GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG 872.
3.1 Về giá dự thầu.
Linh hoạt trong việc chọn mức giá bỏ thầu để tăng khả năng cạnh tranh,
bởi đối với doanh nghiệp xây dựng giá dự thầu là vấn đề rất nhạy cảm, nó vừa
là cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu, vừa là tiêu chí cơ bản để giúp cho
nhà thầu có thể thắng thầu, vì khi các chủ đầu tư mua các công trình thông
qua việc tổ chức đấu thầu họ đặc biệt quan tâm tới tiến độ thi công, chất
lượng và giá cả của công trình, do vậy khi xem xét lựa chọn nhà thầu thì các
chỉ tiêu tài chính và giá cả công trình được xem xét đầu tiên.
Một công trình bảo đảm về tiến độ thi công và chất lượng, nhưng mức
giá bỏ thầu quá cao, thì nó sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư.
Vì vậy sẽ không được chủ đầu tư chấp thuận mua và hồ sơ dự thầu của đơn vị
đó sẽ bị loại ngay sau khi mở thầu. Do đó chưa cần xem xét tính đến các tiêu
chuẩn khác, nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp nhất thì nhà thầu đó có khả năng
cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu sẽ cao. Mối quan hệ giữa mức giá dự
thầu và tỷ lệ thắng thầu có thể biểu diễn trong sơ đồ sau đây:
Mức giá dự thầu
Mối quan hệ giữa mức giá dự thầu và xác suất thắng thầu
Xác suất
thắng thầu
1
Giáp Thị Mai Kinh tế và quản lý công 48
Trong các phương thức cạnh tranh thì cạnh tranh về giá dự thầu là một
trong những phương thức cạnh tranh rất hiệu quả trong đấu thầu. Hơn nữa
việc lựa chọn mức giá bỏ thầu hiện nay ở công ty còn chưa được linh hoạt
như: khi tính toán xong giá dự toán xây dựng thì công ty thường lấy đó làm
giá dự thầu luôn và ít có sự điều chỉnh theo tình hình cạnh tranh trên thị
trường. Do vậy mà công ty phải linh hoạt hơn trong việc xác định giá dự thầu,
để có được mức giá dự thầu hợp lý, bảo đảm không vượt quá giá trần do chủ
đầu tư đưa ra, đồng thời bảo đảm thấp hơn giá dự thầu của đối thủ cạnh tranh
đưa ra nhưng không bị thua lỗ, để tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao khả
năng trúng thầu của công ty khi tham gia đấu thầu các công trình. Để có được
mức giá dự thầu thấp nhất một cách hợp lý nhất thì đòi hỏi công ty ngoài việc
đi thực tế khảo sát công trình mà công ty mình sắp tham gia đấu thầu còn cần
phải thực hiện một số biện pháp giảm chi phí sau:
- Lựa chọn được giá dự thầu hợp lý là công việc khó nhất trong việc
quyết định đưa ra giá dự thầu. Vậy muốn có được một giá dự thầu hợp lý cho
mỗi cuộc đấu thầu cần có sự cố gắng nỗ lực làm việc của toàn thể các phòng
ban, đặc biệt là phòng kế hoạch kinh doanh và phòng dự án KCS, như vậy
công ty mới đưa ra được chính xác nhất các biểu đơn giá chi tiết cụ thể từ dó
có thể tổng hợp trình duyệt lên đơn giá dự thầu.
- Bố trí sắp xếp và sử dụng hợp lý bộ máy quản lý của công ty, tạo
được sự năng động và sáng tạo trong cách làm việc, và tránh được sự trì trệ
dẫn đến lãng phí những nguồn lực không đáng có.
- Nghiên cứu các biện pháp nhằm cải tiến nâng cao năng suất lao động
từ đó góp phần làm giảm chi phí trực tiếp và đẩy nhanh tiến độ thi công công
trình. Đồng thời cũng có những hình thức khen thưởng một cách hợp lý nhằm
động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo trong toàn thể cán bộ công nhân viên
2
Giáp Thị Mai Kinh tế và quản lý công 48
của công ty, tạo điều kiện để mọi người tham gia hăng hái, nhiệt tình và lao
động hăng say mang lại hiệu quả cao hơn.
- Thường xuyên bảo dưỡng, tu bổ máy móc định kỳ hàng tháng, hàng
quý không để xảy ra trường hợp máy móc bị hư hỏng nặng dẫn đến không thể
khắc phục được bởi vì những linh kiện để thay thế những hư hỏng của máy
móc trên thị trường là khan hiếm và rất đắt.
- Phải tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong khi thi công các công trình.
Bên cạnh đó phải không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật trong công ty tạo sự hiểu biết đồng đều trong toàn thể cán bộ
công ty.
