Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

(Luận văn thạc sĩ) văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 170 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hồng Châu

VĂN HỐ ỨNG XỬ TRONG THƠ
NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HĨA VÀ NGƠN NGỮ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hồng Châu

VĂN HỐ ỨNG XỬ TRONG THƠ
NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HĨA VÀ NGƠN NGỮ VIỆT NAM


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


3

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tơi đã gặp khơng ít khó khăn và
đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ rất nhiều người.
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tơi xin kính gửi lời tri ân chân thành nhất
đến cô Lê Thu Yến, người đã truyền cảm hứng cho chúng tôi trong những năm
học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và cho đến tận bây
giờ. Cô là người đã chỉ bảo, góp ý và hướng dẫn một cách tận tình để chúng tơi
có thể nhận thức và thực hiện được đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn
Khuyến và Trần Tế Xương.
Đồng thời, chúng tơi xin kính cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã truyền dạy
kiến thức và định hướng cho chúng tôi trong suốt những năm qua. Nhân đây,
chúng tôi xin cảm ơn quý thầy, cô Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng xin kính gửi lời cảm ơn đến các Cô, Chú làm
việc tại Thư viện trường Đại học Sư phạm; trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và những người bạn đã hỗ trợ, cung cấp
nguồn tư liệu cho chúng tôi.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những người đã quan tâm, chăm sóc, động
viên và thương yêu chúng tôi trong suốt thời gian sống, học tập và nghiên cứu,
những người luôn đem tới cho chúng tôi sự bình an, niềm vui và hạnh phúc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2018
Người thực hiện


Lê Thị Hồng Châu


4

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Lê Thu Yến. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người thực hiện

Lê Thị Hồng Châu


5

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
DẪN NHẬP ........................................................................................................... 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................. 19
1.1. Truyền thống văn hóa của người Việt ......................................................... 19
1.2. Sự hình thành và phát triển......................................................................... 20
1.2.1. Tín ngưỡng dân gian ........................................................................... 20
1.2.2. Văn hóa Việt trong sự tiếp biến các luồng tư tưởng, văn hóa khác ... 24
1.3. Các khái niệm .............................................................................................. 37
1.3.1.Văn hóa ............................................................................................... 38
1.3.2. Ứng xử ................................................................................................ 42

1.3.3. Văn hóa ứng xử .................................................................................. 43
1.4. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến và
Trần Tế Xương ............................................................................................ 44
1.4.1. Nguyễn Khuyến, trí thức nơng thơn ......................................................... 44
1.4.2. Trần Tế Xương, nhà nho thành thị ........................................................... 49
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 55
Chương 2. ỨNG XỬ ĐỐI VỚI BẢN THÂN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN ..................................................................................... 57
2.1. Ý thức về tài năng, nhân cách và trách nhiệm đối với đất nước ................. 57
2.1.1. Ý thức về tài năng và nhân cách ......................................................... 57
2.1.2. Ý thức về trách nhiệm đối với đất nước ............................................. 62
2.1.3.Ý thức về sự hưởng nhàn - hưởng lạc ................................................. 70
2.2.Ứng xử đối với môi trường tự nhiên ............................................................ 79


6

2.2.1.Thiên nhiên là đối tượng để thưởng thức và ngâm vịnh .......................... 80
2.2.2.Thiên nhiên là đối tượng để gửi gắm tâm tư ............................................ 86
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 97
Chương 3. ỨNG XỬ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH .................. 98
3.1. Ứng xử đối với mơi trường xã hội ............................................................... 98
3.1.1. Thái độ đối với vua chúa, quan lại ...................................................... 98
3.1.2. Thái độ đối với những kẻ tha hóa, biến chất trong xã hội................ 110
3.1.3. Thái độ đối với những người nghèo khổ .......................................... 121
3.1.4. Thái độ đối với bạn bè ...................................................................... 127
3.2. Ứng xử đối với gia đình ............................................................................. 136
3.2.1.Tình cảm và thái độ với vợ ................................................................ 136
3.2.2. Tình cảm và thái độ với con cái ........................................................ 144
3.2.3. Tình cảm và thái độ với anh em, họ hàng ........................................ 149

Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 156
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 163


7

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài

Văn hóa là yếu tố rất quan trọng và luôn được các quốc gia, dân tộc trên thế
giới quan tâm. Bởi lẽ, văn hóa và những giá trị mà văn hóa đã tạo ra ln có sự
tác động mạnh mẽ trong sự tiến bộ của xã hội lồi người. Nó chứa đựng sức sống,
sự sáng tạo cũng như tầm vóc của đất nước mà nó được sinh ra. Vì được tạo ra từ
con người nên nó cũng trở thành sản phẩm thúc đẩy các hoạt động của con người.
Nếu như kinh tế là cơ sở nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa chính
là nền tảng tinh thần của đời sống ấy, và chính văn hóa là một hình thái ý thức xã
hội, biểu hiện các năng lực vật chất của con người.
Khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa, Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng ta đã đề ra mục tiêu cụ thể, để “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh” [61].
Trước đây, ta nói “xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”,
nhưng đến Đại hội XII Đảng ta đã đưa cụm từ “thấm nhuần tinh thần dân tộc” vào
thay cho cụm từ “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghĩa là “văn hóa” đã được nâng lên
một mức độ mới, sâu rộng hơn bởi khơng chỉ có “bản sắc dân tộc” mà cịn nhiều
khía cạnh khác nữa như tình cảm, tâm lý, luân lý dân tộc, những hoạt động thuộc

về nội tâm của con người, thuộc về chiều sâu của dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay, văn hóa như là cơ sở, nền tảng đối với phát triển bền vững mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Đó là những bước phát triển theo chiều sâu lý luận văn hóa,
cho phép hoàn thiện những quan điểm cơ bản cũng như cụ thể hóa thành chiến


