Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

skkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.71 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. Lời nói đầu Chúng ta đang chứng kiến những biến đổi rất nhanh của sự biến đổi nền kinh tế thị trường và đổi mới toàn diện của xã hội. Phát triển của cơ chế thị trường đang là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, là môi trường khách quan nảy sinh cả thuận lợi và khó khăn cho giáo dục đạo đức học sinh. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực ,thì không ít ảnh hưởng tiêu cực tác động đến vấn đề giáo dục học sinh nhất là đối với học sinh tiểu học. Bởi vì tâm lí trẻ em sinh động và phong phú, đang được phát triển mạnh mẽ và đi vào bước ngoặc trong cuộc đời.Tính tình các em lại chưa được bền vững dễ thay đổi, dễ bị kích thích. Do đó phương pháp giáo dục đạo đức học sinh không thể chỉ tuân theo một khuôn mẫu mà phải nắm một số cơ sở khoa học và thực tế chứ không phải là cưỡng bức, hướng dẫn tự chủ chứ không để các em thụ động hoặc cực đoan về hành vi, tổ chức hoạt động thực tiển để xã hội hoá giáo dục chứ không để các em bị môi trường xấu tác động.Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức học sinh”đặc biệt là học sinh lớp 3 để cùng chia sẻ với đồng nghiệp những gì bản thân tôi đã nghĩ đến và thực hiện trong suốt năm học 2008-2009 này.. II. ÑAËC ÑIEÅM TÌNH HÌNH: 1)Thuận lợi :. - Được sự hỗ trợ trực tiếp của ban giám hiệu nhà trường. - Bản thân giáo viên tham khảo khá nhiều các tài liệu liên quan đến giáo dục đạo đức học sinh.Bên cạnh đó giáo viên còn có sự quyết tâm và nhiệt tình giáo dục đạo đức học sinh. - Được sự phối hợp nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường. - Đa số học sinh biết vâng lời giáo viên và tích cực tham gia các hoạt động giáo viên tổ chức.. 2)Khoù khaên:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Các gia đình còn phải lo toan rất nhiều về kinh tế, chưa quan tâm đến đời sống tinh thần và đặc biệt là đạo đức của con em. - Các em cũng bị ảnh hưởng ít nhiều các tiêu cực xã hội mà các em tiếp thu được qua các trò chơi trên mạng. - Các em là học sinh vùng sâu ít có điều kiện đọc sách báo, truyện tranh, truyeän daønh cho thieáu nhi.. III/Giải pháp thực hiện: - Ngay từ khi bắt đầu vào lớp một tất cả học sinh không những được làm quen với năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng mà còn thuộc lòng rất rành mạch. Nhưng hầu như các em chưa được phân tích những điều này và chưa biết phải làm gì để thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. - Bất cứ người giáo viên nào cũng phải quán triệt đầy đủ năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Những điều đó ngắn gọn, súc tích như một bài giáo huấn dạy đạo lí làm người mang nội dung phong phú, toàn diện. Năm điều Bác Hồ dạy phải được coi như cương lĩnh, đồng thời làm mục tiêu trước mắt và lâu dài trong sự nghiệp giáo dục thiếu nhi cho tất cả các môi trường giáo dục các tổ chức quản lí và giáo dục thiếu nhi.  Cần nắm vững đạo đức lứa tuổi của từng học sinh,chú ý giáo dục với thái độ biết tôn trọng học sinh và biết thương yêu chúng đúng mức. Muốn dạy dỗ có kết quả tốt, giáo viên phải hiểu biết đúng đắn đối tượng mình phụ trách một cách khách quan về tâm sinh lý, nguyện vọng, sở trường, trình độ kiến thức…mỗi lứa tuổi có một đặc điểm riêng. Chúng ta phải thực sự tôn trọng học sinh. Chúng cũng có nhân cách nhân phẩm, sự tôn trọng làm cho chúng thật sự tin cậy, gần gũi, gắn bó với giáo viên, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc dạy dỗ.  