Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 180 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ VÂN HÀ

TÔN GIÁO VÀ LUẬT PHÁP VỀ TÔN GIÁO TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2014


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ngay từ buổi đầu thành lập, chính quyền non trẻ của Việt Nam đã quan tâm
đến vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo. Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
trong phiên họp đầu tiên đã tuyên bố: "Tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn kết",
ngun tắc đó đã trở thành chính sách nhất quán xuyên suốt qua mọi thời kỳ của
cách mạng Việt Nam.
Từ năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới sâu rộng trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những thành công to lớn không thể phủ
nhận, là đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo. Sự đổi mới nhận thức
về tơn giáo, có thể nói, được đánh dấu từ Nghị quyết 24/NQ-TW (1990) Về tăng
cường công tác tơn giáo trong tình hình mới, với 3 luận điểm mang tính bước
ngoặt: Tơn giáo cịn tồn tại lâu dài; Tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân; Đạo đức tơn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới.
Nếu như trước đây, quan điểm, chính sách về tơn giáo thể hiện tập trung
trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam thì từ khi đất nước đổi


mới đến nay, Nhà nước thực hiện nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong
những năm gần đây, luật pháp về tôn giáo đã không ngừng được xây dựng, sửa đổi
bổ sung, hồn thiện và có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố khối
đồn kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế và giữ
vững ổn định chính trị - xã hội.
Luật pháp về tôn giáo là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam song cũng đã
được các nhà khoa học, các chuyên gia trong hoạt động thực tiễn quan tâm. Nhà
nước pháp quyền quản lý tôn giáo bằng pháp luật, nhưng tôn giáo lại là những thực
thể xã hội vơ cùng đặc biệt, tinh tế. Vì thế, muốn xây dựng và thực thi luật pháp về
tôn giáo một cách hiệu quả thì chúng ta khơng chỉ nắm vững luật pháp mà cần phải
hiểu biết về tôn giáo.

2


Từ góc độ nghiên cứu tơn giáo và luật pháp về tơn giáo ở Việt Nam, đã có
một số cơng trình liên quan được trình bày dưới dạng các bài báo, sách chun
khảo, luận văn, luận án. Các cơng trình đó đã luận bàn nhiều vấn đề về tơn giáo và
pháp quyền. Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu sâu về luật pháp trong mối liên hệ
hữu cơ với tôn giáo, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, còn mỏng, góc độ tiếp cận
cũng khác nhau. Thực tiễn của đời sống và công tác tôn giáo trong bối cảnh mới
không ngừng biến đổi, trong khi hệ thống pháp luật tôn giáo đã bộc lộ những bất
cập. Nhiều vấn đề luật pháp liên quan đến tôn giáo trong quá khứ như vấn đề tài
sản, vấn đề tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo, hoạt động truyền giáo, sinh
hoạt tơn giáo của người nước ngồi,... vẫn chưa có câu trả lời hợp lý. Những vấn đề
phát sinh trong hoạt động tôn giáo như hoạt động xã hội của các tơn giáo, việc quy
định các chế tài vi phạm chính sách tôn giáo , tôn giáo và vấn đề an ninh, trật tự,…
chưa được pháp luật điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Những thiếu sót đó đã góp phần
gây ra tình trạng lúng túng, thiếu thống nhất, thậm chí vi phạm pháp luật trong đời
sống tôn giáo, trong công tác quản lý, làm hạn chế vai trị của các tơn giáo cũng

như hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Pháp luật và nhà nước là hai yếu tố của thượng tầng kiến trúc ln có mối
quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Muốn đời sống tơn giáo, cơng tác tơn giáo phát
triển hài hịa và bền vững, nhà nước phải quản lý xã hội nói chung và quản lý các
hoạt động tơn giáo nói riêng một cách minh bạch bằng luật pháp. Điều đó có nghĩa,
việc xây dựng một nhà nước pháp quyền hoàn chỉnh là cách tốt nhất để giải quyết
ổn thỏa vấn đề tôn giáo. Do vậy, nhu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền thực
sự là đòi hỏi, là yêu cầu lớn và trực tiếp của đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại.
Trong bối cảnh tồn cầu hố đang lan tỏa sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong một số trường hợp cụ thể, vấn đề tơn giáo ở nước ta có thể
trở thành một vấn đề nhạy cảm để các tổ chức quốc tế và quốc gia khác lợi dụng
làm công cụ thực hiện những mục đích chính trị và kinh tế vụ lợi của họ. Vì vậy,
một mặt, cần xây dựng luật pháp về tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
theo hướng hội nhập hơn nữa với các công ước quốc tế. Mặt khác, cần đặt vấn đề

3


xây dựng và hồn thiện luật pháp về tơn giáo trong mối quan hệ biện chứng giữa
các bộ phận cấu thành của đời sống xã hội.
Việc tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng luật pháp về tôn giáo của một số nước
trên thế giới và tiến trình xây dựng, hồn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam,
chỉ ra thành tựu cũng như những vấn đề còn tồn tại của công tác này trong giai
đoạn hiện nay là một việc rất cần làm. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều cơng
trình được triển khai theo hướng này một cách bài bản và có hệ thống.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn chủ đề: “Tôn giáo và luật pháp về
tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành
Tôn giáo học.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tơn giáo và luật

pháp, tiến trình xây dựng luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam,
trên cơ sở đó nêu lên những vấn đề cần tiếp tục giải quyết để hoàn thiện hệ thống
pháp luật này, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
2.2. Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện được mục đích trên, luận án cần
giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành luật pháp về
tơn giáo ở Việt Nam; tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng luật pháp về tôn giáo ở một
số quốc gia, từ đó có cái nhìn tham chiếu về tình hình xây dựng luật pháp về tơn
giáo ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu tiến trình xây dựng, hồn thiện luật pháp về tôn giáo ở
Việt Nam; nêu lên những thành tựu và hạn chế của công tác xây dựng và hồn thiện
luật pháp về tơn giáo ở nước ta hiện nay, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu
và hạn chế đó.
Thứ ba, nêu lên những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong q trình hồn
thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra một
số đề xuất và khuyến nghị.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4


3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề tôn giáo, chính sách, luật pháp
liên quan đến tơn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam, thời kỳ đổi mới được bắt đầu từ Đại
hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (12/1986). Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu của đề tài này được xác định bắt đầu từ khi có Nghị quyết số 24 NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo (10/1990) và giới hạn thời gian
nghiên cứu đến khi Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 được thông qua.
Khi đề cập tới đời sống tôn giáo, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các tôn
giáo đã được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân.
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết

Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa - xã hội đa phức gắn với đời sống tinh
thần của xã hội, vì vậy, luật pháp về tơn giáo, một mặt phải tuân theo những quy
chuẩn chung nhưng mặt khác lại có tính đặc thù bởi phải hướng tới điều chỉnh
những thực thể văn hóa đa tầng và nhạy cảm.
Luật pháp về tôn giáo là kết quả của quá trình hình thành, vận động, điều
chỉnh và phát triển gắn với lịch sử chính trị. Việc nghiên cứu tơn giáo và luật pháp
về tôn giáo ở luận án này được đặt trong lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền,
trong sự tác động biện chứng giữa những điều kiện bên trong của đời sống tơn giáo,
những địi hỏi có tính nguyên tắc của thể chế chính trị và phù hợp với luật pháp
quốc tế, nhất là các công ước quốc tế về tôn giáo và nhân quyền mà Việt Nam đã
gia nhập. Vì vậy, để tiếp cận, làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, luận án sử
dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện
chứng của triết học macxit, một số lý thuyết trong nghiên cứu tôn giáo và luật pháp.
Trong luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các lý thuyết sau:
- Lý thuyết chức năng: Trong luận án này, chúng tôi sử dụng lý thuyết chức
năng của Emile Durkheim để tìm hiểu mối quan hệ giữa tơn giáo và xã hội, tôn
giáo và pháp quyền. Nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đã nói nhiều hơn đến
“nguồn lực xã hội của tôn giáo”. Khi người ta cắt nghĩa một hiện tượng xã hội thì
5


cần phải tìm riêng ngun nhân sản sinh ra nó và chức năng mà nó hồn thành. Lý
thuyết chức năng cũng giúp giải thích tại sao ở mỗi bối cảnh kinh tế - xã hội của đất
nước, luật pháp về tôn giáo lại mang những dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng,
đồng thời ln phải điều chỉnh, hồn thiện để theo kịp sự vận động của đời sống
tôn giáo - xã hội.
- Lý thuyết xã hội học tôn giáo: Tôn giáo, với tư cách là những thực thể, ở
góc độ cộng đồng, là những tổ chức đặc thù chịu sự chế ước chung của xã hội. Xã
hội học tôn giáo nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ của tôn giáo với xã hội, ý nghĩa
của tôn giáo trong xã hội và sự phân bố tôn giáo trong các giai tầng xã hội. Xã hội

học tôn giáo nhấn mạnh chức năng, vai trị của tơn giáo trong đồn thể xã hội. Sử
dụng lý thuyết này, tác giả luận án quan tâm đến vị trí, vai trị và hoạt động của tổ
chức tôn giáo như một bộ phận đặc biệt của xã hội dân sự.
- Lý thuyết địa - tôn giáo: Địa - tôn giáo là sự kết hợp nghiên cứu tơn giáo
với nghiên cứu vị trí địa lý và mối quan hệ qua lại của các tôn giáo khu vực và tơn
giáo tồn cầu. Những vấn đề như sự phân bố và biến chuyển của tôn giáo trong các
thời kỳ lịch sử khác nhau trên các khu vực địa lý, sự phản ánh và khúc xạ diện mạo
tôn giáo ở những khu vực địa lý khác nhau, tình trạng di chuyển của các quần thể
tôn giáo,… Trong luận án, chúng tôi sử dụng lý thuyết này để bàn về tình hình, đặc
điểm của tơn giáo ở Việt Nam, luật pháp về tôn giáo và một số vấn đề đặt ra đối với
tơn giáo.
- Lý thuyết văn hóa học tơn giáo: Lý thuyết này trình bày những đặc tính,
bản chất, ý nghĩa nhân văn của tôn giáo, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tơn giáo với
văn hóa. Tác giả luận án áp dụng lý thuyết này để tìm hiểu mối liên hệ giữa tơn
giáo với văn hóa, chính trị trong xã hội, tìm điểm kết nối, đồng thuận về đạo đức,
văn hóa giữa các tổ chức tơn giáo, nhà nước và cộng đồng xã hội.
- Lý thuyết luật học so sánh: Luật học so sánh lấy lịch sử phát triển luật pháp
làm cơ sở nhưng không dựa vào chiều dọc của nghiên cứu lịch sử luật pháp mà
nhấn mạnh sự so sánh theo chiều ngang. Tác giả luận án sử dụng áp dụng lý thuyết
này để tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng luật pháp về tôn giáo ở một số quốc gia trên
thế giới để từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6


Trong luận án, tác giả có đề cập đến những kiến giải về q trình xây dựng
và hồn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam từ góc nhìn tơn giáo mà các
chuyên gia đi trước đã bàn tới, coi đó là một thành quả nghiên cứu cần kế thừa,
song không đặt thành vấn đề cần giải quyết sâu hơn. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, nhận thức và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản và
Nhà nước Việt Nam, trên tinh thần hội nhập với các công ước quốc tế về tôn giáo

và nhân quyền là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho chúng tôi thực
hiện luận án này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành tôn giáo
học kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học khi tiếp cận các khái niệm, thuật ngữ
liên quan đến tơn giáo và luật pháp; tìm hiểu bản chất cũng như nội hàm của khái
niệm, thuật ngữ, phân tích các quy phạm pháp luật.
- Phương pháp so sánh để tìm sự tương đồng, khác biệt và sự tác động qua
lại giữa luật pháp về tôn giáo của một số quốc gia với luật pháp về tôn giáo ở Việt
Nam trong lịch sử và hiện tại, từ đó rút ra những bài học cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử, trong đó phối hợp sử dụng hai phương
pháp lịch đại và đồng đại để đặt sự phát triển của tôn giáo và luật pháp về tôn giáo
trong dịng chảy của lịch sử, đồng thời nhìn nhận những biến cố lịch sử xã hội - tôn
giáo như là những nguyên nhân căn bản tác động tới tiến trình xây dựng và hồn
thiện luật pháp về tơn giáo.
- Phương pháp thống kê, phân tích văn bản là những phương pháp giúp tác
giả nắm bắt những dữ liệu về tình hình tơn giáo, các văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh trực tiếp và có liên quan đến tơn giáo ở Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn của xã hội học là một phương pháp nghiên cứu
không thể bỏ qua trong q trình thực hiện luận án này. Ngồi việc sử dụng các tư
liệu, văn bản pháp lý của cơ quan cơng quyền, cịn có các tư liệu truyền thơng đa

7


chiều, phản ánh thái độ tiếp nhận của các tổ chức tơn giáo đối với chính sách, pháp
luật về tơn giáo.
Trong q trình thực hiện luận án, chúng tơi đã tiến hành các cuộc tọa đàm
hẹp có chọn lọc (đối tượng và nội dung), kết hợp với phỏng vấn sâu, trao đổi trực

tiếp với các chuyên gia đầu ngành.
5. Đóng góp về mặt khoa học, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án không phải là công trình chun khảo đầu tiên bàn đến tơn giáo và
luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, song là công trình luận giải một cách tương đối
hệ thống về tiến trình đổi mới luật pháp về tơn giáo mang tính đặc thù của Việt
Nam: xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn đời sống tơn giáo, địi hỏi Đảng và
Nhà nước, phải đổi mới nhận thức về tôn giáo và cơng tác tơn giáo. Điều đó thể
hiện cụ thể bằng việc điều chỉnh các chính sách, pháp luật liên quan tới tơn giáo,
đánh giá tác động của các chính sách, pháp luật đó, xác định những vấn đề đặt ra để
tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo.
Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, những
yếu tố tác động đến luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam và hướng tới việc đưa ra một
khung lý thuyết về luật pháp về tôn giáo xung quanh yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền. Trong một mức độ nhất định, luận án có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho môn học Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo, phục vụ công tác đào tạo,
nghiên cứu tôn giáo học và các bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của
tác giả có liên quan đến luận án đã công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, các chữ
viết tắt, các bảng, nội dung luận án gồm 04 chương với 11 tiết và tiểu kết các
chương. Chương 1: Tổng quan (gồm 2 tiết);
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành luật pháp về tơn giáo ở
Việt Nam (gồm 3 tiết);
Chương 3: Tiến trình xây dựng, hồn thiện luật pháp về tơn giáo ở Việt Nam
(gồm 3 tiết);
8


Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với tôn giáo và q trình hồn thiện luật
pháp về tơn giáo ở Việt Nam và khuyến nghị (gồm 3 tiết)

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.“Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”
nằm trong tiến trình vận động của tơn giáo và luật pháp về tôn giáo từ khi nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập.
Các nghiên cứu về vấn đề này có thể tìm thấy trong các cơng trình tìm hiểu
quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.
Một trong số những cơng trình tiêu biểu ở chủ đề này là cuốn Lý luận về tơn
giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam (Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia,
năm 2001). Cuốn sách là một phần kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả khi đất
nước bước vào thời kỳ đổi mới về công tác tôn giáo. Trong công trình này, tác giả
đã cung cấp những vấn đề lý luận về tơn giáo, sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tơn
giáo dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, từ đó đưa ra định nghĩa về tơn giáo của
mình. Tác giả cũng phân tích, lý giải các xu hướng tôn giáo, đồng thời giới thiệu
những vấn đề cơ bản về tình hình tơn giáo Việt Nam. Phần thứ sáu của cuốn sách
bàn về “Chính sách tơn giáo” và “Chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam”. Tuy
nhiên, trong tổng thể một cơng trình chung, khá rộng, cơng trình này mới đề cập
những nét chung nhất về chính sách, luật pháp về tôn giáo và giới hạn vấn đề ở
những năm cuối thế kỷ XX.
Trong các năm 2000- 2002, các cuốn sưu tập về chủ nghĩa Mác - Lênin liên
tiếp ra mắt như: C.Mác, Ph.Ăng ghen về vấn đề tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên,
Nxb KHXH, năm 2000); C.Mác, Ph.Ănghen, Lênin về tôn giáo (Nxb Tôn giáo, Hà
Nội, 2001); C.Mác, Ph.Ănghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần (Viện
Mác - Lênin Trung Quốc, Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch, Nxb Chính trị Quốc gia,
năm 2001,... Những tư liệu này chứa đựng một cách tương đối hệ thống quan điểm
và lý luận chung về tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác.
9



Bàn về tư tưởng và ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tơn giáo thì khá đa
dạng, tiêu biểu như cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tơn giáo tín ngưỡng
(Viện Nghiên cứu Tơn giáo, Nxb KHXH, 1998); Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn
giáo và công tác tôn giáo (Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tơn giáo, HN,
2003); Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
(Nguyễn Đức Lữ, chủ biên, Nxb Chính trị - Hành chính, HN, 2009); Thêm những
hiểu biết về Hồ Chí Minh (Đỗ Quang Hưng, Nxb Lao động, HN, 1999),... Hầu hết
các cơng trình này, dù tiếp cận ở nhiều góc độ, mức độ nghiên cứu nông sâu khác
nhau, song đều đồng thuận với nhau ở nhận định: ít có nhà lãnh đạo nào của nước
ta có được mối quan hệ tốt với các chức sắc tôn giáo và đi vào lịng các tín đồ tơn
giáo như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 2002, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội Việt
Nam tham gia trực tiếp vào việc đóng góp luận cứ khoa học cho Hội nghị lần thứ
bẩy BCHTW Đảng khóa IX với đề tài “Nhà nước và Giáo hội”. Kết quả của đề tài
này sau đó đã được in thành sách với cùng tên của đề tài (Đỗ Quang Hưng chủ
biên, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2003). Cuốn sách đề cập đến các nội dung cốt lõi
trong quan hệ giữa Nhà nước với giáo hội của các tôn giáo. Vấn đề này được đặt ra
gần như đồng thời với việc thành lập nước. Thực tiễn cách mạng Việt Nam địi hỏi
phải bổ sung, cụ thể hố và hồn thiện đường lối, chính sách tơn giáo, chuyển
đường lối, chính sách này thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội. Đó là
một q trình khơng đơn giản, có thành cơng và cũng có thể có sai sót, nhất là trong
thời kỳ đổi mới, hội nhập cùng thế giới ở những năm đầu thế kỷ XXI. Vì vậy, một
nhiệm vụ đặt ra với giới khoa học và những người làm công tác tôn giáo là nghiên
cứu lý luận về vấn đề này, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam, tìm
hiểu những bài học trên thế giới, góp phần cùng với Đảng và Nhà nước hồn thiện
chính sách Đổi mới đối với tơn giáo. Tuy nhiên, cuốn sách chưa thể đặt vấn đề
nghiên cứu chính sách, luật pháp về tơn giáo một cách có hệ thống, đầy đủ, cập
nhật và tồn diện.
Để góp phần triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW
Đảng khóa IX “Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công

10


tác tôn giáo, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp
luận cứ khoa học cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu
dài đối với tôn giáo”, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ “55 năm đường
lối chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (1945-2000)”, Viện
Nghiên cứu Tôn giáo đã cho xuất bản cuốn Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam, lý luận và thực tiễn (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005). Cuốn sách đã hệ
thống lại những đường nét chủ yếu của vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác
tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó nghiêng về lịch sử nhận thức
của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và những phác họa đầu tiên về tiến trình đó, chủ
yếu là giai đoạn từ 1945 đến 2005. Một số vấn đề thiết yếu của chính sách tơn giáo,
nhất là ở phương diện quản lý nhà nước, như: mơ hình thể chế thế tục, các nguyên
tắc cơ bản khi giải quyết vấn đề tôn giáo, vấn đề xây dựng hệ thống luật pháp về
tôn giáo và thực thi chính sách tơn giáo,... đã được bàn đến. Tuy nhiên, chính sách,
luật pháp về tơn giáo chưa phải là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của cơng trình
này. Những vấn đề lý luận về chính sách, luật pháp về tôn giáo vẫn chưa được đề
cập đến.
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo
được thực thi và các văn bản dưới luật có liên quan được bổ sung, các cơng trình có
tính lý luận, tổng kết từng chặng đường thực hiện chính sách, luật pháp về tơn giáo
đã xuất hiện nhiều hơn và có những bước tiến mới.
Trong các cơng trình tiêu biểu của mình như cuốn Lý luận về tơn giáo và
chính sách tơn giáo ở Việt Nam (Nxb Tôn giáo, 2007; tái bản 2011) và cuốn Tôn
giáo - Quan điểm, chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam
hiện nay (Nxb Chính trị- Hành chính, Hà Nội, 2009), Nguyễn Đức Lữ đã tập trung
chủ yếu vào các vấn đề tôn giáo ở thời kỳ đổi mới như: lý luận về tơn giáo; tình
hình tơn giáo thế giới và Việt Nam; quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với tôn giáo trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Tác giả đã bám sát văn kiện

