Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập nhóm giải quyết tình huống luật thương mại 1 k43 HLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.81 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN:

LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
ĐỀ BÀI SỐ: 04

LỚP

: N03 – TL1

NHÓM

: 03

Hà Nội, 2020



Đề bài:
Cơng ty cổ phần xây dựng Hồng Long được thành lập vào tháng
08/2018, vốn điều lệ 6 tỷ (tương đương 600.000 cổ phần, mệnh giá cổ phần
là 10.000 đồng/cổ phần). Cơng ty có 10 cổ đơng, trong đó có 3 cổ đông sáng
lập, với số cổ phần sở hữu cụ thể như sau:
- Ông Đức – Chủ tịch Hội đồng quản trị (người đại diện theo pháp
luật); sở hữu 150.000 cổ phần phổ thơng.
- Ơng Kiên – Giám đốc công ty; sở hữu 150.000 cổ phần phổ thông,
25.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết, 25.000 cổ phần ưu đãi cổ tức.
- Ông Quyết: sở hữu 150.000 cổ phần phổ thông.


- Các cổ đông khác nắm giữ số cổ phần cịn lại là 100.000 cổ phần phổ
thơng.
1. Tháng 6/2019, cơng ty triển khai một số hoạt động như sau:
- Gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông tới các cổ đông nắm giữ trên
1% cổ phần của công ty.
- Hội đồng quản trị quyết định mua lại 120.000 cổ phần phổ thơng đã
phát hành.
Nhận xét về tính hợp pháp của các hoạt động này.
2. Ở thời điểm năm 2019, ông Kiên muốn chuyển nhượng toàn bộ số cổ
phần của mình ở cơng ty cho người khác để rút ra khỏi cơng ty. Ơng Kiên có
thực hiện được ý định này khơng? Nếu được chuyển nhượng thì các loại cổ
phần của ông sẽ được chuyển nhượng cụ thể như thế nào theo quy định của
pháp luật?

1


3. Cơng ty hoạt động một thời gian thì các thành viên muốn thay đổi
người đại diện theo pháp luật. Hãy tư vấn thủ tục cần thiết để công ty có thể
thực hiện được ý định này.
4. Vì quy mơ kinh doanh không được phát triển lớn như dự định ban đầu
nên công ty muốn giảm vốn điều lệ. Hãy nêu rõ cách thức, điều kiện và các
thủ tục pháp lý liên quan để cơng ty có thể giảm vốn điều lệ.

Bài làm:
1. Thứ nhất, công ty gửi giấy mời họp Hội đồng cổ đông tới các cổ đông
nắm giữ 1% cổ phần công ty.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 - Giải thích
từ ngữ: “Cổ đơng là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công
ty cổ phần”

Theo Khoản 1, Điều 135 Luật doanh nghệp 2014: “Đại hội đồng cổ đơng
gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty cổ phần” mà theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 114, Luật
Doanh nghiệp 2014: “cổ đơng có quyền tham dự và phát biểu trong các Đại
hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện
theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy
định. Mỗi cổ phần phổ thơng có một phiếu biểu quyết”.
Như vậy, mỗi cổ đơng, dù chỉ sở hữu 1 cổ phần cũng có quyền tham dự
và biểu quyết tại Đại hội cổ đông. Thế nhưng, công ty lại chỉ gửi giấy mời
họp đến các cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần công ty, điều này là trái với
quy định của pháp luật.

2


Trong trường hợp này, cơng ty Hồng Long cần gửi giấy mời đến tồn bộ
cổ đơng của cơng ty để cổ đơng có thể thực hiện các quyền của mình trong
Đại hội cổ đông.
Hoặc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nếu khơng được mời họp,
cổ đơng có quyền đến, yêu cầu ban tổ chức cho dự họp và biểu quyết theo
đúng quy định của pháp luật, nếu khơng cho vào tham dự, biểu quyết tại đại
hội thì cổ đơng có thể tập hợp nhau lại trao đổi, kiến nghị với hội đồng quản
trị.
Trường hợp khác, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nếu khơng
được mời họp, cổ đơng có quyền đến, u cầu ban tổ chức cho dự họp và
biểu quyết theo đúng quy định của pháp luật, nếu không cho vào tham dự,
biểu quyết tại đại hội thì cổ đơng có thể tập hợp nhau lại trao đổi, kiến nghị
với hội đồng quản trị hoặc cổ đơng có thể tập hợp nhau lại để khởi kiện trách
nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị theo quy định tại Điều
161, Luật Doanh nghiệp 2014 - Quyền khởi kiện đối với thành viên hội đồng

