Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trên cơ sở vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.76 KB, 16 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
- Đổi mới PPDH là yêu cầu cấp bách trong nhà trường hiện nay, không chỉ
ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, các PPDH mới dựa trên quan điểm
phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của người học, kết
hợp với sự hướng dẫn của người thầy đang được áp dụng rộng rãi. Với phương
châm dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm” người thầy xây dựng cho học
sinh một môi trường học tập sơi nổi, kích thích tính chủ động sáng tạo của học
sinh.
- Thực hiện cuộc vận động toàn ngành về đổi mới PPDH theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh kết hợp với chỉ thị về việc dạy
tích hợp, lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường cho học sinh THPT nhằm
biến quá trình học tập thành quá trình tự học, tự tìm kiếm và hình thành kiến
thức thơng qua sự hướng dẫn và quản lý của giáo viên.
- Nhận thấy môn Công nghệ 10 là mơn học có nhiều bài, nhiều nội dung
liên quan đến môi trường sống, là một môn học liên quan đến nhiều vấn đề trong
thực tiễn, mặt khác đây là môn học mà từ lâu được xem như là một mơn học
“phụ”, khơng có áp lực về thi cử nên hầu hết học sinh thường khơng chú trọng
tìm tòi kiến thức mà chủ yếu học theo kiểu “giáo viên là người cung cấp thông
tin, học sinh là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động”. Nếu chúng ta
khơng có PPDH phù hợp, khơng kích thích tinh thần tự học của học sinh thì tiết
học trở nên nhàm chán, kém hiệu quả. Hơn nữa theo tôi nhận thấy, hiện nay ý
thức bảo vệ và cải tạo môi trường sống của người dân nói chung và học sinh nói
riêng chưa cao, điều này thể hiện rất rõ trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
- Chính vì những lý do trên nên tơi chọn đề tài “Tích hợp, lồng ghép Giáo
dục môi trường trên cơ sở vận dụng các Phương pháp dạy học tích cực trong
mơn Cơng nghệ 10 ” vừa góp phần giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường
cho học sinh, vừa kích thích tinh thần tự học, tự nghiên cứu nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Và qua đây cịn giúp học sinh u
thích học mơn này hơn, xem tiết học như là một trải nghiệm thực tế đáng thú vị.
1




Học sinh ngồi việc hình thành kiến thức cịn rèn luyện nhiều kĩ năng có thể
giúp ích cho các em trong hành trình sau này. Trên đây là “ý kiến’ của riêng tôi,
một giáo viên dạy môn Công nghệ đang cịn nhiều trăn trở, rất mong sự góp ý,
bổ sung của các đồng nghiệp để xây dựng đề tài hoàn chỉnh hơn.
1.2. Điểm mới của đề tài
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng và thực nghiệm PPDH môn Công nghệ tại
Trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đề tài này góp phần đề xuất vận
dụng PPDH theo hướng tích hợp, lồng ghép giáo dục mơi trường trong mơn
Cơng nghệ 10 nhằm tạo sự hào hứng cho học sinh, tăng nhiệt huyết cho thầy cô
quan trọng là làm cho kết quả học tập đi lên, góp phần giáo dục tồn diện cho
học sinh.
- Nghiên cứu về PPDH tích hợp, lồng ghép, PPDH tích cực hóa người học.
- Nghiên cứu các kiến thức về môi trường,giáo dục bảo vệ môi trường có
liên quan đến chương trình SGK Cơng nghệ 10.
- Rà sốt lại chương trình Cơng nghệ 10, phương tiện, cơ sở vật chất của
nhà trường.
- Thực nghiệm dạy học Tích hợp, lồng ghép giáo dục mơi trường trên cơ sở
vận dụng các PPDH tích cực ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Nâng cao kĩ năng hướng dẫn, quản lý, nhận xét, đánh giá học sinh.
- Nâng cao kĩ năng hợp tác, phân tích, tổng hợp, thuyết trình và đánh giá.
- Giúp học sinh tự hình thành kiến thức BVMT thông qua việc giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn bằng kiến thức đã học.
- Học sinh thích học mơn Cơng nghệ 10 và đạt kết quả cao trong học tập.

