Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bài trung quốc thời phong kiến( chương trình lịch sử lớp 10 ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.37 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu……………………………………………….......................1
2. Tên sáng kiến……………………………………………………………..2
3. Tác giả sáng kiến…………………………………………….……...........2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến……………………………………………….2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến……………………………………………….2
6. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu…………………………………….……..2
7. Mô tả bản chất sáng kiến……………………………………………..……2
7.1.Về nội dung sáng kiến…………………………………………….….2
7.1.1. Lí luận về dạy học liên mơn…………………………………….….2
7.1.1.1 Quan niệm về dạy học liên môn…………………………….…….2
7.1.1.2 Cơ sở của dạy học liên môn………………………………………3
7.1.1.3. Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay………………6
7.1.2. Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bài 5” Trung Quốc thời
phong kiến……………………………………………………………………….7
7.1.2.1. Mục tiêu dạy học…………………………………………………7
7.1.2.2. Đối tượng dạy học của dự án…………………………………….9
7.1.2.3. Thiết bị dạy học, học liệu……………………………………….10
7.1.2.4. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học………………………..10
7.1.2.5. Minh chứng kết quả học tập của học sinh……………………....24
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến…………………………………........25
8. Những thông tin cần được bảo mật……………………………………….…26
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến………………………….…….26
10. Đánh giá lợi ích thu được từ việc áp dụng sáng kiến………………………26
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác
giả………………………………………………………………………………27
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá
nhân………………………………………………………………………..…..27
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến ……..…29
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...30


1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, môn Lịch sử là môn học
bắt buộc và có vai trị quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần
của mỗi con người. Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cũng từng khuyên “ Dân ta
phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Mặc dù có vai trị, chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế
hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử vẫn chưa hoàn thành tốt vai trị của
mình và một thực tế đáng buồn là học sinh khơng thích học mơn lịch sử, xem
nhẹ mơn này. Có thể nói rằng cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, nhận
thức của người dân ngày một nâng cao nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về
lịch sử dân tộc ngày càng mơ hồ đến mức báo động. Việc tiếp thu kiến thức của
các em nhìn chung rất hời hợt, thiếu chính xác, thiếu tính hệ thống. Đa phần học
sinh cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ q nhiều sự kiện, khơ khan, khó nắm bắt
và cho rằng nó khơng phải là các mơn cơng cụ cho định hướng cuộc sống sau
này.
Có thể thấy rằng tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên, song cơ
bản không phải do bản thân môn lịch sử mà do quan niệm phương pháp dạy học
môn lịch sử chưa thật phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra.
Bởi vậy, cần đổi mới phương pháp giảng dạy môn lịch sử, cần thay đổi
phương pháp dạy, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ
động của học sinh. Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã triển
khai và thí điểm ở nhiều nơi trong đó có Vĩnh Phúc phương pháp dạy học vận
dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan
và chủ quan nên nhiều giáo viên ở các trường phổ thông vẫn chưa vận dụng
thường xuyên phương pháp dạy học này.


2


Trên thực tế, việc sử dụng kiến thức liên môn, sẽ giúp học sinh hiểu dược
sâu sắc các vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách liên
tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực trong đời sống
xã hội. Việc sử dụng kiến thức liên mơn cịn giúp học sinh củng cố những hiểu
biết của mình ở nhiều mơn học khác. Từ đó học sinh biết đặt các khái niệm đã
học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau để thực sự làm
chủ kiến thức.
Bản thân mơn lịch sử cũng có mối quan hệ rất gần gũi với những môn
khoa học xã hội khác như: Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân, Triết học… Nên
kiến thức của các mơn này có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Do đó, với việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn lịch sử
giúp khắc phục được tình trạng khơ cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy
học, làm cho học sinh hứng thú , say mê hơn với môn học lịch sử.
Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu chủ đề Vận dụng
kiến thức liên môn vào dạy học bài “Trung Quốc thời phong kiến” ( Chương
trình Lịch Sử lớp 10- Ban cơ bản).
2. Tên sáng kiến:
Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bài “Trung Quốc thời phong
kiến”( Chương trình Lịch Sử lớp 10- Ban cơ bản)
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Liên Phương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên
- Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0976136366 Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Giáo viên: Trần Thị Liên Phương- Trường
THPT Quang Hà- Bình Xuyên- Vĩnh phúc

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn lịch sử lớp 10- Ban cơ bản.

