Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của liên bang malaysia từ năm 1957 đến 1990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 197 trang )

1

Häc viƯn ChÝnh trÞ qc gia Hå ChÝ Minh

trÞnh thÞ hoa

Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc
của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990

luận án tiến sĩ lịch sử

Hà nội - 2014


2

Häc viƯn ChÝnh trÞ qc gia Hå ChÝ Minh

trÞnh thÞ hoa

Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc
của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990
Chuyên ngành : Lịch sử phong trào cộng sản,
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
MÃ số

: 62 22 52 01

luận án tiÕn sÜ lÞch sư

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS Ngun Thị Quế


PGS.TS Phan Văn Rân

Hà nội - 2014


3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận án ch-a từng đ-ợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trịnh Thị Hoa


4

Mục lục
Trang
mở đầu

Ch-ơng 1: TNG QUAN TèNH HèNH NGHIấN CU ĐỀ TÀI

1
7


1.1.

Các kết quả nghiên cứu đã công bố

9

1.2.

Những vấn đề nhìn từ phía Việt Nam để nghiên cứu, rút kinh nghiệm

21

1.3.

Những vấn đề luận án tập trung làm rõ

22

Ch-¬ng 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH
CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAYA/MALAYSIA
TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 1990

2.1
2.2.

Khái quát lịch sử đấu tranh chống thực dân Anh của Malaya từ
năm 1511 đến năm 1957

24


Một số nhân tố quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến tiến trình
củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia

41

Ch-¬ng 3:

NỘI DUNG CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG
MALAYA/MALAYSIA TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 1990

3.1
3.2.

24

56

Giai đoạn 1957 - 1969: đấu tranh vì nhà nước Liên bang và
củng cố nền chính trị, kinh tế tự chủ

57

Giai đoạn 1969 - 1990: thực hiện phát triển kinh tế đi đơi với
cơng bằng xã hội, hài hịa dân tộc và hội nhập quốc tế

90

Ch-¬ng 4:


NHẬN XÉT VỀ Q TRÌNH CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA LIÊN BANG MALAYA/MALAYSIA TỪ NĂM 1957 ĐẾN
NĂM 1990 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN

115

4.1

Nhận xét về quá trình củng cố độc lập dân tộc của Malaysia

115

4.2.

Kinh nghiệm từ Malaysia đối với các nước đang phát triển

132

kÕt ln

148

NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI CỦA LUẬN N

152

Danh mục tài liệu tham khảo


154

CHệ GII

169

PHụ LụC

172


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN
EIC
DAP
GDP
FELDA
FIDA
IIA
INTAN
MAMPU

MCA
MCP
MIC
NEP

NGO
OIC
OPP1
PAP

TÊN TIẾNG ANH

Association of Southeast Asian
Nations
British East India Company
Democratic Action Party
Gross Domestic Product
Federal Land Development
Authority
Federal Industrial
Development Authority
Investment Incentive Act
Institut National Tadbiran Awan
Negara
Malaysian Administrative
Modernisation and
Management Planning Unit
Malayan Chinese
Association
Malayan Communist Party
Malaysian Indian Congres
New Economic Policy
Non-Governmental
Organization
Organisation of the Islamic

Conference
The first Outline Perfective
Plan
People's Action Party

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Công ty Đông Ấn Anh
Đảng hành động dân chủ
Tổng sản phẩm quốc dân
Quỹ phát triển đất đai Liên
bang
Ủy ban phát triển cơng
nghiệp Liên bang
Luật khuyến khích đầu tư
Học viện Hành chính Quốc
gia
Đơn vị Hoạch định nhân lực
và Hiện đại hóa hành chính
Malaysia
Hiệp hội người Hoa Malaya
Đảng Cộng sản Malaya
Đại hội người Ấn Độ ở
Malaya
Chính sách kinh tế mới
Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức Hội nghị Islam
Kế hoạch cho tương lai 1

Đảng nhân dân hành động


6

PAS
PLO
RM
RMN
SEATO
UMNO
UNHCR
ZOPFAN

Party Islam Se-Melaya
Palestine Liberation
Organization
Ringgit Malaysia
Royal Malaysian Navy
Southeast Asia Treaty
Organization
United Malays National
Organization
United Nations High
Commissioner for Refugees
A Zone of Peace Freedom and
Newtrality

Đảng Hồi giáo Malaya
Mặt trận giải phóng Palestin

Đơn vị tiền tệ ở Malaysia
Lực lượng Hải qn hồng gia
Malaysia
Hiệp ước phịng thủ Đông
Nam Á
Tổ chức Dân tộc Thống nhất
Malay
Cao ủy Liên hợp quốc về
người tị nạn
Khu vực hịa bình tự do và
trung lập


7

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng dựng đất
nước và lựa chọn con đường phát triển và tiến lên xã hội hiện đại là những
vấn đề thường trực, cấp thiết của khoa học và thực tiễn chính trị. Trong bối
cảnh gia tăng của tồn cầu hóa, khu vực hóa và cạnh tranh địa - chính trị đang
nổi lên thì vấn đề duy trì, củng cố độc lập dân tộc với thúc đẩy và hội nhập
quốc tế đang đặt ra khơng ít thách thức đối với các nước đang phát triển, nhất
là về bảo vệ lợi ích kinh tế cũng như duy trì bản sắc, văn hóa dân tộc, chủ
quyền quốc gia - dân tộc.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Liên bang Malaysia được biết đến
như một quốc gia có cấu trúc tộc người, giai tầng xã hội, văn hóa hết sức đa
dạng, lại bị chia cắt thành nhiều vùng lãnh thổ với trình độ phát triển khác
nhau. Từ khi giành độc lập đến nay, Malaysia đã vươn lên thành một quốc gia