quản trị, giám đốc, tổng giám đốc.Cổ đông cũng có thể khởi kiện u cầu
tịa án, trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết, hoặc một phần nội dung nghị
quyết của ĐHCĐ do trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của
ĐHCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều
lệ công ty theo quy định tại Khoản 1, Điều 147, Luật Doanh nghiệp 2014 Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông.
Thứ hai, Hội đồng quản trị quyết định mua lại 120000 cổ phần phổ thông
đã phát hành.
Cơng ty cổ phần xây dựng Hồng Long có vốn điều lệ là 600.000 cổ
phần trong đó gồm: 550.000 cổ phần phổ thông, 25.000 cổ phần ưu đãi cổ
tức và 250.00 cổ phần ưu đãi biểu quyết

3


Theo Khoản 1 điều 130 luật Doanh Nghiệp 2014 quy định về việc mua
lại cổ phần theo quyết định của cơng ty: “ Hội đồng quản trị có quyền quyết
định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào
bán trong 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng
cổ đơng quyết định”. Cơng ty Hồng Long có 550.000 cổ phần phổ thơng
như vậy Hội đồng quản trị có quyền mua lại không quá 10% số cổ phần này
tương đương là 110.000 cổ phần.
Xét về việc Hội đồng quản trị của công ty quyết định mua lại 120.000 cổ
phần phổ thông đã ban hành là đã vượt quá mức quy định của pháp luật (lớn
hơn 10%). Do đó, hoạt động mua lại 120000 cổ phần phổ thông của Hội
đồng quản trị là khơng hợp pháp.

2. Về địa vị pháp lí: Ơng Kiên là cổ đơng sáng lập vì sở hữu 150000 cổ
phần phổ thơng và kí tên vào danh sách cổ đông sáng lập. Theo Luật Doanh
nghiệp 2014: “Cổ đông muốn ra khỏi cơng ty chỉ có cách chuyển nhượng
tồn bộ cổ phần cho người khác.”

Ơng Kiên đang có các loại cổ phần muốn chuyển nhượng như sau:
150000 cổ phần phổ thông; 25000 cổ phần ưu đãi biểu quyết; 25000 cổ phần
ưu đãi cổ tức.
- Đối với 150000 cổ phần phổ thông: Theo điều 119 Luật doanh nghiệp
2014, ông Kiên có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng
lập khác, tức ông Đức, ông Quyết; nếu chuyển nhượng cho người khác,
không phải là cổ đông sáng lập thì phải nhận được sự chấp thuận của Đại
Hội đồng cổ đông (xuất phát từ việc lập pháp muốn ngăn chặn sự “xâm
nhập” của người lạ và duy trì sự ổn định thời gian đầu cho công ty cổ phần).
Trường hợp này, ơng Kiên khơng có quyền biểu quyết về việc chuyển
nhượng các cổ phần đó. Sau thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được cấp

4


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cổ đông sáng lập được tự do
chuyển nhượng cổ phần phổ thông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh
nghiệp cho người không phải là cổ đông sáng lập.
- Đối với 25000 cổ phần ưu đãi biểu quyết: (Loại cổ phần này tạo cơ sở
pháp lí cho các cổ đơng sáng lập thực hiện quyền của mình trong hoạt động
của cơng ty cổ phần trong một thời gian khá dài.) Khoản 3 Điều 116 Luật
doanh nghiệp quy định: “cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không
được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.” Điều 113 quy định: “cổ
phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm,
kể từ ngày cơng ty được cấp giấy chúng nhận đăng kí doanh nghiệp. Sau
thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi
thành cổ phần phổ thông.” Công ty cổ phần xây dựng Hoàng Long thành
lập từ tháng 8/2018, tính đến tháng 6/2019 chưa được 03 năm, nên 25000 cổ
phần ưu đãi biểu quyết này ông Kiên không được phép chuyển nhượng. Nếu
ông Kiên muốn chuyển nhượng loại cổ phần này, phải đợi sau 3 năm kể từ