2


2.

Phần nội dung
2.1. Thực trạng dạy Tích hợp, lồng ghép GDMT trong môn công nghệ 10.
- Hầu hết các bài, các chương trong chương trình Cơng nghệ 10 đều có khả
năng đưa việc GDMT vào nội dung bài học. Tùy vào từng mức độ cụ thể.
- Khi soạn giáo án hoặc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cần
xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung GDMT phù hợp để đưa vào
nội dung bài giảng dưới dạng: tích hợp tồn phần, tích hợp một phần hoặc mức
độ liên hệ.
- Trên cơ sở vận dụng PPDH tích cực thì việc tích hợp nội dung GDMT
khơng những tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận đầy đủ kiến thức BVMT, đem
lại hiệu quả cao mà còn tạo tâm lý thoải mái, tự nhiên và nhẹ nhàng trong suốt
45 phút lên lớp.
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của môn học, tránh sự gượng ép,
áp đặt.
- Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học, tiết học.
- Học sinh phải có kiến thức cơ bản về nội dung GDMT cần tích hợp.
- Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức môi trường và
kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa
trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đề cập trong bài học.
- Đối với môn Công nghệ 10 sự tích hợp, lồng ghép GDMT có thể chia
thành 2 dạng sau:
* Dạng lồng ghép “kiến thức GDMT đã có trong chương trình SGK”
- Chương I – Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương đại cương.
Cụ thể ở các nội dung liên quan như:
+ Giống cây trồng
+ Phân bón
+ Đất trồng
+ Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng
* Dạng liên hệ
3



- Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình SGK nhưng dựa
vào nội dung bài học Cơng nghệ 10 có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên
quan với bài học qua giờ giảng trên lớp.
- Chương III – Bảo quản, chế biến nơng, lâm, thủy sản
Ví dụ như:
+ Các nhà máy chế biến nông lâm thủy sản có gây ảnh hưởng gì đến mơi
trường sống.
+ Liên hệ về tình trạng sản xuất cà phê nhân, khai thác gỗ, chặt phá rừng
trong bài 49: Chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lâm sản.
- Chương V – Tổ chức và quản lý doanh nghiệp:
Giáo viên cho học sinh liên hệ các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng
vẫn đảm bảo hệ thống xử lí chất thải, rác thải khơng gây ô nhiễm môi trường.
2.2. Nội dung đề tài
-Tùy vào nội dung từng bài hoặc từng phần, giáo viên có thể sử dụng kiểu
tích hợp dạng lồng ghép hay tích hợp dạng liên hệ, trên cơ sở đó hướng dẫn
học sinh nghiên cứu, khai thác kiến thức cho đúng trọng tâm.
<Nguồn: Giáo viên tự nghiên cứu và biên soạn>
Tên bài

Địa chỉ

Nội dung GDMT

Bài 2: Khảo

tích hợp
I.Mục đích, ý - Ảnh hưởng của một số giống


nghiệm giống

nghĩa của

cây trồng tới hệ sinh thái?

cây trồng

cơng tác

Giống đó có làm mất cân bằng

khảo nghiệm

sinh thái trong khu vực khơng?