8

lược để xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam xứng với tầm vóc và phát huy
được “sức mạnh mềm” của nó trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn văn hóa Việt
Nam trên đà hội nhập với văn hóa thế giới. Vì thế, đó là điều kiện mở ra khả năng
to lớn để các dân tộc giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội với nhau
trên phạm vi toàn cầu tạo động lực cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn hóa
của các dân tộc, song nó cũng đem đến cho chúng ta những khó khăn, thách thức
khơng hề nhỏ. Đó là sự thách thức khiến cho đất nước phải đương đầu với mọi
thách thức của thời cuộc như lối sống ích kỷ, sự thực dụng, sự suy sụp, tàn lụi các
giá trị truyền thống,…và trước tình hình ấy, chúng ta cũng phải đối diện với sự tha
hóa, biến chất trong lối ứng xử giữa con người và mọi thứ xung quanh.
Có thể thấy rằng, nếu ứng xử của lồi vật ln chịu sự chi phối của bản năng
tự nhiên thì ứng xử của con người có xu hướng kiềm chế những bản năng ấy. Sự
kiềm chế ấy tạo ra văn hóa, và văn hóa ứng xử ln là yếu tố được mọi người trong
xã hội rất quan tâm. Đặc biệt, đứng trước vấn đề tồn cầu hóa và đứng trước cách
mạng khoa học kỹ thuật đương đại, văn minh công nghiệp cũng tiến nhanh đến
chóng mặt. Địi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhìn nhận và có lối ứng xử phù hợp với
thời đại, với con người, với bản thân và gia đình, xã hội. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu
văn hóa ứng xử có một ý nghĩa rất to lớn, giúp ta có thể hồn thiện bản thân mình
cũng như xây dựng một xã hội tốt đẹp, có những nét văn hóa truyền thống mạnh
mẽ đủ sức dung chứa những nền văn hóa ngoại lai tích cực và loại bỏ những yếu tố
văn hóa khơng thật sự phù hợp cho đất nước mình. Từ nền tảng nghiên cứu về văn
hóa, chúng ta sẽ có thể lưu giữ và phát huy, học tập những lối ứng xử tinh tế của

tiền nhân khi tìm hiểu sâu hơn về văn hóa ứng xử trong văn học trung đại nói
chung, trong đó có thơ văn Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai nhà thơ lớn trong nền văn học dân
tộc. Thời đại của họ sống là một thời đại xảy ra nhiều biến động dữ dội. Cuộc xâm


9

lăng của thực dân Pháp đã kéo theo sự du nhập ồ ạt của văn hóa phương Tây, làm
thay đổi rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa ứng xử.
Đứng trước thời cuộc ấy là hai cuộc đời, hai số phận, một Nguyễn Khuyến với tâm
thế là nhà nho truyền thống, một Tú Xương là nhà nho thị dân nên chắc chắn rằng
tư tưởng và tâm hồn thơ của Tam nguyên Yên Đổ và nhà thơ sơng Vị sẽ có những
nét đặc biệt, hứa hẹn sự khám phá thú vị. Bên cạnh đó, có thể thấy Nguyễn Khuyến
và Trần Tế Xương là những tác giả có sức ảnh hưởng khá lớn trong dịng chảy văn
học Việt Nam, nhất là khi cả hai tác giả đều được giảng dạy trong nhà trường
THPT. Cho nên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đổi mới nội dung giảng
dạy đó là bên cạnh việc truyền đạt tri thức cịn có thể liên hệ với thực tiễn và giáo
dục nhân cách cho học sinh. Đó là một trong những cách đưa văn học lại gần với
cuộc sống.
Vì tất cả những lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành
Văn học Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích
lũy, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong đời sống xã hội và càng có ý nghĩa hơn khi nhân loại đang tiến vào thời đại
số, thời đại kinh tế thị trường. Khi mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi
ngóc ngách của xã hội, thậm chí vào cả thành trì bền vững nhất của giá trị cá nhân

thì người ta lại càng mong muốn tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc, trong đó có văn hóa ứng xử. Vì vậy, vấn đề về văn hóa, văn hóa ứng xử
nói chung được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm cũng là điều dễ hiểu.
Năm 1871, E.B.Tylor (1832-1917) đã cho ra đời cơng trình nghiên cứu về
Văn hóa ngun thủy (Primitive Culture), trong cơng trình ấy, tác giả Tylor đã


