Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.31 KB, 129 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

PHẠM XN VIỄN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Hà Nội, Năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

PHẠM XN VIỄN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Quản lý nguồn nhân lực
Mã số: 60 34 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SỸ: ĐẶNG QUANG ĐIỀU

Hà Nội, Năm 2012



------ ------

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, hồn thành
dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Quang Điều. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả và đồng nghiệp cho
phép sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên
cứu nào.

Tác giả luận văn

Phạm Xuân Viễn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến Sỹ Đặng Quang
Điều, mặc dù với công việc chuyên môn là Viện trưởng Viện Công nhân Cơng đồn nhưng Thầy đã dành nhiều thời gian và kinh nghiệm quý báu của
mình để hướng dẫn tác giả một cách tận tình, chu đáo.
Tác giả xin cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Sau Đại học, trong Hội
đồng xét duyệt đề cương, các giảng viên, các Nhà Khoa Học trong và ngoài
trường đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm để tác giả hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, Đảng ủy, BGH Trường Đại học
Đồng Tháp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích về tinh thần,
vật chất để tác giả hồn thành tốt cơng việc học tập và nghiên cứu trong thời
gian qua.

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2012
Tác giả

Phạm Xuân Viễn



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BHXH, BHYT
BGH
CBGV
CBGD
CBVC
CCVC
CNH,HĐH
CNTT
ĐBSCL
ĐNGV
ĐHĐT
DN
CĐ,ĐH
GD&ĐT
GS, PGS
GDĐH
GV
NCKH
NNL
NLĐ
KTXH
KHCN
PPGD
QLGD
SXKD
TCCB
TSKH

TS, ThS
TCVN
TCKT
VHDN
UBND

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Ban giám hiệu
Cán bộ giảng viên
Cán bộ giảng dạy
Cán bộ viên chức
Công chức viên chức
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơng nghệ thơng tin
Đồng bằng sông cửu long
Đội ngũ giảng viên
Đại học Đồng Tháp
Doanh nghiệp
Cao đẳng, Đại học
Giáo dục và đào tạo
Giáo sư, Phó giáo sư
Giáo dục đại học
Giảng viên
Nghiên cứu khoa học
Nguồn nhân lực
Người lao động
Kinh tế xã hội
Khoa học công nghệ
Phương pháp giảng dạy
Quản lý giáo dục

Sản xuất kinh doanh
Tổ chức cán bộ
Tiến sỹ khoa học
Tiến sỹ, Thạc sỹ
Tiêu chuẩn việt nam
Tài chính kế tốn
Văn hóa doanh nghiệp
Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẺ
1. Bảng
Bảng 2.1 Các ngành đào tạo Đại học và Cao đẳng.........................................52
Bảng 2.2 Các ngành liên kết đào tạo Cao học và số học viên theo học..........53
Bảng 2.3 Qui mô đào tạo các bậc của Trường Đại học Đồng Tháp..................54
Bảng 2.4 Số lượng đào tạo chính quy và khơng chính quy ...................................55
Bảng 2.5 Trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.................................................59
Bảng 2.6 Cơ cấu đội ngũ giảng viên tại các khoa..........................................61
Bảng 2.7 Cơ cấu về trình độ, độ tuổi, giới tính giảng viên và CBQL...................63
Bảng 2.8 Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học từ 2006 -2010 đã được nghiệm
thu...............................................................................................................................69
Bảng 2.9 Trình độ đào tạo của cán bộ giảng viên qua các năm……………..71
Bảng 3.1 Qui mơ sinh viên/ 1 vạn dân (theo tính tốn)..................................81
Bảng 3.2 Qui mơ phát triển đào tạo của trường ĐH Đồng Tháp....................81
Bảng 3.3 Số lượng và diện tích sử dụng các cơ sở vật chất tại trường……...85
Bảng 3.4 Định mức khen thưởng........................................................................................100
Bảng 3.5 Bảng định mức giờ chuẩn giảng dạy theo chức danh....................101
Bảng 3.6 Quy định các hệ số quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy......................96
Bảng 3.7 Hệ số chức danh và trình độ (K5 )..................................................99
Bảng 3.8 Bảng hệ số theo bậc lương............................................................100

