Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn minh châu chu lai lê lựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 229 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO XUÂN HẢI

HÀNH ĐỘNG TRẦN THUẬT
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU, CHU LAI, LÊ LỰU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

VINH – 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


2

CAO XUÂN HẢI

HÀNH ĐỘNG TRẦN THUẬT
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU, CHU LAI, LÊ LỰU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62.22.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. HOÀNG TRỌNG PHIẾN

VINH - 2010

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 6
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 7


3
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 15
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 15
6. Cái mới của luận án .......................................................................................... 16
7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 16
Chương 1. Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài ........................... 18
1.1. Lý thuyết hội thoại ........................................................................................ 18
1.2. Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn chương ...................................... 24
1.3. Lý thuyết hành động ngôn từ ........................................................................ 32
1.4. Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 47
Chương 2. Phân loại các hành động ngôn từ qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ...................... 48
2.1. Các nhân tố chi phối hành động ngôn từ....................................................... 48
2.2. Các hành động ngôn từ qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ...................................... 64
2.3. Phân loại hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ............................ 71

2.4. Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 81
Chương 3. Hành động trần thuật thông báo và hành động trần thuật
miêu tả qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,
Chu Lai, Lê Lựu .......................................................................................... 83
3.1. Hành động trần thuật thông báo .................................................................... 83
3.2. Hành động trần thuật miêu tả ...................................................................... 106
3.3. Tiểu kết chương 3........................................................................................ 125
Chương 4. Hành động trần thuật kể và hành động trần thuật giải trình
qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,
Chu Lai, Lê Lựu ........................................................................................ 128
4.1. Hành động trần thuật kể .............................................................................. 128


4
4.2. Hành động trần thuật giải trình ................................................................... 157
4.3. Tiểu kết chương 4........................................................................................ 170
Chương 5. Vai trò của hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu
và sự đóng góp của ba tác giả ................................................................... 172
5.1. Vai trò của hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ............................................... 172
5.2. Đóng góp của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ................................ 192
5.3. Tiểu kết chương 5........................................................................................ 201
Kết luận ............................................................................................................. 203
Danh mục các cơng trình của tác giả đã cơng bố liên quan đến luận án .... 206
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 207
Nguồn dẫn liệu .................................................................................................. 220

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Trang

Bảng 2.1: Thống kê vai giao tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,


5
Chu Lai, Lê Lựu ........................................................................................ 49
Bảng 2.2: Thống kê vị thế vai giao tiếp trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ...................................................... 50
Bảng 2.3: Thống kê độ tuổi của vai giao tiếp trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ...................................................... 51
Bảng 2.4: Thống kê số lượng các cuộc thoại trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ...................................................... 64
Bảng 2.5: Thống kê số lượng và tỷ lệ của các nhóm HĐNT ............................... 66
Bảng 2.6: Thống kê số lượng và tỉ lệ của các tiểu nhóm HĐTT qua lời thoại
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ........... 79
Bảng 3.1: Thống kê số lượng và tỉ lệ của tiểu nhóm hành động TTTB
xét trên phương diện sử dụng hiệu lực ở lời trực tiếp hay gián tiếp .......... 86
Bảng 3.2: Thống kê hành động có sử dụng động từ ngữ vi
trong các hành động TTTB qua lời thoại nhân vật
của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ............................ 91
Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ của lớp từ ngữ chứa yếu tố tổng loại
và không chứa tổng loại ............................................................................. 97
Bảng 3.4: Thống kê các từ ngữ chỉ sự vật, sự việc theo các nhóm ý nghĩa
trong hành động TTTB qua lời thoại nhân vật của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ..................................................... 101
Bảng 3.5: Thống kê số lượng và tỉ lệ của tiểu nhóm hành động TTMT
xét trên phương diện sử dụng hiệu lực ở lời trực tiếp hay gián tiếp ......... 109
Bảng 3.6: So sánh tỷ lệ sử dụng hành động gián tiếp
giữa hành động TTMT và hành động TTTB ........................................... 110
Bảng 3.7: Thống kê số lượng lớp từ chỉ màu sắc
trong hành động TTMT qua lời thoại nhân vật

trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ....................... 111
Bảng 3.8: Thống kê số lượng lớp từ mơ tả hình dáng


6
trong hành động TTMT qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ....................... 112
Bảng 3.9: Thống kê lớp từ ngữ có ý nghĩa biểu trưng
trong hành động TTMT qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ....................... 116
Bảng 4.1: Thống kê số lượng và tỉ lệ của tiểu nhóm hành động TTK
xét trên phương diện sử dụng hiệu lực ở lời trực tiếp hay gián tiếp ........ 132
Bảng 4.2: Các từ ngữ chỉ xuất không gian chủ quan và chỉ xuất không gian
khách quan trong các hành động TTK qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ....................... 140
Bảng 4.3: Thống kê số lượng và tỉ lệ của tiểu nhóm hành động TTGT
xét trên phương diện sử dụng hiệu lực ở lời trực tiếp hay gián tiếp ........ 159
Bảng 4.4. Thống kê các từ ngữ có ý nghĩa giải thích
trong các hành động TTGT qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu ....................... 162

CÁC QUY ƯỚC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN


7

1

ĐTNV


Động từ ngữ vi

2

HĐNT

Hành động ngôn từ

3

IFIDs

Illocutionary force indicating devices - dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời

4

P

Nội dung mệnh đề

5

QHT

Quan hệ từ

6

SL


Số lượng

7

Sp1

Người nói

8

Sp2

Người nghe

9

TTTB

Trần thuật thơng báo

10 TTMT

Trần thuật miêu tả

11 TTK

Trần thuật kể

12 TTGT


Trần thuật giải trình

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


8
1.1. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu ngôn
ngữ trên thế giới và cả Việt Nam đã có sự quan tâm sâu sắc đến Lý thuyết hành
động ngôn từ (Thoery of speech acts). Đi theo hướng này, ở Việt Nam, có khá
nhiều bài viết, luận văn, luận án, chuyên khảo đề cập đến các hành động ngơn từ
(HĐNT) nói chung cũng như các hành động bộ phận như hành động hỏi, hành
động cầu khiến, hành động cảm thán, hành động cho tặng, hành động cam kết,
hành động khuyên… Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu hành động trần thuật qua
lời thoại nhân vật trong tác phẩm văn chương thì chưa có đề tài nào.
1.2. Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu là những nhà văn xuất sắc và
tiêu biểu cho nền văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nước về thể loại truyện
ngắn. Để tạo nên sự thành công về thể loại truyện ngắn này, các nhà văn đã phải
sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau, trong đó có nghệ thuật sử dụng
ngơn từ và cách tổ chức các dạng lời nói của nhân vật. Các dạng lời nói này
được gọi là các hành động ngôn từ. Một trong các dạng hành động ngôn từ được
sử dụng với tần số cao, tạo nên nét riêng, sự độc đáo về phong cách của mỗi nhà
văn là hành động trần thuật. Tuy vậy, hành động này chưa được đi sâu mơ tả,
phân tích và nghiên cưú một cách đầy đủ.
1.3. Trong thực tiễn học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường, việc
áp dụng lý thuyết HĐNT để khảo sát, phân tích tác phẩm văn chương gặp khơng
ít khó khăn. Vì thế, nghiên cứu hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu trong một chừng mực nào đó
sẽ góp phần tích cực vào việc giảng dạy bộ môn ngữ văn ở nhà trường phổ thơng
hiện nay. Nghiên cứu vấn đề này cịn góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật,

phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu, giúp người đọc
tiếp nhận giá trị của tác phẩm một cách toàn diện hơn.
Chính vì những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài “Hành động trần thuật
qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu”
để đi sâu nghiên cứu.


9
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về dụng học và hành động ngôn từ
Năm 1962, với sự cơng bố cơng trình How to do things with words (Hành
động như thế nào bằng lời nói) [165] của J. Austin - công bố sau khi ông qua đời
hai năm, có thể xem là cái mốc đánh dấu sự ra đời của lĩnh vực nghiên cứu dụng
học và hành động ngôn từ trong giao tiếp. Mục tiêu của J. Austin là:
Xem xét lại điều mà ơng nhìn nhận như là ngụy thuyết miêu tả: Quan
điểm cho rằng cái chức năng của ngôn ngữ được quan tâm duy nhất về mặt
triết học là chức năng xây dựng phán đoán đúng sai. Cụ thể hơn, ông tấn công
vào thuyết thẩm định chân thực, có liên quan đến thực chứng luận lơ gich, tức
cái thuyết cho rằng các câu chỉ có nghĩa khi chúng biểu thị những mệnh đề có
thể kiểm tra được tính đúng sai [99, tr. 248].

Trên cơ sở nghiên cứu ý nghĩa của câu gắn liền với các HĐNT mà người
nói thực hiện vào lúc nói bằng cách phát ra câu nói đó, J. Austin đã trình bày các
vấn đề cơ bản về lý thuyết HĐNT như: các loại HĐNT; điều kiện sử dụng
HĐNT và phân loại hành động ở lời… Dựa trên ý nghĩa của động từ ngữ vi, ông
đã chia các hành động ở lời thành năm phạm trù: phán xử (verditive); hành xử
(exercitive); cam kết (comissive); trình bày (expositive); ứng xử (behabitive). Lý
thuyết HĐNT của J. Austin có thể nói là “nền móng” để xây dựng hướng nghiên
cứu ngữ nghĩa - ngữ dụng với các hợp phần của nó.
Năm 1969, với sự ra đời cuốn Speech Acts [173], J. Searle đã có cơng lớn

trong việc phát triển lý thuyết HĐNT.
Ơng khơng tán thành sự tách rời nghĩa miêu tả và nghĩa ngữ dụng. Bởi
vì theo ơng tất cả những câu có nghĩa thì qua ý nghĩa của nó đều có thể dùng để
thực hiện một hay một loạt những hành vi ngôn ngữ cụ thể, và tất cả những
hành vi ngơn ngữ đã thực hiện thì về ngun tắc đều có thể biểu hiện một cách
chính xác theo cấu trúc nội tại một hay nhiều câu. Do vậy nghiên cứu nghĩa của
câu và sự nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ không lập thành hai lĩnh vực độc
lập. Chúng chỉ là một nhưng theo hai phương diện khác nhau [34, tr. 57].


10
Điểm khác biệt giữa J. Searle và J. Austin là ở cách ông đề xuất một sự
miêu tả khác về các HĐNT cũng như các phạm trù hành động ở lời. Dựa trên ý
nghĩa khái quát của các hành động ở lời, ông chia thành 5 phạm trù: tái hiện
(representative), điều khiển (directive), cam kết (commissive), biểu cảm
(expresssive), tuyên bố (declaration).
Năm 1975, với cơng trình In direct Speech Acts [174] và sự hoàn thiện
khái niệm HĐNT gián tiếp, J. Searle đã có cơng lớn trong việc hồn chỉnh lý
thuyết HĐNT.
Từ sau 1975, ngữ dụng học nói chung, HĐNT nói riêng không những
được các nhà ngôn ngữ học quan tâm mà các nhà khoa học kế cận, như triết học,
văn học, tâm lý học, xã hội học... cũng rất chú ý. Khơng thể thống kê đầy đủ các
cơng trình nghiên cứu về dụng học và HĐNT nhưng có thể khẳng định: nghiên
cứu ngôn ngữ lúc này quan tâm đến lĩnh vực hoạt động thực hiện chức năng
giao tiếp của ngôn ngữ cịn được gọi là lĩnh vực của lời nói hiểu theo nghĩa rộng
nó bao gồm cả các sản phẩm của giao tiếp bằng ngôn ngữ và cả các cơ chế, các
quy tắc sản sinh ra chúng [23, tr. 93]. Người ta tìm cách trả lời các câu hỏi như:
chúng ta làm gì khi nói? Chúng ta thực sự nói gì khi nói?... Chúng ta có thể nói
một điều khác với điều chúng ta muốn nói như thế nào? Có thể tin vào nghĩa của
câu chữ được không? Công dụng của ngơn ngữ là gì?...