10

nhấn mạnh “văn hóa hoặc văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, là
cái toàn thể phức hợp bao gồm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp
luật, phong tục và các năng lực hoặc tập tục khác do con người thụ đắc với tư cách
thành viên xã hội”[18, tr.1]
Năm 1944, Bronislaw Malinowski (1884–1942), nhà nhân học Anh gốc Ba
Lan đã nghiên cứu văn hóa với những chức năng khác nhau qua cơng trình Une
théorie scientifique de la culture (Lý thuyết khoa học về văn hóa), trong Une
théorie scientifique de la culture nhà nhân học ấy đã cho rằng các yếu tố cấu thành
một nền văn hóa có chức năng thỏa mãn các nhu cầu chủ yếu của con người. Đối
tượng của ngành nhân học không phải là nghiên cứu các đặc trưng văn hóa vơ
nghĩa, cũng khơng phải các sự kiện văn hóa riêng rẽ, mà là các thiết chế (kinh tế,
chính trị, pháp luật, giáo dục...) và quan hệ giữa các thiết chế trong tương quan của
một hệ thống văn hóa.
Văn hóa biến đổi do ưu thế hơn hẳn của một kiểu nhân cách nào đó mà
các thành viên trong một cộng đồng cùng chia sẻ. Trong cơng trình Cơ sở văn hóa
của nhân cách xuất bản năm 1945, Ralph Linton cho rằng mỗi nền văn hóa ưu tiên
một trong số các kiểu nhân cách được xã hội coi là “bình thường”, phù hợp với
chuẩn mực văn hóa và hệ thống các giá trị.
Năm 2007, David Matsumoto của trường Đại học San Francisco State trong
bài viết Culture, Context, and Behavior đã nhấn mạnh nguồn lực ảnh hưởng đến
lối ứng xử của con người đâu tiên chính là tâm lý phổ quát), tiếp đến là văn hóa

(thơng qua các vai trị xã hội) và thứ ba cá tính (thơng qua vai trị cá nhân), tác giả
cũng nhấn mạnh lối ứng xử của con người chịu sự chi phối và nó chính là sản
phẩm của sự tương tác giữa ba yếu tố ấy [47].
Ngồi ra cịn có các cơng trình cũng đề cập đến văn hóa và văn hóa ứng xử
khá được chú ý như: Quan niệm về thời gian trong văn hóa thổ dân Mỹ, cơng trình


11

Khái niệm các hệ thống văn hóa. Bí quyết để hiểu các bộ lạc và các quốc gia (The
concept of Cultural Systems. A Key to Understanding Tribes and Nations) của L.
White in năm 1975,…
Tại Việt Nam, khi nhắc đến nghiên văn hóa khơng thể khơng nhắc tới cuốn
“Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn
hành bởi Quan Hải Tùng Thư xuất bản năm 1938, Nxb Bốn Phương tái bản năm
1951. Từ đó đến nay có rất nhiều cơng trình của các nhà nghiên cứu về văn hóa
vùng, văn hóa miền, văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam hay văn hóa Việt Nam
trong bối cảnh Đơng Nam Á… của các tác giả nổi tiếng như Trần Quốc Vượng,
Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Toan Ánh, Chu Xuân Diên… Có thể kể đến Văn
hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới (Phan Ngọc), Một thế kỷ nghiên cứu văn hóa
Việt Nam (Nguyễn Chí Bền), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa
(Nguyễn Văn Dân), Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt (Nguyễn Đăng Duy),…
Năm 2000, tác giả Trần Thúy Anh với cơng trình Thế ứng xử xã hội cổ truyền
của người Việt Châu Thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ, đã đem đến cho
người đọc cái nhìn khái quát về truyền thống ứng xử của người Việt trong cái nơi
văn hóa châu thổ Bắc Bộ được cô động và đúc kết qua ca dao – tục ngữ. Lấy ca
dao và tục ngữ làm điểm tựa để từ đó, hình dung một cách sinh động và sâu sắc bộ
mặt lịch sử và chiều sâu văn hóa .
Năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Lê với Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia
đình đã nhận định mọi ứng xử phải tuân theo những quy tắc văn hóa trong ứng xử

“cha mẹ, ơng bà trong ứng xử với con cháu và con cháu trong ứng xử với ơng bà,
cha mẹ, anh chị trong gia đình. ..Đó là đạo lý của dân tộc” [43, tr.6].
Năm 2002, nghiên cứu về văn hóa ứng xử tiếp tục được khẳng định qua cơng
trình Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam. Qua cơng trình của mình, tác giả đã
tiếp cận văn hóa ứng xử của người Việt và phần nói về văn hóa ứng xử của các dân


12

tộc ít người.
Cơng trình Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên,
Nguyễn Viết Chức (2002), đã khái quát văn hóa ứng xử của người Hà Nội đã kết
tinh những tinh hoa văn hóa đặc sắc của cả nước và giao lưu với nước ngồi. Qua
đó làm bật lên những nét văn hóa ứng xử của người Việt nói chung và người Hà
Nội nói riêng với môi trường thiên nhiên.
Năm 2005, tác giả Phan Ngọc với cơng trình Văn hóa Việt Nam và cách tiếp
cận mới do nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, đã đem đến cho người đọc một sự kiến
giải về văn hóa và cách tiếp cận mới. Tác giả đã đề cập đến công việc tiến tới một
sự nhận thức về văn hóa Việt Nam cũng như sự tiếp biến Khổng giáo và mơi
trường Việt Nam. Cơng trình cho thấy sự sáng tạo của người Việt là lắp ghép, dung
hòa. Thiên nhiên ban cho mỗi dân tộc một thứ ân sủng khác nhau, một kiểu tài
năng khác nhau. Người Việt Nam lấy những yếu tố có sẵn, vốn mình hoặc mượn
người, cấu trúc lại, tức cấp cho chúng một kiểu “quan hệ” để tạo thành một sản
phẩm khác phù hợp với mình.
Văn hóa ứng xử cũng là một đề tài được các tác giả luận văn, luận án quan
tâm. Có thể kể đến Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm của Triệu
Thùy Dương (2007) – Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM, với cơng trình này, tác
giả đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt qua một số truyện thơ Nôm tiêu
biểu thế kỷ XVIII – XIX. Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã có ý
thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra đâu là nét văn hóa thuần Việt và

