Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) xây dựng chủ đề các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật theo phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 69 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO
------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Xây dựng chủ đề “Các quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật” theo phương pháp dạy học
hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Tác giả sáng kiến: Đặng Thị Thanh Hương
Mã sáng kiến: 10.53.01

MỤC LỤC


Mục lục....................................................................................................................
1. Lời giới thiệu....................................................................................................... 1
2. Tên sáng kiến.......................................................................................................2
3. Tác giả sáng kiến.................................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.................................................................................3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.................................................................................3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu.................................................................3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến...............................................................................3
7.1. Mơ tả nội dung..................................................................................................3
Phần I: Cơ sở lí luận và thực tiễn............................................................................3
A. Cơ sở lí luận........................................................................................................3
I. Thế nào là dạy học theo chủ đề............................................................................3
II. Xây dựng chủ đề dạy học dựa trên định hướng chỉ đạo đổi mới GD Trung học
của Bộ GD và ĐT.................................................................................................... 4


III. Xây dựng chủ đề dạy học dựa trên cơ sở Bộ GD và DDT giao quyền tựu chủ
xây dựng và thực hiện kế hoạch GD phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường.......5
IV. Một số phương pháp dạy học hiện đại áp dụng trong chủ đề.............................5
B. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................7
Phần II. Tổ chức dạy học chủ đề.............................................................................8
A. Tổ chức dạy học chủ đề trong chính khóa..........................................................8
B. Tổ chức dạy trong ơn THPT Quốc gia..............................................................42
7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến...........................................................................53
8. Những thông tin cần được bảo mật....................................................................53
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến....................................................53
10. Đánh giá lợi ích thu được................................................................................53
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử............................55
Phụ lục................................................................................................................... 56

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHỦ ĐỀ


HS: Học sinh
GV: Giáo viên
THPT: Trung học phổ thông .
GDCD: Giáo dục công dân.
SVHT: Sự vật hiện tượng
KH: Khoa học
XH: Xã hội
PĐBC: Phủ định biện chứng
PĐSH: Phủ định siêu hình
VD: Ví dụ
CM: Cách mạng
BT: Bài tập
CHNL: Chiếm hữu nơ lệ

XHPK: Xã hội phong kiến
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XHTBCN: Xã hội tư bản chủ nghĩa


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là “phát triển con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; u gia đình,
u tổ quốc, hết lịng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản, khả
năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo
dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lí, gắn
với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa,
hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo;
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền
giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực…”. Để hướng tới mục tiêu đó
cần phải đổi mới đồng bộ mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục, phương pháp
giáo dục.
Trong những năm qua phần lớn giáo viên trường THPT Tam Đảo đã được tiếp
cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp
dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo
phương pháp trạm - góc và các kĩ thuật như: động não, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, bể
cá, sử dụng trò chơi.. khơng cịn xa lạ với đơng đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên việc
nắm vững và vận dụng chúng cịn một số hạn chế có khi cịn máy móc lạm dụng. Cũng
chính vì thế giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày
trong sách giáo khoa, chưa dám chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến
thức phù hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, chưa phát huy tính tích cực
của học sinh và việc tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học cịn hạn chế. Việc đó

dẫn đến học sinh khơng hứng thú với mơn học. Vì vậy trong dạy học, việc lựa chọn chủ
đề và phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề hết sức
cần thiết.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, đối với mơn GDCD được các nhà biên
soạn thiết kế theo các mạch nội dung tương ứng với các chủ đề lớn: triết học, đạo đức,
kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật, các phần đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong
1


đó, đối với GDCD 10 có hai phần, phần đầu tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối
khó nhưng khá lí thú đó là cơng dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp
luận khoa học. Ở phần này, môn học hướng đến trang bị thế giới quan và phương pháp
luận, giúp học sinh phổ thông biết nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách
khách quan và chính xác; biết đưa ra và bảo vệ quan điểm cá nhân của bản thân; đấu
tranh với những quan điểm sai trái, ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. Tuy nhiên, trong q
trình giảng dạy bộ mơn GDCD tôi nhận thấy đại bộ phận các em đều tỏ thái độ khơng
tích cực với mơn học. Vì các em cho rằng đây là môn học phụ và không quan trọng nên
với tâm lí đó các em thường khơng chú ý trong các giờ lên lớp, về nhà cũng không xem
lại bài, một số khác lại bỏ hẳn không học mà chỉ tập trung nhiều cho các môn cho là
trọng tâm.
Do đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo và nâng cao hứng thú học tập của học
sinh thì địi hỏi người giáo viên trước hết phải kiên trì, có trách nhiệm với nghề, u q
học sinh, hết lịng vì nhiệm vụ, sau đó là lựa chọn các chủ đề dạy học, các phương pháp
dạy học tích cực phù hợp với đối tượng, mục đích dạy học.
Trong chương trình GDCD 10 bản thân tơi nhận thấy kiến thức phần “Cơng dân
với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” trong đó có 3 quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật còn mới, trừu tượng với các em học sinh lớp 10 và
nội dung phần này cung cấp cho các em cách nhìn nhận, giải thích thế giới một cách
khoa học, có nhiều phần kiến thức liên hệ thực tế và có nhiều vấn đề cần có sự tích hợp
nhiều mơn để giải quyết, giúp phát triển năng lực của học sinh. Vì vậy tôi viết sáng

