nhà nước kiểu mới trong lịch
sử dân tộc ta: nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Tư tưởng và quan điểm của Người về nhà nước của dân, do dân, vì dân vơ
cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chứa đựng
những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng
Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân khơng những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp những kinh nghiệm quý
báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
thực sự là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ
những thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà
nước luôn giữ được bản chất cách mạng; có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với
sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà
nước pháp quyền và mở rộng quan hệ quốc tế ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ ý
nghĩa đó, nhóm chúng em lựa chọn Đề số 10: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng Nhà nước Việt Nam
hiện nay”.
Do trình độ cịn hạn chế, bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót, kính
mong q thầy cơ giúp đỡ, đóng góp. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

! 2!



NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
1. Nguồn gốc nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc
cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Quá trình hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh gắn liền với những nhận thức, tìm kiếm, lựa chọn một hình thức,
chế độ nhà nước thích hợp, thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ
đạo tiến bộ xã hội.
Xuất phát từ tư tưởng chính trị, văn hoá dân tộc, ngay ở tuổi trưởng thành,
trên q hương mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ mặt phản nhân tính của nhà
nước thực dân phong kiến. Đó là hình thức nhà nước tồi tệ và lạc hậu, nhưng lại
là một sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Toàn bộ
bản chất thật sự của nhà nước đó được Hồ Chí Minh bóc trần, lên án gay gắt
trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, nổi bật là tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp”. Từ đó, Hồ Chí Minh đặt vấn đề về sự cần thiết phải lật đổ nhà nước
thối nát đó, nhưng bằng cách nào, con đường nào, lấy gì để thay thế nó thì
Người chưa có sẵn một câu trả lời. Vì thế, mà Người đã ra đi tìm đường cứu
nước để học hỏi tư tưởng và văn hoá nhân loại.
Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước,
Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý luận cách mạng tiên tiến
nhất của thời đại. Được soi sáng bởi phương pháp luận biện chứng mácxít,
thơng qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã phát hiện vị trí lịch sử của các
chế độ nhà nước đang vận hành. Trên cơ sở phân tích, so sánh và đặt chúng
trong dòng chảy liền mạch của tiến bộ lịch sử. Trong q trình khảo cứu, Hồ Chí
Minh chú ý tìm hiểu hai loại hình nhà nước hiện thời: Nhà nước dân chủ tư sản
mà những đại diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
! 1!



Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay ở Pháp,
mặc dù đã xác lập được một hệ thống giá trị theo các chuẩn mực dân chủ và
nhân đạo, nhưng về thực chất vẫn là cơng cụ thống trị của một nhóm người, vì
lợi ích của thiểu số; đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột, nơ dịch cả ở chính
quốc lẫn ở các nước thuộc địa. Tính chất phiến diện nửa vời, không triệt để của
nhà nước dân chủ tư sản, ngay trong bản chất của nó đã bộc lộ những đối kháng
khơng thể điều hịa và chắc chắn sẽ là ngun nhân làm bùng nổ các cuộc cách
mạng xã hội trong tương lai. Cái gọi là “thiên đường của dân chủ, tự do, lý
tưởng bình đẳng, bác ái” chỉ cịn là những ngơn từ sáo rỗng, khơng có nội dung
xã hội xác thực. Vì vậy, mục đích giải phóng và phát triển của xã hội Việt Nam
không thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó.
Đối lập với nhà nước tư sản là nhà nước Xơ viết cịn non trẻ, nhưng đã bộc
lộ sức sống và những ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ quần chúng
cơng - nơng - binh, thật sự vì lợi ích của họ. Đây chính là loại hình nhà nước của
chế độ xã hội mới mà cách mạng Việt Nam phải đi theo. Như vậy, bằng những
khảo nghiệm thực tiễn, tiếp xúc với “Sơ khảo luận cương”, với tư duy chính trị
nhạy cảm, sắc sảo, vào những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã quyết
định lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhà nước theo học
thuyết Mác – Lênin, nhà nước vô sản, nhà nước của số đông và bảo vệ lợi ích
nhân dân lao động.
2. Sự lựa chọn mơ hình nhà nước
Từ khi tiếp xúc với mơ hình nhà nước Xơ Viết cơng – nơng – binh trong tư
duy Hồ Chí Minh xuất hiện ý tưởng nhà nước của số đông nhân dân lao động
hay nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì thế, năm 1919 ngay khi còn ở Pháp,
Người đã gửi “Bản yêu sách 8 điểm” yêu cầu thực dân Pháp cải cách nền pháp
lí ở Việt Nam và thay các chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật, từ đó
trong tư duy Hồ Chí Minh xuất hiện ý tưởng về nhà nước pháp quyền. Kết hợp

