Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 97 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn
vốn của các Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Việt Nam”, chun ngành Tài
chính – Ngân hàng là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của TS. Hồ Công Hưởng.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng
bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức
khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gởi lời tri ân tới Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu
Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho tơi được có cơ hội học lớp Cao học Tài chính Ngân Hàng niên khố 2016 –
2018 tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến q Thầy Cơ Phịng quản lý khoa đào tạo sau
đại học và tồn thể q Thầy Cơ trong trường, những người đã truyền đạt kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại Trường Trường Đại Học Ngân Hàng
TPHCM.
Tôi vô cùng biết ơn đến TS. Hồ Công Hưởng, người đã tận tình, ln sát cánh
cùng tơi, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm Luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tơi, những người thân ln bên


cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt
q trình học tập và hồn thành nghiên cứu này.
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................... ix
TĨM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................ 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 2
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 3
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .......................................................... 3
1.6.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 3
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................... 4
1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................ 4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN............................................................................... 6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 6
2.1.1. Ngân hàng thương mại.................................................................................. 6
2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR).............................................................................. 6
2.1.2.1. Khái niệm về hệ số an toàn vốn .............................................................6
2.1.2.2. Đo lường hệ số an toàn vốn ..................................................................7
2.1.2.3. Phân loại hệ số an toàn vốn ..................................................................9
2.1.2.4. Ý nghĩa của hệ số an toàn vốn ...............................................................9
2.1.3. Hiệp ước vốn Basel ..................................................................................... 10
2.1.3.1. Hiệp ước vốn Basel I ...........................................................................10


iv

2.1.3.2. Hiệp ước vốn Basel II ..........................................................................16
2.1.3.3. Hiệp ước vốn Basel III ........................................................................22
2.1.4. Các yếu tố tác động đến hệ số an tồn vốn ................................................. 24
2.1.4.1. Quy mơ ngân hàng ..............................................................................24
2.1.4.2. Tiền gửi của khách hàng .....................................................................25
2.1.4.3. Dư nợ cho vay của ngân hàng .............................................................26
2.1.4.4. Dự phịng rủi ro tín dụng ....................................................................26
2.1.4.5. Hệ số thanh khoản ...............................................................................26
2.1.4.6. Lợi nhuận trên tài sản .........................................................................27
2.1.4.7. Thu nhập lãi cận biên ..........................................................................27
2.1.4.8. Đòn bẩy tài chính ................................................................................28
2.2. LƯỢC KHẢO CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .......... 28
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 28
2.2.1.1. Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015) ..................................................28
2.2.1.2. Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014) .....................................................29

2.2.1.3. Dreca, N (2013) ...................................................................................29
2.2.1.4. Mhammed T. Abusharba, Iwan Triyuwono, Munawar Ismail và Aulia
F. Rahman (2012) .............................................................................................30
2.2.1.5. Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011) ...........................................31
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 32
2.2.2.1. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015) ..................................32
2.2.2.2. Phạm Hữu Hồng Thái (2013) ..............................................................32
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 36
3.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 36
3.1.1. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................... 36
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 37
3.1.2.1. Quy mô ngân hàng ..............................................................................37
3.1.2.2. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản .........................................37
3.1.2.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ..................................................38
3.1.2.4. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ..................................39
3.1.2.5. Hệ số thanh khoản ...............................................................................39
3.1.2.6. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản .................................................................40
3.1.2.7. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi..........................40
3.1.2.8. Địn bẩy tài chính ................................................................................41


v

3.2. MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU ............................... 42
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................ 43
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 49
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 49
4.1.1. Thống kê mơ tả ........................................................................................... 49

4.1.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến ..................................................... 50
4.1.3. Kết quả hồi quy ........................................................................................... 51
4.1.4. Kiểm định lựa chọn mơ hình ...................................................................... 52
4.1.5. Kiểm định các vi phạm giả thuyết .............................................................. 53
4.1.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến .....................................................................53
4.1.5.2. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi ..........................................53
4.1.5.3. Kiểm định tự tương quan .....................................................................53
4.1.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ..................................................54
4.1.6. Hồi quy mơ hình theo phương pháp FGLS ................................................ 54
4.2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 56
4.2.1. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản ................................................. 56
4.2.2. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ......................................................... 57
4.2.3. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ .......................................... 57
4.2.4. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi .................................. 58
4.2.5. Địn bẩy tài chính ........................................................................................ 58
4.2.6. Quy mơ ngân hàng ...................................................................................... 59
4.2.7. Hệ số thanh khoản....................................................................................... 59
4.2.8. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ......................................................................... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 62
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 62
5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 63
5.2.1. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản ................................................. 63
5.2.2. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ......................................................... 65
5.2.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ .......................................... 66
5.2.4. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi .................................. 67
5.2.5. Địn bẩy tài chính ........................................................................................ 68
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................... 69
5.3.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 69



vi

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.......................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 73


