Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế giới cổ, trung đại ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................3
1.1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................3
1.2. Phạm vi của đề tài.....................................................................................4
1.3.Điểm mới của đề tài…………………………………………………...4
2. NỘI DUNG .............................................................................................. 5
2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 5
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 6
2.3. Thực trạng ................................................................................................ 7
2.4. Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy................................................................8
2.5.Hệ thống sơ đồ tư duy có thể sử dụng………………………………...14
2.6. Sản phẩm minh họa…………………………………….................... 18
2.7. Kết quả................................................................................................… 24
3. KẾT LUẬN ...............................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………...30
PHỤ LỤC……………………………………………………………………31

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

GV

:

Giáo viên


HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

PL

:

Phụ lục

SĐTD

:

Sơ đồ tư duy

TCN

:

Trước công nguyên


THPT

:

Trung học phổ thông

2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lí do chọn đề tài
Nếu mọi nguồn lực từ tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và đến lúc nào đó có
thể trở nên cạn kiệt, thì các nguồn lực từ trí tuệ con người dường như vơ tận. Trí tuệ
làm nảy sinh ra trí tuệ, nó khơng mất đi mà càng khai thác, tìm tịi, sáng tạo thì càng
trở nên phong phú, sâu sắc. Con người tồn tại như một nguồn vốn có thể phát sinh và
phát triển vơ hạn. Đầu tư cho con người chính là đầu tư cho sự phát triển. Trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XI đã khẳng định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng,
đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề….. Đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa và hội nhập quốc tế...”. Để có được nguồn nhân lực đáp ứng ứng yêu cầu
xã hội, cần có sự đổi mới việc đạo tạo nguồn nhân lực, điều đó đặt ra những thách
thức lớn đối với nền giáo dục của nước ta trong bối cảnh mới.
Trong những năm qua khi thực hiện chương trình tập huấn và chuẩn bị thay
sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu. Phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đổi mới trong kiểm tra
đánh giá, thi THPT Quốc gia ...nhằm thực sự lấy học sinh làm trung tâm. Việc thay
đổi phương pháp dạy học được xem là điểm “then chốt” của q trình đổi mới giáo
dục

Bộ mơn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học
lịch sử, nên địi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức
đã học vào cuộc sống. Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp
dạy học là giáo viên tổ chức lớp học như thế nào để học sinh phát triển trí thơng
minh, trí sáng tạo của mình.
Khóa trình lịch sử thế giới cổ, trung đại bao gồm nhiều nội dung quan trọng
và có ảnh hưởng lớn đến cả ngày nay, nhưng thời đại lịch sử này lại cách chúng ta
3


khá xa về mặt thời gian và ít được cập nhật, song cũng chính vì thế kích thích tính tị
mị của học sinh. Có nhiều biện pháp để giúp học sinh nhận thức khóa trình lịch sử
này một cách hiệu quả. Việc sử dụng sơ đồ tư duy góp phần hình thành tri thức lịch
sử cho học sinh trong dạy học các nội dung về lịch sử thế giới cổ, trung đại ở trường
Trung học phổ thông là hết sức cần thiết. Hơn nữa, việc sử dụng sơ đồ tư duy vào
việc thiết kế bài giảng sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì những lí do
trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế
giới cổ, trung đại ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình Chuẩn)” làm đề
tài sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Phạm vi đề tài
- Đối tượng: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế giới cổ, trung
đại ở trường THPT Đào Duy Từ.
- Phạm vi: Xoay quanh vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử thế
giới cổ, trung đại Lớp 10 (chương trình chuẩn).
1.3. Điểm mới của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng sơ đồ tư duy trong day học lịch sử thế giới
cổ, trung đại ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình Chuẩn)” theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh sẽ hướng đến vận dụng tổng hợp các phương
pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú học tập.
- Người học sẽ chủ động tham gia vào những hoạt động có tính tương tác để

hình thành, rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo. Người dạy sẽ vững chắc về kiến
thức, phong phú về phương pháp, khai thác tốt công nghệ thông tin…
- Phát huy được sự tương tác giữa người học và người dạy, từ đó phát hiện kịp
thời những khó khăn của học sinh để tìm ra biện pháp giúp đỡ.
- Học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt trong kiểm tra đánh giá nhất là
hình thức trắc nghiệm.

