Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.41 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA ASEAN ÁP DỤNG
CHO CÁC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 1606040003

Họ và tên học viên: Nguyễn Hoàng Anh
Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2019


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẢI QUAN TRONG
KHUÔN KHỔ CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN.......................................................6
1.1. Khái niệm về cơ chế Một cửa.......................................................................6
1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ chế Một cửa ASEAN.......................................7
1.2.1. Khái niệm về cơ chế Một cửa ASEAN......................................................7


1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN..........................9
1.2.3. Đặc điểm của cơ chế Một cửa ASEAN................................................... 13
1.2.4. Cơ chế thực thi Hệ thống Một cửa ASEAN............................................. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ TRIỂN KHAI CƠ CHẾ
MỘT CỬA ASEAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM............................................ 24
2.1. Môi trường triển khai cơ chế Một cửa ASEAN........................................ 24
2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế Một cửa ASEAN...............................24
2.1.2. Điều kiện thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN..........................................34
2.2. Hoạt động của Hải quan Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế đường bộ với
Lào và Campuchia hiện nay trong khuôn khổ cơ chế Một cửa ASEAN........40
2.2.1. Quy trình thủ tục hải quan tại các cửa khẩu đường bộ..........................40
2.2.2. Hoạt động của các cơ quan chức năng khác liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu................................................................................................. 48
2.2.3. Thực trạng hoạt động của Hải quan Việt Nam tại các cửa khẩu đường bộ
trong khuôn khổ cơ chế Một cửa ASEAN......................................................... 50
2.3. Tồn tại - hạn chế và kết quả đã đạt được khi triển khai cơ chế Một cửa
ASEAN tại các cửa khẩu đường bộ ở Việt Nam.............................................. 60
2.3.1. Tồn tại - hạn chế..................................................................................... 60
2.3.2. Kết quả đã đạt được............................................................................... 62


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN TẠI
CÁC CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VỚI LÀO VÀ CAMPUCHIA......64
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.............................................................................. 64
3.1.1. Bối cảnh quốc tế..................................................................................... 64
3.1.2. Bối cảnh trong nước............................................................................... 66
3.2. Các giải pháp thực hiện Một cửa ASEAN áp dụng tại cửa khẩu đường
bộ quốc tế với Lào và Campuchia..................................................................... 67
3.2.1. Các giải pháp quốc tế............................................................................. 67
3.2.2. Các giải pháp liên quan đến các Bộ, Ngành, doanh nghiệp...................70

3.2.3. Các giải pháp của ngành Hải quan........................................................ 76
KẾT LUẬN............................................................................................................ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 80


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng
trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asia Nations)

UN/CEFACT

Trung tâm nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về tạo thuận lợi
thương mại và thương mại điện tử (the United Nations
Centre for Trade Faciliation and Electronic Business)

e-SAD


Chứng từ điện tử duy nhất

Incoterm

Quy tắc thương mại quốc tế (International Commerce
Terms)

WCO

Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization)

UNTDED

Hệ thống dữ liệu thương mại Liên Hợp Quốc (United
Nations Trade Data Elements Directory)

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency
for International Development)

GMS

Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong
Subregion)

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)


WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
Communication Technology)

CNTT

Công nghệ thông tin

Bộ GTVT

Bộ Giao thông vận tải

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International
Cooperation Agency)

NSW

Cơ chế Một cửa quốc gia (National Single Window)


ASW

Cơ chế Một cửa ASEAN (ASEAN Single Window)


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình kiểm tốn hệ thống...................................................................................... 21
Hình 1.2: Quy trình kiểm tốn theo giao dịch......................................................................... 23
Hình 1.3. Hệ thống Một cửa ASEAN kết nối với các bộ phận liên quan....................27
Hình 1.4. Quy trình thơng quan từ Hệ thống một cửa quốc gia....................................... 41


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và Hoàng Diệu
qua các năm: 2017 và 2018............................................................................................................ 57


TÓM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN
Trong xu thế hội nhập và hợp tác toàn diện tại khu vực ASEAN, vấn đề tạo
thuận lợi cho thương mại quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc
gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu nhập. Cụ thể, cơ chế
Một cửa ASEAN được xem là công cụ hữu hiệu để các quốc gia để hiện thực hố
mục tiêu chung của khu vực, đó là xây dựng một mái nhà chung là Cộng đồng
ASEAN vững chắc với 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn thí điểm triển khai mơ hình cơ chế Một cửa ASEAN, cụ
thể là tại các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam dù đã đạt được một số kết quả nhất
định, song cũng cịn khơng ít tồn tại, khó khăn cả về nhận thức, khuôn khổ thể chế
và thực tiễn q trình triển khai. Trong khi đó, mơ hình này vốn xuất hiện khá sớm
trên thế giới và thực tiễn áp dụng cơ chế Một cửa cũng vô cùng phong phú, đa dạng,
tạo đòn bẩy cho nhiều quốc gia giảm bớt thủ tục hành chính, thúc đẩy tự do hố

thương mại. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều báo cáo, tài liệu phân tích cụ
thể về thực tiễn áp dụng cơ chế Một cửa ASEAN cho các cửa khẩu đường bộ tại
Việt Nam, tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý và các quy định chung về vấn đề này đều
đã được ban hành. Trên thực tế, việc triển khai cơ chế Một cửa ASEAN còn chậm
so với kỳ vọng chung của 3 quốc gia có chung biên giới đường bộ, đó là Việt Nam,
Lào và Campuchia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng và đúc rút
ra kinh nghiệm từ những mơ hình quốc tế điển hình để từ đó đưa ra được những
kiến nghị phù hợp với Việt Nam là hết sức cần thiết.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã đưa cơ sở lý luận bao gồm những khái
niệm cơ bản, mục tiêu, nguyên tắc thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN, điều kiện để
thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN. Đề tài “Cơ chế Hải quan Một cửa ASEAN áp
dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” cũng đã
nêu ra thực trạng hoạt động của Hải quan Việt Nam tại các cửa khẩu đường bộ với
Lào và Campuchia, từ đó đi sâu vào phân tích những thuận lợi và khó khăn, những
tồn tại và kết quả đạt được trong việc áp dụng mơ hình cơ chế Một cửa ASEAN.
Tiếp đến, tác giả cũng đã đưa được kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
trong việc triển khai cơ chế Hải quan Một cửa. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã đưa
ra được một số kiến nghị nhằm vận dụng những kinh nghiệm này trong việc triển
khai, thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN tại các cửa khẩu đường bộ ở Việt Nam.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại quốc tế là
một trong những yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ
đó mà các quốc gia có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập
khẩu – yếu tố lớn quyết định đến tăng trưởng trong dài hạn.
Nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, chúng ta cần xây dựng một hệ

