Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực tiễn và khuyến nghị xử lý tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.31 KB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn này là công trình do tơi thực hiện. Mọi số liệu, kết
quả nghiên cứu đã công bố đƣợc tham khảo trong Luận án đều trung thực và trích
dẫn nguồn đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ cơng trình của tác giả nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Văn Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ
đạo nhiệt tình và quý báu của PGS, TS Tăng Văn Nghĩa và tập thể thầy, cô Khoa
Sau đại học, Khoa Luật – Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.
Nhân dịp này, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS, TS Tăng Văn
Nghĩa và thầy, cô Khoa sau đại học, Khoa Luật – Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu và tạo mọi điều kiện tốt nhất đồng thời đã có
những ý kiến đóng góp q báu để hồn thành cơng trình nghiên cứu cuối khố của
Trƣờng đại học ngoại thƣơng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu và tìm
hiểu thực tế nhƣng do thời gian hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những sai
sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp và độc giải.
Trân trọng cảm ơn.

Tác giả luận văn

Phạm Văn Thắng




iii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Thực tiễn
và khuyến nghị xử lý tại Việt Nam”
Luận văn đã đạt các kết quả chính nhƣ sau:
- Đã phân tích khái niệm cạnh tranh khơng lành mạnh và khái quát pháp luật
cạnh tranh không lành mạnh.
- Nêu và phân tích các quy định về cạnh tranh khơng lành mạnh theo quy
định của pháp luật Việt Nam (Luật Cạnh tranh năm 2004 và có một phần đề cập tới
Luật Cạnh tranh năm 2018) và thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh.
- Phân tích và nhận xét một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh điển hình
tại Việt Nam.
- Nêu những hạn chế trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Nêu xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới
và những đề xuất xử lý và giải quyết tranh chấp liên quan đến hành vi cạnh tranh
không lành mạnh tại Việt Nam.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................5

6. Kết cấu của Luận văn ..................................................................................5
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH .............................................................................................6
1.1. Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh...............................................6
1.2. Khái quát về pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh ....................7
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh ..................................................................................................7
1.2.2. Khái niệm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh .................8
1.2.3. Vai trò của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ................9
1.2.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh ...................................................................................................................11
1.3. Quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
...............................................................................................................................12
1.3.1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn ......................................................................12
1.3.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh .........................................................14
1.3.3. Ép buộc trong kinh doanh ................................................................16
1.3.4. Gièm pha doanh nghiệp khác ..........................................................17
1.3.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác ...................19
1.3.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ...............................20
1.3.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh .............................22
1.3.8. Phân biệt đối xử của hiệp hội ..........................................................24
1.3.9. Bán hàng đa cấp bất chính ...............................................................26
1.3.10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong một số lĩnh vực
khác.....................................................................................................................28
CHƢƠNG II. HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH, THỰC
TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ..................................................................................33


ii


2.1. Quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.......................................................................................................................33
2.1.1. Thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ................33
2.1.2. Các chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..34
2.2. Thực trạng xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ...................36
2.2.1. Tổng quan xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh .............36
2.2.2. Một số vụ việc cụ thể về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh ...................................................................................................................43
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong việc xử lý, giải quyết hành vi cạnh tranh
không lành mạnh ....................................................................................................48
2.3.1. Về quy định của pháp luật ...............................................................48
2.3.2. Vấn đề giải quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh........49
2.3.3. Vấn đề “Tố tụng kép” trong việc bồi thƣờng thiệt hại ....................51
2.3.4. Vấn đề văn hóa, thói quen kinh doanh ............................................52
CHƢƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VỀ CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH ..............................................54
3.1. Xu hƣớng cạnh tranh khơng lành mạnh và nhu cầu xử lý tại Việt Nam.
...............................................................................................................................54
3.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả việc xử lý và giải quyết
tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh ...........................................................56
3.2.1. Về cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.......................................56
3.2.1.1. Đối với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh .........................56
3.2.1.2. Đảm bảo sự hài hịa, tính tƣơng thích giữa các luật liên quan 60
3.2.2. Hồn thiện trình tự, thủ tục xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành
mạnh ...................................................................................................................61
3.2.2.1. Giải pháp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ......................61
3.2.2.2. Về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành
mạnh gây ra ...................................................................................................62
3.2.2.3. Về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định

xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh ...................................................69
3.2.2.4. Chế tài áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh cần phải đủ mạnh.................................................................................69
3.2.2.5 Cần áp dụng hòa giải trong giải quyết các vụ việc cạnh tranh .70
3.2.3. Một số đề xuất khác .........................................................................70
3.2.3.1. Tăng cƣờng khả năng phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành
trong việc giải quyết những vụ việc cạnh tranh không lành mạnh ...............70


iii

3.2.3.2. Phổ biến kiến thức pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp
luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng ...................................71
3.2.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật và tự bảo vệ của doanh nghiệp và
ngƣời tiêu dùng .............................................................................................72
3.2.3.4. Xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ...................74
3.2.3.5. Phát huy vai trò thƣơng lƣợng và hòa giải trong việc giải quyết
tranh chấp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh ....................75
KẾT LUẬN ......................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................78