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông
tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khóa và hình ảnh chủ đạo. Bên cạnh
đó, nó cịn là một hình thức ghi chép nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng,
hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử
dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Mỗi từ khóa hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những ký
ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới. Đó là chìa khóa để giải mã
những sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời cũng để giải phóng tiềm năng thực
sự trong bộ não. Đặc biệt, đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắc
khe như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu
khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau cùng một chủ đề
nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng.
Sơ đồ tư duy có hình dáng và cấu trúc năng động. Nó được thiết kế theo hình
dáng và cấu trúc của một tế bào não, việc này nhằm thúc đẩy não làm việc nhanh
và hiệu quả. Ở vị trí trung tâm, SĐTD là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện
một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm tỏa ra
các nhánh chính (nhánh cấp 1), từ các nhánh chính này lại có sự phân nhánh đến
các nhánh (nhánh cấp 2) để nghiên cứu sâu hơn. Cứ như thế, sự phân nhánh cứ tiếp

tục và các khái niệm hay hình ảnh ln được kết nối với nhau. Chính sự liên kết
này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ
ràng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê ý tưởng
thông thường không thể làm được.
Cần lưu ý rằng, không giống như các sơ đồ thông thường, sơ đồ tư duy không
xuất phát từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống. Thay vào
đó, SĐTD được thiết kế, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển
ra phía ngồi và theo chiều kim đồng hồ. Do đó các từ ngữ trên SĐTD nên được
5


đọc bắt nguồn từ phía trong di chuyển ra phía ngồi.
Trong phương pháp dạy học trước đây thì việc dạy học bằng sơ đồ tư duy đã
được áp dụng, như vẽ sơ đồ hay biểu bảng nhưng ở mức độ đơn giản áp dụng
khơng thường xun. Cịn đối với phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy hiện nay
là một phương pháp được thực hiện với mức độ cao và ưu điểm vượt trội nhằm
phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tìm tịi, đào sâu hay mở
rộng một ý tưởng,… bằng việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét và chữ viết
với sự tư duy tích cực. Cùng một chủ đề nhưng có thể trình bày dưới dạng sơ đồ tư
duy theo một cách riêng, với cách dùng màu sắc, hình ảnh và cụm từ diễn đạt khác
nhau. Chính từ đó mà việc lập sơ đồ tư duy luôn phát huy được khả năng sáng tạo
của mỗi giáo viên và học sinh.
Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương
pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể
hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều bài dạy lịch sử có rất
nhiều thơng tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng giáo viên hệ thống
bằng sơ đồ tư duy thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, việc dạy và học đang được áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích
cực để từng bước chuyển dần cách dạy học từ chỗ trang bị kiến thức cho học sinh

sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó, vận dụng kiến
thức vào thực tế và biến đổi thành kỹ năng cho riêng bản thân mình. Việc áp dụng
phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp học nhóm,
cơng nghệ thơng tin,… vào trong giảng dạy hiện đang là công cụ phù hợp và đạt
hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục hiện nay. Đây là một
phương pháp mới, nhưng tính hiệu quả rất cao. Qua thực tế giảng dạy, bản thân
thấy tâm đắc vì phương pháp này giúp cho học sinh phát huy được sự tự tin, sự
logic, sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy…. Ngoài ra, dạy học bằng sơ đồ
tư duy giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác
6


nội dung bài học của mình. Đặc biệt, đối với phương pháp này cịn giúp cho học
sinh khơng nhàm chán mà luôn sôi nổi và hào hứng trong tiết học, từ đó tạo được
điều kiện cho học sinh tập trung thảo luận và cùng tìm ra vấn đề cốt lõi trong nội
dung của bài học. Với phương pháp này buộc học sinh phải chủ động trong việc
học của mình, từ đó mà hiệu quả trong việc học khơng ngừng được nâng cao.
1.3. Thực trạng
Vẫn cịn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy
học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo
điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn cịn sử
dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trị nghe”, “thầy đọc, trị chép”. Do đó nhiều
học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả
lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn...
Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là sau khi kiểm
tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi nhận
thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt
động đầu tiên.
Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh
khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên

đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều
này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản
mơn học của mình.
Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thơng qua việc nhìn sách giáo
khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên bản
sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê mơn học, một số bộ phận học
sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu
tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...
còn yếu.
7


Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), cịn
một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh... thì học sinh còn rất lúng
túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung...
Thực tế đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bộ môn.
Thiết nghĩ, sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học lịch sử thế giới cổ, trung đại ở
trường Trung học phổ thông sẽ khắc phục được những khó khăn trên phát huy tính
tích cực của học sinh , vận dụng tổng hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm
tạo hứng thú học tập.
2.4. Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học lịch sử thế giới cổ, trung
đại ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình Chuẩn)
2.4.1. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm
Trong dạy học lịch sử, dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp
dạy học mà là một nguyên tắc chỉ đạo của nhiều phương pháp, được vận dụng
trong tất cả các khâu của giờ học và là một kiểu dạy học. Giờ học nêu vấn đề có
ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy
tích cực, độc lập của HS, có tác dụng kích thích hoạt động nhận thức, tạo ra
động cơ thúc đẩy HS học tập.