Bảng 3.9 Trợ cấp thường xuyên hàng năm...................................................101
2. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Quy mô đào tạo các bậc của Đại học Đồng Tháp........................54
Biểu đồ 2.2 Số lượng đào tạo chính quy và khơng chính quy ..............................55
Biểu đồ 2.3 Trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.............................................60
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu đội ngũ giảng viên tại các khoa.......................................62


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia muốn tồn tại phát triển thì cần phải có các nguồn lực như:
tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - cơng nghệ, con người. Trong các
nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất. Nguồn nhân lực dồi
dào, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về trình độ, năng lực phẩm chất, ln năng
động sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh với những biến động của xã hội,
mới có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia,
mỗi vùng, mỗi ngành có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát
triển bền vững. Mỗi một giai đoạn lịch sử, một trình độ phát triển địi hỏi
NNL phù hợp. Trong xu thế tri thức và tồn cầu hố, NNL có sức khoẻ, học
vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật cao được coi là điều kiện để tăng trưởng
nhanh, rút ngắn khoảng cách nghèo nàn và tụt hậu. Trong mỗi tổ chức, NNL
yếu tố là quan trọng nhất, quyết định quá trình kết hợp các nguồn lực khác
một cách có hiệu quả để tạo ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Do
vậy việc nghiên cứu nâng cao chất lượng NNL thực sự là vấn đề vừa cơ bản,
vừa cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Để tạo ra nguồn nhân lực
thỏa mãn các yêu cầu phát triển trên, Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với khoa
học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng

quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, Đảng ta cịn
chỉ rõ: “Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực,
phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước”. Trong số nguồn lực đó thì đội ngũ giảng viên là hạt
nhân, là yếu tố quyết định chất lượng NNL, bởi lẽ họ là những người giáo dục


2

và đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL trong mọi giai đoạn phát triển của từng
ngành, địa phương.
Mục tiêu chiến lược phát triển của nước ta đến năm 2020 là đưa đất
nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục
tiêu đó Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ:
Phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân
lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; Thực hiện có hiệu quả
cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí; Tiếp tục đổi mới, nâng
cao hiệu quả cơng tác cán bộ, kiểm tra, giám sát tư tưởng.
Chỉ Thị 40/CT-TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã nêu rõ:
Chỉ thị đã xác định rõ: "Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm
bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà
giáo... để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những địi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Khi bàn về cơng tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại là do
cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Vì vậy giáo dục,

đào tạo đã được coi là quốc sách, hành đầu, một trong những động lực quan
trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước, một điều kiện
cần thiết để phát huy nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, góp
phần phát triển đất nước một cách bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới
cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Sự
nghiệp giáo dục và đào tạo tại hiện nay vừa có nhiều thuận lợi và cũng khơng


3

ít khó khăn. Vì vậy Trường Đại học Đồng Tháp nhận thức rõ vai trị vị trí
trách nhiệm của mình, cần có kế hoạch chiến lược phát triển đào tạo, bố trí và
sử dụng đội ngũ giảng viên theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, đủ về số
lượng, mạnh về chất lượng cân đối về cơ cấu: trình độ chun mơn nghiệp vụ,
phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên ngành đào tạo, độ tuổi, giới
tính, sức khoẻ là yêu cầu cấp thiết để thực hiện chức năng nhiệm vụ mới trong
chiến lược phát triển bền vững của trường Đại học Đồng Tháp.
Với những lý do và thấy được thực trạng trong q trình cơng tác tại
ĐHĐT nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: ”Nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp ” làm luận văn Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là mảng đề tài được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong các nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận văn, nổi bật có một số cơng trình nghiên cứu như:
- Đề án “Giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của
Học viện Quản lý giáo dục đến năm 2020” Ths Phạm Xuân Hùng. Học viện
Quản lý giáo dục.
- Luận án Tiến sỹ Quản lý giáo dục: Nguyễn Văn Đệ. (2001), Phát triển
đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vung Đồng băng Sông Cửu Long đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí
Minh.
- Luận văn Thạc sỹ giáo dục: Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng
Yên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Như vậy, tuy đã có một số nghiên cứu đề cập nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên, nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét một cách hệ thống về vấn đề
nâng cao chất lượng ĐNGV tại trường Đại học Đồng Tháp thời gian qua.