đâu là những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa
ứng xử người Việt qua thể loại truyện thơ Nôm.
Năm 2010, tác giả Cao Thị Liên Hương đã tìm hiểu về văn hóa ứng xử,
những nét cư xử trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du qua luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du –


13

Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM. Luận văn đã so sánh thơ văn của một số tác
giả mà nội dung có liên quan để thấy được nét ứng xử tiêu biểu trở thành chuẩn
mực trong đời sống của người Việt.
Nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và thơ Trần Tế
Xương ở góc độ nghiên cứu độc lập, riêng biệt tính đến thời điểm hiện tại có thể
thấy đã có một số cơng trình đã đề cập đến.
Nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến, gần nhất, có
thể kể đến cơng trình Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến - Trường Đại học
Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, của tác giả Thân Thị Minh Trang (2015), đã khảo
sát về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến ở các mối quan hệ cơ bản trong
gia đình và ngồi xã hội. Từ đó phân tích chỉ ra những nét đẹp văn hóa thể hiện
trong thơ ông, điều khiến văn học gần với đời sống.
Hay với bài viết “Nguyễn Khuyến một phong cách thơ lớn” Nguyễn Lộc đã
nhấn mạnh rằng “Nói về tình cảm của con người, kể cả những tình cảm riêng tư,
Nguyễn Khuyến không phải là người đầu tiên. Giai đoạn trước từng có Phạm Thái
khóc người yêu, Nguyễn Hữu Chỉnh khóc chị, Phạm Nguyễn Du và Ngơ Thì Sĩ
khóc vợ…Cịn nói về tình giao hữu bạn bè thì có nhan nhản trong thơ chữ Hán. Tất
nhiên những sáng tác ấy có ý nghĩa riêng của nó, và đối với sự hình thành con
người cá thể của giai đoạn văn học trước, ngay trong xã hội, con người cá thể cũng
chưa có điều kiện hình thành, thì trong văn học những tình cảm riêng tư cũng mang
một sắc thái chung, có tính cách đạo đức cộng đồng…” [27, tr.48].

Trong cơng trình “Giá trị văn hoá truyền thống trong trước tác chữ Nơm của
Nguyễn Khuyến” của Hồng Mai Qun vấn đề đời sống tình cảm và văn hóa giao
tiếp của Nguyễn Khuyến với con cái, với vợ, với bạn bè, với học trị…cũng đã
được tìm hiểu một cách sơ lược. Trong cơng trình của mình tác giả Hồng Mai
Qun đã chia hệ thống văn hoá ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến thành ba


14

mảng: ứng xử tình cảm trong gia đìnhvà văn hóa giao tiếp của ông với con cái,
với vợ, với bạn bè, với học trị…
Nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử trong thơ Trần Tế Xương dù chưa có cơng
trình nào nghiên cứu cụ thể, song cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về thơ
Trần Tế Xương có nhắc đến văn hóa ứng xử trong thơ Trần Tế Xương như trong
tác phẩm Trơng dịng sơng Vị (1935), tác giả Trần Thanh Mại đã chia tập sách của
mình thành 14 chương đoạn. Đó là những khảo cứu nghiêm túc, những lời bình sâu
sắc, những nét phác hoạ chân dung sinh động về cuộc đời và lối ứng xử trong thơ
Tú Xương với vợ và thời đại, xã hội của mình.
Nghiên cứu thơ trào phúng của Tú Xương, cơng trình Hệ thống trào phúng
của Trần Tế Xương (1957) do Nguyễn Sỹ Tế viết theo hướng nghiên cứu chiều
lịch đại cũng như đồng đaị. Qua đó, Nguyễn Sỹ Tế cũng đã tìm hiểu nguyên nhân
và tiếng cười của Tú Xương trong sự so sánh với Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến, qua đó khẳng định Tú Xương là một “thiên tài trào phúng đã đi vào cõi
bất diệt”. Tác giả đã sử dụng hướng tiếp cận tương đối mới là so sánh. Tuy nhiên,
so sánh ở mức độ đối chiếu đơn thuần mà chưa đặt nó trong một hệ văn hố ứng xử
trong thơ Trần Tế Xương.
Trong bài viết Tú Xương- nhà thơ lớn của dân tộc (1988), Nguyễn Đình Chú
đã đính chính và bổ sung nhiều chi tiết có ý nghĩa”.Bằng hướng nghiên cứu hệ
thống, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhấn mạnh phương diện ý thức cá nhân và
tiếng cười giải thốt. Ơng kết luận, Tú Xương đi ngược lại truyền thống thơ ngơn

chí, đánh dấu sự phai nhạt của cách ứng xử trong không gian truyền thống, mở ra
không gian sinh hoạt đời thường, đô thi. Mặc dù đây chỉ là những nhận định khái
quát, song nó góp phần mở ra những vấn đề nghiên cứu mới về Tú Xương.
Trên đây, là những phác thảo quá trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa ứng
xử và văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến cũng như thơ Trần Tế Xương. Tất


