Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hệ dân sự tại học viện kỹ thuật mật mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.18 KB, 114 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN KIÊN

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN HỆ DÂN SỰ TẠI HỌC
VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN KIÊN

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN HỆ DÂN SỰ TẠI HỌC
VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả

Phạm Văn Kiên


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP –
AN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG................................................. 7
1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................... 7
1.2. Dạy học môn GDQP&AN trong trường Đại học, Cao đẳng........................10
1.3. Quản lý dạy học môn GDQP&AN trong trường Đại học, Cao đẳng............15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn GDQP-AN trong
trường Đại học, Cao đẳng................................................................................... 22
Tiểu kết chương 1............................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP – AN
CHO SINH VIÊN HỆ DÂN SỰ TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ.......28
2.1. Lược sử hình thành và phát triển của Học viện Kỹ thuật Mật mã................28
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng......................................................................... 30
2.3. Thực trạng dạy học môn GDQP-AN cho Sinh viên hệ dân sự tại Học
viện Kỹ thuật Mật mã......................................................................................... 31
2.4. Thực trạng Quản lý dạy học môn GDQP-AN cho Sinh viên hệ dân sự
tại Học viện kỹ thuật mật mã.............................................................................. 39
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học GDQP-AN cho Sinh viên

hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã............................................................. 49
Tiểu kết chương 2............................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP&AN CHO
SINH VIÊN HỆ DÂN SỰ TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ.................52
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp................................................................ 52
3.2. Một số biện pháp quản lý dạy học môn GDQP-AN cho Sinh viên hệ dân
sự tại Học viện kỹ thuật mật mã.......................................................................... 53
3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất....63
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 72
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB-GV:

Cán bộ - giáo viên

CBQL:

Cán bộ quản lý

CNTT:

Công nghệ thông tin

CSVC:

Cơ sở vật chất


GD:

Giáo dục

GD&ĐT:

Gıáo dục và đào tạo

GDQP-AN:

Giáo dục quốc phòng & an ninh

GDTC:

Giáo dục thể chất

GV:

Giáo viên

HS –SV:

Học sinh, sinh viên

KTĐG:

Kiểm tra đánh giá

PPDH:


Phương pháp dạy học

QL:

Quản lý

QLDH:

Quản lý dạy học

QLGD:

Quản lý giáo dục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các ngành nghề đào tạo hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã........29
Bảng 2.2. Số lượng mẫu khảo sát thực trạng dạy học GDQP-AN........................30
Bảng 2.3. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả khảo sát.........................................31
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đội ngũ GV dạy GDQP-AN......................................32
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng, nội dung giảng dạy.................................33
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động dạy của GV.............................35
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá Hoạt động học tập và rèn luyện của SV....................36
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học................38
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát hoạt động Kiểm tra đánh giá..................................... 39
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát quản lý mục tiêu, chương trình dạy học.....................40
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng lý đội ngũ GV........................................... 42
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy của GV..............................43
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học của SV..................45

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá..........................46
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học....48
Bảng 3.1. Đối tượng khảo nghiệm........................................................................ 63
Bảng 3.2. Mức độ và tiêu chí đánh giá................................................................. 64
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp..........................64
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp.............................66
Bảng 3.5. Đánh giá tương quan các biện pháp đề xuất......................................... 67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo.........................41
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát quản lý chương trình, kế hoạch đào tạo..................41
Biểu đồ 2.3. CB-GV đánh giá về kế hoạch phát triển đội ngũ...............................42
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát việc quản lý thái độ học tập của SV.......................45
Biểu đồ 2.5. Kết quả đánh giá việc quản lý nề nếp học tập của SV.......................46
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất

68


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta ln coi giáo dục quốc phịng - an ninh (GDQP-AN)

“là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền
quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân; là mơn học chính khố trong chương trình
giáo dục, đào tạo trung học phổ thơng đến đại học và các trường chính trị, hành