Ở nước ta, nghiên cứu về ngữ dụng học nói chung, HĐNT nói riêng được
bắt đầu từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX . Nhìn chung, các cơng trình nghiên
cứu, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học chuyên
ngành... cũng đã đề cập đến mảng HĐNT từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể
phân loại các cơng trình nghiên cứu có đề cập đến HĐNT theo hai hướng:
(a) Xây dựng một hệ thống lý thuyết về dụng học nói chung, HĐNT trong
Việt ngữ nói riêng.
(b) Áp dụng lý thuyết dụng học và lý thuyết HĐNT để nghiên cứu những
vấn đề ngôn ngữ cụ thể trong giao tiếp của người Việt.


11
Theo hướng (a), nhìn chung, các tác giả chủ yếu tiếp thu lý thuyết HĐNT
của J. Austin và J. Searle để giới thiệu, quảng bá, đề ra quan niệm riêng về các
vấn đề liên quan trong Việt ngữ theo quan niệm chức năng, lơgíc, ngữ nghĩa,
ngữ dụng. Tiêu biểu phải kể đến như: Đỗ Hữu Châu [16], [17], [18], [22], [23];
Nguyễn Đức Dân [34]; Lê Đông [42], [43], [44], [48], [49]; Đinh Văn Đức [50];
Nguyễn Thiện Giáp [52], [53]; Cao Xuân Hạo [59]; Chu Thị Thanh Tâm [129];
Đặng Thị Hảo Tâm [130]...
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 [22] đã tiếp thu
những quan điểm của các nhà dụng học lớn trên thế giới về những vấn đề căn
bản có tính dẫn luận của Ngữ dụng học như: chiếu vật và chỉ xuất; hành vi ngôn
ngữ, lý thuyết lập luận; lý thuyết hội thoại; ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường
minh. Ông đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kết luận mới phù hợp với
thực tiễn ngôn ngữ ở Việt Nam. Khi bàn đến vấn đề phân loại HĐNT trong tiếng
Việt ông viết:
Để phân loại hành vi ở lời, có thể bắt đầu từ việc tập hợp những biểu
thức ngữ vi (nguyên cấp và tường minh) trong thực tế hội thoại của một ngôn
ngữ, tiếp đó tìm ra những hiệu lực đồng nhất và khác biệt giữa chúng. Tuy
nhiên, việc này khá phức tạp và chưa thể tiến hành ngay trước mắt. Cách thứ

hai là bắt đầu từ các động từ nói năng (động từ nói năng nói chung, khơng chỉ
hạn chế trong những động từ nói năng biểu thị hành vi ở lời) kết hợp với việc
thống kê, miêu tả các biểu thức (các phát ngôn) ngữ vi thường đi với chúng.
Theo cách thứ hai này thì một bản thống kê đầy đủ các động từ nói năng của
một ngơn ngữ là bước đầu khả thi của việc nghiên cứu và phân loại hành vi ở
lời. Sau khi phân loại được các động từ nói năng (các hành vi ở lời) thành các
phạm trù lớn, chúng ta có thể chia nhỏ các phạm trù này ra thành những loại
và những tiểu loại dựa theo các tiêu chí của Searle (có thể bổ sung thêm những
tiêu chí khác nữa) [22, tr. 138].

Nguyễn Đức Dân với cuốn Ngữ dụng học, tập 1 [34] đã trình bày khá chi
tiết về các vấn đề lý luận chung của dụng học như: HĐNT; hội thoại; lý thuyết


12
lập luận. Các vấn đề cơ bản về HĐNT như: các loại HĐNT, điều kiện sử dụng
HĐNT, phân loại hành động ở lời, biểu thức ngữ vi, những dấu hiệu ngữ vi,
HĐNT gián tiếp... được ông giới thiệu khá công phu dưới góc nhìn lơgíc - ngữ
nghĩa trong ngơn ngữ, qua đó đưa ra những quan niệm của mình làm cơ sở cho
các cơng trình nghiên cứu về dụng học nói chung và HĐNT nói riêng.
Trong ngơn ngữ học truyền thống... đối tượng nghiên cứu ngữ pháp của
câu chủ yếu là phân tích cấu trúc, hoặc dựa trên những khái niệm về chủ ngữ,
vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ... hoặc dựa trên ngữ pháp biến đổi và sau này là ngữ
pháp tạo sinh. Tuy nhiên, có xem xét các hiện tượng hoạt động lời nói theo
quan điểm của lý thuyết hành vi ngôn ngữ mới phát hiện được bản chất của
nhiều hiện tượng ngữ nghĩa và cú pháp [34, tr. 16].

Cao Xuân Hạo trong cuốn Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng [59]
đã giới thiệu cặn kẽ lý thuyết ba bình diện, trong đó bình diện dụng pháp được
ông vận dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Khi phân loại câu theo lực ngôn

trung, ông cho rằng một câu nói là một hành động xã hội có cơng dụng nhất
định. Nói ra một câu là người nói xác lập một mệnh đề đồng thời thực hiện một
hành động có mục tiêu giao tế nào đấy. Ơng coi giá trị ngơn trung của các
HĐNT như một tình thái của hành động phát ngơn lồng vào nội dung mệnh đề.
Ơng đề xuất:
Đối với tiếng Việt căn cứ vào một số thuộc tính về cấu trúc cú pháp có
thể phân loại câu ra hai loại lớn: câu trần thuật và câu nghi vấn căn cứ vào
hình thức mà coi câu mệnh lệnh như một tiểu loại của câu trần thuật, khác các
tiểu loại khác về tình thái, mặc dầu xét về giá trị ngôn trung, câu hỏi gần với
câu mệnh lệnh hơn nhiều: cả hai câu đều nhằm yêu cầu người đối thoại làm
một việc gì, chẳng qua trong câu hỏi thì việc đó là cung cấp thơng tin, một tri
thức, cũng trong câu mệnh lệnh thì việc đó là một hành động bất kỳ [59, tr.
389].

