Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện lục yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

ĐÀO QUANG DŨNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP XÓA ĐĨI GIẢM NGHÈO CHO HỘ NƠNG DÂN
HUYỆN LỤC N, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

ĐÀO QUANG DŨNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP XÓA ĐĨI GIẢM NGHÈO CHO HỘ NƠNG DÂN
HUYỆN LỤC N, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS.Dương Hoài An


THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi, mọi số liệu sử
dụng trong Luận văn này đều được trích dẫn. Các số liệu sơ cấp là kết quả
điều tra, đánh giá của tôi và chưa được sử dụng trong bất cứ một cơng trình
nghiên cứu nào khác. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ đều đã được
cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Đào Quang Dũng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Lục n, tỉnh n
Bái, tơi đã hồn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết
quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi ln nhận được sự giúp đỡ chu đáo,
nhiệt tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, bạn bè. Tơi xin được bày tỏ
lịng trân thành cảm ơn tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, Phịng đào tạo
cùng tồn thể các thầy cơ đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thời gian hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và tỏ lịng kính trọng sâu sắc
đến TS. Dương Hồi An, người đã nhiệt tình hướng dẫn tơi làm đề tài và cũng
là người đầu tiên tạo cho tôi mong muốn được làm khoa học và cống hiến cho

khoa học.
Xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các lãnh đạo huyện Lục Yên, lãnh
đạo các Phòng Lao động, TB&XH, Chi cục Thống kê, Văn phịng cấp ủy và
Chính quyền huyện và lãnh đạo các xã Yên Thắng, Minh Tiến, Khánh Hịa đã
tạo điều kiện rất thuận lợi cho tơi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa
bàn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới đồng nghiệp, bạn bè đã động
viên đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Đào Quang Dũng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói .......................................................................... 5

1.1.2. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo ............................................................... 7
1.1.3. Nghèo đa chiều ........................................................................................ 9
1.1.4. Hậu quả của nghèo đói .......................................................................... 11
1.1.5. Các nguyên nhân của đói nghèo ........................................................... 12
1.1.6. Các phương pháp giảm nghèo ............................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................................... 15
1.2.1. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .......................................... 15
1.2.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước........................................... 18
1.2.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan .............................. 20
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 23
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 24


iv
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 26
2.1.4. Điều kiện dân số và lao động của huyện Lục Yên ................................ 28
2.1.5. Cơ sở vật chất của huyện Lục Yên ....................................................... 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
2.3. Nguồn số liệu ........................................................................................... 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp định lượng ....................................................................... 32
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 33
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 34
2.4.4. Phương pháp phân tích thơng tin .......................................................... 34
2.4.5. Phương pháp định tính .......................................................................... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
3.1. Nghiên cứu thực trạng nghèo tại huyện Lục Yên .................................... 36
3.1.1. Kết quả thực hiện giảm nghèo của huyện, giai đoạn 2015 - 2017 ........ 36

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân nghèo của huyện .................................. 40
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của huyện Lục Yên .................... 41
3.2. Thực trạng kết quả nghiên cứu nghèo của địa bàn điều tra ..................... 42
3.2.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu thống kê và đặc điểm của các
hộ điều tra ........................................................................................................ 42
3.2.2. Thơng tin về chủ hộ............................................................................... 43
3.2.3. Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra ............................................... 44
3.2.4. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra ....................... 44
3.2.5. Tình hình thu nhập, chi tiêu, vốn tiền mặt của nhóm hộ điều tra ......... 45
3.2.6. Tình hình vay vốn của nhóm hộ điều tra phục vụ sản xuất .................. 48
3.2.7. Tình hình các điều kiện thuận lợi khác có ảnh hưởng đến giảm
nghèo của hộ.................................................................................................... 50
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu bình quân năm của hộ......... 51
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ ................. 51


v
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình qn năm của hộ ................... 52
3.4. Phân tích SWOT cơng tác giảm nghèo tại địa phương ............................... 53
3.4.1. Điểm mạnh trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương .............................. 54
3.4.2. Điểm yếu trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương ................................. 54
3.4.3. Những cơ hội trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương ........................... 55
3.4.4. Những thách thức trong vấn đề giảm nghèo tại địa phương .................... 55
3.5. Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên ...... 59
3.5.1. Giải pháp về vốn ................................................................................... 59
3.5.2. Giải pháp về đất đai............................................................................... 60
3.5.3. Giải pháp về thị trường ......................................................................... 61
3.5.4. Giải pháp về phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn .............. 62
3.5.5. Giải pháp về phát triển giáo dục, đào tạo.............................................. 63
3.5.6. Giải pháp về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng .................................... 64