chính, đồn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh là quyền
lợi và nghĩa vụ của cán bộ, cơng chức và của tồn dân...” [4, tr18].
GDQP-AN là nội dung học tập đặc thù trong các trường học nhằm nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tầm
quan trọng của GDQP - AN trong trường phổ thông, cao đẳng, đại học là ở chỗ đây
là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn
diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, góp
phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường. Mơn học này cịn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần
đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong nhà trường.Thơng qua các giờ học lí luận, học
sinh, sinh viên đã nhận thức đầy đủ hơn quan điểm, đường lối quốc phịng tồn dân,
an ninh nhân dân của Đảng, có nhận thức rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, những giờ học thực hành lại trang bị cho các
em những hiểu biết và những kỹ năng về đội ngũ đội hình, các chiến thuật cũng như
một số loại vũ khí, khí tài, thơng qua đó có thể biết cách phân biệt, sử dụng và trang
bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để sử dụng được một số loại vũ khí thơng
thường và biết cách phịng tránh khi kẻ thù sử dụng vũ khí tấn cơng. Cùng với đó
mơn học GDQP-AN cịn rèn luyện cho cho các em học sinh, sinh viên một số kỷ
luật trong môi trường quân đội, hướng cho các em làm việc theo nguyên tắc, kỷ
cương. Tạo cơ sở cho các em tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân...
Học viện Kỹ thuật Mật mã là một trường đại học cơng lập trực thuộc Ban Cơ
yếu Chính phủ, được thành lập ngày 17 tháng 2 năm 1995 có chức năng đào

1


tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã
của ngành Cơ yếu Việt Nam. Học viện cũng được chính phủ Việt Nam lựa chọn là
một trong tám cơ sở trọng điểm đào tạo nhân lực an tồn thơng tin Việt Nam theo
Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an tồn, an ninh thơng tin đến năm

2020. Hiện nay, nhiệm vụ giảng dạy bộ môn GDQP-AN trong học viện đã được
Ban giám đốc quan tâm, chỉ đạo thực hiện sát sao, tuy nhiên công tác giảng dạy
môn GDQP-AN cho học viên nói chung, sinh viên hệ dân sự nói riêng cịn nhiều bất
cập, chất lượng dạy và học chưa cao, nguyên nhân là do công tác quản lý chưa đồng
bộ, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn lạc hậu, kỹ năng giảng dạy của đội
ngũ giảng viên (GV) còn hạn chế … Xuất phát từ những lý do trên, là GV trong bộ
môn GDQP-AN của Học viện, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý dạy học
mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh cho sinh viên hệ dân sự tại học viện Kỹ
thuật mật mã”.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
+ Nghiên cứu văn bản của Nhà nước về giảng dạy GDQP-AN
Mục tiêu của GDQP-AN cho học sinh, sinh viên (HS-SV) là chuẩn bị cho

HS-SV hoàn thiện về tinh thần và thể chất, tự giác tham gia và thực hiện tốt nhiệm
vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, đất nước ổn định phát
triển kinh tế, xã hội. Là quá trình truyền thụ lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của
dân tộc và lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
quốc phòng và an ninh; những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng về quân sự, an ninh cho
học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới.
Năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 219/CP trong đó
xác định huấn luyện qn sự là một mơn học chính trong nhà trường. Năm 1966, Bộ
Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Chương trình Huấn luyện quân sự
thống nhất trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, với nội
dung chủ yếu là truyền đạt, huấn luyện kiến thức quân sự phổ thông và kỹ năng
quân sự cơ bản cho học sinh, sinh viên nhằm rút ngắn thời gian huấn luyện quân sự
khi thanh niên nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh.

2



Sau khi nước nhà được thống nhất, nhất là trong công cuộc đổi mới, nhận
thức, tư duy lý luận của Đảng về vai trò của giáo dục quốc phòng càng thể hiện rõ
hơn, đầy đủ hơn. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), nêu rõ: “Tăng cường cơng
tác giáo dục về quốc phịng cho tồn dân, trước hết là đối với cán bộ các ngành, các
cấp của Đảng và Nhà nước”. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ CNH,HĐH, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ra Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 12-022001 về Tăng cường cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân trong tình hình mới
[4]. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới nêu rõ: “Thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách về xây dựng nền
quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật
về bảo vệ Tổ quốc, trước hết tập trung hồn chỉnh pháp luật về quốc phịng, an ninh,
đối ngoại”. Tiếp đó, ngày 03-5-2007, Bộ Chính trị (khóa X) ra Chỉ thị số 12-CT/TW
về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục quốc phịng, an
ninh trong tình hình mới. Chỉ thị nhấn mạnh: “Giáo dục quốc phòng, an ninh là một
bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc
phòng, an ninh là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được
chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương bằng các hình
thức phù hợp với từng đối tượng…,”[5]. Như vậy có thể thấy, tư duy lý luận của
Đảng về giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên
ln có sự phát triển phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng, từ huấn luyện quân
sự phổ thông cho học sinh, sinh viên, giáo dục quốc phòng đến giáo dục quốc
phòng, an ninh cho toàn dân.
+