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chính sách đổi mới tồn diện, Nhà nƣớc đã tập trung xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm quản lý có hiệu quả nền kinh tế và xã hội. Nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣợng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng
Xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới đƣợc coi là một bƣớc
chuyển đột phá của công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nƣớc ta khởi xƣớng, lãnh
đạo thực hiện từ năm 1986. Cơ chế kinh tế thị trƣờng đặt ra nhu cầu phải thiết lập và

duy trì một mơi trƣờng cạnh tranh cơng bằng cho tất cả các chủ thể kinh doanh. Xây
dựng hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng đã
đƣợc đề cập trong các văn kiện của Đảng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh
đƣợc coi là trụ cột trong hệ thống pháp luật kinh tế công, là “Hiến pháp của kinh tế
thị trƣờng”, đã cho thấy tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh trong đời sống kinh tế.
Qua hơn 10 năm áp du ̣ng, Luâ ̣t Ca ̣nh tranh năm 2004 tuy đã phần nào phát huy đƣơ ̣c
hiê ̣u quả (Phùng Văn Thành, 2016, tr. 21), nhƣng cũng có khá nhiề u ha ̣n chế , đôi khi
mới chỉ nhƣ “vật trang trí” và chƣa làm tốt vai trị hiến pháp của nền kinh tế1. Nế u
nhƣ ca ̣nh tranh là đô ̣ng lƣ̣c cho sƣ̣ phá t triể n của nề n kinh tế thì ca ̣nh tranh không
lành mạnh sẽ “giết chết hiệu quả kinh doanh” (Phạm Tất Thắng, 2016).
Kể tƣ̀ khi mở cƣ̉a kinh tế , các hoạt động kinh doanh , thƣơng ma ̣i đã và đang
diễn ra sôi đô ̣ng hơn bao giờ hế t . Hành vi cạnh tranh trên thƣơng trƣờng của mỗi
chủ thể kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt đã khiến cho mô ̣t số
doanh nghiê ̣p thƣ̣c hiê ̣n các hành vi ca ̣nh tranh không lành ma ̣nh và

tình trạng này

hiê ̣n nay đã trở nên khó kiểm sốt. Các sớ liê ̣u đƣơ ̣c công bố trong Bản tin Ca ̣nh
tranh và ngƣời tiêu dùng của Cu ̣c quản lý ca ̣nh tranh và bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng số
các vụ cạnh tranh không lành mạnh đang ngày càng nhiều và tinh vi , tuy nhiên mƣ́c

1

Quan điể m của PGS, TS Pha ̣m Duy Nghi ̃ khi trả lời phỏng vấ n báo chí. />

2

phạt theo các quy địn h hiê ̣n hành chƣa đủ sƣ́c răn đe


2

khiế n cho tình tra ̣ng này vẫn

tiế p tu ̣c diễn ra với mƣ́c đô ̣ ngày càng gay gắ t hơn .
Đứng trƣớc đòi hỏi của lý luận và thực tiễn nói trên việc nghiên cứu và xây
dựng pháp luật về vấn đề chống cạnh tranh khơng lành mạnh là rất cần thiết. Chính
vì vậy, em chọn đề tại “Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: thực
tiễn và khuyến nghị xử lý tại Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm qua, ở nƣớc ta pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh thu
hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều cơng
trình khoa học ở những mức độ, phạm vi tiếp cận khác nhau đã đề cập đến cơ sở lý
luận cạnh tranh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Tiêu biểu nhƣ tài liệu tham khảo và cơng trình nghiên cứu nhƣ:
- “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Nhƣ Phát và Bùi Nguyên Khánh,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Tác giả Nguyễn Nhƣ Phát còn có công trin
̀ h
nghiên cƣ́u về “Cạnh tranh và xây dựng pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện
nay” của Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật, Nxb Công an nhân dân năm 2001.
Trong các công triǹ h này , các tác giả đã biện giải vai trò của cạnh tranh trong nền
kinh tế thi ̣trƣờng và đƣa ra các kiế n nghi ̣nhằ m xây dƣ̣ng chính sách và pháp luâ ̣t
cạnh tranh ở Việt Nam.
- Luận án tiến sỹ luật học “Pháp Luật Cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2008. Tác giả đã trình bày
những đặc điểm, tính chất chung, cơ cấu của pháp luật cạnh tranh và vấn đề nhận
dạng thị trƣờng. Làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật chống cạnh tranh khơng lành


2

Ví dụ, Cơng tyTNHH Điện tử SamsungVina đã thực hiện quảng cáo sản phẩm điều hịa khơng khí Samsung
2010 với những nội dung quảng cáo thiếu chính xác, khiến ngƣời tiêu dùng có thể hiểu sai về tính năng, cơng
dụng sản phẩm. Tuy nhiên , mƣ́c pha ̣t chỉ là 30 triê ̣u đồ ng (Quyết định số 126/QĐ-QLCT xử phạt Công ty
TNHH Điện tử Samsung Vina). Có thể xem các vụ việc về cạnh tranh khơng lành mạnh khác tại Bản tin Cạnh
tranh và Ngƣời tiêu dùng số 23/2010 tại: (truy
câ ̣p ngày 5/12/2018).


3

mạnh với các luật chuyên ngành và với các lĩnh vực pháp luật liên quan đến áp dụng
chế tài. Nghiên cứu so sánh và nêu lên một số mơ hình lập pháp về cạnh tranh không
lành mạnh và xu hƣ ớng phát triển của pháp luật về chống ca ̣nh tranh khơng lành
mạnh ở các nƣớc trên thế giới. Tìm hiểu thực trạng pháp luật về chống ca ̣nh tranh
không lành ma ̣nh ở Việt Nam qua việc phân tích, bình luận, đánh giá thực trạng các
quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 và các luật chuyên ngành khác có liên quan
điều chỉnh các hành vi ca ̣nh tranh không lành

mạnh. Nhận dạng các biểu hiện của

hành vi ca ̣nh tranh không lành ma ̣nh di ễn ra trên thị trƣờng hiện nay. Phân tích các
quy định pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục xử lý đối với hành vi ca ̣nh tranh
không lành ma ̣nh và đƣa ra các ki ến nghị và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật và hỗ trợ bảo đảm thực thi pháp luật chống ca ̣nh tranh không lành ma ̣nh.
- Đề tài NĐT cấp nhà nƣớc: Hoàn thiện chế độ cạnh tranh thông qua việc tăng
cường thực thi Luật Cạnh tranh, tăng cường năng lực thể chế và các bên có liên
quan – bài học kinh nghiệm của CHLB Đức, cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại học Ngoại
thƣơng; Nghiệm thu năm 2014 đã đề cập rất nhiều tới hành vi cạnh tranh không lành

mạnh trong nền kinh tế hiện nay, thực tiễn xử lý theo quy định cũng nhƣ những
khuyến nghị cần thiết cho việc thực thi Luật Cạnh tranh có hiệu quả.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài báo, tạp chí đã đƣa ra thực trạng cạnh tranh khơng
lành mạnh và đƣa ra những ý kiến đóng góp cho việc hồn thiện chế định pháp luật
ở các giác độ khác nhau và cho các liñ h vƣ̣c chuyên biê ̣t khác nhau . Chẳ ng ha ̣n, tác
giả Ngô Quốc Chiến , trong bài viế t “M ột số điều khoản độc quyền trong hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại. So sánh pháp luật Việt Nam , Pháp và Liên minh châu
Âu” đăng trên ta ̣p chí Kinh tế đố i ngoa ̣i , số 67/2014 đã phân tić h các quy đinh
̣ về
cạnh tranh không lành mạnh trong Luật cạnh tranh năm

