Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

REN LUYEN NGU PHAP TIENG ANH THONG QUA VIEC TU HOC ONHA VA THUC HANH CAP NHOM O LOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.77 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UỶ BANNHÂN DÂN BAN HUYỆN CAO LÃNH. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN ĐỪNG ------------------------------. RÈN LUYỆN NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC TỰ HỌC Ở NHÀ VÀ THỰC HÀNH CẶP, NHÓM Ở LỚP. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chuyên ngành Tiếng Anh Người thực hiện: Lê Ngọc Phước.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Cao Lãnh, tháng 03 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> RÈN LUYỆN NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC TỰ HỌC Ở NHÀ VÀ THỰC HÀNH CẶP, NHÓM Ở LỚP Người thực hiện: Lê Ngọc Phước Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Đừng - Huyện Cao Lãnh. A. PHÀN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận. - Học để đạt được kiến thức là yêu cầu tối cần thiết trong đối với giáo dục trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt ngữ pháp chiếm một vị trí cực kỳ quan trong trong việc học ngoại ngữ. Do đó, chúng ta nên tìm ra phương cách hữu hiệu để giúp học sinh nắm được lượng ngữ pháp Tiếng Anh trước khi các em tham gia cấp học cao hơn. - Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về ngữ pháp Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy sách giáo khoa Tiếng Anh trung học cơ sở mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Các điểm ngữ pháp (grammar points) được rải đều từ đầu năm đến cuối năm nên việc hệ thống và thực hành đòi hỏi học sinh phải biết cách tự soạn ở nhà và thực hành hiệu quả trên lớp. - Việc tổ chức luyện tập thành cặp không khó mà lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để trao đổi những gì mình biết và chưa biết với bạn bè. 1.2. Cơ sở thực tiễn (Bức xúc hiện nay) - Ở các trường trung học cơ sở chúng ta hiện nay, lớp học thường đông học sinh, giờ học ngắn không đủ cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Việc rèn luyện ngữ pháp cũng bị giới hạn thời gian. Từ đó giáo viên không thể cho học sinh rèn luyện ngữ pháp thường xuyên và việc theo dõi tiến bộ của tất cả học sinh sẽ không được tốt. - Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, đặc biệt là tiếng Anh lớp 8, lớp 9, do đó thường không đủ thời gian cho hoạt động của các em nếu các em không xem và chuẩn bị bài trước ở nhà. - Những người theo quan điểm lấy người học làm trung tâm thường cho rằng hoạt động thực hành ngữ pháp (grammar practice) không được thực hành như các kỹ năng (skills) khác. Có nghĩa là học sinh tự làm việc cá nhân và thể hiện phần bài làm của mình trước lớp. Nhưng thực tế không hẳn như vậy, với sự hướng dẫn của giáo viên, sự tự tìm tòi ngay cả làm bài ở nhà trước và làm việc theo nhóm, cặp ở lớp thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều. - Để việc rèn luyện ngữ pháp Tiếng Anh đạt hiệu quả thì cần phải hiểu thế nào là hoạt động theo nhóm, cặp trên lớp khi thực hành ngữ pháp; cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải làm gì? Ở bài.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sáng kiến kinh nghiệm này này tôi mạnh dạn chia sẻ những gì bản thân đã làm trong thời gian qua và hiệu quả mang lại khi thực hiện sang kiến kinh nghiệm này. 2. Mục đích nghiên cứu : Với việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên có được những lợi ích sau: - Hiểu rõ hơn hoạt động cặp, nhóm để tăng hiệu quả thực hành ngữ pháp Tiếng Anh. - Học sinh tự soạn bài và thực hành ở nhà nhiều hơn. - Học sinh có thể tự ôn tập các kiến thức ngữ pháp đã học có liên quan mà không cần giáo viên ôn lại trước khi dạy điểm ngữ pháp mới. - Tiết kiệm thời gian thực hành ở lớp, học sinh trung bình, yếu kém sẽ có bạn hướng dẫn, giúp đỡ khi ở nhà và trên lớp. 3. Phạm vi nghiên cứu - Học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Đừng. - Học sinh tự chuẩn bị bài ở nhà thông qua “Quyển Từ vựng Ngữ pháp Tiếng Anh ” photo ngay từ đầu năm. - Học sinh thực hành ngữ pháp trên lớp thông qua cặp, nhóm để tiện việc giúp đỡ và tương tác. 4. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự quan sát tiến độ công việc, hiệu quả của “Quyển từ vựng & ngữ pháp” khi học sinh soạn bài trước ở nhà . 2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Trao đổi các điểm ngữ pháp có trong chương trình Tiếng Anh với đồng nghiệp, tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó biên soạn ra “Quyển Từ vựng Ngữ pháp Tiếng Anh ” 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết dạy áp dụng hình thức hoạt động theo nhóm, cặp. 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh. B. NỘI DUNG Tôi xin trình bày 2 nội dung chủ yếu của sáng kiến kinh nghiệm này theo 2 hướng: giúp học sinh soạn bài, học ngữ pháp trước thông qua “Quyển từ vựng & ngữ pháp” và thực hành ngữ pháp ở lớp theo cặp, nhóm. 1. Giúp học sinh soạn bài, học ngữ pháp trước thông qua “Quyển từ vựng & ngữ pháp” 1.