Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.05 KB, 11 trang )

Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy ( lớp 5).
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1/ Đặt vấn đề:
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, từ láy được dạy trong phân
môn Từ ngữ và các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của
các môn học khác... Như vậy, nội dung dạy về từ láy trong chương trình môn
Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở tiểu học, chiếm một tỉ lệ đáng
kể. Điều đó nói lên ý nghóa quan trọng của việc dạy từ láy ở bậc tiểu học. Vốn
từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, cho nên muốn dạy cho
học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, không thể không coi trọng việc dạy vốn từ láy cho
học sinh. Trong giao tiếp thông thường, cả người phát (nói, viết) và người nhận
(nghe, đọc) đều cần nắm được từ láy, hiểu từ láy và sử dụng từ láy một cách
chính xác, thì việc giao tiếp mới diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả. Nhất là đối
với học sinh độ tuổi tiểu học, khi mà vốn tiếng Việt nói chung, vốn từ láy nói
riêng ở các em còn hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các
nhu cầu học tập, giao tiếp... Từ láy trong tiếng Việt góp phần rất lớn trong việc
gợi tả sắc thái, biểu cảm, làm bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ nói
chung và văn bản văn chương nói riêng. Việc nắm vững từ láy rất quan trọng
đối với học sinh tiểu học. Nó giúp cho các em thêm yêu q tiếng Việt, góp
phần làm giàu đẹp và phong phú thêm vốn sống cho các em, giúp các em có
nhiều điều kiện để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở bậc tiểu
học...Vì vậy, việc dạy từ láy cho học sinh càng được coi trọng, không thể dạy
lướt qua.
Trước tình hình học sinh đã học lớp 5, khi học đến phần từ láy mà bản chất
từ láy các em không hiểu, thậm chí còn không phân biệt được các từ láy đơn
giản và thông thường nên nó là mối quan tâm và lo ngại của giáo viên chủ
nhiệm. Từ thực tế kỹ năng nhận biết từ láy của học sinh còn yếu, chưa đạt yêu
cầu cơ bản của học sinh cuối cấp ở bậc tiểu học. Do vậy, tôi đi sâu nghiên cứu
đề tài: “Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi
học phần từ láy (lớp 5).”
2/ Mục đích của đề tài:


Đề tài nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về từ láy, nhất là học sinh lớp 5.
Các em phải đạt yêu cầu về nắm bắt tính chất cơ bản của từ láy, không còn
mắc lỗi phổ biến và có khả năng nhận biết và vận dụng tốt từ láy vào các phân
môn Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn và các môn học khác.
Mặt khác, đề tài này cũng giúp học sinh hiểu được bản chất của từ láy trên
cơ sở sách giáo khoa hiện hành.
3/ Lòch sử đề tài:
---1---
Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy ( lớp 5).
Đề tài mà tôi nghiên cứu cũng đã được đề cập đến ít nhiều trong các giáo
trình về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường Sư phạm.
Tuy nhiên, các giải pháp nêu trong giáo trình là những giải pháp khắc
phục cho học sinh tiểu học nói chung. Ở đây, tôi đi sâu thống kê thực trạng, tìm
nguyên nhân, thể nghiệm những giải pháp cụ thể đối với học sinh lớp 5, nhằm
giúp các em hiểu rõ từ láy tiếng Việt theo yêu cầu của chương trình bậc tiểu
học.
4/ Phạm vi đề tài:
Đề tài này bao gồm các biện pháp đã thực hiện trong năm học trước và
năm học này, nhằm thực hiện cho đối tượng học sinh khối lớp 5, nhất là đối với
học sinh yếu kém môn Tiếng Việt.
II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1/ Thực trạng đề tài:
Tâm lý hiện nay, việc học về từ láy đối với các em rất ngại hay nói đúng
hơn là sợ do còn yếu và ít thực hành về từ láy. Thời gian tập trung cho việc học
phần từ láy còn ít. Do vậy, giáo viên chạy theo sự ràng buộc của phân phối
chương trình, thường dạy kiến thức cơ bản là chính. Từ đó, học sinh ít phát triển
được năng lực tư duy, tìm tòi sáng tạo trong khi học phần từ láy, không hình
thành được kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của trí lực học sinh.
Năm học 2004 – 2005, được sự thống nhất của giáo viên chủ nhiệm khối
lớp 5 và sự cho phép của Ban giám hiệu. Sau khi học xong phần từ láy, tôi