! 2!



hai ý tưởng trên lại, ở Người xuất hiện tư tưởng về nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân.
Tính chất sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh là việc vận dụng kinh nghiệm
Xô viết để kiến tạo, xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Về mục đích,
ngun tắc, Người trung thành với “mơ hình Xơ viết”, nhưng lại có bước đi,
cách làm độc lập, khơng giáo điều, rập khn. Có thể nói, Hồ Chí Minh chỉ lĩnh
hội cái “tinh thần Xơ viết” để định hình “mơ hình Nhà nước Việt Nam”. Chính
vì thế, năm 1941, khi về nước, trong quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng,
Hồ Chí Minh khơng chủ trương xây dựng các Xô viết đã từng xuất hiện trong
phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) mà thành lập Ủy ban Việt minh,
Ủy ban giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh, liên tỉnh. Giữa năm
1945, khu giải phóng Việt Bắc đã hình thành chính quyền hồn chỉnh. Đồng bào
tồn khu được hít thở khơng khí tự do, tự tổ chức đời sống của mình, quản lý
mọi mặt đời sống xã hội đến bảo vệ chính quyền.
Chính phủ lâm thời (Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam) do Đại hội quốc
dân Tân Trào bầu ra (16-8-1945) cho đến nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng
hồ- chính thể nhà nước theo Hiến pháp 1946 và 1959 quy định do Người chỉ
đạo soạn thảo đều tiếp nối truyền thống này, thực sự là một nhà nước của dân do
dân và vì dân. Hình thức của Nhà nước Việt Nam mới, luôn được xác định phù
hợp với những nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn của cách mạng.
Sau khi Người qua đời, nối tiếp tư tưởng của Người Hiến pháp 1980 và 1992
quy định chính thể nhà nước ta là cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Dù các hình thức
chính thể này đều mang một bản chất duy nhất – nhà nước của dân, do dân, vì
dân.
3. Quan điểm về làm chủ trong nhà nước kiểu mới.
Quan điểm về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: dân là chủ và
dân làm chủ. Là chủ có nghĩa là người dân là công dân và là chủ nhân, làm chủ
! 3!



gồm người dân có quyền làm chủ và đồng thời phải có trách nhiệm, nghĩa vụ
của người làm chủ.
Quyền làm chủ không phải là quyền mà nhà nước tạo ra, mà nó có từ sự
liên hiệp tự nguyện và đồn kết chặt chẽ giữa người dân với nhau mà có. Từ đó,
Đảng tạo cơ hội, Nhà nước quản lí, để nhân dân làm chủ theo nguyên tắc “ dân
biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Nhân dân làm chủ trên mọi mặt đời sống
kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng và văn hoá.
Khái niệm làm chủ bao hàm mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, nhà nước với
nhân dân trên hai nguyên tắc: “Dân tìm thấy Đảng với tư cách là người tập hợp,
lãnh đạo quần chúng làm cách mạng; Đảng tìm thấy lực lượng to lớn nơi dân,
thơng qua nhân dân, Đảng thẩm định đường lối, chính sách, xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên.”1 Hồ Chí Minh chỉ rõ Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ trung thành của nhân dân,khi Đảng trở thành Đảng lãnh đạo chính
quyền thì Đảng cầm quyền, dân là chủ. Luận điểm này thể hiện vai trò người
lãnh đạo và người đầy tớ thống nhất trong một chủ thể, đó là Đảng cầm quyền.
Để Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân đòi hỏi Đảng phải biết thu phục, thuyết phục và chinh phục được quần
chúng. Đó là một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của cả Đảng và của cả nhân
dân. Song, trong mối quan hệ đó, Đảng là người có trách nhiệm chính.

