Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kim Văn Ngói

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH SĨC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kim Văn Ngói

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH SĨC TRĂNG
Chun ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 8140114


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Kim Văn Ngói


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã nhận được sự động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của q
thầy cơ giảng viên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tơi đã hồn thành chương trình
khóa học Thạc sĩ chun ngành Quản lý giáo dục tại Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh và hoàn thành luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục bản
sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng”.
Luận văn được hồn thành là do có rất nhiều sự giúp đỡ. Chúng tơi vơ cùng
biết ơn:
TS. Võ Thị Bích Hạnh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ
Chí Minh, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Lãnh đạo Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương và các trường
PTDTNT trong tỉnh Sóc Trăng, các q thầy cơ đồng nghiệp và gia đình đã tận tình

giúp đỡ tơi hồn thành việc thu thập, xử lý thơng tin phục vụ q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn của mình.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế, trải nghiệm kinh nghiệm
quản lý giáo dục chưa nhiều. Vì vậy, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Chúng tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô, đồng
nghiệp để luận văn được hồn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Kim Văn Ngói


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH Ở
CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ ......................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6
1.2. Các Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................................................... 7
1.2.1. Quản lý ..................................................................................................... 7
1.2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc Khmer .............................................................. 10
1.2.3. Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ............................... 18

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ................... 19
1.3. Hoạt động giáo dục bản sắc CHDT Khmer cho HS ở trường PTDTNT ............ 20
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ....... 21
1.3.2. Nội dung giáo dục................................................................................... 22
1.3.3. Phương pháp, phương tiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
cho học sinh ........................................................................................... 23
1.3.4. Hình thức giáo dục.................................................................................. 24
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở
trường PTDTNT ............................................................................................... 25
1.4.1. Vai trò của trường PTDTNT trong hoạt động giáo dục bản sắc ............... 25
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
ở các trường PTDTNT trong giai đoạn hiện nay..................................... 26


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT ................................................ 32
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
SĨC TRĂNG ................................................................................... 36
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục ở
tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 36
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Sóc Trăng ............................................. 36
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Khmer ở tỉnh Sóc Trăng ......................................................................... 37
2.1.3. Hệ thống mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh, đội ngũ GV, nhân
viên và cơ sở vật chất của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng ............. 39
2.2. Giới thiệu khái quát quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng ....... 41

2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 41
2.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 41
2.2.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................. 42
2.2.4. Kỹ thuật xử lý số liệu khảo sát ................................................................ 43
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường
PTDTNT tỉnh Sóc Trăng .................................................................................. 44
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động giáo dục
bản sắc VHDT Khmer cho HS ............................................................... 44
2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Khmer cho học sinh trong các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng ............. 48
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho
học sinh ở các trường PTDTNT Sóc Trăng ..................................................... 51
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Khmer cho học sinh của Ban Lãnh đạo nhà trường ................................ 52


2.4.2. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt
động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh .................. 53
2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc Khmer cho học sinh ......................................................................... 55
2.4.4. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc Khmer cho học sinh ......................................................................... 56
2.4.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ...................................................... 58
2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục
bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ......................................... 59
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng .... 60
2.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................ 60
2.5.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................ 61

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng ................. 62
2.6.1. Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân ............................................. 62
2.6.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 62
2.6.3. Thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động giáo dục bản
sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh
Sóc Trăng .............................................................................................. 64
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 65
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH Ở
CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
SÓC TRĂNG ..................................................................................... 66
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 67
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 67
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 68
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 68


3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 69
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng ......... 69
3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng ................... 69
3.2.2. Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc Khmer cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ học sinh ...................... 72
3.2.3. Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh vào
các mơn học, các hoạt động ngồi giờ lên lớp ........................................ 77
3.2.4. Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện
tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ........ 82
3.2.5. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt

động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ....................................... 84
3.2.6. Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã
hội hóa ngồi cộng đồng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường
PTDTNT tỉnh Sóc Trăng........................................................................ 86
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 88
3.3. Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................ 89
3.3.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 89
3.3.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 89
3.3.3. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 89
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CSVC

Cơ sở vật chất


PTDTNT

Phổ thông Dân tộc nội trú

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GV

Giáo viên

GD& ĐT

Giáo dục và đào tạo

HS

Học sinh

HĐGDNGLL


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

QT

Quan trọng

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Hệ thống trường, lớp và học sinh các trường Phổ thơng DTNT
tỉnh Sóc Trăng ..................................................................................... 39

Bảng 2.2.