Nghiên cứu về giảng dạy quốc phịng an ninh trong nhà trường

Có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về giảng dạy môn GDQP-AN cho HS-SV.
Tác giả Nguyễn Viết Huấn nghiên cứu về “Đổi mới tổ chức, phương pháp giảng dạy
môn Điều lệnh đội ngũ ở Trường ĐHSP Hà Nội”, Đề tài cấp Trường - mã

số: SP-05-160; và đề tài “Đổi mới tổ chức, phương pháp giảng dạy môn Bắn súng
tại trường ĐHSP Hà Nội” [26];
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Vọng về“Giáo dục quốc phòng-an ninh cho

3


học sinh, sinh viên trong giai đoạn mới”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp,
số 2/2001. Nghiên cứu đã khái quát bối cảnh mới của đất nước, vị trí của cơng tác giáo
dục quốc phịng - an ninh, thực trạng giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh
viên thời gian qua và đề xuất các giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới
chương trình, giáo trình tài liệu, đào tạo, về bồi dưỡng giáo viên, về củng cố mở rộng
các trung tâm giáo dục quốc phòng, về nghiên cứu khoa học và tăng cường đầu tư cho
nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh. [37]
Tác giả Nguyễn Nghĩa có bài viết đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 27/2002 về “Một
số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng trong các trường phổ thông ở Hà
nội hiện nay”. Bài viết này tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp như đổi mới tăng
cường sự lãnh đạo, đổi mới nội dung chương trình, hình thức phương pháp, tăng cường
đội ngũ giáo viên, bảo đảm chế độ chính sách, đổi mới cơ
chế quản lý điều hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng ở các trường
trung học phổ thông. [31]
Tác giả Lê Văn Nghệ,Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đồng bộ hóa cơng tác quốc phịng,
an ninh ở các trường đại học, cao đẳng và trung tâm Giáo dục quốc phòng- an ninh sinh viên,
Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số B2009-18-16NV, tháng 9 năm 2011.[30]
Tác giả Nguyễn Thành Công: Thực trạng, giải pháp nâng cao chấtợng lưmôn
họcGDQP-AN cho học sinh, sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phị-angninh Đà
Nẵng, Tạp chí Dân qn tự vệ Giáo dục quốc phòng, quý II,[14]năm 2012.
Tác giả Bùi Văn Ga: Kết quả, kinh nghiệm đào tạo giáo viên giáocquốcdụ
phòng- an ninh (2002-2012), giải pháp phát triển giáo dục quốc phò-anninhg
những năm tiếp theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí Dân qn tự vệ Giáo

quốc phịng, số 58 (102), tháng 7/2012[2.]
Tác giả NguyễnThiện Minh: Những vấn đề cơ bản cần tập trung chỉ đạo nâng cao
chất lượng dạy, học giáo dục quốc -phòanninhg cho học sinh, sinh viên
năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo, Tạp chí Dân quân tự vệ Giáo dục quốc phòng,
tháng 8, năm 2012, số 59 (103)[29].
4


Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về giáo dục quốc phòng - an ninh của các
tác giả, đã thể hiện các hướng và nội dung nghiên cứu chính sau:
Một số tác giả tập trung nghiên cứu lĩnh vực nâng cao chất lượngodụcgiá quốc
phòng - an ninh về nội dung, chương trình, phương pháp…;
Một số tác giả nghiên cứu vấn đề quản lý mà chủ yếu là đồng bộ hóa phụ cho việc nâng
cao chất lượng giáo dục quốc phòng-an ninh. Đây cũng là một trong những gợi ý để luận văn
này nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh;
Một số tác giả nghiên cứu giáo dục quốc phòng với phạm vi rộng và trong
mối quan hệ với chiến lược quân sự, quốc phòng của quốc gia;
Một số tác giả nghiên cứu việc tổ chức, quản lý cơng tác giáo dục quốc
phịng - an ninh nói chung và tổ chức các trung tâm giáo dục quốc phòng.
Tuy nhiên, mỗi đơn vị đào tạo lại có những đặt thù riêng, hiện nay chưa có
tác giả nào nghiên cứu về quản lý dạy học mơn giáo dục quốc phịng an ninh tại
Học viện kỹ thuật mật mã.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn
GDQP-AN cho sinh viên hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy và năng lực quản lý đào tạo của Học viện.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, luận văn sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên

-

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh

viên hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật mật mã.
-

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn GDQP-AN cho

sinh viên hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật mật mã.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5


-

Đối tượng nghiên cứu: quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên hệ

dân sự tại Học viện Kỹ thuật mật mã.
-Phạm vi nghiên cứu

+

Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại Học viện Kỹ thuật

mật mã và đơn vị liên kết giảng dạy môn GDQP-AN.
+

Phạm vi thời gian: 8/2018 – 8/2019

+
Giới hạn nội dung: Nội dung nghiên cứu chủ yếu: quản lý dạy học
môn
GDQP-AN cho sinh viên hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật mật mã. Các số liệu nghiên
cứu được giới hạn trong 2 năm học (từ năm 2016 đến hết năm học 2017-2018).