thống kê các sai lầm của học sinh trong khối lớp 5 để tìm nguyên nhân và có
biện pháp khắc phục ngay để đến cuối năm ôn tập về từ láy các em đạt kết quả
tốt hơn.
Sau khi đề tài đạt hiệu quả khá tốt, năm học 2005 – 2006, tôi tiếp tục áp
dụng đề tài này cho khối lớp 5 trường tôi ngay từ đầu năm học.
Sau khi học hết phần từ láy, tôi ra đề kiểm tra các kiến thức về từ láy.
Khối lớp 5 trường tôi có 124 học sinh, với 124 bài, qua thống kê tôi nhận thấy
thực trạng những sai lầm của học sinh nhiều nhất là:
- Khái niệm về từ láy:
+ Chưa đạt yêu cầu: 21 bài / 124bài (16,9%)
+ Đạt yêu cầu: 103 bài / 124 bài (83,1%)
- Phân biệt từ láy với từ ghép:
+ Chưa đạt yêu cầu: 19 bài / 124 bài (15,3%)
+ Đạt yêu cầu: 105 bài / 124 bài (84,7%)
- Nghóa của từ láy:
+ Chưa đạt yêu cầu: 15 bài / 124 bài (12,1%)
+ Đạt yêu cầu: 109 bài / 124 bài (87,9%)
---2---
Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy ( lớp 5).
- Nhận biết và sử dụng từ láy:
+ Chưa đạt yêu cầu: 25 bài / 124 bài (20,2%)
+ Đạt yêu cầu: 99 bài / 124 bài (79,8%)
Qua thống kê trên, tôi nhận thấy học sinh khối lớp 5 trường tôi mắc nhiều
sai lầm do những nguyên nhân sau:
- Chưa hiểu đầy đủ về khái niệm từ láy:
VD: Đánh dấu (x) vào ô trống kết quả nào đúng:
. Từ “cồng kềnh” là từ láy.
. Từ “cồng kềnh” là từ ghép.
. Từ “êm ái” là từ láy.
. Từ “êm ái” là từ ghép.

Có em không biết xác đònh 2 từ trên là từ láy.
- Lẫn lộn từ láy với từ ghép:
VD: Trong các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép:
Mặt mũi, thập thò, phập phồng, tươi tốt, đi đứng, bối rối.
Có em xác đònh từ “tươi tốt” là từ ghép, còn lại là từ láy.
- Chưa hiểu rõ nghóa từ láy:
VD: Trong các từ láy sau, từ láy nào có nghóa giảm nhẹ so với từ gốc, từ
láy nào có nghóa mạnh hơn so với từ gốc:
Đèm đẹp, vui vui, thăm thẳm, bừng bừng, đo đỏ, bực bội.
Có em xác đònh từ: “đèm đẹp”, “vui vui” là từ láy có nghóa mạnh hơn so
với từ gốc: “đẹp, vui”. Từ: “thăm thẳm, bừng bừng” là từ láy có nghóa giảm nhẹ
so với từ gốc: “thẳm, bừng”.
- Chưa nhận biết và sử dụng tốt từ láy:
VD: Chọn từ láy thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Tiếng chuông xe đạp... không ngớt. Tiếng còi ô tô... xin đường gay gắt.
Tiếng thùng nước va vào nhau... ở một cái vòi nước công cộng.
(Từ láy cần điền là: loảng xoảng; pin pin; lanh canh)
Có em làm như sau: Tiếng chuông xe đạp pin pin không ngớt. tiếng còi ô tô
lanh canh xin đường gay gắt. Tiếng thùng nước va vào nhau loảng xoảng ở một
cái vòi nước công cộng.
2/ Nội dung cần giải quyết:
Từ thực trạng của học sinh khối lớp 5 trường tôi, sau khi tìm ra nguyên
nhân, tôi cần giải quyết những vấn đề sau:
- Giúp học sinh hiểu đầy đủ về khái niệm từ láy.
- Giúp học sinh phân biệt giữa từ láy và từ ghép.
- Giúp học sinh hiểu rõ nghóa từ láy.
- Giúp học sinh có kỹ năng về nhận biết và sử dụng từ láy.
---3---
Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy ( lớp 5).
3/ Biện pháp giải quyết:

a/ Rèn luyện học sinh hiểu rõ khái niệm từ láy:
Khi dạy phần khái niệm từ láy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ:
- Ngoài những từ láy có tiếng gốc rõ nghóa như:
Xa xa xa; đẹp đèm đẹp; ...
Còn có những từ láy trong đó không xác đònh được tiếng gốc như: lững
thững; thướt tha; nhí nhảnh; dí dỏm;...
- Có một số từ trong đó một trong hai tiếng đã mất nghóa.
VD: Chùa chiền; thòt thà; gậy gộc; máy móc; ...
- Có một số từ mà các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có
phụ âm đầu.
VD:
+ Ồn ã; ấm áp; im ắng; ít ỏi; óng ả;…(những từ này xác đònh được tiếng
gốc)
+ Ấp úng; oái oăm; óc ách; õng ẹo; ỏn ẻn; ... (những từ này không xác
đònh được tiếng gốc)
Các từ láy trên là từ láy âm vì chúng cùng vắng khuyết phụ âm đầu được
láy lại, lặp lại.
- Ngoài ra, giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu: Không để hình thức chữ
viết của từ đánh lừa.
VD: Cập kênh; cồng kềnh; cũ kỹ; kém cỏi; quanh co; ... là những từ láy
âm. (phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng các con chữ khác nhau: c, k, q)
b/ Giáo viên giúp học sinh phân biệt từ láy với từ ghép:
Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 đònh nghóa từ láy: “Từ gồm hai hoặc ba,
bốn tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng được lặp lại hoặc cả tiếng được lặp
lại, gọi là từ láy.”
Đònh nghóa trên chủ yếu nhấn mạnh các dấu hiệu hình thức của từ láy. Cho
nên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ thêm các
trường hợp sau:
- Có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không phải là
từ láy mà là từ ghép.

VD: Mặt mũi; tươi tốt; đi đứng; nhỏ nhẹ; buôn bán; ...
Các tiếng trong từ trên đều có nghóa. Quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ
chủ yếu là quan hệ về nghóa (nghóa tổng hợp). Các từ ghép này có hình thức âm
thanh ngẫu nhiên giống từ láy.
---4---
Những biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy ( lớp 5).
- Ngoài ra, có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không
phải là từ láy mà là từ ghép gốc Hán.
VD:Bình minh;hảo hạng;khắc khổ;ban bố; căn cơ; hoan hỉ; chuyên
chính; ...
Các từ trên là từ ghép gốc Hán có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ
láy. Các tiếng trong từ này đều có nghóa.
VD: Ban bố:
+ Ban: ban hành.
+ Bố: công bố.
Các từ trên, quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ cũng là quan hệ về nghóa
(nghóa tổng hợp).
- Có những từ được kết hợp hai từ đơn. Hai từ đơn ngẫu nhiên có điểm
giống nhau về hình thức âm thanh (giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần).
VD: Sáng sớm; bế bé; lên lớp; học đọc; ...
Nói tóm lại, khi dạy đến phần này, giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh:
Khi gập từ có hình thức âm thanh giống nhau mà không xác đònh được đó là từ
ghép hay từ láy thì các em xác đònh nghóa của từng tiếng trong từ. Nếu cả hai
tiếng trong từ đều có nghóa thì đó là từ ghép, còn trong từ một tiếng có nghóa và
một tiếng không có nghóa hoặc cả hai tiếng đều không có nghóa thì đó là từ láy.
c/ Giúp học sinh hiểu rõ nghóa từ láy:
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giới thiệu cho học sinh hai dạng nghóa cơ
bản: “Từ láy có nghóa mạnh hơn so với nghóa từ gốc” và “Từ láy có nghóa giảm
nhẹ so với nghóa từ gốc”.
Khi dạy về nghóa của từ láy cho học sinh, giáo viên cần nói rõ: Nghóa của

từ láy rất phong phú, đa dạng mà dạng giảm nhẹ hoặc mạnh hơn (so với nghóa
từ gốc) chỉ là hai dạng cơ bản trong sự phong phú, đa dạng ấy. Nói như vậy để
học sinh tránh hiểu sai là nghóa của từ láy chỉ có hai dạng ấy mà có một số từ
láy nghóa của nó so với nghóa của tiếng gốc có những sắc thái rất mới mẻ, tinh
tế, cụ thể, rõ nét, xác đònh hơn, gợi tả hơn.
VD:
+ Nhỏ nhỏ nhắn; nhỏ nhoi; nhỏ nhen; nhỏ nhẻ.
+ Lạnh lạnh lùng; lạnh lẽo.
- Khi cho học sinh xác đònh từ láy nào có nghóa giảm nhẹ hoặc mạnh hơn
so với nghóa từ gốc thì trước hết, giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra từ đơn là từ
gốc trong từ láy. Sau đó, hướng dẫn học sinh đối chiếu nghóa của từ láy với
nghóa của từ đơn là từ gốc.
---5---

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×