Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) vận dụng một số phương pháp theo mô hình trường học mới vào dạy học ngữ văn truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.9 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG
HỌC MỚI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUYỀN THỐNG

Quảng Bình, tháng
1 9 năm 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG
HỌC MỚI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUYỀN THỐNG

Họ và tên: Phạm Phương Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác:Trường THCS Quảng Tùng

2
Quảng Bình, tháng 9 năm 2017


SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THEO MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC
MỚI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN TRUYỀN THỐNG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến


Ở trường THCS hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học, rèn kĩ năng
cho người học là vấn đề quan trọng và cần thiết . Cũng như bao nhiêu môn học
khác, Ngữ văn đóng vai trị quan trọng giúp rèn luyện đạo đức, tình cảm, lối
sống . Châm ngơn có câu “ Văn học là nhân học” vì trong sự phát triển của tư
duy con người, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, giữ
tầm khá quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm của
học sinh, nó có mối quan hệ với các mơn học khác. Học tốt Ngữ văn, cũng
sẽ là động lực học tốt các môn khác và ngược lại, nền tảng cho việc rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh, yêu cầu của việc dạy hiện nay cũng cần “ Học
đi đôi với hành” cần tăng cường kết hợp tốt các hình thức, phương pháp dạy học
để tiết dạy đạt kết quả tốt hơn. Khiến học sinh có hứng thú với mơn học của mình,
tạo điều kiện để các em học tập tích cực hơn.
Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều
mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp,
biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt
động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp,
kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dị. Những hoạt động đó giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày
càng u thích, say mê mơn học. Việc dạy học theo phương pháp truyền thống đã
khá là quen thuộc đối với giáo viên và học sinh, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó
vẫn cịn mang hình thức truyền đạt kiến thức theo kiểu một chiều. Những năm gần
đây chúng ta đã đưa vào thử nghiệm một mơ hình học mới có tên gọi là: “Mơ hình
trường học mới” được dạy ở một số tỉnh thành, với việc thay đổi hoàn toàn phương
pháp, lấy học sinh làm trung tâm cho hoạt động dạy học, nhưng phương pháp mới
này lại khơng phải hồn tồn phù hợp với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên về phương
pháp này cũng có một số cái mới, phù hợp mà chúng ta có thể ứng dụng vào dạy
học cùng với phương pháp dạy học truyền thống để học sinh có thể phát huy hết
tính tích cực của nó, có thể giúp học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức trọng tâm
nhưng đồng thời cũng giúp các em có hứng thú và yêu thích mơn học hơn qua các
hoạt động nhóm cũng như hoạt động cặp đôi của phương pháp học theo “Mô hình

3


trường học mới”. Các em dần phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá
trình học của mình. Cũng từ đó rèn cho học sinh kĩ năng nói cũng như viết một
cách thành thạo.
Dạy học truyền thống cũng sử dụng các hình thức thảo luận nhóm cũng như
cặp đơi, tuy nhiên việc thảo luận đang mang tính hình thức, chưa có sự trao đổi
giữa các thành viên trong nhóm, chủ yếu các bạn quay lại thảo luận nhưng đang là
một bạn đọc đáp án và một bạn chép đáp án sau đó lấy làm ý kiến chung của
nhóm, vì vậy mà học sinh cơ bản vẫn khơng lĩnh hội được kiến thức, không hiểu
được câu hỏi cũng như khơng có được chính kiến riêng của mình. Nên học sinh
ngày càng thụ động và phụ thuộc vào các bạn học khá, giỏi hay thầy cô.
Xuất phát từ nhận thức trên, là một giáo viên văn, bản thân tôi luôn nghiên cứu,
tìm ra những phương pháp dạy học văn hiệu quả nhất. Nên tôi mạnh dạn đưa một
số phương pháp mới mà tơi thấy phù hợp đó vào bài viết của mình. Vì vậy tơi đã
chọn sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng một số phương pháp theo mơ hình
trường học mới vào dạy học ngữ văn truyền thống”.
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Là giáo viên dạy môn Ngữ văn THCS, qua một quá trình dài dạy học ngữ văn
theo phương pháp truyền thống và hai năm trực tiếp giảng dạy mơn ngữ văn theo
“Mơ hình trường học mới”, tơi đã suy nghĩ tìm tịi và cố gắng tìm kiếm nhiều biện
pháp nhằm giúp bản thân có cách dạy phù hợp cũng như học sinh có cách học tích
cực. Mơ hình trường học mới là một mơ hình hồn tồn khác so với phương pháp
học hiện hành. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các
em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được
tham gia vào quá trình học tập, giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh
vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp
tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn
hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài

học. Phương pháp học theo nhóm, cặp đơi ln hiện hữu, cố định, xun suốt cả
q trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này với việc tổ
chức có hiệu quả hoạt động nhóm và cặp đơi giúp các em được học tập thoải mái,
được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học văn, các em tự tin, trau dồi vốn từ,
tăng khả năng thuyết trình trước lớp nên các em rất thích và hứng thú hơn với môn
văn.Vận dụng một số phương pháp của mơ hình trường học mới mà cụ thể là các
hoạt động nhóm cũng như cặp đơi giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ
năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp.
4


Bên cạnh đó dạy học theo phương pháp truyền thống lại phát huy được vai trò
của người thầy, lượng kiến thức mà giáo viên truyền đạt giúp các em hiểu bài, nắm
được cách làm bài cũng như biết định hướng cho bài học của mình. Kết hợp cả hai
phương pháp lại chúng ta có thể phát huy được năng lực của học sinh cũng như
năng lực của giáo viên hiệu quả nhất. Từ đó đảm bảo cho người học lĩnh hội được
hết kiến thức vừa giúp phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến này áp dụng vào dạy và học ở môn ngữ văn 7 ở trường Trung học cơ
cở, là khối lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng của vấn đề
- Trong thực tế dạy học theo phương pháp truyền thống vẫn còn một số bất cập, sự
truyền đạt kiến thức theo lối một chiều, giáo viên đang làm thay công việc của học
sinh. Học sinh lại có thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện
một cách máy móc, rập khn những gì mà giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh
chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc
sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ
và diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn của người khác. Lẽ ra

học sinh là chủ của tri thức lại trở thành lệ thuộc sách vở. Học sinh chưa hào hứng
và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cả nhân trước tập thể cho nên
khi phải nói và viết, học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
- Dạy theo phương pháp truyền thống vẫn cịn có hiện tượng giáo viên chưa thực
sự đổi mới phương pháp dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một
cách máy móc, thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc.
- Một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm
thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và nắm bắt được những kiến
thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất.
- Học sinh lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, chỉ chủ yếu dựa vào sự truyền đạt
của giáo viên, nắm bắt kiến thức một cách rập khuôn, không tự phát hiện ra được
kiến thức.
- Ngoài ra học theo phương pháp cũ đã khiến học sinh mất dần đi năng lực chủ
động, tự tìm đến với kiến thức mà luôn chờ để được nhắc kiến thức, học sinh trở
thành những con vẹt chỉ biết nhắc lại kiến thức mà không thể hiểu nội hàm của
lượng kiến thức đó như thế nào.

5


- Học sinh cũng đã được làm quen với hoạt động nhóm, nhưng chủ yếu là làm theo
sự sắp đặt của giáo viên và nhóm trưởng. Cơng việc của các thành viên trong nhóm
chưa được phân cơng cụ thể. Bởi vậy mà các thành viên khơng phát huy được vai
trị và trách nhiệm của mình. Chúng ta thấy rằng, càng ngày số lượng học sinh học
giỏi bộ môn Ngữ văn càng ít bởi lẽ học sinh vẫn cịn thấy chưa hứng thú với việc
học bộ môn này. Các em thấy rằng việc học Ngữ văn là quá nặng nề vì phải học
thuộc lịng nhiều, phải ghi nhiều trong q trình học tập. Bởi vậy theo điều tra ban
đầu số lượng học sinh ham thích học mơn Ngữ văn cịn rất ít.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2017 – 2018:
Tổng

Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
SL
%
số HS dự KT
95

95

9

9,5

30

31,6

50

52,6

6


6,3

- Trên cơ sở đó, việc ứng dụng một số phương pháp mới của mô hình trường học
mới như thảo luận nhóm và thảo luận cặp đôi giúp học sinh tự học, năng động,
sáng tạo, giúp học sinh thích học mơn Ngữ văn, nắm bắt được những kiến thức cơ
bản của bài học, vừa sử dụng phương pháp mới nhưng đồng thời không làm mất đi
đặc trưng riêng của một giờ dạy văn là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi giáo viên
giảng dạy ngữ văn chúng tơi cần phải nghiên cứu, tìm tịi sáng tạo trong giảng dạy
để đạt được hiệu quả cao. Một trong những đề xuất của bản thân tôi để thực hiện
tốt yêu cầu đó là vận dụng một số phương pháp theo mơ hình trường học mới vào
dạy học ngữ văn truyền thống.
2.2. Giải pháp, tổ chức thực hiện sáng kiến
2.2.1. Các giải pháp
- Giáo viên cần trực tiếp sắp xếp nhóm, cặp đơi cho phù hợp.
- Thực hiện ngồi theo nhóm ngay từ đầu năm học, có thể chia thành 6 nhóm hoặc 8
nhóm sao cho học sinh dễ thảo luận và trình bày ý kiến nhất.
- Phân loại đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như trình độ kiến
thức của học sinh.
- Thường xuyên quan sát sự hoạt động của các nhóm, cặp đơi để có kế hoạch điều
chỉnh kịp thời nếu nhóm hoạt động chưa có hiệu quả.
- Gần gũi, quan tâm động viên, khích lệ học sinh học tập.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để đề ra những tình huống thảo luận nhóm,
những tình huống thảo luận cặp đơi phù hợp với nội dung bài học.
6


- Dự giờ thăm lớp để nắm kĩ đối tượng học sinh và học hỏi những kinh nghiệm về
cách sắp xếp nhóm và cặp đơi của các đồng nghiệp khác.
- Có kế hoạch trao đổi với tổ, với đồng nghiệp để tổ chức những giờ dạy thực

nghiệm áp dụng những hình thức thảo luận nhóm và cặp đơi trong giờ học hoặc
ngoài giờ học.
2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện
2.2.2.1. Ứng dụng hình thức tổ chức thảo luận nhóm
a, Cách thức tổ chức
Học sinh sẽ được bố trí ngồi xen kẽ nhau theo năng lực, có thể một bạn học khá
giỏi ngồi cùng bạn học trung bình yếu trong cùng một bàn, khi thảo luận nhóm thì
hai bàn một quay lại với nhau cùng trao đổi và thảo luận.
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học nhóm theo
mơ hình “Trường học mới”, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau
làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do
giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngồi cuộc, khơng một học
sinh nào ngồi chơi. Tuy nhiên để tiết học kết hợp cả hai phương pháp thành cơng
hay khơng thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và cơng việc chính của
nhóm trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định
được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân cơng nhiệm vụ cho cơng bằng giữa các
thành viên trong nhóm để các thành viên trong nhóm đều có thể được hoạt động.
Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để
huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và
phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn
các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải.
Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học
tập. Biết tổ chức và quản lí cơng việc. Biết giơ tay khi đã hồn thành cơng việc và
biết u cầu trợ giúp khi không tự giải quyết được công việc.
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng
ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một.
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục
tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào
đọc xong thì giơ tay lên để cả nhóm cùng biết và bắt đầu vào việc thảo luận câu

hỏi)
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất, bạn A đọc mục tiêu.
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai…(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong
7


thì giơ tay báo hồn thành lên để giáo viên biết đến kiểm tra xem đã đúng hay
chưa).
Cách 2: Đối với những nhóm cịn yếu, nhóm trưởng làm việc cịn lúng túng. Vì
vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trị là một nhóm trưởng
chứ khơng phải là người giáo viên hướng dẫn các hoạt động của học sinh.
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập
xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã
biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi
bạn làm nhóm trưởng các nhóm.
Cách 4: Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào
đó và các nhóm cịn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên,
tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt.
- Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo
luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên
nên bao quát lớp, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm
nào hồn thành lên trước hoặc nhóm nào chậm nhất, nhóm nào cần cứu trợ, để từ
đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.
b, Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập, bảng phụ...chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận
- Câu hỏi thảo luận nên chia nhỏ, câu hỏi khó phải có câu hỏi gợi mở
- Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh
- Câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo cho học
sinh
- Các câu hỏi chỉ nên xoay quanh nội dung chính của bài học