3


6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến được
áp dụng lần đầu vào tháng 10 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Lí luận về dạy học liên môn
7.1.1.1 Quan niệm về dạy học liên môn:
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học liên mơn là hình thức tìm tịi những nội dung giao thoa giữa các
mơn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các mơn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau. Từ
những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể,
cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các mơn khoa học khác lại
với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các
môn tự nhiên với các môn xã hội như: Văn, Tốn, Hóa, Sinh, GDCD…Ở mức
độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những mơn học mới, chứ khơng phải là
một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các mơn
vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ
thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn
được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ
mơn khác, trong q trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có

liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.
Dạy học theo quan điểm liên mơn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên
nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các mơn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh
nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi
4


học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã
biết, huy động các mơn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì khơng chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham
gia vào q trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học liên mơn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
7.1.1.2 Cơ sở của dạy học liên môn:
a. Cơ sở lý luận
“Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng.
Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ
có tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại
trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định.
Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là
phạm trù triết học dùng đểchỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một
hiện tượng trong thế giới”.
Giữa các bộ mơn khoa học xã hội có quan hệ với nhau như: Giữa Lịch
Sử- Văn Học, giữa Lịch Sử- Triết học, kiến thức của các mơn có thể bổ sung, hổ

trợ cho nhau, muốn hiểu được một tác phẩm văn học phải hiểu được hoàn cảnh
sáng tác tức là phải biết hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm. Kiến thức của
triết học sẽ giúp ta hiểu về lực lượng sản xuất là gì, vì sao sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập lại là động lực cho xã hội phát triển. Khi dạy về Cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, giáo viên khơng thể khơng nhắc tới Bình ngơ đại cáo. Vì vậy, vận
dụng ngun tắc liên mơn trong dạy học Lịch sử hay Văn học là việc thực hiện
5


tính kế thừa trong nhận thức các q trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đến
kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, liên
tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng thời học sinh có thể thấy mối liên hệ
hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các mơn học, từ đó phát triển
tư duy cho học sinh.
Như chúng ta biết, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới ln có mối
quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn
nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt
nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến
một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta
phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện
tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì
vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa
các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong
sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và
mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống, con
người không ngừng hồn thiện bản thân mình, và để tồn tại trong xã hội con
người phải có tri thức. Con người tiếp nhận kiến thức thơng qua q trình học
tập, học trong nhà trường, học ngoài xã hội. Tri thức con người tiếp nhận bao
gồm tri thức tự nhiên và tri thức xã hội. Có như vậy, con người mới phát triển

một cách tồn diện.
b. Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các mơn học
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân…để tạo
thành mơn học mới, với hình thức tích hợp liên mơn và tích hợp xuyên môn. Xu
hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng khơng tạo mơn học
mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan…

6


Ở Việt Nam, cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong q
trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc
trung học. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội
dung mới đã được tích hợp vào mơn học.
Khi thực hiện mơn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qua trình học
tập có ý nghĩa, xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng
hơn. Dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái
niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp. Các kiến thức gắn liền
với kinh nghiệm sống của học sinh, có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
Tuy nhiên khi thực hiện môn tích hợp cũng gặp phải những khó khăn như: Cịn
mới đối với các nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý học
sinh và phụ huynh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn. Các chuyên gia,
các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên
phụ trách môn học, họ khó có thể chuyển đổi từ chun mơn sang lĩnh vực mới
cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó. Giáo viên và các cán bộ
thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể u cầu họ thực
hiện chương trình tích hợp các mơn học. Phụ huynh học sinh và những người
lớn khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ đã được
học.

7.1.1.3. Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay:
Thực trạng của vấn đề dạy học liên mơn hiện nay có những nét chính sau:
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan
điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả
giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng
quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ
mơn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày
theo hướng “ mở”. Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệm dạy học này cũng gặp
phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu

7


thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các mơn thì ít, đời sống
của giáo viên cịn thấp. Học sinh ít hứng thú với các mơn xã hội.
Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy
lịch sử, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay
có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.
Vì vậy, với sáng kiến này, khơng tham vọng gì nhiều, tơi chỉ muốn đưa ra
một số nội dung cơ bản trong việc vận dụng kiến thức liên môn của một bộ môn
cụ thể là môn lịch sử và vào một bài học cụ thể là bài “Trung Quốc thời phong
kiến” nhằm tăng sự hứng thú và phát huy được tính tích cực của học sinh trong
việc học tập bộ môn.
7.1.2 Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bài 5: Trung Quốc thời
phong kiến
7.1.2.1 Mục tiêu dạy học
a) Kiến thức
* Môn lịch sử:
- Học sinh nắm được lịch sử các giai đoạn phát triển của Trung Quốc qua
các thời kì (từ đầu thế kỷ thứ 3 TCN đến thế kỷ đến thế kỉ XX), các thành tựu

văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến.
* Mơn địa lí:
- Học sinh xác định được vị trí của Trung Quốc, đặc điểm điều kiện tự
nhiên ở Trung Quốc. Qua đó hiểu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên có ảnh
hưởng ra sao đến sự phát triển của lịch sử Trung Quốc nói chung và văn hóa
truyền thống Trung Quốc nói riêng.
* Mơn ngữ văn:
- Học sinh hiểu biết về những tác phẩm văn học tiêu biểu của Trung Quốc
thời phong kiến. Nhờ có chữ viết, văn hóa Trung Quốc được truyền bá rộng rãi
ra bên ngoài, khu vực tiếp nhận rõ rệt nhất là khu vực Đông Nam Á.
* Môn giáo dục công dân:

8


- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước,truyền thống
yêu nước của dân tộc ta.
- Giáo dục lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc,đối với toàn thể
dân tộc đã sẵn sàng chiến đấu,hi sinh cho Tổ quốc tự do khi kẻ thù xâm lược.
- Giáo dục học sinh có thái độ tự hào, đồng thời trân trọng và giữ gìn
những di sản văn hóa nhân loại.
* Mơn tin học:
- Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
- Biết cách làm một bài thuyết trình powerpoint.
* Tư tưởng, tơn giáo
- Học sinh có những hiểu biết về sự ra đời, nội dung và vai trò của Nho
giáo trong xã hội phong kiến Trung Quốc và cả ở Việt Nam.
* Nghệ thuật, Điêu khắc, Kiến trúc
- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về các cơng trình kiến trúc, tác phẩm
nghệ thuật của Trung Quốc như: Vạn Lý Trường Thành, hệ thống cung điện,

lăng tẩm, nghệ thuật kinh kịch, tạc tượng.....
b). Kĩ năng:
Học sinh được hình thành và rèn luyện một số kỹ năng tổng hợp:
* Môn lịch sử:
- Rèn kỹ năng tổng hợp: Thơng qua việc tìm hiểu một số triều đại phong
kiến Trung Quốc sẽ có góc nhìn tổng quan về toàn bộ Trung Quốc tghời phong
kiến.
- Rèn kĩ năng phân tích: Phân tích về sự hình thành và kết thúc của các triều
đại phong kiến, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại của
Trung Quốc qua các triều đại và những ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến
Việt Nam.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh ảnh: Thơng qua hình ảnh của các nhân vật
lịch sử, các thành tựu kỹ thuật, cơng trình kiến trúc, điêu khắc của Trung Quốc,
các em khai thác và làm nổi bật các giá trị của văn hoá nghệ thuật Trung Quốc
thời kì này.
9


* Mơn địa lí:
Biết xác định vị trí và phương pháp sử dụng bản đồ.
* Môn Giáo dục công dân: Biết cách tham gia các hoạt động xây dựng,bảo vệ
quê hương,đất nước phù hợp với khả năng của bản thân mình.
* Mơn tin học:
Kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên mạng.
Kỹ năng quay video.
Kỹ năng tạo lập bài thuyết trình bằng Powerroint.
* Các bộ mơn khác: Phân tích, tổng hợp vấn đề.
* Liên quan tới Kỹ năng sống: Kỹ năng lập kế hoạch. Kỹ năng làm việc nhóm.
Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe.
c). Thái độ

* Môn lịch sử: Tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều
đại phong kiến trung quốc. Quý trọng các di sản văn hoá, hiểu được ảnh hưởng
của văn hố Trung Quốc đối với Việt Nam.
* Liên mơn: Học sinh có ý thức học tập tích cực, hiểu biết tồn diện về
nội dung kiến thức phổ thơng; tích cực và say mê học tập.
7.1.2.2. Đối tượng dạy học của dự án:
Để dạy học theo dự án, tôi chọn đối tượng là học sinh khối 10 (Cụ thể: Lớp
10A)
- Số lượng học sinh: 40
- Đặc điểm của học sinh học theo dự án: Học sinh theo học dự án có đặc
điểm chung đều là các em theo học ban khoa học tự nhiên. Việc chọn học sinh
theo dự án sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định.
Về ưu điểm: Các em đều là lớp khối A nên khả năng tư duy, phân tích, đánh
giá vấn đề tương đối tốt. Mặt khác, các em cũng có ý thức học tập, có niềm đam
mê tìm tịi, khám phá.
Về nhược điểm: Học sinh khơng phải chun ban nên chưa có hiểu biết sâu
về các vấn đề lịch sử, một số em còn chưa chú trọng môn học mà tập trung
nhiều vào các môn khoa học tự nhiên.
10


