Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề 3 dạy hội thoại trong dạy nói TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.97 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ 3
DẠY HỘI THOẠI TRONG DẠY NÓI TIẾNG VIỆT
HOẠT ĐỘNG 1.
XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CÁC DẠNG HỘI THOẠI

Hoạt động 2.
Nêu khó khăn của HSDT trong hội thoại

Hoạt động 3.
Tìm hiểu phương pháp dạy hội thoại

Hoạt động 4.
Thực hành dạy nói tiếng Việt cho HSDT


HOẠT ĐỘNG 1.
XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CÁC DẠNG HỘI THOẠI
THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG DẠY NĨI

1. u cầu kĩ năng nói trong hội thoại
Hình thành những nghi thức lời nói trong giao tiếp thông thường như : chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị giúp đỡ, chúc mừng,
chia buồn, nói chuyện qua điện thoại..., đáp lại trong những tình huống nói trên và trong giao tiếp nghi thức chính thức trong
sinh hoạt ở trường?tiểu học, nơi công cộng...


HOẠT ĐỘNG 1.
XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CÁC DẠNG HỘI THOẠI
THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG DẠY NÓI
1. Dạng hội thoại thường sử dụng trong các tình huống
− Tình huống giao tiếp hằng ngày (bao gồm tình huống có thật, tình huống giả định ; ví?dụ : để dạy chào hỏi, có thể sử dụng tình
huống thực như chào thầy giáo, cơ giáo, các bạn khi vào lớp, lúc ra về... ; hoặc tình huống tự tạo – HS vẫn ngồi trong lớp, đóng


vai ơng bà, cha mẹ, người lớn tuổi, các em nhỏ... , rồi cho các em chào ông bà, cha mẹ khi đi học và lúc đi học về...).
Tình huống trên cơ sở văn bản trong dạy kể chuyện. Trong trường hợp này, tình huống được mơ tả trong văn bản và khi thực
hành nói, HS ngồi việc dựa vào nghe và quan sát cịn có thể dựa vào văn bản.
− Lưu ý những yếu tố tham gia vào hội thoại : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, hiện thực được nói tới, đích giao tiếp,
ngơn ngữ giao tiếp.


HOẠT ĐỘNG 2.
NÊU KHÓ KHĂN CỦA HSDT TRONG HỘI THOẠI
2. Trong hội thoại, HSDT thường gặp một số khó khăn
− Tâm lí HSDT rụt rè, hay xấu hổ ; các em chưa có thói quen nói TV nên thường ngại nói, khi có cơ hội, các em thường quay về
với tiếng mẹ đẻ quen thuộc của mình, kể cả trong lớp học.
− HSDT vì chưa làm chủ được TV nên thiếu chủ động, thường thụ động trả lời câu hỏi, không mấy khi dám đặt câu hỏi.
− Do ảnh hưởng của TMĐ (đã đề cập ở bài 9 và 10), trong hội thoại, HSDT thường sử dụng khơng chính xác đại từ nhân xưng hay
từ xưng hô và một số từ khác do khơng hiểu nghĩa ; nói câu khơng đầy đủ ; trả lời trống không, câu thiếu chủ ngữ...
− Do thói quen sử dụng TMĐ khi nói TV, HSDT khó nói đúng ngữ điệu câu và khó có thể sử dụng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt... ; lời
nói của các em thiếu hẳn tính tự nhiên.
− HSDT thiếu mơi trường thực hành giao tiếp TV ngồi nhà trường nên kĩ năng nói trong hội thoại được hình thành và phát triển
chậm.


HOẠT ĐỘNG 2.
NÊU KHÓ KHĂN CỦA HSDT TRONG HỘI THOẠI

3. Cách khắc phục những khó khăn khi HSDT hội thoại
GV lưu ý tạo môi trường thuận lợi cho hội thoại :
− Sử dụng ngơn ngữ hợp lí, giọng nói, nét mặt, nụ cười của giáo viên.
− Không khiển trách những câu trả lời sai.
− Khuyến khích HS đặt câu hỏi và cho các em tự do đặt câu hỏi.
− Tạo và sử dụng những tình huống gần gũi với HS.

