Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ HỒNG THANH VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ HỒNG THANH VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 9.34.04.03



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Đinh Thị Minh Tuyết
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Lê

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tư liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được cơng bố
trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2018

Tác giả luận án

Hồ Hoàng Thanh Vân


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia; Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, Ban
Quản lý đào tạo Sau đại học; quý thầy cô và các nhà khoa học Học viện Hành chính
Quốc gia đã tận tình giảng dạy, tư vấn và hướng dẫn; động viên, khuyến khích và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận án.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý
thầy cô hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết - Học viện Hành chính

Quốc gia , PGS.TS. Nguyễn Văn Lê - Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng
ban thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng; lãnh đạo Sở và một số công chức các
Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các cấp và các ban - ngành chức năng, các trường
tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên đã hỗ trợ - tạo điều kiện thuận lợi; các đồng
nghiệp, gia đình và những người thân yêu đã khích lệ, tạo điều kiện cho tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này.
Dù đã nhiều cố gắng, nhưng do một số hạn chế về điều kiện học tập - nghiên
cứu nên luận án khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong được đón
nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo; các nhà khoa học và các đồng
nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Hồ Hoàng Thanh Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trang
..................................................................................................................................................................................................

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

........................................................................................................................................................


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

...................................................................................................................................................

4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

..................................................................................................

1
4
5
5

5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................................... 7
6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................................................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận án

.........................................................................................................................................................................................

9

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu liên quan về giáo dục tiểu học và quản lý nhà nước về giáo dục
tiểu học ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... 10
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan về giáo dục tiểu học

…………...…..…….….…………………………………….……

10


1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học …………………………..…… 18
1.2. Nhận xét về kết quả tổng quan và vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án ... 35
1.2.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan ……………………………………………………………….………….…35
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án .......………………………………………………………………….… 37
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án ………………..……………………………………….. 40
2.1.1. Giáo dục tiểu học ..................................................................................................................................................................................... .. 40
2.1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

......................................................................................................................... .

45

2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học …………………………………………....….……....…...….. 57

2.2.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phát triển giáo dục.. 57
2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tiểu học 58
……

2.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về giáo dục tiểu học ....................................................... 59
2.2.4. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, thực hiện cơ chế quản lý
về giáo dục tiểu học ……………………………………………………………………………………………………………………………....…. 60
2.2.5. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn giáo dục tiểu học …….. 61
2.2.6. Hỗ trợ, huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho giáo
dục tiểu học…............................................................................................................................................................................................................................. 62
2.2.7. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học ………….…….….. 63

2.3. Vai trò quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ……………………………………………...………...…….….. 64
I



2.3.1. Định hướng sự phát triển của giáo dục tiểu học ………………………..……………................................…..….. 64
2.3.2. Điều chỉnh sự phát triển giáo dục tiểu học phù hợp với xu hướng ................................................. 64
2.3.3. Đảm bảo sự hỗ trợ và tạo điều kiện của nhà nước đối với giáo dục tiểu học …….…….. 65
2.3.4. Góp phần phát huy vai trò của giáo dục tiểu học …………………………………………......................,…..….. 66
2.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ………………………………………… 67
2.4.1. Thể chế chính trị

67

………….……………………………………………..………………...........................................................................….

2.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế và xã hội ………………………………..……………...…...................................................... 69
2.4.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất
2.4.4. Yếu tố về quản lý và điều hành

…………………………..……………..……………………….........................…

69

…………………………………………………………..……..................................................

71

2.4.5. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn …………............................................…71
2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học và giá trị tham khảo cho địa
bàn Tây Nguyên ………………………………..……………………………………………........................................................................................ 73
2.5.1. Kinh nghiệm của thế giới .................................................................................................................................................................… 73
2.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ..............................................................................................… 77

2.5.3. Giá trị tham khảo cho địa bàn Tây Nguyên ………………………………………...................................................... 82
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN
3.1. Khái quát về Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tiểu học ……. 86

3.1.1. Đặc điểm của địa bàn Tây Nguyên ………………………………………..………………………………………...……...... 86
3.1.2. Ảnh hưởng của địa bàn Tây Nguyên đến giáo dục tiểu học ………………………………..…………. 90
3.2. Thực trạng giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên ……….……………………….………….…… 93

3.2.1. Quy mô giáo dục và mạng lưới trường lớp tiểu học ……………………….…...…………….....……..……… 93
3.2.2. Chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục tiểu học

…………....……….…...…………...……………………..

95

3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây
Nguyên …………………………..………..…………………………………………………………………………………………….……………….….…...… 98

3.3.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học 99
. ..

......

3.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tiểu học ……..….....… 102
3.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách về giáo dục tiểu học …….…………….….…………………………..…....… 105
3.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ……....…......… 110
3.3.5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về giáo viên tiểu học ………….......…. 113
3.3.6. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục tiểu học…..….. 113
3.3.7. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá giáo dục tiểu học ………………………………...…………..…………...… 116

3.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn
Tây Nguyên …………………………..………..…………………………………...………………………………………………………….…………… 123
II