Bậc tiểu học là lứa tuổi mà học sinh diễn ra quá trình xã hội hoá rất mạnh mẽ. Chính vì thế cha ông ta mới có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ” trẻ em như cây măng non, uốn theo chiều nào rồi sẽ phát triển theo chiều đó. Dạy cho học sinh ở đây là dạy cho biết kính trên nhường dưới, biết thương yêu những người ruột thịt, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, biết yêu quê hương yêu lao động, biết kính thầy yêu bạn, biết làm tròn trách nhiệm của một công dân của đất nước. Có rất nhiều đức tính cần phải rèn luyện cho học sinh để phát triển nhân cách như:Tính khiêm tốn, lễ phép, sự kiên nhẫn; tình thương yêu gia đình, quê hương đất nước, tình yêu lao động….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1) Lao động là phương tiện giáo dục học sinh có hiệu quả sâu sắc và toàn diện. Học sinh chúng ta lớn lên phải là những người lao động góp sức xây dựng đất nước,cống hiến cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản.Cho giáo dục lao động, tập thói quen lao động cho chúng từ nhỏ là nhằm chuẩn bị cho tương lai học sinh trở thành người lao động chân chính, sáng tạo, lấy lao động hết sức mình làm niềm vui cống hiến. Nhờ có lao động con người được rèn luyện hình thành những tính cách tốt đẹp của con người mới như các đức tính:cần cù, chịu đựng gian khổ, vượt khó khăn, quý trọng sản phẩm, yêu mến người lao động. Quá trình lao động sẽ ảnh hưởng tốt về mặt trí tuệ được phát triển, rèn luyện thể chất và khiếu thẩm mĩ, gắn học với hành.Tuy nhiên, giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh lao động vừa sức và hợp lí. Bác Hồ đã nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Có vừa sức, hợp lí mới tạo cho chúng hứng thú lao động. Giáo viên phân công cho học sinh lao động hợp tác với lứa tuổi, giao cho chúng những việc cụ thể hoặc những vấn đề cụ thể thích hợp với lứa tuổi, với từng học sinh và tránh sự suy bì và đề cao sự tương trợ. Hàng tuần giáo viên chia tổ cho học sinh thay phiên nhau trực lớp như: vệ sinh lớp, tưới nước cho bồn hoa, giặt thảm trải bàn. Bên cạnh đó nhắc nhở học sinh về nhà lao động giúp đỡ cha mẹ như: dọn dẹp nhà cửa, rửa bát đĩa, làm cỏ vườn… 2) Giáo dục học sinh tính lễ phép: Được cổ nhân xếp hàng đầu trong các đức tính để rèn luyện con người. Phương ngôn đã có câu “Tiên hậu lễ, hậu học văn” là khuôn vàng thước ngọc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ phép đi đôi với lịch sự, văn minh, rất cần cho giao tiếp trong cuộc sống. Lễ phép xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, là dấu hiệu của sự bình đẳng trong xã hội, là nhân cách con người. Muốn dạy học sinh lễ phép trước tiên giáo viên phải gương mẫu, luôn để lại cho học sinh những ấn tượng cử chỉ tốt đẹp. Dạy để làm sao học sinh lễ phép từ tận đáy lòng, không miễn cưỡng giả dối, bằng mặt mà không bằng lòng. Không chỉ có bắt học sinh phải lễ phép mà chính những người lớn cũng cần phải có. Không thể cậy mình là bậc giáo viên mà luôn dành quyền la lối, quát mắng, nói năng thô lỗ. Lễ phép là một cử chỉ rất cao thượng thể hiện một con người có văn hoá. Làm được điều đó bản thân sẽ thấy nhẹ nhõm, thanh cao. Hằng ngày giáo viên nhắc nhở học sinh lễ phép với người lớn tuổi. Biết chào hỏi khi khách đến nhà, khi có thầy cô đến lớp. 3) Giáo dục học sinh tính kiên nhẫn: Lòng kiên nhẫn giúp ta khắc phục mọi khó khăn. Đó là đức tính quý gía dẫn đến thành công trong cuộc sống mọi người. Nhưng đức tính này không phải cứ sinh ra đã có mà cần phải có cả một quá trình rèn luyện từ khi còn rất nhỏ. Giáo viên phải bắt đầu từ những công việc bình thường nhất như: Luyện chữ đẹp, làm toán, làm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> văn, cắt dán thủ công…Bên cạnh đó nêu gương cho học sinh về những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, hằng ngày vẫn phải kiên trì nhặt từng cái ve chai, sắt vụn bán lấy tiền. Cuộc sống kiếm tiền phụ giúp gia đình để ăn học như thế