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BIS

Bank for international
Settlement

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

CAR

Capital adequacy ratio


Hệ số an toàn vốn

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Trọng số rủi ro tín dụng cho các nhóm tài sản ......................................... 11
Bảng 2.2: Hệ số chuyển đổi tín dụng của các khoản mục ngoại bảng ...................... 13

Bảng 2.3: So sánh tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II và Basel III ................. 23
Bảng 2.4: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước ................................................... 33
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 41
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ........................................................................... 49
Bảng 4.2: Mô tả tương quan...................................................................................... 50
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình ...................................................................... 51
Bảng 4.4: Kiểm định Redundant ............................................................................... 52
Bảng 4.5: Kiểm định Hausman ................................................................................. 52
Bảng 4.6: Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................... 53
Bảng 4.7: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi ................................................ 53
Bàng 4.8: Kiểm định tự tương quan .......................................................................... 54
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mơ hình theo phương pháp FGLS ............................. 55
Bảng 4.10: Kết quả nghiên cứu so với giả thuyết kỳ vọng ....................................... 56


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Nội dung Hiệp ước vốn Basel II ............................................................... 17
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 43
Biểu đồ 4.1: Phân phối chuẩn phần dư ..................................................................... 54


x

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các
ngân hàng TMCP Việt Nam”. Cụ thể, đề tài nghiên cứu 8 yếu tố tác động đến hệ số
an toàn vốn (CAR) bao gồm quy mô ngân hàng, tiền gửi khách hàng, dư nợ cho
vay của ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng, hệ số thanh khoản, lợi nhuận trên tài

sản, thu nhập lãi cận biên và đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
ước lượng hồi quy FGLS trên dữ liệu bảng để xử lý các vấn đề như phương sai của
sai số thay đổi và tự tương quan.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tiền gửi khách hàng, thu nhập lãi cận biên
có tác động cùng chiều với hệ số CAR của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngược
lại, dư nợ cho vay của ngân hàng, dự phịng rủi ro tín dụng, địn bẩy tài chính có
tác động ngược chiều với hệ số CAR của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trong
khi đó, quy mơ ngân hàng, hệ số thanh khoản, lợi nhuận trên tài sản khơng có ý
nghĩa thống kê. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, yếu tố tác động mạnh
nhất đến hệ số CAR là thu nhập lãi cận biên và yếu tố tác động yếu nhất đến hệ số
CAR là tiền gửi khách hàng.
Trên kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm
gia tăng hệ số CAR của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Từ khóa: các yếu tố, hệ số an tồn vốn, các ngân hàng TMCP, Việt Nam,…


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành ngân hàng được xem là xương sống của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai
trị quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong vài năm gần đây,
cuộc khủng hoàng ngân hàng trở nên phổ biến với quy mô cũng như mức độ ngày
càng lớn. Friedman và Schwarts (1963), cho rằng một cuộc khủng hoảng ngân hàng
sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính và sự ổn định của hệ thống ngân hàng bị
đe dọa, hạ tầng tài chính có thể bị sụp đổ nếu thiếu sự can thiệp của Ngân hàng
Trung ương (NHTW). Sự đổ vỡ của ngân hàng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
rút tiền gửi tại các ngân hàng khác, người gửi tiền hoảng loạn vì khơng thể phân
biệt được ngân hàng nào tốt, ngân hàng nào xấu. Một cuộc đua rút tiền xảy ra và

hậu quả là hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ hệ thống và dẫn đến khủng hoảng ngân
hàng.
Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và
lớn mạnh. Tuy nhiên, sự bùng nổ quy mô và mức độ đa dạng của hệ thống ngân
hàng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn tác động
trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Để ngăn chặn sự đổ
vỡ của ngân hàng và bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, các nhà quản lý ngân hàng
phải nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ số an toàn vốn (CAR – Capital adequacy
ratio) trong hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel. Đây là một trong các hệ số
rất quan trọng đảm bảo trong hoạt động của các NHTM, dùng để bảo vệ những
người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả
của hệ thống ngân hàng. Như vậy, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là đã
tạo ra được một tấm đệm vốn chống lại những cứu sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ
mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Từ những diễn biến thực tiễn cho thấy hệ số an tồn vốn (CAR) khơng chỉ
được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm mà còn là công cụ để các cơ quan giám
sát đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng và bảo vệ cho người gửi tiền.
Nghiên cứu về các rủi ro và sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân
hàng luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Đặc biệt trong