GCT

Ví dụ: Sự phát triển ồ ạt của

Dạng
tích hợp
- Lồng ghép

- Liên hệ

các GCT ngoại lai (sị đo cam,
mai dương, lục bình...) ảnh
hưởng gì đến mơi trường sinh
Bài 7: Một số


II. Phản ứng

tính chất của đất của dung

thái
- Ảnh hưởng của việc bón

- Lồng ghép

phân hóa học (phân chua sinh
4


trồng

dịch đất

lí) → đất chua

III. Độ phì

- Vai trị của con người trong

- Liên hệ

nhiêu của đất việc hình thành độ phì nhiêu
của đất
- Hiểu được cơ sở khoa học
của việc bón phân, bón vơi để

Bài 9: Biện

- Cả bài

cải tạo đất
- Đất không phải là tài nguyên

pháp cải tạo và

vô tận → dễ bị biến đổi, mất

sử dụng đất xám

tính chất

bạc màu, đất xói

- Ngun nhân làm đất xấu và

mịn mạnh trơ

diện tích đất xấu ngày càng

sỏi đá

tăng

- Liên hệ

- Biện pháp cải tạo và sử dụng

Bài 12: Đặc

III. Kĩ thuật

hợp lý
- Bón phân hóa học và phân

điểm, tính chất,

sử dụng

hữu cơ không đúng kĩ thuật sẽ

kĩ thuật sử dụng

gây nên những tác gì?

một số loại phân

- Hướng sử dụng, bảo quản

bón thơng

phân bón hợp lí nhằm hạn chế

thường
Bài 13: Ứng

tình trạng ơ nhiễm mơi trường
- Sử dụng phân VSV không


- Cả bài

dụng công nghệ

gây ô nhiễm môi trường, cải

vi sinh trong sản

tạo đất

xuất phân bón

- Tận dụng một số loại VSV

- Liên hệ

- Lồng ghép

- Liên hệ

trong vấn đề xử lý rác thải,
tràn dầu → Hạn chế tình trạng
Bài 15: Điều
kiện phát sinh,

Cả bài

ô nhiểm môi trường
- Hiểu được mối liên quan chặt - Liên hệ

chẽ giữa các yếu tố môi trường
5


phát triển của

và sự phát triển của sâu bệnh

sâu, bệnh hại

→ có biện pháp phịng trừ hợp

cây trồng
Bài 17: Phịng


II. Biện pháp - Giáo dục học sinh có ý thức

trừ tổng hợp

chủ yếu của

phòng trừ dịch hại kết hợp với

dịch hại cây

phịng trừ

BVMT theo hướng phát triển


trồng

tổng hợp

nơng nghiệp bền vững

dịch hại cây

- Hậu quả của biện pháp hóa

trồng

học đối với môi trường, con

- Cả bài

người
- HS biết được tác hại của

Bài 19: Ảnh
hưởng của thuốc

thuốc BVTV

hóa học BVTV

- HS có ý thức hơn khi tiếp

đến quần thể


xúc, sử dụng thuốc BVTV

sinh vật và môi

- HS tuyên truyền, vận động

trường

nông dân sử dụng thuốc

- Lồng ghép

- Liên hệ

- Liên hệ

BVTV theo quy tắc 4 đúng
Bài 20: ứng

- Cả bài

hoặc hạn chế sử dụng.
- HS có nhận thức đúng về sử

- Lồng ghép

dụng công nghệ

dụng chế phẩm sinh học trong


vi sinh sản xuất

phòng trừ sâu, bệnh

chế phẩm

- Vai trò của chế phẩm sinh

- Liên hệ

BVTV
Chương III

(Tùy vào nội

học với môi trường
- Sử dụng hóa chất, tia phóng

- Liên hệ

(gồm 2 nội

dung cụ thể

xạ...trong bảo quản lương

dung chính)

của từng bài


thực, thực phẩm phải nằm

1. Bảo quản

có thể tích

trong danh mục cho phép sử

Lương thực –

hợp GDMT

dụng của Bộ Nông nghiệp, Bộ

Thực phẩm (Bài từng phần

Y tế

41,42,43)

- Sử dụng đúng nguyên tắc,

hoặc cả bài)

- Lồng ghép

không lạm dụng gây ảnh
6



hưởng đến an toàn thực phẩm,
2. Chế biến

- Cả bài

con người.
- Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh

Lương thực –

an toàn thực phẩm trong khâu

Thực phẩm (Bài

chế biến.