3.5.7. Giải pháp về thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN .................. 64
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 68


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung

TT

Ký hiệu, viết tắt

1

Ban chỉ đạo

BCĐ

2

Cơ sở hạ tầng

CSHT

3

Dân tộc thiểu số

DTTS


4

Hội đồng nhân dân

HĐND

5

Lao động - Thương binh và xã hội

6

Ngân hàng thế giới

7

Ủy ban nhân dân

8

Văn hóa

9

Xóa đói giảm nghèo

LĐ-TB&XH
WB
UBND

VH
XĐGN


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ ........... 8
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm ...................... 28
Bảng 2.2: Lựa chọn địa điểm điều tra ............................................................ 33
Bảng 3.1: Thực trạng nghèo của huyện Lục Yên, giai đoạn 2015 - 2017 ...... 37
Bảng 3.2: Diễn biến hộ nghèo, cận nghèo do thu nhập và do thiếu hụt các
dịch vụ cơ bản của huyện Lục Yên ............................................... 38
Bảng 3.3: Hộ nghèo theo mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội........................ 39
Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu thống kê và đặc điểm của
các hộ điều tra................................................................................ 42
Bảng 3.5: Thông tin chung về chủ hộ điều tra ................................................ 43
Bảng 3.6: Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra ......................................... 44
Bảng 3.7: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra ................ 44
Bảng 3.8: Tình hình thu nhập, chi tiêu, vốn tiền mặt của nhóm hộ điều tra... 45
Bảng 3.9: Tình hình đất sản xuất, gia súc, gia cầm, trang bị máy móc,
cơng cụ phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra ........................... 47
Bảng 3.10: Tình hình vay vốn của nhóm hộ phục vụ sản xuất ....................... 49
Bảng 3.11: Tình hình của nhóm hộ điều tra .................................................... 50
Bảng 3.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ ......... 51
Bảng 3.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân năm của hộ ........... 52
Bảng 3.14: Ma trận SWOT giảm nghèo tại các xã nghiên cứu ...................... 56


viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Lục Yên.
- Chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nghèo của các hộ
nông dân trên địa bàn huyện.
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm xố đói giảm nghèo cho hộ nơng
dân huyện Lục n.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp định lượng
Đề tài sử dụng mơ hình nghiên cứu sau để đánh giá tác động:

2.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp xác định mẫu điều tra
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
2.3. Phương pháp định tính
Để những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác giảm nghèo tại địa
phương, đề tài sẽ tiến hành một nghiên cứu SWOT thông qua một số cuộc
phỏng vấn sâu đối với các bên liên quan như đã liệt kê trong phần “Nguồn số
liệu” ở trên.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Một số chỉ tiêu thống kê và đặc điểm của các hộ điều tra


ix
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu bình quân năm
của hộ
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân năm của hộ
3.3. Phân tích SWOT cơng tác giảm nghèo tại địa phương

3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân huyện
Lục Yên
4. Kết luận, kiến nghị
4.1. Kết luận
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xố đói
giảm nghèo cho hộ nơng dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” với mục tiêu làm
rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo cho hộ nơng dân
trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp xố đói giảm nghèo cho hộ
nơng dân huyện Lục n, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Với mục tiêu như
trên đề tài đã đạt được các kết quả sau:
- Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự
phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn lên trong sản xuất
của người dân, cơng cuộc xố đói giảm nghèo của Lục n đã gặt hái được
nhiều thành công to lớn. Với nỗ lực giảm nghèo của huyện năm 2017 tồn
huyện có 27.507 hộ chiếm 28,6% (giảm 5,63% so với năm 2016), xã có tỷ lệ
hộ nghèo nhiều nhất là xã Phúc Lợi với 51,52% số hộ nghèo, xã có tỷ lệ hộ
nghèo ít nhất là xã Mai Sơn với 11,48% số hộ nghèo. Điều này đã chứng
minh công tác giảm nghèo của huyện đang được quan tâm đúng mức. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn đó những tồn tại cần tháo gỡ, chính vì thế vẫn cần