2

bối cảnh hiện nay ở nước ta, khi các NHTM đang chạy đua với việc đáp ứng tiêu
chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN cũng như để đáp ứng tiêu
chuẩn theo các hiệp ước Basel, việc nghiên cứu về hệ số an toàn vốn của các
NHTM càng trở nên cần thiết.
Từ những lý do đó, việc nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số CAR là
cấp thiết và thực sự quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Chính vì thế, tác giả chọn
đề tài “Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng Thương

Mại Cổ phần Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định các yếu tố và mức tác động của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của
các Ngân hàng TMCP Việt Nam từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm đảm bảo hệ số an
toàn vốn cho các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến hệ số an
toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
Mục tiêu thứ hai là đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hệ số an toàn
vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
Mục tiêu thứ ba là trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đưa ra một
số khuyến nghị nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn cho các Ngân hàng TMCP trong
thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu:
(i) Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt
Nam là gì?
(ii) Chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến hệ số an toàn
vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam?
(iii) Những hàm ý chính sách nào có thể được đưa ra nhằm đảm bảo hệ số an
toàn vốn tối thiểu cho các Ngân hàng TMCP Việt Nam?


3

1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phạm vi 31 ngân hàng TMCP được Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) công bố vào ngày 30/6/2018. Mẫu nghiên cứu gồm 31 Ngân hàng TMCP
Việt Nam đại diện cho hệ thống tài chính để có cái nhìn tổng quan sự tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP. Tác giả lựa
chọn giai đoạn 2011 – 2017, đây là giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng xuất
phát từ nguyên nhân nợ xấu tăng cao và đạt đỉnh ở năm 2012 là 3.44% đe dọa đến
sự an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn sau
khủng hoảng tài chính năm 2008.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tác động đến hệ số an toàn
vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng phần mềm
Eviews 8.1 chạy mơ hình hồi quy để ước lượng và kiểm định, từ đó xác định chiều
hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng
TMCP Việt Nam. Cụ thể, tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp
bình phương nhỏ nhất (POOLED OLS), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM),
phương pháp tác động cố định (FEM). Trên cơ sở hồi quy dữ liệu bảng, tác giả sử
dụng kiểm định Redundant và kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình phù hợp
nhất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi
(FGLS) trên dữ liệu bảng để xử lý các vấn đề như phương sai của sai số thay đổi và
tự tương quan.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các Báo cáo tài chính (BCTC) của các
ngân hàng TMCP Việt Nam có trong mẫu nghiên cứu.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã hệ thống cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trên thế giới cũng như
trong nước về các yếu tác động đến hệ số an toàn vốn để làm cơ sở nghiên cứu cho
đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng được mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác
động đến hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Nghiên cứu đã



4

xác định và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố tác động đến hệ số an toàn
vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể
làm tài liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu chun sâu trong lĩnh vực
này.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thơng qua phân tích thực trạng và kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã góp
phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn
vốn của NHTMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm cho
các nghiên cứu về hệ số an toàn vốn của các ngân hàng, hỗ trợ cho các nhà quản trị
ngân hàng và các cấp có liên quan sử dụng để đưa ra các quyết định phù hợp giúp
ngân hàng phát triển bền vững. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số
khuyến nghị nhằm gia tăng hệ số an toàn vốn cho các ngân hàng TMCP Việt Nam.
1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hệ số an
toàn vốn của các Ngân hàng TMCP Việt Nam” được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu, chương này tác giả trình bày về tính cấp
thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, ở chương này tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý
thuyết về NHTM, hệ số an toàn vốn, các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn và
các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như trong nước. Trên cơ sở đó, tác
giả xây dựng mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, ở chương này tác giả sẽ trình bày dữ liệu
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, tác giả trình bày về thực trạng hệ
số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam, kết quả phân tích định lượng và
thảo luận kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, trong chương này tác giả tóm tắt lại kết
quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra một số khuyến nghị, hạn chế và hướng nghiên
cứu tiếp theo của đề tài.


5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong
đó trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. Những định hướng nêu trên là cơ sở để
tác giả trình bày luận văn này ở những chương tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Ngân hàng thương mại
Theo Peter Rose (2004), ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trị quan
trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài
chính đa dạng nhất (đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán) và thực
hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong
nền kinh tế.
Theo Trần Huy Hoàng (2011), ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân
hàng giao dịch trực tiếp với các cơng ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng

cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung
cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng
nói trên.
Tóm lại, Ngân hàng Thương mại (NHTM) thực hiện giao dịch trực tiếp với
các công ty, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi
sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và
cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. NHTM là loại ngân hàng
có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng trong
hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một
hệ thống ngân hàng phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền
kinh tế, xã hội và ngược lại.
2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR)
2.1.2.1. Khái niệm về hệ số an toàn vốn
Theo quan điểm của Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014), hệ số an toàn vốn
(CAR) được coi là một trong những chỉ tiêu về sức khỏe tài chính của các ngân
hàng và cực kỳ hữu ích trong việc ngăn chặn các ngân hàng khỏi bị phá sản. Hệ số
CAR cao được coi là một biện pháp tự vệ, bảo vệ các bên liên quan và duy trì sự ổn
định của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả
năng chịu đựng tổn thất bất ngờ phát sinh trong tương lai của một NHTM.