15

cả các cơng trình nghiên cứu về văn hóa đã tìm hiểu sâu về bản sắc văn hóa nói
chung và văn hóa ứng xử nói riêng. Nhưng nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong tác
phẩm văn học thì vẫn cịn rất nhiều khoảng trống, có thể thấy ngồi cơng trình Văn
hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến của tác giả Thân Thị Minh Trang và cơng
trình Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du do tác giả Cao Thị Liên
Hương thực hiện thì tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thêm cơng trình
nghiên cứu nào dùng văn hóa ứng xử tiếp cận các tác phẩm văn học. Việc đặt hai
tác giả cùng thời có những điểm giống và khác nhau để nghiên cứu, đối sánh qua
góc nhìn văn hóa ứng xử thì vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào, đặc biệt
là nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Vì lẽ
đó, nhìn chung việc nghiên cứu về Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và
Trần Tế Xương như một cơng trình chun biệt thì chưa có. Dù vậy, những nghiên
cứu của các tác giả đi trước, thực sự là những tri thức quý báu, giúp người viết có
thể tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn bước đầu tìm hiểu hướng tiếp cận giúp khám phá hiểu biết sâu hơn
trên phương diện văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử góp phần hiểu thêm quan
niệm sống, nếp sống, lối hành động của con người trong xã hội qua thơ Nguyễn
Khuyến và Trần Tế Xương.
Làm rõ vai trị của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân và

xã hội. Góp phần hiểu hơn bối cảnh văn hóa, tâm tư, tình cảm của con người trong
buổi giao thời.
Việc tìm hiểu vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế
Xương khơng chỉ góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về diện mạo thơ ca trung đại
mà cịn giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời, hành trạng và lối ứng xử với
con người, với tự nhiên, với xã hội của hai nhà thơ lớn Nguyễn Khuyến và Trần Tế


16

Xương. Việc tìm hiểu đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế
Xương, vì vậy mà có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu và giảng dạy nói
chung, và qua việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn
Khuyến và Trần Tế Xương nói riêng cũng sẽ giúp chúng ta có thể học tập thêm
những nét ứng xử của tiền nhân, vận dụng nó trong đời sống hiện tại này.
4. Đối tượng và phạm vi đề tài

Với đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, đối
tượng nghiên cứu trực tiếp và xuyên suốt là vấn đề văn hóa ứng xử với phạm vi
nghiên cứu là các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài và triển khai luận văn, người viết sẽ áp dụng
những phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng xuyên
suốt trong luận văn, nhờ phương pháp này, người viết có thể phân tích, tổng hợp
các dẫn chứng cụ thể với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề mà người viết triển
khai trong luận văn.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sẽ
tiến hành so sánh các tác phẩm thể hiện ứng xử văn hóa của Nguyễn Khuyến,

Trần Tế Xương với các tác phẩm khác của một số tác giả khác để làm nổi bật về
văn hóa ứng xử trong thơ của họ.
+ Phương pháp liên ngành: Là phương pháp được sử dụng trong luận văn
với mục đích làm rõ sự phong phú và đa dạng giữa các tác phẩm văn học nói
chung và các tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương nói riêng trong mối
tương quan giữa tác phẩm và những những vấn đề về văn hóa ứng xử.
+ Phương pháp văn hóa - lịch sử: Là phương pháp dùng để khảo sát quá
trình hình thành lối ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương (điều


17

kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - nghệ thuật,…) từ đó giúp người viết tìm hiểu
trường văn hóa, sự thay đổi và du nhập văn hóa phương Tây đến quê hương của 2
tác giả Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương cũng như nghiên cứu đặc thù lịch sử,
văn hóa, văn học dân tộc trong ứng xử nói chung và ứng xử trong thơ của hai tác
giả ấy nói riêng.
+ Phương pháp hệ thống: Người viết đặt các tác phẩm thơ văn của Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương và một số dẫn chứng được trình bày trong luận văn theo
một mối tương quan nhất định, đồng thời cũng đặt chúng với các tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam nói riêng, các tác phẩm văn học nói chung theo một hệ thống.
Từ đó, sẽ có sự đối chiếu, lý giải giúp ta có thể thấy được đầy đủ giá trị, ý nghĩa
của văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và đưa đến những
kết luận trong luận văn.
Ngoài ra, người viết sẽ kết hợp thêm một số phương pháp luận nghiên cứu
văn học nói chung để làm rõ những vấn đề mà luận văn đặt ra. Những phương
pháp trên sẽ được người viết vận dụng một cách linh hoạt trong toàn bộ luận văn,
tùy theo yêu cầu của mỗi chương mà người viết sẽ sử dụng theo cách chỉ tập trung
vào một phương pháp hoặc kết hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau để làm
sáng tỏ những vấn đề mà luận văn đã đưa ra.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương
như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung
Nhiệm vụ của chương này là trình bày những vấn đề cơ sở lý luận chung, từ
đó làm nền tảng để người viết có thể triển khai các vấn đề trong phần những
chương kế tiếp. Cụ thể, người viết sẽ trình bày về ba vấn đề cơ bản đó là truyền
thống văn hóa của người Việt; qua đó trình bày sự hình thành và phát triển, văn


18

hóa ứng xử và trình bày một số nét khái quát về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
Chương 2. Ứng xử đối với bản thân và môi trường tự nhiên
Trong chương hai, người viết trình bày về những nội dung ứng xử với bản
thân trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, từ đó chỉ ra những ý thức cá
nhân của hai nhà thơ và sự khác biệt trong lối ứng xử với bản thân của họ.
Ngoài ra, trong chương này, người viết cũng trình bày biểu hiện về ứng xử
của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương với môi trường tự nhiên cụ thể là thiên
nhiên với vai trò như một đối tượng để ngâm vịnh cũng như gửi gắm những tâm tư
của họ.
Chương 3. Ứng xử đối với môi trường xã hội và gia đình
Song song với những vấn đề được triển khai ở những chương trên, nhiệm vụ
của chương ba là khai thác các vấn đề về ứng xử với mơi trường xã hội và gia đình
trong thơ Nguyễn Khuyến cũng như trong thơ Trần Tế Xương. Từ đó, làm rõ
những nét độc đáo, thú vị trong lối ứng xử mà họ đã xây dựng trong những sáng
tác của mình.