kiến: Xây dựng chủ đề “Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật” theo
phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Nội dung sáng kiến được viết theo ý chủ quan của tác giả nên không thể tránh khỏi các
sai sót. Tác giả mong nhận được những chia sẻ, đóng góp để sáng kiến được hồn thiện
hơn.
2. TÊN SÁNG KIẾN:
Xây dựng chủ đề “Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật” theo
phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Đặng Thị Thanh Hương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo
2


- Số điện thoại: 0982845298
- E_mail:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN : Đặng Thị Thanh Hương
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Giảng dạy chính khóa lớp 10, dạy ôn thi THPTQG 12.
- Xây dựng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hứng thú học tập.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
- Trong giảng dạy chính khóa: Tháng 10/2019 lớp 10A1
- Trong ơn thi THPT Quốc gia: Tháng 10/2018 lớp 12A4, 12A6 trường THPT
Tam Đảo.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.
7.1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
I. Thế nào là dạy học theo chủ đề
1. Dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tịi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến
thức, nội dung bài học, chủ đề….có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp
phần của mơn học đó ( tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài
học, mơn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý
nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và
vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền thống và hiện
đại, ở đó giáo viên khơng dạy học chỉ bằng cách truyền thụ( xây dựng) kiến thức mà
chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thơng tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết
các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là một mơ hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp
học truyền thống bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng qt, liên
3


quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào HS và nội dung tích hợp với
những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Với mơ hình này HS có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những
vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu
thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Việc học của HS thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được
nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. HS cũng được tạo điều kiện minh họa kiến
thức vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.
Với cách tiếp cận này, vai trò của GV chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lí
trực tiếp HS làm việc.
2. Tiến trình thiết kế chủ đề dạy học
Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của HS để có
thể thực hiện được trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số
hoạt động trong tiến trình sự phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

Cụ thể như sau:
* Hoạt động khởi động( mở bài): Nhằm tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý
thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Hoạt động hình thành kiến thức: Giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng
mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu, thí nghiệm, thực hành,
liên hệ, ví dụ, hoạt động trải nghiệm....
* Hoạt động luyện tập: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh
hội, ghi nhận được.
* Hoạt động vận dụng, mở rộng: Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng
đã học để giải quyết các tình huống/ vấn đề trong thực tiễn. Khuyến khích HS tìm tịi,
mở rộng kiến thức ngồi bài học, lớp học, mơ tả sản phẩm HS cần hoàn thành.
II. Xây dựng chủ đề dạy học dựa trên định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức liên môn, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp
4


đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kĩ năng, phát triển năng lực.
Coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, chú trọng
giáo dục lí tưởng truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ
năng thực hành, vận dụng, liên hệ kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo,
tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
III. Dựa trên cơ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ xây dựng và thực
hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên.
Nhà trường chủ động xây dựng các chuyên đề dạy học, chủ đề dạy học tích hợp

liên mơn; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết
xã hội, thực hành pháp luật. Từ đó tạo điều kiện cho các nhà trường được linh hoạt áp
dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp
đặt.
IV. Một số phương pháp dạy học hiện đại áp dụng trong chủ đề.
1. Dạy học giải quyết vấn đề.
Nét đặc trưng chủ yếu của dạy học giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội tri thức diễn ra
thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết các vấn đề. Sau khi giải quyết
vấn đề học sinh sẽ thu nhận được một kiến thức mới, một kĩ năng mới hoặc một thái độ
tích cực.
2. Dạy học hợp tác
Trong dạy học hợp tác, giáo viên tổ chức cho học sinh thành những nhóm nhỏ để
học sinh cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định.
Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân,
làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau.
Thực hiện dạy học hợp tác giúp học sinh tích cực chủ động trong hoạt động xây
dựng kiến thức mới và hình thành rèn luyện các kĩ năng mà một học sinh khó có thể
thực hiện được. Giúp hình thành và phát triển năng lực tổ chức, năng lực hợp tác của
học sinh trong hoạt động xã hội, đó là năng lực rất quan trọng cần bồi dưỡng và phát
triển cho học sinh.
5


Khuyến khích sự tương tác giữa các học sinh và rèn luyện các kỹ năng xã hội. Để
thu được kết quả cao nhất từ hình thức học tập hợp tác, các học sinh phải rèn luyện kỹ
năng xã hội của mình. Làm việc cùng nhau có nghĩa là các học sinh sẽ phải học cách
hiểu người khác theo những cách khác nhau. Học sinh cũng sẽ phải học cách tin tưởng
người khác, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau. Tăng cường khả năng tự đánh giá trong
nhóm.
3. Dạy học khám phá