7

Theo quan điểm của Berger et al, (1995), hệ số CAR cịn gọi là tỷ lệ vốn trên
tài sản có rủi ro quy đổi, tỷ lệ này thể hiện mối tương quan giữa vốn của ngân hàng
với các rủi ro có thể xảy ra. Tỷ lệ an tồn vốn được tính bằng phần trăm vốn tự có
của ngân hàng chia cho tổng giá trị tài sản có rủi ro.
Theo quan điểm của Akerlof và cộng sự (1990), hệ số CAR là tỷ số hay tỷ lệ
thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng cũng như những rủi ro mà
ngân hàng phải đối mặt như là tín dụng hay rủi ro vận hành. Hệ số CAR cũng giống

như các tỷ lệ khác được tính trên mối tương quan của các tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu. Không giống như các loại tỷ lệ thông thường khác, hệ số CAR phân biệt tài
sản có thể có các mức rủi ro khác nhau.
Theo quan điểm của Nguyễn Đăng Dờn (2012), hệ số CAR là tỷ lệ giữa vốn tự
có và tổng tài sản có rủi ro quy đổi, còn được gọi là hệ số Cooke. Đây là chỉ tiêu rất
quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của các NHTM, cũng như đánh giá khả
năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an tồn trong hoạt
động tín dụng của các NHTM.
Như vậy, hệ số CAR là một thước đo về vốn của ngân hàng đối với tổng tài
sản có rủi ro quy đổi, biểu thị sức mạnh tài chính của ngân hàng. Hệ số này thường
được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính
ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính tồn cầu. Bằng hệ số này có thể
xác định được khả năng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại
rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành của các NHTM. Hay nói cách
khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là đã tự tạo ra một tấm đệm chống
lại những cứu sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi
tiền. Mặt khác, hệ số an tồn vốn có ý nghĩa tương tự như tỷ lệ đòn bẩy, giúp xác
định khả năng đáp ứng nghĩa vụ của ngân hàng, khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh
giá khả năng thích ứng các loại rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng Trung ương
(NHTW) các nước thường quy định hệ số CAR để bảo vệ người gửi tiền, người cho
vay và giúp đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia.
2.1.2.2. Đo lường hệ số an tồn vốn
Hệ số an toàn vốn (CAR) là một thước đo độ an tồn vốn của ngân hàng. Nó
được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã
điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.


8

CAR =


Vốn cấp I + Vốn cấp II
x 100%
Tài sản đã điều chỉnh rủi ro

Hệ số CAR được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân
hàng và tăng tính ổn định của hệ thống tài chính. Thơng qua hệ số CAR có thể xác
định được khả năng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và khả năng chịu đựng các
loại rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Vì vậy, khi hệ số CAR
đảm bảo thì ngân hàng đã tạo được một tấm đệm vốn chống lại những cú sốc về tài
chính, có thể tự bảo vệ mình, bảo vệ những người gửi tiền. Chính vì thế, các nhà
quản lý ngân hàng luôn xác định rõ ràng và duy trì một hệ số CAR nhất định. Cụ
thể, Ở Việt Nam hệ số CAR được quy định là 9%, giống như chuẩn mực Basel mà
các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến. Hiệp định Basel một chuẩn
mực quốc tế nên cách phân loại của nó là một cơ sở tham khảo có giá trị đặc biệt
đối với hệ thống tài chính của các nước.
Vốn của ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng
nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt vì nó
phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng. Do vậy, vốn của ngân hàng quyết định
quy mô hoạt động, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những
nguồn vốn khác và cho vay. Vốn của ngân hàng được ví như một cái đệm để chống
đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy
ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản.
Khi tính tốn hệ số an tồn vốn, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I (vốn
nòng cốt – core capital) và vốn cấp II (vốn bổ sung - supplymentary capital), trong
đó vốn cấp I được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn. Ngoài yêu cầu đảm bảo
cho CAR từ 8% trở nên, các ngân hàng cịn phải đảm bảo tổng vốn cấp II khơng
được vượt quá 100% vốn cấp I.
Theo Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, vốn tự có của ngân
hàng chia thành hai loại:

- Vốn cấp 1: còn gọi là vốn tự có cơ bản gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu
đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ
vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phịng lỗ tín dụng. Như
vậy vốn cấp 1 tương đương với vốn tự có theo cách phân loại trên.