thống văn bản pháp luật tương thích với các quy định của quốc tế và khu vực để tiêu
chuẩn hóa các chứng từ và thủ tục hải quan. Cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã chính
thức kết nối Một cửa ASEAN vào năm 2012. Tham gia hệ thống Một cửa ASEAN
là một xu thế tất yếu khách quan trước đòi hỏi của tự do hóa thương mại tồn cầu, là
sự thích ứng của nền kinh tế trước yêu cầu của khu vực và toàn cầu hóa nhằm xóa
bỏ những khác biệt, phân biệt đối xử, các rào cản thương mại để hướng tới một thể
chế thương mại công bằng. Thực thi được cơ chế Một cửa ASEAN sẽ đem lại lợi
ích to lớn về mặt thực tiễn đó là tạo nên sự cơng bằng, làm lành mạnh hóa các quan
hệ thương mại, chống gian lận thương mại và thất thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, quá trình triển khai áp dụng trong thực tiễn đã, đang và sẽ bộc lộ nhiều vấn
đề cần giải quyết bao gồm: Vấn đề nhận thức, quán triệt đúng và đầy đủ nội dung cơ
chế Một cửa ASEAN, đánh giá đúng thực trạng, đề ra các giải pháp, hoạt động cụ
thể để đáp ứng yêu cầu tính khả thi, chất lượng và hiệu quả…
Việc thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN là thực hiện cam kết quốc tế theo lộ
trình của quốc gia. Theo đó, Hải quan các cửa khẩu đường bộ tại Việt Nam là các
đơn vị cần được triển khai theo lộ trình này. Từ thực tiễn các hoạt động triển khai
Hiệp định GMS thời gian qua cũng như quá trình ngành Hải quan thực hiện cải
cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu về nội dung: “Cơ
chế Hải quan Một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp”. Thông qua nội dung nghiên cứu này góp phần tìm
ra các giải pháp nhằm triển khai lộ trình quốc gia theo cam kết quốc tế vào thực tiễn
một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Hải quan cũng như của
đất nước trong thời đại mới.


2

2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ngồi nước: Một số nước trong khối Liên minh châu Âu
(EU) và ASEAN đã và đang nghiên cứu triển khai cơ chế Một cửa. Trong khu vực

ASEAN thì các quốc gia cũng đang thúc đẩy quá trình xây dựng cơ chế Một cửa
ASEAN. Các quốc gia có chung đường biên giới đường bộ với Việt Nam theo cơ chế
Một cửa ASEAN bao gồm Lào và Campuchia cũng đang dần hoàn thiện cơ chế này.
Một số bài nghiên cứu trong lĩnh vực này gây chú ý như: “Cơ chế Một cửa ASEAN”,
bài nghiên cứu của Hiệp hội Nhật Bản về đơn giản hóa thủ tục thương mại quốc tế
(JASTPRO) (2012); “Thương mại điện tử qua biên giới: Cơ chế Một cửa ASEAN”,
công bố bởi nhóm tác giả Rachid Benjelloun, Dennis Pantastico, Marianne Wong
(2012) của Ủy ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP);
“Cơ chế Một cửa ASEAN: Thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại cho hội nhập trong khu
vực”, bài nghiên cứu bởi tác giả Sanchita Basu Das (2017), Trưởng khoa nghiên cứu về
các vấn đề kinh tế tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore; “Môi
trường Một cửa quốc tế: Triển vọng và thách thức”, cơng bố bởi nhóm tác giả
Abhinayan Basu Bal, Trisha Rajput và Parviz Alizada (2017).

Tình hình nghiên cứu trong nước: Tổng cục Hải quan đã tham gia nhiều cuộc
đàm phán về cơ chế Một cửa ASEAN theo các Hiệp định đã ký kết. Cụ thể, một số
đề án đã được triển khai như: Dự án MDTF 2 quỹ tín thác đa biên liên quan đến xác
định khoảng cách pháp lý trong việc thực hiện cơ chế Một cửa; Đề án Một cửa quốc
gia do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng và một số Bộ, ngành đã thực hiện thí điểm cơ
chế Một cửa. Bên cạnh đó, đề tài “Cơ chế Một cửa ASEAN cho tạo thuận lợi
thương mại và hội nhập ASEAN” của tác giả Lê Quang Anh (2015), thuộc nhóm thư
ký về Hợp tác kinh tế và tài chính của ASEAN cũng đã đưa ra được những đánh giá
cơ bản về mục tiêu và phương hướng hoạt động của cơ chế này đối với các quốc gia
thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá, phân tích một
cách tổng quan q trình áp dụng cơ chế Một cửa ASEAN, đặc biệt là áp dụng riêng
cho các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam từ khi bắt đầu triển khai cho tới nay.