tương đối phát triển với một nền kinh tế năng động, có sức cạnh tranh khá
cao, một xã hội phát triển hài hòa và ngày càng có uy tín cao trên trường quốc
tế. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc, nhất
là cách thức, biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội
và hài hòa dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau, cụ thể là từ năm 1957 đến năm 1990, giai
đoạn đầu của thời kỳ độc lập dân tộc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Việc nghiên cứu này không chỉ làm rõ tính đặc thù của con đường đấu tranh
củng cố nền độc lập dân tộc, mà quan trọng hơn là hiểu rõ các cách thức, biện
pháp phát triển kinh tế, ổn định xã hội và hài hòa dân tộc, cũng như việc thích
nghi chính sách đối ngoại của quốc gia này trong một bối cảnh căng thẳng của
đấu tranh ý thức hệ chính trị - tư tưởng thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nghiên cứu


8

những thành công và hạn chế của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của
Malaysia là hết sức bổ ích khơng chỉ trong học thuật mà cịn phục vụ mục tiêu
chính trị đối với các đảng cầm quyền ở các nước đang phát triển trong giai
đoạn hiện nay.
Việt Nam và Malaysia là hai nước láng giềng trong cùng một đại gia
đình ASEAN. Do đó, nghiên cứu q trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc
của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990 đáp ứng yêu cầu tìm hiểu
về các nước thành viên trong ASEAN nói chung, tìm hiểu tính quy luật và đặc
thù của cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Malaysia nói riêng. Mặt
khác, từ nghiên cứu này rút ra những kinh nghiệm để tham khảo cho cơng
cuộc đổi mới tồn diện ở Việt Nam, trong đó có việc củng cố sự đoàn kết
quốc gia - dân tộc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, xây dựng và củng cố bộ máy
hành chính nhà nước và hội nhập có hiệu quả trong Cộng đồng ASEAN.
Một ý nghĩa quan trọng khác là việc nghiên cứu này sẽ góp phần bổ

sung phần cịn thiếu, chưa hệ thống về nghiên cứu con đường đấu tranh củng
cố độc lập dân tộc của Malaysia trên các mặt, đặc biệt là nhận thức chúng từ
góc độ lý luận mácxít.
Chính những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Quá trình đấu tranh
củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990"
làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, cơng nhân
quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Đề tài làm rõ nội dung củng cố độc lập dân tộc của Liên bang
Malaysia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội… qua hai giai
đoạn: giai đoạn 1957 - 1969; giai đoạn 1969 - 1990. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với các nước đang phát triển.


9

2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận án đặt ra và tập trung giải
quyết những nhiệm vụ chính sau:
- Phân tích bối cảnh lịch sử của quá trình đấu tranh củng cố độc lập
dân tộc của Liên bang Malaysia.
- Phân tích nội dung đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang
Malaysia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao...
qua hai giai đoạn: 1957 - 1969 và 1969 - 1990. Từ đó làm rõ sự thành công và
hạn chế của công cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển quốc gia - dân tộc của
Malaysia thời kỳ Chiến tranh lạnh.
- Rút ra những nhận xét về quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc
của Liên bang Malaysia và một số kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của
Liên bang Malaysia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu về Liên bang Malaysia ngày
nay, bao gồm 11 bang (Johore, Kedah, Kelantan, Labuan, Malacca, Negeri
Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Penang, Selangor, Terengganu, Wilayah
Persekutuan) (còn gọi là Tây Malaysia) và vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc đảo
Kalimantan (hay đảo Borneo) gồm hai bang (Sabah và Sarawak) (cịn gọi là
Đơng Malaysia). Vùng lãnh thổ ở Borneo như Brunei và vùng phía Nam
Malaysia là Singapore ngày nay sẽ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ở những
phần có liên quan.
- Về thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài được giới hạn từ năm 1957
đến năm 1990. Tuy nhiên, đây là đề tài lịch sử cho nên tác giả sẽ đề cập đến


10

một số nội dung liên quan đến thời kỳ trước năm 1957 và sau năm 1990,
nhằm làm rõ những nhân tố tác động tới tiến trình củng cố độc lập dân tộc ở
quốc gia này trong tiến trình lịch sử.
Mốc thời gian năm 1957, mà cụ thể là ngày 31/8/1957 là mốc thời
gian thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập cho Malaya sau gần hai thế kỷ
cai trị. Mốc năm 1990 là dấu mốc kết thúc "Kế hoạch và triển vọng lần thứ
nhất" (OPP1) về phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia, đặt ra trong vòng 20
năm, từ 1971 đến 1990, đồng thời cũng là dấu mốc kết thúc "Chính sách kinh
tế mới - NEP) (Chú giải 1).
- Về phạm vi nội dung: đề tài đề cập đến những biện pháp củng cố độc
lập dân tộc của Liên bang Malaysia trên các lĩnh vực chính trị - hành chính,
kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng, ngoại giao…

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về hình thái kinh tế xã hội, về nhà nước và giai cấp, về dân tộc và thời
đại, về đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị; tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài "Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của
Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990", tác giả dựa vào phương pháp
luận sử học mácxít, trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai
phương pháp chủ yếu.
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê... để hỗ trợ cho việc phân tích các nội dung nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành dân tộc học, xã hội học, văn hóa học,


11

chính trị học... cũng được sử dụng trong xử lý tư liệu cũng như trong phân
tích làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Về sử dụng thuật ngữ:
Luận án sử dụng thuật ngữ "Malaya" hay "Malaysia" theo đúng tên
gọi của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử để tiện cho việc theo dõi. Tên
gọi "Malaya" được sử dụng trong suốt thời kỳ thuộc Anh với ranh giới về mặt
địa lý là toàn bộ bán đảo Malaya (tức phần phía Tây của lãnh thổ Malaysia
ngày nay) cho đến sau thời gian Malaya được trao trả độc lập (từ 1957 1963).
Tên gọi "Malaysia" được bắt đầu từ năm 1963 sau khi sáp nhập thêm hai bang
thuộc đảo Borneo là Sabah và Sarawak cùng với bang Singapore ở phía nam
Malaya. Vì vậy để đảm bảo tính chính xác khi sử dụng thuật ngữ, tên các
chương của luận án, tác giả sử dụng Malaya/Malaysia để diễn đạt về Liên
bang Malaysia trong giai đoạn 1957-1990.