9

- Vốn cấp 2: cịn gọi là vốn tự có bổ sung gồm: cổ phần ưu đãi có thời hạn,
các trái phiếu bổ sung và giấy nợ. Tuy nhiên vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất
là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng. Hơn nữa, các phương tiện
tài chính trong vốn tự có bổ sung phải bị loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng
khi đến ngày đáo hạn. Như vậy khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốn
tự có trong cách phân loại trên.
Tài sản điều chỉnh rủi ro: là tổng tất cả các tài sản do ngân hàng nắm giữ
được tính tốn theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theo một công thức do cơ quan
quản lý thường là Ngân hàng Trung ương (NHTW) đưa ra. Hầu hết các NHTW đều
theo chuẩn của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) để đặt ra những trọng số này.
2.1.2.3. Phân loại hệ số an toàn vốn
Hệ số an toàn vốn của tổ chức tín dụng được phân loại thành hệ số an toàn vốn
riêng lẻ và hệ số an toàn vốn hợp nhất. Trong đó, hệ số an tồn vốn riêng lẻ được
xác định dựa trên vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ của TCTD, hệ số an
toàn vốn hợp nhất được xác định dựa trên vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro hợp
nhất của TCTD (bao gồm các cơng ty con, trong đó không hợp nhất công ty con là
doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm).
Cơng thứ xác định trình bày cụ thể như sau:
CAR riêng lẻ =
CAR Hợp nhất =

Vốn tự có riêng lẻ

x 100%
Tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ
Vốn tự có hợp nhất
x 100%
Tổng tài sản có rủi ro hợp nhất

Những quan điểm trên đều cho thấy hệ số an toàn vốn là tỷ lệ giữa vốn tự có
và tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng và phản ánh sức khỏe, năng lực tài chính của
ngân hàng.
2.1.2.4. Ý nghĩa của hệ số an tồn vốn
Trong xu hướng quốc tế hóa và nền kinh tế thị trường ngày nay, các NHTM
luôn phải đối mặt với hai vấn đề lớn đó là năng lực cạnh tranh và rủi ro trong hoạt
động kinh doanh. Hệ số CAR là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng của
một ngân hàng trước hai vấn đề trên.
Hệ số an toàn vốn (CAR) là chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động của
ngân hàng: Hệ số CAR được cấu thành từ hai thành phần rất quan trọng đó là vốn


10

tự có và tài sản có rủi ro quy đổi. Nếu như vốn tự có phản ánh khả năng của ngân
hàng trong việc giảm rủi ro phá sản đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì tài
sản có rủi ro quy đổi lại phản ánh hoạt động sử dụng vốn và mức độ rủi ro của các
khoản tín dụng mà ngân hàng đó cấp cho nền kinh tế. Vì vậy, hệ số CAR là hệ số
thể hiện khả năng chống đỡ của ngân hàng nếu có rủi ro xảy ra. Một ngân hàng có
CAR đạt tiêu chuẩn theo quy định là ngân hàng có khả năng đảm bảo an tồn trong
hoạt động kinh doanh của mình.
Hệ số an tồn vốn (CAR) cao giúp tăng uy tín cho ngân hàng: Kinh doanh tiền
gửi là một loại hình kinh doanh đặc biệt mà trong đó uy tín của ngân hàng đóng vai
trò hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của ngân hàng. Một ngân hàng có hệ

số CAR đạt tiêu chuẩn không đơn thuần việc Ngân hàng đã chấp hành đúng quy
định của NHTW đặt ra mà bản thân ngân hàng sẽ tạo được uy tín với khách hàng, từ
đó tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Hệ số an tồn vốn (CAR) là cơng cụ giám sát của Ngân hàng Trung ương: Hệ
số CAR còn là công cụ để thanh tra Ngân hàng Trung ương thực hiện giám sát việc
bảo toàn và phát triển vốn, tức là kiểm tra việc đảm bảo vốn thực có so với vốn
đăng ký ghi trong giấy phép khi thành lập và so với vốn pháp định, kiểm tra dự
phòng rủi ro có chấp hành theo quy định, kiểm tra chỉ tiêu an toàn và hiệu quả sử
dụng và bảo toàn vốn của ngân hàng.
2.1.3. Hiệp ước vốn Basel
Cho đến nay Ủy ban Basel đã ban hành 3 Hiệp ước về vốn bao gồm Basel I,
Basel II, Basel III. Các hiệp ước vốn ngày càng hoàn thiện hơn, phiên bản sau
thường hướng tới việc khắc phục các hạn chế của những phiên bản trước đồng thời
thích ứng với những thay đổi của thị trường tài chính.
2.1.3.1. Hiệp ước vốn Basel I
 Các yếu tố cấu thành của vốn
Vốn tự có của ngân hàng được chia thành hai loại: vốn cấp 1 và vốn cấp 2
Vốn cấp 1: Vốn tự có cơ bản: gồm cổ phần thường; cổ phần ưu đãi dài hạn;
thặng dư vốn; lợi nhuận khơng chia; dự phịng chung các khoản dự trữ vốn khác;
các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phịng lỗ tín dụng. Đó chính là vốn
điều lệ và các quỹ dự trữ được cơng bố. Vốn cấp 1 đóng vai trị quyết định đến khả
năng mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của