Ví dụ khi tiến hành ơn tập mục 3: xã hội phong kiến - trung đại, bài 12:
“Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại”. Đây là một
nội dung cần ôn tập khi học xong phần lịch sử thế giới cổ, trung đại, do đó nó
được xem là kiến thức cũ (kiến thức cũ được hiểu là những kiến thức mà người
học đã biết về một chủ đề cụ thể nào đó). Trong dạy học, kiến thức cũ đóng vai
trị quan trọng và được đề cập đến trong nhiều lý thuyết dạy học. Do đó khi ơn
tập phần này, GV sử dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề kết hợp với thảo luận
nhóm giúp người học kiến tạo nên kiến thức của riêng mình dựa trên những
điều đã biết.
Trước hết, GV đưa ra câu hỏi nhận thức chung (vấn đề cần nghiên cứu) cho
8


các nhóm đó là: Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy nêu những điểm khác
biệt cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây?
GV sử dụng từ khóa trung tâm SĐTD về “xã hội phong kiến”, hướng dẫn
học sinh các thao tác để lập SĐTD: Yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức liên
quan đến chủ đề, diễn đạt các kiến thức đó bằng các từ /cụm từ và lên bảng xác
định các nhánh chính và các ý bổ sung đó xung quanh các chủ đề tương ứng với
câu hỏi gợi mở mà giáo viên đưa ra cho từng nhóm.
Nhóm 1: Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu và châu Á có gì
khác biệt?
Nhóm 2: Đặc điểm kinh tế nổi bật của xã hội phong kiến phương Đông và
phương Tây là gì?
Nhóm 3: Thể chế nhà nước của xã hội phong kiến phương Đơng và phương
Tây có gì khác nhau? Vì sao?
Nhóm 4: Đặc điểm về văn hóa phương Đơng và phương Tây là gì?
Như vậy, nội dung các câu hỏi là các nhánh chính của SĐTD, cịn câu trả lời
là các ý bổ sung. GV và HS cùng thảo luận để sắp xếp lại các ý và chính xác hóa
các từ / cụm từ cho mỗi chủ đề tương ứng như SĐTD dưới đây:


9


10
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tư duy “xã hội phong kiến”


Dựa vào SĐTD về kiến thức cũ, GV có thể dễ dàng tổ chức, sắp xếp lại các
kiến thức đó thành một cấu trúc logic của bài học để HS có được một cái nhìn tổng
qt, đồng thời chỉ ra những điểm quan trọng, có thể so sánh - đối chiếu tìm ra
những điểm khác biệt và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của xã hội phong
kiến ở phương Đông và phương Tây. Việc SĐTD như thế này, giúp cho người học
xác định được nhiệm vụ nhận thức và “trực quan sinh động” với việc sơ đồ hóa
nội dung bài học, đồng thời HS có thể chia sẽ ý tưởng xây dựng SĐTD với nhau và
tạo nhiều sản phẩm về SĐTD.
2.4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với tranh ảnh lịch sử
Sử dụng SĐTD kết hợp với tranh ảnh lịch sử sẽ có tác dụng rất lớn trong việc
tạo biểu tượng, góp phần cụ thể hóa kiến thức, nâng cao nhận thức lịch sử cho học
sinh và làm cho học sinh u thích mơn lịch sử.
Ví dụ khi dạy mục 3: văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô - ma, bài 4: “Các quốc
gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - ma”, GV giúp cho HS nắm được những
kiến thức cơ bản đó là: dựa trên sự phát triển cao về kinh tế công - thương nghiệp
và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại Địa Trung Hải (chủ yếu là Hi - Lạp và Rô - ma)
đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao về khoa học tự nhiên, triết
học, sử học và văn học, giá trị hiện thực và nhân văn trong văn thơ, kịch, nghệ
thuật… Qua đó, giáo dục HS lịng biết ơn những cư dân cổ đại phương Tây đã sáng
tạo ra những cơng trình tồn tại mãi với thời gian, lịng trân trọng những giá trị văn
hóa của nhân loại. Đây là nội dung nói về những giá trị văn hóa nên việc sử dụng
hình ảnh vào dạy học sẽ làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn. Những giá trị

văn hóa như về chữ viết, các cơng trình kiến trúc, GV có thể sử dụng hệ thống bảng
chữ cái A, B, C minh họa cho sự sáng tạo chữ viết của người Hi - Lạp, La - Mã cổ
đại những người đã kế thừa chữ viết của người Phê - ni - xi để tạo ra hệ thống chữ
cái La - tin rất tiện ích cho nhân loại về ghi chép, hay dùng hình ảnh về đấu trường
Cơ - li - dê (Rô - ma), đền Pác - tê - nông… minh họa cho những thành tựu về kiến
trúc của phương Tây cổ đại.