Luận án sử dụng thuật ngữ "người Melayu" tức là để chỉ cộng đồng
người Malay bản địa để phân biệt với hai cộng đồng chính cịn lại là người
Hoa và người Ấn Độ nhập cư; còn khi sử dụng thuật ngữ "người Malaya"
nghĩa là bao gồm toàn bộ người dân sinh sống ở đất nước Malaya; thuật ngữ
"người Malaysia" để nói về tất cả các cộng đồng sinh sống tại Malaysia.
Ngoài ra, luận án sử dụng thuật ngữ Islam thay cho thuật ngữ Hồi
giáo. Bởi lẽ, Islam là tôn giáo lớn trên thế giới mà từ trước tới nay chúng ta
vẫn quen cách gọi của Trung Quốc là Hồi giáo. Trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay, thuật ngữ Islam được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đồng thời
cũng là cách gọi theo nguyên bản ghi trong kinh Coran viết bằng tiếng Arập.
Thuật ngữ Muslim - tín đồ Islam (số ít) và Musulman (số nhiều) cũng
được sử dụng trong luận án. Bên cạnh đó, luận án cũng giữ nguyên các cách
gọi, sử dụng thông dụng các tên gọi, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên
cứu bằng tiếng Anh và tiếng Malay mà không phiên âm ra tiếng Việt.


12

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đây là một cơng trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và tồn
diện về q trình, cách thức đấu tranh củng cố độc lập dân tộc trên các mặt
khác nhau, từ củng cố nền chính trị - hành chính quốc gia đến chủ quyền lãnh
thổ, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phịng và hội nhập quốc
quốc tế của Liên bang Malaysia thời kỳ Chiến tranh lạnh.
5.2. Luận án làm rõ những thành công, hạn chế của quá trình đấu tranh
củng cố nền độc lập dân tộc của Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990, từ đó
rút ra những kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.
5.3. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu và giảng
dạy các vấn đề khác nhau về lịch sử phát triển của Liên bang Malaysia, nhất
là về sự lựa chọn thể chế chính trị, mơ hình phát triển kinh tế - xã hội, về chủ

trương đoàn kết quốc gia - dân tộc cũng như về lịch sử đấu tranh vì nền độc
lập dân tộc và phát triển đất nước của các nước đang phát triển, trước hết là ở
khu vực Đông Nam Á.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh củng cố
độc lập dân tộc của Liên bang Malaya/Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990
Chương 3: Nội dung củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaya/
Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990.
Chương 4: Nhận xét về quá trình củng cố độc lập dân tộc của Liên
bang Malay/Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990 và kinh nghiệm đối với các
nước đang phát triển.


13

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu về quá trình đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân
tộc và phát triển quốc gia ở các nước đang phát triển nói chung, các nước
trong khu vực Đơng Nam Á nói riêng ln là chủ đề được quan tâm, thu hút
đơng đảo các nhà nghiên cứu, chính khách trong và ngồi nước. Là quốc gia ở
Đơng Nam Á, tiến trình phát triển dân tộc của Malaysia ln gắn với sự vận
động và phát triển chung của khu vực. Vì vậy các nguồn tài liệu nghiên cứu
về quốc gia này cũng có sự liên quan mật thiết với các cơng trình nghiên cứu
về Đơng Nam Á nói chung.
Để đảm bảo tính khoa học, trong khn khổ nội dung luận án, tác giả

tham khảo một số tư liệu gốc:
(1) Các bản dịch tiếng Việt tại thư Viện quốc gia, thư viện Viện Khoa
học xã hội Việt Nam như: Hiến pháp Liên bang Malaysia; Luật pháp và các
điều luật bổ sung luật pháp của Malaysia; Các sách thông báo hàng năm của
Nhà nước Malaysia v.v.
(2) Các văn kiện, tài liệu gốc tiếng Melayu và tiếng Anh gồm: "Our
Declaration of Independence" (Tuyên ngôn độc lập) (31/8/1957), là văn kiện đầu
tiên của Liên bang Malaya, tuyên bố về sự thành lập Nhà nước độc lập [145];
"Pengisytiharan RUKUNEGARA" (Tuyên ngôn Nền tảng quốc gia-31/8/1970)
[120] (Chú giải 2). Văn kiện này được coi là Hệ tư tưởng quốc gia của
Malaysia nhằm mục tiêu thống nhất dân tộc; "Kế hoạch và triển vọng lần thứ
nhất - OPP1"; "New Economic Policy - Chính sách kinh tế mới" (1971 - 1990)
được tác giả sưu tầm từ trang thông tin điện tử của Tổ chức dân tộc thống
nhất Malaysia (UMNO) [180]. Nội dung cơ bản của NEP đề cập hai mục tiêu:
(a) giảm và cuối cùng xóa bỏ tình trạng nghèo đói bằng cách tăng mức thu


