Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) các giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.08 KB, 17 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Bác Hồ đã căn dặn: “Tiểu học cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu tổ
quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy
phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gị ép vào khn khổ của người lớn, phải đặc
biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu ”. (Trích cuốn “ Nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học”, Nhà xuất bản
giáo dục). Chúng ta thấy rằng Bác Hồ đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục
tồn diện, khơng những phải quan tâm đến việc dạy chữ,dạy nghề mà phải
hết sức chú ý đến dạy người. Trong phương thức đào tạo nguồn nhân lực
của Việt Nam cần bảo đảm yêu cầu trang bị về tri thức, thực hành và rèn
luyện phẩm chất, đạo đức để sau này lớn lên đủ sức gánh vác sự nghiệp xây
dựng đất nước thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Làm theo lời Bác dặn là
phải xây dựng chương trình, nội dung phù hợp, với từng đối tượng, mỗi giáo
viên cần phải suy nghĩ nhiều hơn nhiệm vụ của mình trong quá trình thực
hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Một trong các tiêu chí để
đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên là công tác chủ nhiệm lớp, làm thế
nào để trường có nhiều giáo viên chủ nhiệm giỏi. Để có được đội ngũ giáo
viên giàu kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp thì mỗi giáo viên cần
phải hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học đó là lứa tuổi hồn nhiên,
ngây thơ thật đáng yêu nhưng bên cạnh đó, các em cịn có những đặc điểm
mà ta phải hiểu rõ, hiểu đúng để khi có tinh huống xảy ra, ta có đủ bình tĩnh
để ứng xử giao tiếp theo đạo lí nghề nghiệp: Một lời nói nhẹ nhàng là niềm
tin, một từ ngữ thơng minh, hiền hịa là niềm vui, phấn khởi, tin tưởng tác
động tích cực đến học sinh vì vậy vấn đề giao tiếp và xử lí các tình huống
đẹp từ phía giáo viên là động lực thúc đẩy cho học sinh hoàn thành kết quả
học tập tốt. Một giáo viên nhiệt tình biết lắng nghe ý kiến của học sinh, biết
quan tâm đến từng đối tượng, cá nhân học sinh, biết giúp đỡ, tôn trọng nhân
cách học sinh. Thường thiết lập được mối quan hệ tốt và đạt kết quả cao
trong hoạt động sư phạm.



Công tác chủ nhiệm lớp gắn liền với hoạt động dạy và học, là một trong
những nhiệm vụ không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên. Người giáo
viên là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của trẻ ở bậc
tiểu học, có vai trị quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và
nhà trường. Vì vậy, việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm tốt công
tác chủ nhiệm tạo uy tín đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ
huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường.
Trường chúng tơi có một đội ngũ giáo viên vững về tay nghề, chuẩn về
kiến thức, song thực tế năng lực của giáo viên vẫn còn những hạn chế nhất
định trong cơng tác chủ nhiệm. Khả năng thích ứng với sự đổi mới giáo dục
nói chung, sự phát triển kinh tế xã hội địa phương nói riêng, vì vậy cơng tác
chủ nhiệm cần có những đổi mới tích cực phù hợp với yêu cầu thực tế..
Nhận thấy việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác
chủ nhiệm lớp cho giáo viên. Đồng thời tăng hiệu quả các cuộc thi giáo viên
chủ nhiệm giỏi trong những năm tiếp theo sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc
nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế tơi
mạnh dạn chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên chủ
nhiệm”
2) Mục đích nghiên cứu:
Trong q trình thử nghiệm, thực hành các tình huống của giáo viên
trong các tiết dự giờ, sự lúng túng của giáo viên khi gặp các tình huống khó
từ phía học sinh đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm sinh lí và kết quả học tập
của học sinh.
Hơn thế, việc tìm ra các giải pháp đã giúp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
có kĩ năng tốt hơn trong cơng tác chủ nhiệm nói chung và giải quyết các tình
hướng cụ thể, tạo điều kiện cho giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Vì vậy việc đúc rút kinh nghiệm và tìm ra hướng giải quyết phù hợp,
phương pháp giáo dục hợp lý giúp học sinh tự tin và phát triển toàn diện

