Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) TIẾT GIẢM, tái sử DỤNG, tái CHẾ để TIẾT KIỆM NGUỒN tài NGUYÊN THIÊN NHIÊN và bảo vệ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 14 trang )

Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống:
“TIẾT GIẢM, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ ĐỂ TIẾT KIỆM NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG”
* Tình huống như sau:
Trong giờ tiếng anh học kỹ năng đọc hiểu về chủ đề “ Reduce, reuse , recycle”cơ giáo có
hỏi các bạn học sinh
“ Tại sao các bạn mỗi khi ra về đều được yêu cấu tắt điện tắt quạt?
“ Hết mỗi năm học những giấy nháp bỏ các bạn dùng nó vào việc gì?”
“ Khi uống xong những chai nước ngọt các bạn thường làm gì với vỏ chai?”
Một số bạn trả lời là để tiết kiệmđiện, có bạn trả lời dùng giấy nháp để bán đồng nát, cịn
chai nhựa có thể giữ lại để đựng những thứ trong gia đình hoặc có thể bánđi.
Cơ giáo lại hỏi tiếp “ tại sao lại phải tiết kiệmđiện?tại sao các em lại có thể bán giấy
nháp, chai nhựa vứtđi những thứ được coi là rác?
Giờ thì cả lớp ấp úng khơng ai trả lời được vì mọi người trong lớp chỉ qua tâm là bán
được giấy bỏ để lấy tiền chứ không ai quan tâm đến họ thu mua để làm gì.
* Theo bạn: Để hiểu và trả lời được đầy đủ câu hỏi trên thì chúng ta cần phải tìm hiểu và
làm những gì?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống :
Bằng kiến thức mơn học như Tốn Học,Hóa học, Giáo dục cơng dân, Văn học, Tiếng
Anh, Mĩ thuật và kiến thức thực tế để tuyên truyền cho mọi người thấy được:
- Hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi
- Nâng cao nhận thức của mình đối với việc sự dụng tiết kiệm, hiệu quả các sản phẩm
làm từ nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Biết nhận biết những sản phẩm có thể tái chế giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên
nhân lực, kinh tế và quan trọng hơn là giúp bảo vệ môi trường.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Bằng kiến thức các mơn đã được học trên lớp: Tốn học,Hóa học, Giáo dục cơng dân, tiếng
anh, Mỹ thuật.
- Tốn học: Tính tốn để đưa ra những con số chính xác bao nhiêu lượng rác thải vứt đi có
thể tái chế
- Văn học:


3


Văn học 9: “Robinxon ngoài đảo hoang”, (thành ngữ “Rừng vàng, biển bạc”): Vai trị của mơi
trường đối với đời sống con người.
- Văn học 8: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”; Địa lí 7 (Bài 17: Nghị định Kioto cắt
giảm lượng khí thải tồn cầu: Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài
nguyên thiên nhiên.
- Địa lí: Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sống tự nhiên. ( địa lý 10 bài 41 môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên , bài
42:mơi trường và sự phát triển bền vững)
- Hóa học: Nhận biết các sản phẩm có thể tái chế
- Giáo dục công dân: Ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta. ( GDCD 10 bài 15: Công
dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại)
GDCD 7 ( Bài 14): “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”;, giúp học sinh hiểu được
thế nào là môi trường.
Tiếng Anh: đọc các tài liệu bằng tiếng anh liên quan đến chủ đề
- Mĩ thuật: Học sinh vẽ tranh tuyên truyền. Chủ đề “ 3 R -REDUCE, REUSE, RECYLE”
hoặc “ 3 T - TIẾT GIẢM, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ”, vẽ các logo hẩu hiệu tuyên truyền. hoặc
thiết kế các đồ dùng hữu ích từ các phế liệu
- Tham khảo trên báo, tạp chí và các phương tiện truyền thơng.
4. Giải quyết tình huống
Tìm hiểu được lượng rác thải hàng ngày bị vứt đi mà có bao nhiêu phần trong số đó có
thể tái chế được. Tìm hiểu sự lãng phí của con người dẫn đến những tổn thất gì cho thiên nhiên
và mơi trường, qua đó học được cách tiết giảm và tái sử dụng các sản phẩm làm từ nguốn tài
nguyên thiên nhiên. Hơn thế nữa, học được cách phân loại rác thải, cách nhận biết các sản phẩm
đã đươc tái chế và có thể tái chế lợi ích của việc tái chế. Từ đó giúp bảo vệ mơi trường.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Có rất nhiều cách để bảo vệ mơi trường và trong số những cách đó ta có thể áp dụng với
chính bản thân mình đó là “tiết giảm”.