7.1.2.3. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Thiết bị: Giáo án, bảng, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, đĩa CD,
bản ghi chép…
- Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn Internet, tư liệu từ đồng
nghiệp..
- Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học dự án
- Học sinh cũng được củng cố về kiến thức cũng như kĩ năng sử dụng
powerpoint thơng qua việc giáo viên giao đề tài thuyết trình về các vấn đề trong
bài cho chuẩn bị trước. Tới giờ dạy, mỗi nhóm sẽ có sản phẩm là một bài

powepoint hồn chỉnh để thuyết trình đề tài nhóm mình.
- Phiếu học tập và phiếu kiểm tra đánh giá cuối giờ học.

- Bài giảng điện tử của giáo viên
7.1.2.4. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
- Hoạt động và tiến trình dạy học bao gồm các bước sau:
Tiết 7. Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến”
1. Ổn định tổ chức
Lớp

Ngày dạy

Kiểm diện

10B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
3. Tổ chức hoạt động dạy học
- Dẫn dắt vào bài mới (Tích hợp Lịch sử - Địa lí)
Giáo viên trình chiếu lược đồ Trung Quốc thời cổ đại, dựa vào vào những kiến
thức về địa lí giáo viên có thể giới thiệu khái qt về vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên của Trung Quốc Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn
ở châu Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sơng lớn chảy qua đó là sơng
Hồng Hà ở phía Bắc và Trường Giang ở phía Nam. Nơi đây đất đai phù xa màu
mỡ, đồng bằng rộng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nơng nghiệp
khi cơng cụ sản xuất cịn tương đối thơ sơ vì vậy nơi đây trở thành cái nơi của
nền văn minh Trung Quốc. Trên cơ sở mơ hình các quốc gia cổ đại phương
Đông, Trung Quốc vào những thế kỷ cuối trước công nguyên do sự phát triển
11



của sản xuất, xã hội phan hoá giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây sớm hình
thành. Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hồng đế có
quyền tuyệt đối. Kinh tế phong kiến Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp, phát
triển thăng trầm theo sự hưng thịnh của chính trị. Cuối thời Minh-Thanh đã xuất
hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN nhưng nó khơng phát triển được. Trên
cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hoá
cổ đại, nhân dân Trung Quốc đã giành được nhiều thành tựu văn hố rực rỡ. Vậy
qua trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở ATrung Quốc diễn ra
như thế nào? Những thành tựu văn hoá rực rỡ của Trung Quốc là gì? chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu những vấn đề đó trong bài học hơm nay.
- Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

- Trước hết GV gợi cho HS nhớ lại kiến 1. Chế độ phong kiến thời Tần thức đã học ở bài các quốc gia cổ đại Hán.
phương đơng,về các giai cấp cơ bản trong
xã hội ,sau đó đặt câu hỏi:
- Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung
Quốc vào TK thứ V TCN có tác dụng gì?
HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
GV củng cố và giải thích rõ thêm: Trong xã
hội Trung Quốc từ khi đồ sắt xuất hiện đã
có sự phân hố hình thành hai giai cấp mới
là địa chủ và nơng dân lĩnh canh, từ đây
hình thành quan hệ sản xuất phong kiến,
đoa là quan hệ bóc lột và nơng dân lĩnh
canh thay thế cho quan hệ bóc lột giữa q
tộc và nơng dân cơng xã
a.Sự hình thành nhà Tần - Hán:

12


- Nhà Tần - Hán được hình thành như thế
nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất được
Trung Quốc?
Cho HS đọc SGK, gọi một HS trả lời và
các em khác bổ sung.