19

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Truyền thống văn hóa của người Việt
Truyền thống văn hóa chính là những giá trị văn hóa được truyền lại dưới nhiều
hình thức và thường xuyên được làm giàu thêm, trau dồi thêm theo quy luật nội tại của
chính nó. Có rất nhiều những quan niệm khác nhau khi nhắc về truyền thống văn hóa
của người Việt. Có nhiều người quan niệm đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa
của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của
người Việt. Cũng khơng ít ý kiến cho rằng truyền thống văn hóa của người Việt là
tồn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn
hóa từng tộc người, khơng có văn hóa dân tộc, quốc gia. Và quan niệm được nhiều
người đồng thuận và quan tâm hơn cả, đó là quan niệm truyền thống văn hóa của
người Việt là cộng đồng văn hóa dân tộc, quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc
thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người.
Có thể thấy rằng, văn hóa của người Việt có sự ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa
phương Đơng, nếu như phương Tây có cội nguồn văn hóa từ cái cội rễ du mục thì
phương Đơng có nguồn cội là nơng nghiệp. Vì lẽ đó, người phương Đơng khơng
chuộng lối sống chăn nuôi, du cư, trọng động mà họ ưa lối sống trồng trọt, định cư và
trọng tĩnh, hướng nội. Việt Nam cũng là một trong số những đất nước có nền văn hóa
thuộc kiểu văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Dù vậy, văn hóa Việt Nam cũng có những
nét tương đồng và khác biệt nhất định so với nền văn hóa của các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nhất là nghề nơng
nghiệp lúa nước, vì vậy một lúc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như:
thời tiết, nước, khí hậu… nên về mặt tư duy nhận thức người Việt đã hình thành
nên lối tư duy tổng hợp, biện chứng (trọng quan hệ) theo kiểu “Bầu ơi thương lấy



20

bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “Một giọt máu đào hơn
ao nước lã”. Bên cạnh đó, người Việt cũng hình thành nên lối tư duy nhận thức
chủ quan và duy linh. Nếu như ở phương Tây, trong quan hệ ứng xử với môi
trường tự nhiên người ta coi trọng sự chinh phục và chế ngự, thì người phương
Đơng trong đó có người Việt lại sống hịa hợp với tự nhiên. Và từ đó dẫn tới lối
sống linh hoạt ln thay đổi để thích nghi với hồn cảnh.
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã
đề cập đến năm đặc trưng lớn trong nét văn hóa truyền thống của người Việt. Đó là
tính cộng đồng, tính ưa hài hịa, thiên về âm tính và tính tổng hợp. Bởi lẽ, Việt
Nam là một quốc gia nông nghiệp, trong truyền thống đó lại là kiểu nơng nghiệp
thuần túy. Với đặc trưng là tính thời vụ cũng như nhu cầu chống thiên tai, bảo vệ
an ninh trật tự xã hội đã quy định văn hóa làng xã cộng đồng của người Việt. Mặt
khác, người Việt Nam mang trong tư tưởng mềm dẻo, hiếu hịa vì lẽ đó từ xa xưa
họ đã mang trong mình tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp.
Đồng thời, là đất nước có điều kiện tự nhiên là xứ nóng, nhiều mưa, đồng
bằng ẩm thấp vì vậy đã dần hình thành nên lối sống nơng nghiệp âm tính, do vậy
mà tính cách văn hóa Việt Nam cũng thiên về âm tính ở chừng mực nhất định. Đó
cũng là nguồn gốc của sự hình thành mối quan hệ trọng tình, trọng đức, trọng phụ
nữ và trọng văn.
Nhìn chung, văn hóa người Việt thường linh hoạt ưa hài hịa, trọng tình cảm
và đề cao vai trò của tập thể. Quan hệ ứng xử của người Việt vì thế mà cũng thuận
theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên trong quan hệ với mơi trường. Chính vì thế mà
trong văn hóa truyền thống của người Việt, tín ngưỡng dân gian đã phát triển một
cách hết sức tự nhiên trong đời sống của dân tộc.
1.2.Sự hình thành và phát triển.
1.2.1. Tín ngưỡng dân gian