11


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tư duy “văn hóa cổ đại phương Tây”

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tư duy “văn hóa cổ đại phương Tây” minh họa bảng “chữ
viết ABC” cho nhánh 1 - Chữ viết

12


Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tư duy “văn hóa cổ đại phương Tây” minh họa “Tượng thần
Vệ nữ Mi-lô” nhánh 6 - điêu khắc
Vì thế, khi sử dụng SĐTD giáo viên cần liên kết hình ảnh trong quá trình thiết
kế, việc sử dụng hình ảnh trong dạy học lịch sử tạo hứng thú học tập cho học sinh,
đôi khi một hình ảnh có thể đại diện kiến thức cho một nhánh của SĐTD.
2.4.3. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với hệ thống câu hỏi nhận thức
Khi sử dụng SĐTD để dạy học lịch sử thì hệ thống câu hỏi nhận thức có vai trị
quan trọng, có ưu thế trong việc phát triển tư duy học sinh, đồng thời dựa trên hệ
thống câu hỏi nhận thức GV gián tiếp định hướng cho HS xác định được các nhánh
chính của SĐTD, cịn câu trả lời chính là các ý bổ sung của nhánh cấp 1, nó cịn đảm
bảo được kiến thức cơ bản của bài học. Hệ thống câu hỏi nhận thức sẽ là cách mà GV
chuẩn bị tốt cho HS tiếp thu kiến thức ở lớp, tuy nhiên phải là việc tiếp thu kiến thức

có suy nghĩ. Vì vậy, câu hỏi nêu kèm với việc sử dụng SĐTD trong dạy học lịch sử
luôn là câu hỏi nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, quan sát kĩ và tìm hiểu nội dung kiến
thức lịch sử ẩn trong SĐTD, qua đó nêu được bản chất của các sự kiện lịch sử, giúp
học sinh khơng chỉ “biết” mà cịn lí giải được các vấn đề lịch sử.
Ví dụ, khi dạy mục 1: những cuộc phát kiến địa lí, bài 11: “Tây Âu thời
hậu kì trung đại”, GV dựa trên những kiến thức cơ bản của mục là: nguyên nhân
và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý (sự cần thiết của việc tìm con đường giao
lưu bn bán mới với phương Đông, khoa học kĩ thuật phát triển đặc biệt là ngành
hàng hải), những cuộc phát kiến địa lý lớn của Đi - a - xơ, Va - xcô Đơ Ga - ma, C.
13


Cô - lôm - bô, Ph. Ma - gien - lan, những hệ quả tích cực và tiêu cực mà phong trào
phát kiến địa lý này mang lại đối với lịch sử nhân loại. Giáo viên có thể sử dụng
SĐTD sau để dạy về nội dung này:

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tư duy “phát kiến địa lý”
Để HS có thể hiểu được nội dung của các nhánh trên SĐTD giáo viên đưa ra
các câu hỏi nhận thức giúp HS lí giải được các nội dung đó. Ví dụ như, GV có thể
đưa ra câu hỏi: Vì sao các nước phong kiến châu Âu vào thời kí hậu kì trung đại lại
tiến hành các cuộc phát kiến địa lý? Để trả lời câu hỏi này, HS buộc phải đi tìm
nguyên nhân và điều kiện cần thiết để người châu Âu có thể tìm ra những con đường
mới tới các châu lục và bằng những câu hỏi nhận thức tương tự, giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm hiểu từng nội dung cơ bản của mục này dựa trên SĐTD.
2.5. Hệ thống sơ đồ tư duy có thể sử dụng để dạy học lịch sử thế giới cổ,
trung đại ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình Chuẩn)
2.5.1. Bài 03: “Các quốc gia cổ đại phương Đông”
Bài /Mục
4.Chế
chuyên

cổ đại

Nội dung kiến thức liên quan

Hệ thống SĐTD cần sử

dụng
độ - Quá trình hình thành nhà - SĐTD “ Chế độ chuyên chế

chế nước.

cổ đại phương Đông” (PL, sơ

- Tổ chức bộ máy nhà nước đồ 1).
(quyền lực tối cao tập trung SĐTD “ Nhà nước chuyên
14


Bài /Mục

Nội dung kiến thức liên quan
trong tay vua)

Hệ thống SĐTD cần sử
dụng
chế cổ đại phương Đông”

(PL, sơ đồ 2).
5. Văn hóa cổ - Sự ra đời của lịch pháp và - SĐTD “Văn hóa cổ đại
đại


phương thiên văn học

Đơng

phương Đơng” (PL sơ đồ 3).