- Năm 221 - TCN, nhà Tần đã

GV củng cố và chốt ý: Trên lưu vực Hoàng thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự
Hà và Trường Giang thời cổ đại có nhiều xưng là Tần Thủy Hồng.
nước nhỏ thwường chiến tranh sâu xé thơn
tính lẫn nhau làm thành cục diện xuân thu
chiến quốc. Đến TK IV TCN nhà Tần có
tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn cả đã
lần lượt tiêu diệt các đối thủ, đến năm
221TCN đã thống nhát Trung Quốc, vua
Tần đã tự xưng là Tần Thuỷ Hồng chế độ
Phong kiến Trung Quốc hình thành. Nhà
Tần tồn tại được 15 năm sau đó bị cuộc
khởi nghĩa cảu Trần Thắng và Ngô Quảng
làm suy sụp.
GV sử dụng tranh ảnh về nhà Tần để giới
thiệu về nhà Tần và nhân vật Tần Thuỷ
Hoàng.
Năm 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán - Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc 220 TCN.
được xác lập. Nhà Hán tồn tại đến năm 220 Đến đây chế độ phong kiến Trung
thì sụp đổ.


Quốc đã được xác lập.

- GV cho HS quan sát sơ đồ và trả lời câu
hỏi: Tổ chức bộ máy phong kiến thời Tần Hán ở Trung ương và địa phương như thế
13


nào?
b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời
Tần - Hán:

- Ở TW: Hồng đế có quyền tuyệt
đối, bên dưới có thừa tướng, thái úy
cùng các quan văn, võ.

*Tích hợp Lịch sử- Giáo dục cơng dân,
Lịch sử- Giáo dục quốc phịng-an ninh.

- Ở địa phương: Quan thái thú và
Huyện lệnh

- GV : Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của (tuyển dụng quan lại chủ yếu là
nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà hình thức tiến cử)
Tần, nhà Hán?
- Học sinh trả lời:

- Chính sách xâm lược của nhà Tần

- GV hệ thống lại: Cuộc khởi nghĩa của - Hán: xâm lược các vùng xung

nhân dân ta chống lại quân Tần thế kỉ III quanh, xâm lược Triều Tiên và đất
TCN và đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Hai đai của người Việt cổ.
Bà Trưng chống quân Hán năm 40. Hai Bà
14


Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân
nhiệt liệt hưởng ứng giành được thắng lợi
buộc thái thú Tô Định chốn về Trung Quốc.
Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính
quyền tự chủ đến năm 42 nhà Hán lại đưa 2
vạn quân sang xâm lược, hai Bà Trưng đã
tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do
chênh lệch về lực lượng nên thất bại, hai Bà
Trưng hy sinh. Đây là mở đầu cho phong
trào đấu tranh chống áp bức, dô hộ của dân
tộc ta.
Hoạt động 2: Hoạt động theo từng nhóm
- GV nêu câu hỏi cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Nhà Đường được thành lập như
thế nào?
+Nhóm 2: Kinh tế thời Đường so với các
triều đại trước? Nội dung của chính sách
Quân điền?
+ Nhóm 3: Bộ máy nhà nước thời Đường
có gì khác so với các triều đại trước?

2. Sự phát triển chế độ phong

+ Nhóm 4: Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi kiến dưới thời Đường

nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà
Đường?

a. Về kinh tế:

HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và + Nơng nghiệp: chính sách quân
thảo luận với nhau.

điền, áp dụng kỹ thuật canh tác

Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các mới, chọn giống,... dẫn tới năng
nhóm khác nghe và bổ sung.

suất tăng.

- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

+ Thủ cơng nghiệp và thương

+ Nhóm 1: Sau khi nhà Hán lâm vào tình nghiệp phát triển thịnh đạt: có các
15


trạng loạn lạc kéo dài, Lý Uyên dẹp loạn xưởng thủ cơng (tác phường) luyện
lên ngơi hồng đế lập ra nhà Đường.

sắt, đóng thuyền.

+ Nhóm 2: Kinh tế nhà Đường phát triển → Kinh tế thời Đường phát triển
hơn các triều đại trước đặc biệt nông nghiệp cao hơn so với các triều đại trước.

có chính sách qn điền: Nội dung lấy
ruộng đất công và ruộng đát bỏ hoang chia
cho nông dân cày cấy khi nhận ruộng nông
dân phải nộp tô thuế cho nhà nước theo chế
độ tô, dung, điệu. Thủ công nghiệp và
thương nghiệp thịnh đạt dưới thời Đường.
* Tích hợp lịch sử-GDCD, lịch sử-GDQP
+ Nhóm 3: Bộ máy nhà nước thời Đường
tiếp tục củng cố từ trung ương đến địa
phương làm cho bộ máy cai trị phong kiến
nguỳ càng hồn chỉnh. Có thêm chức Tiết
độ sứ cai quản vừng biên cương bên cạnh
việc cử con em quan lại cai quản ở địa
phương cịn có chế độ thi tuyển người làm
quan. Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm
lược mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đã từng b. Về chính trị:
đặt ách thống trị lên đất nước ta và đã bị - Từng bước hồn thiện chính
nhân dân ta vùng lên khời nghĩa trong đó quyền từ TW xuống địa phương, có
có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Mai Thúc chức Tiết độ sứ.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử

Loan (năm 722).