21

Theo Từ điển Tiếng Việt, thì “Tín ngưỡng là tin theo một tơn giáo nào đó”
[34, tr.994]. Và có thê hiểu rằng, tín ngưỡng dân gian là tập hợp những niềm
tin hình thành và phản ánh ước nguyện của một cộng đồng người có thể nhưng
khơng nhất thiết tn theo một hệ thống tơn giáo nhất định. Văn hố tín ngưỡng
dân gian không chỉ làm nên những giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh
của văn hố mà cịn góp phần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hố các
dân tộc. Mỗi tín ngưỡng dân gian đều có nhiều biến thể, trong quá trình hình thành
và phát triển của nó.
Từ xa xưa, Việt Nam là một quốc gia sống bằng nghề nông nghiệp nên sự gắn
bó với tự nhiên vơ cùng lâu dài và bền chặt, vì lẽ đó sùng bái thần linh là một tín
ngưỡng mang tính tất yếu của người Việt. Trong lối tín ngưỡng ấy, chúng tơi tạm
chia ra là lối tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên và tín ngưỡng thờ cúng con người.
Trước hết, tín ngưỡng dân gian của người Việt cho rằng trong vạn vật, trời đất
luôn ẩn chứa những quyền năng thiêng liêng và nó có thể khiến con người có được
những phúc lành hay tai họa bất cứ lúc nào. Sống trong thế giới ấy, con người hiểu
rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, họ vừa mang thái độ mong được thần
linh phù hộ, và có thái độ e sợ, thành kính. Biểu hiện rõ rệt cho điều ấy đó là hành
vi tín ngưỡng cầu cúng, khấn vái thần linh với mong cầu được chở che của dân
gian. Ca dao đã ghi lại ước muốn, nguyện vọng của dân gian với đất trời:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Có thể thấy rằng, quan niệm của dân gian ta thì mọi thần linh đều vơ cùng
quan trọng, trước hết đó là Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – những vị thần cai quản các


22


hiện tượng tự nhiên quan trọng, gắn bó với đời sống của người làm nơng nghiệp
nói chung trong đó có người Việt. Tín ngưỡng dân gian đã thờ bộ ba nữ thần ấy
qua lối Tam Phủ với ba bà là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải
cai quản ba vùng trời – đất – nước. Nhiều nhà, ở mỗi góc sân đều có đặt một bàn
thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên. Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước trong tín
ngưỡng dân gian trở thành những thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa
Sơng…Vì vậy mà trong tục ngữ dân gian có câu “Lệnh làng nào làng ấy đánh,
thánh làng nào làng ấy thờ”. Ngoài ra, Thần Đất cịn tồn tại trong tín ngưỡng dân
gian là Mẹ Đất, Bà Nước dưới tên gọi là Bà Thủy. Không phải ngẫu nhiên mà khi
chưa có ý thức về âm – dương cũng như ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa trọng
dương gốc du mục, trong tín ngưỡng dân gian người Việt hầu hết đều tơn thờ nữ
thần. Bởi lẽ tính chất âm tính của văn hóa nơng nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh
vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và gia tăng niềm tin
linh thiêng đối với các vị thánh thần mà mình phụng thờ hay cầu khấn. Và họ
truyền tụng với nhau trong ca dao, dân ca rằng, vạn vật khắp nơi đều có thần linh,
để từ đó răn dạy mình phải sống tốt hơn trong cõi đời này:
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm
(Ca dao)
Thứ hai, trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, với niềm tin rằng khi con
người ta khi chết sẽ về với tổ tiên nơi chín suối nên họ vẫn có tục thờ cúng tổ tiên
ơng bà. Thờ cúng ông bà tổ tiên là một nét văn hóa lâu đời trong dân gian người
Việt, nó đã ăn sâu vào nếp sống của nhân dân ta. Đó là quan niệm “sống gửi, thác
về” hay “chết là thể xác, hồn là tinh anh”. Người Việt tin rằng dù đã ở nơi chín
suối nhưng ơng bà vẫn ln về phù hộ cho con cháu, vì vậy mà tín ngưỡng thờ
cúng ơng bà tổ tiên đã hình thành trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.


23


Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt tôn giáo là biến âm từ tông giáo: tôn
giáo là việc giáo dục theo nền nếp của tổ tông. Bởi lẽ hầu hết, từ xưa cho đến nay,
bất cứ gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và nó gần như là một tôn giáo, dân gian
ta vẫn dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”,...là vì thế. Khác
với phương Tây coi trọng ngày sinh, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tục thờ
cúng tổ tiên trọng việc cúng giỗ vào ngày mất, vì người ta tin rằng đó là thời khắc
mà con người đi vào cõi vĩnh hằng.
Ngồi tục cúng giỗ, dân gian ta cịn khấn vái, cúng cầu vào các ngày sóc vọng
(mùng một, ngày rằm) hay khi trong gia đình có việc gì trọng đại như lễ tết, sinh
con, dựng vợ gả chồng cho con cái để báo cáo tổ tiên, khi họ muốn cầu mong tổ
tiên phù hộ (làm nhà, đi xa, thi cử, vụ mùa,…), hoặc lúc họ muốn tạ ơn (thi đỗ, đi
xa về bình an, làm ăn phát đạt,…). Nó thể hiện mối dây liên hệ gần gũi, khắng khít
giữa người sống và người chết, giữa cõi dương và cõi âm. Ngồi ra, đối tượng
được nhân dân ta thờ cúng cịn là những anh hùng lịch sử, những người có cơng
lao to lớn với quê hương đất nước. Từ việc thờ cúng và khắc ghi công ơn của vua
tổ - Vua Hùng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Hay chuyện từ chuyện ở núi Tản Viên xuất hiện một vị thần đã giúp vua
Hùng giúp nước non thanh bình là Sơn Tinh, cũng như Thánh Gióng với vai trò
quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta từ xa xưa cũng
dần được dân gian thờ phượng. Tín ngưỡng ấy vừa mang ý nghĩa như là sự đoàn
kết của cộng đồng cư dân nông nghiệp đã liên kết chặt chẽ với nhau, một mặt đối
phó với mơi trường tự nhiên là chống lụt và mặt khác đối phó với mơi trường xã
hội là chống giặc ngoại xâm để mà tồn tại. Ngoài ra, dân gian cịn tín ngưỡng các
vị thần như Liễu Hạnh, Chữ Đồng Tử,…những nét tín ngưỡng dân gian ấy là