3


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về công tác của Hải quan Việt Nam tại các cửa khẩu
đường bộ theo cơ chế Một cửa ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu: Tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế giữa Việt Nam - Lào
và Việt Nam - Campuchia, tuy nhiên tập trung nghiên cứu, phân tích tại các cửa
khẩu lớn.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác hải quan theo cơ chế
Một cửa ASEAN tại các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam.
Nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ
chính sau:
Nhiệm vụ: Tìm hiểu, phân tích những những vấn đề lý luận của công tác hải
quan theo cơ chế Một cửa ASEAN đối với các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng, cơ hội và thách thức trong việc áp dụng cho các cửa
khẩu đường bộ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo cơ chế Một cửa
- Đề xuất các giải pháp thực thi cơ chế Một cửa ASEAN tại các cửa khẩu
đường bộ của Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thơng qua việc

mơ tả, quan sát các hiện tượng, sự việc, kết hợp phương pháp khảo sát thông qua
phỏng vấn một số công chức hải quan và doanh nghiệp để minh chứng. Việc sử
dụng kết hợp các phương pháp này cho phép nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện,
khách quan, biện chứng trong mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong
những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
6. Điểm mới của luận văn
Về các nghiên cứu trước đây,“Cơ chế Một cửa ASEAN”, bài nghiên cứu của

Hiệp hội Nhật Bản về đơn giản hóa thủ tục thương mại quốc tế (JASTPRO) (2012)
chỉ tập trung sâu vào việc đưa ra những khuôn khổ pháp lý của cơ chế Một cửa


4

ASEAN, hệ thống Một cửa của từng quốc gia, trong đó đã phân tích khá chi tiết về
điểm mạnh, điểm yếu của Hệ thống thông quan tự động VNACCS của Việt Nam.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu mang tính chất hàn lâm, đánh giá dựa trên khung lý
thuyết về khuôn khổ pháp lý và hệ thống Một cửa, chưa đưa ra được thực trạng hoạt
động cụ thể của Hải quan của các quốc gia trong khu vực.
Đối với 3 bài nghiên cứu khác, bao gồm“Thương mại điện tử qua biên giới:
Cơ chế Một cửa ASEAN”, cơng bố bởi nhóm tác giả Rachid Benjelloun, Dennis
Pantastico, Marianne Wong (2012) của Ủy ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình
Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP); “Cơ chế Một cửa ASEAN: Thúc đẩy tạo thuận
lợi thương mại cho hội nhập trong khu vực”, bài nghiên cứu bởi tác giả Sanchita
Basu Das (2017), Trưởng khoa nghiên cứu về các vấn đề kinh tế tại Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore; và “Môi trường Một cửa quốc tế: Triển
vọng và thách thức”, công bố bởi nhóm tác giả Abhinayan Basu Bal, Trisha Rajput
và Parviz Alizada (2017). Điểm mạnh của các bài nghiên cứu trên là đưa ra những
dự báo về triển vọng một cách chi tiết của các quốc gia ASEAN theo cơ chế này,
đồng thời cũng chỉ ra nhiều thách thức trong khu vực mà các quốc gia cần ứng phó
để đạt được mục tiêu phát triển hệ thống Một cửa ASEAN. Tuy nhiên, các bài
nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra được những ví dụ cụ thể về tiến độ, tình hình thực
hiện của Hải quan các quốc gia trong khu vực cũng như những khó khăn thực tế
trong áp dụng cơ chế hải quan Một cửa ASEAN tại các cửa khẩu.
Bài nghiên cứu có tựa đề “Cơ chế Một cửa ASEAN cho tạo thuận lợi thương
mại và hội nhập ASEAN” của tác giả Lê Quang Anh (2015), thuộc nhóm thư ký về
Hợp tác kinh tế và tài chính của ASEAN đã đưa ra được mục tiêu và phương hướng
hoạt động của cơ chế này đối với các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt

Nam. Tuy nhiên, bài viết chưa có sự tổng hợp tình hình thực tế của cơng tác Hải
quan Việt Nam theo cơ chế này tại các cửa khẩu.
Từ đó, tác giả đánh giá, luận văn có 2 điểm mới, đó là:
- Một là, trong khi các bài nghiên cứu trên tập trung vào các quy trình áp dụng
Một cửa ASEAN cũng như các cam kết mang tính vĩ mơ giữa các quốc gia thì luận
văn đã tổng hợp, ghi nhận và đánh giá được những hoạt động của Hải quan Việt


5

Nam trong quá trình hợp tác với Hải quan các quốc gia có chung cửa khẩu đường
bộ tại ASEAN dựa trên những đánh giá mang tính chất thực tế, thực nghiệm.
- Hai là, luận văn đã đánh giá được tiến độ triển khai cơ chế Một cửa ASEAN
từ khi bắt đầu áp dụng tại các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam cho tới nay, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác hải quan tại các cửa khẩu đường
bộ của Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về công tác hải quan trong khuôn khổ cơ chế Một
cửa ASEAN
Chương 2. Thực trạng hoạt động và triển khai cơ chế Một cửa ASEAN của Hải
quan Việt Nam
Chương 3. Giải pháp thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN tại các cửa khẩu
đường bộ quốc tế với Lào và Campuchia


6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẢI
QUAN TRONG KHUÔN KHỔ CƠ CHẾ MỘT CỬA

ASEAN
1.1. Khái niệm về cơ chế Một cửa
Thương mại quốc tế đang đứng trước những thay đổi to lớn. Trước đây, hoạt
động kinh tế được tiến hành chủ yếu dựa trên hệ thống văn bản giấy. Hàng ngày, các
doanh nghiệp trên thế giới phải chuẩn bị và nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước
những hồ sơ cung cấp thông tin giống nhau và lặp lại nhiều lần gây ra sự lãng phí
về mặt thời gian và tài chính. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin
và thương mại điện tử, các quốc gia và tổ chức kinh tế thế giới đều hướng tới xây
dựng cơ chế Một cửa nhằm tạo thuận lợi cho luồng thông tin được thông suốt, tránh
những yêu cầu thông tin trùng lặp giảm thủ tục giấy tờ để làm tăng tốc độ luân
chuyển của hàng hoá, giảm thời gian và chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Cho đến thời điểm hiện tại, định nghĩa cơ chế Một cửa mà các quốc gia đưa ra
đều bám sát và được phát triển thêm dựa trên định nghĩa tại Khuyến nghị số 33 về
xây dựng cơ chế Một cửa và tài liệu hướng dẫn xây dựng cơ chế Một cửa và tài liệu
hướng dẫn xây dựng cơ chế Một cửa do Trung tâm nghiên cứu của Liên hiệp quốc
về tạo thuận lợi thương mại và thương mại điện tử (UN/CEFACT) thuộc Uỷ ban
kinh tế Châu Âu của Liên hiệp quốc (UNECE) đưa ra. Theo đó, “Cơ chế Một cửa
được định nghĩa là một công cụ tạo thuận lợi cho phép các bên tham gia vào hoạt
động thương mại và vận tải gửi chứng từ và thơng tin đã được chuẩn hố tới một
điểm tiếp nhận duy nhất để thực hiện tất cả các quy định dành cho các hoạt động
nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh. Nếu thông tin được nộp dưới dạng điện tử thì mỗi
tiêu chí thơng tin chỉ nên được nộp một lần”.
Theo định nghĩa này, nhiều sáng kiến về Cơ chế Một cửa đã được áp dụng
thành công và phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, Canada, Australia, Cơ chế Một cửa được xây dựng và
vận hành trên cơ sở hệ thống thông tin tự động của cơ quan hải quan và cơ quan
quản lý giao thông vận tải kết nối với các cơ quan quản lý khác trong mơ hình kết