3.2 Về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có vốn để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhưng không chỉ có vốn mà phải có đủ vốn, có nhiều vốn để hoạt động sản
xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Trong ngành xây dựng do chu kỳ sản
xuất sản phẩm là các công trình xây dựng thường phải kéo dài và nhu cầu về
vốn là rất lớn. Hơn nữa trước khi tiến hành thi công các công trình nhà thầu
phải nộp trước một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phải ứng trước vốn
để mua các yếu tố sản xuất cho thi công là rất lớn, vì vậy mà gây khó khăn
cho công ty nhất là khi tham gia đấu thầu và thực hiện thi công nhiều công
trình cùng một lúc.
Trên thực tế có rất nhiều công trình khi đưa vào bàn giao rồi nhưng
cũng chưa được chủ đầu tư thanh toán ngay. Thậm chí có nhiều công trình
công ty đã hoàn thành và đã bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng vẫn chưa nhận
được thanh toán kịp thời gây ra tình trạng ứ đọng vốn ở các công trình này.
Nên việc thu hồi vốn để phục vụ cho các công trình tiếp theo sẽ gặp nhiều khó
khăn. Và việc thiếu vốn lưu động làm chậm nguồn vốn cung ứng cho quá
3
Giáp Thị Mai Kinh tế và quản lý công 48
trình thi công nhiều khi bị gián đoạn một số công trình dẫn đến tình trạng kéo
dài tiến độ thi công của các công trình, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của
công ty, làm giảm khả năng thắng thầu của công ty ở những cuộc đấu thầu
sau.
Đứng trước tình hình trên công ty cần phải có những biện pháp tăng
cường huy động vốn và thu hồi vốn, và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu
quả. Để làm được điều này công ty cần phải:
- Công ty phải tạo lập nhiều mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng
trong và ngoài nước để có thể đảm bảo được nguồn cung ứng vốn một cách
nhanh chóng và đầy đủ, đặc biệt là trong công tác bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng. Điều này có thể là yếu tố làm cho năng lực cạnh tranh
của công ty được đảm bảo trước các đối thủ cạnh tranh khác.
- Bên cạnh việc vay vốn ở các ngân hàng, công ty có thể huy động
nguồn vốn nhàn rỗi từ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty thông qua
việc thành lập các quỹ tín dụng để giảm lượng tiền đi vay trong ngân hàng,
đồng thời giảm gánh nặng về nợ và lãi suất cho công ty.
- Ngoài ra để nguồn vốn đi vay được sử dụng hợp lí nhất, công ty cần
tiết kiệm một cách triệt để trong cả quá trình tiến hành thi công để tránh gây
lãng phí những khoản chi phí không đáng có đồng thời nâng cao được chất
lượng của công trình.
- Cần phải thi công nhanh chóng, dứt điểm, đảm bảo được tiến độ và
kịp thời thu hồi vốn để có thể nhanh chóng quay vòng vốn cho các công trình,
các hợp đồng khác, nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn do nhiều nguyên nhân
khác nhau trong thi công công trình xây dựng.
- Tăng cường mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác
để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn lưu động, nâng cao năng lực kinh tế kỹ thuật
nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cho công ty. Đồng thời qua đó
4
Giáp Thị Mai Kinh tế và quản lý công 48
công ty cũng học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm đặc biệt là kinh
nghiệm về quản lý vốn, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Đây là việc làm
có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty trong điều kiện
còn thiếu vốn.
- Xây dựng một khung quy chế cụ thể kiên quyết với những đơn vị, chủ
công trình không tích cực thu hồi vốn. Thực hiện phương châm lấy thu bù chi
thu hồi vốn rồi mới chi tiếp và ấn định chỉ tiêu vay vốn cho từng công trình,
từng hạng mục công trình, đồng thời thực hiện báo nợ sổ sách so sánh hàng
tháng trong nội bộ công ty để không bị thất thoát vốn.
- Tranh thủ sử dụng hợp lý nguồn vốn của khách hàng. Và duy trì các
mối quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung ứng nguyên vật liệu để có
được các điều kiện thuận lợi cho thanh toán, phù hợp với điều kiện thi công
công trình nhằm bảo đảm được đúng thời gian cung ứng vật tư đối với tiến độ
thi công.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng công ty XDCTGT 8 - Tổng công ty có
thể bảo lãnh trong vay vốn ngân hàng để có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và các kiến thức về đấu thầu,
tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên trong công ty để nâng cao chất
lượng của công tác lập hồ sơ dự thầu, thực hiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Bên cạnh đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác
đấu thầu thì công ty cần có một chiến lược kế hoạc hóa nguồn nhân lực cụ thể
nhằm mục tiêu thích ứng với cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu
cầu tăng trưởng, phát triển của công ty trong tương lai.
Việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực giúp cho công ty nắm được thực
chất đội ngũ cán bộ người lao động về trình độ chuyên môn, trình độ học vấn
5
Giáp Thị Mai Kinh tế và quản lý công 48