2004 áp dụng đối với hoạt

đô ̣ng nhƣơ ̣ng quyề n thƣơng ma ̣i để chỉ ra các bấ t câ ̣p . Tác giả cũng đã so sánh các
quy đinh
̣ của pháp luật Việt Nam với pháp luật và thực tiễn xét xử tại Liên minh
châu Âu để đƣa ra mô ̣t số khuyế n nghi ̣đố i với Viê ̣t Nam.
Gầ n đây hơn, tác giả Nguyễn Lan Anh , trong bài viế t về “Luâ ̣t Ca ̣nh tranh năm
2004 và những yêu cầu sửa đổ i” đăng trên ta ̣p chí Kinh tế đố i ngoa ̣i năm

2017 đã


4

phân tích các ha ̣n chế của Luâ ̣t ca ̣nh tranh năm 2004 và đề xuất một số giải pháp cụ
thể vào Dƣ̣ thảo luâ ̣t ca ̣nh tranh sƣ̉a đổ i , trong đó có nô ̣i dung về xƣ̉ lý các hành vi
phản cạnh tranh bằng các biện pháp dân sự .
Các cơng trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để tác
giả thực hiện cơng trình nghiên cứu độc lập của mình nhằm góp phần vào việc làm

rõ thực trạng cạnh tranh và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam
và đƣa ra một số khuyến nghị cho việc tăng cƣờng xử lý, giải quyết các hành vi cạnh
tranh khơng lành mạnh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
cạnh tranh không lành mạnh, đánh giá thực trạng về cạnh tranh khơng lành mạnh ở
Việt Nam, từ đó đƣa ra những khuyến nghị nhằm xử lý và giải quyết tranh chấp một
cách thỏa đáng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế xảy ra ở Việt
Nam.
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ của Luận văn là:
- Nghiên cứu, tìm hiểu về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh nói chung và
pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng.
- Nghiên cứu các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh và nghiên cứu thực
trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng cũng nhƣ thực trạng xử lý và giải
quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay.
- Đƣa ra những đề xuất xử lý, giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những quy
định tƣơng ứng theo Luật Cạnh tranh năm 2004 (do Luật Cạnh tranh năm 2018 chƣa
có hiệu lực tại thời điểm hiện tại); trình tự, thủ tục, khiếu nại, khởi kiện, các biện
pháp xử lý, chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; giải quyết
tranh chấp liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng Việt Nam.


5

- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung, Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong mối quan hệ giữa
các quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh với

các quy định liên quan tới cạnh tranh trong một số đạo luật kinh tế chuyên sâu về
thƣơng mại, quảng cáo, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng…
Về thời gian, Luận văn lấy mốc thời gian nghiên cứu những vấn đề cạnh tranh,
pháp luật cạnh tranh, vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là năm 2004 khi Luật
Cạnh tranh đƣợc ban hành cho đến năm 2025 trên cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cƣờng xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng Việt Nam.
Về không gian, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên lãnh thổ
Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện Luận văn, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng
pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh – đối chiếu, hệ thống hóa… nhằm
làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu về hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng nhƣ
việc xử lý và giải quyết tranh chấp từ các hành vi này.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc chia làm 03 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng I. Khái quát pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
- Chƣơng II. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thực trạng xử lý và giải
quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
- Chƣơng III. Một số đề xuất về xử lý và giải quyết tranh chấp về cạnh tranh
không lành mạnh.


6

CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1. Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh với bản chất là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong việc
giành ƣu thế của mình trên thị trƣờng để đạt đƣợc đƣợc mục tiêu nào đó. Để đạt

đƣợc mục tiêu của mình, chủ thể tham gia cạnh tranh có khả năng sử dụng nhiều
cách thức khác nhau, tạo ra tình trạng cạnh tranh ở những mức độ khác nhau, thậm
chỉ sử dụng cả những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh để cạnh tranh.
Cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện từ một trong những con đƣờng nhƣ vậy.
Cạnh tranh không lành mạnh trƣớc hết là một khái niệm bắt nguồn từ những
quy định mang tính nguyên tắc trong luật tƣ, cụ thể là trong luật dân sự, theo đó các
chủ thể trong giao dịch (dân sự hay thƣơng mại) phải đảm bảo tôn trọng thuần
phong và đạo đức xã hội, tập quán kinh doanh thông thƣờng của mỗi quốc gia. Với
quy định nhƣ vậy, giao dịch thƣơng mại trên thị trƣờng cũng phải đảm bảo tôn trọng
những quy tắc trong xã hội về đạo đức kinh doanh thông thƣờng. Sự phát triển đa
dạng của các hoạt động kinh doanh trong điều kiện tự do hóa thƣơng mại, tự do cạnh
tranh ở các nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng đã kéo theo những hành vi cạnh tranh
đa dạng, phức tạp nhằm dành đƣợc lợi thế nhất định cho mình, thậm chí gây thiệt hại
cho đối thủ cạnh tranh khác.
Nhƣ vậy cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh đi ngƣợc lại
các nguyên tắc xã hội tốt đẹp, tập quán và truyền thống kinh doanh thông thƣờng,
xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của ngƣời tiêu dùng và
lợi ích chung của xã hội. Cạnh tranh khơng lành mạnh ln có bản chất là khơng tốt
đẹp, khơng cơng bằng và bất chính nhằm vào đối thủ cạnh tranh cụ thể nào đó hoặc
gây bất lợi cho ngƣời tiêu dùng. Những thủ đoạn gây cản trở hoạt động hoặc gây
thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ thể kinh doanh khác cũng nhƣ cho ngƣời
tiêu dùng luôn là những dấu hiệu đặc trƣng của hành vi này.