11

một ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến quyết định đánh giá của thị trường về mức
độ đủ vốn của ngân hàng. Theo yêu cầu của Ủy ban, vốn cấp 1 phải chiếm tối thiểu
50% cơ sở vốn của ngân hàng.
Vốn cấp 2: Vốn tự có bổ sung có chất lượng thấp hơn vốn cấp 1, gồm dự trữ

không được công bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dự phịng chung/ dự phịng tổn thất
cho vay chung; các cơng cụ vốn lưỡng tính và nợ thứ cấp. Tuy nhiên, khoản nợ
ngắn hạn khơng có bảo đảm khơng nằm trong định nghĩa về vốn này.
Theo quy định, khi tính vốn cấp 1 các ngân hàng phải khấu trừ uy tín thương
mại. Những khoản đầu tư vào các công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính và
ngân hàng khơng thực hiện hạch toán tổng hợp phải khấu trừ khỏi tổng vốn cấp 1 và
cấp 2, nhằm giảm tình trạng sở hữu chéo, làm giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng
ngân hàng mang tính chất hệ thống. Theo quy định, cơ quan thanh tra mỗi nước
được phép quy định sẽ khấu trừ toàn bộ hoặc một phần khoản vốn sở hữu của một
ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác. Nếu khơng có quy định khấu trừ thì khoản
đầu tư này sẽ được xếp vào nhóm tài sản có có tỷ trọng rủi ro là 100%.
Để khuyến khích các ngân hàng không ngừng tăng cường quy mô vốn cấp 1,
không quá phụ thuộc vào vốn cấp 2, Ủy ban Basel quy định:
-

Vốn cấp 1 chiếm tối thiểu 50% phần vốn của ngân hàng.

-

Vốn cấp 2 bị hạn chế ở mức tối đa là 100% giá trị vốn cấp 1

-

Nợ thứ cấp không quá 50% tổng giá trị các thành phần vốn cấp 1

-

Dự phòng chung đối với tổn thất cho vay không được vượt quá 1,25% của
tổng tài sản có rủi ro.


-

Dự trữ định giá lại tài sản dưới hình thức thu nhập dự kiến hoặc chứng
khốn chưa bán sẽ phải được khấu trừ đi 55%.

 Tỷ trọng rủi ro
Basel I mới chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng vì đây là rủi ro chủ yếu đối với
hoạt động của các ngân hàng. Năm nhóm trọng số rủi ro với mức tỷ lệ 0%, 10%,
20%, 50% và 100% đã được xây dựng và gán cho các nhóm tài sản, được trình bày
cụ thể trong bản sau:
Bảng 2.1: Trọng số rủi ro tín dụng cho các nhóm tài sản


12

Các khoản phải đòi
-

Tiền mặt

-

Các khoản phải đòi khác đối với chính phủ trung ương nước

Trọng số rủi
ro

OECD
-


Các khoản phải địi đối với chính phủ trung ương các nước khác

-

Các
khoản
phảinày
địibằng
đối với
cácbản
pháp
trong
(những
khoản
đồng
tệ nhân
và cho
vay nước
bằng thuộc
đồng khu
bản
vực
tệ) cơng (trừ chính phủ trung ương);

0%

10%

-


Các khoản cho vay được bảo lãnh bởi các pháp nhân trong nước

-

thuộckhoản
khu vực
hoặc
đảmhàng
bảo bằng
khốn do
Các
phải cơng
địi đối
vớiđược
các ngân
thuộcchứng
các nước
các pháp
đó phát
hành
OECD
vànhân
các ngân
hàng
phát triển đa phương.