Thống kê cơ sở vật chất các trường Phổ thông DTNT tỉnh
Sóc Trăng ............................................................................................ 40

Bảng 2.3.

Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các
trường Phổ thơng DTNT tỉnh Sóc Trăng .............................................. 40

Bảng 2.4.

Thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh về

tầm quan trọng của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh ở
các trường Phổ thông DTNT ................................................................ 44

Bảng 2.5.

Đánh giá của HS về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc
VHDT Khmer cho học sinh trong nhà trường ...................................... 46

Bảng 2.6.

Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về mức
độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh
trong nhà trường .................................................................................. 47

Bảng 2.7.

Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chun mơn và giáo viên về hình
thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer ................................... 48

Bảng 2.8.

Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về sự ảnh
hưởng của các yếu tố dưới đây đến công tác tổ chức hoạt động giáo
dục bản sắc VHDT Khmer trong các trường PT DTNT của tỉnh Sóc
Trăng ................................................................................................... 49

Bảng 2.9.

Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn
về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer cho học sinh ở các trường Phổ thông DTNT ............................ 51

Bảng 2.10. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn
về mức độ triển khai đối với công tác xây dựng kế hoạch hoạt động
giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm
gần đây ................................................................................................ 52
Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn
về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tổ chức hoạt động


giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong các trường Phổ thơng DTNT
của tỉnh Sóc Trăng trong 5 năm gần đây .............................................. 54
Bảng 2.12. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn
về về mức độ triển khai đối với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT
Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây......................................... 55
Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn
về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT
Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây......................................... 56
Bảng 2.14. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn
về về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc
VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm gần nhất ............................ 58
Bảng 3.1.

Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản
sắc VHDT Khmer ................................................................................ 89

Bảng 3.2.

Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
VHDT Khmer ...................................................................................... 91


Bảng 3.3.

So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer .............. 93


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và HS về tầm quan trọng
của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường Phổ
thông DTNT ...................................................................................... 45


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc là vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc. Bản sắc
văn hóa, giá trị truyền thống là cơ sở quan trọng để làm nên nét riêng của mỗi dân
tộc, tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc cùng cư trú trên một địa bàn, một lãnh
thổ. Người Khmer Nam Bộ nói chung và HS người Khmer nói riêng dù cộng cư với
người Kinh và người Hoa trên một vùng đất nhưng vẫn có những nét đặc trưng về
mặt văn hóa. Tuy nhiên, HS Khmer học tập và sinh hoạt trong mơi trường nội trú,
thay đổi hình thức hoạt động, xa rời thói quen sinh hoạt hàng ngày, hụt hẫng tình
cảm gia đình, chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội nơi đô thị, khiến các
em dễ xa rời văn hóa truyền thống dân tộc, nhiều HS đã quên đi tiếng mẹ đẻ của
mình, quên đi bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Nguy cơ đánh mất
bản sắc diễn ra âm thầm nhưng khá mạnh mẽ.
Công tác giáo dục giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong nhà trường đã

được Đảng và nước quan tâm từ rất lâu, đặc biệt là sự ghi nhận dấu ấn đậm nét
trong tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII với mục tiêu xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc VHDT. Để cụ thể hóa chủ trương đó trong
cơng tác giáo dục HS, chính phủ đã ban hành nghị định số 05/2011/NĐ – CP, ngày
14 tháng 01 năm 2011 về cơng tác dân tộc, trong đó khẳng định: “Tiếng nói, chữ
viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình
giảng dạy trong các trường phổ thông, trường PTDTNT, phổ thông dân tộc bán trú,
trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề,
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc”.
Tuy nhiên trên thực tế, việc giữ gìn tiếng nói đã cụ thể hóa thành chương trình đào
tạo và có cơng cụ kiểm định nhưng vấn đề giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp vẫn
chưa được hiện thực hóa và đo lường, đánh giá.
Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của trường PTDTNT là “tạo nguồn đào tạo cán
bộ dân tộc chất lượng cao cho tỉnh để phục vụ công tác cán bộ tại quê hương” nên
ngồi việc đào tạo kiến thức văn hóa cịn cần giáo dục bản sắc VHDT, trong đó


2
khơi gợi lòng tự hào về truyền thống dân tộc, lịch sử quê hương vùng đồng bào dân
tộc là yếu tố quan trọng giúp các em phát triển tình yêu đối với quê hương. Nắm
được các nội dung về giáo dục bản sắc VHDT là một điều kiện thuận lợi cho HS
công tác sau này tại quê hương khi các em đã trưởng thành. Do đó, ngồi nhiệm vụ
tăng cường chất lượng trong giảng dạy kiến thức phổ thơng thì vấn đề đặt ra đối với
đội ngũ GV của trường PTDTNT còn là nâng cao chất lượng giáo dục bản sắc
VHDT cho HS. Tuy nhiên, thực trạng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các
trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng hiện nay chưa tồn diện, thiếu tính hệ thống, chưa
sát hợp thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Quản lý
hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh
Sóc Trăng” cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS
các trường PTDTNT, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer
cho HS ở các trường PTDTNT.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer
cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.
4. Giả thuyết khoa học
Cơng tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các
trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đã đạt kết quả nhất định trong việc xây dựng kế
hoạch, phối hợp các lực lượng giáo dục. Tuy vậy, việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động
giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cịn
hạn chế. Vì vậy, nếu khảo sát và đánh giá được thực trạng của hoạt động sẽ là cơ sở
đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


3
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT
Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho
HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho
HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.
Để khảo sát thực trạng, đề tài sử dụng các số liệu, dữ kiện được thu thập trong

thời gian từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2016 – 2017 của 9 trường PTDTNT
tỉnh Sóc Trăng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu công tác quản lý giáo dục bản sắc
VHDT một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành
các bộ phận trong một chỉnh thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách hệ
thống và có cấu trúc theo một trình tự khoa học. Đồng thời các biện pháp được đề
xuất phải dựa trên một quy trình cụ thể.
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào đề tài này, người nghiên cứu có
thể nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT
Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, nghiên cứu cơng
tác quản lý ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cần nghiên cứu một hệ thống bao
gồm những yếu tố cấu thành như: Chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu
quản lý; chức năng quản lý; nội dung quản lý; phương pháp quản lý; công cụ quản
lý; kết quả quản lý.
Khi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng, các


4
biện pháp được sắp xếp trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau và theo một chỉnh thể
thống nhất.
7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic
Quan điểm lịch sử – logic: Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh phát triển của công
tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT trong những khoảng thời gian và không gian cụ
thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để điều tra khách quan nhất. Việc đề xuất
và khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được thực hiện
theo một trình tự khoa học.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có q trình phát triển từ q khứ, hiện tại và tương
lai. Ba thời kỳ này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế cần dựa vào quan điểm
này để đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT đảm bảo
phù hợp với thực tiễn, đồng thời thừa hưởng những ưu điểm, kết quả đạt được trong
quá khứ cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn đọng nhằm hướng đến sự phát
triển trong tương lai.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn: Trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề cấp thiết của thực
trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các
trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cịn hạn chế, từ đó người nghiên cứu đề xuất các
biện pháp nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc
Trăng.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp này nhằm thu thập, nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác Giáo dục, những tài liệu có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Nhóm này gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.