+ Nhóm 4: Cuối thời Đường mâu thuẫn xã (bên cạnh cử con em thân tín xuống
hội sâu sắc. Năm 874 khởi nghĩa của các địa phương).
Hoàng Sào nổi ra nhà Đường bị lật đổ.
Trung Quốc lại hỗn loạn nhưng Triệu
Khuông Dẫn đã tiêu diệt các thế lực phong
16



kiến lập ra nhà Tống năm 960 ( Nhà Tống 2
lần đem quân xâm lược nước ta). Nhân dân
ta phải hai lần kháng chiến chống Tống
dưới thời tiền lê và thời Lý.

- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi
nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho
nhà Đường sụp đổ.

4. Củng cố kiến thức bài học:
Bài tập củng cố:
Câu 1. Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
A. Tần

B. Hán

C. Sở

D. Triệu

Câu 2. Trung Quốc được thống nhất vào năm nào?
A. 221 TCN

B. 212 TCN

C. 206 TCN

D. 122 TCN


C. Đại đế

D. Thiên tử

Câu 3. Vua Tần xưng là
A. Vương

B. Hoàng đế

Câu 4. Nét nổi bật của tình hình nơng nghiệp dưới thời Đường là
A. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch
B. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền
C. Nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu
D. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất
Câu 5. Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời
Đường là gì?
A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn
17


B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện
C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài
D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao
5. Dặn dò,bài tập về nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK Trang , đọc trước bài mới.
- Bài tập về nhà:
+ Sưu tầm các tác phẩm văn học Trung Quốc thời phong kiến ( tiểu thuyết,
thơ…)
+ Tìm hiểu về một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong
kiến.


18


Tiết 8. Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến
1. Ổn định tổ chức
Lớp

Ngày dạy

Kiểm diện

10B
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Nhà Tần - Hán được hình thành như thế nào? Tại sao nhà Tần lại
thống nhất được Trung Quốc?
Câu 2. : Nhà Đường được thành lập như thế nào? Nêu những biểu hiện của sự
phát triển thịnh trị của nhà Đường?
3. Tổ chức hoạt động dạy học
- Dẫn dắt vào bài mới (Tích hợp lịch sử-tư tưởng, lịch sử-văn học, lịch sửkhoa học kỹ thuật, lịch sử-kiến trúc)
Đến thời Minh- Thanh đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nhưng nó khơng phát triển được. Trên cơ sở những điều kiện kinh tế- xã
hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hóa cổ đại, nhân dân trung Quốc đã
đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực từ tư tưởng, sử học, văn
học và khoa học kĩ thuật. Vậy nhà Minh, Thanh được thành lập như thế nào? Có
chính sách cai trị ra sao và cụ thể những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời
phong kiến là gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hơm nay
- Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1.


Kiến thức cơ bản
3. Trung Quốc thời Minh - Thanh

GV : Nhà Minh, nhà Thanh được thành a. Sự thành lập nhà Minh, nhà
lập như thế nào?

Thanh:

HS trả lời:
GV nhận xét và chốt ý: Sau nhà Đường - Nhà Minh thành lập (1638 - 1644),
đến nhà Tống, nhà Nguyên.

người sáng lập là Chu Nguyên

- Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chương.
Chu Nguyên Chương đã lập ra nhà Minh
(1638-1644). Khởi nghĩa của Lý Tự - Nhà Thanh thành lập 1644 - 1911.
19


Thành đã làm nhà Minh sụp đổ, giữa lúc
đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung
Quốc đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà b. Sự phát triển kinh tế dưới triều
Thanh (1644-1911)

Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện
mầm mống kinh tế TBCN:

- GV : Dưới thời Minh kinh tế có điểm gì + Thủ cơng nghiệp: xuất hiện công

mới so với các triều đại trước? Biểu trường thủ cơng, quan hệ chủ hiện?

người làm th.