5.

Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập số liệu, thông tin tư liệu, các bài báo khoa học, các nghiên cứu đã
công bố liên quan đến nội dung luận văn: sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn
dịch, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến góp phần đánh giá
thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên hệ dân sự tại
Học viện Kỹ thuật mật mã; phỏng vấn sâu CBQL, GV …
5.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học, thống kê và phân tích các kết quả
thu được, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã góp phần Hệ thống hóa các văn bản, nghị quyết của Đảng và
Nhà nước về công tác GDQP-AN cho Sinh viên, qua đó làm nổi bật vai trị, ý nghĩa
của cơng tác GDQP-AN cho sinh viên đồng thời góp phần làm sáng tỏ những nhiệm
vụ quan trọng đối với việc GDQP-AN cho sinh viên trong tình hình hiện nay.
Nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học
và quản lý dạy học môn GDQP-AN cho Sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng.

6


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thực tiễn đối với việc quản lý, giảng
dạy môn GDQP-AN cho sinh viên hệ dân sự tại học viện Kỹ thuật mật mã; qua đó
chất lượng giảng dạy được nâng cao, thực hiện đúng mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu
của sinh viên, học viên chuyên ngành quản lý giáo dục.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu nghiên cứu, ứng dụng của các nhà quản lý, các
chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu GDQP-AN trong các Nhà trường.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về Quản lý dạy học môn GDQP-AN trong trường
Cao đẳng, Đại học.
Chương 2: Thực trạng Quản lý dạy học môn GDQP-AN cho Sinh viên hệ
dân sự tại Học viện Kỹ thuật mật mã.
Chương 3: Biện pháp Quản lý dạy học môn GDQP-AN cho Sinh viên hệ
dân sự tại Học viện Kỹ thuật mật mã.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP - AN
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục
1.1.1.1. Khái niệm Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời của
con người. Nó phát triển khơng ngừng theo sự phát triển của xã hội. Quản lý cho tất
cả các lĩnh vực của đời sống con người và là một nhân tố của sự phát triển xã hội.
Lý luận về quản lý vì vậy được hình thành và phát triển qua các thời kỳ và trong lý

7


luận về chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây người ta mới chú ý đến
“chất khoa học” của quá trình quản lý và dần hình thành các “lý thuyết quản lý”.
Có nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu về khoa học quản lý
và đưa ra các quan niệm, có thể tổng hợp một số quan niệm như sau:
Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý là “tổ chức, điều khiển, hoạt động của một
đơn vị, một cơ quan”, là “trơng coi, gìn giữ và theo dõi công việc”. Nghĩa Hán Việt
của “quản” là trơng coi, gìn giữ theo những u cầu nhất định, duy trì sự vật ở trạng
thái ổn định; “lý” là sửa sang, sắp đặt công việc, đổi mới, đưa hệ thống đó có thể
phát triển. Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” thì tồn hệ mới đạt
thế cân bằng động, tồn tại và phát triển phù hợp trong mối tương tác với các yếu tố
bên trong và bên ngoài.[36]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến
thành những thành tựu của xã hội” [28, tr 6].
Quan điểm của tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lí) đến khách

thể quản lý (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt
được mục đích của tổ chức” [9, tr 8].
Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên căn cứ vào những điểm
chung về bản chất của quản lý có thể hiểu: Quản lý là cách thức tổ chức - điều khiển
(cách thức tác động) của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện có
hiệu quả mục tiêu đã xác định.
1.1.1.2. Quản lý giáo dục
Khái niệm Quản lý giáo dục (QLGD) có thể được hiểu ở nhiều cấp độ khác
nhau tùy theo sự xác định đối tượng QL. Quản lý GD là QL mọi hoạt động GD
trong xã hội. Như vậy khái niệm QL giáo dục sẽ được hiểu theo nghĩa rộng nhất.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều khái niệm và định nghĩa về QLGD khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự: “Trong thực tế, Quản lý
giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan quản lý giáo dục