44,46,47)

- Biện pháp hạn chế tình trạng

- Lồng ghép

- Liên hệ

ơ nhiễm mơi trường do các
nhà máy, cơ sở chế biến lương
Bài 48: Chế

- Cả bài


thực thực phẩm gây ra
- Tình trạng lạm dụng hóa chất - Lồng ghép

biến sản phẩm

trong chế biến chè (trà)

Cây công

- Xử lý bả cà phê sau chế biến

nghiệp và lâm

cà phê nhân

sản

- Tình trạng chặt phá rừng,

- Liên hệ

khai thác gỗ trong chế biến
Bài 50: Doanh

- Cả bài

lâm sản
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi

nghiệp và hoạt


trường cho hộ gia đình và

động kinh

doanh nghiệp

- Lồng ghép

doanh của
doanh nghiệp
Bài 55: Quản lý

III. Một số

- Để tăng lợi nhuận thì doanh

doanh nghiệp

biện pháp

nghiệp phải tiết kiệm chi phí.

nâng cao

- Tiết kiệm chi phí khơng có

- Liên hệ

hiệu quả kinh nghĩa là doanh nghiệp đó

doanh của

khơng xây hệ thống xử lý nước

doanh nghiệp thải hay là không trang bị dụng
cụ bảo hộ lao động cho công
nhân

7


* Một số PPDH tích cực được áp dụng trong dạy học Tích hợp, lồng ghép
GDMT trong mơn Cơng nghệ 10.
- Phương pháp đặt câu hỏi (vấn đáp)
+ Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính chất kích thích sự suy
nghĩ, gia cơng trí nhớ và vận dụng tri thức của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy Bài 9, Mục II – Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá
Hỏi 1: Hậu quả của xói mịn đất là gì?
Hỏi 2: Em hãy nêu các biện pháp hạn chế xói mịn đất và tác dụng của các
biện pháp đó.
→ Qua hệ thống câu hỏi và phần trả lời của học sinh sẽ có tác dụng giáo
dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh trong trường học và bảo vệ môi trường
trong lao động.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Giúp học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải
trong học tập và trong cuộc sống.
Ví dụ: Khi dạy bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến
quần thể sinh vật và con người.
Gv: Đặt ra câu hỏi nêu vấn đề sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực

phẩm? Biện pháp hạn chế?
Qua phần tranh luận của học sinh và đi đến kết luận → giúp học sinh phát
hiện ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục hợp lí từ đó hình thành cho
học sinh ý thức về bảo vệ mơi trường sống, vệ sinh an tồn thực phẩm, tuyên
truyền vận dụng người dân có ý thức hơn khi sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là
phải đảm bảo dư lượng tối đa và thời gian cách ly.
- Phương pháp thảo luận nhóm (làm việc nhóm)
+Nâng cao kĩ năng hợp tác, chọn lọc xử lý thông tin, chất vấn, phản biện
cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 20: Ứng dụng công nghệ vệ sinh trong sản xuất chế
phẩm BVTV
8


Bài này chia thành 3 nội dung:
Nội dung 1: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu → Nhóm 1, 2
Nội dung 2: Chế phẩm vi rút trừ sâu → Nhóm 3, 4
Nội dung 3: Chế phẩm nấm trừ sâu → Nhóm 5, 6
Sau khi các nhóm hồn thành nội dung và báo cáo trước lớp với sự góp ý
đánh giá của lớp và giáo viên → sẽ giúp học sinh tự hình thành kiến thức và trả
lời được câu hỏi tự đặt ra là “phải chăng chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh
học thay cho chế phẩm hóa học trong phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn chế những
ảnh hưởng xấu của chế phẩm hóa học đối mơi trường sống trong đó có sinh vật
và con người”
- Phương pháp dự án
+ Phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác, khả năng thuyết trình và đánh giá cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 44 và bài 46: Chế biến sản phẩm nông, ngư nghiệp
Giáo viên hướng dẫn thực hiện dự án về GDMT như sau:
Tên dự án: Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương

Bước 1: Xác định chủ đề
+ Mỗi nhóm học sinh có thể chọn những vấn đề tiêu biểu cho mơi trường ở
địa phương như:
+ Ơ nhiễm khơng khí do chế biến tinh bột sắn gây ra.
+ Ô nhiễm tiếng ồn, bụi do chế biến gạo của các Nhà máy xay xát
+ Tìm hiểu tình hình giết mổ gia súc, gia cầm ở Xã Thanh Trạch - Huyện
Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình
Bước 2: Giải quyết vấn đề:
Thơng qua dự án này học sinh có thái độ đúng đắn trong việc hạn chế
tình trạng ơ nhiễm mơi trường, và có thể các em sẽ đóng góp một phần khơng
nhỏ vào việc ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đóng trên địa bàn gây ra.
- Phương pháp trải nghiệm sáng tạo
9


+ Giúp người học có đủ kiến thức, kĩ năng, ý chí và sự sáng tạo khi giải
quyết các nhiệm vụ thực tiễn trong tình huống mới, khơng theo khn mẫu sẳn
có.
Ví dụ: Khi dạy bài 55 – Quản lý doanh nghiệp
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu cách thức tổ chức quản lý của
doanh nghiệp sản xuất đóng trên địa bàn, trong đó có đề cập đến khả năng quản
lý về mơi trường và an tồn lao động của doanh nghiệp.
Qua hình thức trải nghiệm này học sinh có thể tự rút ra kết luận rằng:
Trong khâu quản lí doanh nghiệp để tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiết
kiệm chi phí. Nhưng khơng có nghĩa là cắt xén hay khơng xây dựng hệ thống xử
lí chất thải. Nếu thực tế là như vậy thì đây chính là ngun nhân gây ơ nhiễm
mơi trường trầm trọng và từ đây học sinh cũng có thể thảo luận đưa ra các biện
pháp hạn chế ô nhiễm môi trường hoặc tuyên truyền cho doanh nghiệp và người
dân cùng chung tay bảo vệ mơi trường.

- Phương pháp thí nghiệm
+ Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm
lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 : Thực hành – Xác định độ chua của đất
+ Đo độ PH của đất để biết đất chua hay đất kiềm → có biện pháp cải tạo
độ chua, độ kiềm của đất và bố trí cây trồng hợp lí.
Trên đây là một số PPDH tích cực mà người dạy có thể vận dụng vào để
dạy tích hợp giáo dục mơi trường, nó vừa cung cấp kiến thức, vừa nâng cao ý
thức BVMT, kích thích năng lực tự học, tự tìm tịi và tạo hứng thú trong học tập
mơn Cơng nghệ 10 cho học sinh.
Kết quả dạy tích hợp, lồng ghép GDMT trên cơ sở vận dụng các PPDH tích
cực trong môn Công nghệ 10 ở trường THPT trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.

10


Qua khảo sát nội dung tích hợp giáo dục mơi trường trong dạy học môn
Công nghệ 10 ở 10 lớp cuả khối 10 năm học 2017-2018 đạt kết quả như sau:
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
10D1
10D2
10D4