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
1

!

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”

! 4!



II Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân .
1.

Quan điểm về nhà nước dân chủ

Hồ Chí Minh khẳng định, nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân;
bản chất ấy thể hiện: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; ở tính định hướng
xã hội chủ nghĩa; ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước là tập trung
dân chủ; bản chất ấy thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc, vì nhà nước
ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ; bảo vệ lợi ích của nhân
dân, đảm nhận sứ mệnh lịch sử của dân tộc là lãnh đạo thực hiện hai cuộc kháng
chiến.
1.1

Nhà nước của dân

Nói tới Nhà nước của dân, Hồ Chí Minh khẳng định vấn đề cơ bản là quyền
lực nhà nước là của nhân dân. Người viết: “Trong nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân... nhân dân là ơng
chủ nắm chính quyền”. Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ
ràng trong các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp 1959 do Người chỉ đạo
soạn thảo. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm nhân dân có nội hàm rất rộng
lớn, mà nịng cốt là nhân dân lao động, là 4 giai cấp: công, nông, tiểu tư sản và tư
sản dân tộc, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền
tảng. Nhân dân nắm quyền lực nhà nước và trao, ủy quyền của mình cho những
người và cơ quan đại diện cho họ. Những người và cơ quan này do nhân dân lựa
chọn bầu ra thông qua bầu cử. Chính sách bầu cử, ứng cử là một vấn đề cốt tử của
tính hợp hiến trong việc hình thành bộ máy nhà nước và là một trong những
chuẩn mực quan trọng xem xét bộ máy quyền lực có thực sự của dân hay không.

Nhận thức sâu sắc điều này, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc
tuyển cử sau khi giành được chính quyền.
Theo Hồ Chí Minh “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước do nhân dân
làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ”.
! 5!


Nhân dân có quyền làm bất cứ việc gì mà luật pháp khơng cấm và có nghĩa vụ
tn theo pháp luật. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội kể
cả quyền kiểm soát Nhà nước, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình
trong hệ thống quyền lực xã hội. Quyền lực nhân dân được đặt ở vị trí tối
thượng.
1.2

Nhà nước do dân

Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, Hồ
Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm
cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng
cao ý thức xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là
việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”.
Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân
dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý nhà nước.
Người nêu rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản
lí ở chỗ:
Tồn bộ cơng dân bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà
nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng

Chính phủ (nay gọi là Chính phủ).
Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước , thực
hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật .
Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực
hiện ý chí của dân (thơng qua Quốc hội do dân bầu ra) .

! 6!


1.3

Nhà nước vì nhân dân.

Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân
làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngồi ra khơng có bất cứ
một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, khơng có bất kỳ một
đặc quyền, đặc lợi nào. Hồ Chí Minh nhấn mạnh mọi đường lối, chính sách đều
chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân:
“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm,
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Dân là gốc của nước. Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có
mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành.
Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ Chủ
tịch nước đến cơng chức bình thường đều phải làm cơng bộc, làm đầy tớ
cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng “để” đè đầu cưỡi cổ
nhân dân. Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành cơng, Hồ Chí Minh
đã nêu bật sự khác nhau căn bản về chất giữa Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hịa với các loại hình nhà nước trước đó: “Chúng ta phải hiểu rằng,
các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc
của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè

đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. Đối với
chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân
ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đầy tớ cho dân,
2.