5
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở
thực tiễn của đề tài. Chủ yếu điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi để điều tra
thực trạng quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở
các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê tốn học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thu thập, xử lí và phân tích các số
liệu nghiên cứu thơng qua các số liệu thống kê.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT
Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho
HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho
HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH Ở
CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục bản sắc VHDT là một trong những vấn đề được Bộ GD&ĐT, các địa
phương chỉ đạo, đôn đốc các ngành chuyên môn và các cơ sở giáo dục triển khai
thực hiện. Thông qua các hoạt động, bảo đảm tính giáo dục về tư tưởng chính trị,
đạo đức, văn hóa, lối sống, tun truyền về chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; gắn mục tiêu giáo dục bản sắc VHDT với hỗ trợ các hoạt động, các môn
học; xây dựng môi trường văn hóa, giáo dục tồn diện cho HS.
Một trong năm nội dung chính của Phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, HS tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động từ năm 2008 (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2008) là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ngành GD&ĐT đã chủ
động, phối hợp tích cực với ngành Văn hóa ở các địa phương để triển khai, thực

hiện nội dung này với nhiều hình thức phong phú và bước đầu đã có kết quả.
Bên cạnh đó cịn có mốt số cơng trình nghiên cứu khác viết về di sản văn hóa
người Khmer của cả khu vực Nam bộ chẳng hạn: Phân viên nghiên cứu văn hóa –
nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với nhà xuất bản tổng hợp Hậu
Giang với “Tìm hiểu vốn văn hóa dân gian Khmer Nam bộ” xuất bản năm 1988;
hay Trương Lưu - Chủ biên cuốn sách gồm nhiều tác giả viết về: “Văn hóa người
Khmer vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long” do nhà xuất bản văn hóa dân tộc phát
hành năm 1993 (Trương Lưu, 1993).
Năm 2002, tác giả Vũ Đình Mười đã đề cập đến vấn đề GD truyền thống của
người Khmer xã Lương Hòa - Châu Thành - Trà Vinh qua nghiên cứu “GD truyền
thống của người Khmer (nghiên cứu ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà
Vinh)”, đồng thời tác giả khẳng định, nghiên cứu GD truyền thống sẽ góp phần tìm


7
hiểu về văn hóa tộc người, xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính
sách, xây dựng phương pháp GD phù hợp cho đồng bào.
Năm 2004, tác giả Phan Xuân Biên đã đề cập đến “Vấn đề dân trí và phát triển
văn hóa ở vùng người Khmer Nam Bộ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, tác giả khẳng định: “GD phải đi cùng với phát triển văn hóa. Bảo tồn và phát
huy những tinh hoa VHDT được coi là giải pháp hàng đầu trong việc ứng xử với
người Khmer trong tiến trình xây dựng đời sống văn hóa thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” (Phan Xn Biên, 2004).
Năm 2013, trong cơng trình nghiên cứu của mình “Nét văn hóa của người
Khmer Nam Bộ”, tác giả Nguyễn Thành Luân đã giới thiệu văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể của người Khmer ở Nam Bộ.
Năm 2017, tác giả Sơn Lương – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng đã đề
cập đến “Phong tục – Lễ hội của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng”, nhằm góp phần
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục – lễ hội tạo ra sản phẩm du
lịch đặc thù trong hoạt động phát triển du lịch của địa phương và từ đó có thể giới

thiệu văn hóa Khmer đến người trong nước cũng như bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu cũng chỉ đề cập hay phản ánh nhiều
khía cạnh khác nhau đến những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, việc bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em, cũng
như về chủ đề người Khmer, dân tộc Khmer và văn hóa Khmer. Tuy nhiên, chưa có
những cơng trình nghiên cứu giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Đặc biệt,
chưa có một đề tài nào nghiên cứu nào về quản lý hoạt động GD bản sắc VHDT
Khmer cho HS ở các trường DTNT tỉnh Sóc Trăng.
1.2. Các Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Quản lý

- Khái niệm quản lý
Trong khoa học quản lý, khái niệm “quản lý” được coi là một trong những
khái niệm cơng cụ đặc biệt quan trọng. Vì thế, các nhà khoa học quản lý đã đưa ra
nhiều khái niệm về quản lý. Tùy theo cách tiếp cận, quản lý được hiểu với nhiều
cách khác nhau như sau:


8
Theo Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm năm
yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý
chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” (Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012).
Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như
thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất (William - Tay Lor) (Nguyễn Duy Quý
- Chủ biên, 2006).
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản lý bao gồm: Quản có nghĩa là duy trì
ổn định, lý là làm cho phát triển. Vậy quản lý là làm cho ổn định và phát triển” (Từ
điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, 2005).
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý), trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức” (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2003). Cũng
theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý: “Quản lý là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng)
kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn
Thị Mỹ Lộc, 2010).
Theo Phạm Viết Vượng: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật
khách quan” (Phạm Viết Vượng - Chủ biên, 2003).
Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm đạt mục tiêu đề ra” (Bùi Minh Hiền - Chủ biên, 2006).
Tóm lại: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, thông qua công cụ và phương
pháp quản lý nhằm làm cho tổ chức đó vận hành thuận lợi và đạt được mục tiêu đề
ra.