theo yêu cầu đổi mới…


3) Đối tượng nghiên cứu:
- Đội ngũ giáo viên trong toàn trường, 24 giáo viên Trường TH Lý Tự
Trọng, huyện EaHLeo, tỉnh Đăk Lăk.
4) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu về khả năng sở trường của từng giáo viên đối với công tác
chủ nhiệm.
- Nghiên cứu những biện pháp chủ nhiệm mà giáo viên đã sử dụng và
hiệu quả của các biện pháp đó.
- Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, sự quan tâm của cha mẹ học
sinh đối với từng lớp giáo viên chủ nhiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm đối tượng học sinh theo từng lớp.
5) Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp khảo sát (khảo sát chất lượng HS ở lớp giáo viên chủ
nhiệm).
- Phương pháp quan sát (GV và HS trong sinh hoạt, vui chơi).
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp phân tích tổng hơp kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
6) Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9/2005 đến hết tháng 4/2019, tại Trường TH Lý Tự Trọng


B. PHẦN NỘI DUNG
1) Đặc điểm tình hình:
Tơi làm cơng tác chuyên môn đã được gần 6 năm. Qua nhiều năm theo
dõi các hoạt động chuyên môn, sự hiểu biết về tâm lý của từng giáo viên, sự

ân cần, gần gũi giáo viên trong các tiết dự giờ thăm lớp đã giúp tơi hiểu
được rất nhiều về cá tính, sở thích, và năng khiếu đặc biệt của từng giáo
viên. Các yếu tố đó là động lực thúc đẩy, giúp tơi tìm kiếm và khám phá
thêm nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm cũng như kinh nghiệm
quản lý đội ngũ giáo viên, đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
lớp. Từ đó, tơi đã khuyến khích giáo viên mạnh dạn hơn trong giao tiếp và
các ứng xử tình huống sư phạm được tự nhiên và gần gũi, thân mật với học
sinh và xem đây là một hoạt động bổ ích, mang tính giáo dục cao, đem lại
kết quả thiết thực trong công tác dạy và học. Tạo được mơi trường thân thiện
giữa thầy và trị, giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Góp phần vào việc
xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực đạt kết quả cao hơn.
Phân tích tình hình giáo viên chủ nhiệm trong những năm qua: Nhà
trường đã thường xuyên đánh giá bằng những phương pháp như: tổ chức thi
giáo viên chủ nhiệm giỏi; khảo sát tình hình học sinh; khảo sát từ cha mẹ
học sinh; từ kết quả sinh hoạt tổ chun mơn, từ phiếu thăm dị… Tơi nhận
xét, thống kê tình trạng giáo viên chủ nhiệm trong năm học 2004 – 2005
(năm đầu tiên mới tách trường) như sau:
Kết quả khảo sát năm học 2004 - 2005:
- Tổng số giáo viên chủ nhiệm: 14
* Số giáo viên tổ chức lớp học:
Tổng số
14

Tốt
Số lượng
8

Khá
%
57,14


Số lượng
6

%
42,86


* Số giáo viên quản lý lớp học:
Tổng số
14

Tốt
Số lượng
9

Khá
%
64,28

Số lượng
5

%
35,72

* Số giáo viên có biện pháp nâng cao chất lượng học tập của HS:
Tổng số
14


Tốt
Số lượng
9

Khá
%
64,28

Số lượng
5

%
35,72

* Số giáo viên xây dựng lớp học trật tự:.
Tổng số
14

Tốt
Số lượng
10

Khá
%
71,42

Số lượng
4

%

28,58

* Số giáo viên rèn luyện phong cách, cách nói của giáo viên:
Tổng số
14

Tốt
Số lượng
7

Khá
%
50

Số lượng
7

%
50

* Số giáo viên kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội:
Tổng số
14

Tốt
Số lượng
8

Khá
%

57,14

Số lượng
6

%
42,86

* Một số biện pháp giáo viên chủ nhiệm còn tồn tại trong cơng tác
chủ nhiệm như sau:
- Cịn sử dụng biện pháp xử phạt học sinh không đúng điều lệ trường
tiểu học.
- Cịn có hiện tượng giải quyết các thắc mắc của học sinh chưa rõ ràng,
làm cho phụ huynh học sinh chưa thỏa mãn và có ý kiến với Ban Giám hiệu.