của các kỳ Đại hội Đảng, bình luận và minh hoạ bằng dữ liệu thực tiễn, đồng thời
gợi mở những vấn đề cần trao đổi thêm. Trong cuốn Lý luận về tơn giáo và chính
sách tơn giáo ở Việt Nam, ở lần tái bản năm 2011, người đọc có thể nhận thấy tác
11


giả đã có sự điều chỉnh, bổ sung những nhận định mới, những dữ liệu mang tính hệ
thống, phát triển, linh hoạt và toàn diện hơn trong nhận thức và góc nhìn về tơn
giáo của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng,
Nhà nước về chính sách tơn giáo. Ở chương 4 cuốn Tơn giáo - Quan điểm, chính
sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, tác giả cũng đã
bàn và gợi ra những vấn đề trong “quản lý nhà nước đối với tôn giáo”, một chủ đề
lâu nay ít được trao đổi.
Từ góc nhìn khác, với những điểm tương đồng, trong cuốn Quan điểm
đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012), Nguyễn Hồng Dương đã giới thiệu quan
điểm, đường lối chính sách tơn giáo với nét riêng khi gắn với thực tiễn đời sống tôn
giáo, phác họa bức tranh tôn giáo ở Việt Nam, phân tích kinh nghiệm giải quyết
vấn đề tôn giáo ở một số nước và đề xuất một số khuyến nghị đối với công tác tôn
giáo ở nước ta hiện nay. Đầu năm 2013, đề tài khoa học cấp Bộ thuộc chương trình
“Cơ sở khoa học tiếp tục đổi mới chính sách tơn giáo trong q trình phát triển
nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011- 2020” do Nguyễn Hồng Dương thực
hiện đã được nghiệm thu. Trong cơng trình này tác giả tập trung vào 3 vấn đề chính
và có những thơng tin, bàn luận sâu về tiến trình hình thành quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng về tơn giáo, tín ngưỡng; những kinh nghiệm của cơng tác tơn
giáo của Đảng; chủ trương chính sách của Đảng trong thời gian tới đối với công tác
tôn giáo.
Trong cơng trình Cơng tác tơn giáo- Từ quan điểm Mác- Lênin đến thực tiễn
Việt Nam (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012) Ngơ Hữu Thảo đã trình bày
một cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh về công tác tôn giáo cũng như công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và
một số vấn đề đặt ra hiện nay. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu mới chú ý đến vấn đề
công tác tôn giáo từ góc độ của nhà nghiên cứu.
Với đề tài trọng điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội“Chính sách tơn giáo ở
nước ta hiện nay - Lý luận và thực tiễn” (2013) Đỗ Quang Hưng đã có một cơng
trình tổng kết thực tiễn đời sống tơn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta
12


trong thời kỳ đổi mới. Ngoài những vấn đề thuộc khung lý thuyết cơ bản, trong
cơng trình này tác giả đã trình bày tồn cảnh đời sống tơn giáo Việt Nam hiện nay,
làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ Nhà nước và các giáo hội; khảo sát,
đánh giá bước tiến của chính sách tơn giáo trong thời kỳ đổi mới để đi đến những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách tơn giáo. Mặc dù đây là
một cơng trình lớn, song những vấn đề về luật pháp về tôn giáo mới được đề cập
đến một cách khái quát hoặc chỉ đi sâu vào những nội dung mà tác giả quan tâm.
Một số vấn đề về tôn giáo và nhà nước pháp quyền, vấn đề các hội dân sự, trong đó
có hội đồn tơn giáo và các nội dung liên quan đến cơng cụ quản lý xã hội là luật
pháp cịn để ngỏ, mang tính gợi mở.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình khác giới thiệu về các tơn giáo trên thế giới
có tác động đến tơn giáo, nhận thức về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam,
cũng đã được tham khảo. Chẳng hạn như: cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của
Nguyễn Thanh Xuân, (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007); Đề tài khoa học cấp Bộ của
Nguyễn Mạnh Cường Bối cảnh mới về tôn giáo quốc tế và khu vực tác động đến
tôn giáo Việt Nam (năm 2010); Sách tham khảo Tơn giáo với đời sống chính trị - xã
hội ở một số nước trên thế giới của Nguyễn Văn Dũng, (Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2012),...
Trong gần mười năm qua, nhiều Hội thảo khoa học liên quan trực tiếp đến
đề tài luận án cũng đã được tổ chức. Hội thảo "Bước đầu trao đổi: Tôn giáo và
pháp quyền ở Đông Nam Á", năm 2006, với sự tham dự của hơn 60 học giả từ 12

quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Các đại biểu tham dự đã trao đổi nhiều vấn
đề bổ ích liên quan đến tôn giáo từng nước và khu vực, sự biến đổi và bối cảnh hiện
nay của luật pháp về tôn giáo ở Đông Nam Á, xác định các bước tiếp cận so sánh
về điều chỉnh tôn giáo thông qua pháp quyền, chia sẻ kinh nghiệm của các nước.
Hội thảo “Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á”, năm 2007 tập trung
thảo luận về các chủ đề then chốt đã được nêu ra tại Hội thảo năm 2006 như so
sánh các mơ hình quan hệ nhà nước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tơn giáo; tình hình
và tiến triển của luật pháp về tôn giáo ở Đông Nam Á. Ngồi ra, Hội thảo cịn đề
cập đến những vấn đề mới và thời sự hơn như: tôn giáo và an ninh nhà nước; các
13


vấn đề thuế, tài chính liên quan đến hoạt động tôn giáo; hoạt động của các tổ chức
tôn giáo nước ngồi tại Đơng Nam Á; vấn đề tơn giáo và giáo dục;… Tại Hội thảo,
tham luận của các học giả Việt Nam nêu ra những khó khăn và thách thức của việc
quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo hiện nay. Tham luận của các học giả quốc
tế nhấn mạnh những nỗ lực tìm kiếm mơ hình quan hệ nhà nước - giáo hội thích
hợp ở Châu Âu, việc quản lý hoạt động từ thiện của các nhóm tơn giáo ở Mỹ, tham
luận của các học giả từ các nước Đông Nam Á như Singapore, Phillipines, Thái
Lan, Malaysia nêu ra những kinh nghiệm thực tế khi nhà nước phải mau chóng giải
quyết các vấn đề liên quan đến tơn giáo trên phương diện pháp luật.
Hội thảo Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á, năm 2011, thảo luận các
vấn đề quan trọng về vai trò của nhà nước trong việc điều hành, quản lý và tạo điều
kiện cho các tơn giáo hoạt động bình thường, có đóng góp vào sự ổn định và phát
triển của toàn xã hội, tập trung vào các vấn đề: So sánh các mô hình quan hệ nhà
nước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tơn giáo; tình hình hiện tại và tiến triển của luật
pháp về tôn giáo ở Đông Nam Á. Hầu hết các ý kiến đều nhất trí quan điểm chung
cho rằng, các nhóm tơn giáo có khả năng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của
xã hội, họ dạy con người về đạo lý, nhân sinh quan và những tiêu chí đạo đức, họ
có những chính sách cụ thể trong việc chăm sóc người nghèo và điều đó giúp giảm

