ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 7 – CUỐI HỌC KÌ II
Câu 1: Nêu sự phân hóa và chuyên hóa 1 số hệ cơ quan(hô hấp, tuần hoàn,
thần kinh, sinh dục) trong quá trình tiến hóa của các ngành Động vật.
Câu 2: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức
sinh sản đó. Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.
Câu 3: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật?
Câu 4: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới
lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới
nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào?
Câu 5: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều
hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
Câu 6: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu
tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu
tranh sinh học.
Câu 7: Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên các cấp độ tuyệt chủng động
vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào?
Câu 8: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện
pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Câu 1:
Sự tiến hóa các hệ cơ quan như: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục
thể hiện ở sự phức tạp hóa (phân hóa) trong tổ chức cơ thể. Sự phức tạp
hóa một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các
bộ phận ấy (sự chuyên hóa) giúp nâng cao chất lượng hoạt động của cơ thể,
giúp thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi trong quá trình tiến hóa của
động vật
+ Hệ hô hấp: Từ chưa phân hóa > hô hấp bằng da > hô hấp bằng da và
phổi > hô hấp bằng hệ ống khí > hô hấp bằng phổi (hoặc phổi và túi khí)
+ Hệ tuần hoàn: Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa phân hóa > tim chưa phân hóa
thành tâm nhĩ, tâm thất > phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất
+ Hệ thần kinh: Từ chỗ chưa phân hóa > hệ thần kinh hình mạng lưới >
hình thành chuỗi hạch > hệ thần kinh hình ống
+ Hệ sinh dục: Từ chỗ chưa phân hóa > đã phân hóa nhưng chưa có ống
dẫn > đã có ống dẫn sinh dục
Câu 2: Ở động vật có 2 hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính.
* Phân biệt 2 hình thức sinh sản:
Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Sinh sản vô tính không có sự kết hợp
TB sinh dục đực và cái
- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi và
tái sinh
Là hình thức sinh sản có sự kết hợp
giữa TB sinh dục đực và cái tạo
thành hợp tử
*) sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính
- Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản thể hiện :
+ Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng→ đẻ ít trứng→đẻ con.
+ Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau
thai→phát triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non không được nuôi dưỡng→được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ→được
học tập thích nghi với cuộc sống.
Câu 3: * ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật:
Cây phát sinh giới động vật là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh tự
một gốc chung. Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ nhứng gốc
khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật
- Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài
của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu.
- Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần
với nhau hơn
* Tác dụng của cây phát sinh giới động vật: qua cây phát sinh thấy được
mức độ quan hệ họ hàngcủa các nhóm động vật với nhau. Đồng thời so sánh
được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.
Câu 4: * Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh
và hoang mạc đới nóng:
Môi trường đới lạnh Hoang mạc đới nóng
Cấu tạo - Động vật thường có bộ
lông rậm và lớp mỡ dưới
da rất dày để giữ nhiệt cho
VD chuột nhảy có chân dài, mảnh giúp
cơ thể nằm cao so với mặt cát nóng,
mỗi bước nhảy rất xa > tránh nóng
cơ thể và dự trữ năng
lượng chống rét
- Lạc Đà có chân cao, móng rộng để
không bị lún trong cát, có đệm thịt dày
chống nóng, có bướu dự trữ mỡ (có thể
biến đổi thành nước khi cần)
- Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống
màu cát để không bắt nắng và dễ lẩn
trốn kẻ thù
Tập tính
Nhiều loài có tập tính di
cư tránh rét hoặc ngủ đông
để tiết kiệm năng lượng.
Nhiều loài có bộ lông thay
đổi theo mùa để ngụy
trang che mắt kẻ thù
Động vật có khả năng nhịn khát giỏi,
có khả năng đi xa tím nước
- Hoạt động chủ yếu về đêm để tránh
nóng
- Nhiều động vật nhỏ có tập tính chui
rúc sâu trong cát để chống nóng
* Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài
động vật:
Ở những môi trường có khí hậu quá khắc nghiệt, quá lạnh như ở môi
trường đới lạnh hoặc quá khô và nóng như môi trường hoang mạc đới nóng,
động vật có độ đa dạng thấp (số lượng loài ít). Ở những nơi đó chỉ tồn tại
những loài thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt kể trên.
Câu 5: Giải thích số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa nhiều
hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vì:
Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm và tương đối ổn
định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện
cho các loài động vật ở vừng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao
đối với điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
Câu 6: * Đấu tranh sinh học là sử dụng thiên địch sinh vật hoặc sản phẩm
của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV gây ra.
* Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng thiên địch:
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại: VD cá cờ ăn bọ gậy, cú vọ ăn
chuột
+ Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào vật gây hại hay trứng của sâu hại:
VD ông mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại
* ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học:
- Ưu điểm: của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều SV gây hại,
tránh ô nhiễm môi trường
- Nhược điểm
+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại
Câu 7:
* Động vật quí hiếm là những động vật có giá trị nhiều mặt (thực phẩm,
dược liệu, mĩ nghệ , nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, nghiên cứu khoa
học, xuất khẩu ) và số lượng giảm sút trong tự nhiên.
* Các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm:
- Ít nguy cấp (LR)
- Sẽ nguy cấp (VU)
- Nguy cấp (EN)
- Rất nguy cấp (CR)
* Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống
của chúng, cấm săn bắt, buôn bán trái phép, đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây
dựng các khu dự trữ thiên nhiên.
Câu 8: * Lợi ích của đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học đã cung cấp cho nhân dân thực phẩm, sức kéo, dược
liệu, sản phẩm công nghiệp (da, lông, sáp ong, cánh kiến ), sản phẩm nông
nghiệp (thức ăn gia súc, phân bon ), nhiều loài có tác dụng tiêu diệt sinh
vật gây hại, có giá trị văn hóa (cá cảnh, chim cảnh ), nhiều giống vật nuôi
đem lại giá trị kinh tế lớn (cá tra, cá basa, tôm càng xanh )
* Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học:
+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai
hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của
động vật
+ Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan
thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu
khí hoặc giao thông trên biển.
- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt động vật, đẩy mạnh các biện
pháp chống ô nhiễm môi trường
+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng về
loài