Tiết giảm (Reduce): là việc giảm lượng rác phát sinh thông qua việc thay đổi lối sống, thay đổi
trong cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất… Chẳng hạn áp dụng các giải pháp sản xuất
sạch hơn, hóa học xanh trong hoạt động sản xuất, hay khuyến khích thói quen “ăn chắc mặc bền”
trong đời sống, sinh hoạt của người dân. Đây là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự
4


tối ưu hóa q trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất,
sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất.
Tiết kiệm nguồn năng nượng để tiết kiệm kinh tế
Đơn giản chỉ là khi dùng điều hịa vào mùa hè thì cho nhiệt độ cao hơn và mùa đơng thì
thâp hơn mức quy định để tiết kiệm điện năng. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện khi những
bóng điện cũ cháy. Khi các thiết bị điện khơng dùng thì rút phích cắm ra. Nên tận dụng ánh sáng
mặt trời ( trong phòng học và nhà ở) để tiết kiệm điện.
- Tiết kiệm nước
Nước tưởng là nguồn tài nguyên vô tận nhưng giờ thì nước sạch ở một số nơi rất khan
hiếm vì vậy nên tiết kiệm nước một cách có thể.
- Sử dụng ít các phương tiện chạy bằng xăng dầu
Đi bộ hay đi xe đạp rất có lợi cho sức khỏe nên nếu có thể đi bộ và xe đạp thì đừng cố
chèo lên chiếc xe máy bởi điều này sẽ giúp tiết kiệm lượng xăng tiêu thụ và tăng cơ hội luyện tập
giúp có một sức khỏe tốt.
- Đừng vứt bỏ các thiết bị điện tử hỏng
Hãy giữ nhưng thiết bị điện tử càng lâu càng tốt, tuy nhiên nêu chúng hỏng thì đừng vứt
đi mà hãy gửi vào khu phế liệu để tái chế. Những thiết bị điện tử hỏng chứa thủy ngân khi vứt ra
môi trường sẽ rất độc hại.
Trong bài đọc tiếng anh thì một trong những cách tiết kiệm đó là mua những sản phẩm có
chất lượng cao để khi hỏng hóc có thể sửa chữa chứ không bị vứt đi như những sẳn phẩm kém
chất lượng.
Ngồi cách tiết kiệm chúng ta cũng có thể tái sử dụng để bảo vệ môi trường:
Tái sử dụng (Reuse):là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính

mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi
thọ sản phẩm.
- Tái sử dụng thông thường, đó là sản phẩm được chế tạo để sử dụng nhiều lần như các
hộp đựng đồ uống và thức ăn có khả năng tái sử dụng.
- Sử dụng một sản phẩm lần 2 như sử dụng lốp xe cũ làm đệm chắn tàu thuyền.
Một số ví dụ về những sáng kiến tái sử dụng:

5


- Tái sử dụng sản phẩm như lốp xe vá, thu hồi vật liệu xây dựng, tái sử dụng túi nilông,
quần áo cũ, tân trang và sửa chữa đồ gỗ và các thiết bị gia dụng. Nhiều dung mơi có thể tái sử
dụng cho dù chứa 15% chất rắn trong lần sử dụng trước đó.
- Tái sử dụng các vật liệu bao gồm bìa các-tơng chịu nước sử dụng làm chậu trồng
cây giống, chai, giấy nháp, tấm phủ cho cây trồng.
- Túi siêu bền gồm có thùng nhựa đựng sữa, khay bánh mì, túi vải mua hàng. Đơi lúc cịn
có thể sử dụng cả 2 mặt của loại giấy tốt và hầu hết các máy phơtơcopy đều có chế độ chọn in 2
mặt.
Tái sử dụng cũng gây tác động môi trường riêng. Tái sử dụng chai thuỷ tinh giúp tiết
kiệm cả nguyên liệu thô lẫn năng lượng được sử dụng trong q trình thu gom và vận chuyển
(ở Anh, có thể tái sử dụng một chai sữa thuỷ tinh 60 lần). Rửa chai tiêu hao năng lượng, nước
và chất tẩy rửa. Chai có thể tái sử dụng phải dày và chắc chắn hơn chai sử dụng 1 lần và còn
được sử dụng làm làm nguyên liệu thô.
Các hệ thống tái sử dụng được điều chỉnh phù hợp để có thể mở ra các cơ hội việc làm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng bao bì tái sử dụng tạo nhiều việc làm hơn 75% so với
sử dụng bao bì cùng loại nhưng dùng 1 lần.
Rất nhiều việc làm đã xuất hiện trong ngành công nghiệp tái sử dụng từ các cửa hàng
đồ cũ, cửa hàng từ thiện và cửa hàng đồ dùng lỗi mốt cho đến các nhà tái sản xuất máy tính và
các nhà tái chế các giá kệ.
Ở Hoa Kỳ, ngành công nghiệp tái sử dụng sử dụng gần 170.000 lao động trong hơn

26.000 cơ sở trên cả nước. Mỗi năm, ngành công nghiệp tái sử dụng chi trả cho người lao động
bằng quỹ lương 2,7 tỷ USD và tạo ra lợi nhuận gần 14,1 tỷ USD.
Nhiều hệ thống tái sử dụng truyền thống đã giảm trong những năm gần đây do chi phí kỹ
thuật, chi phí nhân công cao nhưng giá nguyên liệu thô đầu vào giảm. Việc tăng tập trung hoá
sản xuất làm cho quãng đường vận chuyển các vật liệu tái chế dài hơn.
Các ảnh hưởng tích cực của hoạt động tái sử dụng gồm:
- Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn;
- Các hội việc làm;
- Ủng hộ từ thiện thông qua các cửa hàng;
- Bảo vệ hàng hố tốt hơn nhờ bao bì chắc chắn;
- Thay đổi thái độ đối với các sản phẩm dùng 1 lần.
6


Tuy nhiên, khơng phải lúc nào ta cũng có thể tái sử dụng các sản phẩm, một trong những
phương pháp hay hơn giúp tận dụng các phế liệu và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên đó
là tái chế.
Tái chế (recycle): Hàng ngày một lượng rác thải sinh hoạt hớn được vứt đi mà khơng hay
biết chúng có thế tái chế. Tất cả mọi thứ được vứt đi được gọi là “ rác”, tuy nhiên rất nhiều thứ
được gọi là rác có thể tái chế và nên được phân loại để được thu gom đua vào tái chế. Nhìn vào
hình minh họa sau đâu để thấy được bao nhiêu phần trăm lượng rác thải vứt đi có thể tái chế
35% hữu cơ
30% giấy
12% vật liệu xây dựng
9% nilon
6 % kim loại
3% thủy tinh
5 % các loại khác

Hiện, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam khoảng 17 triệu tấn một năm. Trong

đó, vùng đơ thị phát sinh đến 6,5 triệu tấn một năm. Thành phần chính của rác thải sinh hoạt chủ
yếu chất hữu cơ, chiếm 50-70%. Việc quản lý chất thải rắn tại các địa phương đại đa số theo hình
thức vận chuyển - thu gom - xử lý bằng chôn lấp. Việc chôn lấp như vậy sẽ gây rất nhiều lãng
phí như: tốn diện tích đất lớn từ vài chục đến vài trăm ha cho việc xây dựng bãi chơn lấp; chi phí
xây dựng, vận hành cao. Ngồi ra, các nguồn ngun liệu có thể tái chế gồm chất hữu cơ làm
phân vi sinh; giấy, nhựa, kim loại có khả năng tái chế… bị vùi chơn trong cát, hàng trăm nam sau
mới có thể phân hủy, gây lãng phí.Bên cạnh đó, các nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm môi trường,
dịch bệnh phát sinh từ các bãi chôn lấp này cũng rất lớn. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa xuất
phát từ ý thức của người dân Việt Nam về việc phân loại rác để tái chế, bảo vệ môi trường chưa
cao. Hệ quả tất yếu là vấn đề ô nhiễm do rác thải ngày một trầm trọng. Người dân phải sống
chung với ruồi, muỗi. Khơng khí nặng mùi từ các bãi rác khiến nhiều người mắc các bệnh
7