3.4.1. Kết quả trong quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên .... 123
3.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên..... 124
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ….… 127
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN
4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây
Nguyên ……………………………………………………………………………….………………………………………………………..……...………… 131
4.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục ......................................................................... 131
4.1.2. Định hướng của ngành Giáo dục về phát triển và đổi mới giáo dục tiểu học …….…… 132
4.1.3. Định hướng phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên ............................................. 134
4.1.4. Mục tiêu tổng quát về đầu tư phát triển gắn với quán triệt đặc trưng quản lý nhà
nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên ......................................................................................................... 136
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây
Nguyên ………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………......… 138
4.2.1. Quy hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học phù
hợp yêu cầu và điều kiện của địa bàn Tây Nguyên ……………………….…………………………………………..….. 139
4.2.2. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện kịp thời văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
tiểu học ….………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………..… 142
4.2.3. Xây dựng chính sách đặc thù và cụ thể hóa chính sách giáo dục tiểu học phù hợp với
từng đối tượng …………………………………………………………………………………………………………………………………………..... 146
4.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên
môn .................................................................................................................................................................................................................................................. 148
4.2.5. Tăng cường hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động từ xã hội hóa cho giáo
dục tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên
151

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

4.2.6. Tổ chức thực hiện đồng bộ hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm định; đảm bảo
chất lượng giáo dục tiểu học theo đúng yêu cầu ……………………………………………………………………….…… 153
4.2.7. Xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn … 158
4.3. Khuyến nghị đối với Trung ương và chính quyền địa phương trên địa bàn Tây
Nguyên ......................................................................................................................................................................................................................................... 160
4.3.1. Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan …………..…………….........… 160
4.3.2. UBND các cấp, Sở - ngành liên quan của các tỉnh vùng Tây Nguyên ……………………… 161
.KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………………...……….………………..…….… 163
- DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .……………………….….…… 165
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………….…....…. 166
- PHẦN PHỤ LỤC
III


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

CBQL:

Cán bộ quản lý

DTTS:

Dân tộc thiểu số


DVC:

Dịch vụ công

EFA:

Giáo dục cho mọi người
(Education For All)

GD - ĐT: Giáo dục - Đào tạo
GDPT:

Giáo dục phổ thông

GDTH:

Giáo dục tiểu học

GV:

Giáo viên

KT - XH: Kinh tế - xã hội
OECD:

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)

PPP:


Công - tư phối hợp
(Public Private Partnership)

QLCM:

Quản lý công mới

QLGD:

Quản lý giáo dục

QLNN:

Quản lý nhà nước

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

UNESCO: Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization)
UBND:

Ủy ban nhân dân


WB:

Ngân hàng Thế giới
(World Bank)

WTO:

Tổ chức Thương mại Thế giới
(World Trade Organization)

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

XHH:

Xã hội hóa

XHHGD: Xã hội hóa giáo dục
IV


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích, dân số các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2015 ..................... 88
Bảng 3.2: Số liệu về phát triển giáo dục tiểu học các tỉnh Tây Nguyên năm
2017 ............................................................................................................... .......................................................................... 94
Bảng 3.3: Số học sinh tiểu học, tỷ lệ học sinh dân tộc các tỉnh vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2012 - 2017 .................................................................................................................. 95
Bảng 3.4: Tỷ lệ lưu ban, bỏ học 2016 và hiệu quả đào tạo giáo dục tiểu học
các tỉnh vùng Tây Nguyên 2011 - 2016 ......................................................................................... 96

Bảng 3.5: Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ giáo viên người dân tộc
các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên năm 2016 ............................................................................ 98
Bảng 3.6: Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng về quy hoạch, thực hiện kế
hoạch phát triển giáo dục tiểu học ...................................................................................................... 101
Bảng 3.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá về việc thực hiện yêu cầu đổi mới
giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học

...............................................................

103

Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá việc thực thi chính sách về giáo dục
tiểu học trên địa bàn TâyNguyên ........................................................................................................ 108
Bảng 3.9: Tổng hợp ý kiến đánh giá việc thực thi chính sách hiện hành đối
với CBQL, giáo viên tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên .......................................... 109
Bảng 3.10: Tổng hợp ý kiến nhận định - đánh giá về tổ chức, nhân sự và
việc phát huy vai trò của các cơ quan QLNN cấp tỉnh, cấp huyện ................. 111
Bảng 3.11: Tổng hợp ý kiến đánh giá về cơ chế và phương thức quản lý
của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đối với hệ thống
trường tiểu học tại Tây Nguyên ............................................................................................................ 112
Bảng 3.12: Tổng hợp ý kiến đánh giá về đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục
tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên ...................................................................................................... 115
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá về thanh tra giáo dục tiểu học ............117

V


Bảng 3.14: Điểm đánh giá về kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực dịch vụ
công của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2015 ....................................... 122
Bảng 4.1: Tổng hợp ý kiến về giải pháp quy hoạch, thực hiện kế hoạch

phát triển giáo dục tiểu học ........................................................................................................................ 140
Bảng 4.2: Tổng hợp ý kiến về giải pháp đổi mới cơ chế và phương thức
quản lý, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ...... 144
Bảng 4.3: Tổng hợp ý kiến về giải pháp đổi mới chính sách và các thể chế;
tăng cường kiểm tra thực hiện chính sách về giáo dục tiểu học ...................... 146
Bảng 4.4: Tổng hợp ý kiến về giải pháp thực thi chính sách, hoạch định
chính sách đặc thù của địa phương đối với học sinh ................................................... 147
Bảng 4.5: Tổng hợp ý kiến về giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy; tăng
cường năng lực nhân sự quản lý về giáo dục tiểu học

..............................................