- HS tìm ý trả lời:

+ Thương nghiệp phát triển, thành

- GV nhận xét chốt ý: Các vua triều Minh thị mở rộng và phồn thịnh.
đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khô
phục phát triển kinh tế. Đầu TK XVI
quan hệ sản xuất phong kiến đã xuất hiện
ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành
nông nghiệm thủ công nghiệp, thương
nghiệp. Các thành thị mọc lên nhiều và c. Về chính trị:
phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không - Bộ máy nhà nước phong kiến ngày
chỉ là trung tâm chính trị mà là trung tâm càng tập quyền. Quyền lực ngày
kinh tế lớn.

càng tập trung trong tay nhà vua.

- Sự thịnh trị của nhà Minh cịn được thể
hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ khi lên
ngôi Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây
dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung
ương tạp quyền, quyền lực ngày một tập
trung vào trong tay nhà vua, bỏ chức thừ
tướng, thái uý, giúp việc cho vua là 6 bộ, - Mở rộng bành trướng ra bên ngoài
vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trong đó có sang xâm lược Đại Việt
trực tiếp chỉ huy quân đội.


nhưng đã thất bại nặng nề.

- GV đặt câu hỏi: Tại sao nhà Minh với
20


nền kinh tế và chính trị thịnh đạt như vậy d. Chính sách của nhà Thanh:
lại sụp đổ?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và phân tích: Cũng như
các triều đại phong kiến trước đó, cuối
thời Minh ruộng đất ngày một tập trung
vào tay giai cấp quý tộc và địa chủ cịn
nơng dân thì ngày càng khổ, ruộng ít, siu
cao thuế nặng cộng với phải đi lính phục
vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược mở
rộng lãnh thổ của cac triều vua. Vì vậy
mâu thuẫn giữa nơng dân và địa chủ ngày - Đối nội: Áp bức dân tộc, mua
càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông chuộc địa chủ người Hán.
dân của Lý Tự Thành làm nhà Minh xụp
đổ.
- GV đặt câu hỏi: Chính sách cai trị của
nhà Thanh?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý: Người Mãn
Thanh khi vào Trung Quốc đã lập ra nhà - Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế
Thanh thi hành chính sách áp bức dân quan tỏa cảng"
tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc theo → Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp
phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ đổ năm 1911.

người Hán, giảm thuế cho nông dân
nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn
tới khởi nghĩa nông dân ở khắp nơi.
Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan
toả cảng” trong bối cảnh bị sự nhịm ngó
của tư bản phương Tây dẫn đến sự sụp đổ
của chế độ phong kiến, Cách mạng tân
21


Hợi năm 911 đã làm cho nhà Thanh sụp
đổ.

4. Văn hóa Trung Quốc

Hoạt dộng 2
*Tích hợp lịch sử-tư tưởng, lịch sử-văn
học, lịch sử-khoa học kỹ thuật, lịch sửkiến trúc
Làm việc theo nhóm: GV chia lớp làm 2
nhóm :
- Nhóm 1: Những thành tựu trên lĩnh vực
tư tưởng của chế độ phong kiến Trung
Quốc?
- Nhóm 2: Những thành tựu trên các lĩnh
vực sử học, văn học, khoa học kỹ thuật?

a. Tư tưởng:

- GV cho đại diện các nhóm trình bày và - Nho giáo giữ vai trò quan trọng
bổ sung cho nhau sau đó GV nhận xét và trong hệ tư tưởng phong kiến là

chốt ý:
công cụ tinh thần bảo vệ chế độ
Nhóm 1: Nho giáo giữ vai trị quan trọng phong kiến, về sau Nho giáo càng
trong lĩnh vực tư tưởng. Người khởi trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm
xướng nho học là Khổng Tử. Từ thời Hán sự phát triển của xã hội.
nho giáo đã trở thành công cụ thống trị về
mặt tinh thần với quan hệ vua-tôi, chacon, chồng-vợ ... nhưng về sau nho giáo - Phật giáo cũng thịnh hành nhất là
càng trở nên bảo thủ, lỗi thời kìm hãm sự thời Đường.
phát triển của xã hội.
Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời
Đường. Thời Đường vua Đường đã cử b. Sử học: Tư Mã Thiên với bộ sử
các nhà sư sang Ấn Độ lấy kinh phật như ký.
cuộc hành trình đầy gian nan vất vả của
các nhà sư Đường Huyền Trang...

c. Văn học:
22


Nhóm 2: Bắt đầu từ khởi nghĩa Tây Hán + Thơ phát triển mạnh dưới thời
sử học đã trở thành lĩnh vực độc lập, Đường
người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với + Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời
bộ sử ký.