14

nhập và tăng cơ hội có cơng ăn việc làm cho tất cả mọi người dân Malaysia,
không phân biệt sắc tộc; (b) đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu xã hội
Malaysia nhằm điều chỉnh sự mất cân đối kinh tế để giảm và cuối cùng loại
bỏ việc phân biệt sắc tộc thơng qua sự bình đẳng về cơ hội, việc làm, thu nhập
và vai trò trong nền kinh tế.
Các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ
Malaysia được phản ánh trong các kế hoạch 5 năm. Cụ thể là: First Malaysia
plan 1966 - 1970 (1965), (Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất) [166]; Second
Malaysia Plan 1971 - 1975 (1971), (Kế hoạch 5 năm lần thứ hai) [167]; Third
Malaysia plan 1976 - 1985,(1976), (Kế hoạch 5 năm lần thứ ba) [168];
Fourth Malaysia plan 1981 - 1985,(1981), (kế hoạch 5 năm lần thứ tư) [169];

Five Malaysia plan 1986 - 1990,(1986), (kế hoạch 5 năm lần thứ năm) [170].
Đây là những cuốn sách viết về các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn
hạn của Malaysia. Mỗi cuốn sách gồm 2 phần. Phần 1: điểm lại đầy đủ mọi
mặt những thành tựu phát triển kinh tế giai đoạn trước; phần 2: đề cập đến kế
hoạch 5 năm của Malaysia. Trong đó đề cập tới các số liệu, chỉ tiêu về mọi
mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội...
"Wawasan 2020" (Tầm nhìn 2020) [153], là chương trình được cựu
Thủ tướng M. Mahathir phát động trong toàn Liên bang (1991) nhằm xây
dựng một quốc gia - dân tộc, một Tổ quốc Malaysia hài hòa và thống nhất.
(3). Tài liệu của Bộ ngoại giao Việt Nam: Hiến chương ASEAN; Hiệp
ước thân thiện và Hợp tác (TAC - Treaty of Amity and Cooperation); Tuyên
bố về sự hòa hợp ASEAN I (Tuyên bố hòa hợp Bali I - 1976); Tuyên bố về sự
hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố hòa hợp Bali II - 2003) và nhiều tài liệu, văn
kiện chính thức khác của ASEAN [181].
Bên cạnh đó, tác giả luận án tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú của
các học giả nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu
quan trọng tập trung nghiên cứu trên nhiều phương diện: quan điểm về độc


15

lập dân tộc; về đất nước, con người, lịch sử phát triển, các chiến lược, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, thể chế chính trị, mơ hình nền hành chính
quốc gia, đặc điểm chính trị, tơn giáo và tộc người v.v... Nguồn tài liệu tham
khảo này không chỉ giúp tác giả trong việc thu thập, lựa chọn thông tin, mà
cịn cung cấp khung phân tích, cách lập luận, lý giả các vấn đề có tính đặc thù
của lịch sử phát triển của đất nước Malaysia nói chung, quá trình đấu tranh
củng cố nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước theo hướng hiện đại nói riêng.
1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ


1.1.1. Về lịch sử của Malaysia
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Đề tài tiếp cận tư liệu tiếng Anh và tiếng Malaysia, đây cũng là hai
ngơn ngữ chính được sử dụng ở Malaysia.
Về tư liệu tiếng Anh.
Nghiên cứu về lịch sử Malaysia có các tác giả tiêu biểu như:
Winstedt R.O (1948) với cuốn Malaya and its history [174]; Swetteenham
F.A (1955) với cuốn British rule in Malaya [163]; Heussler Robert (1981)
với cuốn Bristih rule in Malaya: The Malayan Civil Service and its
predecessors 1867 - 1942 [137]... Những cơng trình trên phản ánh về bức
tranh lịch sử xã hội và con người Malaya và lý giải việc áp dụng những luật
lệ, chính sách của người Anh tại đây như một "trách nhiệm" của những người
da trắng đối với "những chủng tộc non nớt" nhằm ngụy biện cho chính sách
bóc lột thuộc địa của họ. Mặc dù những cơng trình khoa học trên mang dấu
ấn chủ quan của người nghiên cứu với những mức độ đậm nhạt khác nhau.
Tuy vậy, với tinh thần khách quan khoa học, chúng tôi vẫn cố gắng chọn lọc
và tiếp thu, kế thừa những giá trị thông tin từ nguồn tư liệu này.
Nhà nghiên cứu Tregonning K.G (1962) với cuốn A History of modern
Malaya của [171] đi sâu nghiên cứu về Malaya trong buổi đầu của quá trình


16

xâm thực cho đến trước năm 1957. Tác giả Nonini Donald M. (1992) với
cuốn British Colonial Rule and the Resistance of the Malay Peasantry, 1900 1957 [152]. Cuốn sách đã phác họa một cách khái quát về những thay đổi của
giai cấp nông dân Mã Lai, của nông thôn Mã Lai trong hơn nửa thế kỷ bán
đảo phải gánh chịu ách thống trị của thực dân phương Tây và quân phiệt
Nhật. Cơng trình này được tác giả luận án tham khảo phục vụ chủ đề nghiên
cứu của đề tài ở một số khía cạnh sau: những tác động của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa ở bán đảo Mã Lai - hệ quả của công cuộc khai thác thuộc địa