ngày thành lập công ty, để cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ
phần phổ thơng thì ơng mới có thể chuyển nhượng.
- Đối với 25000 cổ phần ưu đãi cổ tức: Căn cứ theo Điều 117 và Điều
118 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đơng ưu đãi hồn
lại có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty
có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ cơng ty có
quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có
hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Đề bài
không nêu ra sự hạn chế chuyển nhượng loại cổ phần này trong Điều lệ cơng
ty, vì vậy ơng Kiên được phép chuyển nhượng số cổ phần này.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần được quy định tại điều 126 Luật doanh
nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

5


3. Theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Luật doanh nghiệp, “Trường hợp
chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
cơng ty; trường hợp Điều lệ khơng có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng
quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn
một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của
công ty”. Như vậy, nếu như công ty muốn thay đổi người đại diện theo pháp
luật, cơng ty có thể tiến hành họp Đại hội cổ đông để thay đổi chức danh của
người đại diện theo pháp luật, tức trong trường hợp trên, người đại diện theo
pháp luật là ông Đức – Chủ tịch hội đồng quản trị, chuyển sang cho ông
Kiên – Giám đốc công ty sẽ trở thành người đại diện pháp luật mới. Hoặc
công ty không muốn thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật có thể
tiến hành họp Hội đồng quản trị và bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị mới cho

công ty thay thế cho ông Đức.
Theo Khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014, Hội đồng quản trị có
quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm,
miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định,
theo đó thẩm quyền quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của
công ty cổ phần thuộc về Hội đồng quản trị công ty.
Tuy nhiên trong trường hợp thay đổi cả chức danh người đại diện theo
pháp luật, điều này dẫn đến thay đổi điều lệ công ty, mà theo Điều 135 Luật
doanh nghiệp 2014 Đại hội đồng cổ đơng có quyền quyết định việc sửa đổi,
bổ sung điều lệ cơng ty kéo theo đó việc thay đổi người đại diện theo pháp
luật đồng thời thay đổi chức danh công ty phải do Đại hội đồng cổ đông
quyết định.

6


Thủ tục tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với công ty
cổ phần như sau:
Thứ nhất, tiến hành họp Hội đồng cổ đông biểu quyết thay thế người đại
diện theo pháp luật trong trường hợp thay thế người đại diện theo pháp luật
làm thay đổi điều lệ công ty hoặc tiến hành họp hội đồng quản trị công ty để
bầu chủ tịch hội đồng quản trị mới trong trường hợp thay thế người đại diện
theo pháp luật không làm thay đổi điều lệ công ty.
Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp
luật.
Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 78/2015/NĐCP gồm:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật (Phụ lục II-2, Thông
tư số 02/2019/TT-BKHĐT; theo nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Nội dung
Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã
số thuế;
b) Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, chức danh, địa chỉ
thường trú của người đang là đại diện theo pháp luật của công ty và của
người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Họ, tên và chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp Chủ
tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì người ký thơng
báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được Hội đồng quản trị bầu.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty bỏ trốn khỏi nơi cư
trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận

7


thức, làm chủ được bản thân hoặc từ chối ký tên vào thơng báo của cơng ty
thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị đã tham
dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của
công ty.);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ
sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong
trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội
dung Điều lệ công ty;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối
với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp
luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên,
chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25

Luật Doanh nghiệp.
Lưu ý: Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa
đổi trong Điều lệ cơng ty.
Thứ ba, tiến trình tự thực hiện:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng
ký đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
·

Doanh nghiệp gửi Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp

luật của công ty cổ phần đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…
·