149

Bảng 4.6: Tổng hợp ý kiến về giải pháp thanh tra - kiểm tra, phòng - chống
tiêu cực và những biểu hiện nhũng nhiễu trong các cơ sở giáo dục ............ 154
Bảng 4.7: Tổng hợp ý kiến về giải pháp tăng cường năng lực kiểm định
chất lượng cơ sở giáo dục tiểu học .................................................................................................... 155
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam ......................... 42
Sơ đồ 1.2: Hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục Việt Nam ............................. 54
Bản đồ 3.1: Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên ............................................................. 87
Biểu đồ 3.2: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng
Tây Nguyên ............................................................................................................................................................................................. 92
Biểu đồ 3.3: Các vấn đề còn quan ngại của người dân Tây Nguyên …....... 119
Bản đồ 3.4: Bản đồ minh họa: Cung ứng dịch vụ công ở cấp tỉnh phân theo
4 cấp độ hiệu quả năm 2015 ....................................................................................................................... 121

VI



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi
quốc gia, là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH). Đối
với Việt Nam, trong quá trình đổi mới, tư tưởng chủ đạo về đầu tư phát triển
giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta chính thức xác định trong Nghị quyết
02/BCH TW Đảng khóa VIII: “Giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là
quốc sách hàng đầu; là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn
dân”; “đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”. Vị trí, vai trị của
giáo dục cũng đã được hiến định trong Hiến pháp 2013: “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”. Để tiếp tục đầu tư cho giáo dục vươn lên tương xứng là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã chỉ ra: “giải
pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong Giáo
dục và Đào tạo”.
Ngày 09 tháng 6 năm 2014, Chính phủ đã có Nghị quyết số 44/NQ-CP
Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong nghị quyết số
29-NQ/TW, BCH Trung ương Đảng đã đề ra quan điểm chỉ đạo có tính chất
định hướng chiến lược đối với giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới: “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt
lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở
1



giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.”; đồng thời chỉ rõ
yêu cầu: “Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và
các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào
tạo”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học (GDTH) là cấp học
nền tảng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tạo
nền móng ban đầu cho sự phát triển của trẻ em. Đầu tư phát triển và thực hiện
các chức năng quản lý đối với GDTH cần bám sát các mục tiêu cam kết quốc
tế theo Chương trình Giáo dục cho mọi người (EFA - Education For All)
nhằm nâng cao dân trí, góp phần tạo nguồn đào tạo nhân lực phục vụ phát
triển KT - XH của các địa phương và đất nước.
Tây Nguyên là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược khá quan
trọng, có đơng đồng bào dân tộc; có những nét đặc thù và đang tiềm ẩn một số
yếu tố khá nhạy cảm về chính trị - xã hội; mặt bằng dân trí cịn tương đối
thấp, chưa đồng đều giữa các vùng - miền. Những năm qua, sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước về giáo dục đã và đang được cụ thể hóa trong thực tiễn.
Trên cơ sở đó, giáo dục phổ thơng (GDPT) nói chung, GDTH nói riêng trên
địa bàn Tây Nguyên đã có những bước phát triển mới, đạt được nhiều thành
tựu, góp phần rất lớn vào sự phát triển KT - XH của các địa phương. Tuy
nhiên, so với yêu cầu, nhìn chung sự đầu tư và phát triển GDPT các tỉnh Tây
Nguyên chưa tương xứng với vị trí quốc sách hàng đầu, nhiều chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển GDTH ở vùng miền
núi, vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng đặc biệt khó khăn
về KT - XH khu vực Tây Nguyên vẫn còn chậm đi vào cuộc sống... Thực tế
hiện nay, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi học tiểu học chưa được đến lớp, chưa được
phổ cập GDTH vẫn còn cao; chất lượng và hiệu quả GDTH chưa đáp ứng tốt

các yêu cầu và mong muốn của xã hội; cơ sở vật chất phục vụ GDTH chưa
2


thật sự được quan tâm đúng mức… một trong những nguyên nhân cơ bản là
công tác quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục cịn khơng ít hạn chế và bất
cập, có phần thiếu đồng bộ; phân cấp QLNN về GDTH chưa được thực hiện
tốt; chưa tập trung đúng mức cho việc tổ chức thực hiện các chính sách đặc
thù đối với GDPT vùng Tây Nguyên.
Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI cũng đã
nhận định - đánh giá: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và
cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục...”.
Để đổi mới và hoàn thiện QLNN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng
cao hiệu quả đào tạo GDTH nhằm thiết lập vững chắc hơn nữa mặt bằng dân
trí ở trình độ tiểu học cho con em nhân dân các vùng - miền; trên cơ sở đó,
vừa tăng cường đảm bảo công bằng xã hội thông qua thực thi chính sách dân
tộc, vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GDPT, điều
quan trọng là phải thực sự đổi mới và nâng cao hiệu lực - hiệu quả QLNN về
GDTH gắn với những đặc thù KT - XH Tây Nguyên trong điều kiện các tiềm
năng, lợi thế của vùng đang trong quá trình được đầu tư và khai thác.
Trên lĩnh vực khoa học quản lý, trong những năm qua, những vấn đề liên
quan đến lĩnh vực QLNN về GDPT nói chung, GDTH nói riêng đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như những người làm cơng
tác QLGD trong và ngồi nước. Đã có khá nhiều đề tài, chuyên khảo, luận án,
bài báo các cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của GDPT và
QLGD, trong đó có một số cơng trình nghiên cứu có phần liên quan đề tài ở
những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung lĩnh vực QLNN về
GDTH gắn với điều kiện đặc thù một số vùng - miền trong bối cảnh phân cấp
quản lý và yêu cầu đổi mới giáo dục chưa được quan tâm nghiên cứu chuyên