của chính quyền Anh; chủ nghĩa dân tộc Malay; sự đàn áp đối với lực lượng
cánh tả ở đây; sự điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền Anh và Tổ chức
Dân tộc thống nhất Mã Lai (UMNO) ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào giải
phóng dân tộc ở Malaya.
Học giả D.G.Hall (1997) với cuốn Lịch sử Đông Nam Á [22]. Cuốn
sách do nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội giới thiệu (tiếng Việt). Học
giả D.G.E. Hall đã tỏ ra hết sức am hiểu Đông Nam Á, khi ông đề cập khá chi
tiết về lịch sử vùng đất này từ thời kỳ sơ sử đến giai đoạn cận hiện đại. Ơng đã
giành nhiều cơng sức khi mơ tả q trình thực dân phương Tây thơn tính các
quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ thứ XVI; chỉ ra những chính sách cai trị đặc
trưng ở từng quốc gia trong khu vực; đường lối phát triển của các quốc gia sau
độc lập. Đề tài đã tiếp cơng trình này ở một số nội dung liên quan đến khu vực
Đơng Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng như: chính sách thực dân ở khu
vực; các con đường giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á; các mơ hình
phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực sau khi giành độc lập v.v...
Vấn đề sáp nhập lãnh thổ nhằm thống nhất hệ thống hành chính Liên
bang là một nội dung nghiên cứu của đề tài. Mảng chủ đề này được đề cập
trong một số cơng trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu sau: Nhà nghiên cứu
Tregonning K.G (1962) với cuốn Paper on Malayan History [171]. Cuốn sách
đề cập tới các thỏa thuận của các chính quyền Đơng Nam Á trong vấn đề


17

tuyên bố độc lập của Malaya. Nhà nghiên cứu Brackman Arnold. C (1966)
với cuốn Southeast Asia's Second Front. The Power Struggle in the Malay
Archipelago [129]. Tác giả phân tích tình hình Liên bang Malaysia sau khi
sáp nhập năm 1963; tái hiện lại cuộc đấu tranh giành quyền lực ở quần đảo
Malaya, khởi điểm từ Singapore bất ngờ rút lui khỏi Liên bang Malaysia, ảnh
hưởng của chủ nghĩa cộng sản trên quần đảo này. Bên cạnh đó tác giả cũng đề

cập tới vai trò của Mỹ đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhà
nghiên cứu Tan Tai Yong (2008) với cuốn Creating "Greater Malaysia":
Decolonization and the Politics of Merger [175]. Cuốn sách phân tích chuyên
sâu và tỉ mỉ các q trình đấu tranh chính trị - ngoại giao để đi tới việc thành
lập Liên bang Malaysia năm 1963. Liên bang này là sản phẩm của sự kết hợp
các phương thức chính trị giữa Malaya, Singapore, Sarawak và Sabah. Nó
cũng phản ánh nhu cầu hội nhập dưới góc độ kinh tế, chính trị của cả Malaya,
Sabah, Sarawak và Singapore. Cuốn sách nêu rõ những chi tiết thỏa thuận
trong các cuộc đàm phán phức tạp và khó thỏa ước giữa hai bên về các vấn đề
nóng bỏng như quyền cơng dân, kiểm sốt tài chính và sự phát triển của một
trọng tâm thị trường có liên kết với vùng ngoại vi kinh tế của hai bang Sabah,
Sarawak. Ngoài ra, cuốn sách còn nghiên cứu kỹ những chi tiết trong các
cuộc đàm phán giai đoạn 1961 - 1963 (thời kỳ Singapore tồn tại ngắn ngủi
trong liên bang), những lý do dẫn đến bất đồng chính trị giữa hai chính phủ
Malaya và Singapore. Học giả Regina Lim (2008) với cuốn Federal-State
Relations in Sabah, Malaysia [160]. Tác giả đặt vấn đề tìm ra chiến lược
nhằm điều hòa các vấn đề của dân tộc bản địa ở Sabah; Đồng thời tác giả
cũng nghiên cứu lịch sử các cộng đồng tôn giáo khác, nghiên cứu những nỗ
lực của chính phủ trong việc củng cố nền chính trị Liên bang và chế độ kinh
tế - xã hội nhằm duy trì được mối liên kết Liên bang - Tiểu bang.
Những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình sáp nhập lãnh thổ và
thành lập Liên bang Malaysia được phân tích và lý giải khá chi tiết trong


18

cuốn sách của học giả Shirashi Takashi (2009), Across the Causeway: A
Multi-dimensional Study of Malaysia-Singapore Relations [164]. Cuốn sách
gồm tổng hợp 13 bài nghiên cứu về lịch sử, chính trị, an ninh khu vực, luật
pháp và kinh tế. Các công trình nghiên cứu đa ngành để khám phá sự phức

tạp và đa dạng của mối quan hệ giữa Malaysia và Singapore. Chẳng hạn như
sự pha tạp về địa lý, liên kết kịch sử, các sự kiện và các phong trào đã từ lâu
kết nối con người và lãnh thổ của hai quốc gia này. Tác giả đưa ra những
dẫn chứng về mối quan hệ giữa hai quốc gia trên được kiến tạo không chỉ
bởi những quan điểm khu biệt về tính dân tộc và các quỹ đạo chính trị khác
nhau mà còn bởi hiện thực của sự tương tác kinh tế và cạnh tranh lẫn nhau.
Bên cạnh đó là các lĩnh vực về hợp tác an ninh và việc xây dựng khu vực
Đông Nam Á định hướng thị trường cũng góp phần quan trọng vào sự tồn tại
và phát triển của hai quốc gia này.
Về tư liệu tiếng Malaysia
Các công trình nghiên cứu tiếng Malaysia tiêu biểu như: Al-Attas, S.
M. Naguib (1972), Islam Dalam Sejarah dan Kebudayaan Melayu [119]. Các
công trình này đã đưa ra những bằng chứng lịch sử của Islam đối với đời sống
tinh thần của người Melayu; sự tiếp nhận Islam và sự phát triển lịch sử Đơng
Nam Á nói chung và thế giới Melayu nói riêng. Tham khảo các cơng trình
này gợi ý hướng tiếp cận về vai trò của Islam trong lịch sử cũng như trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước Malaysia sau độc lập đến nay; lý giải
mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo - nhà nước - sự thống nhất dân tộc v.v...
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về Malaysia ở Việt Nam chủ yếu được bắt đầu vào thập
niên cuối của thế kỷ XX. Hai cơng trình chun sâu về chủ đề giải phóng dân
tộc được đánh giá mang tầm bao quát những nét chung cả về lý luận lẫn thực
tiễn của các phong trào ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đó là: Đỗ
Thanh Bình (chủ biên) (1999), Con đường cứu nước trong cuộc đấu tranh