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận

đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng

8


ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
·

Khi nhận Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật, Phòng

Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Khi nhận

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản
gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
(Quy định tại Điều 28, 29, 31 Luật Doanh nghiệp và Điều 43 Nghị định
số 78/2015/NĐ-CP)
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí:
+ 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh
doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
+ Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
(Thông tư số 130/2017/TT-BTC)

4. Giảm vốn điều lệ của công ty:
4.1 Cách thức, điều kiện để cơng ty có thể giảm vốn điều lệ
Giảm vốn điều lệ trong trường hợp cơng ty hồn trả một phần vốn góp
cho cổ đơng
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm
2014 thì theo quyết định của Đại hội đồng cổ đơng, cơng ty có thể thay đổi
vốn điều lệ trong trường hợp cơng ty hồn trả một phần vốn góp cho cổ
9


đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt
động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh
nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau
khi đã hoàn trả cho cổ đông. Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy
định về loại tài sản được sử dụng để hồn trả phần vốn góp cho cổ đơng.
Căn cứ quy định nêu trên, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp được
thực hiện nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:

Cơng ty chỉ được hồn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở
hữu cổ phần của họ trong công ty.
Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày
đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi đã hồn trả cho cổ đơng, cơng ty phải bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ.
Giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần đã phát hành được chia
thành hai trường hợp như sau:
a, Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát
hành theo yêu cầu của cổ đông
Điều 129 Luật Doanh nghiệp quy định:
“1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty
hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ cơng ty có
quyền u cầu cơng ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn
bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại,
giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến
công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua
nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

10


2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại
khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy
định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu
cầu. Trường hợp khơng thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu
một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Cơng ty giới thiệu ít nhất
03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó
là quyết định cuối cùng”.
Như vậy, việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần

đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông chỉ áp dụng đối với cổ đông biểu
quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền,
nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Đồng thời, cổ đông nêu
trên phải có yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ
đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty
mua lại và yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết.
b) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát
hành theo quyết định của công ty
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì việc giảm vốn điều lệ trong
trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công
ty được thực hiện với một số điều kiện sau đây:
Công ty mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một
phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán
Cơng ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ
phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của
công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ
đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thơng qua. Cổ
đơng đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng

11


phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
thông báo
Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông
theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này nếu ngay sau khi thanh
toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh tốn đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
Cơng ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng

giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày hồn thành việc thanh tốn mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp
luật về chứng khốn có quy định khác.
4.2, Các thủ tục liên quan để công ty có thể giảm vốn điều lệ
Hồ sơ giảm vốn điều lệ của công ty
Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Biên bản của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ công ty cổ
phần
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ của công
ty cổ phần
Danh sách cổ đông công ty cổ phần
Thông báo lập sổ cổ đông công ty cổ phần
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy trình thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ công ty
Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Giảm vốn điều lệ công
ty cổ phần
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố.
12


Trong vòng từ 03 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và
Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
và thực hiện thủ tục thay đổi giảm vốn điều lệ cho công ty
Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh thì Phịng
Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố có trách
nhiệm thơng báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu
rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Hồn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/07/2015
doanh nghiệp sẽ được nhận 02 loại giấy tờ như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hiện nay chỉ còn 04 nội dung là:
Tên công ty; Địa chỉ trụ sở; Vốn điều lệ; Người đại diện theo pháp luật;
Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm
các nội dung: Ngành nghề kinh doanh; Thông tin đăng ký thuế; Danh sách
cổ đông sáng lập; Thông tin về người quản lý doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin
doanh nghiệp quốc gia
Sau khi thay đổi giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần, doanh nghiệp
phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia
trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.
Sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục Công bố thông tin thay đổi giảm
vốn điều lệ công ty cổ phần trên Cổng thơng tin doanh nghiệp quốc gia
Phịng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố
sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy Biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh
nghiệp.
Bước 3: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài

13


Trong trường hợp việc giảm vốn của doanh nghiệp làm giảm mức thuế
mơn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như
sau:
Kê khai và nộp mẫu 08-MST
Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />
14




×