7

nối tổng thể của hệ thống Một cửa quốc gia. Việc thực hiện Cơ chế Một cửa quốc
gia đã đem lại lợi ích to lớn cho hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động quản lý
nhà nước và là động lực quan trọng để thương mại điện tử đi vào cuộc sống.
1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ chế Một cửa ASEAN
1.2.1. Khái niệm về cơ chế Một cửa ASEAN
Theo Hiệp định và Nghị định thư đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại
văn bản thông báo số 1621/TTg-QHQT, ngày 30/10/2007, cùng với Campuchia,
Lào, Myanamar, Việt Nam sẽ xây dựng Cơ chế Một cửa quốc gia và sẵn sàng kết
nối với cơ chế Một cửa ASEAN vào năm 2012. Các nước ASEAN – 6 bao gồm
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, theo kế hoạch đã
triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia vào năm 2008 và kết nối cơ chế Một cửa
ASEAN vào năm 2012.
Trong Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế Một cửa
ASEAN, Cơ chế Một cửa ASEAN được định nghĩa một cách ngắn gọn là một môi
trường trong đó các Cơ chế Một cửa quốc gia hoạt động và kết nối với nhau để đẩy
nhanh việc giải phóng và thơng quan hàng hố. Trong định nghĩa này, Cơ chế Một
cửa quốc gia là một hệ thống cho phép: xuất trình dữ liệu và thơng tin một lần; xử
lý thông tin, dữ liệu một lần và đồng thời; và ra quyết định một lần cho việc giải
phóng và thơng quan hàng hoá. Việc ra quyết định một lần được hiểu một cách
thống nhất là một điểm ra quyết định duy nhất bởi cơ quan hải quan đối với việc
giải phóng hàng hố trên cơ sở các quyết định của các bộ ngành chức năng được gửi
tới cơ quan hải quan một cách kịp thời. Các nước thành viên xây dựng và thực hiện
cơ chế Một cửa quốc gia của mình dựa trên các tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế ohor
biến nhất như đã xác định trong các hiệp định và công ước quốc tế liên quan đến tạo
thuận lợi thuơng mại và hiện đại hoá kỹ thuật nghiệp vụ hải quan. Cơ chế Một cửa
quốc gia cần phải là một trung tâm chung, trung lập, an toàn và tin cậy để các doanh
nghiệp, các ngành nghề và chính phủ liên lạc, trao đổi, xử lý thông tin liên quan đến
thương mại và tiếp vận nhằm thông quan hiệu quả hàng hoá.



8

Theo khái niệm rộng, Cơ chế một của ASEAN hoạt động trong mơi trường có các
đặc điểm như kết nối và đồng bộ hố khơng ngừng các quy trình thủ tục và tiêu chí
thơng tin được tiêu chuẩn hố bởi các bên liên quan (chính phủ và doanh nghiệp). Nói
cách khác, Cơ chế Một cửa ASEAN hoạt động trong bối cảnh tăng cường hài hồ hố
và đơn giản hố quy trình, thủ tục hải quan cũng như tiêu chuẩn hố các tiêu chí thơng
tin theo các tiêu chuẩn quốc tế (theo Công ước Kyoto sửa đổi). Cơ chế Một cửa
ASEAN áp dụng những tiến bộ mới nhất của quy trình xử lý thông tin (Công nghệ
thông tin và viễn thông – ICT) và tự tích hợp qua hệ thống kết nối an toàn. Chức năng
của Cơ chế Một cửa ASEAN được thực hiện dựa trên mối quan hệ với các chủ thể kinh
tế dưới nhiều hình thức như chính phủ - chính phủ, chính phủ - doanh nghiệp, doanh
nghiệp – doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp – chính phủ.

Cụ thể hơn, Cơ chế Một cửa là một môi trường tạo thuân lợi cho hoạt động
thương mại trên cơ sở các tiêu chí thơng tin, quy trình, thủ tục, các thơng lệ quốc tế
phổ biến nhất liên quan đến việc giải phóng và thơng quan hàng hố tại các cửa
khẩu ASEAN theo một chế độ hải quan nhất định (xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các
chế độ khác). Cơ chế Một cửa ASEAN nhằm mục đích đẩy nhanh việc giải phóng
hàng hố đến và đi từ ASEAN để giảm chi phí giao dịch và thời gian cần để thông
quan hải quan trong khu vực. Cơ chế Một cửa ASEAN cũng được coi là một phần
của dây chuyền cung ứng quốc tế và của ngành giao nhận vận tải, hoạt động nhằm
thực hiện có hiệu quả Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Việc xây dựng và triển khai Cơ chế Một cửa ASEAN có thể thúc đẩy phát triển
quan hệ hợp tác và đối tác hài hoà giữa cơ quan hải quan và các cơ quan chính phủ
cũng như các chủ thể kinh tế (như nhà nhập khẩu, xuất khẩu, nhà kinh doanh dịch
vụ vận tải, dịch vụ chuyển phát nhanh, đại lý hải quan, các ngân hàng thương mại
và tổ chức tài chính, bảo hiểm và các chủ thể tương tự) trong phạm vi dây chuyền

cung ứng quốc tế nơi diễn ra các giao dịch quốc tế. Cơ chế Một cửa ASEAN và các
cơ chế Một cửa quốc gia hoạt động trong một môi trường mở ( cả về mặt kỹ thuật
và vận hành thực tế), tạo thêm cơ hội để hệ thống thông quan của các nền kinh tế
khác nhau có thể liên kết hoạt động với nhau khi có đầy đủ các điều kiện.