Minh - Thanh.

Văn học: Thơ phát triển mạnh dưới thời
nhà Đường với những tác giả tiêu biểu:
Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị... Tiểu
thuyết phát triển mạnh đươi thời MinhThanh với bộ tiểu thuyết như Thuỷ Hử,

của thi Nại Am, Tam Quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô
Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết
Cần... Các tiểu thuyết của Trung QUốc
đều dựa vào các sự kiện có thật và hư cấu
thêm “7 thực, 3 hư” nó phản ánh phần d. Khoa học kỹ thuật: Đạt được
nào đời sống của nhân dân Trung Quốc nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng
và các mối quan hệ xã hội thời phong hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt,
kiến (nếu cịn thời gian GV có thể kể luyện sắt, và kỹ thuật xây dựng các
ngẵn gọn nội dung của một tác phẩm,...)

cung điện phục vụ cho chế độ phong

+ Khoa học kỹ thuật: Người Trung Quốc kiến.
đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong
lĩnh vực hàng hải như bánh lái, la bàn,
thuyền buồm nhiều lớp. Nghề in, làm
gốm, làm giấy, gốm, sứ, hàng dệt, luyện
sắt, khai thác khí đốt cũng được người
Trung Quốc biết đến khá sớm. ( GV có
thể cho học sinh quan sát các tranh sưu
tầm về đồ gốm, sứ, hàng dệt... cho HS
nhận xét và GV phân tích cho hs thấy
trình độ cao của người Trung Quốc trong
23


việc sản xuất ra nhứngản phẩm này)
GV cho HS xem tranh cổ Cung Bắc
Kinh và yêu cầu HS nhận xét? sau đó GV

có thể phân tích cho HS thấy: Cố Cung
biểu tượng uy quyền cho chế độ phong
kiến nhưng đồng thời cũng thể hiện tài
năng và nghệ thuật trong xây dựng của
nhân dân Trung Quốc.
4. Củng cố kiến thức bài học:
Bài tập củng cố:
Câu 1: Từ năm 1644-1911 triều đại phong kiến nào nắm quyền ở Trung
Quốc?
A. Nhà Tống
B. Nhà Minh
C. Nhà Thanh
D. Cả 3 đều sai
Câu 2: Ai là người lãnh đạo nhân dân ta chống quân Minh xâm lược?
A. Lý Thường Kiệt
B. Trần Hưng Đạo
C. Lê Lợi
D. Nguyễn Trãi
Câu 3: Ai là tác giả của bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa?
A. Thi Nại Am
B. La Quán Trung
C. Ngô Thừa Ân
D. Tào Tuyết Cần
Câu 4. Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là
A. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn
B. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh
C. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền
D. Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
xuất hiện
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?

A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng.
B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ
C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức
D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh
24


5. Dặn dò,bài tập về nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK Trang 32,33, đọc trước bài mới.
- Bài tập về nhà:
Bài tập 1: Lập niên biểu về tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc qua các
triều đại
Nội dung

Thời Tần, Hán

Thời Đường

Thời Minh ,
Thanh

1.
2.
3.
4.

Niên đại
Tổ chức nhà nước
Tình hình kinh tế
Chính sách đối

ngoại

Bài tập 2: Sưu tầm những tác phẩm văn học của Trung Quốc thời phong kiến?
7.1.2.5. Minh chứng kết quả học tập của học sinh
- Trong thực tế giảng dạy, để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng

nguyên tắc dạy học liên môn, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp. Lớp thực
nghiệm là lớp 10B, lớp 10D là lớp đối chứng. Đây là 2 lớp học sinh có nhận
thức tương đối đồng đều, đa số học sinh ngoan và có ý thức học. Ở lớp 10D giáo
án soạn và dạy bình thường ; cịn lớp 10B dạy học theo phương án 1 đã nêu, thể
hiện rõ ngun tắc liên mơn như đã trình bày trong đề tài. Sau khi dạy xong ở 2
lớp thực nghiệm và đối chứng ra một đề kiểm tra với thời gian là 15 phút.

Kết quả thu được như sau:
Lớp

Thực

Số học

Loại giỏi

Loại Khá

sinh

(9-

(7-8 điểm)


40

10điểm)
21 HS

16 HS
25

Loại TB

Loại yếu

(5 – 6 điểm) ( 3-4 điểm)
3 HS

0 HS


×