Đây là phương pháp dạy học cung cấp cho học sinh cơ hội để trải nghiệm các hiện
tượng và quá trình khoa học. Nó tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những quan niệm sai
lầm vốn có của họ, khuyến khích họ trao đổi, thảo luận với nhau để đề xuất các giả
thuyết, thu thập thơng tin, tìm kiếm bằng chứng, xây dựng các kế hoạch hành động
nhằm kiểm chứng các giả thuyết ban đầu, từ đó tìm ra các kết luận mang tính khoa học.
Thơng qua các hoạt động đó, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi các quan niệm
trước đó của mình để tiếp nhận kiến thức mới; đồng thời, học sinh cũng có cơ hội để
phát triển tư duy phê phán, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và rất nhiều các kĩ năng
khác cần thiết cho một cuộc sống độc lập sau này.
4. Dạy học theo trạm
Dạy học theo trạm là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới
chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tự lực tại các vị trí khơng
gian lớp học để giải quyết các vấn đề trong học tập. Hệ thống các trạm thường được
thiết kế, bố trí theo hình thức các vịng trịn khép kín trong không gian lớp học. Hoạt
động của học tập tại các trạm là hoàn toàn tự do, dưới sự định hướng của giáo viên, học
sinh phải tự xoay xở để vượt qua các trạm. Do đó, dạy học theo trạm tập trung vào "tự
chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Dạy học theo trạm là một phương pháp tổ chức dạy học dựa trên hình thức làm việc
tại các trạm. Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi
hoạt động. Dạy học theo trạm đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. Dạy học
theo trạm kích thích HS tích cực học thơng qua hoạt động. Là một môi trường học tập
với cấu trúc được xác định cụ thể.
5. Dạy học đàm thoại
6


Phương pháp đàm thoại là phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS
trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới

bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được
trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri
thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm tra, tự đánh
giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình dạy học.
6. Dạy học sử dụng trị chơi
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ
chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự
chơi trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi, cách chơi thể hiện nội dung và
phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. Sử
dụng trị chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ
năng đã học nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho HS.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Theo sách giáo khoa GDCD lớp 10 trung học phổ thông, nội dung phần “ Các
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật” được trình bày trong 3 bài khác nhau với
những nội dung và tiết học riêng biệt như sau:
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của SVHT (Quy luật mâu thuẫn)
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của SVHT (Quy luật lượng đổi, chất đổi)
Bài 6: Khuynh hướng vận động, phát triển của SVHT( Quy luật phủ định của
phủ định)
Giáo dục công dân là một môn khoa học gồm hệ thống các kiến thức liên quan
đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội
khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Để dạy tốt môn học này cần phải xây dựng nội dung dạy học thành
chủ đề. Các hoạt động học được thực hiện không những vẫn đảm bảo những yêu cầu về
chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ mà điều quan trọng đã góp phần to lớn vào việc phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.
Cụ thể: Nội dung của 3 bài được thiết kế, giảng dạy trong 4 tiết như sau:
Tiết 1, 2: Nguồn gốc vận động, phát triển của SVHT (Quy luật mâu thuẫn)
7



Tiết 3: Cách thức vận động, phát triển của SVHT (Quy luật lượng đổi, chất đổi)
Tiết 4: Khuynh hướng vận động, phát triển của SVHT ( Quy luật phủ định của
phủ định)
PHẦN II: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
A. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY CHÍNH KHĨA
I. Mục tiêu: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
* Môn GDCD:
- Nhận thức được kết cấu của một mâu thuẫn. Hiểu rõ thế nào là sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập
- Hiểu rõ sự đấu tranh của các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự
vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng. Biết được mối quan hệ biện
chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.
- HS chỉ ra được: + Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
+ Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
- Thế nào là phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng. Đặc điểm của phủ định
biện chứng.
- Khuynh hướng phát triển của SVHT là cái mới luôn luôn xuất hiện thay thế cái cũ
* Môn văn học: - Học sinh nắm được các bài thơ, ca dao tục ngữ nói về mâu thuẫn, nói
về chất, lượng và sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật hiện
tượng; Câu ca dao, tục ngữ về phủ định của phủ định
- Học sinh hiểu được mục đích và tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
- Nắm được cách thức chuẩn bị, tiến hành khi trình bày một vấn đề từ đó giúp học sinh
tự tin trình bày sản phẩm của hoạt động học tập trong bài học.
* Môn lịch sử:
- Học sinh nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng tháng 8
năm 1945
- Học sinh nắm được các cao trào cách mạng của dân tộc ta giai đoạn 1930-1945