Tổng
số HS
44
45
44
45
44
44
45
44
44
45

Giỏi
SL
35
26
25
24
27
28
29
20
22
21

Khá
%
79,54

57,78
56,82
53,33
61,36
63,64
64,44
45,45
50,00
46,67

SL
9
19
19
21
18
16
16
24
22
24

%
20,46
42,22
43,18
46,67
40,91
36,36
35,56

54,55
50,00
53,33

Trung bình
SL
%

- Từ kết quả đạt được nói trên tôi nhận thấy trong thực tế dạy học môn
Công nghệ 10 giáo viên không nên áp đặt cho học sinh tiếp nhận kiến thức một
cách thụ động, như vậy vô tình làm cho tiết học trở nên nhàm chán mà hiệu quả
lại không cao.
- Đặc biệt đối với môn Công nghệ 10 là mơn học có nhiều nội dung gắn
liền với thực tiễn, là mơn kĩ thuật ứng dụng. Vì vậy việc đổi mới PPDH là cần
thiết, trong đó phải chú trọng đến việc Tích hợp, lồng ghép GDMT, vệ sinh an
toàn thực phẩm vào nội dung bài học.
- Giáo viên phải định hướng cho học sinh tự nghiên cứu, khám phá và hình
thành tri thức qua các hoạt động học tập từ đó có thể khơi dậy niềm đam mê học
tập, tìm kiếm tri thức, vận dụng tri thức vào thực tiễn để các em thấy mình là
người có ích cho xã hội nhất là trong việc am hiểu và vận dụng những kiến thức
bảo vệ môi trường trong học tập, trong rèn luyện, tuyên truyền, nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường cho mọi người.

11


3.

Phần kết luận


3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài
- Tích hợp GDMT đưa vào mơn học một cách phù hợp sẽ hình thành cho
học sinh kiến thức về BVMT từ đó học sinh có thái độ ứng xử đúng đắn trước
các vấn đề về môi trường nảy sinh trong thực tiễn.
- Để đạt được kết quả trên thì mỗi giáo viên dạy mơn Cơng nghệ 10 và học
sinh cần phải cố gắng rất nhiều, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian và nghiên
cứu tìm ra nội dung, phương pháp phù hợp và hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh
định hướng được vấn đề trọng tâm cần thực hiện.
12


- Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường. Trên cơ sở đổi mới
tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi
trường cho học sinh và mỗi người dân. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng và
toàn dân.
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về GDMT trong dạy học mơn Cơng
nghệ 10.
- Giúp giáo viên và học sinh có ý thức thường xun và ln nhạy cảm với
mọi khía cạnh của môi trường.
- Phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và giữ gìn mơi trường, kĩ năng dự
đốn, phịng tránh và giải quyết những vấn đề mơi trường nảy sinh trong trường
học và trong cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ mơi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân
và của cộng đồng.
- Xây dựng, tổ chức các hoạt động GDMT trong dạy học ở nhà trường.
+ Giáo dục môi trường thông qua chương tình giảng dạy của mơn học.
+ Giáo dục mơi trường được triển khai như một hoạt động độc lập trong
các buổi ngoại khóa, sinh hoạt chủ điểm …
- Đề tài nghiên cứu được áp dụng vào dạy học môn công nghệ 10 cấp
THPT ở các trường nhằm giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho

học sinh. Góp phần xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực, chung
tay xây dựng mơi trường xanh - sạch - đẹp.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
- Tùy thuộc vào thực tế của nhà trường, của từng môn học giáo viên cần
tăng cường tích hợp GDMT vào trong bài dạy một cách phù hợp để nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Giáo viên phải nghiên cứu và đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với
nội dung cần tích hợp.
- Nhà trường và các cơ quan giáo dục có liên quan cần tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên thực hiện tốt nội dung tích hợp.
13


- Nội dung đề tài cịn mang tính chủ quan của cá nhân tơi vì vậy khơng thể
tránh khỏi những hạn chế và tồn tại, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để tơi có thể dần hồn thiện và nghiên cứu
sâu hơn đề tài này.

14


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
“TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ VẬN
DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MƠN CƠNG
NGHỆ 10 ”

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

15


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
“TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ VẬN
DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN CÔNG
NGHỆ 10 ”

Họ và tên: PHAN VĂN PHÚC
Chức vụ: TPCM
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Trần Phú

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

16



×