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Qua quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại các trường THCS trong huyện từ năm 2004 đến nay, tôi được phân công phụ trách giảng dạy chuyên môn Tiếng Anh tất cả các khối từ 6 đến 9. Mỗi khối tôi đã có ít nhất 3 năm giảng dạy và đã ít nhiều nắm kỹ kiến thức chuẩn cuả chương trình nên đã tiến hành biên soạn các quyển sách “Ngữ pháp và từ vựng Tiếng Anh” cho mỗi khối lớp. Đặc biệt lượng kiến thức cuả 2 khối 8 & 9 rất khó và nếu bảo học sinh tự soạn bài trước ở nhà là không khả thi nếu không có sự giúp đỡ từ trước cuả giáo viên. 1.2. Giải pháp:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Giáo viên tập hợp lại 1 nhóm hoặc làm theo tổ bộ môn để soạn ra những gì các em sắp học ở bài mới, soạn ra nội dung tóm tắt những gì học sinh sẽ phải nắm ở bài mới. Nếu trong bài đó có liên quan gì đến kiến thức cũ thì nhắc lại luôn. Soạn theo bài. Cuối mỗi đơn vị (Unit) có bài tập thực hành ngữ pháp. - Kiến thức soạn phải thật bám sát vào sách giáo khoa, các kiến thức mới nên có ví dụ minh hoạ sao cho dễ hiểu. Học sinh tham khảo trước và xem đây là việc tự học, tự chuẩn bị trước bài mới của các em. Xem và nắm nội dung bài sắp học trước ít nhiều sẽ có được 2 cái lợi cho việc dạy-học: thứ nhất giáo viên đỡ tốn công giải thích trên lớp tiết kiệm được thời gian; thứ hai học sinh xây dựng bài mới tích cực hơn, hứng thú học hơn vì các em đã nắm trước nội dung từ việc chuẩn bị trước. - Giáo viên soạn cả năm học và đóng lại thành quyển cho học sinh tham khảo. - Yêu cầu học sinh photo và đọc trước, dựa vào gợi ý nội dung được định hướng ở bài mới để soạn và tìm hiểu trước bài. Xem đây là yêu cầu bắt buộc. - Nếu các em có quên kiến thức cũ thì cũng có tài liệu trước mặt để ôn lại liền. - Thường xuyên kiểm tra việc tự học của học sinh. Ví dụ như trước khi bắt đầu bài mới gv có thể hỏi: Hôm nay các em sẽ học những gì? Qua bài này các em cần nắm những gì? Các em gặp lại kiến thức cũ là gì? …. Đây là những câu mà giáo viên thường hỏi khi củng cố 1 tiết học nhưng tất nhiên sẽ có được rất nhiều em trả lời được. Từ đó có thể gây sự tò mò cho hs khác và cũng có thể những lời khen của giáo viên sẽ càng kích thích sự hưng phấn đến việc tự xem trước bài mới để tạo nên sự khác biệt trong lớp. - Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã tiến hành áp dụng phương thức như thế cho bộ môn Tiếng Anh đối với hs 2 khối 8 & 9; ít nhiều cũng cho lại kết quả khả quan. Hs tốn rất ít thời gian ghi chép vở vì tất cả có sẵn trong sách hệ thống kiến thức mà các em photo. Phần lớn thời gian là theo dõi những gì còn vướng mắc khi xem trước kiến thức bài mới. Còn những gì cần đến kiến thức cũ thì cũng đã có sẵn ở trước mặt. - Sau đây tôi xin trình bày 1 đơn vị (Unit) trong chương trình Tiếng Anh 9 có biên soạn theo chủ điểm chia theo các tiết học và phần ngữ pháp cho học sinh thực hành tham khảo ở đơn vị bài học đó. UNIT 6: THE ENVIRONMENRT  VOCABULARY A. LISTEN & READ (p.47-48). a plastic bag : bao nhựa, ni-lon. environment (n) : môi trường. a shore : bờ biển. a garbage dump : bãi rác. sand (n) : cát. pollution (n) : sự ô nhiễm. a rock : tảng đá. deforestation (n) : nạn phá rừng. to provide : cung cấp. dynamic (n) : thuốc nổ. a map : bản đồ. pesticide (n) : thuốc trừ sâu. to spoil : làm hư, phá hủy. to spray : phun (thuốc). disappointed (adj) : thất vọnfg. to divide : chia ra. to achieve : thành công, đạt đến. don’t worry: đừng lo lắng. first of all :trước hết.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> B. SPEAK (pages 49-50). a garbage bin : xọt rác. to persuade : thuyết phục. harm (n) : sự nguy hại. to protect : bảo vệ. to prevent : ngăn chận. banana : lá chuối. exhaust fume (n): khí thải từ xe cộ littering (n) : nạn. to wrap : bao,gói. xả rác, đốt rừng. to dissolve : phân hủy. an amount : lượng. to reduce : giảm. to burn : đốt. a natural resource : t.nguyên t.nhiên. a factory : xí nghiệp, nhà máy. to throw : quăng, vứt. a bottle : chai. trash (n) = garbage (n) : rác. instead of: thay vì. why don’t you…?tại sao bạn không?. to avoid: tránh. It would be better if you……..: sẽ tốt hơn nếu bạn……... traffic jams: nạn kẹt xe to cause: gây ra. C. LISTEN (page 50). an oil spill : sự rò rĩ dầu. an ocean : đại dương. to leak : chảy, rò rĩ. raw sewage (n) : nước cống. a vessel : tàu ngầm, tàu đi biển. to pump : đổ thẳng. marine life (n) : sinh vật biển. a ship : chiếc tàu. a waste material : vật phế liệu. to drop : nhõ giọt, rơi rớt. to wash : trôi dạt, giặt giũ. D. READ (page 51). to polutte : làm ô nhiễm. second-hand (adj) : đã qua sử dụng. nonsense (n) : vô lý. a junkyard : bãi phế liệu. That isn’t the same thing at all: Hai chuyện đó khác. to happen: xãy ra. nhau hoàn toàn. a treasure : kho báu. a wood : rừng gỗ. to litter : xã rác hoặc đốt rừng. to keep quiet : giữ im, câm mồm. a stream : dòng suối. a silly idea : ý nghĩ điên rồ. to cover : bao phủ, che. other folk (n) : người khác. foam (n) : bọt. to keep on = to go on : tiếp tục. a hedge : hàng rào. a poet : nhà thơ. according to: theo. to minimize : giảm tối thiểu. E. WRITE (pages 52-53). smell (n) : mùi. complaint (adj) : phàn nàn. a fly : con ruồi. a situation : tình huống. to float : nổi bồng bềnh. a reason : lý do. water surface (n) : mặt nước. complication (n) : lời phàn nàn. a frog : con nhái. politeness (n) : sự lịch sự. a toad : con cóc. to suggest : đề nghị. an electric shock wave : điện giật. a driver : tài xế. a local authority : chính quyền địa phương. to clear up : làm sạch. to prohibit : cấm. a truck : xe tải. to fine : phạt. a lot of: nhiều. catching fish: bắt cá.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> a bird: chim F. LANGUAGE FOCUS (p.53-56). to win  won  won : chiến thắng. extreme (adj) : cực kỳ. a flood : lũ lụt. careless (adj) : bất cẩn. a sea creature : sinh vật biển. wonderful (adj ) : tuyệt vời. respiration (n) : sự hô hấp. excited (adj) : hứng khởi. poisonous (n) : độc. amazed (adj) : kinh ngạc. inedible (adj) : không thể ăn. to sigh thở dài to stay up late: thức khuya  GRAMMAR I. Adjectives and Adverbs: Tính từ (adj) và trạng từ (adv). a. Tính từ dùng để bổ nghĩa cho chủ từ (S) hoặc danh từ (N) trong câu. b.Cách chọn tính từ và trạng từ: - Nhìn sau chổ trống, nếu gặp DANH TỪ thì điền TÍNH TỪ. Nếu gặp TÍNH TỪ hoặc ĐỘNG TỪ thì điền TRẠNG TỪ. Ex: I have a beautiful doll. (beautiful / beautifully) She was extremely happy (extreme / extremely) - Nếu nhìn sau chổ trống không gặp từ nào cả, thì nhìn ra trước chổ trống + Gặp ĐỘNG TỪ thì chọn TRẠNG TỪ. + Gặp LINKING VERBS (BE, LOOK, FEEL, SEEM, GET, BECOME…) thì chọn TÍNH TỪ. => Form: Adj + Ly  Adv II. Adverb clauses of reason: Mệnh đề trạng từ chỉ lý do. Ta dùng as = since = because (bởi vì) để chỉ 1 lý do, 1 nguyên nhân. Ex: - He failed his exam because/as/since/ he didn’t work hard. - Because/As/Since it is late, they are in hurry. => S + V……. + because/as/since + S + V ……….. Because/As/Since + S + V ….….. , S + V …..……. III. S + To Be + adj + that + S + V….: Chữ “that” được dịch nghĩa “rằng” hoặc “là”. Ex: I’m happy that you changed your decision. (Tôi thấy vui là bạn đã thay đổi quyết định của bạn). Ex: My mother is afraid that the milkman will not arrive on time. (Mẹ tôi e rằng người mang sữa không đến đúng giờ). IV. Conditional Sentences (If Sentences): Type 1 Câu điều kiện loại 1 Ex: If I finish my homework, I will go to the concert = I will go to the concert if I finish my homework. * If clause: If I finish my homework, * Main clause: I will go to the concert 1. Form: Công thức If clause: Mệnh đề đk Main clause: Mệnh đề chính If + S + V1….., S + will/shall + Vo…… 2. Use: Cách dùng Diễn tả một điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.  EXERCISES I. Which underlined part is pronounced differently? 1. a. garbage b. mass c. trash 2. a. seat b. seaside c. search 3. a. environment b. website c. widely 4. a. dump b. thumb c. bulb 5. a. prevent b. press c. prepare II. Which word is stressed differently from the others? 1. a. cover b. reduce c. prevent 2. a. minimize b. pesticide c. dynamite 3. a. disappointed b. environment c. unpolluted 4. a. provide b. persuade c. sewage 5. a. garbage b. reason c. receive III. Choose and circle the word (A, B, C or D) that best completes each sentence: 1. Air ________ is often seen as a major environmental result of modern living.. d. flat d. seaport d. live d. full d. receive d. pollute d. pollution d. regulation d. recycle d. publish.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> A. pollution B. smoke C. fume D. sewage These vegetables are poisonous; they are ________ . A. eatable B. adible C. inedible D. eaten 3. ______ are used to kill insects and weeds so as to help crops grow better. A. Pesticides B. Dynamite C. Treasures D. Creatures 4. We can protect our environment save a lot of money by buying ____ products. A. used B. recycled C. waste D. recycling 5. If we plant more trees along the streets, we _____ the amount of pollution in the atmosphere. A. reduce B. would reduced C. will reduce D. reduce 6. The baby laughed _______ when her mother told her a funny story, A. happy B. happiness C. unhappy D. happily 7. Tuan spoke English ______, but he didn’t win first prize in the competition, A. unwell B. good C. well D. bad 8. I failed my exam. I worked really hard for it. I’m so __________ . A. disappointment B. disappointing C. disappointed D. disappoint 9. _______ the pollution in that river is awfully bad, the water is not fit to drink. A. Because of B. Since C. When D. Although 10. We _____ up our neighborhood when that conservationist arrived. A. cleaned B. were cleaning C. are cleaning D. cleaning 11. While Hoa was picking up the broken plates, she __________ her finger. A. cut B. was cut C. was cutting D. is cutting 12. I fell and hurt myself __________ I was playing tennis. A. while B. during C. if D. because 13. Keep _______ your mother for a valuable gold ring until she says yes. A. asking B. to ask C. and ask D. ask 14. We are really looking forward ________ you again. A. to see B. seeing C. to seeing D. for seeing 15. This man ___ 50,000 VND yesterday for cutting down the trees in the forest. A. was fine B. has been fined C. fined D. was fined 16. Putting _____into the bins is one answer to minimizing pollution. A. garbage B. products C. sewage D. resources 17. ______believe that we should preserve the tropical rainforests in the world. A. Environmentalists B. Designers C. Tourists D. Poets 18. Using bicycle will _______with the problem of air pollution. A. solve B. cope C. face D. find 19. That seaside resort is always full________trash. A. in B. at C. of D. with 20. The trees are cut_______because their wood is wanted. A. down B. up C. off D. on IV. Choose the best option in brackets to complete each of the following sentences : 1. We are all ....................destroying the environment around us. (slow / slowly) 2. Wild plants and animals on the earth are ............disappearing. (quick / quickly) 3. Farm workers have to work very ............. during the harvest. (hard / hardly) 4. Please don’t go too ........................the edge of the cliff. (near / nearly) 5. Mr.Black sounded really ............. this morning. He had his car stolen. (unhappy / unhappily) 6. Frogs are found ...................... rare in this area. (comparative / comparatively) 7. The lakes in our town are polluted ............................... (bad / badly) 8. My uncle’s old car was ............ but his new one is very ........... (slow / slowly – fast / fastly) 9. What is for dinner ? It smells very ....................... (delicious / deliciously) 10. I think he drives ............when he’s in a hurry. (dangerous / dangerously) V. Use the appropriate forms of the verbs in brackets : 1. If the weather is good next weekend, we (go) ..................... away somewhere. 2. Come on ! If we (hurry) ...................., we (catch) ....................the bus. 3. If there (be) ................. too much litter on the streets, the environment will become polluted. 4. There (be) ............ big floods every year if the cutting down of trees continues. 5. If the sea level (rise) ................, there will be floods in many parts of the world. 6. They will be late for their meeting if they (not leave) ............................. now. 7. If you aren’t careful, you (drop) ....................... the plates. 8. If anyone (phone) ...........................me, tell them I’m out. 9. If he (not use) ............. much pesticide on vegetables, they will become edible. 10. If people (not spray) ........crops with pesticide, the crops will be destroyed by insects in soil. 2.. 2. Hoạt động theo cặp, theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2.1. Hoạt động theo cặp (Work in pairs / Pair work) 2.1.1. Vai trò của giáo viên khi học sinh tham gia luyện tập theo cặp - Những giáo viên trước kia luôn giữ vai trò lãnh đạo, kiểm soát mọi hoạt động trong lớp học thì nay cần phải có một cách nhìn nhận khác vì vai trò của họ đã thay đổi trong những giai đoạn luyện tập mới mẻ này của học sinh. Lúc này giáo viên có hai chức năng. Chức năng thứ nhất là người theo dõi: Giáo viên đi từ nhóm này sang nhóm kia lắng nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh nhưng vẫn để họ nói tự nhiên, hết sức ngắt lời họ trừ khi thật cần thiết. Những lỗi trầm trọng sẽ được giải quyết vào lúc khác có thể là đầu buổi học sau hoặc cuối buổi luyện tập. Chức năng thứ hai là người cung cấp, tư liệu, giúp đỡ, giải đáp cho học sinh những vấn đề khó về ngữ pháp hoặc kiến thức chung. - Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận .Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần. Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều. Xét về lý luận dạy học thì đây là mối quan hệ biện chứng. Ngoài ra khi trao đổi cặp, nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề trước một tập thể. Thông qua hoạt động này, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh ngày càng được nâng cao. 2.1.2. Giới thiệu cách thức luyện tập theo cặp Khi sử dụng loại hình bài tập này lần đầu tiên thì nên giải thích cho học sinh những ưu điểm và lí do sử dụng nó. Việc giải thích có thể thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh. Thêm vào đó, cần thống nhất với học sinh những nguyên tắc sau: Làm bài tập luyện theo cặp không phải là thời gian để chuyện gẫu. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của bài tập, học sinh có thể đổi vai và làm bài tập đó một lần nữa. Nếu hết giờ và học sinh vẫn chưa làm xong thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì quan trọng hơn cả là họ được thực hành luyện tập, chứ không nhất thiết là kết quả cụ thể của một nhiệm vụ nào đó. Sau khi hết thời gian làm bài, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả những công việc học sinh vừa thực hiện theo cặp. Tất cả mọi học sinh đều phải tham gia vào hoạt động này trong một cặp nào đó. Khi bị lẻ, học sinh đó có thể tham gia với cặp ngồi gần chỗ mình nhất. Nếu yêu cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ 3 ngồi theo dõi, sau đó tham gia trao đổi ở vòng luyện tập thứ hai với một trong hai người kia. Họ có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu cần. Trong khi học sinh thực hành hỏi- đáp, giáo viên phải bao quát và theo dõi lớp để nhận xét từng cặp, lắng nghe và sửa lỗi cho các em, lưu ý những cặp có học sinh yếu kém 2.1.3. Các bước tiến hành luyện tập theo cặp. Bước 1: Chuẩn bị Cần chuần bị hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, làm sao cho tất cả mọi người đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ. Sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu nên lưu tất cả các thông tin lại trên bảng. Bước 2: Giáo viên làm mẫu với một học sinh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu trọn gói một bài tập để cho tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện. Bước 3: Hai học sinh làm mẫu Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho phép học sinh đứng tại chỗ thì phải yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp nghe được. Bước 4: Quy định thời gian Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này (thông thường chỉ khoảng từ 4- 5 phút). Bước 5: học sinh làm việc theo cặp Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu làm bài cùng một lúc. Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ họ khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có những chỗ sai. Bước 6; Kiểm tra trước lớp Hết giờ làm bài, khi thấy hầu hết các cặp đã làm song, ra hiệu cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn một vài cặp bất kì và yêu cầu hai học sinh đó trình bày lại trước lớp. Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó khiến cho học sinh phải làm việc nghiêm túc hơn ở các lần luyện tập sau. Học sinh sẽ trở lên cần cù hơn, tự giác hơn khi biết rằng giáo viên sẽ kiểm tra đánh giá cho điểm cá hoạt động học tập của họ. 2.2. Các loại hình luyện tập theo cặp. 2.2.1. Hội thoại (Dialogue) Sau khi học một bài đối thoại mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài và hiểu được các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp học sinh đóng vai bài đó nhưng có thay thế một số chi tiết (ví dụ như tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, sở thích…) để biến lời thoại của họ nói về chính bản thân họ hoặc về những vấn đề mà họ quan tâm. 2.2.2. Bài luyện thay thế (Substitution) Sau khi giới thiệu các mẫu câu và cho luyện tập thể thật nhanh, giáo viên viết các từ gợi ý để thay thế lên bảng yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ trống ở phần gợi ý để cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình. Ví dụ viết lên bảng: When do you have history? ( music, English, literature…? 2.2.3. Thực hành ngữ pháp (Grammar pracice) Sau khi học sinh đã nắm được vấn đề ngữ pháp và đã được luyện tập thể (bằng các bài tập nhắc lại hoặc chuyển đổi…), chia học sinh thành từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau (chú ý chọn các chủ điểm gần gũi, quen thuộc ). Ví dụ, nói về chính bản thân mình hoặc những điều có thực liên quan đến cuộc sống của chính học sinh. Các từ gợi ý (prompts)ở trên bảng vẫn là lí tưởng cho bài luyện tập này. 2.2.4. Kiểm tra không chính thức (Indirect testing) Việc kiểm tra thường xuyên cũng có tác dụng như giảng dạy. Khi cho phép học sinh cùng cộng tác để làm một bài kiểm tra, giáo viên có thể khuyến khích được việc học tập của các em vì những học sinh yếu sẽ được những học sinh khá hơn giúp đỡ. Thỉnh thoảng nên có một bài kiểm tra ngắn cuối giờ và sau đó cho.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> điểm luôn. Bài kiểm tra đó không cần phải bao gồm toàn bộ những kiến thức học sinh vừa học trong bài mà có thể tập trung vào bất cứ khía cạnh nào của việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là ngữ pháp. Yêu cầu của bài làm cần hết sức rõ ràng, viết câu mẫu lên bảng và khống chế thời gian để luyện cho học sinh khả năng phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài làm xong có thể được kiểm tra miệng hoặc các cặp đối chéo kiểm tra và chấm bài cho nhau. 2.2.5. Mô tả tranh (Picture Descibing) Tranh ảnh có thể dùng như các yếu tố kích thích cho rất nhiều loại hình bài tập luyện theo cặp. Thí dụ, nhìn vào một bức tranh đi kèm với một chủ điểm ngữ pháp, một học sinh trong cặp tìm ra cách mô tả đúng sai trong tranh còn học sinh nêu lên ý kiến tán thành hay phản đối (so sánh tranh với chủ điểm ngữ pháp). Hoặc hai học sinh có hai tranh toàn cảnh giống nhau nhưng các