Quan điểm về nhà nước pháp quyền

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xuất hiện từ rất sớm,
nhưng chưa đưa ra cách gọi là “nhà nước pháp quyền”. Theo Người, nhà nước
pháp quyền có hiệu lực pháp lý trước hết phải là một nhà nước hợp hiến với hai
ý nghĩa. Nghĩa rộng là được nhân dân thừa nhận và nghĩa hẹp là được ghi vào
Hiến pháp. Vì thế, năm 1946, Người đã tổ chức bầu cử, đây là lần đầu tiên trong
! 7!


lịch sử dân tộc, nhân dân Việt Nam ta được thực hiện quyền làm chủ, bầu ra
những đại biểu uy tín vào cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc Hội; đồng thời
chỉ đạo và cho ra đời Hiến pháp năm 1946.
Ở nhà nước pháp quyền, nhà nước quản lí, điều hành đất nước, điều hành
xã hội bằng pháp luật, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau. Đồng thời,
phải nhanh chóng hồn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật, phải đưa pháp
luật vào đời sống và làm cho pháp luật có hiệu quả trên thực tế. Để tiến tới nhà
nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ văn hố, am hiểu pháp luật, thành thạo
nghiệp vụ hành chính và nhất là có đạp đức cách mạng cần , kiệm, liên, chính.
3.

Quan điểm về nhà nước trong sạch vững mạnh.

Việc tăng cuờng giáo dục pháp luật phải đi dôi với đẩy mạnh giáo dục đạo

đức vì “Pháp luật là đạp đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”. Đạo đức và
pháp luật kết hợp với nhau, và bổ sung cho nhau. Vì đạo đức cao nhất là hết
lịng phục vụ nhân dân; pháp luật là biện pháp để khẳng định chuẩn mực đạo
đức; cái khó trong thi hành pháp luật là vô tư, khách quan và với những kẻ bất
lương phải dùng pháp luật mà trị. Hồ Chí Minh đã ln kết hợp hai ngun tắc
này trong vịng 24 năm Người đứng đầu nhà nước.
Đồng thời, để giữ vững nhà nước trong sạch thì phải kiên quyết chống ba
thứ giặc nội xâm: “tham ơ, lãng phí, quan liêu”.

! 8!


III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước Việt
Nam hiện nay
1.

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước làm trong sạch

bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Muốn vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh để xóa bỏ tiêu cực, làm cho
Nhà nước ta hiện nay thực sự của dân, do dân, vì dân thì trước hết mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi quyết sách
trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải xuất phát từ tâm tư,
nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người dân; phải phát huy đầy đủ quyền
dân chủ của nhân dân trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và
xã hội, bởi: “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi
khó khăn”.
Cùng với đó, phải tăng cường kiểm sốt quyền lực như Người đúc kết:
“Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được
thi hành khơng, thi hành có đúng khơng; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua

chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm sốt. Kiểm sốt khéo, bao nhiêu khuyết
điểm lịi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”.
Việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ sáng kiến của nhân dân, có sự tham
gia đóng góp ý kiến của các cơ quan đồn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Trước
khi ban hành các văn bản chính sách, pháp luật mới hoặc sửa đổi thì “Sau khi
thảo xong, chúng ta cần phải trưng cầu ý kiến của nhân dân cả nước một cách
thật rộng rãi”, mới có thể hạn chế sai sót và thật sự là chính sách, pháp luật của
nhà nước do nhân dân, vì nhân dân.
Thực hiện nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng
và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực
nhà nước
! 9!


Đồng thời, đẩy nhanh việc áp dụng chính phủ điện tử, nhằm thuận tiện
cho cơng dân kiểm sốt và giám sát Chính phủ, hạn chế việc cơ quan cơng
quyền gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ
phẩm chất và năng lực thực tế, có trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm
xã hội, làm tròn nhiệm vụ là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Cuối cùng, điều không kém phần quan trọng có thể làm cho Nhà nước của
dân, do dân, vì dân ngày càng mạnh mẽ trong điều kiện hội nhập quốc tế là, các
cấp, các ngành, các tổ chức chính quyền, đoàn thể và toàn dân cần phải coi việc
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
trở thành nhu cầu tự thân, việc làm thường xuyên hằng ngày.
Tại cuộc họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng ngày 21/1/2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng
định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước “khơng có vùng cấm,
khơng có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Cuộc chiến chống tham nhũng cần tất