về đường hơ hấp. Thêm vào đó, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước rỉ rác gây
ra, khiến con người dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm như: ung thư, bệnh ngoài da nếu uống, dùng
nguồn nước bị ô nhiểm này.
Phân loại rác
Khái niệm về rác thải
Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể
rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác".
Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y
tế, ... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi.
Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi nơi: Gia đình,
trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh
doanh, bến xe, bến đò,...
Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
1. Rác khơ hay cịn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại,
giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
2. Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ

ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
3. Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho mơi trường và con
người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác thải điện tử...

8


Vì sao phải phân loại rác tại nguồn
– Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho
chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ơ nhiễm;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải
ra môi trường nhằm giảm tải cho mơi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
Tái chế rác thải để bảo vệ môi trường
Hằng ngày, chúng ta bỏ đi nhiều rác, một số loại có chứa các hóa chất độc hại, có chứa
khí mêtan, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần vào sự nóng lên tồn cầu.Người ta thường có xu
hướng chơn lấp rác nhưng thực tế hiện nay các bãi tiếp nhận rác đang trong tình trạng quá tải.
Để tăng cường nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, có rất nhiều tài liệu
9


được biên soạn nhằm cung cấp cho người dân những kiến thúc nền tảng về các loại rác có thể tái
chế. Trong bài nghiên cứu này chúng em cũng đã tìm hiểu về các loại phế liệu phổ biến có thể
được đưa vào tái chế.
Nhựa: Được sản xuất từ nguyên liệu dầu thô, chúng thường phân hủy trong thời gian rất
lâu. Chẳng hạn như túi nhựa phải mất từ 10 đến 20 năm trong khi chai nhựa thì cần thời gian lâu
hơn. Rác nhựa gây ô nhiễm môi trường, thậm chí trơi ra sơng, đại dương. Có khoảng 18.000
mảnh rác nhựa đang trôi nổi trên mỗi kilomet vuông đại dương. Ước lượng khoảng 1 triệu chim

biển, 100.000 động vật biển có vú và một lượng lớn cá chết mỗi năm vì các loại rác nhựa này.
Rùa, cá heo, cá voi bị sặc nước và chết đói vì chúng lầm tưởng các túi nhựa là những con sứa.
Đặc biệt, nhiều nhà khoa học cho rằng trong 50 năm nữa nguồn dầu để sản xuất nhựa sẽ trở nên
cạn kiệt.
Nhựa là thứ chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày tuy nhiên kiến thức về nó thì chúng ta vẫn
cịn hạn chế. Đơn giản như chúng ta thường uống nước ngọt, nước khoáng đựng trong những
chai nhựa hoặc sử dụng những chai nhựa đựng dầu ăn, nước rửa bát, nước lau nhà … mà những
thơng tin được in trên những chai nhựa đó chúng ta thường bỏ qua. Trong bài nghiên cứu này
chúng em vận dụng kiến thức hóa học để tìm hiểu về những loại nhựa được tái chế hay có thể tái
chế được dựa vào những ký hiệu đưa trên sản phẩm.
Nhận biết các sảnphẩm nhựa:
Loại 1:Nhựa PET (PETE)
PET hoặc PETE là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng
chai lọ. Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết,
nước giải khát có gas….
* Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng… đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này
nói chung là an tồn, tuy nhiên, khơng nên tái sử dụng để chứa đựng nước uống hay thức ăn. Lý
do với bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng, xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ, rất khó rửa
sạch. Loại nhựa này được xem là loại đồ nhựa chỉ nên sử dụng một lần và rất dễ tái chế.