4

3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận về chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Phân tích, làm rõ thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
tại Trường Đại học Đồng Tháp.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại
Trường Đại học Đồng Tháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại
Khoa - trường Đại Học Đồng Tháp; Nghiên cứu về công tác tuyển dụng, sử
dụng và đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên tại trường hiện nay.
- Phạm vi về thời gian, luận văn nghiên cứu về chất lượng đội ngũ
giảng viên trong 5 năm (từ 2006 đến 2010).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận để phân tích các
yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và Trường Đại
học Đồng Tháp nói riêng.
Ngồi ra luận văn chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu chuyên

ngành như thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô
tả, sử dụng mô hình, sơ đồ, đồ thị, hồi cứu số liệu...
6. Những kết quả và điểm mới của luận văn
Làm rõ khái niệm, vai trò sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên tại trường Đại học Đồng Tháp. Những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên và đề xuất giải pháp có tính định
hướng nâng cao chất lượng về mặt tuyển dụng và đào tạo. Qua đó nhằm đáp
ứng yêu cầu chất lượng dạy và học trong thời đại hiện nay.


5

7. Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên
Chương 2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại
trường Đại học Đồng Tháp
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại
trường Đại học Đồng Tháp


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm giảng viên

Luật Giáo dục [17, mục 1, điều 70] “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác’’. Nhà giáo giảng
dạy ở cơ sở giáo dục đại học và gọi là giảng viên. Cũng theo Luật Giáo dục và
Điều lệ trường đại học qui định.
Trình độ chuẩn được đào tạo của giảng viên: có bằng tốt nghiệp đại
học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên
giảng dạy cao đẳng, đạihọc; có bằng thạc sỹ trở lên đối với giảng viên giảng
dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ: có bằng tiến sĩ đối với giảng viên
giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ [17, mục 1, điều 77].
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt
Nam thì: “Giảng viên là người giảng dạy ở đại học hay lớp huấn luyện cán
bộ”. Theo Luật Giáo dục 2009, giảng viên bao gồm các nhà sư phạm được
tuyển dụng và bổ nhiệm vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính, phó giáo
sư, giảng viên cao cấp và giáo sư trong biên chế sự nghiệp của cơ sở đào tạo
đại học - cao đẳng cơng lập hoặc trong danh sách làm việc tồn thời gian của
cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng ngồi cơng lập.
Giảng viên cơ hữu: là giảng viên thuộc biên chế chính thức của nhà
trường.
Giảng viên thỉnh giảng: giảng viên thỉnh giảng gồm có giảng viên ở
các trường đại học, học viện thỉnh giảng tại trường và giảng viên kiêm chức là
cán bộ lãnh đạo các Cục, Vụ, Bộ, Viện...


7

Theo quy định tại Điều 74 của Luật Giáo dục và Điều 31 của Nghị định
số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục “Thỉnh giảng là việc một cơ sở
giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác
đến giảng dạy. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mời nhà giáo, nhà khoa học

trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người
nước ngoài đến giảng dạy ở các trường Việt Nam theo chế độ thỉnh giảng”.
- Nội dung và nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giảng viên
Ngoài việc phải thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của
Luật Giáo dục, giảng viên có những nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục đại học gồm các trình độ:
Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo,
cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật;
+ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
Tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý khoa học và công nghệ tại
cơ sở giáo dục đại học;
+ Thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt theo
tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên;
Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình của
chuyên ngành đào tạo, hiểu thấu đáo vị trí và yêu cầu của mơn học được phân
cơng giảng dạy; tìm hiểu trình độ, khả năng, kiến thức và hiểu biết của người học;
Xây dựng kế hoạch dạy học, viết đề cương chi tiết, đề cương môn học,
xác định nội dung bài giảng và thiết kế các học liệu cần thiết phục vụ cho bài
giảng, phụ đạo và hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng tự học tập, nghiên
cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp,
tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống;