8


các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ thống
giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.[10]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận
hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của
nhà Trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy – học
thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[32].
Trên cơ sở những quan niệm và khái niệm trên, có thể khái quát như sau:
Quản lý GD là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể
quản lý ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm
đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát
triển mở rộng cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu GD. Như vậy,
bản chất của QLGD là q trình tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL

và các thành tố tham gia vào q trình hoạt động GD nhằm thực hiện có hiệu quả
mục tiêu giáo dục.
1.1.2. Khái niệm dạy học và quản lý dạy học
1.1.2.1. Khái niệm dạy học
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là con đường quan
trọng nhất để thực hiện mục đích giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng thời là
phương thức để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Dạy học bao gồm hoạt động dạy và học của thầy và trò trong nhà trường, với
mục tiêu là giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ
năng, kĩ xảo và thái độ tích cực đối với học tập và cuộc sống.
1.1.2.2. Khái niệm quản lý dạy học
Quản lý dạy học là quản lý quá trình truyền thụ tri thức của đội ngũ GV và
quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS và quản lý các điều kiện vật
chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học của thầy thể hiện ở việc như: Quản lý thực hiện
chương trình, quản lý hồ sơ, bài soạn, giảng bài, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm,

9


đánh giá kết quả dạy học thông qua việc chấm, chữa bài, cho điểm theo các văn bản
hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.
Quản lý hoạt động học của trò là tạo ra ý thức tốt trong học tập để lĩnh hội
kiến thức, hình thành kĩ năng, kỹ xảo trên cơ sở đó xây dựng nền nếp học tập và
phương pháp học tập đúng đắn nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.
1.1.3. Giáo dục quốc phòng và an ninh
Giáo dục quốc phịng - an ninh tồn dân, trong đó giáo dục quốc phịng - an
ninh cho sinh viên là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nền quốc
phịng tồn dân, là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Nghị định 15/2001/NĐCP ngày 01 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh
nêu rõ: Giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là

nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, có ý nghĩa quan trọng
trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phịng - an
ninh là mơn học chính khóa trong các trường, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân, các trường hành chính và đồn thể. [13]
Dạy học mơn GDQP-AN được xác định là một bộ phận, một nội dung quan
trọng của quá trình dạy học trong hệ thống giáo dục. Do đó, để đảm bảo chất lượng
dạy học mơn học này, cần thiết phải nắm vững và tuân thủ theo những quy luật,
nguyên tắc, quy tắc sư phạm, đồng thời phải tính đến những đặc điểm của giáo dục
quốc phòng - an ninh để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả.
Mơn học GDQP-AN có quan hệ chặt chẽ với các mơn học khác như: tốn, lý,
hóa, giáo dục chính trị, giáo dục thể chất, lịch sử,… đặc biệt các nội dung cơ bản về
công tác quốc phịng, về các qn binh chủng có liên quan mật thiết với nhiều
chuyên ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp.
1.2. Dạy học mơn GDQP&AN trong trường Đại học, Cao đẳng
1.2.1. Vị trí, vai trị của mơn GDQP&AN trong trường Đại học, Cao đẳng
Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1960 quy định“Đối với sinh viên, học sinh
các trường đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp thì việc huấn luyện quân

10


sự thuộc chương trình giáo dục do Chính phủ quy định”[8]. Từ đó việc học tập quân
sự (Huấn luyện quân sự phổ thông) trước đây, nay là giáo dục quốc phòng - an ninh
cho học sinh, sinh viên trong những năm đất nước có chiến tranh đã góp phần bồi
dưỡng kiến thức quân sự, rút ngắn thời gian huấn luyện chiến sĩ mới, đáp ứng yêu cầu
của chiến tranh chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Khi đất nước hồ bình, lớp lớp thanh niên, sinh viên tình nguyện đến những
nơi khó khăn, gian khổ cùng sát vai với bộ đội và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
chính trị - xã hội của đất nước. Trong hội nhập nền kinh tế thế giới, đội ngũ trí thức

trẻ đang làm chủ khoa học kỹ thuật luôn ý thức nhiệm vụ xây dựng đất nước phải
gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Ngoài việc nâng cao dân trí về quốc phịng, giáo dục
quốc phịng - an ninh góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng sâu sắc cho học sinh,
sinh viên trong phòng chống chiến lược "Diễn biến hịa bình” bạo loạn lật đổ, xây
dựng ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc; giáo dục lòng tự hào về
truyền thống vẻ vang của dân tộc...
Qua mỗi giai đoạn cách mạng và sự phát triển của giáo dục đào tạo, chương
trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên đã được đổi mới cả nội
dung và hình thức giảng dạy. Năm 1991, chuyển đổi chương trình từ huấn luyện
quân sự phổ thơng sang mơn học giáo dục quốc phịng đã có sự thay đổi cơ bản nội
dung cho phù hợp với giáo dục thời bình, theo hướng tăng cường tri thức về quốc
phòng - quân sự, giảm bớt thực hành kỹ năng.
Đặc biệt, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ban hành
Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giáo dục quốc phịng, an ninh trong tình hình mới, cho thấy
tầm quan trọng, vị trí, u cầu giáo dục quốc phịng - an ninh tồn dân, trong đó có
nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên. Thực hiện Chỉ thị
số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục quốc phịng - an ninh trong tình hình mới và
Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về giáo
dục quốc phịng - an ninh, mơn học Giáo dục quốc phịng được chính thức đổi