− Nội dung hoạt động phong phú.


HOẠT ĐỘNG 3.
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI

1. Những mẫu câu cơ bản cần cung cấp cho HS
Câu hỏi và câu trả lời là những loại mẫu câu cần cung cấp cho HS nhằm thực hiện các cuộc đối thoại. Nếu HS khơng làm chủ các
loại câu này thì khó có thể thực hiện các cuộc đối thoại cũng như giao tiếp trong các tình huống ngơn ngữ khác nhau.
Hoạt động cung cấp mẫu câu cần yêu cầu : HS nắm được mục đích câu ; nói được theo câu mẫu. Trình tự tiến hành hoạt động
này gồm các bước :
− Luyện nói câu hỏi.
− Luyện nói câu trả lời.
− Luyện đối thoại.


HOẠT ĐỘNG 3.
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI
1. Những mẫu câu cơ bản cần cung cấp cho HS
Hoạt động của các bước cụ thể như sau :
(1) Luyện nói câu hỏi
− GV nêu mục đích của câu hỏi ; HS nắm được mục đích câu hỏi thì mới có thể sử dụng câu hỏi này đúng lúc, đúng chỗ, đúng
tình huống giao tiếp.
− Giáo viên nói câu hỏi ; HS nói theo. GV nói chậm rãi, rõ ràng.
(2) Luyện nói câu trả lời
− GV giới thiệu câu trả lời, câu trả lời này nhằm đáp lại cho câu hỏi nào.
− GV nói mẫu (nói chậm, rõ ràng) ; HS nói theo.


HOẠT ĐỘNG 3.

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI

2. Những mẫu câu cơ bản cần cung cấp cho HS
Hoạt động của các bước cụ thể như sau:
(3) Luyện đối thoại
− GV hỏi và trả lời mẫu ; HS lắng nghe. Đây là phần đối thoại mẫu do GV tiến hành.
HS?nghe.
GV hỏi − HS trả lời. Trong hoạt động này, trước tiên GV là người hỏi ; HS là người trả lời. Sau đó, GV yêu cầu HS hỏi − GV trả lời.
− HS hỏi − HS khác trả lời theo từng cặp ; ở hoạt động này giáo viên hướng dẫn HS đối thoại theo mẫu. Có thể cho từng cặp HS
thay nhau hỏi − trả lời hoặc từng nhóm nhỏ luân phiên nhau hỏi − trả lời để tránh nhàm chán.


HOẠT ĐỘNG 3.
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI

3. Các hình thức tổ chức hội thoại
3.1. Hội thoại theo tình huống
Để hội thoại thường sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp mà cốt lõi của nó là xây dựng nên các tình huống giao tiếp, sau
đó dùng cách đóng vai để thực hiện các tình huống giao tiếp đó. Có thể tiến hành hoạt động này theo các bước sau :
− Giới thiệu tình huống.
− Phân vai cho HS.
− Hướng dẫn tham gia tình huống (kết hợp làm mẫu).
− HS đóng vai thực hiện tình huống.


HOẠT ĐỘNG 3.
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI

3. Các hình thức tổ chức hội thoại
3.2. Hội thoại theo tình huống

Lưu ý :
Khi tổ chức thực hành theo tình huống, giáo viên nên lưu ý đến bước giới thiệu tình huống và hướng dẫn tham gia tình huống
(kết hợp làm mẫu). Vốn TV của HSDT còn hạn chế, nếu HS khơng hiểu thì sẽ khơng thể tham gia tình huống. Do đó, để hướng
dẫn có hiệu quả cần lựa chọn ngơn ngữ phù hợp với trình độ hiểu biết của HS. Cần có kĩ năng trình bày ngắn gọn, rõ ràng, kết
hợp với kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học. Lời hướng dẫn càng đơn giản càng tốt và theo trình tự rõ ràng để HS dễ làm theo.