- Học sinh biết được XH lồi người trải qua 5 giai đoạn phát triển.
* Mơn địa lí:
- Học sinh nêu được vị trí địa lý và đặc điểm lãnh thổ của đất nước Việt Nam
8


- Nêu được nguyên nhân, thực trạng, các biện pháp khắc phục ơ nhiễm mơi trường để từ
đó học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường.
* Mơn hóa học:
- Học sinh nêu được tính chất của kim loại và phi kim, cấu tạo và tính chất của phân tử
nước.
- Sự tác động giữa các chất hóa học với nhau để tạo thành chất mới là sự phủ định của
phủ định
* Mơn tốn học:
- Học sinh nêu được dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình vng, đoạn thẳng, điểm
- Nhận biết được các mâu thuẫn trong tốn học
* Mơn vật lí :
- Học sinh nắm được thế nào là chuyển động thẳng đều (tốc độ trung bình)
- Lấy được ví dụ về các mặt đối lập trong mơn vật lí
* Âm nhạc:
- Một số bài hát như: Lý mười thương ->Thấy được chất và lượng cịn được thể hiện
thơng qua các bài hát
- Bài hát nhật kí của mẹ -> Thấy được sự thay đổi của chất và lượng, cũng như sự phủ
định qua bài hát đó
* Mơn sinh học:
- Nắm được nguyên nhân dẫn tới sự vận động, phát triển của các sinh vật là sự đấu
tranh giữa các mặt biến dị với di truyền; đồng hóa với dị hóa….
- Q trình sinh trưởng, phát triển của các thực vật, động vật.
* Môn Tin học:
- Vận dụng các phần mềm đơn giản như: Microsoft Word, Microsoft Power Point để sử

dụng trong bài giảng.
2. Kĩ năng
* Môn GDCD: Phát triển kĩ năng
- Làm việc nhóm, giao tiếp, hợp tác, tự học, tự nghiên cứu
- Quan sát, phân tích, tổng hợp, phân loại, định nghĩa.
- Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán; Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng giải quyết tình huống; Kĩ năng hình thành ra quyết định.
- Liên hệ: Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội một cách KH.
9


* Môn văn học:
- Kỹ năng đọc diễn cảm đoạn thơ, câu ca dao tục ngữ
- Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng thuyết trình một vấn đề.
* Mơn lịch sử: Học sinh có kỹ năng nhận diện sự kiện lịch sử
* Mơn địa lí:
- Học sinh biết xác định vị trí và phương pháp sử dụng bản đồ
- Rèn kỹ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.
- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
- Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế.
* Mơn hóa học:
- Học sinh có các kỹ năng quan sát, phân tích để biết được tính chất của kim loại và phi
kim, phân biệt được các chất hóa học
* Mơn tốn học:
- Học sinh có kỹ năng phân tích, quan sát để nhận diện hình học, nhận diện các mâu
thuẫn trong tốn học
* Mơn vật lý: Học sinh có kỹ năng quan sát
*Mơn Tin học:
- Kỹ năng sử dụng chuột, bàn phím để chọn đáp án đúng trong bài tập trắc nghiệm phần

củng cố.
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm đơn giản như: Microsoft Word, Microsoft PowerPoint
để vận dụng trong bài dạy.
- Kĩ năng tìm kiếm thơng tin trên internet
* Các bộ mơn khác: Phân tích, tổng hợp, giải thích các hiện tượng đời sống.
- Liên quan tới kỹ năng sống: Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng
giao tiếp; Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe.
3. Thái độ
* Môn GDCD:
- Dám đấu tranh giải quyết mâu thuẫn, phê phán lối sống ngại va chạm, che dấu mâu
thuẫn, dĩ hòa vi quý trong đời sống cá nhân và tập thể.

10


- Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, phải chú ý cả mặt hợp tác và
đấu tranh, đối thoại và đối đầu, tránh cả hai khuynh hướng cực đoạn: Tả khuynh và hữu
khuynh.
- Học sinh thể hiện bằng thái độ, nghị lực kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi
thường việc nhỏ, không nơn nóng trong cuộc sống.
- Học sinh phải biết ủng hộ cái mới và làm theo cái mới. Tránh thái độ phủ định sạch
trơn, hoặc kế thừa thiếu chọn lọc các giá trị văn hóa nhân loại, truyền thống dân tộc.
* Liên mơn: Học sinh có ý thức học tập tích cực, hiểu biết tồn diện về nội dung kiến
thức phổ thơng, từ đó học sinh nghiêm túc, tích cực và say mê môn học.
4. Năng lực và các kĩ năng khoa học
4.1. Các năng lực chung
- Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập của chủ đề là
+ Mô tả nguyên nhân, cách thức, khuynh hướng vận động, phát triển của SVHT.
+ Trình bày nội dung nguồn gốc, cách thức, khuynh hướng vận động, phát triển của sự
vật hiện tượng. Đưa ra được các bài học cho bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Thu thập thông tin từ sách báo, internet, các tài liệu…để
phân tích để giải quyết nội dung bài học.
- Năng lực tư duy sáng tạo: Áp dụng vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và đời
sống xã hội ở xung quanh mình.
- Năng lực hợp tác: Thơng qua hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngơn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa
HS với HS ( thảo luận), HS với GV ( thảo luận, hỗ trợ kiến thức)
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
- Năng lực tự nhận thức, năng lực tự điều chỉnh hành vi của mình
4.2. Các kĩ năng khoa học
- Kỹ năng phân tích, kỹ năng so sánh; quan sát
- Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng quản lí thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin
- Kỹ năng tư duy phê phán, Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 10, hình vẽ và sơ đồ.
11