- Chữ viết (chữ tượng hình)
- Tốn học
- Kiến trúc
-SĐTD “Các quốc gia cổ đại
phương Đơng” (PL - sơ đồ
4).

2.5.2. Bài 04: “Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma”
Bài /Mục

Nội dung kiến thức liên

Hệ thống SĐTD cần sử dụng

quan
3. Văn hóa - Lịch và chữ viết

- SĐTD “Văn hóa cổ đại phương

cổ đại Hi - Sự ra đời của khoa học

Tây” (PL - sơ đồ 5).


Lạp - La -Văn học


-Nghệ thuật
→ khái quát các giá trị của
văn hóa cổ đại phương Tây
-SĐTD “Các quốc gia cổ đại
phương Tây” (PL - sơ đồ 6).
2.5.5. Bài 10: “Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở

Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)”
Bài /Mục

Nội dung kiến thức liên quan Hệ thống SĐTD cần sử

2.Xã hội phong - Tổ chức của lãnh địa
15

dụng
- SĐTD “lãnh địa phong


kiến Tây Âu

- Đời sống trong lãnh địa

kiến” (PL - sơ đồ 7).

- Sự phát triển kinh tế và đặc
điểm của lãnh địa

3.Sự xuất hiện - Nguyên nhân ra đời của thành - SĐTD “thành thị trung
của

thành

trung đại

thị thị trung đại.

đại” (PL - sơ đồ 8).

- Tổ chức của thành thị (bộ mặt
thành thị, các tầng lớp xã hội
trong thành thị)
- Vai trò của thành thị
- SĐTD “phong kiến châu
Âu (thế kỉ V - XIV)” (PL sơ đồ 9).

2.5.6. Bài11: “Tây Âu thời hậu kì trung đại”
Bài /Mục

Nội dung kiến thức cơ bản

Hệ thống SĐTD cần sử

dụng
1.Những cuộc - Nguyên nhân và điều kiện các - SĐTD “phát kiến địa lí”
phát kiến địa lí cuộc phát kiến địa lí

(PL - sơ đồ 10).


- Những cuộc phát kiến địa lí lớn
- Hệ quả của các cuộc phát kiến
3.Phong

địa lí
trào - Khái niệm Văn hóa Phục hưng

-SĐTD “phong trào Văn

Văn hóa Phục -Đặc điểm của phong trào Văn hóa hóa Phục hưng” (PL sơ đồ
hưng

Phục hưng

11).

- Thành tựu văn học, nghệ thuật,
kiến trúc…
-Ý nghĩa của phong trào Văn hóa
phục hưng

16


2.5.7. Bài 12: “Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại”
Bài /Mục

Nội dung kiến thức cơ bản


Hệ thống SĐTD cần sử

2.Xã hội cổ

- Điều kiện tự nhiên

dụng
- SĐTD “xã hội cổ đại” (PL

đại

-Kinh tế

sơ đồ 12).

-Cơ cấu giai cấp trong xã hội
-Thể chế nhà nước
3.Xã hội

-Thành tựu văn hóa
- Sự xác lập chế độ phong - SĐTD “xã hội phong

phong kiến

kiến

kiến” (PL sơ đồ 13 ).

- Đặc điểm kinh tế
- Cơ cấu giai cấp

- Thể chế nhà nước
- Thành tựu văn hóa
-

SĐTD “Lịch sử thế

giới thời, cổ - trung đại”
(PL - sơ đồ 14).