10


Loại Số 2: HDPE (High density polyethylene)
Là loại nhựa có tỷ trọng polyethylene cao, hay còn được gọi là HDPE. Hầu hết các bình sữa
cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại nước tẩy rửa... Loại nhựa này được
xem là an tồn và có thể dễ dàng tái chế

Loại Số 3: PVC
Là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua (PVC). Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn,

đường ống dẫn nước. Nhựa PVC hiếm khi được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

11


Loại Số 4:LDPE (Low-density polyethylene)
Đây là loại nhựa có chứa polyethylen mật độ thấp (viết tắt là LDPE). Nó thường đươc sử
dụng để làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa dây buộc, vỏ đĩa CD, vỏ ổ đĩa cứng, các loại
chai có thể bóp, một số loại chai nhựa, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm, túi, nilon cuốn,
lớp phủ cho chai sữa và cốc giấy, nắp hộp, những chai có thể bóp vặn được.. Loại nhựa này được
xem là khá an tồn, nhưng đơi khi nó không phải là đối tượng được chấp nhận trong các chương
trình tái chế

Loại Số 5:PP (polypropylene)
12


Là loại nhựa được làm từ polypropylene. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng
thuốc, chai đựng nước xirô/nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút... Loại nhựa này an toàn và được
tái chế.

Loại Số 6: PS (Polystyrene)
Nhựa Polystyrene, hay cịn được gọi là xốp, sử dụng trong đóng gói bao bì, làm ra các
loại đĩa và ly dùng 1 lần. Rất khó để tái chế

13


Loại Số 7: Các loại nhựa khác
Con số này về cơ bản có nghĩa là “Tất cả mọi thứ”. Bao bì được làm ra từ loại nhựa này

khơng thuộc 6 loại trên hoặc từ nhiều loại nhựa trên kết hợp với nhau.

Giấy và bìa carton: Nguồn tài nguyên thiên nhiên như cây cối sẽ không tồn tại mãi nếu con
người không quản lý rừng bền vững. Rừng cây đang bị chặt phá nặng nề nhằm khai thác gỗ và
sản xuất giấy. Cây cối có tầm quan trọng với sự sống, giúp điều hòa nhiệt độ, tác động đến lượng
mưa trên đất và cung cấp khí ơxy. Q trình sản xuất giấy tiêu thụ một lượng nước lớn, đây cũng
là nguồn tài nguyên chúng ta cần quan tâm. Khi chôn giấy vào bãi rác sẽ tạo ra các khí gây hiệu
ứng nhà kính. Nhiều người cho rằng giấy có khả năng phân hủy sinh học nên chúng ta có thể vứt
rác vào mơi trường tự nhiên. Tuy nhiên, giấy rác có thể gây nguy hại khi chúng được thải vào
môi trường sống của các loài động vật và sinh vật biển.
Kim loại, thép, nhơm: Con người khai thác khống sản từ lòng đất để tạo ra các kim loại và tiêu
thụ một lượng lớn nhiệt năng. Khi dầu, khí và than được sử dụng để sản xuất kim loại thì sẽ thải
ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khi thép và nhôm không được tái chế, chúng sẽ nằm tại bãi
rác. Do vậy việc tái chế thép, kể cả vỏ lon nước giải khát giúp làm giảm việc khai thác các
nguyên liệu thô để sản xuất chúng.
Xốp: Được làm từ dầu hỏa, chất này khơng thể phân hủy hóa học ngay cả khi vỡ vụn ra thành
các mảnh nhỏ. Hầu hết xốp được tái chế, kể cả các hạt xốp từ thùng đựng ti vi hay các sản phẩm
14