- Thời gian thảo luận không quá ngắn học sinh không kịp định hình, cũng khơng
q dài ảnh hưởng tới thời gian tiết học.
- Phân nhóm cho học sinh thảo luận khơng q ít mà cũng khơng q đơng.
- Học sinh thảo luận xong, giáo viên gọi ít nhất hai nhóm trả lời, các nhóm cịn lại
nhận xét câu trả lời của nhóm bạn sau đó giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh.
- Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì có thể sắp xếp bất kì thời gian nào
trong tiết dạy.
c, Chuẩn bị của học sinh
- Đọc kĩ các câu hỏi trong phần bài học
- Ghi ý kiến của bản thân về câu hỏi cho là khó
- Mạnh dạn trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
2.2.2.1. Ứng dụng hình thức tổ chức thảo luận cặp đơi
8


a, Cách thức tổ chức
Ngồi hoạt động nhóm thì hoạt động cặp đôi cũng được sử dụng thường xuyên
trong tiết học. Đây là một hình thức vừa dễ thực hiện đồng thời mang lại hiệu quả
cao.
Ưu điểm của phương pháp cặp đơi là có thể tạo được đơi bạn cùng tiến. Dựa
vào nội dung câu hỏi mà có thể cho học sinh tạo thành cặp đôi phù hợp.
Việc 1. Cặp trưởng: Chúng mình cùng đọc thầm suy nghĩ thực hiện yêu cầu…
Việc 2. Cặp trưởng đọc to hoặc mời bạn đọc to u cầu…
Việc 3. Cặp trưởng phân cơng: (Ví dụ: Bây giờ bạn đọc từ, mình đọc lời giải
nghĩa) . Thực hiện.Trong quá trình bạn thực hiện chú ý chia sẻ xem bạn đúng hay
sai, nếu sai thì sửa cho bạn.
Việc 4: Cặp trưởng thống nhất ý kiến, phân cơng báo cáo, trình bày. Ví dụ:
Chúng mình cùng thực hiện yêu cầu 2 đúng rồi. Lát nữa nếu được gọi mình sẽ báo
cáo, chúng mình cùng trình bày )
Sau khi được mời lên trình bày ý kiến cặp đơi sẻ thay phiên nhau, người đọc

câu hỏi, người trả lời cho đến khi hết ý của câu hỏi thảo luận.
b, Chuẩn bị của giáo viên
- Cần bố trí cặp đơi ngồi gần nhau để dễ thảo luận
- Cặp đơi có thể là một học sinh khá và một học sinh yếu để có thể hổ trợ lẫn nhau,
đồng thời cũng là cách để kèm bạn của mình.
- Khi học sinh thảo luận giáo viên cần quan sát từng cặp đôi một để có thể kịp thời
điều chỉnh cách thảo luận và trình bày ý kiến.
- Có thể cho sử dụng phiếu học tập để đạt kết quả cao hơn.
- Giáo viên yêu cầu khi trình bày ý kiến cần thay đổi liên tục người hỏi và người
trả lời để tránh tình trạng một bạn thường xun trả lời cịn bạn còn lại chỉ đọc câu
hỏi.
c, Chuẩn bị của học sinh
- Đọc kĩ các câu hỏi trong phần thảo luận
- Cả 2 bạn cùng có ý kiến của mình sau đó thống nhất chung ý kiến của cặp đôi.
- Cùng đứng dậy trình bày ý kiến trước lớp theo sự hiểu biết của mình. Thay phiên
nhau hỏi và trả lời khơng bị động vào bạn khác.
* Một số ví dụ cụ thể: Khi dạy văn bản “ Tiếng gà trưa (T1)”, có thể dùng một số
câu hỏi thảo luận nhóm và cặp đôi như sau:
Ngày soạn: 16/11/2017
Ngày dạy: 21/11/2017
9


TIẾT 53:

Văn bản:

TIẾNG GÀ TRƯA ( T1)
Xuân Quỳnh


I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Bước đầu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
- Cảm nhận được âm thanh tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết
tự nhiên bình dị.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng
bà.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp
tác, sáng tạo
- Năng lực riêng: phân tích, so sánh, bình giảng.
II. Chuẩn bị
- GV : Giáo án, SGK, SGV, soạn bài, máy chiếu
- HS : Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
*Hoạt động khởi động:
1. Khổ thơ sau nói về nội dung, cảm xúc gì?
Nhớ bà bên bếp lửa hồng
Nhớ bà bên luống cải ngồng vàng ươm
Nhớ bà gánh nước thổi cơm
Lon ton cháu chạy trên con đường làng.
(Trương Nam Chi, Viết cho bà ngoại)
2.
Chia sẻ một kỉ niệm của em được gợi ra từ khổ thơ trên.
Hs thảo luận, có ý kiến trả lời, giáo viên chốt vào bài:

Tình yêu quê hương vốn là tình cảm sâu nặng trong mỗi con người
vì tình cảm ấy thường được gắn liền với những hình ảnh thân
thương của bà, của mẹ. Để hiểu thêm về sự thiêng liêng của tình
cảm ấy, cơ trß ta cùng tìm hiểu bài “ Tiếng gà trưa” của tác giả
Xuân Quỳnh.
10


Hoạt động của giáo viên
GV hướng dẫn cách đọc bài
Đọc nhịp 3 /2, 2/3 Nhấn mạnh điệp câu,
điệp ngữ
- Chú ý giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt
lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ
tình của nhà thơ trong vai anh bộ đội
nhớ nhà, nhớ quê.
GV trình chiếu chân dung Xuân Quỳnh
Nêu vài nét hiểu biết của mình về tác
giả Xuân Quỳnh và tác phẩm ''Tiếng gà
trưa''? ( hs tb, y) gv trình chiếu về tác
giả và những tác phảm của Xuân
Quỳnh đọc đoạn thơ bài:
“Chuyện cổ tích về loại người”
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ tồn là bóng đêm
Khơng khí chỉ màu đen

Chưa có màu sắc khác

Hoạt động của giáo viên
I.Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc

2. Tác giả
- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (19421988) quê La Khê, ven thị xã Hà Đông
- Hà Tây.
- Là nhà thơ nữ nổi tiếng ở nước ta thời
kì chống Mĩ.
- Thơ Xuân Quỳnh thường viết về
những điều bình dị, gần gũi đời sống
thường nhật, trong gia đình tình yêu,
tình mẹ con.

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu !
Mặt trời mới nhơ cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
3. Tác phẩm
11



-Gv yêu cầu học sinh nếu xuất xứ ra đời
của tác phẩm

Có những từ nào cịn khó hiểu GV giải
thích thêm:

a. Xuất xứ
- Bài thơ được viết trong những
năm đầu của cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mĩ trên cả nước .
-Tiếng gà trưa được được gợi ra từ
những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của
chính tác giả
b. Từ khó
- Gà toi =>Chết vì các bệnh dịch khác
nhau
- Chắt chiu =>tiết kiệm từng chút và
kiên trì
c.Thể thơ
=>Thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn), không
hạn định số câu, bắt nguồn từ dân ca
phường vải (Trung Bộ ) và tư thế về kể
chuyện.
-Vần thơ phong phú, linh hoạt: vần
chân, vần bằng...

-Bài thơ được viết theo thể thơ nào?(hs
tb, y) Có bài thơ nào cũng được viết
theo mỗi câu có 5 tiếng hs tìm đó là thể
thơ gì?

- Em cónhận xét gì về số câu thơ trong
mỗi khổ thơ?
Số câu thơ trong mỗi khổ thơ khơng hạn
định có khổ 4 khổ 6 khổ 7
Tìm bố cục của bài thơ?
4. Bố cục: 3 phần
- GV hướng dẩn cụ thể
=> Khổ 1:Tiếng gà trưa và sự xao động
GV cho hs hoạt động cá nhân
trong tâm hồn người chiến sĩ
Khổ 2,3,4,5,6: Tiếng gà trưa và kỉ niệm
tuổi thơ.
Khổ 7: Tiếng gà trưa và lí tưởng chiến
đấu của người lính trẻ
II / Phân tích chi tiết văn bản
- Tiếng gà trưa được nhắc lại mấy lần =>Nhắc lại 4 lần: ở đầu mỗi khổ thơ
trong bài thơ? cho biết tác dụng của nó? =>Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này gợi ra
( hs k, g)
một hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, nó
vừa như một sợi dây liên kết các hình
ảnh vừa điểm nhịp cho dịng cảm xúc
của nhân vật trữ tình
1.Tiếng gà trưa và sự xao động trong
tâm hồn của người chiến sĩ
12


- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ
được khơi gợi từ sự việc nào?
Giáo viên cho học sinh hoạt động cá

nhân
-> nghe tiếng gà nhảy ổ đẻ buổi trưa

- Cảm hứng của tác giả được khơi gợi
từ tiếng gà trưa
Một buổi trưa, trên đường hành
quân, được nghỉ chân ở một xóm
nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng
gà nhảy ổ vang vọng vào tâm tư.
- Vì sao tiếng gà trưa lại gợi cảm xúc
Âm vang của tiếng gà khiến anh
cho người chiến sĩ?
bồi hồi xúc động.
Giáo viên cho học sinh hoạt động
nhóm
-> Tiếng gà trưa đã gắn với những kỉ
niệm tuổi thơ của chiến sĩ, những kỉ
niệm êm đẹp của một thời gắn bó với
người bà yêu thương
- Theo âm thanh tiếng gà trưa hãy ghi lại
mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
Gv cho hs hđ nhóm dán bảng phụ lên
bảng
-> Mạch cảm xúc của nhà thơ được diễn
biến theo quy luật hồi tưởng tự nhiên
của tâm lí
+Từ hiện tại về quá khứ
Từ hiện tại: Tiếng gà trưa bên xóm nhỏ
trên đường hành quân, tác giả nhớ đến
quá khứ: những kỉ niệm hiện lên theo

âm thanh của tiếng gà trưa
+Từ hiện tại đến tương lai: tiếng gà trưa
giục anh cầm chắc tay súng chiến đấu
cho tổ quốc và quê hương.
Theo em văn bản này thuộc kiểu văn
bản nào? GV cho HS hoạt động cá
nhân
->Biểu cảm
?Chúng ta đã học cách lập ý trong bài
văn biểu cảm,em theo em văn bản này
tác giả lập ý theo cách nào? GV cho HS
13


hoạt động cặp đôi
- Liên hệ hiện tại với quá khứ và hiện tại
với tương lai
- “Tiếng gà trưa” được tác giả cảm nhận
trong hoàn cảnh nào?
-> “Tiếng gà trưa” được tác giả cảm
nhận trong hoàn cảnh khi tác giả ở xa
quê hương, dừng chân bến xóm nhỏ
nghe tiếng gà trưa nhảy ổ quen thuộc
- Tại sao trong vô vàn âm thanh của
làng quê, tâm trí của tác giả chỉ bị ám
ảnh bởi tiếng gà trưa ? Hoạt động cá
nhân
->Tiếng gà là âm thanh của làng quê,
gợi cảm giác gần gũi, thân thương, giúp
con người vơi đi nỗi vất vả. Do đó tiếng

gà trưa dễ tạo thành những kỉ niệm khó
quên của con người.

Nghe tiếng gà trưa đó tác giả cảm thấy
điều gì?
GV cho HS hoạt động cặp đơi
- Ở ba câu thơ này tác giả đã sử dụng
biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của
biện pháp nghệ thuật đó? GV cho HS
hoạt động nhóm
- Qua điệp từ nghe ở đây tác giả có phải
chỉ nghe bằng thính giác khơng?
->Khơng chỉ nghe bằng thính giác mà
cịn nghe bằng tâm tưởng, bằng hồi ức
tràn về. Như vậy con người ở đây khơng
chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác, mà
cịn nghe bằng cả cảm xúc tâm hồn. Khi
con người nghe được bằng tâm hồn thì

- Hồn cảnh: Trên đường hành qn
chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ.

* Buổi trưa ở làng quê, không gian
vắng lặng yên tĩnh tiếng gà gáy vang
làm cho cảnh vật như bị lay động và
bừng tĩnh dậy.
* Âm vang tiếng gà cục tác giúp
người lính vơi đi sự mệt mỏi sau một
quãng đường hành quân xa.
* Tiếng gà gáy gợi nhớ kỉ niệm thời

ấu thơ sống trong tình yêu thương của
người bà và gần gủi với đàn gà bà
nuôi.
-Tiếng gà trưa :
+Nghe xao động nắng trưa
+Nghe bàn chân đỡ mỏi
+Nghe gọi về tuổi thơ
NT: Điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác
->Diễn tả sự bồi hồi, xao xuyến của
tâm hồn.

14


ng đó phải là người có tình cảm như thế
nào đối với làng xóm, quê hương? GV
cho HS hoạt động chung cả lớp
Gv: Bài thơ ra đời trong những ngày cả
nước chống Mĩ sôi sục và quyết liệt.
Đoạn mở đầu này kể về một sự việc đời
thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt
khơng khí nóng bức của chiến trường,
mở ra một khơng gian thanh bình sâu
lắng
- Điều đó giúp em nhận ra những tình
cảm nào của người viết? ->Tâm hồn
nhảy cảm, dễ rung động, chỉ một tiếng
gà trưa đã làm tâm hồn tác giả xao động,
trở về với kỉ niệm xưa.