8

Ra đề và chấm bài kiểm tra, bài thi để đánh giá kết quả học tập của sinh
viên; ra đề và chấm thi kết thúc học phần, thi cuối khoá, thi tốt nghiệp;
Hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh viết báo cáo thu hoạch
chuyền đề sau đại học, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ;
Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của các

giảng viên khác;
Thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên; giúp họ
biết phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện. Tổ chức phong trào
và hướng dẫn sinh viên tự giác thực hiện mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ chính
của nhà trường;
Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, cải tiến nội dung chương
trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học;
Biên soạn giáo trình, sách, chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ
công tác đào tạo, bồi dưỡng;
Tham gia thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học; thường
xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương
pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đào
tạo với chất lượng, hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Nội dung của nhiệm vụ chuyển giao cơng nghệ của giảng viên
Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình,
đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và dự án sản xuất thử
nghiệm ở các cấp;
Nghiên cứu để phục vụ cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo;
Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học;


9

Viết chuyên đề tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp ở
trong và ngoài nước;
Tổ chức và tham gia các buổi xêmina của khoa, bộ môn; hướng dẫn
học viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
Ký kết và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giảng

kỹ thuật và công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong và cũng như ngoài cơ
sở giáo dục đại học phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội;
Tư vấn về chuyển giao công nghệ.
Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ;
Tham dự các cuộc thi sáng tạo về khoa học, sở hữu trí tuệ, bằng phát
minh, sáng chế, các hoạt động khoa học và công nghệ khác;
Phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.
- Nội dung của nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý
hoạt động khoa học của giảng viên:
Tham gia công tác tuyển sinh hàng năm của nhà trường;
Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;
Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học cũng như chất lượng chính
trị, tư tưởng của học viên.
Tham gia các công tác kiêm nhiệm như: chủ nhiệm lớp, chuyên mơn và
đào tạo, cơng tác Đảng, đồn thể, cơng tác quản lý ở bộ mơn, khoa, phịng,
ban, … thuộc cơ sở giáo dục và tham gia các công tác quản lý khoa học, công
tác quản lý đào tạo khác khi có yêu cầu.
- Nội dung của nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của
giảng viên
Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ đào tạo để được cấp bằng thạc
sỹ, tiến sỹ của chuyên ngành đào tạo đang đảm nhiệm;


10

Học tập, bồi dưỡng để được cấp bằng, chứng chỉ về lý luận chính trị,
nghiệp vụ sư phạm, quản lý giáo dục;
Học tập, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất nhân cách của mình theo tiêu
chuẩn nghề nghiệp của giảng viên và theo chương trình quy định cho từng đối

tượng khi nâng ngạch, bổ nhiệm các chức danh của giảng viên;
Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, ngoại ngữ, tin học, nghiên
cứu khoa học và khả năng hội nhập quốc tế;
Học tập, bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới và nâng cao sự hiểu biết
mọi mặt.
Nội dung của nhiệm vụ tham gia các hoạt động xã hội của giảng viên là
thực hiện các công tác chung của xã hội theo nghĩa vụ của một công dân như:
làm nghĩa vụ quân sự, tham gia bảo vệ môi trường, hoạt động văn hóa, bảo vệ
trật tự, trị an ở địa phương, phòng, chống tệ nạn xã hội, thiên tai, dịch bệnh.
1.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Đặc điểm lao động sư phạm đòi hỏi phải hết sức coi trọng chất lượng
của từng người giảng viên, nhưng mặt khác, sự phân cơng lao động lại địi hỏi
phải rất quan tâm đến chất lượng đội ngũ, trước hết là tập thể sư phạm trong
mỗi nhà trường [24,tr.40]. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá ĐNGV chính là chất
lượng của đội ngũ – nhân tố quyết định sự phát triển của tổ chức. Trạng thái
chất lượng ĐNGV mạnh hay yếu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không;
phụ thuộc rất nhiều vào qui mô số lượng, sự đồng bộ của, năng lực, phẩm
chất của mỗi thành viên trong đội ngũ. Đi vào cụ thể:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên được thể hiện ở ba tiêu chí cơ
bản sau:
- “Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình
trạng sức khoẻ của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế


11

độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tuỳ thuộc vào
tuổi tác thời gian cơng tác, giới tính” [16,tr3].
- “Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng,
năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách... của từng con người.