19

giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) [4];
Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX Một cách tiếp cận [6]. Trong các công trình này, các tác giả đã đi sâu phân

tích về điều kiện đặc thù của các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn con đường giành độc lập dân tộc. Hai
cơng trình trên gợi ý hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu về con đường phát
triển đất nước của các quốc gia trên thế giới.
Trong khi đó, nghiên cứu về lịch sử các nước Đơng Nam Á nói chung
và Malaysia nói riêng được Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam (1983) công bố cuốn sách Chính sách của các
cường quốc tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á [113].
Cơng trình đưa ra cứ liệu khoa học về các chính sách của thực dân tư bản
phương Tây áp đặt tại thuộc địa Đông Nam Á và hệ quả tất yếu của chính
sách thực dân là phong trào chống thực dân phương Tây đã bùng nổ ở khắp
các quốc gia Đông Nam Á; Trần Thị Vinh (1998) với cuốn Đông Nam Á từ
sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay [112], là cơng trình nghiên cứu
chun sâu về các quốc gia Đông Nam Á sau khi giành được độc lập. Hai
cơng trình này đưa ra cơ sở dữ liệu để đề tài tiếp cận về chủ đề con đường đấu
tranh giành độc lập; quá trình xây dựng và phát triển của Malaysia và các
quốc gia trong khu vực với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện riêng của mỗi
nước. Lương Ninh (2005) (chủ biên) Lịch sử Đông Nam Á [61]; Hai tác giả
Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (đồng chủ biên) (2009), Tri thức Đông Nam
Á [62]. Đây là công trình mang tính khái qt cao về lịch sử hình thành,
những nét văn hóa cơ bản, các mơ hình chính trị, kinh tế - xã hội của 11 quốc
gia Đông Nam Á. Trong đó mơ hình xây dựng nền chính trị, kinh tế - xã hội
của Malaysia gợi mở sự tiếp cận về sự nghiệp củng cố độc lập của quốc gia
này. Học giả Trần Khánh chủ biên (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập IV [46];
Phạm Đức Thành (chủ biên) (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập V [96]. Các
cơng trình này cung cấp lượng kiến thức tương đối có hệ thống về q trình


20


xâm nhập, bành trướng, thiết lập chế độ cai trị và khai thác thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, quân phiệt Nhật và con đường đấu tranh giành và
củng cố nền độc lập dân tộc của Malaysia nói riêng và các quốc gia Đơng
Nam Á nói chung trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là từ sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai. Qua đó gợi mở hướng nghiên cứu về tính đặc thù của Malaysia
khi lựa chọn cách thức giành độc lập khác với các nước trong khu vực.
Ngồi ra tác giả tiếp cận nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến
mảng nội dung này được công bố trong các luận án và đăng tải trên các tạp
chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên
cứu quốc tế v.v... (được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo).
1.1.2. Về việc xây dựng nền dân chủ tƣ sản, lựa chọn con đƣờng
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính sách ngoại giao... nhằm củng
cố độc lập dân tộc và phát triển đất nƣớc của Malaysia
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Về tư liệu tiếng Anh
Trước hết, góc độ nghiên cứu về các nền chính trị - xã hội, về sự lựa
chọn con đường phát triển của Malaysia. Tiêu biểu là Pye Lucian. W (1956) với
cuốn Guerrilla Communism in Malaya: It's Social and Political Meaning [155];
học giả Funston, N.J (1980) với cuốn Malay Politics in Malaysia, UMNO and
PAS [134]. Hai cơng trình này đề cập tới nền chính trị ở Malaysia; về hai
đảng chính trị lớn tại Malaysia là UMNO và PAS. Trong các cơng trình này,
tác giả đã cung cấp những nét cơ bản về hệ thống chính trị của Malaysia; về
sự đối lập của hai đảng này; những chiến lược, chiến thuật khác nhau của hai
đảng nhằm nâng cao vai trị và vị trí của mình trong nền chính trị Malaysia;
khẳng định tính quyết định của UMNO về nội dung và khuynh hướng chính
trị của đất nước này. Học giả Comber Leon (2008), Malaya’s secret police
1945 - 1960 [132]. Cơng trình đã cung cấp tư liệu về tình hình an ninh ở