Gv chốt:
Bài thơ là phút lắng lòng của người
chiến sĩ trên chặng đường hành quân
mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thơn xóm
n bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ
quen thuộc của làng q, người chiến sĩ
để lịng mình cuốn vào âm thanh ấy và
trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của
nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại,
trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà
mỗi lúc một rõ nét nhưng đó khơng phải
là sự mở ra theo chiều rộng không gian
mà là sự chuyển động theo chiều sâu
của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của
ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa,
sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác:
Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là
sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về
tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp
ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả
tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm

=>Thể hiện tình làng quê thắm thiết,
sâu nặng.

=>Tiếng gà trưa làm cho tâm hồn
người chiến sĩ xao động, quay về với kí
ức tuổi thơ

15



hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài
thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng
đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ.
Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm
thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến
sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả
hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
4.Củng cố
- Tiếng gà trưa gợi tình cảm, cảm xúc gì trên đường hành quân ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị nội dung tiếp theo:
+ Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm tuổi thơ
+ Tiếng gà trưa và lý tưởng chiến đấu của người lính trẻ.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể về việc áp dụng hình thức thảo luận trong
dạy học văn. Trong chương trình Ngữ văn THCS cịn có rất nhiều bài học có thể áp
dụng một cách linh hoạt hình thức này trong dạy học.
- Tỉ lệ HS tích cực, hứng thú trong học văn so với điều tra, theo dõi ban đầu là vượt
trên 60 %
- Tỉ lệ HS khá giỏi về bộ môn tăng lên đáng kể.
* Kết quả, chất lượng học sinh trong năm học vừa qua đạt được như sau:
Tổng số

HS Giỏi
SL %
dự KT
Số


HS
95
95
19
3. PHẦN KẾT LUẬN

20

Khá
SL
38

TB
%
40

Yếu

SL

%

SL

%

36

37,9


2

2,1

3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Với việc vận dụng một số phương pháp theo “Mơ hình trường học mới” trong
dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở đã một phần gây hứng thú hơn
trong tiết học, học sinh đã có sự chuyển biến hơn, tích cực giao lưu với thầy cô
giáo hơn, trong mỗi giờ học tất cả học sinh đều tham gia và muốn tham gia vào
16


quy trình dạy –học. Các em khơng cịn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng bài mà
cảm thấy hứng thú hơn; hăng say phát biểu, hiểu bài hơn. Tuy nhiên đây chưa phải
là phương pháp tối ưu nhất bởi vì cũng không phải tiết dạy văn nào chúng ta cũng
áp dụng được các phương pháp mới một cách một cách hiệu quả. Chính vì vậy khi
dạy bất kì một tiết học nào chúng ta cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp
khác nhau để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta đã áp dụng từ rất lâu và ít nhiều đã đạt
kết quả trong dạy học, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Hơn nữa đòi hỏi GV phải đầu
tư nhiều thời gian, phương tiện nhất là về máy chiếu và máy tính xách tay mà ở
vùng sâu vùng xa các trường học cũng không hoặc chưa thể đầu tư được. Bản thân
tôi, trong quá trình giảng dạy cũng nhận thấy cịn một số thiếu sót, hạn chế khi áp
dụng các hình thức trên. Những đề xuất trên chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá
nhân tơi và những kinh nghiệm đó bản thân tơi cũng chỉ mới áp dụng được ở một
số tiết ở lớp 7 bởi trong mấy năm học gần đây tôi được phân công dạy khối lớp
này. Tuy nhiên, tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp mong góp một
chút sức mình vào cơng tác đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường.
Để kinh nghiệm này có tính khả thi cao, ngồi việc mỗi GV phải không ngừng trau

dồi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, bản thân tôi cũng như các GV
khác rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo nhà trường và
ngành GD như đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn văn, sắp xếp để các em học
sinh có điều kiện tham khảo, nghiên cứu. Trên đây là một chút kinh nghiệm trong
quá trình giảng dạy của bản thân. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, tơi rất mong
nhận được sự góp ý, bổ sung của lãnh đạo nhà trường cũng như các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.

17


18



×