Từ trang 391 đến 412, Cao Xuân Hạo đã phân tích khá kỹ lưỡng giá trị
ngôn trung của câu hỏi. Các giá trị ngôn trung của câu hỏi được ông đề cập đến


13
như: câu hỏi chính danh, câu hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi có giá trị khẳng
định - phủ định, câu nghi vấn có giá trị phỏng đốn hay ngờ vực, ngần ngại, câu
nghi vấn có giá trị cảm thán. Quan niệm này là một cơ sở quan trọng cho chúng
tôi khi tiến hành nhận diện các HĐNT theo hiệu lực ở lời của các hành động nói.
Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ nghĩa lời hội thoại [86] và Giáo trình Ngữ
dụng học [89] cũng đã trình bày những vấn đề cơ bản về dụng học và HĐNT
trên cứ liệu tiếng Việt bằng các vấn đề cụ thể chi tiết. Trong Giáo trình Ngữ
dụng học, tác giả đã dành 45 trang sách để trình bày về các nhóm HĐNT qua lời
thoại nhân vật trong truyện ngắn như: hành động trần thuật; hành động ứng xử;
hành động ý chí; hành động nói năng; hành động cầu khiến; hành động phủ định
- bác bỏ, từ chối và ngữ nghĩa do chúng biểu thị. Tuy nhiên, do giới hạn của giáo

trình nên tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát mà chưa đi
sâu vào miêu tả cụ thể chi tiết.
Theo hướng (b) tiêu biểu phải kể đến như: Chu Thị Thuỷ An [1]; Nguyễn
Phương Chi [26], [27], [28], [29]; Nguyễn Văn Độ [39], [40]; Lê Đông [41],
[45], [46], [47]; Nguyễn Thị Hai [54]; Nguyễn Chí Hồ [62]; Ngũ Thiện Hùng
[68]; Vũ Thị Thanh Hương [70]; Đào Thanh Lan [80]; Đỗ Thị Kim Liên [88];
Trần Chi Mai [100]; Trịnh Thị Mai [101]; Đào Thị Thuý Nga [103]; Vũ Thị Tố
Nga [104]; Tôn Nữ Mỹ Nhật [105]; Đào Nguyên Phúc [119]; Nguyễn Thị Thìn
[140]; Lê Đình Tường [152], [153]; Hà Thị Hải Yến [162], Nguyễn Thị Hoàng
Yến [163]... Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi theo hai
hướng khác nhau. Hướng thứ nhất, đi sâu vào việc nghiên cứu các HĐNT được
sử dụng trong giao tiếp của người Việt trong đời sống hàng ngày. Chưa thực sự
có một cơng trình nào có cái nhìn toàn diện, khái quát, nhưng các tác giả đi theo
hướng này đã đạt được những thành quả bước đầu ở rất nhiều nhóm hành động
như: từ chối, hỏi, cầu khiến, xin phép... Tuy nhiên, khi nghiên cứu ngôn ngữ dựa
trên lý thuyết HĐNT, các nhà nghiên cứu mới chỉ xem xét các hành động một
cách riêng rẽ, độc lập với những hành động khác. Hướng thứ hai, áp dụng lý


14
thuyết HĐNT để nghiên cứu lời thoại nhân vật được chủ thể nhà văn tái tạo lại
trong các tác phẩm văn chương. Hướng này, các tác giả hoặc là lựa chọn các
hành động tiêu biểu để minh họa cho ý đồ nghiên cứu của mình, hoặc là chỉ
dừng lại ở những bài viết nhỏ lẻ. Tuy thu được những kết quả mới mẻ, thú vị
bước đầu nhưng hướng nghiên cứu này chưa có những cơng trình nghiên cứu dài
hơi, chun sâu.
2.2. Lịch sử nghiên cứu, phê bình văn của Nguyễn Minh Châu, Chu
Lai, Lê Lựu
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu là những nhà văn trưởng thành
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến thời điểm này, họ đều có vị trí

xứng đáng trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm của các ông đã được bạn đọc,
các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước chú ý và đánh giá cao.
Có những cơng trình nghiên cứu đánh giá chung, có những cơng trình nghiên
cứu tìm hiểu những tác phẩm cụ thể. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi,
số bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu
đã được chọn lọc phân loại và in trong các tài liệu: [64], [65], [69], [81], [138],
[144], [145], [150], [154], [155], [156]... và chắc chắn còn được tiếp tục nghiên
cứu trong nhiều chun luận, cơng trình nghiên cứu, bài báo, luận án, luận văn
tốt nghiệp của các bậc học: đại học và sau đại học.
Bàn về văn của Nguyễn Minh Châu tiêu biểu phải kể đến các tác giả:
Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức
Hiểu, Nguyễn Văn Long, Phong Lê, Trần Đình Sử [69]... Tôn Phương Lan trong
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu [81] đã trình bày khá cặn kẽ các
đặc điểm về phong cách nghệ thuật của ông như: tư tưởng nghệ thuật; quan niệm
về hiện thực và con người; nhân vật trong các sáng tác; tình huống và điểm nhìn
trần thuật; giọng điệu và ngơn ngữ. Từ trang 176 đến trang 192, tác giả đã dành
để bàn về đặc điểm ngôn ngữ của văn Nguyễn Minh Châu. Tuy nhiên, giới
thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, tác giả