9

1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN
1.2.2.1. Mục tiêu
Trước hết, Cơ chế Một cửa ASEAN và các cơ chế Một cửa quốc gia được xây
dựng nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Nhờ đó, Cơ chế Một cửa
ASEAN có thể góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế và tính cạnh
tranh cho các quốc gia trong khu vực. Cơ chế Một cửa ASEAN và các cơ chế Một cửa
quốc gia hoạt động trong một môi trường mang tính tồn cầu nhiều hơn, tạo điều kiện
cho các giao dịch quốc tế của các nền kinh tế khu vực đạt tính cạnh tranh cao hơn. Khi
thực hiện Cơ chế Một cửa ASEAN và các cơ chế Một cửa quốc gia, hiệu quả thương
mại và tính cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên được nâng cao thông qua tiêu
chuẩn hố các thơng tin và dữ liệu liên quan đến thương mại; tiêu chuẩn hố và hài hồ
hố các chứng từ và thủ tục theo các tiêu chuẩn và cơng ước quốc tế; đơn giản hố và
tiêu chuẩn hố dịng quy trình thương mại liên quan đến thơng quan hàng hố; và thiết
lập một hệ thống khn khổ pháp lý phù hợp.

Như đã đề cập trên, cơ chế Một cửa ASEAN hoạt động trong một môi trường
xử lý thơng tin hài hồ và tiêu chuẩn hố (bao gồm cả thông tin thương mại và hoặc
thông tin quản lý) để đẩy nhanh việc giải phóng và thơng quan hàng hố. Với vai trị
chiến lược của mình, Cơ chế Một cửa ASEAN cũng được coi như một nỗ lực cụ thể
nhằm đạt được thời gian thơng quan hàng hố trung bình là 30 phút. Cơ chế Một
cửa ASEAN cịn tập trung vào việc hài hoá các mối liên kết và quy trình hoạt động
để tạo thuận lợi cho dịng thơng tin luân chuyển và để kết nối hiệu quả các kênh

thông tin giữa các bộ ngành hữu quan và cơ quan chính phủ cấp quốc gia. Nâng cao
mối quan hệ hợp tác liên ngành của các cơ quan quản lý chính phủ đóng vai trị
quan trọng trong việc hài hố các quy trình nghiệp vụ quản lý và thơng quan cũng
như trong việc tăng cường trao đổi kịp thời thông tin và các quyết định.
Mục tiêu hài hoà và đơn giản hố việc trao đổi thơng tin giữa chính phủ và
cộng đồng doanh nghiệp có thể coi là một trong những mục tiêu cơ bản khi xây
dựng cơ chế Một cửa. Đạt được mục tiêu này, cơ chế Một cửa có thể mang lại nhiều
lợi ích thật sự cho chính phủ các nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể


10

hơn, cơ chế Một cửa có thể đơn giản hố và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
cung cấp và chia sẻ thông tin để các doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền
thực hiện theo đúng yêu cầu trong các quy định pháp luật về thương mại. Việc áp
dụng cơ chế này có thể nâng cao tính hiệu quả trong q trình kiểm sốt và giảm bớt
các chi phí cho chính phủ cũng như các doanh nghiệp nhờ sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực. Chính phủ có thể đạt được các lợi ích như sử dụng nguồn lực hiệu quả
hơn; hiệu chỉnh (thường là tăng) ngân sách; tăng tính tuân thủ của các doanh
nghiệp; tăng cường an ninh; và tăng cường liêm chính, tính minh bạch. Về phía
doanh nghiệp, các lợi ích cơ chế Một cửa có thể mang lại chủ yếu là giảm được các
chi phí nhờ giảm thời gian trì hỗn, đẩy nhanh tốc độ thơng quan và giải phóng
hàng hố; có khả năng dự đốn trước trong q trình tìm hiểu và áp dụng các quy
định, quy tắc liên quan; triển khai các nguồn lực hiệu quả hơn; và tăng cường tính
minh bạch.
Ngồi ra, cơ chế Một cửa ASEAN còn là một trong những cơ chế và biện pháp
nhằm thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện đại, kể cả sáng kiến Khu
vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Việc xây dựng cơ chế Một cửa, bao gồm cả
việc xử lý các chứng từ thương mại ở cấp quốc gia và khu vực bằng phương thức
điện tử cũng là một trong những cơ chế để hiện thực hoá Cộng đồng Kinh tế

ASEAN. Mục tiêu đẩy nhanh việc giải phóng và thơng quan hàng hố đặt ra khi
thực hiện Cơ chế Một cửa ASEAN rõ ràng gắn liền và thúc đẩy các mục tiêu thuận
lợi hố thương mại, tăng tính hiệu quả của các nền kinh tế ASEAN cũng như thúc
đẩy việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020.
Trên thực tế, Cơ chế Một cửa ASEAN và các cơ chế Một cửa quốc gia hoạt
động để thúc đẩy hội nhập khu vực hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN thơng
qua khả năng tương tác, tương thích và kết nối của các hệ thống vận hành trong
giao dịch thương mại quốc tế, quản lý thương mại (bao gồm các hệ thống giải
phóng và thơng quan hàng hố) và trong q trình kiểm tra, kiểm sốt của các bên
liên quan.