2.6. Sản phẩm minh họa
Bài 10: THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ
PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU(Từ thế kỷ V thế kỷ XIV) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh nắm được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời
của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu. Lãnh địa và những đặc điểm của lãnh địa Tây
Âu thời phong kiến. Nắm được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã
hội; hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp, lô gic. Biết khai thác
nội dung tranh ảnh trong SGK.
17


3. Tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh
thần lao động của quần chúng nhân dân.
4. Phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: làm việc nhóm, khai thác tranh ảnh, lược đồ, phát
triển khẳng trình bày.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh ảnh trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, bản

đồ châu Âu thời phong kiến (giáo án powerpoint), máy vi tính, máy chiếu,...
HS: SGK, vở ghi, bìa, bút vẽ sơ đồ tư duy, tài liệu tham khảo...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài mới)
C. Bài mới
1. Khởi động: Giáo viên chiếu clip tư liệu về lãnh địa phong kiến.
Hình thức hoạt động: cả lớp
Giao nhiệm vụ: Quan sát xem clip đề cập vấn đề gì? Mơ tả cuộc sống của cư
dân ở đây: về đất đai, nhà cửa, đời sống kinh tế…
Giáo viên giới thiệu: đây là lãnh địa phong kiến, là đơn vị cơ bản của chế độ
phong kiến phân quyền Tây Âu. Qúa trình phong kiến đó diễn ra như thế nào? Có
điểm gì khác biệt với phương Đơng. Đề hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu chương VI
Tây Âu thời trung đại….
2. Hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Sự hình thành các vương 1. Sự hình thành các vương quốc
quốc phong kiến ở Tây Âu
phong kiến ở Tây Âu
*. Sự hình thành
- Hình thức hoạt động 1. Cá nhân
- TKIII, đế quốc Rô-ma lâm vào khủng
-Giao nhiệm vụ : HS căn cứ SGK, hoảng...
lược đồ, tư liệu do GV cung cấp để giải - Cuối thế kỷ V, Người Giéc man chiếm
quyết các nhiệm vụ sau:
đế quốc Rô-ma, chấm dứt chế độ chiếm
? Hãy cho biết chế độ phong kiến Tây nơ, thời đại phong kiến hình thành ở
Âu đã hình thành như thế nào?
châu Âu.
? Những việc làm của người Giéc man
sau khi chiếm lãnh thổ của Rôma?

? Tác động của những việc làm đó?
+GV sử dụng lược đồ Tây Âu thế kỉ I-V:
gợi lại cho HS nhớ lại những kiến thức
18


cơ bản của xã hội cổ đại phương Tây và
sự bành trướng của đế quốc Rơ-ma; giới
thiệu vị trí liên minh bộ lạc người Giecman ( đang thời kì cơng xã ,trình độ thấp
hơn Rơ ma) ở phía Đơng Bắc muốn xâm
lược Rô-ma.
+ GV sử dụng tư liệu làm rõ thêm tầng
lớp quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, phận
nô lệ và nông dân.
+ Mối quan hệ của Lãnh chúa và nông
nô.
- Câu hỏi gợi ý vấn đề:
+ Những việc làm của người Giéc
man đã hình thành nên các tầng lớp mới
nào?
+ Mối quan hệ của các giai cấp đó như
thế nào? Bốc lột bằng hình thức nào?
-Thực hiện nhiệm vụ học tâp.
+ HS làm việc.
+ GV theo dõi, giúp đỡ HS khi cần thiết.
-HS báo cáo kết quả
+ Gọi các HS trình bày và kết hợp chỉ
lược đồ.
+ HS khác đối chất.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập.
HS khác nhận xét và bổ sung.
-Dự kiến sản phẩm:
* TKIII, đế quốc Rô-ma lâm vào
khủng hoảng...
- Cuối thế kỷ V, Người Giéc man
chiếm đế quốc Rô-ma, chấm dứt chế độ
chiếm nơ, thời đại phong kiến hình thành
ở châu Âu.
* Những việc làm của người Giéc man
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành
lập vương quốc mới: Ăng glô xắcxông,
Frăng, Tây gốt, Đông gốt…
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ
chia cho nhau…, tụ xưng vua, phong các
tước vị như công tước, bá tước,nam
19

`
* Những việc làm của người Giéc-man
- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập
nên nhiều vương quốc mới.
- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ
rồi chia cho nhau.
- Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy tiếp
thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ chiếm
ruộng của nông dân.


tước… tạo nên hệ thống đẵng cấp vũ sĩ.

+Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp
thu Ki tô giáo, xây dựng nhà thờ, chiếm
đất. Vua phong chức tước….quý tộc tăng
lữ.
*Tácđộng:
+ Giai cấp xã hội mới hình thành: Lãnh
chúa & nơng nơ.
- Quan hệ sản xuất phong kiến hình
thành: Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối
với nơng nơ bằng tơ, thuế.
-GV đánh giá, nhận xét và phân tích
+ Trình chiếu sơ đồ phong kiến hóa, q
trình mạnh nhất ở vương quốc Frăng:
vua Clơ vít sáng lập, phát triển nhất thời
vua Sac lơ man –nhơ.
+ So sánh với sự hình thành phong kiến
phương Đơng, q trình phong kiến hóa
ở Tây Âu diễn ra có sự khác biệt nào?
( thời gian hình thành muộn, trên yếu tố
người Giec man và tăng lữ Rơma,quan
hệ lãnh chúa với nơng nơ…)
Quan hệ đó được thể hiện rõ qua hoạt
động kinh tế, chính trị…..mục 2 Lãnh
địa phong kiến.