11


tên thành mơn học Giáo dục quốc phịng - an ninh (kiến thức giáo dục an ninh được
lồng ghép trong giáo dục quốc phòng).
Các trường đại học, cao đẳng tự bảo đảm giảng dạy các nội dung giáo dục
quốc phòng - an ninh tại trường hoặc liên kết giảng dạy theo phần luồng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.

Vị trí, mục tiêu mơn học Giáo dục quốc phịng và an ninh được quy định tại
Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định tổ chức dạy,
học và đánh giá kết quả học tập mơn học Giáo dục quốc phịng và an ninh trong cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
1.

GDQP-AN là nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền quốc phịng tồn

dân, an ninh nhân dân, là mơn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục của các
cơ sở giáo dục.
2.

Môn học GDQP-AN trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ

bản về nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước về quốc phịng và an ninh; truyền thống chống ngoại
xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây
dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có
kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực
hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
1.2.2. Nội dung dạy học môn GDQP&AN cho Sinh viên
* Nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên quy
định hệ thống các kiến thức, kỹ năng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động qn sự,
cơng tác quốc phịng đòi hỏi người học phải nắm vững để vận dụng trong thực tiễn
cơng tác, góp phần giáo dục tồn diện con người mới xã hội chủ nghĩa. Nội dung
giáo dục giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên chứa đựng các kiến thức cả về
khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự. Giáo
dục quốc phòng - an ninh là mơn học có tỷ lệ lý thuyết chiếm trên 70% chương


12


trình, nhằm tăng cường nhận thức lý luận về chiến tranh, quân đội và những hiểu
biết về công tác quốc phòng cho học sinh, sinh viên, giúp cho họ sau khi rời ghế
nhà trường nhanh chóng làm quen với các nhiệm vụ quốc phịng nơi mình cơng tác.
Nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên gồm:
Truyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn
dân tộc; đường lối, quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh;
những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm vụ
quốc phòng - an ninh trong từng thời kỳ; trách nhiệm của công dân đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; cơng tác quốc
phịng, an ninh; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh; phổ cập những kiến
thức cần thiết về lực lượng vũ trang nhân dân; nghệ thuật quân sự Việt Nam; kiến
thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phòng thủ dân sự.
Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia: Chính phủ, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ
chức, chỉ đạo cơng tác tun truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia. Cơ quan
thơng tin, tun truyền có trách nhiệm tổ chức tun truyền, phổ biến pháp luật và
nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân. Cơ quan, tổ chức trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tun truyền, giáo dục, vận động
cơng dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia.
*

Chương trình giáo dục quốc phịng - an ninh cho sinh viên

Chương trình mơn học giáo dục quốc phịng - an ninh trình độ đại học, cao
đẳng được ban hành theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 09 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời lượng môn học giáo dục quốc

phịng - an ninh là 08 tín chỉ, tương ứng 11 đơn vị học trình (165 tiết) .
Nội dung cụ thể các học phần:
Học phần 1:Đường lối quân sự của Đảng (3 tín chỉ)
Học phần2: Cơng tác quốc phịng, an ninh (2 tín chỉ)
Học phần 3:Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK,

13


CKC (3 tín chỉ)
Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy GDQP-AN rất đa dạng và
mang tính đặc thù. Q trình thực hiện nội dung có thể tổ chức học xen kẽ, học rải
các nội dung hoặc học tập trung theo từng giai đoạn, từng học phần, học tập trung
từng đợt.
*
Cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng - an
ninh cho
sinh viên
Tổ chức, sắp xếp biên chế cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục quốc phòng
- an ninh sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng - an ninh thuộc Bộ Quốc phịng. Cán bộ quản lý, giảng viên
mơn GDQP-AN của các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên và các
trường đại học trước mắt do sĩ quan quân đội làm nòng cốt, kết hợp với giảng viên
trong biên chế của ngành giáo dục và đào tạo đảm nhiệm. Giáo viên, giảng viên
được đào tạo trình độ chuẩn theo quy định tại Mục c, đ, e Khoản 1, Điều 77, Luật
Giáo dục năm 2005.
* Phương thức quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên
Về mặt tổ chức phương pháp dạy học, giáo dục quốc phịng - an ninh cho sinh
viên là mơn học được thực hiện dưới sự chỉ đạo, bảo đảm của nhiều bộ, ngành nhưng
chủ yếu là của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về mặt quản lý giáo dục,