11

1.2.2.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN
Theo Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN ngày
9/12/2005, các nước thành viên sẽ bảo đảm rằng các giao dịch, các quy trình và
quyết định được thực hiện trong các cơ chế Một cửa quốc gia và Cơ chế Một cửa
ASEAN được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc: nhất quán, đơn giản, minh
bạch; hiệu quả.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản nêu trên, các quốc gia thành viên cần phải tuân
thủ chặt chẽ nguyên tắc chú trọng và đảm bảo các nhân tố quan trọng, thiết yếu đối
với việc xây dựng thành công cơ chế Một cửa, bao gồm các nhân tố sau:
a, Quản trị: Việc gây dựng quyết tâm chính trị của cả phía cơ quan chính phủ
cũng như trong doanh nghiệp khi thực hiện cơ chế Một cửa sẽ là một trong những
nhân tố quan trọng nhất để áp dụng thành công cơ chế này. Để tạo ra được sự quyết
tâm về mặt chính trị, cần phải phổ biến thơng tin một cách rõ ràng và cơng minh về
mục đích, tác động, ảnh hưởng, lợi ích cũng như những trở ngại trong quá trình thực
hiện cơ chế Một cửa. Khả năng sẵn sàng huy động các nguồn lực để xây dựng cơ
chế Một cửa thường liên quan trực tiếp đến mức độ quyết tâm về mặt chính trị cũng

như cam kết đối với dự án. Xây dựng được ý chí chính trị là nền móng đảm bảo cho
tất cả các nhân tố thành cơng khác.
b, Cơ quan đầu mối có quyền lực: Để gây dựng được ý chí và thái độ chính
trị, cần phải có một tổ chức đứng đầu có đầy đủ sức mạnh, nguồn lực, quyền hành
để thực hiện và giám sát dự án qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Tổ chức này
phải có sự ủng hộ về mặt chính trị, có thẩm quyền pháp lý, có nguồn lực tài chính
và con người thích hợp cũng như có sự phối hợp cộng đồng các doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong tổ chức cần phải có một cá nhân có đầy đủ năng lực để điều hành dự
án về cơ chế Một cửa.
c, Sự phối hợp giữa cơ quan chính phủ và doanh nghiệp: Cơ chế Một cửa là
một mơ hình hợp tác rất thiết thực gữa các cơ quan trong chính phủ cũng như giữa
Chính phủ và các doanh nghiệp. Đây được coi là điều kiện thuận lợi để thiết lập mối
quan hệ hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong quá trình xây dựng và điều
hành hệ thống. Vì vậy, đại diện của các cơ quan nhà nước và tư nhân cần được mời


12

tham gia vào việc xây dựng hệ thống Một cửa ngay từ đầu. Các đại diện sẽ tham gia
vào tất cả các giai đoạn thực hiện dự án, từ giai đoạn ban đầu, phân tích tình hình,
thiết kế dự án cho tới việc thực hiện. Thành công cuối cùng của cơ chế Một cửa phụ
thuộc rất nhiều vào sự tham gia, cam kết và sự chuẩn bị sẵn sàng của các bên tham
gia để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động thường xun trong tồn bộ q trình.
d, Khả năng thiết lập rõ ràng ranh giới và mục đích của dự án: Đối với bất
kỳ một dự án nào, việc xác định rõ mục đích và mục tiêu cho cơ chế Một cửa ngay
từ đầu đóng vai trị quan trọng đối với việc thúc đẩy dự án phát triển qua nhiều giai
đoạn khác nhau. Điều này được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng các yêu
cầu, mong muốn, nguồn lực của các bên tham gia cũng như cơ sở hạ tầng sẵn có và
các biện pháp hiện đang áp dụng khi xuất trình các thơng tin thương mại lên chính
phủ. Việc phân tích này cần có sự tham gia của các cơ quan quan trọng của cả chính

phủ và doanh nghiệp. Nhìn chung, cơ chế Một cửa được coi là một phần trong chiến
lược tổng thể của một quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho thương mại.
e, Khả năng tiếp cận và tính tiện dụng: Khả năng tiếp cận và tính tiện dụng là
một trong những nhân tố góp phần vào sự thành cơng của dự án cơ chế Một cửa.
Những chỉ cần và hướng dẫn vận hành đầy đủ cần được xây dựng cho người sử
dụng. Các dịch vụ hỗ trợ người sử dụng, kể cả công tác đào tạo cần phải được xây
dựng, đặc biệt trong giai đoạn đầu thực hiện dự án. “Bàn trợ giúp” là phương tiện
hữu ích để thu thập thơng tin phản hồi về những khó khăn và hạn chế của hệ thống.
Thơng tin này có thể là cơng cụ có giá trị cho giai đoạn phát triển về sau. Tuy nhiên,
không nên nhấn mạnh quá mức đến nhu cầu và giá trị của các khoá đào tạo thực tiễn
dành cho người sử dụng, nhất là trong giai đoạn đầu triển khai dự án. Ngoài ra, việc
thiết kế hệ thống cần phải phù hợp với tiềm năng thực sự về công nghệ thông tin của
quốc gia và khu vực mà hệ thống đó vận hành sao cho tối đa hố được lượng người
có khả năng sử dụng cơ chế Một cửa khi cơ chế này được áp dụng.
f, Môi trường pháp lý thuận lợi: Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi là
điều kiện tiên quyết để triển khai cơ chế Một cửa. Các bộ luật liên quan và những
hạn chế về mặt pháp lý cần phải được xác định và phân tích cẩn thận. Đơi khi cần
phải có những sửa đổi, bổ sung về mặt pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho quá


13

trình xuất trình/ trao đổi các dữ liệu điện tử hoặc hệ thống chữ ký điện tử. Ngoài ra,
cần khắc phục những hạn chế liên quan đến quá trình trao đổi thơng tin giữa cơ
quan có thẩm quyền cũng như quá trình sắp xếp tổ chức để triển khai cơ chế Một
cửa. Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giao quyền cho một cơ quan đầu mối
cũng cần phải được xem xét, rà soát.
g, Sự phù hợp với các tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế: Nhìn chung, việc
triển khai cơ chế Một cửa địi hỏi phải có sự hài hồ và tương thích của các bộ dữ
liệu và chứng từ thương mại liên quan. Để đảm bảo tính tương thích với các ứng