7

1.2. Khái quát về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh
Trƣớc năm 1986 nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Những hạn chế của nền kinh tế này làm cho năng suất lao động trong các tổ chức
đơn vị sản xuất kinh tế, kinh doanh đã không đƣợc nâng cao, cạnh tranh có thể coi là
xa lạ đối với hoạt động kinh doanh. Nhƣng kể từ sau năm 1986, Việt Nam chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội
chủ nghĩa thì tính hiệu quả và tính kinh tế của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng đã
cao hơn rất nhiều. Với quan điểm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,
nói rõ sự thật”, Đảng Cô ̣ng sản Việt Nam đã chỉ đạo mạnh mẽ q trình tổng kết,
phân tích đánh giá thực tiễn, từ đó xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cho từng thời
gian cụ thể. Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc khóa VI (1986) với đƣờng lối đổi
mới nền kinh tế theo hƣớng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế khác cùng tồn tại
bình đẳng. Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh của các chủ thể tham gia thị trƣờng
cạnh tranh. Tại đại hội lần thứ VIII của Đảng đã tổng kết 10 năm thực hiện đƣờng
lối đổi mới và khẳng định: “Nước ta đã thốt khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội”.
Chính đƣờng lối đổi mới nền kinh tế theo hƣớng phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự cạnh tranh của các chủ thể tham gia
thị trƣờng và mở cửa cho thị trƣờng cạnh tranh hoạt động.
Trong những năm đầu của thời kì đổi mới, chúng ta chƣa ban hành Luật Cạnh
tranh với tƣ cách là một đạo luật độc lập điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh, nhƣng
cũng đã có một số quy phạm pháp luật nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác
nhau điều chỉnh vấn đề này. Luật Thƣơng mại năm 1997 là văn bản đầu tiên đã quy
định cấm những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là các hành vi: gièm pha
thương nhân khác, ngăn cản, lôi kéo, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương
nhân khác, lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng, khuyến mại bất hợp
pháp… (Điều 8, 9).


8

Bộ Luật hình sự năm 1999 và sau này là Bộ luật hình sự năm


2015 sƣ̉a đở i

năm 2017 cũng đề cập tới một số tội nhƣ: Điều 192 quy định về tội: “Sản xuất, buôn
bán hàng giả”; Điều 193 quy định về tội: “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng
thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”; Điều 197 quy định về tội: “Quảng cáo gian
dối”; Điều 198 quy định về tội: “Lừa dối khách hàng”...
Trong Luật Quảng cáo năm 2012 các hành vi quảng cáo bị cấm đã đƣợc quy
định nhƣ: quảng cáo gian dối, quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ
sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của ngƣời khác… Ngồi ra, cịn có một số
quy định pháp luật trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp, chúng khốn, đấu thầu…
cũng điều chỉnh một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, những quy định trên mới chỉ là sự liệt kê chứ chƣa đi vào đời sống
kinh tế xã hội do còn thiếu các quy định cụ thể về cơ chế áp dụng cũng nhƣ các chế
tài áp dụng với doanh nghiệp vi phạm.
Chính vì vậy, ngày 3 tháng 12 năm 2004 tại kì họp thứ VI, quốc hội khóa XI
đã thơng qua Luật Cạnh tranh 2004 và ngày 12 tháng 6 năm 2018, Quốc hội thơng
qua Luật Cạnh tranh mới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật
Cạnh tranh cùng các nghị định hƣớng dẫn là những văn bản trực tiếp điều chỉnh các
hành vi hạn chế cạnh tranh và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1.2.2. Khái niệm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Trƣớc hết, để hiểu đƣợc khái niệm trên chúng ta phải làm rõ đƣợc khái niệm
pháp luật cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh nếu đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh,
những quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và tất cả các quy phạm
pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Theo nghĩa hẹp, pháp luật cạnh tranh là một đạo luật và những văn bản hƣớng dẫn
thi hành điều chỉnh hoạt động cạnh tranh nhằm bảo vệ tự do cạnh tranh, cơ cấu thị
trƣờng cũng nhƣ mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cơng bằng (Tăng Văn Nghĩa,
2013).



9

Nhƣ vậy các khái niệm trên về Luật Cạnh tranh đều thể hiện một điểm chung:
pháp luật cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều tiết và kiểm sốt cạnh
tranh nhằm tạo mơi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp bảo vệ lợi ích quốc gia,
lợi ích của doanh nghiệp và của ngƣời tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nƣớc
phát triển. Pháp luật cạnh tranh là công cụ của Nhà nƣớc để đảm bảo mơi trƣờng
cạnh tranh lành mạnh.
Qua đó có thể hiểu pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cụ thể của mọi chủ thể tham gia thị
trƣờng nhằm mục đích cạnh tranh, thể hiện tính khơng lành mạnh có thể vơ tình
hoặc cố ý gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Tính khơng lành mạnh của hành vi
cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trƣờng và đƣợc điều chỉnh về
cơ bản theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự.
1.2.3. Vai trị của pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh
Cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện bảo đảm cho cạnh tranh tồn tại là các
quy định về tự do kinh doanh và quyền đƣợc tồn tại bình đẳng của các doanh
nghiệp. Chỉ khi nào đƣợc tự do gia nhập thị trƣờng, tự do giao kết, và đảm bảo
quyền sở hữu thì lúc đó các chủ thể tham gia thị trƣờng mới có đủ năng lực để quyết
định phƣơng thức kinh doanh. Khi đó, cạnh tranh mới có mơi trƣờng để tồn tại, và
phát huy tác dụng.
Với tƣ cách là lĩnh vực pháp luật đặc thù của nền kinh tế thị trƣờng, pháp luật
cạnh tranh bảo vệ cạnh tranh bằng cách chống lại các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh và loại bỏ hạn chế cạnh tranh. Có thể thấy, pháp luật chống cạnh tranh khơng
lành mạnh – một bộ phận của pháp luật cạnh tranh có những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhấ t , cạnh tranh là một hoạt động của nền kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh
vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Môi trƣờng cạnh tranh tốt giúp

phát huy đƣợc tiềm lực và sức mạnh kinh doanh vốn có của các chủ thể tham gia thị
trƣờng.