Trong con người không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã
được khai thác gần đến mức cạn kiết. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực
của con người cịn ở mới mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng
cịn nhiều bí ẩn của mỗi con người” [16,tr3].
+ Về trình độ năng lực
Trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả
năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện
hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của đội ngũ giảng
viên trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chun mơn,
nghiệp vụ.
Trình độ của đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở khả năng tiếp
cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới,
những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong giáo dục và đào tạo
để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học
của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ
và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên
tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và
giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu
khoa học. Hiện nay, trình độ về ngoại ngữ tin học của đội ngũ giảng viên
đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hay tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc là


12

phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hồn thành một
hoạt động nào đó” [7, tr.687].
Đối với đội ngũ giảng viên, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ
thống những tri thức mà người giảng viên được trang bị, họ phải hình thành

và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu
quả. Kỹ năng của người giảng viên được hiểu “là khả năng vận dụng
những kiến thức thu được vào hoạt động sư phạm” và biến nó thành kỹ
xảo. Kỹ xảo là kỹ năng đạt tới mức thuần thục”.
+ Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động cơ bản, đặc
trưng của người giảng viên. Vì vậy, nói đến năng lực của đội ngũ giảng
viên, cần phải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và
năng lực nghiên cứu khoa học.
Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu
học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng
quy mô đào tạo; là khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên. Điều đó
phụ thuộc rất lớn ở trình độ, kỹ năng của người giảng viên; điều kiện và thiết
bị dạy học chủ yếu là được thể hiện ở chất lượng sản phẩm do họ tạo ra, đó
chính là chất lượng và hiệu quả đào tạo. Năng lực giảng dạy của người giảng
viên được thể hiện ở chỗ họ là người khuyến khích, hướng dẫn, gợi mở các
vấn đề để học sinh - sinh viên phát huy tư duy độc lập và khả năng sáng tạo
của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý khoa học. Thị trường sức lao
động phát triển rất năng động đòi hỏi người giảng viên bằng trình độ, năng
lực, kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên
phát triển nhân cách, định hướng cho họ những con đường để tiếp cận chân lý
khoa học, giúp sinh viên phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng
năng lực học tập và năng lực thích nghi cho sinh viên.


13

+ Tham gia nghiên cứu khoa học, tích hợp nghiên cứu khoa học với giảng
dạy và phục vụ xã hội.
+ Truyền thụ và tạo lập cho sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa
học, học tập, tư duy khoa học và năng lực sáng tạo. Động viên, khuyến khích

sinh viên rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức.
+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để giảng dạy chuyên môn bằng
ngoại ngữ và ứng dụng CNTT vào giảng dạy (giáo án điện tử).
Như vậy, những cơ cấu trên đây bao giờ cũng bảo đảm sự cân đối,
đồng bộ; nếu phá vỡ sự cân đối sự cân đối này sẽ làm ảnh hưởng đến chất
lượng ĐNGV. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt nam
theo tinh thần Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ, thực tế hiện nay đối với
các trường ĐH cơ cấu ngành học và cơ cấu trình độ đào tạo có ý nghĩa quan
trọng nhất.
- Về tâm lực đó là phẩm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất
của đội ngũ giảng viên, phẩm chất đội ngũ giảng viên tạo nên linh hồn và
sức mạnh của đội ngũ này. Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được
biểu hiện ở phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan
trọng giúp cho người giảng viên có bản lĩnh vững vàng trước những biến
động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục tồn diện,
định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh - sinh viên có hiệu quả. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “chính trị là linh hồn, chun mơn là cái xác,
có chun mơn mà khơng có chính trị thì chỉ là cái xác khơng hồn. Phải
có chính trị rồi mới có chun mơn... Nói tóm lại, chính trị là đức, chun
mơn là tài, có tài mà khơng có đức là hỏng” .
Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, kỹ
năng sư phạm, người giảng viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bản
lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp người giảng viên có niềm tin vào tương