dụng và hệ thống quốc tế khác, các mẫu chứng từ và dữ liệu này phải dựa trên các
tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế. Điều này vẫn đúng ngay cả khi khi cơ chế Một
cửa được thiết kế không sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử trong quá trình triển khai.
Trong trường hợp có trao đổi dữ liệu điện tử, việc hài hồ, đơn giản và tiêu chuẩn
hoá các dữ liệu sử dụng trong thương mại quốc tế là yêu cầu cần thiết để triển khai
thuận lợi cơ chế Một cửa. Có thể nói, việc hài hồ hố các dữ liệu sử dụng của các
bên khác nhau trong hệ thống tồn tại từ trước của các bên đó là một trong những
thách thức lớn nhất khi triển khai cơ chế Một cửa tự động.
h, Các nhân tố khác: Ngoài các nhân tố đã nêu, các bước tham gia vào cơ chế
Một cửa ASEAN còn cần phải chú trọng, đảm bảo một số vấn đề như xác định
những trở ngại tiềm ẩn, mơ hình tài chính phù hợp, khả năng thanh tốn, chiến lược
quảng cáo và marketing, chiến lược thông tin và truyền thông. Có thể nói, việc tuân
thủ chặt chẽ nguyên tắc đảm bảo các nhân tố quan trọng, thiết yếu nói trên đóng vai
trị quyết định đối với khả năng xây dựng thành công. Cơ chế Một cửa ASEAN và
các cơ chế Một cửa quốc gia.
1.2.3. Đặc điểm của cơ chế Một cửa ASEAN
1.2.3.1. Chứng từ và thủ tục
Các quy trình thủ tục hải quan và thương mại phải được thiết lập trên cơ sở
các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế phổ biến. Các nước thành viên sử dụng các
chứng từ và thủ tục trong hệ thống Một cửa ASEAN:


14

- Tờ khai Hải quan ASEAN đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các
nước ASEAN thông qua;
- Các chứng từ vận tải và thương mại phục vụ cho việc giải phóng và thơng
quan hàng hố của cơ quan hải quan theo quy định trong luật quốc gia của các nước
thành viên;
-


Các thủ tục và chứng từ theo yêu cầu của luật và quy định quốc gia để cơ quan

hải quan giải phóng và thơng quan hàng hố theo đúng quy định trong luật quốc gia
của các nước thành viên;
- Các thủ tục khác được quy định trong luật quốc gia và cơng ước quốc tế có liên quan.

Hình thức các chứng từ và thủ tục phục vụ cho các hệ thống Một cửa quốc gia
được cơ quan chức năng có thẩm quyền của quốc gia quyết định phù hợp với các
chuẩn mực quốc tế.
1.2.3.2. Dữ liệu và thông tin

Dữ liệu và thông tin, bao gồm các thông tin theo quy định nhằm mục đích xuất
trình một lần, xử lý đồng bộ một lần và ra quyết định phải được xuất trình, thu thập
và xử lý theo hình thức đã được thống nhất, truyền đi qua các kênh an tồn, theo các
giao thức trao đổi thơng tin và giao diện đã có đúng như quy định của các nước
thành viên.
Để thực hiện Cơ chế Một cửa ASEAN và các cơ chế Một cửa quốc gia, các
nước thành viên phải điều chỉnh các tiêu chí dữ liệu và thơng tin phục vụ giải phóng
và thơng quan hải quan sao cho phù hợp với Bộ dữ liệu của Tổ chức Hải quan thế
giới và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Khuyến khích các thoả thuận song phương và khu vực giữa các nước thành
viên để trao đổi, chia sẻ thông tin và dữ liệu nhằm thực hiện cơ chế Một cửa
ASEAN.
Việc tiếp cận, trao đổi, sử dụng, hiệu lực pháp lý, và tính bảo mật thơng tin và
dữ liệu trong khn khổ cơ chế Một cửa phải tuân thủ theo luật pháp và quy định
quốc gia của các nước thành viên.


15


1.2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin

Các cơ chế Một cửa quốc gia cần khai thác công nghệ phù hợp có kiến trúc
mở dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và xử lý dữ liệu.
Khi triển khai cơ chế Một cửa quốc gia, cần phải sử dụng các tiêu chuẩn quốc
tế về xử lý và quản lý dữ liệu và thông tin như Bộ dữ liệu trao đổi thông tin điện tử
phục vụ quản lý, thương mại và vận tải của Liên hiệp quốc (UN/EDIFACT), ngôn
ngữ mở rộng (XML), tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ X. 12 (ANSI X12), Rosetta Net
hoặc các tiêu chuẩn khác liên quan đến việc thực hiện các cơ chế Một cửa quốc gia.
Hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin và truyền thông bảo đảm cho Cơ chế
Một cửa ASEAN và các cơ chế Một cửa quốc gia phải tuân theo các tiêu chuẩn và
thơng lệ quốc tế, có các đặc điểm như tính bảo mật, tính tồn vẹn của dữ liệu, tính
chính xác và khơng giả mạo.
Quyền sở hữu trí tuệ của các các sản phẩm và dịch vụ công nghệ do các nước
thành viên phát triển để phục vụ Cơ chế Một cửa ASEAN phải được bảo vệ theo
đúng quy định trong luật pháp quốc gia của các thành viên và tuân theo hiệp định
quốc tế mà các nước thành viên tham gia ký kết.
1.2.3.4. Một số quy định khác

Các nước thành viên cần phải tăng cường quan hệ hợp tác với cộng đồng
doanh nghiệp và thương mại trong quá trình triển khai thực hiện Cơ chế Một cửa
ASEAN và các cơ chế Một cửa quốc gia. Khuyến khích các sáng kiến giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp liên quan đến Cơ chế Một cửa ASEAN và các cơ chế Một
cửa quốc gia. Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng cần phải huy động các nguồn
lực cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện các cơ chế Một cửa quốc gia của mình
cũng như các cấu phần tương ứng trong Cơ chế Một cửa ASEAN.
Các nước thành viên phải xác định được vai trò và chức năng của các bộ
ngành hữu quan để triển khai thực hiện và vận hành có hiệu quả Cơ chế Một cửa

ASEAN và cơ chế Một cửa quốc gia. Các bộ ngành hữu quan của các nước thành
viên cần phải hỗ trợ hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều phối của mình theo như quy
định trong Hiệp định về Cơ chế Một cửa ASEAN.