10

Việc bảo đảm môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh luôn đồng nghĩa với việc phải
ngăn chặn và loại trừ những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh nhƣ kiểm soát đƣợc
độc quyền. Muốn ngăn chặn cạnh tranh thiếu lành mạnh, một mặt phải khơng ngừng
hồn thiện cơ chế pháp luật để khơng cịn kẽ hở cho những hành vi gian lận. Mặt
khác ngay bản thân quy đinh
̣ pháp luật, bên cạnh những quy định xác lập khung
pháp lý cho sự cạnh tranh, cũng cần có những quy định đối với những hành vi không
lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị các hành vi đó xâm hại.
Pháp luật cạnh tranh bảo đảm cạnh tranh lành mạnh bằng cách quy định các
nguyên tắc trong cạnh tranh, quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
các biện pháp xử lý vi phạm đối với các hành vi này.
Thứ hai, điều tiết q trình cạnh tranh, tơn trọng và bảo đảm quyền lợi hợp
pháp của ngƣời tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của chủ thể kinh doanh, nhà nƣớc và xã
hội.
Thị trƣờng hình thành từ mối quan hệ qua lại giữa ngƣời mua và ngƣời bán,
hay rộng hơn là ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng dƣới quy luật cung cầu và quy
luật giá trị. Ngƣời tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hóa cũng nhƣ ngƣời cung ứng
hàng hóa và trả tiền cho sự lựa chọn đó. Về phía ngƣời sản xuất, lợi nhuận khơng chỉ
là mục tiêu, động lực mà còn là phƣơng thức tồn tại của họ. Việc nâng cao năng lực
sản xuất sẽ mở rộng khả năng đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi và ngày một tăng
của ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, cạnh tranh tham gia vào mọi phƣơng diện của nền
kinh tế, nó sàng lọc và lành mạnh hóa thị trƣờng, thúc đẩy sản xuất và điều tiết tiêu
dùng.
Thứ ba, răn đe và nghiêm cấm mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tính răn đe thể hiện rất rõ trong việc Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng nhƣ Luật
Cạnh tranh năm 2018 quy định các hình thức xử lý vi phạm đối với các chủ thể thực
hiện những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm, hậu quả hành vi mà các chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, bồi
thƣờng thiệt hại, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


11

Mục đích mà pháp luật cạnh tranh quy định nhƣ vậy là để răn đe và nghiêm
cấm các chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Qua đó tạo tâm lý,
thái độ tơn trọng pháp luật của các chủ thể kinh doanh.
1.2.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh
Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ra đời nhằm đảm bảo thƣơng mại
đƣợc diễn ra một cách công bằng và không bị tác động tiêu cực bởi những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh
thông thƣờng. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cuất hiện là do nhu cầu
của thị trƣờng, nhất là trong phạm vi châu Âu – nơi mà thị trƣờng cũng nhƣ tự do
thƣơng mại xuất hiện từ rất sớm. Ban đầu khái niệm pháp luật cạnh tranh đƣợc hiểu
đồng nghĩa với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo cách hiểu ngày
nay.
Về nguyên tắc, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điều chỉnh những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành
vi cụ thể của mọi chủ thể tham gia thị trƣờng (kể cả không phải doanh nghiệp) nhằm
mục đích cạnh tranh, thể hiện tính khơng lành mạnh có thể vơ tình hoặc cố ý gây
thiệt hại cho một đối thủ cạnh tranh hay một bạn hàng cụ thể. Tính khơng lành mạnh
của hành vi cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trƣờng và đƣợc
điều chỉnh cơ bản theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự (luật tƣ). Điều này đã
đƣợc chứng minh bởi thực tế (chẳng hạn ở Pháp, Italia) ngay cả khi khơng có đạo

luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh với tính cách là một chế định pháp luật
riêng biệt, pháp luật dân sự vẫn có thể đƣợc áp dụng để chống lại các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trƣờng.
Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có thể bị xử
lý về mặt hình sự. Dƣới cả hai giác độ xử lý trên thì pháp luật chỉ can thiệp khi có sự
khiếu kiện của ngƣời có quyền lợi và lợi ích liên quan. Các chế tài phần lớn là buộc
phải đình chỉ hành vi và bồi thƣờng thiệt hại xảy ra.


12

1.3. Quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh
Sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004 đã đánh dấu bƣớc phát triển quan
trọng trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật cho
nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, việc
xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là tất yếu. Luật Cạnh tranh năm
2004 quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh sau đây:
1.3.1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn3
Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng
thông tin gây nhầm lẫn về tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh
doanh, bao bì...làm lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục
đích cạnh tranh. Chỉ dẫn (gây nhầm lẫn) cũng đƣợc quy định tƣơng tự tại khoản 2,
Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó chỉ dẫn thƣơng mại là các dấu hiệu, thông tin
nhằm hƣớng dẫn thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thƣơng mại,
biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của
hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa. Việc chỉ dẫn gây nhầ m lẫn là việc lợi dụng chỉ dẫn
thƣơng mại đã đƣợc đầu tƣ, hình thành và phát triển bởi các chủ thể khác và sẽ mang
lại lợi ích kinh tế khi sử dụng chúng. Việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn cũng có thể
đƣợc thể hiện thơng qua các hành vi gắn với chỉ dẫn thƣơng mại đó lên hàng hóa,

bao bì hàng hóa, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch để kinh doanh, phƣơng tiện
quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ
dẫn thƣơng mại đó.
Nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của khách
hàng, của ngƣời tiêu dùng trƣớc hết thể hiện không rõ ràng về nhãn hiệu hàng hóa,
tên thƣơng mại, bao bì, chỉ dẫn địa lý... Luật Cạnh tranh quy định cấm doanh nghiệp
sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ, làm sai
lệch nhận thức của khách hàng nhằm mục đích cạnh tranh. Đồng thời luật cũng quy
định cấm doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm
3

Quy định này đã bị huỷ bỏ theo Luật Cạnh tranh năm 2018.