-

Các khoản phải địi đối với các ngân hàng không thuộc các nước
OECD, thời hạn còn lại dưới 1 năm


-

20%

Các khoản phải đòi đối với các pháp nhân khu vực công của các
nước không thuộc OECD (trừ chính phủ trung ương)

-

Các khoản cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng tài sản thế chấp

-

Các khoản phải đòi khác: Các khoản phải đòi đối với các ngân
hàng, công ty của các nước không thuộc OECD, có thời hạn trên

50%

100%

1 năm, các tài san cố định và những tài sản khác.
Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
Mặc dù Ủy ban Basel đã đã phân chia rủi ro thành 5 nhóm với các trọng số rủi
ro tương ứng, song vẫn còn một số bất cập với cách phân chia này. Cách phân chia
này chưa thể hiện được sự khác biệt về mức độ rủi ro giữa các cơng ty, ví dụ các
khoản tín dụng cấp cho các cơng ty nhỏ hay các tập đồn lớn có mức tín nhiệm
AAA ở các nước khơng thuộc OECD đều có trọng số rủi ro là 100%.
Tài sản đảm bảo và bảo lãnh cũng được đề cập đến trong Basel I. Tuy nhiên,
trên thực tế, các ngân hàng khác nhau luôn có chính sách khác nhau về việc nhận tài

sản đảm bảo và bảo lãnh khi cho vay. Ngoài ra, giá trị tài sản đảm bảo trên thị
trường cũng thường xuyên biến động, thậm chí ngồi khả năng dự báo của ngân
hàng. Vì vậy, Basel I cho phép ngân hàng được căn cứ vào hình thức và giá trị đảm
bảo để phân nhóm rủi ro cho các tài sản có bảo đảm khác nhau và tính tốn u cầu
vốn tối thiểu đối với từng loại tài sản.


13

Sự phát triển của dịng tín dụng, thư tín dụng, các công cụ bảo lãnh đã khiến tỷ
lệ vốn trên tài sản trở thành một chỉ tiêu phản ánh không chính xác vị thế vốn của
ngân hàng. Một số hình thức hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản của ngân hàng
mới được phát triển không lâu, doanh số hoạt động chưa lớn nên kinh nghiệm đánh
giá mức độ rủi ro còn hạn chế, số liệu báo cáo thống kê chưa đầy đủ. Do vậy, Uỷ
ban Giám sát ngân đã rất nỗ lực khi yêu cẩu các hoạt động ngoài bảng tổng kết tài
sản của ngân hàng cần phải được tính đến khi xác định mức độ đủ vốn theo quy
định của Basel I.
Bảng 2.2: Hệ số chuyển đổi tín dụng của các khoản mục ngoại bảng
Các loại công cụ

Hệ số chuyển
đổi

1. Các cơng cụ thay thế tín dụng trực tiếp, ví dụ như bảo lãnh vay
nợ nói chung và các hình thức chấp nhận (bao gồm cả việc xác

100%

nhận thanh tốn séc với tính chất như chấp nhận)
2. Một số khoản mục bất thường liên quan đến giao dịch trái phiếu

thực hiện, trái phiếu đấu thầu, trái quyền và thư tín dụng dự phịng

50%

liên quan đến các giao dịch cụ thể
3. Các khoản mục bất thường ngắn hạn khác liên quan đến thương
mại có tính chất tự thanh lý (ví dụ như tín dụng chứng từ được đảm

20%

bảo bằng hàng hố đang trong q trình vận chuyển)
4. Các hợp đồng bán và mua lại và các hợp đồng bán tài sản kèm
theo quyền truy địi, trong đó rủi ro tín dụng vẫn thuộc về ngân

100%

hàng
5. Các hợp đồng mua tài sản có kỳ hạn, tiền gửi trong tương lai và
các cổ phiếu và chứng khoán đã được thanh toán một phần, thể hiện

100%

các cam kết với những mức rút nhất định
6. Các cam kết phát hành chứng khoán ngắn hạn và cam kết bảo
lãnh phát hành quay vòng
7. Các cam kết khác (ví dụ như các điều kiện dự phịng chính thức,
hạn mức tín dụng) với thời hạn ban đầu trên 1 năm

50%


50%


14

8. Những cam kết tương tự với thời hạn ban đầu tối đa là 1 năm,
hoặc có thể huỷ bỏ không điều kiện tại bất kỳ thời điểm nào

