Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.48 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................2
Phần I: Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng
sản xuất trong triết học Mác-LêNin..................................................................3
Phần II: Thực trạng của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam .................................................7
1. Nhìn lại những sai lầm về quy luật trước đại hội Đảng IV.......................7
2. Đường lối phát triển quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất theo định hướng XHCN..............................................................9
Phần III: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.............12
1. Nguồn lực của lực lượng sản xuất nước ta hiện nay...............................12
2. Một số giải pháp phát triển lực lượng sản xuất. .....................................12
3. Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN......................13
Phần IV: Sự vận dụng quy luật của Đảng ta trong đường lối
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng XHCN
ở nước ta.........................................................................................................15
Kết luận..........................................................................................................18
Tài liệu tham khảo...........................................................................................19
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay với sự bùng nổ
của cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra cho chúng ta nền sản xuất ngày
càng hiện đại và đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu quy luật “ quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” là một trong
những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới CNXH. Việc xây dựng
CNXH thắng lợi ở nước ta phụ thuộc vào việc vận dụng tốt quy luật này.
Một xã hội phát triển được đánh giá từ trình độ của lực lượng sản xuất
và sự kết hợp hài hoà với quan hệ sản xuất. Từ sản xuất sơ khai là con người
đã biết tận dụng những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên là cành cây, tảng đá để


làm những công cụ lao động có ích thì ngày nay, trong sản xuất con người đã
biết kết hợp giữa sản xuất tự động hoá với việc phát triển và ứng dụng tin học,
điều khiển học và vô tuyến điện tử trong nhiều ngành kinh tế.
Cùng với sự phát triển quy luật đó thì sự phân hoá giàu nghèo ngày
càng rõ rệt. Khoảng cách về trình độ hiểu biết của con người ngày càng nới
xa. Thực tế khoảng cách đó là không ngừng được gia tăng. Vậy có vấn đề đặt
ra là: Vì sao các quốc gia kém phát triển không áp dụng phương thức sản xuất
tiên tiến và có thể áp dụng ngay vào sản xuất được hay không. Để vận dụng
được điều đó thì chúng ta phải nắm bắt được cái ràng buộc để từ đó áp dụng
vào thực tiễn đem lại kết quả tốt nhất. Sở dĩ các quốc gia kém phát triển
không làm được điều đó bởi vì họ không đáp ứng được quy luật về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Bài tiểu luận này đã giúp chúng ta có được trình độ hiểu biết về quy
luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất. Nó sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu biết được quy luật để từ đó
áp dụng vào thực tiễn của đất nước ta hiện nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất.
2
Thời gian môn học tuy không nhiều nhưng được sự hướng dẫn của thầy
giáo TS Lê Ngọc Thông đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin
chân thành cảm ơn.
3
PHẦN I: QUAN HỆ SẢN XUẤT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TÍNH
CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Để có thể hiểu rõ về “ Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất” thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu rõ
các khái niệm về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong

quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con
người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao
gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết
là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và
tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực
lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mỗi thế hệ dựa trên những lực lượng sản xuất cũ để tạo ra những lực lượng
sản xuất mới. Lực lượng sản xuất vừa mang tính xã hội vừa do các thế hệ nối
tiếp nhau tạo ra, vừa do các cá nhân trong mỗi giai đoạn xã hội bảo tồn và
không ngừng phát triển lên.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử xã hội trình độ của lực lượng sản xuất biểu
hiện rõ nhất ở công cụ lao động. Trình độ của công cụ biểu hiện ở phân công
lao động, ở năng xuất lao động. Năng xuất lao động là thước đo trình độ của
lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất là toàn bộ những quan hệ giữa người với người trong
quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội. Nó được thể hiện ở ba
mặt quan hệ cơ bản sau:
- Quan hệ giữa người với người trong việc ở hữu.
4
- Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức và phân công lao động
xã hội.
- Quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm xã hội.
Ba mặt của quan hệ sản xuất là một thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ
với nhau trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối
với các mặt quan hệ khác. Trong hệ thống sản xuất xã hội người sở hữu tư
liệu sản xuất quyết định quá trình phân công lao động, phân phối sản phẩm xã
hội vì lợi ích của mình còn người không sở hữu thì phục tùng sự phân công
nói trên.
Lịch sử xã hội loài người đã có hai hình thức sở hữu mà trong đó

những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về mọi thành viên trong xã hội. Trên cơ
sở đó, họ có vị trí bình đẳng trong tổ chức lao động xã hội và phân phối sản
phẩm. Mục đích của nền sản xuất dưới chế độ công hữu là để đảm bảo nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Sở hữu xã hội thể hiện
điển hình ở hai hình thức cơ bản: sở hữu thị tộc, bộ lạc. Trong phương thức
sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân trong
phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã
hội.
Theo quan niệm truyền thống của mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ thì
sở hữu thường chỉ giới hạn ở sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thể. Ngày nay
dưới ánh sáng của thực tiễn và tư duy mới ta thấy trong chủ nghĩa xã hội cần
phải tồn tại đa dạng hoá tất cả các loại hình sở hữu, bên cạnh những hình thức
truyền thống còn có nhiều loại hình sở hữu khác nhau.
Từ khái niệm về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ta thấy chúng
là hai mặt của phương thức sản xuất. Chúng tồn tại không tách rời nhau, tác
động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật
này chỉ ra sự phụ thuộc tất yếu khách quan của quan hệ sản xuất vào lực
5
lượng sản xuất và sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng
sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của
lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử
thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Trong giai đoạn lịch sử
đó trình độ lực lượng sản xuất được thể hiện ở trình độ của công cụ lao động,
trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và
phân công lao động xã hội, tổ chức quản lý sản xuất và quy mô của nền sản
xuất.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì chuyên môn hoá
và phân công lao động càng cao. Trình độ phân công lao động và chuyên môn

hoá là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay
đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó
quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho
quan hệ sản xuất phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của
lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng
sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự
phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ
bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ và phát triển mới của lực
lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế
quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới có nghĩa là phương thức sản
xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cho phương thức sản
xuất cũ. C.Mac đã viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các
lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất
hiện có.... Trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ
chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy
6
trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một
cuộc cách mạng xã hội”.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản
xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản
xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ
sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Do đó theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng
quan hệ sản xuất mới. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất không phải đơn giản. Nó phải thông qua nhận

thức và sự hoạt động cải tạo xã hội của con người.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân
loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên
thuỷ, qua chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến
xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội,
trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
7
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN
XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT CỦA VÀ TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
Đất nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới thời kỳ công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên nước ta hiện nay vẫn còn nghèo, lao động
nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, năng xuất lao động và sức cạnh tranh thấp,
trình độ công nghệ còn lạc hậu so với các nước phát triển.
Thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đại hội
VIII đã xác định công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là
nhiệm vụ trọng tâm trong những năm trước mắt. Chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội 2001-2010 do Đại hội IX thông qua đã tiếp tục khẳng định quan
điểm này. Hội nghị trung ương:
1. Nhìn lại những sai lầm về quy luật trước đại hội Đảng VI.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất thì lực lượng sản xuất phát triển thuận lợi kéo theo
quan hệ sản xuất cũng phát triển. Con người đóng vai trò tác động vào quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất nhưng con người không thể tự do định bất
cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất mà mình muốn vì quan hệ sản xuất
luôn được quy định bởi lực lượng sản xuất.
8

×