x
có những nghiên cứu chi tiết hơn, cụ thể hơn nữa về vấn đề nghèo đói ở địa
phương và đề ra những giải pháp mang tính tổng thể hơn.
- Thực trạng và các nguyên nhân có tác động đến nghèo đói của hộ
đó là: Thiếu đất đai cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; trang bị tài
sản phục vụ cho sản xuất còn hạn chế; các hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất;
nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu; ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp
ở địa phương cịn ít; chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi
trong khi chăn nuôi lại là nguồn tạo ra thu nhập quan trọng cho hộ. Trong

những nhân tố này thì đất đai sản xuất nơng nghiệp và ngành nghề phụ
với việc phát triển kinh tế đồi rừng là các tác nhân quan trọng nhất mà
qua đó nếu có chính sách tác động hợp lý sẽ là các giải pháp hữu hiệu để
thực hiện xóa đói giảm nghèo.
- Trong thời gian tới, huyện cần chỉ đạo, triển khai thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, xố bỏ dần
tính chất thuần nơng. Tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ người dân phát
triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Khuyến khích người dân
phát triển nghề rừng, giúp họ gắn kết được kinh tế hộ với kinh tế đồi rừng để
vừa nâng cao thu nhập của người dân, vừa bảo vệ được rừng. Đồng thời quan
tâm đến phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn.
- Đề tài đã đề xuất 07 giải pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo cho hộ nơng
dân của huyện Lục n đó là: Giải pháp về vốn, giải pháp về đất đai, giải
pháp về thị trường, giải pháp về phát triển các ngành nghề phụ trong nông
thôn, giải pháp về phát triển giáo dục, đào tạo, giải pháp về xây dựng phát
triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN.


xi
- Đề tài hoàn thành thể hiện sự cố gắng của tác giả trong q trình học
tập tích luỹ kinh nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu thực tế. Đề tài tập
trung nghiên cứu thực trạng nghèo, nguyên nhân nghèo, các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập, chi tiêu của hộ nơng dân, tuy nhiên do thời gian và trình độ có
hạn, trong q trình nghiên cứu đề tài chưa đi sâu nghiên cứu thực trạng
nghèo tiếp cận đa chiều, giai đoạn 2016-2020, nhất là Tiêu chí mức độ thiếu
hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Có thể nói, bước đầu đề tài đã thu được
một số thành cơng nhất định. Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu đề tài
khơng thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự quan tâm, đóng
góp của thầy cơ, đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
4.2. Kiến nghị

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, chúng tơi kiến nghị trong q trình lãnh đạo,
chỉ đạo điều hành và tổ chức triển khai thực hiện huyện Lục Yên và tỉnh Yên
Bái nên triển khai đồng bộ các chương trình dự án giảm nghèo với chương
trình xây dựng nơng thơn mới; đồng thời sử dụng lồng ghép có hiệu quả
nguồn vốn của các chương trình hỗ trợ có mục tiêu về y tế, giáo dục, điện,
nước sạch và tiếp cận dịch vụ thơng tin…có chính sách thu hút, khuyến khích
mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một trong những quốc gia thành công trong cơng cuộc xóa
đói giảm nghèo. Trong số 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Việt Nam đạt
kết quả ấn tượng nhất trong Mục tiêu xố đói giảm nghèo, thực hiện vượt các
chỉ tiêu đề ra, và đã hoàn thành mục tiêu này trước thời hạn. Tỷ lệ nghèo về
thu nhập giảm liên tục. Trong giai đoạn 1993-2008, tỷ lệ nghèo chung theo
chuẩn quốc tế đã giảm từ 58,1% xuống cịn 14,5%, đưa hàng triệu người thốt
khỏi đói nghèo. Trong các giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo
quốc gia giai đoạn 2011-2015, đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 8,4% năm
2014. Khoảng cách nghèo trên toàn quốc cũng được cải thiện, mức sống của
những người rất nghèo cũng được nâng cao. Thành tựu ấn tượng trong công
cuộc giảm nghèo là kết quả của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tự do thương
mại cùng với các chính sách hỗ trợ trực tiếp nhóm yếu thế. Mặc dù đạt được
những thành tựu lớn nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với khơng ít thách
thức trong nỗ lực giảm nghèo. Giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững. Một số
lượng không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nông thôn thuộc vùng
sâu, vùng xa vẫn thuộc diện nghèo kinh niên và ít có cơ hội được hưởng lợi từ
sự phát triển kinh tế. Các nhóm đối tượng này cần được coi là trọng tâm trong