bớt gánh nặng tài chính cho các chính quyền địa phương trong đảm bảo an sinh xã
hội,... Tuy vậy, tất cả những điều đó chỉ có thể trở thành hiện thực nếu tất cả các
nhóm tơn giáo được các chính phủ tạo điều kiện để họ được tự do thực hành các
hoạt động tơn giáo trong xã hội.
Ngồi ra, tại các hội thảo có liên quan như: Hội thảo Cơ sở khoa học tiếp tục
đổi mới chính sách tơn giáo trong quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước
giai đoạn 2011-2020, Đà Nẵng, 2011; Hội thảo Đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt
Nam- những vấn đề thực tiễn, TP Hồ Chí Minh, 2011; Hội thảo Tơn giáo và nhà
nước pháp quyền XHCN về tôn giáo, Hà Nội, 2013, cũng có nhiều bài viết có giá
trị. Tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đi sâu
nghiên cứu, giới thiệu những vấn đề lý luận, tình hình tơn giáo, thực tiễn xây dựng,
thi hành chính sách, luật pháp về tơn giáo trên thế giới và ở Việt Nam.
14


Khi đề cập đến vấn đề tôn giáo và luật pháp về tơn giáo phải kể đến các cơng
trình nghiên cứu đăng trên hai tạp chí chun ngành tơn giáo học, đó là Tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo (thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam) và Tạp chí Cơng tác Tơn giáo (thuộc Ban Tơn giáo Chính phủ,
Bộ Nội vụ). Trên các trang của hai tạp chí này thường xun có các bài nghiên cứu,
dịch thuật về quá trình đổi mới đường lối chính sách, pháp luật tơn giáo ở nước ta,
đồng thời giới thiệu luật pháp về tôn giáo ở các quốc gia khác. Một số bài viết của
các nhà nghiên cứu trên hai tạp chí này, tác giả luận án đã tham khảo trực tiếp, thí
dụ như: Sự ra đời và địa vị pháp lý của “Luật pháp về tôn giáo (Tạp chí Cơng tác
tơn giáo, số 11 - 2008) và Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo - tiếp cận so
sánh: trường hợp Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1 – 2007) của Đỗ
Quang Hưng; Quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam (Tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo, số 10 – 2013) của Nguyễn Quốc Tuấn; Quy định pháp luật
về công nhận tổ chức tơn giáo (Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 4 - 2012) của
Nguyễn Thanh Xuân; Xây dựng và hồn thiện luật pháp về tơn giáo: Nhìn từ đời

sống văn hóa Việt Nam, (Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 10 - 2013) của Nguyễn
Thị Vân Hà; v.v...
Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học được xuất bản thành sách, các tham
luận tại các hội thảo khoa học, các bài báo đăng trên các tạp chí chun ngành, cịn
có các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu trực tiếp về luật pháp về tôn
giáo ở Việt Nam. Đó là: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Diện (2003) “Hồn
thiện pháp luật tơn giáo ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Kim Định
(2007) “Tôn giáo và pháp luật của Việt Nam từ năm 1990 đến nay”; Luận án tiến
sĩ Trần Minh Thư (2004) “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay”;... Tuy cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau, song các cơng
trình trên đều có điểm chung là hướng về vấn đề hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở
Việt Nam cho đến thời điểm năm 2007.
Trong số các tư liệu, tài liệu được sử dụng làm tài liệu gốc để nghiên cứu
phục vụ cho việc triển khai luận án phải kể đến các văn kiện, văn bản pháp quy,
báo cáo tổng kết công tác tôn giáo của các cấp chính quyền. Các tư liệu này được
15


tập hợp trong các cuốn như: Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tơn
giáo của Ban Tơn giáo Chính phủ, (Nxb Tơn giáo, Hà Nội, 2000 và 2001) mà tiền
thân của nó là cuốn Các văn bản của nhà nước về hoạt động tôn giáo (Quyển I,
1992 và Quyển II, 1995, lưu hành nội bộ). Gần đây, Ban Tơn giáo Chính phủ đã
cho xuất bản cuốn Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo, (Nxb
Tôn giáo, Hà Nội, 2012); Pháp luật về tôn giáo của một số nước trên thế giới (Ban
Tôn giáo Chính phủ, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2002); Các tập Văn kiện Đảng các
kỳ Đại hội (phần về tôn giáo) từ tập 1 đến tập 54, Nxb Chính trị Quốc gia.
Ngồi ra, năm 2010, Ban Tơn giáo Chính phủ đã thực hiện đề án “Chính
sách tổng thể về mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam”.
Các ban ngành như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ
Công an cũng quan tâm và vào cuộc với các đề cương tuyên truyền lưu hành nội bộ

hoặc xuất bản thành sách, thí dụ như cuốn Những điều cần biết về hoạt động tôn
giáo ở Việt Nam của Nxb Công an Nhân dân, xuất bản năm 2011. Các báo cáo tổng
kết công tác tôn giáo hằng năm, báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tơn giáo; các báo cáo chuyên đề, kỷ yếu 55 năm thành lập Ban Tơn giáo
Chính phủ cũng là những nguồn tư liệu q phục vụ cho luận án.
Để thực hiện đề tài này chúng tơi cịn sử dụng các bài viết, sách chun khảo
của một số tác giả nước ngoài. Một trong số những cuốn sách tiếng Anh tìm hiểu
về đời sống tơn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới là cuốn
Modernity and Re-enhantment in Post-revolutionary Viet Nam (P.Taylor, 2007).
Đỗ Quang Hưng cho rằng, “tên cuốn sách có thể làm chúng ta chưa hài lòng, nhưng
với lối tiếp cận nhân học tơn giáo, tác giả đã có nhiều nhận xét khá giá trị như: có
sự hồi sinh của tơn giáo ở Việt Nam và nó được phát triển theo nhiều chiều hướng
mới; sự đe dọa bản sắc văn hoá - tơn giáo, tính cách địa phương đa dạng của tơn
giáo trước tồn cầu hố; phải chăng trong thời kỳ Đổi mới, vấn đề chính trị và tơn
giáo ở Việt Nam đang có những nét mới so với truyền thống tơn giáo và chính trị?”
(Taylor, 2007:7-15). Cuốn“The Emergence of a Nonprofit Sector and Philanthropy
in the Socialist Republic of Vietnam” của Mark Sidel thuộc Đại học Iowa ở Hoa Kỳ
nghiên cứu về vai trị của các nhóm xã hội trong đó có tơn giáo; Trong luận án của
16