chi tiết trong tranh thì khác nhau (như vị trí đồ vật trong tranh, màu sắc, loại quần áo, hình dáng bề ngoài của người, …). Một học sinh tả các chi tiết trong tranh của mình còn người kia tìm ra những điểm khác biệt trong bức tranh thứ hai. 2.2.6. Hỏi và trả lời (Question-Answer drill) Cuối các tiết rèn luyện ngữ pháp ở lớp 6 và 7 thường có các câu hỏi. Học sinh có thể thảo luận tìm câu trả lời cho các câu hỏi này theo cặp. Đầu tiên học sinh làm miệng, sau đó giáo viên gọi một vài học sinh bất kì để kiểm tra. Hoặc làm cho hoạt động này phong phú bằng cách cho học sinh thảo luận miệng rồi viết câu trả lời ra giấy, các cặp đổi chéo chấm các câu trả lời cho nhau dưới sự kiểm soát của giáo viên. 2.2.7. Viết câu hoàn chỉnh (Sentence building) Sau khi dạy và luyện từ mới, rèn luyện ngữ pháp trong một tiết học; giáo viên cho học sinh viết một bài hoàn chỉnh. Có thể đó là một lá thư, một bài diễn văn ngắn trước lớp, một câu chuyện ngắn….giáo viên nhất thiết phài cho các từ gợi ý chủ lực (key words) trong câu đó và học sinh thêm từ để viết thành câu hoàn chỉnh. 3. Hoạt động theo nhóm (Work in groups/ Group work) Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyển quanh lớp học được vì vậy ở hoàn cảnh này chỉ có thể yêu cầu học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm để luyện tập. Tốt nhất là tạo thành các nhóm có từ 4 - 6 người nhưng nhiều khi số lượng học sinh trong mỗi nhóm còn phụ thuộc vào số học sinh ngồi ở mỗi bàn. Sau khi chia nhóm xong nên chỉ định hoặc để thành viên các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư kí nhóm. Người này sẽ trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài tập. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát tất cả các nhóm trong lớp của giáo viên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Nên chỉ định hoặc hướng dẫn những học sinh có khiếu khẩu ngữ và hoạt bát hơn để làm việc này. Nhưng đôi khi cũng cần thay đổi: chọn một học sinh khá nhưng còn rụt rè để tạo điều kiện cho học sinh đó rèn luyện để trở nên mạnh dạn hơn. Hoặc cũng có thể để các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm trưởng. Điều quan trọng là công việc này cần phải làm nhanh dứt khoát và học sinh phải được thông báo ngay ai là nhóm trưởng của họ để họ có thể bắt tay vào việc được, không bị lãng phí thời gian. Việc chia nhóm có thể bằng tiếng mẹ đẻ, nếu dùng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tiếng Anh thì trước hết phải cho học sinh làm quen và hiểu được các mệnh lệnh như: “The first row, turn and face the second. The third row, turn and face the fourth please. Now work in groups”. 3.1. Vai trò của giáo viên Giáo viên là người quản lí tất cả mọi hoạt động ở lớp học. Do vậy họ phải đặt kế hoạch cho nó, tổ chức nó, bắt đầu nó, theo dõi nó, canh chừng thời gian cho nó và kết thúc nó. Điều kiêng kị nhất là sau khi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên về bàn ngồi hoặc làm việc riêng coi như vậy là xong việc. Nhất thiết giáo viên phải quản lí, theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập. Giáo viên có thể đi từ nhóm nọ sang nhóm kia, kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu cầu của bài tập hay không. Giáo viên cần phải tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của cả nhóm, ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh để điều chỉnh lại bài dạy của mình sau này. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng tất cả các nhóm lại, giải thích thêm yêu cầu của bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp, hoặc cho cả lớp luyện lại vấn đề đó rồi mới lại tiếp tục làm việc theo nhóm. 3.2. Các loại hình luyện tập theo nhóm Các hoạt động theo nhóm có xu hướng tự do hơn và cũng mang tính giao tiếp tương hỗ nhiều hơn là các hoạt động theo cặp. Có nhiều hoạt động rất dễ thực hiện, ngay cả với những giáo viên ít kinh nghiệm nhất. 3.2.1. Trò chơi (Games) Các trò chơi được áp dụng rất nhiều trong hoạt động nhóm khi luyện tập ngữ pháp, đặt biệt là khối 6 và 7. Ví dụ như Điều tra (Survey), Tìm ra nhân vật (Find someone who…), Dây xích nhỏ (Chaingame),……………. Ví dụ: TA 6 – Unit 5: A3 - Điều tra What do you do after school? Name. Activities after school Play soccer Read Watch TV Listen to music Do the housework 3.2.2. Đặt câu hỏi (Putting questions) Yêu cầu các nhóm rỏ về một chủ điểm ngữ pháp, sau đó đặt câu hỏi về chủ điểm ngữ pháp đó. Sau vài phút các nhóm phải có nhiệm vụ trả lời, lần lượt các trưởng nhóm hoặc thư kí đứng lên đại diện các thành viên trả lời. Để học sinh có hứng thú hơn trong hoạt động, nên tổ chức nó như một cuộc thi: các câu trả lời được chấm điểm dựa vào độ chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin. Ví dụ: TA 9 – Unit 7: Language focus 4 I suggest + V- ing What should we do to help the poor in our neighborhood? 3.2.3. Thực hành mở rộng (Free practice).