24


những giá trị tinh thần văn hóa rất đẹp đẽ của dân tộc ta. Đó là tinh hoa chắt lọc
qua suốt chiều dài của lịch sử và cũng là biểu tượng cho sức mạnh liên kết cộng
đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống phồn vinh
và hạnh phúc.
Qua đó, cho thấy cũng như những bộ phận khác của văn hóa, tín ngưỡng dân
gian là tấm gương phản ánh trung thành những đặc trưng nơng nghiệp của nền văn
hóa Việt Nam, trước hết đó là sự tơn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên
trong tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên và tiếp đến là tín ngưỡng thờ cúng con người.
Đặc biệt, gắn liền với cuộc sống nơng nghiệp và ngun lí âm dương là khuynh
hướng đề cao tính nữ trong tín ngưỡng dân gian người Việt. Tín ngưỡng dân gian
Việt Nam đầy rẫy các nữ thần, Nho giáo và chế độ phụ quyền khơng tiêu diệt được
vai trị của người phụ nữ Việt Nam, trong tín ngưỡng dân gian ln xuất hiện Bà
Trời, Bà Đất, các nữ thần Mây, Mưa, 12 bà mụ,…
Nhìn chung, có thể trong tín ngưỡng dân gian có khi những nội dung, đối
tượng và hình thức tín ngưỡng khơng giống nhau nhưng rõ ràng chung quy lại tín
ngưỡng dân gian mang tính linh thiêng của con người, dù đó là tín ngưỡng thờ
cúng tự nhiên hay thờ cúng con người thì niềm tin linh thiêng ấy đã đi vào đời
sống của cả dân tộc, nó đã trở thành phong tục, tập quán ăn sâu, bám rễ vào trong
tâm thức của nhân dân ta. Chính vì thế, có thể thấy cùng với những yếu tố khác,
văn hóa tín ngưỡng dân gian phần nào đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời sống văn
học của dân tộc, điều đó ta thấy ít nhiều cũng xuất hiện trong sáng tác của Tú
Xương và Nguyễn Khuyến.
1.2.2. Văn hóa Việt trong sự tiếp biến các luồng tư tưởng, văn hóa khác
Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới tạo nên một hiện
tượng thường được gọi là tiếp biến văn hóa (tiếp xúc và biến đổi văn hóa). Sự tiếp
xúc văn hóa khi xảy ra lâu dài và trực tiếp có thể gây ra sự biến đổi cấu trúc của
một nền văn hóa. Việt Nam cũng vậy, do sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa mà văn
hóa Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng trong q trình hội nhập văn hóa



25

của văn hóa Việt Nam, từ khu vực đến thế giới. Trong q trình giao lưu tiếp biến
ấy, văn hóa ngoại lai đã có cơ hội du nhập vào nước ta. Điều đó được thể hiện rõ
nét qua các tư tưởng như Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
* Với Nho giáo
Việt Nam nằm tiếp giáp biên giới Trung Quốc, trong q trình phát triển lại
có nhiều quan hệ phức tạp nên việc tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Hán là lẽ đương
nhiên. Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu
hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ
hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão Tử... Thế nhưng trong các học thuyết ấy,
khơng ai có thể phủ nhận được tư tưởng có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử
phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đơng Nam Á nói riêng chính là
Nho giáo.
Nho giáo là một trong những trường phái triết học cơ bản và có giá trị to lớn
đến vô cùng của Trung Quốc thời cổ đại. Đó là những tư tưởng triết lý, luân lý đạo
đức, thể chế cai trị vốn đã có cơ sở ở Trung Quốc từ thời Tây Chu, đến cuối thời
Xuân Thu (TKXI-TKV TCN) thì được Khổng Tử (551-479TCN) và các mơn đệ
của Ơng là Mạnh Tử (372-289 TCN) và Tuân Tử (313 -238 TCN) hệ thống hóa ổn
định lại trong hai bộ kinh điển là Tứ Thư và Ngũ Kinh.
Kể từ lúc xuất hiện cho đến về sau Nho giáo ln giữ được cho mình một vị
trí độc tơn cho đến khi chế độ phong kiến lụi tàn. Để có thể vượt qua được sức
mạnh của thời gian, Nho giáo hẳn phải có những giá trị nhất định. Là một đất nước
có quan hệ gần gũi với đất nước mà Nho giáo ra đời, vì vậy mà trong văn hóa ứng
xử của người Việt sự tác động từ văn hóa Nho gia chính là một yếu tố rất sâu đậm.
Có thể nói, Nho giáo được áp dụng vào thiết chế nhà nước và tổ chức xã hội
của người Việt rất mạnh mẽ. Trong q trình ấy, đơi khi nó còn trở thành hệ tư
tưởng chủ lưu trong giới quý tộc cũng như thường dân, nhất là sự ảnh hưởng của
nó trong chế độ khoa cử trong xã hội phong kiến Việt Nam. Ảnh hưởng của Nho



×