- Một số giáo viên còn thiếu các biện pháp phù hợp như: vận động học
sinh tham gia học phụ đạo (đối tượng hay lười học).
2) Nguyên nhân thực tế:
Giáo viên thiếu mạnh dạn đề xuất khi có tình huống xẩy ra. Tự giải
quyết vấn đề theo khả năng, thiếu sự kết hợp với nhà trường, gia đình, xã
hội. Lo lắng khi có học sinh cá biệt, học sinh khơng thuộc bài, chán học, bỏ
học thường xun khơng có lý do. Giáo viên thiếu chủ động khi giải quyết
vấn đề có liên quan đến học sinh. Đây chính là nhiệm vụ mà người giáo viên
cần hướng tới để đạt mục tiêu giáo dục, góp phần tạo nên chất lượng ngày
càng cao theo yêu cầu đổi mới và một trong các tiêu chí để đánh giá kết quả
giảng dạy của giáo viên theo chuẩn.
3) Kết quả nghiên cứu:
Sau một thời gian thử nghiệm, thực hành đồng đều ở tất cả các khối
lớp, bản thân tơi đã có nhiều kết quả khả quan. Từ năm học 2004 – 2005

đến năm học 2009 – 2019. Các số liệu về lớp học đạt danh hiệu lớp điển
hình, lớp tiên tiến, lớp tồn diện như sau:
* Kết quả xếp loại thi đua các lớp học theo từng năm như sau:

N. học
04 - 05
14 lớp
05 - 06
14 lớp
06 - 07
19 lớp
07 - 08
20 lớp
08 - 09
20 lớp

DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC
Lớp điển hình
Lớp tiên tiến
Lớp tồn diện
T. số
Tốt
Khá
T. số
Tốt
Khá
T. số
Tốt
Khá


3

2

1

5

2

3

6

3

3

5

3

2

5

2

3


4

3

1

6

4

2

6

3

3

7

3

4

7

5

2


7

3

4

6

3

3

7

4

3

7

4

3

6

2

4


* Kết quả xếp loại công tác chủ nhiệm hàng năm của giáo viên:


Năm học

Tổng số

2004 - 2005
2005 - 2006
2006 - 2007
2007 - 2008
2008 - 2009

14
19
19
20
20

Tốt
Số lượng
%
7
50
9
47,36
11
57,89
12
60

14
70

Khá
Số lượng
7
10
8
8
6

%
50
52,64
42,11
40
30

* Năm học 2009 – 2019 : Tổ chức thi “Giáo viên chủ nhiệm giỏi ”, có
100% giáo viên dự thi (cả giáo viên bộ mơn), kết quả như sau:
STT

Số gv
tham gia

Giải A

1

24 giáo viên


4GV

KẾT QUẢ
Giải B
Giải C
6GV

6GV

Tỉ lệ

KK
-

Đạt tỉ lệ:
66,7%

4) Các nhóm giải pháp ;
* Nhóm biện pháp tổ chức lớp học:
- Sắp xếp bố trí chỗ ngồi hợp lý. (Có các đối tượng học sinh G,K,TB,
Y)
- Kiểm soát ra vào của học sinh và cả học sinh bên ngoài lớp học như ở
hành lang, sân chơi. Thúc đẩy học sinh tham gia giữ gìn môi trường học tập
lành mạnh, sạch sẽ.
- Củng cố các nội quy lớp học một cách thường xuyên. (Lớp trưởng
đọc cho cả lớp nghe một lần vào tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, ngày thứ hai)
- Dự đoán trước được các vấn đề có thể xẩy ra và điều chỉnh hợp lý, kịp
thời, tránh làm mất thời gian.
- GV kiểm sốt được các khó khăn và phản ứng hợp lý với những khó

khăn từ phía học sinh.( Đồ dùng học tập, sức khỏe, bài chưa thuộc…)
- Luôn quan sát tổng thể lớp học. (Khơng khí, ánh sáng, tư thế..)
* Nhóm biện pháp quản lý lớp học:


- GV phải ln biết học sinh đang làm gì. (Chăm học hay nói chuyên,
làm việc riêng hoặc bị mệt mỏi, ngủ gật)
- Bài tập của HS phải được thường xuyên kiểm tra và cho điểm. (Kiểm
tra tất cả các bài tập của tất cả các môn, ở lớp và ở nhà)
- Sách vở, trang thiết bị học tập phải ln có sẳn, để ở vị trí hợp lý, tiện
sử dụng, tránh va chạm làm ồn lớp.
- GV phải công bằng với HS. (Trong đối xử, trong kết quả học tập hay
là những lời khen ..)
- Cần có sự giúp đỡ đặc biệt đối với những HS đặc biệt nhưng phải
quan sát cả lớp, giảm sự chú ý của những HS xung quanh.
- Khuyến khích học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài, cần chú ý
đến đối tượng học sinh yếu.
- Tôn trọng những ý kiến của HS. (Kể cả những ý kiến chưa đúng)
- Nhạy bén trong việc áp dụng kế hoạch vào bài giảng để áp dụng phù
hợp cho đối tượng HS.
- Hài hước và khéo léo giúp HS tận hưởng bài học và giải quyết vấn đề,
Khơng phê phán nặng nề.
* Nhóm biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh:
- Tìm hiểu và xây dựng phong cách học tập mà HS yêu thích (học theo
nhóm đối tượng, nhóm ngẫu nhiên…)
- Tạo cơ hội để cho học sinh trở thành nhân tố trung tâm của quá trình
dạy học.
- Kiểm tra mức độ hiểu bài và làm bài của học sinh theo khả năng tiếp
thu.
- Nhận và trả bài năng động, vui vẻ, nhanh gọn.

- Quan tâm đến bài tập của HS ở tất cả các dạng bài làm, khuyến khích
các bài có chiều hướng tiến bộ.


- Mục tiêu của bài học phải rõ ràng và phải được đề cập đến ở phần
trước của bài học.
- Các bài học phải được vào đề một cách ngắn gọn và gây hứng thú.
Tránh dài dịng, lạc đề, khơng sát nội dung.
- Gv phải nói rõ ràng, dể hiểu, không được dùng câu lệnh, không được
áp đặt. VD: “Em phải trả lời câu hỏi trước đã …”
- Ngôn ngữ đơn giản, khúc triết và tường minh.
- Các câu hỏi ngắn gọn để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS.
- GV tránh làm chậm mức độ bài học.
- Sử dụng một loạt các biện pháp khen thưởng theo nhóm ,cá nhân cho
cả lớp xem những bài làm tốt.
* Nhóm biện pháp xây dựng lớp học trật tự:.
- Hãy đến lớp trước HS và sắp xếp chúng xếp hàng vào lớp.
- Tránh việc để HS dồn vào bàn GV... hãy giới hạn số lượng HS di
chuyển quanh lớp học vào bất cứ thời điểm nào.
- Sử dụng các bài tập viết để giữ trật tự cho HS nếu cần thiết.
- Dự đoán trước những rắc rối và giải quyết trước khi xảy ra.
- Tránh việc tỏ ra quá thân thiện với cả lớp rồi đột ngột nóng nảy và
ngược lại; thái độ phải luôn nhất quán.
- Nếu như một học sinh nhiều lần xử sự không đúng, hay cãi lại cơ
giáo, phải có biện pháp tổng hợp với học sinh này.
* Nhóm biện pháp rèn luyện phong cách, cách nói của giáo viên:
- Thuộc và gọi tên học sinh, không được phép chỉ vào học sinh và nói
“Em này đứng dậy …”
- Không được xưng “Tôi” với HS và gọi học sinh bằng “Anh, Chị”.
- Làm thí nghiệm thử trước khi thực hiện trước lớp.