Joseph

Hannah

với

đề

tài


"Local

Non-Government

Organizations

in

Vietnam:Development, Civil Society and State-society Relations" (2007) đã đề cập
đến quan hệ của nhà nước với các đoàn thể, các tổ chức xã hội/tôn giáo ở Việt
Nam. Đây là những gợi ý khá mới, sinh động về một xã hội/tôn giáo Việt Nam
năng động và đầy tiềm năng.
Các bài viết của các tác giả Pháp về tính thế tục và luật pháp về tôn giáo ở
châu Âu là nguồn cứ liệu quan trọng để luận án tiếp cận vấn đề luật pháp về tơn
giáo trên thế giới. Đó là các tác giả: Claude Durand với cuốn La laicité (Paris,
Dalloz, 2004); Jean-Paul Wilillaime với bài Tơn giáo và chính trị ở Pháp trong bối
cảnh của sự kiến thiết ở châu Âu, trong cuốn Đa dạng tôn giáo: so sánh Pháp- Việt
Nam, (Nguyễn Hồng Dương - P.Hoffman chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 2011);
Cuốn Nghiên cứu tôn giáo Pháp - Việt Nam (Đỗ Quang Hưng và Claude Langlois
chủ biên, 2007) là kết quả của sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc
Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Trường Cao đẳng thực hành Paris, Pháp có
nhiều bài viết có giá trị về những gì đang diễn ra trong đời sống tôn giáo ở Pháp và
châu Âu, đồng thời có những thơng tin hữu ích về chính sách đổi mới tôn giáo ở
Việt Nam.
Một số cuốn sách dịch quan trọng khác được chúng tôi tham khảo như: Lữ
Vân, Tôn giáo ở Trung Quốc, 100 câu hỏi và trả lời, (Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch
từ bản tiếng Anh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2003; Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại,
(bản dịch của Trần Nghĩa Phương, Nxb Tôn giáo - Nxb Từ điển Bách khoa, Hà
Nội, 2009). Đây là những tư liệu hữu ích cho luận án khi tìm hiểu về tôn giáo và

luật pháp về tôn giáo của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh diễn tiến mới của
tình hình thế giới, các học giả nổi tiếng như: A.Toffler với tác phẩm “Làn sóng thứ
ba”; S.Hungtinto với tác phẩm “Sự đụng độ của các nền văn minh” và A.
Malreaux với tác phẩm “Sự quay trở lại của tâm thức tôn giáo và thế kỷ XXI là thế
kỷ của tâm linh” đã đưa ra những dự báo có tính chiến lược về tương lai của thế
giới. Các cơng trình khác có giá trị về tơn giáo học cũng được các học giả Việt
Nam từng bước giới thiệu với người đọc trong nước, ví dụ: Religions in the Modern

17


World (Linda Woodhead, 2001), La globaliation du religieu (J.P.Bastian,
F.Champion, K.Rousselet, 2001),…
Những quy định, thỏa ước, luật pháp quốc tế quan trọng và luật pháp về tôn
giáo của một số nước được chúng tôi tham khảo khi thực hiện luận án bao gồm:
Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền (1948); Cơng ước về quyền dân sự và
chính trị; Tun ngơn Viena và chương trình hành động (1993); Thỏa ước năm
1801 giữa Tịa Thánh và Chính phủ Pháp; Luật tách rời nhà thờ và nhà nước của
Cộng hòa Pháp (1905); Luật liên bang Nga về tự do tín ngưỡng và hiệp hội tôn
giáo (1997); Điều lệ công tác tôn giáo của TP Thượng Hải (1995);…
1.1.2. Đánh giá chung
* Những vấn đề, luận cứ, luận điểm được luận án tiếp thu và kế thừa
Như trên đã trình bày, các cơng trình nghiên cứu về đường lối và chính sách
tơn giáo, về tơn giáo và pháp quyền đã giúp chúng tơi có những nhận thức thống
nhất, tương đối toàn diện về sự chuyển biến của đời sống tôn giáo ở Việt Nam và
những địi hỏi về sự vận động của chính sách pháp luật để điều chỉnh những quan
hệ xã hội đó. Luận án đã kế thừa, tham khảo thành quả nghiên cứu của các chuyên
gia, các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu đã nêu trên. Luận án cũng
xem xét thái độ, ứng xử của các tôn giáo đối với các chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước. Để làm được điều đó một cách tương đối tồn diện và khách

quan, đề tài cần có nhiều cách tiếp cận về tư liệu và điền dã. Tuy nhiên, do mục
đích, tính chất, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu và vị trí cơng tác, chúng tơi khơng có
điều kiện tiến hành điền dã thực tế bằng những hoạt động cá nhân để lấy thông tin.
Việc thu thập số liệu được giúp đỡ bởi các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền về quản
lý nhà nước thuộc Ban Tơn giáo Chính phủ, Vụ Tôn giáo thuộc Ban Dân vận Trung
ương, Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Để có những cảm nhận đa chiều về thực tế đời sống tôn giáo Việt Nam,
chúng tôi tập hợp, khảo sát, đánh giá, phân tích thơng tin thơng qua một số bài viết,
ý kiến của các chức sắc, tín đồ tơn giáo về luật pháp về tơn giáo. Đặc biệt và mới
nhất là những góp ý cho sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo và Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp 1992. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tiếp cận các nghiên cứu, đánh giá
18


những cuộc đối thoại đa chiều với các chức sắc, các trí thức tiêu biểu của một số
tơn giáo.
Đối với một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp, mặc dù khơng có rào cản nào,
song các cơng trình, bài viết có sự trải nghiệm, sự dấn thân sâu sắc, khách quan về
đời sống tơn giáo Việt Nam khơng nhiều. Nói theo cách của GS. Đỗ Quang Hưng,
để đọc được những suy tư của những lực lượng khác nhau trong các giáo hội,
chúng ta, với tư cách là người nghiên cứu, không nên loại trừ các cuốn Ba mươi
năm Công giáo Việt Nam dưới Chế độ Cộng sản 1975-2005 (Phong trào giáo dân
Việt Nam hải ngoại xuất bản, 2005), Việt Nam cái nhìn khách quan về những vấn
đề thực tiễn (Linh mục Nguyễn Hữu Thy, Đức, 2007). Trong một ý nghĩa khác,
chúng ta cần thấy, đó cũng là thước đo, là hàn thử biểu để các nhà làm luật, các nhà
quản lý, các chính trị gia nhìn lại chính sách, xem xét thái độ phản ứng của người
thụ hưởng chính sách, pháp luật.
Tháng 4 năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội ng Chu Lưu đã làm việc với
Ban Tơn giáo Chính phủ, đánh giá các mặt công tác liên quan đến việc sửa đổi
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng

Ban Tôn giáo Chính phủ, sau 8 năm thực hiện, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đã
bộc lộ những mặt hạn chế, một số nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh
hoặc quy định, nhưng thiếu cụ thể, chưa phù hợp với chủ trương, đường lối của
Đảng và đời sống tôn giáo đang diễn ra. Phó Chủ tịch Quốc hội ng Chu Lưu
khẳng định, tôn giáo là vấn đề lớn, phức tạp, nhạy cảm. Những đóng góp của tơn
giáo với dân tộc, với đất nước rất lớn, rất quan trọng. Tuy nhiên, do một số quốc
gia, tổ chức và một số người có những hiểu lầm hoặc lợi dụng vấn đề tự do tơn giáo
để phục vụ những mục đích khác nhau nên đã gây ra những phức tạp và hệ lụy
khiến hệ thống chính trị Việt Nam có những quan ngại nhất định.
Đến cuối năm 2013 đầu năm 2014, sau khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi và
thông qua, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trình Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tơn giáo và tiến hành lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các chức sắc
tôn giáo để từng bước hoàn thiện Dự thảo. Như vậy, từ phía cơ quan quản lý nhà
nước, các động thái nhằm hồn thiện luật pháp về tơn giáo đang được tích cực thúc
19


