Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Giao duc bao ve moi truong bien hai dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.77 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sở giáo dục thái Nguyên -----------------------. TẬP HUẤN GIÁO DỤC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO BCV: Nhâm Quốc Hưng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Néi dung BÁO CÁO. 1. Vai trò của biển, đảo Việt Nam 2. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 3. Tranh chấp Biển Đông thực trạng và giải pháp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. VAI TRÒ CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 1.1. Biển nước ta có một nguồn tài nguyên vô giá để phát triển KT 1.1.1. Nguồn lợi sinh vật vô cùng phong phú Biển Việt Nam là kho tàng sinh vật phong phú và đa dạng, có trên 160.00 loài, gần 10.000 loại thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài sống ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Ngoài động vật, biển nước ta còn có 638 loài rong biển (dễ trồng, ít bị mất mùa, năng suất cao, có giá trị dinh dưỡng và sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.1.2. Tài nguyên giao thông vận tải Hiện nay, khối lượng vận chuyển đường biển trên thế giới rất lớn (giữa những năm 1970 đã đạt hơn 3,5 tỷ tấn/ năm), thường chiếm ¾ lượng hàng hoá trao đổi trên thế giới. Giá thành vận chuyển đường biển chỉ bằng 40 – 45% giá vận chuyển đường sắt và thấp hơn 20 lần vận chuyển bằng ôtô, do đó vận tải đường biển là ngành có điều kiện phát triển và sinh lợi lớn. Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua các eo biển..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực kinh tế phát triển năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Biển và vùng ven biển là cửa mở lớn, là “mặt tiền”. Quan trọng của đất nước thông ra Thái Bình Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. Hiện nay các nước trong khu vực đang tích cực khởi động chương trình phát triển tiểu vùng Mê Kông, Việt Nam và Trung Quốc đang hợp tác và thực hiện chương trình Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ coi đó là một cực tăng trưởng mới trong khuôn khổ của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (CAFTA)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.1.3. Tài nguyên du lịch Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dẫy núi đá vôi vươn sát ra bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiến có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử và văn hoá như cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố ngay vung ven biển..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.1.4. Tài nguyên không sinh vật Trong lòng đất dưới đáy biển, trong lớp bùn dưới đáy đại dương, vùng cát ven biển chứa đủ loại khoáng sản quý hiếm, nhiều khi trữ lượng còn lớn rất nhiều lần các mỏ trên lục địa. Chỉ riêng đáy Thái Bình Dương, người ta ước tính các kết cuội đa kim tập trung thành những mỏ quan trọng có trữ lượng rất lớn: mangan khoảng 400 tỷ tấn, đồng 8,8 tỷ tấn, titan 10 tỷ tấn, niken 16,4 tỷ tấn, sắt 20 tỷ tấn … Riêng trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương có hàng chục tỷ tấn, khí thiên nhiên ước tính khoảng 14.000 tỷ m³, biển, thềm lục địa Việt Nam có khoảng 500.000 km² nằm trong vùng triển vọng có dầu khí..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1.2. Biển có vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam Từ xa xưa tổ tiên ta không chỉ gắn bó với đất liền mà còn gắn bó với biển khơi (từ núi xuống - lấn biển; từ hướng biển lên - biển lấn) Một số vương triều phong kiến được xây dựng từ những cư dân và nghề đánh cá ở ven biển phải chăng đó là hiện tượng độc đáo của VN Các triều đình phong kiến nước ta luôn chăm lo bảo vệ và thực thi chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo của mình Trong suốt chiều dài lịch sử trên sông trên biển đã diễn ra những trận chiến công oanh liệt… Như vậy, lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là nét độc đáo của DTVN và cần phải được giữ vững và phát huy trong kỷ nguyên mới.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 2.1. Trước năm 1884 Trong suốt hơn 2 thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVII thời các chúa Nguyễn đến nửa đầu thế kỉ XIX thời nhà Nguyễn đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải đã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Hoạt động này đã được các văn bản nhà nước của triều đình nhà Nguyễn cũng như văn bản của chính quyền địa phương hiện đang được lưu trữ và việc tổ chức đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ 2.2. Với tư cách là đại diện cho Việt Nam về đối ngoại.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Vào thời Minh Mạng, như năm 1835, vẫn thấy đội Hoàng Sa hỗ trợ thuỷ quân đi công tác tại Hoàng Sa với đà công (lái thuyền) và dân phu. Thời Tự Đức, người ta không thấy biên niên sử còn chép các hoạt động của đội Hoàng Sa, vì theo Đại Nam thực lục, đệ tứ kỷ, chép vào đời Tự Đức, những việc thành lệ thường không được chép nữa mà thôi. Tại Cù Lao Ré nay là huyện đảo Lý Sơn vẫn còn Âm Linh tự tức miếu Hoàng Sa, ở thôn Tây, xã An (hay Lý) Vĩnh, tức phường An Vĩnh xưa và Âm Linh tự ngoài trời ở xã Lý Hải tức phường An Hải xưa..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sự thật về bức công hàm năm 14/9/1958 của Thủ tướng Chính phủ VNDCCH gửi Thủ tướng Chu Ân Lai Ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). " hưa Đồng chí Tổng lý, T Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (TS.Mai Hồng - Viện Hán Nôm sưu tầm được năm 1977).

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×