rồi họ cũng nên người. Giáo dục học sinh những việc như sau: - Làm bài tập xong mới được đi chơi . - Chờ đến bữa cơm cùng ăn với gia đình . - Tự làm đồ chơi cho mình cho bạn, cho em. 4) Giáo dục tính giản dị và khiêm tốn: Trong cuộc sống, tính giản dị thường dễ hoà mình với mọi người. Một con người giản dị thường khiêm tốn với những thành tích của mình, là người biết đến chân giá trị của mình, không tự cao, tự đại, tự phụ. Con người thực sự giản dị, khiêm tốn thì trong cuộc đời hoàn toàn xứng đáng được xã hội kính trọng. Ăng-ghen đã từng nói: “Trang bị quý giá của con người là khiếm tốn và giản dị”. - Dạy học sinh không nên tự đắc với những gì mình đã đạt được, nhất là trong học tập. - Thường xuyên kể cho các em nghe về các vĩ nhân đại tài nhưng thực sự khiêm tốn và giản dị.Hàng tuần vào giờ sinh hoạt lớp giáo viên kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ để các em học tập. Bản thân giáo viên hãy là tấm gương sống khiêm tốn, giản dị để học sinh noi theo. 5) Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh trong lớp học: - Ở lớp giáo viên phối hợp với tổng phụ trách đội khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động của lớp như: các buổi sinh họat tập thể, tham gia thi đấu thể thao, kể chuyện…Những hoạt động ấy giúp học sinh mở rộng các mối quan hệ, hiểu biết thêm nhiều điều mới mẻ. Cũng từ những điều học sinh có được sẽ giúp các em tự tin, không thua kém bạn bè, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. - Giáo viên và gia đình học sinh luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau, vì đó là con đường giáo viên hiểu được học trò của mình, ngược lại cha mẹ cũng biết tình hình của con ở lớp. Như vậy sẽ có cách bù đắp cho những yếu kém và phát triển những khả năng của học sinh một cách tốt nhất. - Trong lớp học, giáo viên có những phát hiện sớm những khả năng của mỗi học sinh để phát huy nó.Nếu học sinh nào quá nhút nhát, luôn cảm giác mất tự tin thì để học sinh đó giữ một chức vụ trong lớp. Như vậy học sinh đó có cơ hội nói trước đám đông và có trách nhiệm đối với tập thể. Đó cũng là cách để học sinh luôn cố gắng tự khẳng định mình. 6) Rèn luyện tính tự ý thức trong học tập: - Thường xuyên giảng giải cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc học để học sinh không coi việc học là nghĩa vụ, là trách nhiệm mà đối phó. Khi học sinh đã hiểu được học là để trở thành một công dân tốt cho xã hội một người con có hiếu.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> của gia đình, học là để làm giàu cho quê hương, học là để mọi người yêu quý…Thì học sinh sẽ rất dễ dàng ý thức được mình. - Thường xuyên kể cho học sinh nghe về những tấm gương thiếu nhi hiếu học, vượt lên khó khăn để học giỏi để chúng tự soi vào mình mà tự cố gắng vươn lên. Đưa ra cho học sinh thấy những trường hợp học sinh lười học, bỏ học, sống buông thả bị mọi người chê cười và trở thành người xấu trong xã hội. - Tổ chức cho học sinh tham gia cùng học nhóm với các bạn. Hàng tuần giáo viên tổng kết thi đua của các tổ để khen thưởng những học sinh chăm chỉ học tốt, những học sinh có tiến bộ, nhắc nhở những học sinh học còn yếu cố gắng hơn. Những học sinh giỏi đề nghị tổng phụ trách đội tuyên dương trong buổi lễ chào cờ đầu tuần. 7) Rèn luyện tính kỷ luật: Tính kỷ luật đối với học sinh được thể hiện ở chỗ: ngồi trong lớp giữ trật tự, không nói chuyện riêng; đi học đúng giờ, không bỏ học đi chơi; bài tập về nhà làm đầy đủ, cẩn thận; trên lớp chú ý nghe giảng, không nói leo…Những điều như vậy là tối thiểu của một học sinh bậc tiểu học cần phải làm được. Mọi đồ dùng như sách vở, bút, mực…phải được sắp đặt thứ tự ngăn nắp, để không phải tìm kiếm mất thời gian. Mỗi cuốn sách, cuốn vở đều phải được bao bìa, dán nhãn, ghi thông