đẩy. Tình hình nghiên cứu và thực tiễn đó đã giúp chúng tôi kế thừa những thành
quả, nhận ra những tồn tại và khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu.
* Những vấn đề còn bỏ trống được luận án triển khai nghiên cứu
Quá trình đổi mới nhận thức, đổi mới đường lối chính sách, luật pháp về tơn
giáo ở Việt Nam đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX bị tác động bởi: những diễn biến của
đời sống chính trị, xã hội trong nước và thế giới, đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Xô
và các nước Đông Âu trong hệ thống XHCN; những yêu cầu cấp thiết từ đời sống
tơn giáo Việt Nam; sự vận động tích cực của những người làm công tác tôn giáo,
nghiên cứu tôn giáo. Việc nghiên cứu tơn giáo và chính sách, luật pháp về tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về nội dung và đã đạt
được những thành tựu nhất định. Số lượng các cơng trình mang tính bao qt, hệ
thống về bức tranh đa sắc của đời sống tôn giáo và luật pháp về tôn giáo Việt Nam
ngày một nhiều hơn. Với cách nhìn khách quan, tồn diện, bao qt, cách tiếp cận

“từ chỗ đứng đương đại đánh giá lại vấn đề”1 đã giúp cho nhiều cơng trình khoa
học nghiên cứu về lĩnh vực này thốt khỏi tính giáo điều, được ghi nhận là có giá
trị lý luận cao, tính tổng kết thực tiễn sâu sắc, chứa đựng những kiến giải sâu sắc và
có những đóng góp q báu về chính sách, luật pháp về tôn giáo, chỉ ra những bất
cập của luật pháp về tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn vừa qua.
Bên cạnh những thành tựu đó, cũng cần thấy rằng, trong bối cảnh nước ta
đang xây dựng một nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng,
địi hỏi phải có những cơng trình nghiên cứu tơn giáo và luật pháp về tơn giáo
mang tính chất lý luận, đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và luật pháp,
nghiên cứu lý luận và thực tiễn của q trình xây dựng luật pháp về tơn giáo thời kỳ
đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay số cơng trình đó chưa nhiều, thậm chí cịn những
khoảng trống hoặc mới chỉ mang tính chất gợi mở, do vậy cần được tiếp tục xem
xét, nghiên cứu. Cụ thể đó là:
- Những vấn đề lý thuyết của luật pháp về tơn giáo, một bộ phận cấu thành
của chính sách tơn giáo trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
GS. Hồng Chí Bảo phát biểu tại buổi nghiệm thu Đề tài khoa học của GS. Đỗ Quang Hưng, Chính
sách tơn giáo ở nước ta hiện nay- Lý luận và thực tiễn, Đề tài trọng điểm ĐHQGHN, 2013
1

20


Nam. Ở đây, chúng tơi nhìn nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền như một di
sản văn hóa chung của nhân loại, đồng thời tiếp cận nó từ góc độ của một hiện
tượng chính trị pháp lý phức tạp, thường được hiểu theo nhiều cấp độ trong bối
cảnh của Việt Nam. Nghiên cứu sự tác động của luật pháp trong mối liên hệ hữu cơ
với đời sống tôn giáo ở Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Những vấn đề cần làm sáng tỏ thêm: Ảnh hưởng của nhận thức, ứng xử với
tôn giáo từ lập trường ý thức hệ trong quá khứ và hệ quả đối với xã hội Việt Nam
đương đại. Thực tiễn xây dựng và thực thi luật pháp về tôn giáo: chủ thể hoạch

định, đối tượng thụ hưởng; quy trình làm chính sách, phương pháp đồng tham gia
trong đánh giá luật pháp; vấn đề đất đai, tài sản, tư cách pháp nhân của các tổ chức
tôn giáo; tôn giáo và hoạt động xã hội; thành tựu và hạn chế của luật pháp về tôn
giáo ở Việt Nam;...
- Những vấn đề đặt ra đối với các tơn giáo, từ góc độ quản lý nhà nước và
góc độ xã hội; việc hồn thiện luật pháp về tôn giáo “phù hợp với quan điểm của
Đảng trong giai đoạn mới của đất nước”. Một số khuyến nghị.
Trên cơ sở những phân tích trên chúng tơi đặt ra giả thuyết nhằm đi đến kết
luận: Đảm bảo và tạo điều kiện cho đời sống tôn giáo ở Việt Nam phát triển một
cách bình thường; thực hiện quản lý các hoạt động tơn giáo bằng con đường hồn
thiện hệ thống luật pháp về tôn giáo theo hướng hội nhập quốc tế; xây dựng nhà
nước pháp quyền, tạo lập xã hội hài hịa tơn giáo là một trong những nguồn lực
quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững.
1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ đƣợc sử dụng trong luận án
(1) Tơn giáo- nhìn từ đối tượng của luật pháp về tôn giáo
Không thể bàn đến luật pháp về tôn giáo nếu như chưa nói đến khái niệm và
tiêu chí để hiểu thế nào là “tôn giáo”. Trong cuốn “Về tôn giáo”, Y.Lambert đã
diễn tả sự phức tạp trong định nghĩa về tơn giáo bằng hình tượng “Tháp Babel”. Ở
đây chúng tôi không đi sâu vào việc bàn luận khái niệm đó, mà chủ yếu nhằm lựa
chọn một định nghĩa thích hợp trên bình diện luật pháp về tơn giáo ở Việt Nam.
Việc định nghĩa tôn giáo của các nhà nước có ý nghĩa quan trọng từ góc độ pháp lý,
bởi lẽ “xu hướng định nghĩa tôn giáo rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho một không gian
21


đa dạng đức tin. Ngược lại, định nghĩa quá hẹp nghĩa là sử dụng những giới hạn
được tạo ra một cách cẩn thận nhằm ngăn ngừa tôn giáo bị sử dụng như một cái cớ
để chà đạp lên các quyền và lợi ích quan trọng khác” [63, tr.44] .
Với tính cách là một thực thể, "tôn giáo" được dùng để chỉ "tổ chức tôn
giáo”. Một số quốc gia vận dụng định nghĩa của Durkheim trong việc xác định “tổ