13

lẫn (Điều 40). Đây chính là việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn
gây nhầm lẫn ở cấp độ thứ hai. Doanh nghiệp kinh doanh ở đây là khách hàng của
doanh nghiệp sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về hàng hóa,
dịch vụ đối với ngƣời tiêu dùng.
Việc nhầm lẫn do chỉ dẫn sai không chỉ là nhầm lẫn làm sai lệch nhận thức của
khách hàng về hàng hóa, dịch vụ cung cấp, về chỉ dẫn thƣơng mại của hàng hóa mà
cịn tạo ra sự nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ với thƣơng nhân khác. Mục đích của
hành vi chủ thể kinh doanh ở đây chính là thơng qua sự nhầm lẫn của khách hàng để
họ có thể chấp nhận hàng hóa hoặc dịch vụ mà trong sự nhận thức thơng thƣờng họ
khơng chấp nhận hàng hóa, dịch vụ nhƣ vậy. Điều này có thể làm thiệt hại khơng chỉ
đối với ngƣời tiêu dùng mà còn cả đối với chủ thể kinh doanh khác cùng loại hàng
hóa hoặc dịch vụ tƣơng tự (bị tổn hại từ việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn).
Biểu hiện bên ngoài của việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn thông qua nhiều cách thức
khác nhau, nhƣng tựu chung lại chúng đều làm cho khách hàng cũng nhƣ ngƣời tiêu

dùng nhận thức khơng đúng về hàng hóa, dịch vụ. Việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm
lẫn mang tính lợi dụng thành quả của chủ thể kinh doanh khác một cách trái phép
ngay cả khi giữa các bên không tồn tại quan hệ cạnh tranh. Đây cũng chính là lý do
hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nói riêng và hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói
chung bị xem xét xử lý không cần xét đến thị trƣờng liên quan. Mức độ cao nhất của
chỉ dẫn gây nhầm lẫn là sản xuất và phân phối hàng giả. Do tính chất và mức độ
nguy hại của việc sản xuất và phân phối hàng giả, hành vi này không chỉ bị xử lý
theo pháp luật cạnh tranh mà cịn có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự. Sự nguy hại
cho khách hàng, ngƣời tiêu dùng trong trƣờng hợp này có thể thấy khi họ sử dụng
hàng hóa giả thuộc nhóm hàng hóa nhạy cảm, địi hỏi độ an tồn cao nhƣ dƣợc
phẩm, thực phẩm, linh kiện máy móc địi hỏi sự an tồn hay trình độ cơng nghệ
cao... Mặt khác sản xuất và cung cấp hàng hóa có chỉ dẫn gây nhầm lẫn còn vi phạm
cả đối tƣợng đƣợc bảo vệ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo hộ nhãn
hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý của hàng hóa. Tuy nhiên, các đối tƣợng đó
phải là hợp pháp, có nghĩa là đã đƣợc đăng ký và bảo hộ theo quy định của pháp


14

luật, hoặc đã đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp đối tƣợng đó (đối với tên
thƣơng mại).
Nhƣ vậy việc quy kết một hàng hóa dịch vụ có thể gây nhầm lẫn chỉ đặt ra khi
nó xâm phạm lợi ích liên quan đến sản phẩm cụ thể đã đƣợc đăng ký bảo hộ, hoặc
tồn tại trên thực tế đƣợc pháp luật thừa nhận.
1.3.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh
Trong mơi trƣờng kinh doanh có cạnh tranh, doanh nghiệp ln có những
thơng tin quan trọng, thậm chỉ liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp để có đƣợc
ƣu thế riêng trong kinh doanh. Những thông tin này luôn ln đƣợc lƣu giữ kín và
đƣợc coi là “bí mật kinh doanh”. Bí mật kinh doanh có thể đƣợc coi là vũ khí lợi hại
của doanh nghiệp, khi nó bị phổ biến hoặc xâm phạm doanh nghiệp sẽ khơng cịn ƣu

thế của riêng mình nữa. Do tính bí mật và có giá trị sinh lợi (nếu đƣợc tiếp cận) của
các thông tin liên quan đến nội dung và phƣơng pháp kinh doanh, bí mật kinh doanh
đƣợc coi là đối tƣợng bảo vệ của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Bí mật kinh doanh có thể bao gồm: phƣơng pháp kinh doanh, phƣơng pháp
tính giá, thơng tin nhạy cảm về thị trƣờng, thông tin về quản trị quan hệ khách hàng,
nguồn ngun liệu...kể cả bí quyết kỹ thuật đều có thể là những tài liệu riêng đƣợc
lƣu giữ dƣới chế độ bảo mật cao thấp tùy theo mức độ đánh giá của chủ sở hữu. Vì
mục tiêu lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh các bí mật kinh doanh ln là đối tƣợng của
các đối thủ cạnh tranh săn tìm để chiếm đoạt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Bởi vậy bí
mật kinh doanh là một trong những cơng cụ phƣơng tiện đƣợc bảo vệ để khai thác
lợi ích cũng nhƣ duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bí mật kinh doanh
khơng chỉ là đối tƣợng quan trọng đƣợc bảo vệ bởi pháp luật cạnh tranh trƣớc sự
xâm hại của các đối thủ cạnh tranh mà chúng cịn đƣợc bảo vệ bởi pháp luật sở hữu
trí tuệ (khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ). Nếu pháp luật cạnh tranh bảo vệ quyền
của chủ thể có bí mật kinh doanh trƣớc sự xâm hại với mục đích cạnh tranh khơng
lành mạnh thì pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền chủ sở hữu với bí mật kinh
doanh dƣới giác độ của chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sở hữu công nghiệp.