tin đầy đủ. Những đồ dùng của mình phải để riêng rẽ với những người khác, tránh lộn xộn, khó tìm khi cần. Những buổi học đầu tiên trên lớp giáo viên cần phải nhắc nhở cho học sinh thật kỹ những nguyên tắc mà các em cần phải thực hiện suốt quá trình học tập. Điều này cần phải có sự kết hợp của cả gia đình để học sinh sớm đi vào nề nếp. Ban đầu có thể học sinh chưa thể tiếp thu và chấp hành được ngay tất cả những nguyên tắc ấy, nhưng không vì thế mà dễ dãi bỏ qua cho chúng. Vì ngay từ một học sinh sống đã không có nguyên tắc, không có kỷ luật thì lớn lên lại càng khó hơn. Nếu một học sinh nào đó đến trường, đến lớp mà không làm theo các nguyên tắc, kỷ luật của nhà trường thì cần phải có hình thức xử phạt để lần sau sửa chữa.Tuỳ từng mức độ vi phạm, hay tái phạm kỷ luật mà có các hình thức phạt khác nhau. Nhưng dù thế nào cũng phải cần hướng học sinh tới tính tự giác đưa mình vào cuộc sống và học tập có kỷ luật, chứ không phải là đối phó, lừa dối người khác. Để làm được điều đó không phải bao giờ cũng dùng tới hình phạt mà phải cần nhẹ nhàng khích lệ học sinh. Một điều dù rất nhỏ mà được khích lệ học sinh sẽ rất vui và càng cố gắng hơn nữa. Nhưng ngược lại, một điều dù rất nhỏ mà cũng bị xử phạt, học sinh sẽ bị ức chế, sinh ra tính bất cần rồi đi ra ngoài khuôn phép, làm trái với những kỷ luật của nhà trường đề ra.. IV. Kết quả Kết quả đạt được trong năm học 2008-2009 như sau:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lớp 3/1 có tất cả 41 học sinh, tuy số lượng học sinh khá đông nhưng tất cả các em đều có hạnh kiểm tốt và được xếp loại thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh. Lớp học không có học sinh vi phạm đaọ đức bị xử lí. Đặc biệt là trong lớp các em có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau rất tốt. Giáo viên đã liên hệ với phụ huynh học sinh và được biết là đa số các em ở nhà là những đứa con ngoan. Các em biết giúp đỡ gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ…. Kết luận Muốn thực hiện được nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh vấn đề không đơn giản. Giáo viên cần nhận rõ trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh không phải chỉ là tự nhiên và tự giác mà còn có tầm quan trọng trực tiếp trước hết và toàn diện đối với học sinh từ tiểu học đến sự trưởng thành của một con người. Vì thế, những người làm giáo viên phải nâng cao trách nhiệm vì hạnh phúc xã hội mà trang bị nhận thức đúng đắn, những kiến thức cần thiết về khoa học và nghệ thuật giáo dục học sinh trong nhà trường.Trước hết là phải nắm nguyên tắc giáo dục để sáng tạo và vận dụng linh hoạt các phương pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh.Tuyệt đối tránh áp dụng máy móc, rập khuôn.Giáo viên gương mẫu, tổ chức xây dựng lớp học tốt và thỏai mái, thực hiện một lớp học như là một gia đình nhỏ dân chủ, bình đẳng, có văn hoá thì mới dành được kết quả cao trong giáo dục học sinh và tích cực góp phần giáo dục con người mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.. VI. TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TAØI Đề tài được hoàn thành là cả một quá trình làm việc của bản thân trong suốt năm học 2008-2009. Từ những giải pháp đã thực hiện mà tôi nêu ở phần trên đã mang lại hiệu quả thực tế cho lớp 3/ 1 của tôi đang phụ trách. Rất mong được học hỏi thêm nhiều ở các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt hơn nữa công tác của mình trong thời gian tới. Cuối cùng xin chúc lãnh đạo PGD, quí đồng nghiệp ở huyện Cao Lãnh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ............................................................... Taân Hoäi Trung, ngaøy 02 thaùng 05 naêm 2009 Người viết. LƯƠNG THỊ HƯƠNG THẢO.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×