trong tổ chức thực hiện cần hết sức chú trọng sự liên kết, phối hợp của các cơ quan
quân sự địa phương, các đơn vị, nhà trường quân đội và các cơ quan, ngành khác. Ngay
trong một trung tâm hay nhà trường cũng cần có sự hợp đồng chặt chẽ giữa các khoa,
bộ mơn, các phịng, ban chức năng, giữa các nguồn, các giảng viên chuyên trách, kiêm
nhiệm, hợp đồng thỉnh giảng,… đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy, ban giám
hiệu, hiệu trưởng nhà trường. Quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh về tiến trình dạy
học, lịch huấn luyện, địa điểm huấn luyện thường phân tán, lực lượng giảng viên phải
giảng nhiều nơi, trong nhà, ngồi giảng đường; do đó, phương thức quản lý chủ yếu
dựa trên kế hoạch, sự điều hành khoa học, chặt chẽ, cụ thể của cơ quan đào tạo và phát
huy cao sự chủ động của giảng viên. Quá trình thực hiện có

14


sự kiểm tra thường xuyên của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các trung tâm.
1.3. Quản lý dạy học môn GDQP&AN trong trường Đại học, Cao đẳng
1.3.1. Quản lý kế hoạch, mục tiêu dạy học môn học GDQP-AN cho sinh viên
Quản lý quá trình thực hiện mục tiêu chất lượng GDQP-AN là quản lý quá
trình thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học - giáo dục. Kế hoạch đào tạo tồn
khố là văn bản thể hiện các hoạt động dạy học mơn học trong tồn bộ khố học,
phân chia thời gian từng học học phần theo từng học kỳ và thể hiện logic các học
phần trong tồn mơn học. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo tồn khố, nhà trường triển
khai lịch huấn luyện theo học kỳ, quý, tháng, tuần. Kế hoạch tổ chức tồn khố do
giám đốc, hiệu trưởng ký chịu trách nhiệm, cấp quản lý trực tiếp phê chuẩn.
Kế hoạch đào tạo tồn khố phải xác định rõ các nội dung về: khoá, ngành
đào tạo; thời gian; số lượng học viên, lớp; mục tiêu đào tạo; u cầu đào tạo; tính
tốn thời gian chung; lịch huấn luyện tồn khố; phân phối thời gian học; thực tập,
diễn tập; chuyên đề, tiểu luận môn học; thi tốt nghiệp, đồ án, khoá luận; huấn luyện
bổ sung.
Quản lý mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học mơn GDQP-AN cho

sinh viên được xác định ngay từ đầu khoá học, thực hiện trên cơ sở các văn bản quy
định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng, các quy định của các Nhà trường về quản
lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học và thực hiện quản lý trong phạm vi cấp
mình.
1.3.2. Quản lý nội dung, chương trình dạy học mơn học GDQP-AN cho sinh viên
Quản lý nội dung dạy học mơn GDQP-AN bao gồm tồn bộ hệ thống kiến
thức qn sự, chính trị, kỹ thuật, điều lệnh..., các giá trị chuẩn mực, kỹ xảo, kỹ năng
cần trang bị cho sinh viên để góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách cần
thiết. Quản lý nội dung dạy học đặc biệt chú ý quản lý về chất lượng, số lượng
thông tin trong dạy học, trên cơ sở đó nắm vững thực trạng để kịp thời điều chỉnh,
bổ sung nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu thực tế.
Thực hiện trương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu
của Nhà trường, là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.

15


Yêu cầu đối với các Khoa và đội ngũ GV là phải nắm vững chương trình, tổ chức
cho giảng viên tuân thủ một cách nghiêm túc, không được tuỳ tiện thay đổi, thêm
bớt làm sai lệch chương trình dạy học (nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hướng
dẫn của Bộ Giáo dục& Đào tạo).
Sự nắm vững chương trình dạy học là việc đảm bảo để Nhà trường quản lý
thực hiện tốt chương trình dạy học, bao gồm:
-

Nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vi

kiến thức dạy học của môn học.
-


Nắm vững phương pháp dạy học của môn học, từng khối lớp trong giáo

dục quốc phịng, an ninh.
-

Khơng được giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nội dung,

phạm vi kiến thức quy định của từng chương trình mơn học.
-

Phương pháp dạy đặc trưng của bộ môn, của bài học phù hợp với từng loại

bài của cấp học.
-

Vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữa các hình

thức dạy học trên lớp, ngồi lớp, thực hành, tham quan… một cách hợp lý.
-

Cần coi trọng tất cả các mơn học theo quy định của phân phối chương

trình- nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học với bất cứ học
phần nào, lớp học nào, dưới bất kỳ hình thức nào.
Để việc quản lý thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả, đảm bảo thời
gian cho việc thực hiện chương trình dạy học, cần phải chú ý sử dụng kế hoạch
giảng dạy của từng khố như là cơng cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm sốt tiến độ
thực hiện chương trình dạy học, để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch
lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học.
1.3.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Quản lý công tác chuẩn bị lên lớp: Việc chuẩn bị bài lên lớp có chất lượng
cần chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên cụ thể các yêu cầu về chuyên môn, nội dung,
quy trình và các bước cần thiết của việc soạn giáo án nhằm hỗ trợ giáo viên chuẩn
bị giờ lên lớp có hiệu quả, cần bố trí thời khố biểu của từng lớp một cách khoa học,
phù hợp chuyên môn và khung chương trình quy định. Việc sắp xếp thời khoá biểu
16


hợp lý sẽ giúp giảng viên chủ động công việc và có thời gian chuẩn bị giáo án, bài
giảng tốt nhất.
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ
lên lớp, tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống trong qua trình lên lớp nhưng soạn
bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giảng viên, nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa
chọn, quyết định của GV về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp
phù hợp với đối tượng người học và đúng với yêu cầu của chương trình.
Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những u cầu cần
thiết đó là:
-

Đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng.

Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khi lên lớp,

chống việc soạn bài để đối phó với kiểm tra.
-

Đảm bảo nội dung, tri thức khoa học. Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp

vào nề nếp, nghiêm túc và phải đảm bảo chất lượng.
-


Chỉ đạo không rập khn máy móc, đảm bảo và khuyến khích tính tích cực,

tự giác và sáng tạo của giáo viên.
Để soạn bài chuẩn bị lên lớp của giảng viên có thể thực hiện theo một kế
hoạch đồng bộ và có hiệu quả, Nhà trường cần phải phân công trách nhiệm cụ thể
cho cán bộ, giảng viên, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn
bị lên lớp, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời,
đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đề ra.
Thông qua bộ môn, khoa, chỉ đạo giảng viên nghiên cứu và xác định yêu cầu
trọng tâm của từng chương trình đào tạo; mục đích và nội dung chun mơn của
từng phân môn… nhằm giúp giảng viên chủ động lựa chọn phương pháp tổ chức
dạy học phù hợp trong việc chuẩn bị, thiết kế bài giảng.
Quản lý giờ lên lớp: Chất lượng giờ lên lớp có ý nghĩa quan trọng, quyết
định chất lượng dạy học. Giờ lên lớp phản ánh trình độ, khả năng, phương pháp và
hiệu quả dạy học của mỗi giảng viên. Cần quan tâm chỉ đạo đối với hoạt động giảng
dạy của giảng viên thông qua việc nắm bắt tình hình dạy học, kiểm tra sổ đầu bài,

17


dự giờ, lắng nghe ý kiến phản hồi của học viên thông qua các kênh thông tin khác
nhau như đối thoại, gặp trực tiếp sinh viên, qua phiếu điều tra, thùng thư góp ý… từ
đó tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.
Khi lên lớp, giảng viên phải nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất
lý luận của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm những vấn đề cơ bản của học
thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; những nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phịng tồn
dân - an ninh nhân dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân - an ninh nhân dân; kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc

phòng; nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ; có nhận thức và tư duy mới về
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa manh tính cách mạng khoa học và sâu sắc, đó là cơ
sở khoa học để Đảng ta đề ra chủ trương đường lối chiến lược xây dựng nền quốc
phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, và tiến hành chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay khơng
chỉ bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo mà còn phải bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hoá của dân tộc. Các quan điểm của Đảng về
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến
hành chiến tranh nhân dân đều có tính kế thừa và phát triển những truyền thống
quân sự độc đáo của dân tộc "cả nước một lòng chung sức đánh giặc”, "lấy ít địch
nhiều”, "lấy nhỏ chống lớn”. Đó cũng chính là đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt
Nam đã chiến thắng những kẻ thù hung hãn nhất, Nghiên cứu đường lối qn sự của
Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách
mạng và lý tưởng cho sinh viên.
Nghiên cứu những nội dung cơ bản về nhiệm vụ nội dung cơng tác quốc
phịng, an ninh của Đảng ta hiện nay, bao gồm; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,
lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật quốc phịng,
phịng chống chiến tranh cơng nghệ cao, đánh bại chiến lược: ‘‘Diễn biến hồ bình”,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; xây
18


×