chiến lược giảm nghèo quốc gia giai đoạn kế tiếp. Tính chất đa chiều của
nghèo ngày càng thể hiện rõ do sức ép của đơ thị hóa và di cư, trong đó thiếu
thu nhập chỉ là một yếu tố bên cạnh các thiếu hụt khác về tiếp cận dịch vụ xã
hội và điều kiện sống cơ bản (Báo cáo Quốc gia, 2015).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng
còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết
quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết


2
đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo
khi gặp những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ. Đặc
biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình,
kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản
xuất hàng hố và tiếp cận thị trường còn hạn chế... Hiện nay, trong tổng số
những người nghèo của cả nước, có tới 85% số người nghèo tập trung ở nông
thôn và 1/3 trong số đó tập trung tại khu vực miền núi. Để đảm bảo mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một
nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vấn đề xố đói giảm nghèo cần được
ưu tiên thực hiện hàng đầu (Báo cáo Quốc gia, 2015).
Lục Yên là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Yên Bái, trung tâm
huyện cách trung tâm thành phố Yên Bái 93 km về phía Đơng - Bắc. Tồn
huyện có 23 xã, 1 thị trấn với 300 thôn, bản, tổ dân phố gồm 27.507 hộ dân.
Hiện nay 15/24 xã có hồn cảnh kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chương
trình 135. Mặc dù được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư, Lục Yên
vẫn là huyện nghèo của tỉnh Yên Bái, với mức thu nhập bình qn trên đầu
người cịn thấp, chỉ đạt khoảng 2.200.000 đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo
của huyện năm 2016 chiếm 28,6% (trong đó 1/3 số xã của huyện có tỷ lệ hộ
nghèo trên 40%), số hộ cận nghèo là 4.477 hộ chiếm tỷ lệ 16,28%. Tổng số xã
được công nhận xã nông thôn mới 01 xã (Chi cục Thống kê huyện Lục Yên,

2016). Ở các vùng đặc biệt khó khăn này cơ sở vật chất và điều kiện phát triển
đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự đổi mới của đất
nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện để xố đói giảm nghèo ở
đây cịn hạn chế.
Để nghiên cứu vấn đề này tơi đặt ra một số câu hỏi đó là: Một là, tại sao
ở huyện Lục Yên có chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo


3
nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao; Hai là, đâu là ngun nhân chính dẫn đến
nghèo của hộ nơng dân; Ba là, đã có những giải pháp giảm nghèo gì, thực
hiện như thế nào ở huyện Lục Yên; Bốn là, giải pháp nào là phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lục Yên;
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xố đói giảm nghèo
cho hộ nơng dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nghèo trên địa bàn, chỉ ra được
những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nghèo của các hộ và đề xuất một số giải
pháp thích hợp nhằm xố đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Lục Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo.
- Các bên liên quan đến công tác giảm nghèo như các hộ nghèo, cận
nghèo, các hộ đã thoát nghèo; các chương trình giảm nghèo; các cơ quan ban
ngành, chính quyền địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu giai đoạn 2015-2017, một số
số liệu năm 2018.