15

Dƣới giác độ của pháp luật cạnh tranh, bí mật cạnh tranh khơng phải bí mật
thơng thƣờng, nó phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để có thể trở thành đối
tƣợng đƣợc bảo vệ pháp luật chống cạnh tranh không làm mạnh
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh, bí mật kinh doanh là
thơng tin có đủ điều kiện sau đây:
a) Không phải là hiểu biết thơng thƣờng;
b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi đƣợc sử dụng sẽ tạo cho
ngƣời nắm giữ thơng tin đó có lợi thế hơn so với ngƣời khơng nắm giữ hoặc khơng
sử dụng thơng tin đó;

c) Đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thơng tin đó
khơng bị tiết lộ và khơng dễ dàng tiếp cận đƣợc.
Nội dung trên tƣơng tự nhƣ quy định tại Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ về điều
kiện chung đối với bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ.
Việc một doanh nghiệp xâm phạm bí mật kinh doanh thơng qua tiếp cận thu
thập thơng tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ gây những bất lợi
cạnh tranh cho doanh nghiệp đó. Vì vậy để đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành
mạnh, công bằng, Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
Tiếp cận, thu thập thơng tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của ngƣời sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
Tiết lộ, sử dụng thơng tin thuộc bí mật kinh doanh mà khơng đƣợc phép của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh.
Vi phạm hợp đồng bảo mật, lừa gạt, lợi dụng lịng tin của ngƣời có nghĩa vụ
bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ
sở hữu bí mật kinh doanh đó.
Tiếp cận, thu thập thơng tin thuộc bí mật kinh doanh của ngƣời khác khi ngƣời
này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục
lƣu hành sản phẩm, hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan


16

nhà nƣớc hoặc sử dụng những thơng tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy
phép liên quan đến kinh doanh, hoặc đƣợc lƣu hành sản phẩm.
Tóm lại bí mật kinh doanh là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đƣợc pháp luật
bảo vệ. Việc tiếp cận, sử dụng bí mật kinh doanh của một doanh nghiệp bằng con
đƣờng trái phép vì mục đích cạnh tranh sẽ bị quy kết là vi phạm pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh.
1.3.3. Ép buộc trong kinh doanh
Tự do kinh doanh là quyền không thể thiếu đƣợc của bất kỳ chủ thể kinh doanh

về mặt thực tế cũng nhƣ tiềm năng. Vì mục tiêu đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh chủ thể
kinh doanh có sử dụng những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh thơng qua việc
dồn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải chấp nhận ký kết hợp đồng, hoặc chấ p
nhận các điều kiện thƣơng mại không mong muốn mà do điều kiện hồn cảnh nào
đó đã khơng có cách lựa chọn nào khác.
Ép buộc kinh doanh thƣờng xuất hiện từ những quan hệ kinh doanh khơng có
sự tƣơng xứng về thế mạnh thị trƣờng giữa các bên. Theo đó bên có thế mạnh sẽ
khai thách lợi thế của mình để ép buộc chủ thể kinh doanh nhỏ hơn phải chấp nhận
hợp đồng hoặc điều kiện mà bên có thế mạnh đƣa ra. Bởi vậy chủ thể kinh doanh
nhỏ phải từ bỏ hoặc ngừng giao dịch những doanh nghiệp thuộc mối quan hệ cũ của
họ. Điều 42 Luật Cạnh tranh quy định: Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối
tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cƣỡng ép để buộc
họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Dƣới giác độ pháp luật dân sự những giao dịch dân sự, thƣơng mại nhƣ vậy
thiếu sự tự nguyện, xâm phạm quyền tự định đoạt của một trong các bên tham gia và
chúng có thể bị tun bố vơ hiệu. Việc ép buộc thể hiện bằng cách gây áp lực, đe
dọa gây thiệt hại buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác làm
theo ý chí của mình, nếu khơng khách hàng, đối tác doanh nghiệp sẽ phải chịu
những hậu quả bất lợi mà doanh nghiệp ép buộc tạo ra. Hậu quả bất lợi dƣờng nhƣ
không tránh khỏi đối với khách hàng/đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác làm
cho họ buộc phải làm theo những yêu cầu của doanh nghiệp tiến hành hành vi ép


17

cuộc đó chuyển sang giao dịch với mình hoặc với một chủ thể khác đƣợc chỉ định.
Hành vi ép buộc có thể thực hiện thơng qua mọi con đƣờng, mọi mối quan hệ trong
giao dịch cũng nhƣ ngoài giao dịch để đạt đƣợc mục đích kinh doanh khơng lành
mạnh. Bởi vậy hành vi ép buộc trong kinh doanh thể hiện động cơ và mục đích xấu
của chủ thể tiến hành hành vi.

