Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.13 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Vụ tàu Bình Minh 02: Trung Quốc ngang nhiên vu cáo Việt Nam</b>
<b>(Dân trí) - Ngày 6/12, Bộ Ngoại giao Trung ngang nhiên vu cáo Việt Nam đuổi các tàu cá Trung Quốc ở vùng biển gần tỉnh </b>
<b>Hải Nam, trong khi chính tàu của Trung Quốc gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 trên vùng biển Việt Nam. </b>
Biển Đông tiếp tục "dậy sóng" bởi một loạt động thái ngang ngược của Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra vu cáo trên sau khi ngày 4/12 Việt Nam chính thức phản đối
Bắc Kinh về vụ các tàu cá Trung Quốc xâm nhập đánh bắt hải sản trong vùng
biển của Việt Nam và cắt cáp thăm dị dầu khí của tàu thuộc tập đồn
PetroVietnam Bình Minh 02.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Hồng Lỗi nói rằng, những tuyên bố của Việt Nam về sự cố này là “khơng chính
xác”, đồng thời phi lý yêu cầu “Việt Nam phải ngừng ngay lập tức những hoạt
động đơn phương liên quan đến dầu khí trong các vùng biển này và chấm dứt
ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc”.
Trong khi đó trên thực tế, vào lúc 4 giờ 05 ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh
02 di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát đã gặp rất
nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động.
Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra
khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số
hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau, gây đứt cáp địa
chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đi khoảng 25m.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dị dầu khí của tàu
Việt Nam ở Biển Đông. Tháng 5/2011, một vụ việc tương tự cũng đã xảy ra và
khi đó Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại.
Sự cố tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dị dầu khí của tàu Việt Nam xảy
ra trong bối cảnh vào tuần trước, phía chính quyền tỉnh Hải Nam thông báo là
cảnh sát tỉnh này, kể từ đầu tháng 1 năm 2013, sẽ được quyền chặn bắt, khám
xét và xua đuổi các tàu bè nước ngoài đi vào vùng biển mà Bắc Kinh coi là
thuộc chủ quyền của mình.