4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cơng tác xố đói giảm
nghèo, vai trị quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá khách quan thực trạng nghèo và chỉ ra được những nguyên

nhân đích thực dẫn đến nghèo của hộ nông dân huyện Lục Yên.
- Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài luận văn đề xuất sẽ
được huyện Lục Yên có thể vận dụng, áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo để phát
triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo trên địa bàn.


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Trong cuộc sống hàng ngày của con người, để tồn tại được thì cần phải
giải quyết được những nhu cầu thiết yếu nhất. Những nhu cầu này được chia
thành hai dạng, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Những nhu
cầu này phải được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó, mà người ta gọi
là mức sống tối thiểu của cộng đồng. Nghĩa là nếu không đạt được đến mức
này, con người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một cách bình
thường được. Do vậy, khi nghiên cứu đói nghèo, chúng ta phải nghiên cứu
đến nhu cầu, hay còn gọi là mức sống tối thiểu của người dân.
Mặt khác, nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi

tuỳ thuộc vào khơng gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương
hay mỗi quốc gia. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau,
cũng như quan điểm nghiên cứu khác nhau mà nghèo đói được quan niệm
khác nhau. Từ trước đến nay có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã
đưa ra những quan điểm của mình về nghèo đói, các quan điểm này phản ánh
mục tiêu nghiên cứu, cũng như phản ánh tình trạng nghèo của các nước trên
thế giới. Tiêu chí chung nhất đề xác định đói nghèo vẫn là mức thu nhập hay
chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau
chung nhất là thoả mãn ở mức độ cao hay mức độ thấp mà thơi, điều này phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của
từng vùng, từng quốc gia. Cụ thể một số khái niệm về nghèo đói như sau:
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào
tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng:


6
“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thoả mãn
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và
những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” (Định nghĩa về đói nghèo và
chuẩn nghèo ở Việt Nam).
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về
nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1
đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những
sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (Định nghĩa về đói nghèo và chuẩn nghèo ở
Việt Nam). Ngân hàng thế giới (WB) thơng báo tình cảnh nghèo đói cùng cực
lâu nay vẫn được xác định là sống bằng hoặc dưới mức 1,25 USD/ngày nhưng
theo điều chỉnh mới của WB thì chuẩn nghèo hiện tại là 1,9 USD/ngày.

Tuy vậy, cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn,
triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ông Abapia Sen, người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng:
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển
cộng đồng”(Định nghĩa về đói nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam). Xét cho
cùng sự tồn tại của con người nói chung và của người giầu, người nghèo nói
riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi
người trong cuộc sống, thông thường người giầu có cơ hội lựa chọn nhiều
hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Quan điểm nghèo đói của Việt Nam: Qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát,
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý của các Bộ đã đi đến thống nhất
cần có một khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo đói ở Việt Nam:
Nghèo, là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một
phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức


7
sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện (Định nghĩa về đói
nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam).
Đói, là tình trạng một bộ phận dận cư nghèo, có mức sống dưới mức tối
thiểu, khơng đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống (Định nghĩa về
đói nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam).
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo
Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển KT –
XH, từ năm 1993 đến năm 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã 6
lần công bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo
thời gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia. Các chuẩn nghèo
của Bộ LĐ-TB-XH ban đầu được quy đổi ra thóc, nhưng từ năm 2005 được
tính theo phương pháp tiếp cận dựa vào chi phí cho những nhu cầu cơ bản đa
dạng hơn. Cụ thể:
- Chuẩn nghèo giai đoạn 1997-2000: Theo Công văn số 1751/LĐTBXH

của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005: Theo Quyết định số
1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động Thương binh và
xã hội về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010: Theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015: Theo Quyết định số 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.