- Chuyện kể, tục ngữ, ca dao; Bài hát; Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm
- Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
- Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint, máy vi tính, Giấy A0, giấy màu, các mảnh
giấy màu nhỏ, bút dạ, ....
- Các phiếu học tập, phiếu trò chơi
Câu chuyện: Mâu và Thuẫn
Hàn Phi Tử kể lại rằng : Nước Sở có người đem ra chợ bán hai thứ: Mâu và
Thuẫn. Anh ta đưa cái mâu ra và khoe rằng : “Cái mâu của tơi làm rất nhọn, nó có thể
đâm thủng bất cứ vật gì”. Rồi anh ta đưa ra cái thuẫn và quảng cáo rằng : “Cịn đây là
cái thuẫn do tơi làm rất chắc chắn, có thể ngăn cản mọi thứ khí giới đâm vào”.

Có người đứng nghe anh ta nói vậy thì hỏi : “Nay nếu dùng cái mâu của anh mà đâm
cái thuẫn của anh thì thế nào ?”
Người bán Mâu và Thuẫn không đáp lại được, bèn bỏ đi.
Chú thích : Mâu : cây giáo, khí giới có cán dài, mũi nhọn, để đâm.
Thuẫn : cái khiên, cái mộc để che đỡ.
TÌNH HUỐNG 1: A và B là bạn học cùng lớp, chơi rất thân với nhau. Hơn một tuần
nay, giữa A và B có chuyện hiểu lầm nên hai bạn đang giận nhau và cũng khơng nói
chuyện với nhau nữa. Theo em, A và B nên làm gì để giải quyết sự hiểu lầm giữa hai
bạn ?
Phiếu học tập số 1
Bài 1: Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một thông tin tương ứng ở cột B sao cho phù hợp.
A
1. Với quan niệm thông thường,
mâu thuẫn được hiểu
2. Mặt đối lập

B
a. là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập
vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau.
b. là sự ràng buộc, liên hệ gắn bó với nhau, làm

tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập.
3. Sự thống nhất giữa các mặt đối c. là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và
lập
hiện tượng.
4. Theo triết học Mác Lê Nin,
d. là trạng thái xung đột, chống đối nhau.
mâu thuẫn
5. Sự đấu tranh giữa các mặt đối e. là những mặt, những thuộc tính, những tính

lập

chất,… có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau trong quá trình vận động, phát triển của
12


sự vật và hiện tượng.
6. Sự phát triển
g. là những xung đột trong cuộc sống.
7. Đối lập với trạng thái thống h. là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối
nhất giữa các mặt đối lập
8. Mâu thuẫn có vai trò

lập.
i. là sự tác động qua lại theo khuynh hướng bài
trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
k. là trạng thái đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Đáp án : 1d, 2e, 3b, 4a, 5i, 6h, 7k, 8c.
Bài 2: Những câu nào sau đây nói về mâu thuẫn?
a. Con giun xéo lắm cũng quằn
b. Trong họa có phúc, trong phúc có họa
c. Khẩu phật tâm xà
d. Dĩ hồ vi quý
e. Vỏ quýt giày có móng tay nhọn
g. Xanh vỏ đỏ lịng
h. Mền nắn rắn bng
i. Tình trong như đã mặt ngồi cịn e
k. Cao nhân tất hữu cao nhân trị

l. Lạt mềm buộc chặt.
Phiếu học tập số 2
Bài 1: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về chất và lượng ?
- Chín q hóa nẫu.
- Có cơng mài sắt, có ngày nên kim.
- Góp gió thành bão.
- Tích tiểu thành đại.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Trả lời: …………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Bài 2: Hãy chỉ ra những nội dung nói về chất hay lượng bằng cách đánh dấu (X) vào
các ô tương ứng?
Nội dung
1. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển.
2. Chị ấy là một người vợ thuỷ chung.
3. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo.
4. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 8,5%.
13

Chất

Lượng


5. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh
cấp cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, cấp
11, giật cấp 12.
6. Hàng hố có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
7. Muối có vị mặn, chanh có vị chua.