sâu; vẫn chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về QLNN đối với GDTH gắn
với điều kiện đặc thù của địa bàn và yêu cầu phát triển bền vững KT - XH
vùng Tây Nguyên trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Do vậy,
3


việc tiếp tục nghiên cứu và thiết lập luận cứ khoa học để trên cơ sở đó xem
xét - đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về GDTH trên địa bàn Tây
Nguyên đang là một yêu cầu tất yếu, khách quan và là một nhiệm vụ khá cấp
thiết; vừa có ý nghĩa khoa học vừa có giá trị thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, tác giả xin chọn đề tài:

“Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên” để
nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận QLNN về GDTH,
phân tích - đánh giá thực tiễn hoạt động QLNN về GDTH trong mối quan hệ
giữa yêu cầu phát triển GDTH, điều kiện KT - XH và những đặc thù địa bàn
Tây Nguyên; trên cơ sở đó, xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải
pháp hồn thiện QLNN về GDTH nhằm góp phần đáp ứng tốt hơn nữa yêu
cầu phát triển bền vững KT - XH các tỉnh vùng Tây Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm hiểu
những kết quả nghiên cứu cần được tiếp thu và kế thừa từ những công trình
nghiên cứu đi trước, xác định những vấn đề và các nội dung chủ yếu luận án
cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu;
Hai là, Làm sáng tỏ cơ sở lý luận QLNN về giáo dục nói chung, GDTH
nói riêng trong bối cảnh KT - XH Tây Nguyên trên cơ sở làm rõ nội hàm các
khái niệm QLNN, QLNN về GDTH; nguyên tắc cơ bản của QLNN về giáo

dục; các vấn đề về nội dung và đặc điểm QLNN về GDTH; vấn đề phát triển
GDTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đúc kết kinh nghiệm thực
tiễn của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho các cấp thẩm quyền QLNN về GDTH;

4


Ba là, Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về GDTH
những năm qua; đánh giá tác động của QLNN trước yêu cầu nâng cao dân trí,
thực hiện chính sách dân tộc và thực thi cơng bằng xã hội; chỉ ra những mặt
được, chưa được và phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của những
hạn chế - bất cập trong lĩnh vực QLNN về GDTH trên địa bàn Tây Nguyên;
Bốn là, Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
QLNN về GDTH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững KT - XH các tỉnh vùng Tây Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN về GDTH trên địa bàn Tây Nguyên.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: QLNN về giáo dục bao gồm nhiều lĩnh vực, đề tài luận án
tập trung nghiên cứu theo các nội dung QLNN về GDTH là chủ yếu.
- Về không gian: Hệ thống cơ sở GDTH trên địa bàn các tỉnh vùng Tây
Nguyên (gồm các khu vực, vùng - miền có điều kiện KT - XH khác nhau: các
thành phố; các huyện vùng kinh tế mới, huyện vùng sâu - vùng dân tộc).
- Về thời gian: Khảo sát - đánh giá thực trạng QLNN về GDTH các tỉnh
Tây Nguyên từ 2006 - 2017 (Từ khi thực hiện chương trình GDPT được ban
hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo cho đến nay). Việc đề xuất các giải pháp trong giai đoạn tới theo
yêu cầu đổi mới giáo dục, chủ yếu là từ 2017 - 2025.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận: Tiếp cận các vấn đề nghiên cứu theo quan điểm
duy vật biện chứng, quan điểm lịch sử, lý thuyết hệ thống.
Tiếp cận hệ thống: xem hệ thống GDTH cũng như hệ thống quản lý như
một chỉnh thể, trong đó các cấp QLNN về giáo dục (Chính phủ, Bộ GD&ĐT
và các bộ - ngành chức năng liên quan; UBND các cấp, Sở GD&ĐT, Phòng
5


GD&ĐT) và các nhà trường là bộ phận cấu thành của chỉnh thể, có mối quan
hệ tương tác với nhau tạo thành những đường nét đặc thù của hệ thống. Trong
hệ thống quản lý có các mối quan hệ tương tác theo chiều dọc và chiều ngang.
Cách tiếp cận này được xem là cơ sở khoa học chủ yếu cho mơ hình phân cấp
trong QLNN về GDPT nói chung, GDTH nói riêng.
4.2. Các nhóm phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Chú trọng tìm hiểu, phân
tích và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước; phân tích, tổng hợp, so sánh
các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) có liên quan đến QLNN về giáo dục nói chung, GDTH nói riêng để
góp phần xây dựng khung lý thuyết của luận án.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tra cứu và xử lý các dữ liệu thứ cấp; sử
dụng phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê qua các giai đoạn
phát triển để làm rõ thực trạng GDTH của các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên
(chủ yếu là trong giai đoạn từ 2011 đến 2017).
- Tổ chức thu thập ý kiến trên cơ sở điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi:
Thiết lập và sử dụng 04 mẫu phiếu khảo sát điều tra (1A, 2A, 1B và 2B) dành
cho các đối tượng trong ngành (CBQL, chuyên viên Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT, CBQL trường Tiểu học) và các đối tượng ngoài ngành (CBQL và
chuyên viên các Sở - ngành chức năng, lãnh đạo UBND các cấp). Việc khảo
sát được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số địa bàn khác nhau ở các tỉnh

Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông để thu thập ý kiến góp
phần nhận định - đánh giá thực trạng QLNN về GDTH; thăm dị ý kiến về sự
cần thiết, tính phù hợp, tính khả thi của một số giải pháp chủ yếu được đề xuất.
Tổng số phiếu đã được phát ra ở 05 tỉnh: 1.450 phiếu, bao gồm: 500
phiếu 1A (khảo sát trong ngành), 225 phiếu 1B (khảo sát ngoài ngành) về
đánh giá thực trạng QLNN; 500 phiếu 2A (khảo sát trong ngành) và 225
6


phiếu 2B (khảo sát ngoài ngành) để trưng cầu ý kiến về các giải pháp hoàn
thiện QLNN về GDTH trên địa bàn Tây Nguyên. Tỷ lệ số phiếu thu vào có sự
khác biệt - chênh lệch khá rõ giữa các tỉnh. Cụ thể như sau:
 Số phiếu mẫu 1A thu vào được từ 5 tỉnh: 397/ TS 500 (79,6%).
Trong đó, tỷ lệ số phiếu thu vào khá cao là Lâm Đồng 88%, Đăk Nông
82,3%; tỷ lệ số phiếu thu vào thấp nhất là Kon Tum: 76%. Phiếu mẫu 1B: thu
vào được 172/ TS 225 (76,4%); tỷ lệ số phiếu thu vào khá cao là Lâm Đồng
83%, Kon Tum 71,7%, Tỷ lệ số phiếu thu vào thấp nhất là Đăk Nông: 62%.
 Số phiếu mẫu 2A thu vào được từ 5 tỉnh: 389/ TS 500 phiếu (77,8%);
Trong đó, tỷ lệ số phiếu thu vào khá cao là Lâm Đồng 87%, Đăk Nông
79,6%; tỷ lệ số phiếu thu vào thấp nhất là Gia Lai: 70,7%. Phiếu mẫu 2B: thu
vào được 169/ TS 225 (75,1%); tỷ lệ số phiếu thu vào khá cao là Lâm Đồng
88%, Đăk Lăk 77,5%, Tỷ lệ số phiếu thu vào thấp nhất là Đăk Nông: 58%.
- Phỏng vấn, trao đổi - tham vấn ý kiến của một số chuyên gia và các nhà

khoa học, các nhà QLGD có kinh nghiệm, các công chức thẩm quyền trong
các cơ quan QLNN các cấp.
- Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức trong lĩnh vực QLNN về GDTH trên địa bàn Tây Nguyên.
- Bước đầu vận dụng phương pháp ngoại suy xu thế để phân tích tình
hình phát triển và dự báo xu thế phát triển của GDTH những năm sắp tới.

c) Một số phương pháp kỹ thuật khác: diễn đạt thông tin bằng đồ họa
(Infographic) để minh họa thêm cho việc xử lý thơng tin từ số liệu thống kê,
tìm hiểu hệ thống quản lý… Sử dụng các phần mềm thông dụng như Word,
Excel để thiết lập các bảng biểu và xử lý số liệu - thông tin khảo sát.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung, đặc điểm, sự cần thiết QLNN về GDTH? Những yếu tố tác
động đến hoạt động QLNN về GDTH? Trong lĩnh vực QLNN về GDTH có
7


những vấn đề gì đang được đặt ra về lý luận cũng như thực tiễn?
- Thực trạng QLNN về GDTH trên địa bàn Tây Nguyên từ 2011 đến nay
như thế nào? Những mặt được, chưa được và nguyên nhân chủ yếu của những
hạn chế - bất cập?
- Cần những giải pháp cơ bản nào để tiếp tục hoàn thiện QLNN về
GDTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập của
con em nhân dân, góp phần đắc lực hơn nữa cho việc phát triển KT - XH của
các tỉnh trên địa bàn có tính chiến lược, có những đặc thù như Tây Nguyên?
5.2. Giả thuyết khoa học
QLNN về GDTH chưa đáp ứng tốt các u cầu đổi mới căn bản và tồn
diện GDPT, cơng tác quy hoạch - đầu tư phát triển chưa đủ tầm mức so với
nhu cầu thực tiễn; thể chế và hệ thống chính sách về GDTH chưa đồng bộ,
chưa gắn với đặc thù KT - XH; việc triển khai chính sách chưa hiệu quả.
Nếu thiết lập được cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải
pháp hoàn thiện QLNN gắn với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục trong bối cảnh phân cấp quản lý, thì GDTH của các tỉnh trên địa bàn Tây
Nguyên sẽ phát triển theo đúng yêu cầu, góp phần thực thi tốt hơn công bằng
xã hội trong lĩnh vực giáo dục, góp phần đắc lực trong việc nâng cao dân trí
và tạo nguồn đào tạo nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển bền vững KT - XH

vùng Tây Nguyên.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về khoa học
Luận án tập trung làm sáng tỏ lý luận QLNN về GDTH, xác định nội
hàm những khái niệm cơ bản; đề xuất bổ sung khái niệm QLNN về GDTH;
phân tích sự cần thiết QLNN và những yếu tố tác động đến QLNN về GDTH
trong tương quan xem xét đặc điểm phát triển GDTH, bối cảnh KT - XH các
vùng - miền nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hoàn thiện QLNN về GDTH.
8