- Chuẩn bị tài liệu phụ thêm để có thể sẵn sàng xử lý tình huống tốt với
những HS thơng minh hoặc chậm chạp.
- Nhìn vào học sinh khi giảng bài, khơng đứng ở bàn giáo viên khi
giảng bài, thốt ly SGK khi giảng ý, giảng từ.
- Tránh những câu hỏi tu từ như “Em có biết làm như thế là gì khơng?’
hơn là đưa ra những mệnh lệnh trực tiếp.
- Tránh nói lắp “đúng, đúng rồi”, tránh nói tiếng địa phương.
- Tránh những câu cổ vũ hô hào chung chung,VD như “Cố lên”.
- Không nên mặc cả với học sinh kiểu “Nếu như em làm tốt, cô sẽ
thưởng…” hoặc “Em không lên bảng làm bài tập cô sẽ gọi bạn khác”
- Không nên phụ thuộc vào những hành vi tốt của học sinh,VD như:
“Em sẽ tốt phải không?” hoặc “Em làm tốt nhất lớp”.
- Tránh việc chỉ nói với những học sinh xung phong phát biểu, học sinh
yếu ít được gọi.
- Giấu kín, những lời dọa nạt, VD như: “Ngày mai không đưa vở bài
tập sẽ coi chừng với cơ”.
- Bình tĩnh, tránh qt mắng, tỏ ra thân thiện, có thể tỏ ra nhẹ nhàng để
giải quyết những khúc mắc.
- Không cho phép học sinh hét to trong lớp học, khi có những hiện
tượng q khích.
* Nhóm biện pháp kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội:
- Có sự hỗ trợ tác động qua lại phương thức giao tiếp hai chiều trong
nhà trường và gia đình trong những trường hợp đặc biệt (học sinh đánh
nhau, học sinh mất dụng cụ học tập trong lớp)…
- Khen thưởng và các hình phạt thích đáng cần có sự hỗ trợ từ phía nhà
trường và phụ huynh. VD như: nói leo, ngăn cản người khác, gây mất trật



tự, không thực hiện các nhiệm vụ đựợc giao, sử dụng hành động chân tay,
gian dối, đánh nhau.
Giáo viên cần phải quan tâm đến lí do tại sao học sinh có những hành động
như vậy.
- Tránh xử sự một cách thái quá. Tránh phạt vơ đũa cả nắm, cả những
đối tượng khơng phạm lỗi.

* Các giải pháp của Hiệu phó Chuyên môn:
- Dựa vào năng lực của giáo viên để phân công công tác chủ nhiệm phù
hợp. Trong nhiều năm qua, nhà trường đã thực hiện phân công giáo viên
theo hướng chuyên sâu. Giáo viên được phân loại sở trường theo nhóm,
khối lớp 1, lớp 2 và 3; lớp 4 và lớp 5.
- Tổ chức các chuyên đề chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
- Tổ chức các cuộc thi như: Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi năng
khiếu sư phạm, …
- Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực của giáo viên:
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm.
+ Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp chủ nhiệm dựa vào nội
dung đề tài đã nêu ra.
+ Xếp loại cuối học kì, cuối năm.
+ Kiểm tra thực tế công tác của nhiệm của giáo viên.
- Sau khi kiểm tra, nhà trường luôn thực hiện công tác tư vấn cho giáo
viên thông qua các việc làm cụ thể của họ. Thông qua hội thảo trong sinh
hoạt tổ, sinh hoạt chun mơn.

* Một số tình huống đã được xử lý trong các tiết dự giờ,
thanh tra GV, thao giảng ở trường:



@ Tình huống ở lớp 3E, khi dạy phân mơn luyện từ và câu:
Khi Giải nghĩa từ, có 1 giáo viên đã nêu: gan lì là gan đến mức như trơ ra
khơng cịn biết sợ là gì? Sau đó liên hệ thực tế và chỉ một học sinh A – Em A
là gan lì nhất lớp.
Trong tình huống đó anh (chị) có ý kiến gì khơng? Vì sao?
Việc giải nghĩa từ là đúng, không nên liên hệ học sinh như thế làm ảnh
hưởng đến tâm lý học sinh và vi phạm thơng tư 32 khơng được chỉ trích học
sinh trước lớp.
@ Tình huống ở lớp 4A, khi dạy mơn Mĩ thuật:
Trong giờ Mỹ Thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ “lọ cắm hoa” cả lớp
say sưa vẽ. có một học sinh ngồi chơi không vẽ. giáo viên nhắc em vẽ đi
khơng hết giờ. Học sinh đó cắm cúi vẽ.Khi nộp bài chấm, em học sinh đó
lấy bài vẽ trước ở nhà lên chấm. một học sinh bên cạnh phát hiện và thưa
với giáo viên.
Trong tình huống đó anh (chị) xử lý như thế nào?
Đáp án: - Khen em học sinh bên cạnh đã mạnh dạn bắt lỗi.
- Nhận xét bài vẽ ở nhà của học sinh đó đẹp, trình bày tốt giúp em nhận lỗi
không thật thà khi làm bài . Khuyến khích em những bài sau
@ Tình huống ở lớp 5C, khi dạy môn Âm mhạc:
Hưởng ứng cuộc thi hát dân ca cho học sinh tiểu học anh (chị) đã tổ chức thi
hát tại lớp mình với nội dung là “Hát dân ca tự chọn” có một học sinh đã
không biết thể loại hát dân ca nên đã thể hiện một bài hát chèo. Em đã hát
rất hay và truyền cảm.
Anh (chị ) có nhận xét gì và chấm điểm như thế nào?
Đáp án: Khen bài hát chèo của em rất hay, đúng giai điệu, khen em đã thể
hiện cho cả lớp một làn điệu chèo quen thuộc của đất nước, cho HS vỗ tay.
GV cho em thi lại và chấm điểm sau khi kết thúc để khuyến khích tài năng
@ Tình huống ở lớp 2C( Trường TH Nguyễn Khuyến – TTra ngày
17/3/2019), khi dạy mơn Tốn:



Trong tiết dự giờ thanh tra toàn diện, giáo viên đang giảng bài chợt có một
học sinh bị ốm và nôn ra lớp học, các học sinh khác bịt mũi và ồ lên. Trong
tình huống đó bạn sẽ chọn cách xử lý nào ?( đang dạy tiết 3, gần giờ ra chơi)
Đáp án: Xin phép thanh tra viên dừng bài giảng, gọi gv trống tiết hoặc cán
bộ văn thư, thư viện đến giúp đỡ em học sinh và đưa đến cơ sở y tế gần
nhất. Sau đó giáo viên lấy xô nước và chổi lau nhà, lau sạch vết nôn và tiếp
tục bài giảng như khơng có chuyện gì xẩy ra.
@ Tình huống ở lớp 5B khi dạy mơn Tốn:
Trong giờ học Tốn, cơ giáo đang giảng bài chợt phát hiện học sinh A đang
vò một mãnh giấy định ném cho một bạn học sinh khác.
Gặp tình huống đó bạn làm gì?
Đáp án: Dừng bài giảng, bảo em học sinh A đưa mảnh giấy lên bàn và tiếp
tục bài giảng. Cuối tiết dạy GV tranh thủ tìm hiểu nội dung mảnh giấy. Nếu
nội dung mảnh giấy có những từ ngữ thuộc phạm trù đạo đức, thì giờ ra chơi
GV trao đổi để em HS đó nhận ra lỗi và hứa lần sau không tái phạm nữa.


@ Tình huống ở lớp 5A, khi dạy phân mơn Tập đọc :
Trong tiết dự giờ, GV đang say sưa giảng bài chợt có một phụ huynh bước
vào ngay cửa lớp và nói: “Thưa cơ giáo, tơi có việc cần gặp cơ gấp”.
Trong tình huống đó anh (chị) xử lí như thế nào?
Đáp án: GV xin phép tổ dự giờ dừng lại ít phút gặp gỡ, trao đổi với phụ
huynh. Nếu việc có liên quan đến nhà trường thì giới thiệu phụ huynh về
gặp BGH, nếu việc có liên quan đến HS ở lớp mà cần gấp thì GV sẽ giải
quyết ngay cho phụ huynh. Nếu việc có thể chờ được thì xin phép phụ
huynh được chờ và sẽ giải quyết sau khi hết tiết, sau đó xin phép tổ dự giờ
được tiếp tục bài dạy.
@ Tình huống ở lớp 3C, khi dạy phân mơn chính tả:
Trong một buổi lên lớp dạy thay cho GV nghỉ ốm, GV đang giảng bài chợt