* Tác động
- Giai cấp xã hội mới hình thành: Lãnh
chúa & nông nô.
- Quan hệ sản xuất phong kiến hình
thành: Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối

với nơng nơ.

Hoạt động 2: Lãnh địa phong kiến
- Hình thức hoạt động. cặp đôi và cá 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
* Lãnh địa phong kiến
nhân
- Là đất của lãnh chúa phong kiến gồm
- Giao nhiệm vụ cho HS : Yêu cầu HS khu đất của lãnh chúa ở và đất khẩu
đọc sgk, quan sát hình ảnh và hướng dẫn phần...
của giáo viên để thực hiện các câu hỏi
sau và hình thành sơ đồ tư duy về lãnh
địa phong kiến vào bìa đã chuẩn bị. (7
phút)
?Theo em hiểu thế nào là lãnh địa
phong kiến?
?Trình bày hoạt động kinh tế của
20


lãnh địa phong kiến ?
?Trình bày hoạt động chính trị của
lãnh địa phong kiến
?Mô tả đời sống của nông nô trong
lãnh địa phong kiến
?Mô tả đời sống của lãnh chúa
trong lãnh địa phong kiến
+GV trình chiếu các hình ảnh :lãnh địa
phong kiến; nông nô sản xuất kinh tế,
cuộc sống của lãnh chúa…
-Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS thảo luận cặp đôi
+ GV quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn các
cặp yếu, hướng dẫn các em hình thành sơ
đồ tư duy
- HS báo cáo kết quả và thảo luận:
GV mời hai HS lên báo cáo kết quả, HS
nhóm khác đưa câu hỏi thảo luận.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
+ Cho HS đánh giá bài của các nhóm
+ GV nhận xét, đánh giá các nhóm
-Dự kiến sản phẩm:
- Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản trong
thời kỳ phong kiến phân quyền.
- Là khu đất rộng lớn, gồm khu đất của
lãnh chúa: lâu đài, nhà thờ,… và đất
khẩu phần ở xung quanh giao cho nông
nô cày cấy và thu thuế...
Một lãnh chúa có nhiều lãnh địa, vua là
lãnh chúa lớn nhất
- Kinh tế: Lãnh địa là một cơ sở kinh tế
đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự
cung, tự cấp, tự túc.
- Chính trị: Lãnh địa là một đơn vị chính
trị độc lập có qn đội, tịa án, pháp luật
riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ
riêng...
- Lãnh chúa: như vua con, sung sướng,
yến tiệc, vui chơi.
- Nơng nơ:lao động chính,bị bóc lột,

21

*. Đặc điểm lãnh địa
- Kinh tế: đóng kín, mang tính chất tự
nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
- Chính trị: - độc lập, Chế độ phong kiến
phân quyền.
* Đời sốngtrong lãnh địa phong kiến
-Lãnh chúa: sung sướng, xa hoa, bóc lột
-Nơng nơ: lao động chính, cực khổ bị
bóc lột


sống cơ cực
-GV đánh giá,mở rộng:
+ Quan hệ: Phong quân và bồi thần
Vua cai quản lãnh chúa lớn, lãnh chúa
lớn cai quản lãnh chúa nhỏ..
+ Chế độ pk phân quyền
Một lãnh chúa có nhiều lãnh địa, vua là
lãnh chúa lớn nhất.
3. Luyện tập: Hình thức hoạt động: Cá nhân- Giáo viên chiếu sơ đồ dưới dây
(khơng có chữ), u cầu HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện nội dung ở
các ơ (như ở hình).