15
cũng chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp: cách sử dụng ngôn từ trong việc miêu tả,
trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương gần gũi với ngôn ngữ của đời sống
đồng thời tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật cho ngôn
ngữ trong sáng tác. Tác giả đã có những nhận định khá tinh tế về ngơn ngữ của
văn Nguyễn Minh Châu:
Văn ơng giàu hình ảnh với từ ngữ trau chuốt, sống động, và kết cấu đa
dạng. Câu văn của ông chủ yếu là câu đơn... Sâu sắc, lắng đọng bởi những câu
mang ý nghĩa triết lý... Ngôn ngữ trong sáng tác của ông được ni dưỡng
trong lịng tiếng nói của đời sống nên gần gũi với cuộc sống dẫu rằng đó là một

thứ ngơn ngữ được tinh lọc [81, tr. 183 - 191].

Bàn về văn Chu Lai tiêu biểu phải kể đến: Bùi Việt Thắng [134], Lý Hoài
Thu [147], Xuân Thiều [144], Thuý Vi [154]... Nhà phê bình văn học Lý Hồi
Thu trong Tập truyện ngắn Phố nhà binh [147] đã có sự nhìn nhận, đánh giá
tổng thể về sáng tác của Chu Lai ở các mặt như: đề tài, thể loại, phạm vi phản
ánh, đặc điểm nhân vật, kết cấu... Tác giả đưa ra những nhận định về văn Chu
Lai như sau:
Văn Chu Lai rất gần với ngơn ngữ điện ảnh. Có cảm giác như ngòi bút
của anh cũng “lướt”, cũng “lia” từ nhiều góc độ, cũng tiến cận cảnh cũng lùi
xa viễn cảnh như ống kính của người quay phim… Văn Chu Lai vì thế gân guốc,
khoẻ khoắn nhưng nhiều chỗ hơi thơ, bồ bã quyết liệt nhưng hơi ồn ào. Có lẽ
anh quan tâm nhiều đến phương diện tạo hình của ngơn ngữ mà ít chú ý đến
chiều sâu tâm lý của nó [147 , tr. 95].

Bàn về văn của Lê Lựu tiêu biểu phải kể đến các tác giả Hoàng Ngọc
Hiến, Nguyễn Văn Lưu, Lê Thành Nghị, Vương Trí Nhàn, Phong Vũ [95], Bích
Thu [145]... Ngơ Thảo trong Văn học về người lính [138] khi đánh giá về văn
Lê Lựu, đã cho rằng văn Lê Lựu có hai đặc điểm: một Lê Lựu ngổn ngang bề
bộn, tràn đầy. Câu văn, ý văn có thể nới được đến tận vơ hạn, lắm lúc làm đứt cả
mối gắn giữa nhận xét về đối tượng với chính đối tượng đó; một Lê Lựu giản dị,
mộc mạc, mà hấp dẫn bởi tính đơn hậu, dịu dàng khi vấn đề anh nói sâu sắc và


16
xúc động, người viết không buộc phải làm dáng, phô duyên, nhiều chi tiết biết
nói, có sức gợi. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Ngọc Thiện trong Khuynh
hướng triết lý trong tiểu thuyết - những tìm tịi và thể nghiệm (qua Đại tá không
biết đùa của Lê Lựu) (in trong [95, tr. 630 - 640] ) đã tìm hiểu văn của Lê Lựu ở
các mặt: quan hệ của người trần thuật đối với nhân vật; đối thoại và độc thoại...

Khi bàn đến vấn đề đối thoại trong Đại tá không biết đùa ông viết:
Trong "Đại tá không biết đùa" đối thoại được thuật gián tiếp đặt trong
mạch kết cấu hồi cố của cốt truyện - tức là từ hiện tại, người kể chuyện hoặc
nhân vật nhớ lại. Sự hồi cố có khi xếp chồng chất lên nhau, phân thành nhiều
lớp. Theo mạch kết cấu đó, tác giả để các đối thoại đứng liền chân bên nhau
theo dịng ký ức, khơng có gạch đầu dịng báo trước và phân cách. Và đối thoại
được hồi cố này, nhiều khi đan cài với độc thoại nội tâm của nhân vật... Xuất
hiện liền kề như vậy, nhằm đào sâu những suy tư vào thế giới bên trong của
nhân vật, gây ám ảnh trong người đọc về những khắc khoải tâm trạng, những
dằn vặt suy nghĩ trước những vấn đề mà nhân vật đang phải vượt lên giải quyết
[95, tr. 636 - 637].

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về văn của Nguyễn Minh Châu,
Chu Lai, Lê Lựu chủ yếu vẫn là những nhận xét, đánh giá về các mặt nội dung tư
tưởng, đề tài, bút pháp, nghệ thuật viết văn, kết cấu tác phẩm, tài năng, phong
cách... Số ít trong các cơng trình của các nhà nghiên cứu, phê bình có đề cập đến
hình thức ngôn ngữ với tư cách là nghệ thuật ngôn từ thì cũng chú ý nhiều đến
đặc điểm sử dụng từ ngữ, câu văn miêu tả, ngôn ngữ trần thuật... mà chưa chú ý
nhiều về phương diện hội thoại đặc biệt là về HĐNT của nhân vật.
Tóm lại, tính đến thời điểm hiện nay, người đọc chỉ có thể bắt gặp những
đoạn, những phần, những bài viết nói đến ngơn ngữ về văn của Nguyễn Minh
Châu, Chu Lai, Lê Lựu trong những cơng trình nghiên cứu phê bình lý luận hoặc
những nhận định chung có tính chất khái qt trong các giáo trình, sách tham
khảo, sách giáo khoa ngữ văn dành cho sinh viên và học sinh phổ thơng. Cịn
việc nghiên cứu HĐNT qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn


17
Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu chưa được chú ý. Đây cũng là lý do để tác giả luận
án chọn đối tượng hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu làm đề tài nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng kiến thức liên ngành của ngôn ngữ học, đặc biệt là lý thuyết
HĐNT, luận án lựa chọn HĐNT qua lời thoại nhân vật trong ba tập truyện ngắn
của các tác giả Nguyễn Minh Châu [I], Chu Lai [II] và Lê Lựu [III] làm đối
tượng nghiên cứu. Do giới hạn về dung lượng luận án, người viết chủ yếu đi sâu
phân tích mơ tả nhóm hành động trần thuật.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận án đặt ra những nhiệm vụ chính sau:
- Thống kê, phân loại, miêu tả, phân tích các HĐNT qua lời thoại nhân vật
và đi sâu mơ tả 4 tiểu nhóm tiêu biểu trong nhóm hành động trần thuật (HĐTT)
là trần thuật thơng báo (TTTB), trần thuật miêu tả (TTMT), trần thuật kể (TTK)
và trần thuật giải trình (TTGT) của ba nhà văn.
- Chỉ ra các nhân tố chi phối các HĐNT qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu.
- Đối chiếu các HĐNT qua lời thoại nhân vật trên cơ sở đó đưa ra những
nhận xét về vai trò của HĐNT trong việc xây dựng nhân vật của ba nhà văn:
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu.
- Đánh giá sự đóng góp của các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê
Lựu cho nền văn học cách mạng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê - phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê - phân loại các cuộc
thoại, các hành động, các nhóm HĐNT qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu.


18
5.2. Phương pháp miêu tả - phân tích

Phương pháp này được sử dụng để miêu tả và phân tích các tiểu nhóm
HĐNT qua lời thoại nhân vật cũng như đặc điểm ý nghĩa của các HĐNN qua các
lời thoại nhân vật trong từng ngữ cảnh được các tác giả lựa chọn để cá thể hoá
nhân vật .
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này, được sử dụng để so sánh đối chiếu các HĐNT của nhân
vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu nhằm thấy được
giá trị nghệ thuật và đặc trưng riêng của từng nhóm hành động ở từng tác giả.
6. Cái mới của luận án
Có thể nói đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu các HĐNT qua lời thoại nhân
vật, đặc biệt là nhóm HĐTT - một tiểu nhóm hành động xuất hiện với số lượng
lớn, có đặc trưng riêng, tạo nên nét phong cách chủ đạo trong thể loại truyện
ngắn của ba nhà văn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu. Nếu thành cơng, đề
tài sẽ có những đóng góp sau:
- Về mặt lý luận: luận án sẽ bổ sung những vấn đề về lý thuyết hành động
ngôn từ như: đặc điểm về hình thức, nội dung, vai trị của hành động trần thuật
và quan hệ hành động trần thuật trong mối tương quan với các hành động khác
trong truyện ngắn nói riêng, trong giao tiếp nói chung.
- Về mặt thực tiễn: luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất đơn vị HĐNT
được nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn chương. Những kết quả nghiên cứu
của luận án có thể sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà
trường phổ thông.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được trình bày trong năm
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài


19
Chương 2: Phân loại các hành động ngôn từ qua lời thoại nhân vật trong

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu
Chương 3: Hành động trần thuật thông báo và hành động trần thuật miêu
tả qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê
Lựu
Chương 4: Hành động trần thuật kể và hành động trần thuật giải trình
qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu
Chương 5: Vai trò của hành động ngôn từ qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu và sự đóng góp của ba tác giả


20

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học: "Hội thoại là hoạt động giao tiếp
bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung
miêu tả và liên cá nhân theo mục đích được đặt ra" [161, tr. 122].
Như vậy, nói đến hội thoại là nói đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
giữa hai hay nhiều nhân vật nhằm một mục đích nào đó. Hoạt động này bao gồm
các yếu tố: người nói (trao lời - allocution), người nghe (đáp lời - exchange) và
sự tương tác (interaction).
Trao lời là vận động của người nói (Sp1), nói ra lượt lời của mình và
hướng về phía người nghe (Sp2), nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời
được nói ra đó là dành cho mình. Định hướng đối tượng giao tiếp là hoạt động
đầu tiên trong vận động trao lời. Trong một cuộc song thoại, vấn đề xác định đối
tượng giao tiếp không đặt ra bởi vì chỉ có một Sp1 và một Sp2. Nhưng đối với
những cuộc đa thoại thì vận động trao lời có khi hướng vào toàn thể người nghe
trong hội thoại, nhưng cũng có khi chỉ nhằm vào một (hoặc một số) người trong

toàn bộ người nghe đương trường... Trong trường hợp này, lượt lời của Sp1 phải
có những dấu hiệu để báo cho những người nghe đương trường biết ai là người
nghe đích thực của lượt lời đó [22, tr. 206]. Như vậy, trong hội thoại, không phải
Sp1 tự do muốn nói gì thì nói. Sự trao lời của Sp1 phải phù hợp với Sp2 và phải