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sau khi dùng bài luyện thay thế để học sinh làm quen với cấu trúc và chức năng của nó nên tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao tiếp hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo. Ví dụ: TA 8 – Unit 3: sau khi dạy cấu trúc với should/ shouldn’t (= ought to) với nghĩa khuyên bảo: You should/ shouldn’t + verb (You should eat more fruit) Giáo viên cho một số từ gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm. Một người nêu lên vấn đề của mình và những người khác trong nhóm đưa ra lời khuyên. Một vấn đề có thể có nhiều lời khuyên khác nhau. Để học sinh tham gia tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi: xem nhóm nào đưa ra được nhiều lời khuyên nhát và có những lời khuyên sáng suốt nhất không thể bắt bẻ được. 3.2.4. Trò chơi đóng vai (Roleplay) Sau khi cả lớp đã luyện tập một cấu trúc với một chức năng nào đó, trò chơi đóng vai có tác dụng rất tốt để củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của cấu trúc đó trong những hoàn cảnh tự nhiện hơn. Thí dụ, có thể yêu cầu các nhóm đóng một cảnh thuyết phục người khác theo học 1 trường Tiếng Anh với mình, thuyết phục người khác tiết kiệm năng lượng,……..Với trò chơi đóng vai, các nhóm có thể dựng lên những vở kịch trong đó mỗi thành viên đóng một vai. Trong khi các thành viên trong nhóm đóng kịch, thư kí nhóm ghi chép vắn tắt các lời thoại để sau đó duyệt lại rồi cả nhóm sẽ trình bày trước lớp. Ví dụ: TA 9 – Unit 4: Speak Why don’t we + Vo……….. Let’s + Vo………. I agree/ disagree because…………. ……………………………………… 3.2.5 Thảo luận (Discussion) Thảo luận cho phép học sinh tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình, vì vậy tính hữư ích của thể loại bài tập này không có gì phải tranh cãi nữa. Giáo viên đưa ra ra một chủ đề nào đó rồi để cho tất cả các nhóm bàn bạc thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm sẽ báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm (nếu có sự thống nhất), hoặc tóm tắt lại các ý kiến (nếu có sự khác nhau). Tiếp theo để cho học sinh cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. Giáo viên không cần thiết phải bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có những ý kiến sai mà không có ai phản bác. Ví dụ: TA 7 – Unit 10: B5 How to take care of your teeth? Do Don’t ………………… ……………….. ………………… .……………… ………………… ……………….. 3.3. Khuyến khích học sinh mạnh dạn làm việc theo cặp, nhóm..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Học sinh - người thực hiện hoạt động để chủ động lĩnh hội kiến thức qua hình thức hoạt động này cần phải xây dựng thói quen tuân theo một số những quy định cần thiết. 3.3..1. Cần phải nghe những yêu cầu của bài tập. Yêu cầu này thể hiện trong sách giáo khoa là một phần mà phần lớn là hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên, người điều khiển hoạt động. Ví dụ: Có thể yêu cầu về hoạt động, thời gian hoạt động, nhiệm vụ của từng nhóm, cá nhân trong nhóm. 3.3.2. Cần làm việc tự giác không gây quá ồn ào. 3.3.3. Cần phải bắt đầu và ngừng ngay hoạt động khi giáo viên yêu cầu. 3.4. Hạn chế và cách khắc phục. 3.4.1 Tiếng ồn, thời gian: Thông thường làm việc theo cặp, nhóm gây ra tiếng ồn nhưng chính học sinh lại không quan tâm đến vấn đề này. Tiếng ồn này là tiếng ồn có ích nó khuyến khích học sinh thực hành nói Tiếng Anh, thực hiện nhiệm vụ. Thực hành nhóm, cặp có thể mất thời gian hơn. Do vậy giáo viên cần nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy. Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong hoạt động học cho nên cần tránh hình thức chiếu lệ. 3.4.2 Sửa lỗi: Học sinh mắc lỗi trong quá trình thực hiện nhóm, cặp bởi vì giáo viên không thể kiểm soát tất cả lời nói được sử dụng. Để hạn chế những lỗi này giáo viên cần: + Có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng đồ dùng thiết bị ( picure cue, word cue, posters…) Nên tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm. Để thêm sinh động, dễ nhập vai có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết thực hành + Kiểm tra một vài cặp/ nhóm và chữa lỗi nếu cần thiết. Giáo viên hiểu rằng các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời. 3.4.3 Giáo viên quản lớp khó hơn thông thường. Giáo viên cần: + Đưa lời chỉ dẫn rõ ràng: when to start, what to do, and when to stop. + Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng. + Lên một lộ trình làm việc để học sinh biết cách làm việc theo nhóm/ cặp và họ biết chính xác họ phải làm gì. 3.4.4.Hợp lí khi phân nhóm: Một số nhóm/ cặp có học sinh yếu, không tự giác có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ hoặc làm việc riêng. Giáo viên cần kiểm soát, giúp đỡ, khích lệ họ làm nhiệm vụ. Năng động sáng tạo trong việc phân nhóm học sinh thành nhóm cặp dảm bảo trong một nhóm học sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung bình, có học sinh khá và giỏi. 4. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài: Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> bước vào giờ học. Số học sinh giao tiếp đối thoại được tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu kém cũng có phần nào hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của giáo viên ,bập bẹ trao đổi với bạn một số câu thông dụng hàng ngày nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với các em. Thông qua việc thực hành theo cặp, nhóm học sinh ở các lớp tôi thử nghiệm đã mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp. Mỗi lần tôi đưa một lượng thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm là các em nắm bắt và thực hiện khá thành công. Trong khi thực hành, các em tự uốn nắn cho nhau cách phát âm, cách dùng cấu trúc câu, ngữ điệu ...Khi tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm, giáo viên có điều kiện để nắm bắt lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ đó có biện pháp để phát huy mặt mạnh cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình luyện tập của học sinh, đáp ứng được mối quan hệ biện chứng trong quá trình dạy học. Tôi xin đưa ra dẫn chứng chất lượng của riêng khối 8 trong hơn một học kỳ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này so với tháng 9 và 10: Khối 8. Giỏi. TSHS. Khá. Trung bình. Yếu. Kém. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. SL. %. Tháng điểm 9 + 10. 121. 22. 18.18. 27. 22.31. 44. 36.36. 24. 19.83. 4. 3.33. Tháng điểm 1+2. 121. 23. 19.00. 30. 24.79. 57. 47.10. 8. 6.61. 3. 2.47. 5. Những vấn đề kiến nghị: - BGH nên phát động và khuyến khích giáo viên trong trường tham gia soạn. - GVBM khi soạn xong nên giới thiệu và khuyến khích hs photo vì rất có lợi cho các em trong việc tự tiếp cận kiến thức mới ở nhà. - Nếu ở trường có khó khăn có thể liên kết với một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm ở trường bạn tạo thành một nhóm biên soạn. - Trước khi soạn nên đọc thật kỹ sách, nắm thật rỏ mục tiêu và kiến thức bài học; tìm ra câu chữ thật ngắn gọn, đơn giản để viết sao cho hs đọc vào có thể hình dung và nắm được nội dung chính của bài sắp học. - Giáo viên phải nắm chắc các thủ thuật, phương pháp tổ chức nhóm, cặp. - Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp. - Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học- Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> C - KẾT LUẬN Trên đây là một số chia sẻ của bản thân trong những năm giảng dạy vừa qua, có thể một số quý đồng nghiệp xem là phù hợp cũng có thể là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong gần bốn năm qua bản thân đã thực hiện, tuy gặp không ít khó khăn và tốn nhiều công sức nhưng nó lại có tính khả thi đối với hs ở riêng bộ môn tôi giảng dạy. Trong khi ta phát huy tính tích cực, tự học cùa học sinh mà không thấy đưa ra được biện pháp nào cụ thể để giáo viên học hỏi, áp dụng mà chỉ nói chung chung thì các quyển ngữ pháp từ vựng của các khối cũng ít nhiều góp thêm một ý kiến cho việc hướng dẫn chi tiết cách thức tự học ngữ pháp ở nhà của học sinh. Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo cặp hoặc nhóm tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Qua các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng việc hoàn thiện bản thân họ có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm đôi với sự tiến bộ của chính mình. Trong chuyên đề này tôi mới chỉ đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu. Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện đề tài. Lê Ngọc Phước Nhận xét của Hội đồng khoa học trường ____________________________________________ ____________________________________________ ____________________________________________ ____________________________________________ ____________________________________________ ____________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tài liệu tham khảo 1. SGV, SGK mới lớp 6,7,8,9 của Bộ GD-ĐT. 2. English language Teachimg Methodology của Bộ GD-ĐT 2003. 3. The ELTTP Methodology course. 4. Tài liệu chuẩn kiến thức Tiếng Anh THCS. 5. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh lớp 6,7,8,9. 6. English grammar in use – Gear C. Wilson..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Mục lục 1. 1.1 1.2. 2. 3. 4. 1 1.1. 1.2. 2 2.1 2.2 3. 3.1 3.2 3.3. 3.4. 4. 5.. A- Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Mục đích nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu B- Nội dung Giúp học sinh soạn bài, học ngữ pháp trước thông qua “Quyển từ vựng & ngữ pháp” Chuẩn bị của giáo viên Giải pháp Hoạt động theo cặp, nhóm Hoạt động theo cặp Các hình thức luyện tập theo cặp Hoạt động theo nhóm Vai trò giáo viên. Các loại hình làm việc theo nhóm Khuyến khích học sinh mạnh dạn làm việc theo cặp, nhóm. Hạn chế và cách khắc phục. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài Những vấn đề kiến nghị C- Kết luận Tài liệu tham khảo. 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 8 8 9 10 11 11 12 13 13 14 15 16.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×