14

lai tươi sáng của đất nước và có khả năng xử lý được những tình huống
chính trị nảy sinh trong hoạt động đào tạo. Đội ngũ giảng viên là một
trong những người trực tiếp xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển,

thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của ngành. Khơng thể cụ thể hố
chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối giáo dục của
Đảng và đưa nghị quyết vào cuộc sống nếu đội ngũ giảng viên khơng có
một trình độ chính trị nhất định và khơng cập nhật với tình hình chính trị
ln phát triển sơi động và diễn biến phức tạp.
Giáo dục có tính chất tồn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy
“nghề” thì điều rất cần thiết là dạy cho học viên cách học để làm người, là
xây dựng nhân cách. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão
của công nghệ thông tin và truyền thông, sinh viên các trường Đại học,
Cao đẳng đã và đang trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng
văn hoá khác nhau. Sự nhạy cảm cũng như đặc tính ln thích hướng tới
cái mới của tuổi trẻ rất cần có sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp
nhận các luồng thơng tin đó. Việc khơng ngừng nâng cao nhận thức chính
trị cho đội ngũ giảng viên là rất cần thiết, đảm bảo tính định hướng xã hội
chủ nghĩa của giáo dục đại học Việt nam, kết hợp một cách hài hồ giữa
tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong đào tạo, đáp ứng
nhu cầu phát triển của nền giáo dục đại học ở Việt Nam.
Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn
hàng đầu của nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Cùng
với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố tất yếu
nền tảng của nhà giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách
mạng có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân”. Trong sự nghiệp “trồng người” phẩm chất đạo
đức ln có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói


15

riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải “chí cơng, vơ tư, cần,
kiệm, liêm, chính” để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để giáo

dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ.
Một cách tiếp cận tương tự khi đánh giá chất lượng ĐNGV thời hội
nhập sẻ là đội ngũ của những GV: “Có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực
chuyên mơn giỏi, nắm vững và triển khai có hiệu quả khoa học sư phạm vào
hoạt động dạy học; có khả năng vận dụng tốt các PPDH tích cực, biết sử
dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
SV một cách khoa học và cơng bằng, sáng tạo, thích ứng và hợp lí với các
điều kiện dạy – học và người học khác nhau”[14,tr.62].
Kinh nghiệm của các trường ĐH nổi tiếng thế giới đã chứng minh, chất
lượng ĐNGV chính là yếu tố trung tâm quan trọng nhất quyết định trực tiếp
đến quá trình phát triển bền vững của một trường đại học.
Thật vậy, danh tiếng của một trường đại học không phải là do trường
đó có những giảng đường to đẹp, khn viên trường rộng hay thiết bị dạy học
tiên tiến hiện đại, mà là do trường đó có ĐNGV với trình độ chun mơn cao,
có phẩm chất tư tưởng và có sức cuốn hút về nhân cách. Điều này nói rõ, sự
lớn mạnh của ĐNGV chính là nhân tố chính quyết định sự phát triển của
trường; khơng có ĐNGV lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng sẽ khơng có
nhà trường vững mạnh. Và khi trường và khoa đã vững mạnh sẽ tạo điều kiện
cho ĐNGV phát triển.
Người giảng viên là người cán bộ khoa học, nắm vững các phương
pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, sử dụng thành thạo các phương
tiện kỹ thuật trong giảng dạy, tham gia tích cực vào cơng tác nghiên cứu
khoa học vào đời sống xã hội. Họ là những người tiên tiến của xã hội.
Phẩm chất của người giảng viên là nhân cách của người trí thức hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục. "Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc


16

điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hành động của từng người

với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với
bản thân". Nhân cách của người giảng viên bao gồm rất nhiều những bản chất
như tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực và các phẩm chất tâm lý khác.
Về phẩm chất chính trị người giảng viên trước hết phải hội tụ đầy đủ
phẩm chất người công chức Nhà nước, đó là: "Trung thành với Nhà nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; "chấp hành nghiêm chỉnh đường lối
chủ trương của Đảng và chính sách , pháp luật của Nhà nước"; "tận tuỵ phục
vụ nhân dân"; "có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí
cơng vơ tư"; "có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công việc";
"thường xuyên học tập nâng cao trình độ"; "chấp hành sự điều động, phân
cơng cơng tác của cơ quan"[15,tr89].
Là người công chức trong lĩnh vực giáo dục, người giảng viên phải có
đủ phẩm chất của một nhà giáo, đó là: "phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, đạt
trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu
cầu của nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng"[15,tr.67].
Cùng với những phẩm chất chính trị, những phẩm chất năng lực có
nghĩa nhất đối với hoạt động giáo dục của người giảng viên là xu hướng
nghề nghiệp sư phạm, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn.
Xu hướng nghề nghiệp sư phạm của người giảng viên biểu hiện ở
lịng u nghề, tình thương và trách nhiệm với sinh viên, muốn giảng dạy
và giáo dục họ, thể hiện ở hứng thú với bộ mơn khoa học mình đang giảng
dạy. Người giảng viên nắm vững hệ thống tri thức khoa học theo bộ môn, nắm
vững lý luận dạy học, thực tiễn sư phạm và kết quả học tập của sinh viên.
Trình độ nghiệp vụ sư phạm của người giảng viên phụ thuộc vào động
cơ lựa chọn nghề nghiệp, thái độ đối với công việc và năng lực sư phạm.


17

Năng lực là" những thuộc tính tâm lý của cá nhân bảo đảm cho việc

thực hiện có kết quả một hay một số lĩnh vực hoạt động nhất định". Nói
cách khác, "năng lực là tập hợp các kỹ năng (hoạt động) tác động lên các
nội dung trong tình huống có ý nghĩa đối với học sinh".
Năng lực sư phạm là loại năng lực chuyên biệt. Nó được thể hiện rõ
ràng ở người giảng viên chủ yếu là các phẩm chất trí tuệ (tính thuyết
phục, tính nghiêm túc và tính logic của ngôn ngữ); các phẩm chất tưởng
tượng (khả năng đặt mình vào vị trí của sinh viên và hiểu họ, nắm vững
các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, vận dụng sáng tạo,
linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học - giáo
dục; sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học - giáo dục.
Năng lực sư phạm liên quan chặt chẽ đến năng lực chuyên môn.
Năng lực chuyên môn xâm nhập vào các cấu trúc hoạt động của người
giảng viên, góp phần cho việc sáng tạo sư phạm khi người giảng viên đó
có năng lực và xu hướng sư phạm.
Như vậy, yêu cầu người giảng viên phải có tài năng chung biểu hiện
trong các năng lực chung cũng như năng lực chun biệt, thể hiện ở các
đặc tính ngơn ngữ, tư duy, tưởng tượng, biểu hiện trong các nét ý chí, tính
cách của họ và bị lơi cuốn bởi các hoạt động chuyên môn khác nhau.
Yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn người giảng viên CĐ&ĐH cần có:
+ Trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn từng chức danh giảng dạy
+ Kiến thức cơ bản, hệ thống chuyên sâu về bộ mơn mình giảng
dạy, thường xun cập nhật kiến thức.
+ Năng lực nghiên cứu khoa học
+ Sự kết hợp tốt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động giáo
dục. ở trường CĐ & ĐH, sự sáng tạo sư phạm đi liền với sự sáng tạo khoa
học. Người giảng viên giảng dạy một bộ môn khoa học đồng thời phải là