6.2. Về thực tiễn
Luận án nghiên cứu, phân tích - đánh giá thực trạng QLNN về GDTH
trên địa bàn Tây Nguyên trong những năm qua; chỉ ra nguyên nhân khách
quan, nguyên nhân chủ quan của những hạn chế - bất cập, từ đó góp phần
thiết lập cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi
để hồn thiện QLNN, phát huy hiệu quả đào tạo GDTH các tỉnh vùng Tây
Nguyên.
Nội dung nghiên cứu và những đề xuất của luận án sẽ cung cấp cho các
cơ sở đào tạo có liên quan, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách,
các chủ thể QLNN, các cấp QLGD thông tin cần thiết để tham khảo, nghiên
cứu hoặc vận dụng trong q trình hồn thiện QLNN về GDTH trên địa bàn
Tây Nguyên cũng như những vùng - miền có điều kiện KT - XH tương tự.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung luận án sẽ được trình bày chủ yếu trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn

Tây Nguyên
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo
dục tiểu học các tỉnh vùng Tây Nguyên
KẾT LUẬN
- DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- CÁC PHỤ LỤC
9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu liên quan về giáo dục tiểu học và quản lý nhà
nước về giáo dục tiểu học
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan về giáo dục tiểu học
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi
Lĩnh vực giáo dục luôn được quan tâm ở mức cao nhất trong chiến lược
phát triển ở mỗi quốc gia. Do đó, UNESCO đã thành lập nhóm chuyên trách
nghiên cứu về giáo dục cho thế kỷ XXI. Năm 1996, Jacques Delors - Chủ
tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (UNESCO Commission on
Education for the Twenty-First Century) đã cơng bố bản báo cáo có tiêu đề
tiếng Anh là: “Learning: The Treasure Within” (Học tập: Một tài sản tiềm
ẩn). Cơng trình nghiên cứu của UNESCO đã xác định GDTH phải được các
nước đặc biệt ưu tiên, đồng thời nhấn mạnh vai trò bản lề của giáo dục trung
học trong quá trình học tập của thế hệ trẻ; xác nhận vai trò trung tâm của giáo
dục là người thầy và nêu rõ sự cần thiết phải cải thiện quá trình đào tạo, vị thế
và điều kiện làm việc cho GV. Nghiên cứu này của UNESCO có 3 phần:
Phần 1: “Các quan điểm”, Phần 2: “Các nguyên tắc” (gồm các nội dung: Bốn

trụ cột của giáo dục, học tập suốt đời). Phần 3: “Phương hướng”. Trong phần
2 - “Các nguyên tắc”, Jacques Delors đưa ra “Bốn trụ cột của giáo dục” mà
nhiều nhà nghiên cứu, nhà QLGD ở Việt Nam đã xem như là “Triết lý giáo
dục” của UNESCO: (1) Học để biết, (2) Học để làm, (3) Học để tồn tại và (4)
Học để chung sống. Báo cáo của Jacques Delors được đánh giá là một tuyên
ngôn về Giáo dục thế kỷ XXI, chứa đựng triết lý về mục đích của sự học, về
bản chất của hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học trong môi trường xã
hội; mối quan hệ giữa giáo dục và quyền công dân, quan hệ giữa giáo dục và
sự gắn kết xã hội, mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển KT - XH [103].
10


Ngân hàng Thế giới đã cơng bố cơng trình nghiên cứu: Các yếu tố quyết
định kết quả giáo dục tiểu học ở các nước đang phát triển (Determinants of
Primary Education Outcomes in Developing Countries - Washington, D.C,
2004) do Maurice Boissiere chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia, nhà
nghiên cứu về giáo dục: Gregory K. Ingram, Ajay Chhibber, Alain Barbu, H.
Dean Nielsen.
Cơng trình nghiên cứu này là khảo sát tổng quan về các yếu tố quyết
định kết quả GDTH ở các nước đang phát triển; xác định, phổ biến các bài
học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị. Trong thế giới ngày nay, cùng
với những nỗ lực đưa trẻ em đến trường tiểu học, các chính phủ cũng phải cần
đầu tư hơn nữa để đảm bảo cho trẻ em hoàn thành cấp GDTH và đạt được
kiến thức cơ bản, các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cũng như góp phần vào
sự phát triển của quốc gia. Một câu hỏi đặt ra đối với các nhà hoạch định
chính sách giáo dục và các nhà QLGD: “Điều gì quyết định kết quả của giáo
dục?” để có thể giúp họ có những lựa chọn tốt hơn từ các giải pháp. Các tác
giả đã xem xét “Báo cáo Chính sách Giáo dục Tiểu học của Ngân hàng Thế
giới” (1990), trong đó xác định 5 yếu tố đóng góp chủ yếu cho hiệu quả
GDTH: (1) giáo trình, (2) sách giáo khoa, (3) thời gian giảng dạy, (4) hoạt