9
Các khái niệm trên về “quản lý” được trình bày khác nhau về ngơn từ, cách
diễn đạt song chúng có những đặc điểm chủ yếu sau: Hoạt động quản lý là những
tác động có tính hướng đích (sự tác động có tổ chức, có mục đích...) của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức nguồn nhân
lực, tài lực và vật lực, phẩm chất, uy tín của cơ quan quản lý hoặc người quản lý
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được
mục đích trong điều kiện mơi trường ln biến động; Hoạt động quản lý được tiến
hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; Hoạt động quản lý phải phù hợp với
quy luật khách quan; Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các

cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Chức năng quản lý
Quản lý là một quá trình mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý
trong một tổ chức bằng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá, dựa trên
những nguồn lực và những điều kiện có thể nhằm đạt được mục đích của tổ chức.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì quản lý có 4 chức năng: “Kế hoạch hóa - Tổ
chức - Chỉ đạo - Kiểm tra” (Đặng Quốc Bảo, 2004). Có thể khái quát 4 chức năng
như sau:
Kế hoạch hóa là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp
tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Thực chất của kế hoạch hóa là đưa tồn bộ những
hoạt động vào công tác kế hoạch với mục tiêu, biện pháp, bước đi cụ thể và ấn định
tường minh các nguồn lực, điều kiện để thực hiện mục tiêu.
Tổ chức là sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con
người, những hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác
với nhau một cách hợp lý.
Chỉ đạo là chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng để thực
hiện kế hoạch đã đề ra.
Kiểm tra là chức năng dùng để kiểm tra trạng thái của hệ thống, kiểm tra kết
quả thực hiện kế hoạch so với mục tiêu đề ra, kiểm tra cịn nhằm phát hiện sai sót để
kịp thời uốn nắn, sửa chữa trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Thông tin được coi là sợi dây liên kết cả 4 chức năng của quản lý.


10
1.2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
- Văn hóa dân tộc Khmer
+ Văn hóa
Bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào cũng đều có một nền văn hóa riêng, nó ra đời
và phát triển gắn liền với q trình hình thành và phát triển của dân tộc.
Trong nghiên cứu về văn hóa nhiều học giả cho rằng văn hóa (hiểu theo nghĩa

rộng) nói chung bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần. Theo nghĩa rộng
nhất của nó, văn hóa bao gồm những sáng tạo về vật chất và tinh thần của con người
trong quá trình cải tạo hiện thực khách quan. Những tri thức, các kết quả của hoạt
động cải tạo xã hội và tự nhiên là thành phần của văn hóa. Văn hóa khơng tự hạn
chế vào một số biểu hiện của đời sống tinh thần. Nó là tồn bộ cuộc sống; cả vật
chất, tinh thần của từng cộng đồng người. Như vậy, có thể khẳng định rằng: tất cả
những gì khơng phải là thiên nhiên đều là văn hóa.
Văn hóa tinh thần cũng được hiểu theo hai nghĩa cơ bản rộng và hẹp. Theo
nghĩa rộng, văn hóa được hiểu là tồn bộ những giá trị, những hoạt động tinh thần
của con người. E.B. Taylor cho rằng “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là
tồn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là
một thành viên của xã hội” (Trần Ngọc Thêm, 1997). Tiêu biểu cho cách hiểu này
là A.K Vlêđốp: “Việc coi văn hóa tinh thần chỉ là tổng hợp những giá trị tinh thần là
phiến diện. Văn hóa tinh thần như là sự hoạt động sáng tạo tích cực của con người,
như là sự sản xuất cất giữ và sử dụng những giá trị tinh thần” (Trần Ngọc Thêm,
1997).
Theo nghĩa hẹp, các tác giả cho rằng văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinh
thần, những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia dân tộc nhằm phân biệt dân
tộc này với dân tộc khác. Tiêu biểu cho cách hiểu này là khái niệm văn hóa của
UNESCO được thừa nhận rộng rãi: Văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt động
sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện
tại. Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các