khác. Các vật dụng hằng ngày làm bằng xốp như thùng xốp giúp giữ lạnh thực phẩm, kể cả
những loại hộp xốp đựng thức ăn mua từ cửa hàng. Hầu hết loại này đều được làm từ xốp tái chế.
Thủy tinh: Được làm từ cát và khoáng chất khác. Việc khai thác cát gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường. Do vậy khi chúng ta tái chế chai lọ thủy tinh thì khơng cần dùng nhiều cát. Ngồi ra tái
chế thủy tinh rẻ tiền hơn so với việc sản xuất thủy tinh mới. Hầu hết chai lọ thủy tinh chúng ta
đang sử dụng là sản phẩm tái chế.
Rác hữu cơ: Chúng bao gồm thức ăn thừa, cỏ, cành, cây lá… và có thể tái chế. Bạn có thể làm
giảm rác hữu cơ bằng việc mua vừa đủ thực phẩm cần dùng. Một vài loại rác hữu cơ có thể ủ để
sử dụng làm phân bón. Một thơng tin khá thú vị là nước cống có thể tái chế. Sau khi được xử lý
đặc biệt, nước cống được dùng làm phân bón cho đồng ruộng. Ở một số nơi, cặn bã của các chất

thải rắn sẽ được lọc, đốt thành điện. Khí thải ra từ xử lý cống rãnh cũng có thể dùng cho mục
đích tương tự.
Tích hợp kiến thức liên mơn để giải quyết vấn đề “ tiết giảm, tái sử dụng, tái chế để tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường”.
Trong nhà trường hiện nay có nhiều mơn học có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gần gũi
tới vấn đề bảo vệ môi trường. Trong bài viết này nhóm chúng em sẽ áp dụng một số kiến thức
trong các mơn đã học trong chương trình THPT để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Trong bài 42 của sách địa lý 10 đã đề cập tới việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
là bảo vệ môi trường. Trong bài học này đã giúp các em hiểu được loài người đang đứng trước
một thách thức lớn: các nguồn tài nguyên trên trái đất có hạn. Nhiều tài nguyên thiên nhiên đang
cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nền sản xuất xã hội
không ngừng được mở rộng. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện rõ nhất ở
tài nguyên khoáng sản – cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp.
Trong thời đại lồi người có những bước tiến nhảy vọt trong kinh tế và khao học – kĩ thuật, thì
cũng là lúc môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã phải
báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Phải bằng mọi cách sử
dụng hợp lí tài ngun, bảo vệ mơi trường, để xã hội phát triển, sao cho sự phát triển hôm nay

15


không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của
tương lại.
- Điều này cũng được khẳng định rất rõ trong bài 15 “ công dân với một số vấn đề cấp thiết
của nhân loại” sách GDCD khối 10. Và câu hỏi được đặt ra trong bài “ là học sinhh chúng ta cần
phải làm gì để bảo vệ mơi trường?”
 nhiên trách nhiệm của học sinh là phải giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học trường học nơi ở và
nơi công cộng không vứt rác, xả rác bừa bãi.
 bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các giống
loài động vật thực vật, không đốt phá rừng, khai thác khống sản một cách bừa bãi.

-Kiến thức hóa học giúp chúng em có thể hiểu về sự khác biệt giữa các loại nhựa để đưa vào
tái chế
-Thông qua những bàiđọc hiểu về tiếng anh liên quan đến vấn đề môi trường giúp chúng em
tăng thêm vốn kiến thức nền về vấn đề này. Từđó cóý thức cao hơn về việc tiết kiệm nguồn tài
nguyên, bảo vệ môi trường.
- Kiến thức mơn tin học giúp chúng em có thể tìm hiểu thêm thơng tin trên mạng internet để
chúng em có thể hiểu sâu hơn vấn đề.
Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Qua thực tế, chúng em thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học là rất cần thiết.
Điều đó khơng khó nếu chúng em dành nhiều thời gian để tìm hiểu, trau dồi kiến thức trong sách
vở, trên mạng,…; nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn. Nó giúp chúng em giải quyết tình
huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả, hiểu rộng hơn và sâu hơn
về vấn đề môn học đó, phát huy tốt được suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập ngày càng
tốt hơn. Bằng việc tích hợp các mơn học liên quan tới chủ đề mơi trường, bản thân em nhận thấy
mình hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn các tình huống liên quan trong thực tiễn đời sống hàng ngày.
Nhóm thực hiện
Lê Thị Thái Hà
Nguyễn Quý Anh Thư

16



×