8
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015: Theo Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ
(theo tiêu chuẩn quốc gia)
Giai đoạn

Đơn vị tính

Hộ nghèo
≤ mức

1. Giai đoạn 1993-1994
Vùng nông thôn

Kg gạo/người/tháng

15


Vùng thành thị

Kg gạo/người/tháng

20

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Kg gạo/người/tháng

15

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Kg gạo/người/tháng

20

Vùng thành thị

Kg gạo/người/tháng

25

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Đồng/người/tháng

55.000


Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Đồng/người/tháng

70.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

90.000

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Đồng/người/tháng

80.000

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Đồng/người/tháng

100.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

150.000


Vùng nông thôn

Đồng/người/tháng

200.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

260.000

Đồng/người/tháng

400.000

2. Giai đoạn 1995-1997

3. Giai đoạn 1998-2000

4. Giai đoạn 2001-2005

5. Giai đoạn 2006-2010

6. Giai đoạn 2011-2015
Vùng nông thôn


9
Giai đoạn


Đơn vị tính

Hộ nghèo

Đồng/người/tháng

500.000

Vùng nơng thơn

Đồng/người/tháng

700.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

900.000

Vùng thành thị
7. Giai đoạn 2016 - 2020
7.1 Tiêu chí về thu nhập

Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (5
dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước
sạch và vệ sinh; tiếp cận thông tin
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
(10 chỉ số) bao gồm: trình độ giáo dục

7.2 Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch của người lớn; tình trạng đi học của trẻ
vụ xã hội cơ bản:

em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y
tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình
qn đầu người; nguồn nước sinh hoạt;
hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch
vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận
thông tin

1.1.3. Nghèo đa chiều
* Khái niệm nghèo đa chiều
Khái niệm nghèo đa chiều đã ra đời trong đó xác định rõ nghèo đói
khơng hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt
khác mà nghèo đói cịn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân
khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực,
thông tin và dịch vụ. Như vậy sự nghèo khó khơng chỉ đơn thuần là một cá
thể mà nó bao gồm các yếu tố kìm hãm cá thể đó khơng tiếp cận được đến các
nguồn lực hoặc khơng biết và khơng thể tìm ra các giải pháp cho bản thân để
thốt ra khỏi tình trạng hiện có.


10
* Chuẩn nghèo đa chiều
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho
giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng
11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều).
* Hộ nghèo:
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Hộ cận nghèo:
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
* Hộ có mức sống trung bình:
Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.


11
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng
1.1.4. Hậu quả của nghèo đói
Cho đến hơm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả
loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa
của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hồng. Thế nhưng hậu quả do những
nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như
các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải

quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng
sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa
cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.
Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn. Trong khi nền văn minh
thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công
nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có
cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự
nghèo đói. Hàng tỷ người, thực tế là một phần ba số dân thế giới vẫn khốn
cùng và đói khát. Thiệt thịi lớn nhất là trẻ em. Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ
em khơng có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí
hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc
túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng
trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 khơng được cắp sách đến trường (Vấn đề
nghèo đói và việc xóa đói giảm nghèo).
Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau.
Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn
đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong
việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.


12
Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và khơng nước nào thiếu những chương
trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo. Có rất
nhiều các tổ chức của Liên hợp quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ
mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh. Người ta đã tổ chức những chiến
dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những
người hoạn nạn ở các nước châu Phi, châu Á hoặc như ở Haiti vừa qua. Sự
giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù
đây là công việc mà tồn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn hồn đói,
sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như

muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để (Vấn đề nghèo đói và việc xóa đói
giảm nghèo).
1.1.5. Các nguyên nhân của đói nghèo
* Ngun nhân có tính lịch sử
Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua
nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, những tổn thất về con người, về
vật chất và tinh thần do chiến tranh để lại là trở ngại ảnh hưởng lớn đến việc
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Sau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thực thi một số chính sách
kinh tế khơng thành công đã để lại tác động xấu đến nền kinh tế làm suy kiệt
nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân.
Các ngành sản xuất ở Việt Nam xuất phát điểm là yếu kém, cụ thể: sản
xuất nông nghiệp đơn điệu, sản xuất công nghiệp thiếu hiệu quả, nền thương
nghiệp tư nhân không phát triển, nền thương nghiệp quốc doanh không đủ sức
cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu xã hội.
Một bộ phận lao động dư thừa ở nơng thơn khơng được đào tạo, khơng
được khuyến khích ra thành thị lao động. Thất nghiệp tăng cao trong thời gian
trước đổi mới.


×