11
giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc
khẳng định bản sắc riêng của mình” (Thành Lê, 2001).
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người, lồi người sáng tạo, tích lũy thơng qua hoạt động thực tiễn trong suốt q

trình lịch sử của mình. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa là
sản phẩm đặc sắc nhất của con người. Có thể nói văn hóa là sự hóa thân của đời
sống, nó thấm vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nó xuyên suốt cơ thể xã
hội, nó biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia, văn minh nhân
loại.
+ Dân tộc Khmer
Đồng bào Khmer là dân tộc thiểu số, chiếm một tỉ lệ khá lớn. Dân tộc Khmer
ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh Nam Bộ như
Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long...
Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nghề canh tác lúa nước và nhiều
nghề thủ cơng. Dân tộc Khmer có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ và có
kiến trúc chùa tháp đặc sắc. Các lễ hội lớn trong năm là dịp để đồng bào Khmer
Nam bộ thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Tiếng nói
của dân tộc Khmer thuộc nhóm ngơn ngữ Môn – Khmer. Tuy sống cùng trên một
địa bàn với các dân tộc Kinh, Hoa từ rất lâu nhưng hình thái cư trú của người
Khmer vẫn giữ được đặc điểm riêng của mình, phổ biến là hình thái cư trú theo
cộng đồng người với tên gọi là “phum” và “sóc”. Người Khmer sinh sống bằng
nhiều nghề trong đó có đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và
làm gốm.
Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ rất phong phú.
Trong hệ thống lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ, có nhiều lễ hội đặc sắc nhưng
phải kể đến các lễ lớn trong năm là Tết Chôl Chnăm Thmây và Lễ hội Ook Om
Bok,... Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam
Tông. Di sản đặc sắc nhất của văn hố Khmer cũng chính là nghệ thuật và kiến trúc
chùa tháp. Người Khmer lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật pháp, học giáo


12
lý Phật và học văn hoá tại chùa trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người
trưởng thành.

Trong suốt q trình phát triển, nền văn hóa Khmer giao hịa, gắn kết với các
nền văn hóa khác ở đồng bằng sơng Cửu Long. Điều này góp phần tạo thành nền
văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc.
- Bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
+ Văn hóa Khmer đã duy trì những yếu tố văn hóa chung tiêu biểu cho nền
văn hóa bản địa ở khu vực lục địa Đơng Nam Á. Đó là nền văn hóa của cư dân nơng
nghiệp, canh tác lúa nước cổ truyền.
Như trên đã phân tích, người Khmer là cư dân lâu đời, có mặt từ rất sớm trên
vùng đất đồng bằng Nam Bộ. Do điều kiện sinh sống đồng bằng và tập quán sản
xuất đã hình thành ở đây nền văn minh lúa nước. Từ những kinh nghiệm về thủy
lợi, đến việc chế tạo các công cụ lao động để sản xuất, việc thờ cúng các vị thần…
đã làm cho người Khmer bản địa có một nền văn hóa được định hình và tương đối
phát triển. Tuy hiện nay, nền văn hóa Khmer đã bị Phật giáo hóa cao độ, nhưng bên
dưới lớp văn hóa Phật giáo đó vẫn còn tiềm ẩn những nghi lễ mang nặng màu sắc
dân gian. Đặc trưng nổi bật của nền văn hóa cư dân nơng nghiệp canh tác lúa nước
là tính chất chậm tiến, bảo thủ và trì trệ, mang nặng bản chất thần thoại và huyền bí.
+ Văn hóa Khmer Nam Bộ chịu ảnh hưởng một cách tự nguyện và sâu sắc văn
hóa Ấn Độ. Nói cách khác, văn hóa Khmer là một nền văn hóa có tính chất vừa bản
địa, vừa Ấn Độ. Nhưng sự kết hợp đó đã được chọn lọc cho phù hợp với nền văn
hóa bản địa và đều được Khmer hóa.
Các tài liệu lịch sử cho thấy, văn hóa Ấn Độ thâm nhập vào vùng đất Khmer
Nam Bộ, chủ yếu là Phật giáo và Bà La Môn giáo. Nó được người Khmer tiếp nhận,
lưu giữ và phát triển, làm cho văn hóa Phù Nam xưa mang đậm màu sắc tín ngưỡng
tơn giáo. Những người theo đạo Bà La Mơn phần lớn là những người trong hồng
tộc, quan lại. Họ thờ thần Siva, Visnu, Harihara. Đa số những người theo Phật giáo
là dân thường. Đại bộ phận theo tín ngưỡng Arak, Neakta, Têvada, kru. Thờ cúng
người đã khuất theo truyền thống xa xưa của họ. Đến thế kỷ thứ XIII, Phật giáo
Tiểu thừa du nhập từ trước đã nhanh chóng trở thành tơn giáo chủ đạo của cộng