0%

Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
Các cam kết ngoại bảng (trừ hợp đồng lãi suất, tỷ giá) sẽ được quy đổi về số
tiền tương đương rủi ro tín dụng bằng cách nhân giá trị của cam kết với hệ số
chuyển đổi tín dụng sau đó phân loại vào các nhóm rủi ro tương ứng với bên đối
tác. Đối với các hợp đồng liên quan đến lãi suất và tỷ giá, ngân hàng khơng phải
gánh chịu rủi ro tín dụng đối với toàn bộ giá trị hợp đồng, mà chỉ phải chịu chi phí
thay thế dịng tiền khi đối tác khơng thực hiện được nghĩa vụ. Do vậy, giá trị tương
đương rủi ro tín dụng của nhóm cam kết ngoại bảng này sẽ được xác định theo thời
hạn của hợp đồng. Cụ thể, hợp đồng lãi suất tỉ lệ rủi ro là 0%, 0,5% và 1% lần lượt
đối với các hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm, từ 1 đến 5 năm và trên 5 năm
 Hệ số an toàn vốn
Ủy ban đã đặt ra cách tính hệ số an tồn vốn (CAR) là tỷ lệ vốn so với tài sản
có rủi ro quy đổi. Các ngân hàng hoạt động quốc tế cần phải có hệ số CAR tối thiểu
là 8%. Theo cách tính này, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%,
có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi
CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
Điểm cải tiến trong cách tính vốn tối thiểu của Ủy ban Basel là cả tài sản đều
được gắn trọng số rủi ro. Do sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ phái sinh trong
những năm 1980 nên Ủy ban yêu cầu phải gộp cả các tài sản ngoại bảng vào giá trị
tài sản rủi ro. Những quy định chung về vốn và cơng thức tính CAR cho phép so

sánh hệ số vốn giữa các ngân hàng, tạo môi trường hoạt động công bằng hơn cho
các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế. Quan trọng hơn, quy định về hệ số
CAR trong Basel I giúp cho hệ thống ngân hàng vận hành an toàn hơn và ổn định
hơn.
 Hạn chế
Những hạn chế của Basel đã được thể trong Bản sửa đổi tháng 1/1996, cơng
thức tính hệ số an tồn vốn có một số thay đổi.
Thứ nhất, giá trị tài sản rủi ro phải tính đến cả rủi ro tín dụng và rủi ro thị
trường. Rủi ro thị trường là những mất mát từ các trạng thái của các tài sản nội bảng
và ngoại bảng khi giá cả thị trường thay đổi, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái


15

cổ phiếu, rủi ro ngoại hối và rủi ro hàng hoá đồng thời cũng đã xây dựng khung đo
lường những rủi ro này. Vốn tối thiểu đối với rủi ro lãi suất được xác định theo hai
nhóm riêng - dành cho rủi ro cụ thể (những biến động bất lợi về giá cả của một loại
chứng khoán do nguyên nhân liên quan đến từng người phát hành) và rủi ro thị
trường chung (thay đổi về lãi suất thị trường).
Thứ hai, để đáp ứng cho phần vốn dành cho rủi ro thị trường ngân hàng có thể
sử dụng vốn cấp 3. Vốn cấp 3 là những khoản nợ thứ cấp ngắn hạn và phải đảm bảo
những điều kiện sau: Có thời hạn ban đầu tối thiểu 2 năm; Không được bảo đảm
bằng tài sản ngân hàng; Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, khoản nợ thứ cấp
này có thứ tự ưu tiên thanh toán sau tất cả các chủ nợ khác, chỉ trước chủ sở hữu;
Ngân hàng không được phép thanh toán trước hạn, trừ trường hợp được cơ quan
quản lý ngân hàng chấp thuận; Hợp đồng vay có quy định ngân hàng sẽ khơng được
thanh tốn gốc hoặc lãi (ngay cả khi đến hạn) nếu như việc thanh toán này sẽ làm
cho ngân hàng không đạt được yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định; Tổng giá trị vốn
cấp 3 tối đa không quá 250% phần vốn cấp 1 của ngân hàng cần có để hỗ trợ rủi ro
thị trường; Uỷ ban Giám sát ngân hàng cho phép có một giai đoạn chuyển tiếp đến

cuối năm 1997 để các ngân hàng chuẩn bị thực hiện được yêu cầu vốn tối thiều mới
bổ sung. Đặc biệt, trong thời gian chuyển tiếp này, những ngân hàng mong muốn áp
dụng phương pháp mô hình nội bộ sẽ phải điều chỉnh mơ hình của mình, bổ sung
thêm các tiêu chí chung và các tham số theo quy định của Uỷ ban Giám sát ngân
hàng.
Trong nhiều năm, các ngân hàng đã thực hiện thành công Basel I được các cơ
quan và tổ chức quốc tế ủng hộ việc áp dụng một cách nhất quán các tiêu chuẩn vốn
có trọng số rủi ro. Việc thực hiện các tỉ lệ mục tiêu trong Basel I đã mang lại sự ổn
định và an toàn trong các ngân hàng quốc tế. Song song đó Basel I đã bộc lộ một số
điểm hạn chế, một trong những điểm hạn chế cơ bản của Basel I là chưa đề cập đến
rủi ro hoạt động là một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày
càng tăng lên. Bên cạnh đó, một số các quy tắc do Basel I đưa ra chỉ có thể vận
dụng trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo kiểu đơn thuần, không tính đến
mối quan hệ liên kết trong một tập đồn, giữa ngân hàng mẹ với các chi nhánh.


×