phát hiện thấy có một học sinh A đang gối đầu lên bàn ngủ say sưa. GV
bước xuống thì có một HS khác đứng dậy và thưa “Dạ thưa cơ, bạn ấy ngày
nào cũng ngủ ạ”.
Gặp tình huống đó, GV xử lí như thế nào?
Đáp án: Nhẹ nhàng đánh thức em A dậy, khi em đã tỉnh ngủ, GV đặt một
câu hỏi trong nội dung bài học và mời một học sinh khá trả lời, sau đó mời
em A nhắc lại. Làm như vậy sẽ làm cho HS A tỉnh ngủ và giúp cho em thấy
việc học là rất cần thiết.
@ Tình huống ở lớp 2C:
Một học sinh A mới đóng tiền BHYT theo qui định. Ngày hơm sau, em bị
ốm phải đi viện, khi đến bệnh viện được thơng báo em chưa đủ điều kiện
hưởng BHYT (vì chưa có thẻ). Phụ huynh về lớp quát mắng giáo viên.
Trong tình huống đó anh (chị) giải quyết như thế nào?
Đáp án: Giáo viên dùng lời lẽ giải thích cho phụ huynh bình tĩnh trở lại. Sau
đó, giáo viên cùng với phụ huynh lên gặp BGH nhà trường đề xuất, có biện
pháp can thiệp với cơ quan BHYT, bệnh viện để học sinh đó được hưởng
BHYT theo qui định hiện hành.


C. PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài kinh nghiệm “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên chủ
nhiệm” đã được sự ủng hộ của BGH, các thầy cơ giáo trong tồn trường.
Qua nhiều năm vừa thực nghiệm, điều chỉnh, áp dụng, kết quả đạt được như
mong đợi. Đội ngũ giáo viên vững vàng hơn trong cơng tác chủ nhiệm, từ
đó hiệu quả giáo dục được ngày một nâng cao.
Đề tài là những kinh nghiệm nhỏ của tơi trong q trình tìm hiểu và vận
dụng vào công tác chỉ đạo chuyên môn. Trong q trình thực hiện và triển
khai, tơi đã tạo được niềm vui trong giao tiếp, cởi mở chân thành cùng đồng
nghiệp, tăng thêm phần hứng thú trong giảng dạy. Việc áp dụng các kinh
nghiệm khi giao tiếp, ứng xử các tình huống thường xẩy ra ở học sinh tiểu

học là một vấn đề cần thiết và cần được quan tâm. Đó cũng chính là yếu tố
quyết định thành cơng trong việc nâng cao chất lượng học tập, chất lượng
toàn diện của học sinh. Việc xây dựng và đúc rút những kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm cho giáo viên đã mang lại cho tôi những hiệu quả nhất
định trong quản lý chuyên môn tại trường học, tôi mạnh dạn đưa ra để các
bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý.
Đề tài được công nhận tại Hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm
cấp trường tháng 3 năm 2019 và được nhà trường cơng bố triển khai trong
tồn trường. Các giáo viên chủ nhiệm đón nhận tích cực và áp dụng thực
tiễn rộng rãi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, mong các bạn đồng nghiệp
nhận xét, bổ sung, và góp ý chân thành để đề tài được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.


D. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
- Đề nghị với các giáo viên tích cực áp dụng đề tài vào cơng tác chủ
nhiệm. Trong q trình thực hiện cần có nhật kí ghi chép các nội dung về ưu
điểm, tồn tại để tiếp tục bổ sung cho đề tài ngày càng hồn thiện hơn.
- Đối với nhà trường: Cần có bổ sung đánh giá ưu, khuyết điểm để đề
tài tốt hơn. Nếu được cơng nhận, nhà trường cần có biện pháp cụ thể trong
việc triển khai thực hiện để hiệu quả đề tài đi vào thực tiễn một cách tốt
nhất. Sau thời gian triển khai, cần tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung đề tài
hoàn chỉnh hơn.
EaH’Leo, ngày 30 tháng 3 năm 2019
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Minh Khai


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................



×