chức tôn giáo”. Ví dụ như Trung Quốc với “thuyết 4 yếu tố”: Giáo lý, giáo luật,
nghi lễ và tổ chức. Từ 1982 khi Trung Quốc đổi mới về chính sách tơn giáo, trong
2 văn bản quan trọng là Pháp lệnh Đất đai, tài sản tôn giáo và Pháp lệnh Quan hệ
quốc tế của các tôn giáo, đã không trực tiếp định nghĩa tôn giáo mà ngầm công
nhận những thực tại được xã hội xác tín và gọi là “tơn giáo”- tức là có những thay
đổi to lớn về mặt nhận thức. Tuy nhiên, sự diễn đạt chính trị cịn những khoảng
cách với thực tế đời sống. “Đổi mới chính sách tơn giáo” ở Trung Quốc hiện nay
vẫn là chính sách thiết chế hóa tơn giáo bởi nhà nước, tức vẫn rất chặt chẽ trong
việc công nhận các tổ chức tôn giáo. Việc nhà nước ẩn quyền định nghĩa “tôn giáo”
không đồng nghĩa với việc nhà nước trao quyền công nhận các tổ chức tôn giáo cho
xã hội.
Ở Việt Nam, trong văn bản luật pháp quan trọng nhất là Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo quy định: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin
theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định
được nhà nước công nhận” (Khoản 3, Điều 3). Như vậy, theo quan điểm chính
thống hiện nay, Việt Nam cũng vận dụng định nghĩa của Durkheim, song công khai
khẳng định tiêu chí quan trọng của một tổ chức tôn giáo: “được nhà nước công
nhận”. Tuy nhiên, định nghĩa trên còn những vấn đề cần được làm rõ. Một số nhà
nghiên cứu ở Việt Nam thì cho rằng, nếu q thiên về quan niệm tơn giáo từ
phương Tây thì có thể “những loại hình tơn giáo bản địa ở Việt Nam, của người
Kinh cũng như của các dân tộc thiểu số bị giới hạn thực hành, bị áp đặt” [110, tr.315] dẫn đến về mặt luật pháp, nhiều thực hành tơn giáo, tín ngưỡng bị ứng xử
khơng phù hợp.
(2) Tín ngưỡng: Mặc dù luận án khơng bàn nhiều đến vấn đề tín ngưỡng
song cũng cần nói đến khái niệm này bởi chúng có mối liên hệ và sự chuyển hóa
22


trong những bối cảnh nhất định. Có nhiều ý kiến khác nhau khi nói tới khái niệm
"tơn giáo" và khái niệm "tín ngưỡng". Có người đồng nhất tín ngưỡng với tơn giáo,
có người lại coi tín ngưỡng nằm dưới tơn giáo trong bậc thang phát triển. Tín

ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào cái "siêu
nhiên" để giải thích thế giới, với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và
cộng đồng.
Tín ngưỡng mang tính dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong
tín ngưỡng có sự hịa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và
nghi lễ cịn phân tán, khơng có những quy định chặt chẽ. Tín ngưỡng thường khơng
có tổ chức hoặc có tổ chức ở dạng sơ khai nhất. Tín ngưỡng cũng khơng có hệ
thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Khi nói đến tín
ngưỡng thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một cộng đồng người. Tín
ngưỡng, trong những điều kiện nhất định đơi khi có thể chuyển hóa thành tơn giáo. Trong
trường hợp khi hai khái niệm này đi liền nhau thành tín ngưỡng tơn giáo thì được
hiểu theo nghĩa là sự tin theo một tơn giáo nào đó.
(3) Luật pháp về tôn giáo: Luật pháp (hay pháp luật), theo Từ điển tiếng
Việt của Viện Ngôn ngữ học (1996), là “những quy phạm hành vi do nhà nước ban
hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
và bảo vệ trật tự xã hội”. Theo đại từ điển Tiếng Việt (Nxb Văn hóa - Thơng tin,
HN, 1999): “pháp luật là quy tắc, hành vi của công dân do nhà nước quy định, ban
hành, buộc phải tuân theo không được trái phạm”. Như thế, trong các từ điển tiếng
Việt, luật pháp hay pháp luật là những khái niệm đồng nghĩa.
Tuy nhiên, thuật ngữ “pháp luật” (droit), xuất xứ La-tin “directum” nghĩa là
sự ngay thẳng, chính trực, khác với “luật pháp” (Loi), tiếng La-tin “ligare” nghĩa là
trói buộc. Vì vậy, chúng tơi sử dụng khái niệm luật pháp về tôn giáo để nhấn mạnh
việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia gắn với q trình
tn thủ pháp luật trong cơng tác quản lý và hoạt động tôn giáo, khác với khái niệm
luật (của) tơn giáo.
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008) định nghĩa: "pháp luật là hệ thống các quy
23



tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội". Trên thực tế, luật
pháp về tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay khoa học pháp lý nước ta vẫn chưa có những bàn luận sâu về
lĩnh vực này. Trong luận án “hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo” tác giả
Trần Minh Thư cho rằng “pháp luật về hoạt động tôn giáo là tổng thể các quy phạm
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động tôn giáo” [107, tr.22].
Tuy nhiên, cần thấy rằng, đối tượng điều chỉnh của luật pháp về tôn giáo,
không chỉ là hoạt động của các tơn giáo mà cịn bao gồm cả cơng tác tơn giáo, trực
tiếp là công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Trong quan hệ với tôn giáo, các nhà nước thường căn cứ trên hai chuẩn mực
làm cơ sở cho việc xây dựng luật pháp về tôn giáo: thứ nhất là bảo vệ quyền tự do
tôn giáo - cá nhân; thứ hai là điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức
tơn giáo. Theo đó, nội dung của luật pháp về tơn giáo chia thành hai nhóm quy
phạm có mối quan hệ hữu cơ: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn
giáo của các cá nhân với tư cách là quyền cơ bản của con người và các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tổ chức tôn giáo. Từ những quan
niệm trên đây, chúng tôi cho rằng, luật pháp về tôn giáo, được hiểu là tổng thể các
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung điều chỉnh các hành vi xã hội liên quan đến
lĩnh vực tôn giáo, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng
các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
(4) Nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà
ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của mọi
tổ chức, của mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy
phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập. Nhà
nước pháp quyền có nghĩa vụ tơn trọng các giá trị của con người và đảm bảo cho
cơng dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tuỳ tiện của cơ quan nhà nước bằng
việc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của pháp luật cũng như các
hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân

24


chỉ thực hiện những cái do pháp luật đã quy định. Trong hệ thống pháp luật thì
Hiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các
quyền cơng dân.
(5) Chính sách tơn giáo: Chính sách tơn giáo là thuật ngữ để chỉ thá
được thể hiện ở chủ trương, đường lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà
nước đối với công tác tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
(6) Quản lý nhà nước về tơn giáo:
Nghĩa rộng: Là q trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động
điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tơn giáo và hành vi hoạt động tơn giáo của tổ
chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của
chủ thể quản lý.
Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp)
để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức,
cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.
(7) Pháp nhân: Việt Nam nhìn nhận pháp nhân từ góc độ kinh tế. Luật Dân
sự khơng nói đến tư cách pháp nhân của tổ chức tơn giáo. Pháp nhân là tổ chức có
tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Tổ chức đáp ứng
04 điều kiện theo Điều 94 Bộ luật Dân sự, được coi là pháp nhân: Thành lập một
cách hợp pháp; có tài sản riêng; tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình;
nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Từ góc độ luật học, pháp
nhân là định nghĩa về một thực thể mang tính hội đồn, có địa vị pháp lý của một
chủ thể độc lập.
Điều kiện (hiện hành) công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo
được quy định tại Điều 16 - Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 7 - Nghị định số
22 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.


25


×