HOẠT ĐỘNG 3.
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI

3. Các hình thức tổ chức hội thoại
3.3 Hội thoại theo tình huống
* Một số cách giới thiệu tình huống
− Giới thiệu tình huống dựa vào tranh.
− Giới thiệu tình huống dựa vào thực tế hoạt động trong lớp, thực tế sinh hoạt thường ngày của HS.
− Giới thiệu qua tình huống được tạo trong lớp.
− Giới thiệu tình huống qua mơ tả bằng lời.
Đối với các tình huống thực thì chỉ cần giáo viên hướng dẫn HS tham gia vào tình huống và gợi ý các mẫu câu cần nói trong
những tình huống đó.


HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI

3. Các hình thức tổ chức hội thoại
3.4. Tổ chức trị chơi
Trị chơi đóng vai là hoạt động tốt cho việc luyện đối thoại. Để tổ chức trị chơi đóng vai, GV thiết kế trước dưới dạng một hoạt
cảnh (xác định những từ ngữ, mẫu câu sẽ được sử dụng trong trị chơi ; trình tự chơi) và chuẩn bị những "đạo cụ" giúp cho việc
sắm vai thêm sinh động.
Tổ chức trị chơi có thể tiến hành theo trình tự sau :
− Giới thiệu trị chơi.

Phân cơng vai cho HS "hố trang".
− Hướng dẫn đóng vai : dùng lời nói và hành động.
− HS tập đóng vai (chơi thử).
− Đóng vai thực hiện trị chơi.
Lưu ý : Thời gian chơi khơng nên kéo dài để có thể tổ chức cho nhiều HS được chơi.


HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỘI THOẠI

3. Các hình thức tổ chức hội thoại
3.5 Sử dụng những tình huống thực
Tình huống thực là một cơ hội tốt giúp HS thực hành nói và rèn luyện kĩ năng nói. Để làm được việc này, GV nên tận dụng các
tình huống ở giờ học trong lớp, giờ học ngồi trời, trong giờ ra chơi, trên sân trường, trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt
ngoại khoá, các buổi tham quan dã ngoại... tổ chức cho HS thực hành những nghi thức lời nói đã được học, như : chào, thăm
hỏi, cảm ơn, xin lỗi...
Cũng như dạy từ và dạy câu, dạy hội thoại cần kết hợp với dạy nghe. Khi dạy hội thoại, GV nên lưu ý đến việc rèn kĩ năng nghe
hiểu cho HS : nghe hiểu trả lời câu hỏi ; nghe hiểu nội dung hội thoại để có lời đáp, có câu hỏi phù hợp ; nghe hiểu hướng dẫn
để tham gia trò chơi, tham gia tình huống... ; nghe hiểu một ngơn bản nói kết hợp với ngôn bản viết (trong kể chuyện) để tái tạo
lại theo những yêu cầu khác nhau.


HOẠT ĐỘNG 4.
THỰC HÀNH DẠY NÓI TIẾNG VIỆT CHO HSDT

1. Khi thiết kế hoạt động dạy hội thoại, bạn cần lưu ý một số điểm sau :
− Chuẩn bị để giới thiệu tình huống (tranh ảnh, vật dụng...).
Lựa chọn mẫu câu phù hợp với tình huống và với đối tượng HS (bao gồm cả mẫu câu hỏi và câu trả lời) ; các từ ngữ cần luyện nói
và cung cấp nghĩa.
− Nội dung cụ thể từng bước cho HS thực hành hội thoại.



HOẠT ĐỘNG 4.
THỰC HÀNH DẠY NÓI TIẾNG VIỆT CHO HSDT

2. Sau khi dạy thử, rà soát lại thiết kế và có những điều chỉnh là việc làm cần thiết. Có thể biểu diễn quá trình này bằng sơ đồ
sau:

Thiết kế (mục tiêu, các hoạt
động, đồ dùng bổ trợ dạy và học.

Phản ánh, đánh giá (việc học
của học sinh, việc dạy của giáo
viên)

Thực hành (Dạy/dạy thử)



×