18


nhà nghiên cứu, tìm tịi, phát hiện cái mới trong đó, mở rộng và làm
phong phú, sâu sắc hơn những tri thức khoa học của mơn mình giảng dạy.
Tóm lại, yêu cầu đối với mỗi người giảng viên CĐ&ĐH là phải hội
tụ đầy đủ ba thành tố đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó kiến thức
là thành tố cơ bản nhất. Kiến thức chuyên môn vững vàng là tiến đề đầu
tiên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của giảng viên trong cả giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. Cùng với kiến thức chuyên môn, người giảng viên
cần phải nắm được các kiến thức về môi trường hoạt động của mình là
nhà trường CĐ&ĐH, nắm bắt được các chức năng, nhiệm vụ và các quy
định của nó, đồng thời người giảng viên cần phải có những hiểu biết về
tâm lý, về xã hội, sư phạm để hoạt động dạy học của mình phù hợp với
SV nhằm kích thích nhu cầu, động cơ và khả năng nhận thức của họ.
Kiến thức là cơ sở cho năng lực hoạt động của giảng viên, nhưng
bản thân kiến thức không thể mang lại kết quả mong muốn nếu người
giảng viên không nắm được các kỹ năng cần thiết. Thông qua kỹ năng,
kiến thức và thái độ mới biến thành kết quả hoạt động. Kỹ năng cơ bản
nhất của giảng viên là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thiết bị và kỹ
năng cập nhật kiến thức. Các kỹ năng này khơng phải tự nhiên có được mà
phải được trau dồi qua hoạt động thực tiễn, tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu.
Vậy, làm thế nào để người giảng viên có thể trau dồi được các kiến
thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của mình
trong điều kiện các nhiệm vụ đó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển
nghề nghiệp của họ và bản thân các kiến thức, kỹ năng, thái độ đó cũng
thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường, của xã hội? Đó là
nhiệm vụ của cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Số lượng đội ngũ giảng viên


19


Xu hướng của các nước phát triển trên thế giới khi qui hoạch ĐNGV sẽ
xem xét vào hai nhóm: đội ngũ giảng dạy trực tiếp và lực lượng không trực
tiếp giảng dạy (hiệu trưởng, tư vấn, giám thị, thư viện, thí nghiệm và cán bộ
văn phịng); đồng thời
, định chuẩn theo tỉ lệ chức danh gắn vớinhi
ệm vụ đối
với GV, ví dụ như: Pháp (1GS: 0,6 trợ giảng: 0,5 trợ lí), Bỉ (1GS: 1,5 trợ lí),
Hà Lan (1GS: 2,5 trợ giảng: 2 trợ lí) [40]. Những con số và xu hướng qui
hoạch này cho thấy việc phát triển số lượng ĐNGV phải được đặt ra trong
mối quan hệ với việc xây dựng đội ngũ hỗ trợ, phục vụ dạy học thì GV mới
có thể tập trung tốt chức năng của mình.
Ở nước ta, về số lượng giảng viên, Chính phủ có quyết định số
47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 phê duyệt “Qui hoạch mạng lưới trường
đại học, Cao đẳng giai đoạn 2001-2010”, và qui định:
Từ 5 đến 10 SV/1GV đối với các ngành đào tạo năng khiếu: Từ 10 đến
15 SV/1GV đối với các ngành đào tạo tại khoa học, kĩ thuật và công nghệ: Từ
20 đến 25 SV/1 GV đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và
kinh tế, quản trị kinh doanh.
Theo qui định này, nếu tính ở mức cao nhất thì tỉ lệ trung bình SV/GV
của các nhóm ngành trên là: (10+15+25): 3 = 16,7.
Đối chiếu với chuẩn trung bình quốc tế là 1/15 hoặc 1/20 và con số
trung bình 29 sinh viên trên 1 giảng viên, hiện ngành Giáo dục Đại học nước
ta thiếu khoảng 30.000 - 50.000 thầy cô giáo, tương đương với thống kê mới
nhất của Bộ GD&ĐT đưa ra: “Số giảng viên của giáo dục đại học nước ta chỉ
đáp ứng được 60% nhu cầu”. Do nhiều trường ĐH, CĐ được thành lập mới,
nhiều ngành nghề đào tạo mới được mở. Chính vì vậy, theo tinh thần NQ
09/2005/NQ-CP để đạt tỷ lệ 20 sinh viên/giảng viên, đến 2015 nước ta cần
khoảng 89.000 giảng viên Đại học. (Managerment for hight education, Bikas
C. Sannyal).



×