Dƣới giác độ nghiên cứu, chủ thể tiến hành hành vi ép buộc trong kinh doanh
có thể là chủ doanh nghiệp, nhân viên của doanh nghiệp, hoặc bất kỳ cá nhân nào
khác giúp sức với mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh. Việc chứng minh đƣợc
động cơ, mục đích....của những hành vi này là điều kiện cơ bản để có thể quy kết
chủ thể đó có vi phạm quy định về chống cạnh tranh không lành mạng hay không.
1.3.4. Gièm pha doanh nghiệp khác4
Trong điều kiện kinh doanh trên thị trƣờng tự do, việc đƣa tin không đúng sự
thật do cố ý hay vô ý về chủ thể kinh doanh khác là điều rất dễ xảy ra. Thông tin
không đúng sự thật đó theo hƣớng tiêu cực và gây bất lợi cho chủ thể kinh doanh
nếu nó đƣợc phổ biến ra ngồi. Đƣa thơng tin xấu về một doanh nghiệp khơng đúng
sự thật chính là hình thức của việc gièm pha doanh nghiệp. Gièm pha doanh nghiệp
khác nhằm làm cho doanh nghiệp này mất uy tín, kéo theo đó mất khách hàng và thu
hẹp thị phần là những thiệt hại khó lƣờng đối với bên bị thiệt hại do hành vi gièm
pha. Để chống lại thủ đoạn cạnh tranh này, ngay cả pháp luật dân sự của các quốc
gia đều có những quy định mang tính ngun tắc nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự,
và uy tín của mọi pháp nhân và thể nhân.
Bên cạnh những quy định chung của pháp luật dân sự, trong lĩnh vực kinh
doanh thông thƣờng vẫn có các quy định riêng dành cho các thƣơng nhân với tƣ
cách là chủ thể tham gia cạnh tranh trên thị trƣờng. Trong thực tiễn, chủ thể kinh
doanh vì mục đích cạnh tranh có thể sử dụng cả những thông tin không đúng sự thật
nhằm gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của đối thủ cạnh tranh khác.

4

Hành vi này cũng đƣợc sửa đổi nhỏ theo Luật Cạnh tranh năm 2018.


18

Dƣới giác độ của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, mọi hành vi

trực tiếp hay gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hƣởng xấu đến uy
tín, tình trạng tài chính và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác đƣợc
định danh là hành vi “gièm pha thƣơng nhân khác”. Điều 43 Luật Cạnh tranh quy
định: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc
gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hƣởng xấu đến uy tín, tình trạng
tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
Pháp luật cạnh tranh chỉ cấm và tác động đến những hành vi gièm pha, bôi nhọ
doanh nghiệp khi hành vi đó đƣợc thực hiện vì mục đích cạnh tranh. Chủ thể tiến
hành hành vi này có thể là bất kỳ ai, thông qua bất kỳ cách thức nào để gièm pha
doanh nghiệp khác nhƣ: thực hiện thủ đoạn bơi nhọ, lăng mạ, hạ thấp uy tín kinh
doanh của đối thủ cạnh tranh là trƣờng hợp điển hình về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh ở dạng này. Tuy nhiên để một hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bị
cấm, nó phải thỏa mãn những điều kiện sau:
Gièm pha doanh nghiệp khác tức là sự gièm pha đó phải có đối tƣợng là chủ
thể kinh doanh cụ thể, đang tồn tại và có thể cùn hoặc khơng cùng quan hệ cạnh
tranh.
Hành vi gièm pha phải xuất phát từ một chủ thể kinh doanh hoặc ngƣời giúp
đỡ cho chủ thể này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đối tƣợng của hành vi gièm pha có thể liên quan đến các mặt doanh nghiệp
khác nhƣ: uy tín, văn hóa doanh nghiệp, quy trình hoạt động, chất lƣợng sản phẩm,
cách thức bán hàng, tiềm lực kinh tế - tài chính...
Cũng cần phải phân biệt giữa gièm pha, bôi nhọ... với những đánh giá, nhận
xét về sản xuất, kinh doanh...của doanh nghiệp khác. Đây cũng là vấn đề xuất hiện
phổ biến trong thực tiễn kinh doanh. Nhận định, đánh giá về một chủ thể kinh doanh
nào đó là khơng tránh khỏi. Tuy nhiên những nhận định, đánh giá đó khơng có mục
đích cạnh tranh, mang thái độ chủ quan và thông thƣờng không bị cấm dƣới giác độ
của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.


19


Hiện nay trên mạng Internet có nhiều trang mạng, blog...đang trở thành
phƣơng tiện bị lạm dụng cho những hành vi gièm pha, bơi nhọ doanh nghiệp khác
mà chƣa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu. Mặc dù vậy, việc xác định một hành vi
đƣa thông tin xấu về một doanh nghiệp khác là hành vi gièm pha theo Luật Cạnh
tranh trở nên khá phức tạp.
1.3.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Về nguyên tắc, chủ thể kinh doanh có thể sử dụng bất kỳ phƣơng tiện cạnh
tranh hợp pháp nào để đạt đƣợc lợi thế trong kinh doanh. Tuy nhiên nếu doanh
nghiệp muốn hoạt động kinh doanh của mình diễn ra thuận lợi bằng cách gây rối,
cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thì bị coi là bất hợp pháp.
Điều 44 Luật Cạnh tranh quy định: “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh
doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp, hoặc gián tiếp cản
trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó trong
từng lĩnh vực kinh doanh có liên quan, cũng có thể có quy định bổ sung về gây rối
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể là bất kể các hành
vi trực tiếp hay gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác. Về bản chất, hành vi gây rối hoạt động của bất kỳ chủ thể nào trong xã
hội luôn luôn mang bản chất là hành vi xấu. Hành vi này đƣợc tiến hành nhằm vào
doanh nghiệp nào đó với mục đích cạnh tranh mới đƣợc coi là cạnh tranh không lành
mạnh. Chẳng hạn nhƣ hành vi phá rối tại cơ sở kinh doanh, gây nhiễu hệ thống
thông tin liên lạc, làm trục trặc nguồn điện năng phục vụ kinh doanh, thiết kế, sắp
đặt chƣớng ngại vật ...tại địa điểm, cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh đều có
thể bị coi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Về hình thức biểu hiện và tính chất của hành vi này là gây rối hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khác cũng là chiến lƣợc ngăn cản hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác. Theo quy định của Luật Cạnh tranh Hoa Kỳ thì khơng chia nhỏ
ba hành vi mà nó quy định gộp cả hai hành vi ép buộc trong kinh doanh vào gây rối
hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Luật Cạnh tranh Việt Nam đã quy định tách biệt 3



×