Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De cuong on tap hoc ki 1mon sinh hoc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.35 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I Môn : Sinh học 8 I. PHẦN TRẮC NGIỆM:. Lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng trả lời trắc nghiệm. (Từ câu1 đến câu 12) Câu 1. Trong hệ tuần hoàn máu loại mạch quan trọng nhất là:. A. Mạch bạch huyết. B. Mao mạch. C. Động mạch. D. Tĩnh mạch. Câu 2. Khi băng vết thương do chảy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch cần phải: A. Bịt chặt miệng vết thương trong vài phút. B. Sát trùng vết thương (bằng cồn iốt), dán bằng băng dán(nếu vết thương nhỏ). C. Cho ít bông vào giữa hai miếng gạc, đặt vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại. D. Cả A, B, C đúng. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ: A. Do năng lượng cung cấp thiếu. B. Do lượng CO2 sinh ra nhiều. C. Lượng O2 máu đưa đến thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ. D. Lượng nhiệt sinh ra nhiều. Câu 4. Nhóm máu có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu khác là: A. Nhóm máu AB. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu O. D. Nhóm máu A. Câu 5. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần: A. Đặt nạn nhân làm yên. B. Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương. C. Tiến hành sơ cứu. D. Cả A, B, C đúng. Câu 6. Khi nhai kĩ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt vì: A. Nhờ sự hoạt động của Amilaza. B. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kĩ. C. Thức ăn được nghiền nhỏ. D. Cơm cháy đã biến thành đường. Câu 7. Một người kéo vật nặng 10kg từ nơi thấp lên độ cao 8m thì công của cơ sinh ra là bao nhiêu? A. 500 J. B. 50 J. C. 1000 J. D. 800 J. Câu 8. Cấp cứu khi bị sai khớp là: A. Chườm nước đá hoặc nước lạnh cho đỡ đau. C. Đưa đi bệnh viện. B. Không được nắn bóp bừa bãi, dùng nẹp băng cố định chỗ gãy. D. Hai câu A và C đúng. Câu 9. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hoá học ở khoang miệng là: A. Prôtêin, tinh bột, hoa quả. B. Tinh bột chín. C. Bánh mì, mỡ thực vật. D. Prôtêin, tinh bột, lipit. Câu 10. Xương to ra nhờ: A. Mô xương xốp. B. Tấm sụn ở hai đầu xương. C. Sự phân chia ở tế bào màng xương. D. Sự phân chia ở mô xương cứng. Câu 11. Cấu tạo tế bào gồm: A. Màng sinh chất, chất tế bào, gôngi. B. Màng sinh chất, nhân, ti thể. C. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. D. Màng sinh chất, ribôxôm, ti thể. Câu 12. Vết thương chảy máu ở tay, chân cần: A. Dùng nhiều bông băng bó vết thương lại. B. Chở ngay dến bệnh viện. C. Dùng dây garo rồi mới băng bó. D. Cả A và B..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 13. Nối ý cột A và cột B cho phù hợp. Cột A (cơ quan hô hấp) 1. Khoang mũi. 2. Khí quản và phế quản. 3. Thanh quản. 4. Phổi. Cột B (chức năng) a. Chống bụi, vi khuẩn và vật lạ giúp không khí dễ đi qua. b. Làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi, đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế nang dễ dàng. c. Ngăn bụi và diệt vi khuẩn, làm ấm và làm ẩm không khí. d. Nhận không khí từ khoang mũi, hầu, chuyển vào phế quản. Ngăn không cho thức ăn lọt vào phế quản trong lúc nuốt thức ăn. e. Có tuyến Amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào Limphô.. Ý nối 1-… 2-… 3-… 4-…. II- Tự Luận Câu 1. Giải thích tại sao thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải. Câu 2. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác nhân có hại? Câu 3: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều dặn từ bé có thể có dung tích sống lý tưởng? Câu 4: Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì? Câu 5: Vẽ sơ đồ quá trình đông máu. Qua đó cho biết vai trò của tiểu cầu?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGIỆM: Câu Đáp án Câu13:. 1 B. 2 D. 3 4 5 6 C C D A 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b.. 7 D. 8 D. 9 B. 10 C. 11 C. 12 D. Câu 1. Giải thích tại sao thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải. Trả lời Thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất vì tâm nhĩ chỉ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất đường đi ngắn. Còn tâm thất dày vì máu phải đi đến các cơ quan. Tành cơ tâm thất trái dày nhất vì tâm thất trái phải co bóp đẩy máu đi đến mọi nơi trên cơ thể. Câu 2. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác nhân có hại? Trả lời - Làm ấm không khí là do lớp mao mạch máu dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt là ở mũi và phế quản. - Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí. - Tham gia bảo vệ phổi. + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản. + Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt. + Các tế bào limphô ở các hạch Amiđan, tuyến V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm. Câu 3: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều dặn từ bé có thể có dung tích sống lý tưởng? Trả lời - Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. - Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào thể tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé. -> Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lý tưởng (tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu). Câu 4: Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì? - Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả nangf8 kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn….. - Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên - Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, Câu 5/ Vẽ sơ đồ quá trình đông máu. Qua đó cho biết vai trò của tiểu cầu? Các tế bào máu Máu lỏng Huyết tương. (HC,BC) TC Khối Vỡ MĐ Ezim Chất sinh tm Tơ máu 2+ Ca HT HT. - Tiểu cầu vỡ giải phóng E giúp hình thành tơ máu để tạo thành khối máu đông.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×