21
được Sp2 chấp nhận, nếu khơng cuộc thoại sẽ khó tiếp diễn xa hơn. Muốn cho
cuộc thoại diễn ra bình thường, ở phía mình Sp1 - người trao lời phải lấn trước
vào Sp2, phải dự kiến hình dung được tâm lý, tình cảm, sở thích, hiểu biết... của
Sp2.
Đáp lời là vận động của Sp2 sau khi tiếp nhận lời trao của Sp1. Lời trao
của Sp1 mặc dù được Sp2 lĩnh hội nhưng khơng có một hình thức trao đáp nào
thì đó chưa phải là hội thoại đích thực. Một cuộc hội thoại chính thức hình thành
khi Sp2 đáp lại lượt lời của Sp1. Hay nói cách khác với vận động trao đáp cuộc
thoại chính thức được thành lập. Vận động trao đáp khiến cho hội thoại diễn ra
liên tục, vai nói, vai nghe thay đổi liên tục (tơi nói - anh nghe - anh nói - tơi
nghe...) cho đến khi cuộc thoại kết thúc. Sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các
yếu tố phi lời hoặc bằng lời, thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau.
<1> - Các anh định chẻ cói bán cho nhà nước, hay chẻ để đun?(1)
- Báo cáo, việc làm của chúng tôi đã được anh Quang trực tiếp xem xét và
đồng ý. (2)
- Anh Quang đồng ý là trên cơ sở có lợi, nội bộ nhất trí, trên dưới thơng
suốt. (3)
- Anh ngồi đây sao biết chúng tơi khơng nhất trí. Tất cả mọi việc chúng
tôi đều bàn bạc cả. (4)
- Hừm - Phó chủ tịch cười bằng hai nhánh mũi, lặng lẽ rút một tập giấy
khoảng dăm bảy tờ đưa cho Văn - Đây, xã viên người ta nhất trí cả với anh đây
(5) [III, tr. 260].
Trong <1>, ở lượt lời (5), yếu tố phi lời (hành động đưa tập giấy cho Văn)

và bằng lời (Đây, xã viên người ta nhất trí cả với anh đây) đi liền với nhau. Tuy
nhiên, yếu tố phi lời không phải là đối tượng khảo sát của luận án. Bởi vì, trong
hội thoại, sự bày tỏ các hành động ở lời chỉ có giá trị trên bề mặt phát ngơn. Hay
nói cách khác, chỉ trên bề mặt phát ngôn, hành động ở lời của một phát ngơn mới
có giá trị đích thực.


22
Tương tác hội thoại trước hết là tương tác giữa các lượt lời của Sp1 và
Sp2... Lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện mà Sp1 và Sp2 sử
dụng để gây tác động đối với lời nói và thơng qua lời nói để tác động lẫn nhau.
''Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau tác động qua lại lẫn
nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại, giữa các nhân vật có sự khác
biệt, đối lập, thậm chí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lý, tình cảm, ý
muốn... qua hội thoại những khác biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra..." [22, tr.
209]. Theo R. Wardhaugh trong How conversation works, hội thoại là một hoạt
động mang tính điều chỉnh (tuned activity). Hoạt động này kéo theo một sự thoả
hiệp (tra - off) giữa lợi ích chung và quyền lợi cá nhân. Những người tham gia
hội thoại buộc phải tuân theo thoả hiệp này... Người tham gia hội thoại phải
chuẩn bị thật tốt những gì cần thiết để đổi lại điều mà mình mong muốn nhận
được. Nghĩa là. người nói biểu lộ nhiệt tình với đối tác bao nhiêu thì sẽ nhận
được sự nhiệt tình tương ứng. Nhưng đơi khi cuộc thoại sẽ trở nên khó chịu
(burdensome) bởi người tham gia hội thoại cảm thấy mình khơng nhận được gì
khi anh ta cố gắng duy trì và làm tất cả cho cuộc thoại đạt kết quả. Khi ấy, cuộc
thoại với anh ta là một sự lãng phí thời gian (a waste of time), vơ ích
(frustrating), khó chịu (exasperating), bực mình (maddening) và nhiều điều
tương tự [176, tr. 60].
1.1.2. Quy tắc hội thoại
Bản chất của hội thoại là sự tương tác giữa các lượt lời của cả Sp1 và Sp2.
Nghiên cứu mối quan hệ này là cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong

q trình hội thoại. Chính ở đây ẩn chứa những quy tắc tổ chức và liên kết hội
thoại (quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời; quy tắc chi phối cấu trúc của hội
thoại; quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại...); những kiểu quan hệ
ngữ nghĩa ngữ dụng đa dạng giữa các hành động ngôn ngữ trong giao tiếp. C.K.
Orecchioni đã chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm: quy tắc điều hành sự


23
luân phiên lượt lời; quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối
quan hệ liên nhân trong hội thoại.
1.1.2.1. Quy tắc luân phiên lượt lời
Quy tắc này chỉ ra rằng, trong hội thoại, các tham thoại của Sp1 và Sp2
phải tuân theo thứ tự lần lượt. Nghĩa là vai nói vai nghe trong một cuộc thoại
thường xuyên thay đổi. Mỗi một lượt lời chỉ có một người nói. Lượt lời của các
nhân vật hội thoại thường có sự thay đổi về số lượng hành vi. Đối với những
cuộc đa thoại thì trật tự (nói trước nói sau) của các nhân vật hội thoại thường
xuyên thay đổi không nhất thiết phải cố định. Cũng theo nguyên tắc này thì
người nói khơng nên nói q dài và nên kết thúc lượt lời của mình đúng lúc để
nhường lời cho người khác. Dấu hiệu để nhận biết một lượt lời đã kết thúc bao
gồm: trọn vẹn về nội dung; hồn chỉnh về hình thức; có ngữ điệu kết thúc (ngữ
điệu kết thúc bao gồm ngữ điệu câu phù hợp, các dấu hiệu hình thái đứng ở cuối
câu báo hiệu lượt lời kết thúc như: nghe, chăng, nhé nhá, à, hả, hở...).
1.1.2.2. Quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại
Trong hội thoại, có một nhân tố chi phối cấu trúc của hội thoại, đó là
quyền được nói (floor). Quyền được nói chi phối hoạt động lời nói theo một hệ
thống điều hành cục bộ (local management system) giữa các thành viên trong
một cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Hệ thống điều hành cục bộ thực chất là một
bộ các quy ước về việc nắm lấy lượt lời, giữ chúng hay trao chúng cho người
khác. Mỗi lượt lời của Sp1 hay Sp2 đều được xây dựng trên cơ sở những lượt lời
trước đó. Một HĐNT của Sp1 sẽ là cơ sở của HĐNT của Sp2. Hay nói cách

khác, một hành động trao lời sẽ đòi hỏi một hành động đáp lời tương ứng với nó.
Cấu trúc của hội thoại thiên biến vạn hóa về kiểu loại, với những đơn vị
phân định khơng rõ ràng nhưng giữa chúng vẫn có cái gì đó chung về cấu trúc.
Nhờ có cái chung này mà lời nói của Sp1 và Sp2 mới hợp quy cách, khiến cho
sự tương tác trong hội thoại đạt mục đích. Cấu trúc hội thoại có hai tổ chức tổng
quát: tổ chức cặp (sequetial organisation) và tổ chức được ưa thích (Preference