8. Đồng là một kim loại có màu vàng ánh đỏ, có độ dẫn điện và
độ dẫn nhiệt cao.
9. Anh Minh là người rất am hiểu về nghệ thuật hội hoạ đương
đại.
10. A nhớ B da diết.
Đáp án : Chất : 2, 6, 7, 8.
Lượng : 1, 3, 4, 5, 9, 10.
Bài 4: SGK Trang 33 ( Tích hợp lịch sử). Đoạn văn sau đây ý nào nói về lượng, ý nào
nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng
Tám năm 1945 dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa. “ Đây là
kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày
thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 -1939
đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm
trong biển máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ
nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
Trả lời:
- Lượng: ………………………………………………………………………………….
- Độ: ………………………………………………………………………………………
- Điểm nút: ……………………………………………………………………………….
- Chất: …………………………………………………………………………………….
- Sự vật mới ra đời: ………………………………………………………………………
Đáp án: ( Lượng : 15 năm
Độ: Từ 1930 đến trước tháng 8 năm 1945
Điểm nút: tháng Tám năm 1945
Chất: Bản chất của cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân
Sự vật mới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa)
Phiếu học tập số 3
Câu 1. Sưu tầm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong q
trình phát triển của sự vật, hiện tượng?
14



Câu 2. Hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
Câu 3. Phủ định biện chứng là gì ? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng
và phủ định siêu hình?
Câu 4. Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của a
xít clo hi đric và xút sau đây: HCl +NaOH = NaCl + H20
ĐÁP ÁN
Câu 1. Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong q trình
phát triển của sự vật, hiện tượng :
– Không thầy đố mày làm nên.
– Rồng thì đẻ ra rồng, liu điu thì đẻ ra dịng liu điu.
– Con nhà tơng chẳng giống lông cũng giống cánh.
– Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống.
– Giỏ nhà ai quai nhà nấy.
– Cha nào con nấy.
– Hổ phụ sinh hổ tử.
– Có bột mới gột nên hồ.
– Tre già măng mọc.
Câu 2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam : truyền thống nhân ái, khoan
dung, truyền thống đoàn kết, truyền thống hiếu học, truyền thống bất khuất chống giặc
ngoại xâm, truyền thống uống nước, nhớ nguồn, truyền thống yêu nước, truyền thống
tôn sư trọng đạo...
Câu 3. Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân
sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để
phát triển sự vật và hiện tượng mới.
Sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình :
Phủ định biện chứng
Phủ định siêu hình
– Diễn ra do sự phát triển bên trong bản – Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ

thân sự vật, hiện tượng.

bên ngồi.

– Khơng xố bỏ sự tồn tại và phát triển tự – Xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự
nhiên của sự vật.

nhiên của sự vật.

– Sự vật sẽ khơng bị xố bỏ hồn tồn, là – Sự vật, hiện tượng sẽ bị xố bỏ hồn
cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới và tồn, khơng tạo ra và khơng liên quan
sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển trong sự vật đến sự vật mới.
15


mới.
Câu 4. HCl + NaOH = NaCl + H2O
Sau khi phản ứng trao đổi được thực hiện muối (NaCl) và nước (H2O) đã xuất hiện
thay thế Axít clohiđric (HCl) và xút (NaOH). Tuy nhiên, các chất mới xuất hiện trên cơ
sở kế thừa mang theo những thành phần nào đó của chất đã bị nó thay thế. Ví dụ NaCl
mang theo clo (Cl) của Axít clohiđric và (natri)Na của xút.
2. Học sinh
- SGK GDCD 10, bút dạ, bút highlight, bút màu
- Giấy A0, keo dán...
- Bài thuyết trình
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp dạy học khám phá.

- Phương pháp dạy học theo trạm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp sử dụng trò chơi.
- Kĩ thuật động não; Kĩ thuật mảnh ghép.
- Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Bản đồ tư duy; Trình bày một phút.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học của chủ đề
TIẾT 1, 2: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG
1. Hoạt động khởi động
* Mục đích: - Kích thích HS tự tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận thức, quan sát.
* Phương thức tổ chức: Cho HS đọc câu chuyện về mâu thuẫn
Giáo và Khiên
Hàn Phi Tử kể lại rằng: Nước Sở có người đem ra chợ bán hai thứ: giáo và
khiên. Anh ta đưa cái giáo ra và khoe rằng: “Cái giáo của tơi làm rất nhọn, nó có thể
đâm thủng bất cứ vật gì”. Rồi anh ta đưa ra cái khiên và quảng cáo rằng: “Còn đây là
cái khiên do tơi làm rất chắc chắn, có thể ngăn cản mọi thứ khí giới đâm vào”.
16


Có người đứng nghe anh ta nói vậy thì hỏi: “Nay nếu dùng cái giáo của anh mà đâm
cái khiên của anh thì thế nào ?”
Người bán giáo và khiên không đáp lại được, bèn bỏ đi.
- GV hỏi: Người bán quảng cáo thứ mình bán có mâu thuẫn với nhau khơng? Đó có
được gọi là mâu thuẫn triết học? Thế nào là mâu thuẫn triết học?
- HS trả lời:
*Sản phẩm mong đợi : Câu trả lời của HS
GV giới thiệu: Chúng ta đã biết vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức
tồn tại của các sự vật và hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của q trình ấy.