cả các cá nhân, tổ chức vào cuộc với quyết tâm “Cái lị đã nóng lên rồi thì củi
tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lị nóng
lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngồi đâu. Và khơng thể đứng
ngồi được. Cá nhân nào muốn khơng làm cũng khơng thể được, thế mới là
thành công”
2.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn để phát huy

quyền làm chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.
Làm chủ là mục đích tự thân của nhân dân lao động, mà không phải là mục
đích cuối cùng và duy nhất. Muốn phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì phải
xây dựng và bảo đảm một cơ chế làm chủ, tạo điều kiện để nhân dân là lực
lượng chủ yếu vận hành mọi hoạt động trong xã hội. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí
! 10!


Minh, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã xác định rất rõ phương hướng đổi mới Nhà nước hiện nay, đó
là đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế. Phương hướng chung, khái quát này được cụ thể hoá
thành các nội dung chính sau đây: Đảm bảo trên thực tế Nhà nước là công cụ
chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, từng bước xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Đây là quan điểm chỉ đạo có
tính ngun tắc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bản chất giai cấp công
nhân trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Phải xây dựng và phát triển đạo
đức, lối sống, nhân cách có văn hóa của chủ thể làm chủ. Nhân dân lao động
phải có ý thức làm chủ, năng lực làm chủ. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đẩy
mạnh việc thực thi nghiêm chỉnh pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa. Kiên quyết đấu tranh chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Giải
quyết đúng đắn quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà
nước, quyền làm chủ của nhân dân, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước. Củng cố, tăng cường cơ sở xã hội của Nhà nước là khối đại đoàn
kết toàn dân mà nịng cốt là liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức...
Nhờ chuyển dịch từ nền cơng nghiệp hóa theo kiểu cũ, khép kín, hướng nội
sang cơng nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa trong nền kinh tế mở; nhiều
thành phần, chuyển từ cơ chế mệnh lệnh hành chính sang cơ chế thị trường. Nhờ
đó, mà Đảng và nhà nước ta đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh
tế: Đến năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96%
GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm
41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%. Đồng thời để phát
huy quyền làm chủ của người dân trong nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhà
nước tiến hành thoái vốn, cổ phần hoá.

! 11!


KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân có
giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng Nhà
nước kiểu mới ở Việt Nam. Học tập và quán triệt tư tưởng này để xây dựng Nhà
nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết.
Hiện nay, toàn Đảng, tồn dân đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Do vậy, cùng với việc tiếp thu những giá trị có
tính chất phổ biến về nhà nước pháp quyền mà nhân loại đã đạt được, chúng ta
cần nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật để từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có những đặc trưng riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh

tế- xã hội, truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhà nước đó
được xây dựng trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
những điều kiện thực tế hiện nay của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

! 1!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh dành

cho sinh viên, đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh”, NXB. Chính trị Quốc gia năm 2013;
2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của

chủ nghĩa Mác- Lênin”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3.

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2011;
4.

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,


2011;
5.

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2011;
6.

Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc

lần thứ XII”, Văn phịng Trung ương, Hà Nội, 2016;
7.

TS. Đinh Thế Huynh, GS, TS. Phùng Hữu Phú - GS, TS. Lê Hữu

Nghĩa, GS, TS. Vũ Văn Hiền - PGS, TS. Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ
biên); “30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2015;
8.

Phạm Huy Văn, Luận văn thạc sĩ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà

nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”, năm 2010;
9.

Ths. Lê Thị Kim Chung, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước

pháp quyền và bài học về hoàn thiện Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”, Tạp chí Tỉnh uỷ Khánh Hồ ngày 10/4/2020;

10.

Ths. Nguyễn Thị Mai, “Đôi nét về nội dung khái niệm tư tưởng Hồ

Chí Minh theo Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(2011)”, Trang thơng tin điện tử đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương;
11.

Việt Thanh, “Bác Hồ nói về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì

dân”, Cổng thơng tin điện tử tỉnh Tuyên Quang”, năm 2018.
! 2!



×