động giáo dục, và (5) năng lực học tập của học sinh. Nghiên cứu này đã chú ý
bổ sung thêm tầm quan trọng của các yếu tố khác như cơ sở vật chất trường
học, đào tạo giáo viên và công tác quản lý. Các tác giả cũng đã cho rằng giáo
dục, ngoài việc thực hành chuyên nghiệp, cũng là một ngành khoa học xã hội
đa ngành. Mặt khác, GDTH có những đặc điểm riêng biệt, giáo viên cần được
đào tạo sâu hơn trong các mơn học và rất cần có những hiểu biết sâu sắc về
tâm lý giáo dục tuổi thơ, xã hội học về giáo dục.
Ngoài ra, nghiên cứu này đã chỉ ra những ảnh hưởng của chi phí và tài
chính tới việc học tập, các trở ngại văn hóa đối với giáo dục cho học sinh nữ
cũng là những yếu tố quan trọng. Do đó, ở các nước nghèo, học sinh có thể
được tiếp cận với trường học (với khoảng cách đến trường và chi phí hợp lý)
11


tùy thuộc vào tình trạng kinh tế xã hội (SES) của gia đình học sinh cũng như
một số đặc điểm về văn hóa, nhận thức về việc học, nghề nghiệp và thu nhập
của phụ huynh học sinh. Nghiên cứu này đã khẳng định điều quan trọng nhất
để người nghèo tiếp cận GDTH là chính sách và cam kết của chính phủ nhằm
tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tạo cơ hội tiếp cận GDTH và đảm
bảo bình đẳng về giáo dục. Kết quả GDTH cho người nghèo và việc hồn
thành học tập phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, chính phủ các nước cần tập
trung hơn yếu tố quan trọng này để phổ cập GDTH cho tất cả mọi người và
đảm bảo bình đẳng giới trong GDTH.
Cải thiện giáo dục tiểu học ở các nước đang phát triển (Improving
primary education in developing countries, Nhà xuất bản Đại học Oxford Ngân hàng Thế giới, New York, Hoa Kỳ - 1991) Các tác giả: Lockheed, M.
E.; Verspoor, A. M. đã trình bày các lựa chọn chính sách để nâng cao hiệu
quả và điều kiện tiếp cận GDTH cho trẻ em ở các nước đang phát triển; tăng
số trường, số học sinh tiểu học nắm vững kiến thức cốt lõi và kỹ năng của
chương trình; cải thiện điều kiện cho giáo dục ở cấp tiểu học, nơi trẻ phát
triển thái độ cơ bản và phương pháp tiếp cận với việc học. Nâng cao chất

lượng GDTH là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực cần thiết
nhằm đáp ứng nhu cầu công nghệ đang thay đổi của thế kỷ 21. Các vấn đề
được xem xét bao gồm cải thiện chương trình giảng dạy, cung cấp tài liệu học
tập, thời gian học tập và giảng dạy hiệu quả. Cải thiện điều kiện dạy học và
động lực của GV được xem xét dựa trên nền tảng học vấn, phát triển kỹ năng
sư phạm và thu nhập. Các biện pháp tăng cường năng lực thể chế được đánh
giá dựa trên những hạn chế về hiệu quả quản lý và thể chế cũng như các chiến
lược giải quyết các điểm yếu trong các lĩnh vực này. Sự khác biệt về GDTH
được đánh giá là một phần của cải thiện bình đẳng tiếp cận GDTH. Chú ý đến
các mơ hình GDTH, các chính sách ưu tiên cho phát triển, phương pháp tiếp
cận để củng cố nguồn lực cho GDTH; sử dụng hiệu quả viện trợ quốc tế và
các nguồn hỗ trợ của các nhà tài trợ cho giáo dục cơ bản.
12


Trong cuốn sách Giáo dục Tiểu học cho mọi người: Học hỏi từ kinh
nghiệm của BRAC (Primary Education for All: Learning from the BRAC
Experience - A Case Study -1993 - ERIC), các tác giả M Ahmed, C Chabbott,
A Joshi, R Pandi, CJ Prather đã trình bày kết quả nghiên cứu tình huống về
Chương trình GDTH phi chính quy (Nonformal Primary Education - NFPE),
một hệ thống cung ứng dịch vụ GDTH tương đối mới do Ủy ban Phát triển
Nông thôn Bangladesh (BRAC) xây dựng và thực hiện. Chương trình NFPE
là sự hợp tác giữa một số tổ chức phi chính phủ (NGO), các nhà tài trợ quốc
tế và một số cộng đồng thiệt thịi nhất ở Bangladesh. Chương trình được thực
hiện tương đối thành công trong việc mở ra cơ hội tiếp cận GDTH với những
học sinh bỏ học từ hệ thống GDTH chính quy: trẻ em, đặc biệt là trẻ em nữ,
trẻ em các gia đình nghèo vùng nơng thơn. Phạm vi nghiên cứu bao gồm 03
lĩnh vực chính: (1) Chương trình NFPE và điểm mạnh cũng như điểm yếu của
nó; (2) Tiềm năng để nhanh chóng mở rộng chương trình NFPE, mối quan hệ
giữa NFPE với hệ thống GDTH quốc gia ở Bangladesh và (3) Những yếu tố

nào của chương trình NFPE của BRAC có thể sẽ được các nước đang phát
triển xem xét vận dụng trong nỗ lực mở rộng loại hình và quy mơ giáo dục
trong các hệ thống GDTH vùng nông thôn hẻo lánh. Nghiên cứu này đã chỉ ra
rằng mơ hình GDTH phi chính quy có thể phù hợp cho các nước đang phát
triển khác đang tìm cách mở rộng hệ thống GDTH ở các địa bàn khó khăn.
“Giáo dục tiểu học ở Ấn Độ: Vai trò và trách nhiệm của Ban giám hiệu
nhà trường (Dưới quyền điều hành giáo dục)” - Primary education in India:
Role and Responsibilities o f School Management Committee (Under right to
education ACT) của Ritesh Dwivedi, Arunima Naithani đăng trên Tạp chí
Quản trị tri thức, số 1/2015 đã phân tích điều kiện KT - XH của Ấn Độ 50
năm trước là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng GDTH ở Ấn Độ,
nhất là ở nông thôn. Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ đã nỗ lực để thay đổi chất
lượng giáo dục, đặc biệt là GDTH. Luật giáo dục đã được ban hành, trong đó
quy định 75% thành viên Ban quản lý trường học là phụ huynh học sinh. Đây
13