Vận động bao hàm trong nó sự phát triển, khơng có sự vận động thì khơng có sự phát
triển. Vấn đề tiếp theo được đặt ra ở đây là: nguồn gốc, động lực nào đã thúc đẩy sự vận
động, phát triển của các sự vật và hiện tượng. Những nội dung được đề cập đến trong
bài tiếp này sẽ giúp chúng ta thấy được nguồn gốc vận động, phát triển của các sự vật
và hiện tượng, qua đó cho phép chúng ta có được những nhận thức sâu sắc hơn về sự
vận động, phát triển của thế giới các sự vật, hiện tượng
2. Hoạt động hình thành kiến thức
*Mục đích: HS nêu được thế nào là mâu thuẫn; thế nào là mặt đối lập. Sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động
và phát triển của sự vật và hiện tượng.
*Phương thức tổ chức: Phần hình thành kiến thức mới, GV kết hợp nhiều phương
pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Cụ thể:
Tìm hiểu nội dung 1- Thế nào là mâu thuẫn; Mặt đối lập của mâu thuẫn
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao * Thế nào là mâu thuẫn; mặt đối lập của - HS nghe câu hỏi và
nhiệm vụ

mâu thuẫn

cùng nhau suy nghĩ

- GV: Nêu CH cho HS thảo luận:

thảo luận.

1. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi khi nhắc - Nhận nhiệm vụ và
tới khái niệm mâu thuẫn, các em thường hình thực hiện
dung (liên tưởng, nghĩ) tới điều gì ?

2. Em hãy đưa ra một vài ví dụ về mâu thuẫn
thông thường trong đời sống?
3. Thế nào là mâu thuẫn thơng thường, mâu
thuẫn triết học? Cho ví dụ?
17


4. Mặt đồng hóa ở một cơ thể A và dị hóa ở
cơ thể B có tạo thành mâu thuẫn không?
5. Thế nào là mâu thuẫn?
- GV cho 1 HS đọc khái niệm mặt đối lập
của mâu thuẫn trang 25 SGK và đưa ra một
số ví dụ và yêu cầu HS xác định đâu là mặt
đối lập của mâu thuẫn và đâu không phải là
mặt đối lập của mâu thuẫn? Vì sao?
VD: a. Những gam màu đối lập trong cùng
một bức tranh.
b. Điện tích dương của nguyên tử A và điện
tích âm của nguyên tử B.
c. Hoạt động dạy và hoạt động học của thầy
và trò trong một tiết học.
d. Mặt đồng hoá và dị hoá trong cùng một tế
bào B.
e. Giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân
trong xã hội phong kiến.
g. Giai cấp bóc lột trong xã hội chiếm hữu nơ
lệ và giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản.
h. Tệ nạn mại dâm và ma t đang có chiều
hướng giảm rõ rệt.
i. Mặt tích cực và mặt tiến bộ trong xã hội ta

đang ngày càng chiếm ưu thế.
- GV hỏi ?? Vậy thế nào là mặt đối lập của
mâu thuẫn? Cho ví dụ?
hiện GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ các - HS suy nghĩ, trao đổi,

Thực
nhiệm vụ

em khi cần

trả lời câu hỏi

Kết quả thực GV nhận xét câu trả lời của các HS và rút ra - HS nghe và ghi chép
hiện
vụ

nhiệm kết luận:

khi GV kết luận

*Khái niệm mâu thuẫn.
VD mâu thuẫn thông thường:
18


- Trắng - đen.
- To - nhỏ.
- Trên - Dưới.
=> Mâu thuẫn theo cách hiểu thông thường là
trạng thái xung đột, chống đối nhau

- Khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm
triết học Mác Lê Nin: Mâu thuẫn là một
chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa
thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
VD: - Sinh vật: Đồng hóa - dị hóa.
- Kinh tế: Sản xuất - tiêu dùng.
- Dũng cảm - hèn nhát
- Thống trị - bị trị
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
* Ví dụ:
- Sinh vật: Đồng hóa - dị hóa.
- Kinh tế: Sản xuất - tiêu dùng.
- Vật lí: Lực hút - lực đẩy.
- Nhận thức: Tích cực - tiêu cực.
- Tốn học: Số âm- số dương.
* Khái niệm: Mặt đối lập của mâu thuẫn là
những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm...
mà trong quá trình vận động, phát phiển của
sự vật hiện tượng chúng phát triển theo
những chiều hướng trái ngược nhau.
Sản

Chúng ràng buộc nhau bên trong SV, HT.
phẩm - Sản phẩm làm việc của HS.

mong đợi

HS biết được thế nào là
mâu thuẫn, mặt đối lập
của mâu thuẫn.