13
đồng người Khmer. Sự hịa quyện giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Khmer bản địa
diễn ra một cách tự nguyện và sâu sắc, đã nâng văn hóa Khmer bản địa lên một
bước phát triển rực rỡ hơn, phong phú hơn và mang bản sắc đậm đà tính cách
Khmer.
Văn hóa Ấn Độ, thơng qua Phật giáo và Bà La Môn giáo, đã đến với cộng
đồng người Khmer Nam Bộ, thay vì nó chiếm lĩnh, thì nó đã bị bản địa hóa, Khmer
hóa thơng qua một cách sàng lọc theo tính cách của dân tộc Khmer. Những yếu tố
văn hóa nào tỏ ra thích nghi với yếu tố đồng bằng và đặc trưng của dân tộc Khmer
thì nó tồn tại và phát triển. Cịn những yếu tố văn hóa nào khơng phù hợp với bản
chất Khmer thì nó tự mất đi hoặc chuyển sang một dạng văn hóa khác cho phù hợp
với thực tiễn xã hội ở đây. Chẳng hạn, các vị thần Ấn độ như Preah Neareay thường
được người Khmer dân gian hóa thành “Thần bốn mặt”. Cịn các nữ thần, trong đó
có Mê Đeng hay Yeay Khmau thì giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
của đồng bào Khmer. Thế giới quan phức tạp và hệ thống đẳng cấp chặt chẽ của Bà
La Môn giáo càng làm xa dần với tư tưởng của người Khmer, ý thức hệ Phật giáo
thể hiện sự gần gũi và dễ cảm thơng hơn đối với họ. Do đó, tư tưởng Phật giáo đã
nhanh chóng thay thế Bà La Mơn giáo và trở thành một tôn giáo chủ đạo của dân
tộc Khmer.
Đạo Phật Tiểu thừa chi phối thế giới quan, nhân sinh quan, tập quán lễ nghi và
lối sống của người Khmer một cách sâu sắc. Nhưng, đạo Phật cũng phải chấp nhận
một sự dung hòa với những yếu tố bản địa và tập quán địa phương để tồn tại và phát
triển. Chẳng hạn, việc duy trì lá phướn cá sấu (khơng phải của Phật giáo) trong
chính điện nhà chùa và sự hiện diện của miếu Neakta vat (miếu thờ ông Tà) trong
khuôn viên nhà chùa là một điều minh chứng. Hay, nhà chùa không chỉ là nơi diễn
ra các nghi lễ và giáo điều Phật giáo mà còn là trung tâm diễn ra các lễ hội dân gian
như Tết Chôl Chnăm Thmây, Ook Om Bok, Sen Đôn Ta. Rõ ràng, đạo Phật Tiểu
thừa ở đây đã được dân tộc hóa, dân gian hóa và trở thành một đặc điểm của tính
cách dân tộc Khmer, khác xa với đạo Phật chính thống Ấn Độ.
+ Tuy sống chung với người Chân Lạp trong một thời gian dài (từ thế kỷ VII

đến thế kỷ XVIII), với một nền văn hóa cơ bản của người Campuchia, nhưng văn


×