là quy định có tính đột phá dẫn đến những thay đổi trong nền giáo dục phổ
thông Ấn Độ. Trong đó, vai trị của ban quản lý trường học được phát huy và
mang lại những kết quả quan trọng trong phát triển và hoạt động của các cơ
sở GDPT, trong đó có các trường tiểu học.
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Các cơng trình nghiên cứu trong nước về GDPT nói chung và GDTH nói
riêng khá đa dạng và phong phú trên nhiều bình diện. Tuy nhiên, trong tổng
thể các nghiên cứu về QLGD, các cơng trình nghiên cứu về GDTH cả phương
diện lý luận cũng như thực tiễn nhìn chung vẫn cịn khá khiêm tốn.
- Năm 2014, trong “Đánh giá phối hợp ngành 2013 - 2014 về lĩnh vực
Giáo dục Tiểu học” (Primary Education Sub-Sector Joint Sector Review 2013
- 2014), UNESCO đã vận dụng kinh nghiệm thực tiễn ở các quốc gia khác để
hỗ trợ Việt Nam thực hiện đánh giá lĩnh vực GDTH với những phân tích đa

chiều về những thành tựu và các thách thức trong giáo dục.
Nội dung đánh giá phối hợp ngành tập trung vào lĩnh vực GDTH trên cơ
sở xác định phạm vi khảo sát là các trường tiểu học, giáo viên, học sinh trong
độ tuổi tiểu học; nghiên cứu và phân tích tầm quan trọng của GDTH là nền
tảng để học sinh học tập các cấp học phổ thông tiếp theo đạt được kết quả
cao. Nội dung đánh giá GDTH Việt Nam tập trung vào những mặt tích cực,
những tồn tại về điều kiện phát triển; động lực giáo viên; tập huấn, bồi dưỡng
và năng lực của hiệu trưởng; mức độ sẵn sàng của học sinh cho việc học tập;
tài chính, quản trị và quản lý GDTH [9].
Theo UNESCO, điều kiện tiên quyết cho thành tựu của GDTH Việt Nam
những năm qua là việc giảm đáng kể tỷ lệ lưu ban và bỏ học. Đồng thời, phát
triển giáo dục cũng đã chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu học tập của các
nhóm đối tượng có hồn cảnh khó khăn trong xã hội, trẻ em DTTS và trẻ em
vùng sâu, vùng xa; trẻ em khuyết tật.

14


Cơng trình nghiên cứu này của UNESCO cũng đã chú trọng phân tích
tổng quan các chính sách và chiến lược quốc gia có tác động đến lĩnh vực
GDTH - cấp học nền tảng của toàn bộ hệ thống giáo dục. Kế hoạch hành động
quốc gia Giáo dục cho mọi người (EFA) của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2015
đã chỉ rõ 5 mục tiêu ưu tiên: (i) Chuyển từ số lượng sang chất lượng; (ii)
Hoàn thành phổ cập GDTH và phổ cập THCS; (iii) Cung cấp các cơ hội học
tập; (iv) Huy động sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan và (v) Bảo
đảm việc phân bổ các nguồn lực cho GDTH, quản lý hiệu quả hơn.
Báo cáo cũng đã nghiên cứu và chỉ ra tình hình KT - XH của các địa bàn
khó khăn, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình nghèo, trong đó có các gia
đình DTTS là ngun nhân sâu xa của việc học sinh ở những diện này không
thể phát huy tối đa năng lực học tập. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm duy

trì, mở rộng các nhân tố thành công, vượt qua các thách thức trên cơ sở chú
trọng tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn về động lực của giáo viên; chất lượng
giám sát và quản lý ở tất cả các cấp QLNN và các cấp QLGD địa phương;
việc phân cấp quản lý và phát huy vai trò QLNN theo các cấp khác nhau cần
được quan tâm hơn nữa; việc giáo dục của phụ huynh đối với con em; chú
trọng hỗ trợ các nhóm đối tượng trẻ em có nguy cơ khơng đến trường (bao
gồm học sinh DTTS, học sinh ở các vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh; học sinh
nghèo); khuyến nghị cấm việc dạy thêm của giáo viên và bảo đảm GDTH là
hoàn toàn miễn phí đối với tất cả học sinh; đề xuất cần nỗ lực hơn nữa để thay
đổi quan niệm cho rằng điều quan trọng nhất đối với học sinh tiểu học là phải
trở thành “người tốt nhất trong lớp học”, thay vào đó là sự nhấn mạnh: mỗi
trẻ em cần được phát huy tối đa lợi thế cá nhân độc đáo của mình.
Qua nghiên cứu này, UNESCO cũng đã khuyến nghị đổi mới cách tiếp
cận Mơ hình trường học mới Việt Nam, chú trọng đảm bảo các điều kiện đáp
ứng yêu cầu quản lý tốt GDTH, nhất là về kế hoạch, đầu tư, quản lý tài chính,
quản lý trường học; tăng cường sự tham gia của các bộ - ngành liên quan,
đảm bảo tính bền vững của các chính sách và chiến lược phát triển GDTH.
15


×