Tìm hiểu nội dung 2 - Sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao * Sự thống nhất và đấu tranh giữa các - HS các nhóm nghe
19


nhiệm vụ

mặt đối lập

câu hỏi và cùng nhau

- GV: Cho VD và nêu câu hỏi cho các suy nghĩ thảo luận.
nhóm thảo luận:

- Nhận nhiệm vụ và

+ Nhóm 1+ 2: ??Các em hãy cho biết hoạt thực hiện
động dạy của thầy ở lớp này với hoạt động
học của trò ở lớp khác có thể được coi là
một mâu thuẫn hay khơng? Mặt đồng hóa ở
tế bào A và mặt dị hóa ở tế bào B có được
coi là một mâu thuẫn hay khơng ?Vì sao?
??Nếu khơng có hoạt động học của các em
thì hoạt động dạy của thầy có thể tiến hành
được không ?
??Muốn tạo thành một chỉnh thể mâu thuẫn

đòi hỏi hai mặt đối lập phải làm sao?
Vậy em hiểu thế nào là sự thống nhất giữa
các mặt đối lập ? Cho ví dụ?
+ Nhóm 3+ 4: ??Theo các em thì các mặt
đối lập có thể tách rời nhau hay không? Tại
sao ?
??Căn cứ vào đâu để nhận biết đó là hai
mặt đối lập của mâu thuẫn ?
?? Khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau
đã tác động như thế nào đến quan hệ giữa
các mặt đối lập ?
??Vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là
Thực
nhiệm vụ

gì? Cho ví dụ?
hiện GV quan sát các nhóm Hs thảo luận và - HS thực hiện:
khuyến khích các em làm việc.

+ Ngồi theo nhóm trình
bày nội dung thảo luận
trên bảng phụ.
+ Cử đại diện nhóm lên
bảng trình bày.
+ Các nhóm nhận xét,

20


bổ sung lẫn nhau.

Kết quả thực GV nhận xét câu trả lời của các nhóm HS - HS nghe và ghi chép
hiện nhiệm vụ

và rút ra kết luận:

khi GV kết luận

* Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Ví du : Sinh vật: Đồng hóa - dị hóa.
Kinh tế: Sản xuất - tiêu dùng.
Vật lí: Lực hút - lực đẩy.
Nhận thức: Tích cực - tiêu cực
- Nhận xét: + Ràng buộc; Liên hệ.
+ Gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
- Kết luận: Trong mỗi mâu thuẫn hai mặt
đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật.
Chúng liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề
tồn tại cho nhau. Đó là sự thống nhất, giữa
các mặt đối lập.
* Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Ví dụ :
+ Nguyên tử: Điện tích (-), điện tích (+).
+ Xã hội TBCN: Giai cấp tư sản, giai cấp
vô sản.
+ Lối sống có văn hóa, khơng có văn hóa.
- Nhận xét: +Các mặt đối lập xung đột
nhau, khuynh hướng vận động trái ngược
nhau.
+ Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.
+ Theo triết học các mặt đối lập khơng

hồn tồn đối lập, xung đột mà cịn liên hệ
thống nhất với nhau trong một sự vật.
- Kết luận: Hai mặt đối lập luôn luôn tác
động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó
Sản

là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
phẩm - Sản phẩm làm việc của HS.

mong đợi

HS biết được thế nào là
sự thống nhất, thế nào

21


là sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập.
Tìm hiểu nội dung 3- Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của SVHT
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao - GV cho VD và nêu câu hỏi cho cả lớp - HS nghe câu hỏi và
nhiệm vụ

thảo luận

cùng nhau suy nghĩ


+ Sinh vật: giữa hai mặt đồng hóa và dị hóa thảo luận.
+Trong Xã hội chiếm hữu nơ lệ: Giai cấp
chủ nô, giai cấp nô lệ.
+ Trong Nhận thức: đúng, sai.
?Việc giải quyết mâu thuẫn, sẽ mang lại
điều gì ?
?? Theo các em sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập sẽ thúc đẩy hay kìm hãm quá trình
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
?? Khi đối diện với các mâu thuẫn, chúng
ta cần phải làm gì ?
??. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai
trò như thế nào đối với sự vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng ?
??Có ý kiến cho rằng để có sự phát triển
cần phải kìm hãm, điều hịa hoặc thủ tiêu
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Em có
đồng ý với ý kiến trên hay khơng? Tại sao?
Bài học rút ra là gì ?
- GV: Nêu tình huống 1 cho HS thảo luận
Thực

và giải quyết
hiện - GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ - HS suy nghĩ, trao đổi,

nhiệm vụ
các em khi cần
trả lời câu hỏi
Kết quả thực - GV nhận xét câu trả lời của các HS và rút - HS nghe và ghi chép
hiện nhiệm vụ


ra kết luận:

khi GV kết luận

a. Giải quyết mâu thuẫn.
22


×