- Giao nhiệm vụ cho HS : Yêu cầu HS hoàn thành bảng so sánh
-Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS thảo luận cặp đội
+ GV quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn HS
- HS báo cáo kết quả và thảo luận: GV mời HS lên báo cáo kết quả, HS nhóm

khác đưa câu hỏi đối chất.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nhận xét, đánh giá các nhóm
Dự kiến sản phẩm:

22


4. Vận dụng, mở rộng:
Hình thức hoạt động : nhóm 5phút
- Giao nhiệm vụ cho HS GV đưa yêu cầu, HS nghiên cứu: Hoàn thiện sơ dồ tư
duy lãnh địa phong kiến
-Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS thảo luận
+ GV quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn các cặp
-HS báo cáo kết quả và thảo luận: GV mời hai nhóm HS lên báo cáo kết quả, HS
nhóm khác nhận xét.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Cho HS đánh giá bài của các nhóm
+ GV nhận xét, đánh giá các nhóm:
*Dự kiến sản phẩm:

23


Sơ đồ 2.5. Lãnh địa phong kiến
Như vậy, sử dụng kết hợp với các phương pháp đàm thoại, trao đổi, nêu vấn đề… kèm
theo là hình ảnh miêu tả về lãnh địa phong kiến, đời sống của các lãnh chúa, nơng nơ,
hình thức sản xuất chính trong lãnh địa… nên HS sẽ cảm nhận được một cách sâu sắc
hơn. Phương pháp tổ chức dạy học như trên, giúp HS nắm được tổ chức kinh tế lãnh địa ở

các nước Tây Âu, những biểu hiện của nền kinh tế lãnh địa, hiểu được đây là một nền
kinh tế tự cấp tự túc, những nét cơ bản về đời sống chính trị trong lãnh địa cũng như sinh
hoạt của các lãnh chúa phong kiến, đời sống khổ cực của các nông nô trong các lãnh địa
và đó chính là ngun nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nông nô chống lại các lãnh chúa
phong kiến, đồng thời hiểu được các khái niệm: Thế nào là lãnh địa? Lãnh chúa phong
kiến? Thế nào là nông nô?.
Trên cơ sở xác định những kiến thức cơ bản của bài học để xây dựng sơ đồ tư duy kết hợp
với việc sử dụng hình ảnh lịch sử khi thiết kế, học sinh sẽ được quan sát hình ảnh sinh
động, được nghe giảng và tư duy lịch sử mà những khoảng cách về thời gian và không
gian của các sự kiện được xích lại gần với khả năng nhận thức của HS.

2.7. Kết quả
Có thể nói sau khi ứng dụng sơ đồ tư duy vào các tiết học trong dạy học Lịch
sử đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Giúp học sinh nắm được bài ngay tại lớp,
nhớ nhanh, nhớ sâu và lâu những nội dung của bài học. Mặt khác, dạy học bằng
SĐTD giúp học sinh không nhàm chán về bài học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu
24


đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và
rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho học sinh, nhất là những học sinh
khá, giỏi. Học sinh có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém. Tiết học đạt
hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết
dạy chỉ sử dụng bằng công nghệ thông tin cho học sinh nhìn chép.
Việc kết hợp dùng bản đồ giáo khoa, sơ đồ tư duy lịch sử, bảng thống kê sự
kiện lịch sử minh họa tranh ảnh..... trình bày rõ nội dung bài học, thu hút sự chú ý
của HS. Việc hấp dẫn các em ở đây không chỉ là màu sắc, đường nét trên sơ đồ, của
sự kiện lịch sử.... mà cịn chính là nội dung của bản đồ, sơ đồ .... phù hợp với yêu
cầu giáo dưỡng của bài học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong bài học trên làm
cho khơng khí lớp học thêm sơi nổi, HS học tập một cách hào hứng. Giáo viên

không chỉ một mình thuyết minh bài giảng mà HS cùng giáo viên giải quyết các nội
dung bài giảng theo sơ đồ tư duy, bảng thống kê, bản đồ có minh họa.
Việc sử dụng SĐTD sẽ tác động đến HS bằng nhiều hướng : HS vừa nghe,
vừa nhìn, vừa suy nghĩ, vừa hoạt động tư duy, vừa hoạt động bằng ngôn ngữ. Sự
hấp dẫn đối với HS trong giờ học này được nảy sinh từ u cầu mới tìm tịi, hiểu
biết. Qua một loạt các hình ảnh trực quan từ bản đồ giáo khoa, SĐTD, bảng thống
kê.... đã tác động rất lớn đến suy nghĩ của các em. Qua đó giáo dục cho các em về
truyền thống, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh đoàn kết toàn dân.
Để đánh giá khả năng, hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy
học lịch sử thế giới cổ, trung đại, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 10 ở
trường THPT Đào Duy Từ năm học 2018 – 2019.
Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành qua hai bước. Bước 1: Cho học
sinh các lớp thực nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. Bước 2: Kiểm tra
nhận thức của học sinh các lớp thực nghiệm để đánh giá khả năng, hiệu quả, ý
nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
Qua q trình giảng dạy tơi thấy chất lượng học tập bộ mơn có sự thay đổi rõ rệt
25


×