24
organisation). Các tổ chức này được xây dựng từ các lượt lời (turn at talk). Cho
dù được cấu trúc theo kiểu nào thì hành động lời đáp phải đảm bảo liên kết đề
tài, tương thích với hành động lời trao.
Một hành động lời trao của Sp1 có thể được thực hiện bằng nhiều hình
thức và có thể nhận được nhiều hình thức phản hồi (bằng ngơn ngữ): chấp thuận,
từ chối, im lặng... từ phía Sp2. Cho dù lựa chọn hình thức phản hồi nào thì
khn mẫu về hình thức, cách thức thể hiện cũng được định sẵn cho người tham
gia hội thoại. Như vậy, việc lựa chọn hình thức ngơn ngữ để thể hiện một hành
động giao tiếp trong hội thoại quyết định sự thành bại trong giao tiếp. Trong thực
tiễn hội thoại, mỗi nhân vật giao tiếp đều phải lựa chọn một hình thức giao tiếp
nào đó dựa trên những thói quen, tập tục... đã trở thành những quy ước xã hội mà
ở đó các nhân vật giao tiếp phải tuân theo. Những quy ước này quy định chặt chẽ
một trình tự với những HĐNT cụ thể mà nhân vật tham gia hội thoại bắt buộc
phải tuân theo trong những tình huống cụ thể.
1.1.2.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại
Quan hệ liên nhân là mối quan hệ xét trong tương quan xã hội, hiểu biết,
tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên nhân giữa các nhân
vật giao tiếp có thể xét trên hai trục: trục tung và trục hoành. Trục tung là là trục
vị thế xã hội hay còn gọi là trục quyền uy (Power), trục hoành là trục quan hệ
khoảng cách còn gọi là trục thân cận (Solidarity).
a. Quan hệ vị thế

Đây là quan hệ tôn ti trong xã hội, tạo thành vị thế trên - dưới xếp thành
tầng bậc trên một trục dọc. Đặc trưng của mối quan hệ này là tính quyền lực và
tính tương đối. Quan hệ vị thế một mặt phụ thuộc vào các yếu tố khách quan
như: chức vụ (cao, thấp); tuổi tác (già, trẻ); giới tính (nam, nữ); học vấn (bằng
cấp cao hơn, thấp hơn); kinh tế (giàu, nghèo); thể lực (khỏe hơn, yếu hơn)...
Những yếu tố khách quan này tạo ra những vị thế khác nhau chi phối quá trình
giao tiếp tùy theo phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của từng cộng đồng


25
sử dụng ngôn ngữ. Mặt khác, quan hệ vị thế cũng khiến cho lời nói của các nhân
vật mang dấu ấn cá nhân. Dấu hiệu để thể hiện quan hệ vị thế có thể bằng lời
hoặc phi lời. Những dấu hiệu bằng lời gồm có hệ thống từ xưng hơ, các danh từ
thân tộc, đại từ, nghi thức lời nói, cách thức tổ chức hội thoại, các HĐNN, phép
lịch sự... đều thể hiện quan hệ vị thế và những vị thế này đã được ngơn từ hóa
thành từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ.
<2> Người trung sĩ quân cảnh tiến đến trước mặt hai anh lính lúc ấy đã
ngồi dậy:
- Giấy tờ đâu? Viên trung sĩ hất mặt.
Gần như cùng một lúc cả hai người đưa giấy ra. Viên trung sĩ xăm xoi
giây lâu rồi ngẩng lên:
- Đi đâu đây?
- Dạ tụi em về đơn vị [II, tr. 239].
Do có vị trí cao hơn nên viên trung sĩ quân cảnh trong <2> đã lựa chọn
cách nói trống khơng với đích là để thị uy: Đi đâu đây?. Còn hai người lính có vị
trí thấp hơn nên để tránh sự phiền phức với trung sĩ quân cảnh nên họ lựa chọn
cách nói lễ phép: Dạ tụi em về đơn vị. Từ "dạ" trong hành động trên thể hiện vị
thế thấp hơn của hai người lính so với viên trung sĩ.
b. Quan hệ thân cận
Quan hệ thân cận chỉ rõ mối quan hệ gần gũi hay xa cách giữa các nhân

vật tham gia giao tiếp. Mối quan hệ này có thể thay đổi trong quá trình hội thoại.
Khoảng cách quan hệ giữa hai nhân vật giao tiếp như ruột thịt, họ hàng, quen
biết, khơng quen biết... có ảnh hưởng đến việc lựa chọn HĐNT trong hội thoại.
Khoảng cách quan hệ giữa hai nhân vật càng nhỏ (mức độ thân cận lớn) thì ngôn
từ của họ càng suồng sã, thân mật. Ngược lại, khoảng cách quan hệ giữa các
nhân vật càng lớn (mức độ thân cận thấp) thì ngơn từ của họ lại càng khách sáo...
Với cùng một đề tài giao tiếp, trong một khung cảnh nhưng với hai đối tác giao
tiếp khác nhau người nói sẽ có sự lựa chọn HĐNT khác nhau để giao tiếp với


×