16

Các cơ quan Hải quan trong ASEAN là cơ quan ra quyết định cuối cùng đối
với việc giải phóng và thơng quan hàng hố trên cơ sở thơng tin trao đổi kịp thời
theo yêu cầu từ các bộ ngành hữu quan của các nước thành viên.
1.2.4. Cơ chế thực thi Hệ thống Một cửa ASEAN
Cơ chế Một cửa ASEAN hoạt động trong một mơi trường xử lý thơng tin hài
hồ và tiêu chuẩn hố (bao gồm tất cả thơng tin thương mại hoặc thông tin quản lý )
để đẩy nhanh việc giải phóng và thơng quan hàng hố. Với vai trò là một chiến
lược, cơ chế Một cửa ASEAN cũng được coi là một nỗ lực cụ thể nhằm đạt được
thời gian thơng quan hàng hố trung bình là 30 phút. Các thông lệ và công ước về
hải quan và thương mại đã được nghiên cứu và phân tích trên cơ sở sử dụng ngôn
ngữ mẫu thống nhất (UML) và phương pháp mẫu của UN/CEFACT cho cơ chế Một
cửa ASEAN và cơ chế Một cửa quốc gia. Mơ hình thơng quan ASEAN được các
Tổng cục trưởng hải quan thông qua tháng 6/2005 được xây dựng trên cơ sở các
quy định và các thông lệ khuyến nghị trong Công ước Kyoto sửa đổi.
Quy trình của một giao dịch thương mại trong thương mại quốc tế và đầu tư
mang bản chất là một giao dịch theo hợp đồng. Quy trình này bắt đầu khi một bên
đối tác ở nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu thể hiện mong muốn của mình với bên kia
đối tác của nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Quy trình thương mại kết thúc với việc
hồn thành đầy đủ các nghĩa vụ của một bên đối tác với bên kia như được quy định
trong thoả thuận giữa hai bên.
Đối với quy trình thủ tục hải quan, mối quan hệ của các đối tác kinh doanh với
cơ quan hải quan được tạo ra khi các đối tác kinh doanh xuất trình các chứng từ và
thơng tin theo u cầu cho hải quan. Đồng thời mối quan hệ này cũng là lúc bắt đầu

quy trình khai, thơng tin và trao đổi các thông tin được khai cho cơ quan hải quan
theo quy định của luật pháp. Khi xuất trình tờ khai hải quan và các chứng từ khác
theo yêu cầu với cơ quan hải quan, nhà kinh doanh bước vào cam kết pháp lý theo
quy định và luật pháp quốc gia. Trên cơ sở nhận được và việc chấp nhận các thơng
tin xuất trình tới cơ quan hải quan, việc trao đổi thơng tin thích hợp sẽ được xây
dựng với các Bộ ngành có liên quan và các chủ thể liên quan trong q trình thơng
quan hàng hố. Quy trình này kết thúc khi có quyết định cuối cùng của cơ quan hải
quan về việc giải phóng thực tế một lơ hàng.


17

Mơ hình thơng quan hàng hố ASEAN bao gồm 8 tiểu quy trình áp dụng đối
với 8 chế độ hải quan: Nhập khẩu bằng đường hàng không, nhập khẩu bằng đường
biển/ đường bộ, xuất khẩu, quá cảnh, chuyển tải, vận chuyển vào kho ngoại giao,
lưu kho hàng hóa, tạm quản và gia công xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.4.1. Khai báo xuất khẩu, nhập khẩu
Khi có nhu cầu mở tài khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải
quan tiến hành khai báo thơng tin về hàng hố bằng cách nhập dữ liệu qua một giao
dịch trực tiếp hoặc thông qua liên lạc bằng trang Web. Thông tin nhập vào theo quy
định trên tờ khai Chứng từ điện tử duy nhất (e – SAD) được thiết kế theo tiêu chuẩn
quốc tế. Các tài liệu yêu cầu xuất trình như chứng từ quản lý duy nhất điện tử; hoá
đơn thương mại, vận đơn, danh sách đóng gói. Cả thơng tin về giấy phép nhập khẩu
và các giấy phép chuyên ngành do các bộ ngành khác quản lý cấp cũng được gửi
dưới dạng điện tử đính kém với e – SAD dưới hình thức các ảnh được scan hoặc
được ghi chú trong các trường hợp thông tin trên e-SAD và được nộp bằng cách
đính kèm một email hoặc các hình thức trao đổi thông tin tương tự thông qua hệ
thống Một cửa sau khi các bộ, ngành nhận được thông tin yêu cầu cấp phép.
Hệ thống thông tin hải quan sẽ nhận bộ chứng từ và kiểm tra tính hợp lệ của
dữ liệu bao gồm kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai ( cưỡng chế làm thủ tục hải

quan, ân hạn thuế, chính sách mặt hàng); kiểm tra tên hàng, mã số, đơn vị tính;
kiểm tra tính đầy đủ của các tiêu chí trên tờ khai điện tử. Hệ thống kết nối thơng tin
tới các bộ, ngành có liên quan để xác nhận tính hợp lệ của giấy phép theo quy định
của chính sách mặt hàng (nếu có). Trường hợp các thơng tin khai báo phù hợp và
đầy đủ thì hệ thống chấp nhận đăng ký tờ khai điện tử và tiến hành phân luồng.
Trường hợp thông tin khai hải quan gửi đến chưa phù hợp theo quy định hệ thống sẽ
gửi tin nhắn phản hồi trở lại cho người khai hải quan để bổ sung, sửa đổi.
Các thông tin bao gồm: số liệu do người khai hải quan cung cấp, thông tin gửi
đến bởi các cơ quan bộ, ngành khác và thơng tin tình báo do cán bộ hải quan lưu
giữ hoặc thu nhập từ hải quan nước khác hoặc tổ chức hải quan thế giới được
chuyển tới hệ thống quản lý rủi ro và cơ sở dữ liệu hải quan để thiết lập các hồ sơ
phân luồng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.


×