21


Malaya, về lực lượng cộng sản và những ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản
đối với nền chính trị, xã hội ở Malaysia; tình hình các đảng phái chính trị ở
Malaysia; sự ban bố "tình trạng khẩn cấp" của chính phủ Malaya trong năm
1969… Mặc dù cách nhìn nhận của các tác giả chưa thiện cảm với lực lượng
cộng sản, song đây cũng là nguồn tài liệu cung cấp những thơng tin hữu ích.
Thứ hai, góc độ dân tộc, tơn giáo và ảnh hưởng của Islam đối với nền
chính trị, xã hội Malaysia. Tiêu biểu là học giả người Malaysia, Mutaib
Hussin (1980) với cuốn Islam and Ethnicity in Malay Politics [150]. Trong
cơng trình này, tác giả đề cập tới vai trị của Islam và cộng đồng theo Islam
trong nền chính trị của Malaysia. Tác giả đã nhấn mạnh đến mối quan hệ
"biện chứng" ("dealectic") giữa Islam và chủ nghĩa dân tộc của người Melayu,
vai trị của Islam trong nền chính trị Malaysia cũng phụ thuộc rất nhiều vào
mối quan hệ này. Bởi lẽ, một mặt, Islam là cơ sở cho bản sắc dân tộc Melayu
và đẩy nó đi xa hơn, mặt khác, lại chính Islam đã chia rẽ cộng đồng này". Nhà
nghiên cứu Ratnam K.J. (1985), Religion and Poliics in Malaya [151]. Cơng
trình đề cập tới mối quan hệ giữa Islam với nền chính trị ở Malaysia. Theo tác
giả, Islam đã bảo vệ quyền lợi của người Melayu, góp phần thống nhất cộng
đồng này bằng cách nhấn mạnh bản sắc riêng và quyền lợi riêng của cộng
đồng đó trước các cộng đồng cư dân khác; là cơ sở để xây dựng và củng cố ý
thức dân tộc Melayu, bản sắc Melayu trong quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo;
Học giả Bakar Abu Mohamed (1987), Islam and Nationalism in
Contemporary Malay Society, [130]. Học giả Jamaluddin, Khairy (2006), Out
of the cage: Umno unplugged aiside, what matters most is Malaysia [138]…
Trong các cơng trình này, các tác giả đề cập tới mối quan hệ đối kháng giữa
cái gọi là lực lượng "chủ nghĩa dân tộc và Islam" và cho rằng, chính sự đối
kháng của hai lực lượng chính trị này là một biểu hiện của phong trào phục
hưng Islam hiện nay ở Malaysia. Theo các tác giả thì phải đến cuối những
năm 70, đầu 80 của thế kỷ XX, người Melayu mới thừa nhận Islam là một hệ



22

thống hoàn chỉnh và cần cải tạo xã hội theo đường lối Islam. Quan trọng hơn,
các tác giả của những cơng trình trên gợi mở hướng tiếp cận về vấn đề dân tộc,
tôn giáo trong sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Malaysia đó là: chủ nghĩa
dân tộc Melayu khác với chủ nghĩa dân tộc nói chung theo quan niệm phương
Tây - "chủ nghĩa dân tộc Melayu chỉ là sự thể hiện ước muốn duy trì bản sắc
văn hóa, tồn vẹn chính trị và phát triển kinh tế". Đề tài tham khảo dưới góc
độ này nhằm lý giải ảnh hưởng của vấn đề Islam trong sự nghiệp củng cố độc
lập của quốc gia Malaysia.
Thứ ba, nghiên cứu về các con đường phát triển kinh tế - xã hội của
Malaysia. Tiêu biểu là Cục xuất bản Malaysia công bố cơng trình Malaixia kế
hoạch triển vọng lần thứ hai 1991 - 2000 đã được Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia (1997) dịch. Đây là cơng trình tổng hợp về kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của Malaysia trong 20 năm [73]. Cuốn sách đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch triển vọng lần thứ nhất (OPP1) trong những năm 1971 - 1990
mà trọng tâm là chính sách kinh tế mới (NEP). Trong hai thập niên, NEP đã
đưa lại sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Malaysia. NEP đã giải
quyết được vấn đề nghèo đói, thất nghiệp và mất cân đối trong nền kinh tế,
những vấn đề xã hội trở nên dễ quản lý hơn. Trên cơ sở đánh giá về NEP,
cuốn sách đã tập trung trình bày những nội dung cơ bản của kế hoạch triển
vọng lần thứ hai (OPP2) trong những năm 1991 - 2000 và chính sách phát
triển mới (NDP), nhằm mục tiêu đẩy nhanh q trình xóa đói giảm nghèo và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, điều chỉnh những mất cân đối về thu nhập
và mức sống giữa các vùng, các nhóm sắc tộc, phấn đấu đưa Malaysia trở
thành "quốc gia phát triển đầy đủ" vào năm 2020.
Ngoài ra, tác giả Wang Gungwu (2005), Nation-Building: Five Southeast
Asian Histories [172]. Công trình nghiên cứu về các con đường phát triển của
các nước Đơng Nam Á, trong đó đặc biệt quan tâm tới Malaysia. Cơng trình

này gợi ý hướng nghiên cứu cho đề tài ở một số vấn đề sau: đặc thù của các


23

quốc gia Đơng Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng có ảnh hưởng gì đến
việc hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng
của chủ nghĩa dân tộc trong chủ trương xây dựng quốc gia như thế nào; vấn
đề kinh tế, chính trị, văn hóa có ảnh hưởng như thế nào; những ảnh hưởng của
các giai cấp trong xã hội bấy giờ; các áp lực bên trong và bên ngoài khu vực
đối với việc xây dựng, củng cố nền độc lập của Malaysia.
Thứ tư, tồn bộ diễn biến chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã
hội… của Malaysia từ năm 1957 đến 1990 có mối liên quan chặt chẽ đến
những tác động của các nhân tố quốc tế và khu vực. Nguồn tư liệu viết về các
vấn đề này khá phong phú. Có thể kể đến như học giả Fitzsimon M.A (1953),
Colonial isues in British Politics, 1945 - 1951 [133]. Cơng trình này đề cập
tới nhận thức của người Anh về tầm quan trọng của Malaya trong việc nâng
cao vai trò của nước Anh ở châu Á và ngay ở chính quốc. Nước Anh phải thích
ứng bằng sự điều chỉnh chính sách trong giai đoạn 1948 - 1951 để "tiến đến
chiều hướng mới" trong những năm 1952 - 1967. Tác giả Piter A. Poope (1986)
với cuốn Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevent đến Nixon (dịch từ tiếng
Anh) [83]. Tác giả Paul Kennedy (1992), Thay đổi kinh tế và xung đột quân
sự từ 1500 đến 2000. Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc (dịch từ
tiếng Anh) [42]. Hai cơng trình này đề cập đến trật tự thế giới thời kỳ Chiến
tranh lạnh; tác động của các cường quốc lớn dưới góc độ an ninh - chính trị,
đối ngoại đối với khu vực Đơng Nam Á nói chung và với Malaysia nói riêng.
Về tư liệu tiếng Malaysia
Tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu về Islam trong các mối quan hệ
dân tộc, tơn giáo, chính sách giáo dục… ở Malaysia. Học giả Abdullah, Hj. Ishak
(1991), với cuốn Tulisan Jawi Hubungannya Pengan Pelijian dan Pendidikan

islam di Malaysia [118]. Cơng trình gợi mở hướng nghiên cứu về mối quan
hệ giữa chữ viết, ngơn ngữ và Islam với chính sách giáo dục ở Malaysia, vai
trò của giáo dục Islam trong sự nghiệp phát triển đất nước. Học giả Mukti Ali,


24

H.A (1991), Pelbagai Soalan Islam Di Asia Tenggana, Islamika IV [122].
Cơng trình nghiên cứu về sự khác nhau của Islam ở châu Á, lý giải nét đặc thù
của Islam ở Đông Nam Á và Malaysia. Cuốn sách gợi mở cho người đọc tiếp
cận về con đường xây dựng Nhà nước Islam thế tục hóa ở Malaysia khác với
nhiều quốc gia Islam ở châu Á, về Islam trong chính sách đối ngoại...
Ngồi ra, chủ đề về sự đóng góp của các nhà lãnh đạo Malaysia cũng
được khai thác khi nghiên cứu đề tài luận án. Học giả Morais, J.V (1982) đã
viết cuốn Mahathir, Riwayat Garah Berani [121]. Cơng trình đã tổng hợp nhiều
thơng tin quan trọng giới thiệu về những đóng góp của Thủ tướng M.
Mahathir trong nhiệm kỳ giữ chức vụ Thủ tướng của Malaysia (1981 - 2003).
Ông là người được giới nghiên cứu đánh giá là đã "làm thay đổi vượt bậc hình
ảnh của quốc gia dân tộc Malaysia". Nghiên cứu về đóng góp của các nhà
lãnh đạo quốc gia, gợi ý cho đề tài luận án đánh giá khách quan về vai trò của
lực lượng lãnh đạo trong sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu con đường củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia
được nhận diện qua các cơng trình nghiên cứu chun sâu dưới nhiều góc độ:
chính trị - hành chính, an ninh quốc phịng - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Một số cơng trình tiêu biểu như: Trần Khánh (1992), Vai trị của người
Hoa trong nền kinh tế các nước Đơng Nam Á [44]. Đây là cơng trình nghiên
cứu khá sớm về Malaysia, đặc biệt là về một cộng đồng người ở Malaysia
đang nắm trong tay sức mạnh kinh tế - người Hoa. Từ đó tác giả đưa ra nhận
xét về vai trò của cộng đồng này đối với sự vận hành nền kinh tế của các quốc

gia Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng. Nguyễn Trí Dĩnh (1993)
với cuốn Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế các nước ASEAN [11].
Cuốn sách đề cập đến vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước các quốc gia
trong nhóm ASEAN-6, đưa ra một số nhận định về cách thức quản lý của Nhà
nước trong đường lối phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia này. Tác giả


25

Phạm Đức Thành (1993) với cuốn Malaixia trên đường phát triển [94]. Đây
là cuốn sách viết khái quát về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
này từ khi mới giành được độc lập (1957) đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
Trong đó, tác giả phân tích về các chính sách kinh tế - xã hội mà chính phủ
Malaysia thực hiện nhằm phát triển kinh tế, cải thiện sự cơng bằng và bình
đẳng, ổn định xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Phan Đại Dỗn và
Nguyễn Trí Dĩnh (1995), Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn ở
một số nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á [12]. Cơng trình đề cập sâu về
một số kinh nghiệm trong quản lý các vùng miền, đặc biệt là vùng nông thơn
thơng qua các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia Đông Á
và Đông Nam Á.
Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngồi phục vụ
cơng nghiệp hóa ở Malaysia - Kinh nghiệm với Việt Nam [74]. Tác giả phân
tích những thành cơng của Malaysia trong việc thu hút FDI để thực hiện cơng
nghiệp hóa. Từ những bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI, tác giả cuốn
sách cũng gợi ý một số chính sách và biện pháp có tính tham khảo cho các
nhà hoạch định chính sách thu hút FDI ở Việt Nam hiện nay. Hai tác giả Đào
Lê Minh và Trần Lan Hương (2001), Kinh tế Malaixia [57]. Đây là công trình
nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển kinh tế của Malaysia. Tác giả Phạm
Thị Vinh với cuốn sách Islam ở Malaysia [111]. Đây là cơng trình khoa học
nghiên cứu sâu sắc về Islam ở Malaysia. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này,

đề tài tham khảo hướng tiếp cận nghiên cứu về nhân tố Isalm trong sự nghiệp
củng cố độc lập dân tộc của Malaysia: vị trí đặc biệt của Islam trong đời sống
chính trị, văn hóa - xã hội; Islam trong chính sách đối ngoại của Malaysia trong
mỗi giai đoạn cầm quyền của các Thủ tướng.
Học giả Vũ Dương Ninh (2006), Việt Nam - Thế giới và hội nhập
(Một số cơng trình tuyển chọn) [67] cơng bố 70 cơng trình khoa học. Trong
đó đề cập tới các vấn đề như: phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á;


×