xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THƯ VIỆN LỚP HỌC
I. Đặt vấn đề ( lí do chọn đề tài):
Thư viện không phải đơn thuần là nơi đọc sách để giải trí mà chính là nơi
lưu trữ những điều hiểu biết của con người, nguồn tri thức vô giá, là nguồn kiến
thức vô tận của nhân loại mà ở đó mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc
đời của mình. Nhà triết học và Toán học người Đức G.V.Leibniz đã từng nói:
“Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”. Thư viện
cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với
con người. Có thể học ở các môi trường khác nhau trong xã hội, từ mọi người
xung quanh nhưng thư viện mới chính là nơi giúp chúng ta bổ sung thêm những
gì còn thiếu mà những môi trường đó chưa cung cấp hết.
Hiện tại đối với trường học nói chung, trong từng lớp học nói riêng, thư viện
được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên cứu. Nó
đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho công tác giảng dạy
của giáo viên và việc học tập của học sinh. Thư viện đã giúp học sinh tăng cường
khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Nơi ấy cũng đã góp phần tích
cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học mà hiện nay toàn ngành Giáo dục
chúng ta đang thực hiện. Đồng thời thư viện còn có tác động tích cực trong nhiều
hoạt động khác nhau của nhà trường. Thực tế hiện nay cho thấy, nơi nào thư viện
hoạt động hiệu quả thì sẽ có kết quả giáo dục tốt hơn, các phong trào mạnh hơn.
Ở trường học, thư viện là nơi học sinh được đến để đọc sách, nghiên cứu,
tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên phần lớn thời gian hoạt động các em đều ở tại lớp.
Giờ giải lao, ra chơi của các em không phải nhiều. Vì vậy để đến thư viện mượn
được sách báo, tài liệu nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình các em phải tranh thủ,
tận dụng hết mức thời gian ra chơi, đầu giờ buổi học để kịp đọc. Điều đó chưa
thật sự thuận lợi đối với học sinh, khiến các em phải vội vàng, và đôi khi đã
thành trở ngại đối với các em, nhất là một số em ít mạnh dạn. Đây cũng chính là
thực tế diễn ra ở một số trường và trường TH Vũ Hòa 2 cũng không ngoại lệ.
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
1
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
Trong hoàn cảnh này, nhất thiết tại mỗi lớp học cần phải được xây dựng một thư
viện nhỏ nhằm giải quyết nhu cầu thực tế của thầy và trò. Sách, báo, tranh ảnh,
tài liệu, cần được phân phối tới từng lớp sao cho khoa học, có kế hoạch hoạt
động sao cho phù hợp với điều kiện mỗi lớp để phục vụ nhu cầu dạy và học ngay
tại lớp.
Với những trăn trở làm sao phát huy hết khả năng của thư viện, mong muốn
để học sinh và giáo viên được thuận lợi hơn trong quá trình tham khảo, giải trí,
tra cứu, tìm kiếm học hỏi những gì có từ sách, báo, tranh ảnh và tài liệu có tại lớp
học đồng thời là giúp học sinh nâng cao ý thức tự học, tự rèn, góp phần vào việc
phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh phong trào xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tôi đã chọn viết đề tài “Xây dựng
và nâng cao chất lượng thư viện lớp học”.
II. Khảo sát thực trạng :
Từ năm học 2009-2010, theo sự điều động của cấp trên, tôi về làm nhiệm vụ
quản lý tại trường TH Vũ Hòa 2. Sau thời gian tiếp xúc, tìm hiểu về môi trường
làm việc mới, tôi đã phần nào nắm được về điều kiện thuận lợi và những khó
khăn của đơn vị. Để thực hiện đề tài, từ cuối năm học 2009-2010, tôi đã tiến hành
khảo sát một số vấn đề liên quan đến công tác thư viện, cụ thể như sau:
1. Khảo sát về nhu cầu của học sinh cuối năm học 2009-2010:
- Số lượng khảo sát: Khảo sát trên 363 học sinh;
- Phiếu khảo sát (phụ lục);
- Kết quả: Ngoài nhu cầu được đọc, được xem các loại sách, báo, tranh ảnh
chủng loại khác nhau, đã có 327 học sinh mong muốn được đọc tại lớp, chiếm tỉ
lệ 90,3% số học sinh toàn trường, có 363/363 học sinh mong muốn đọc truyện
tranh, tỉ lệ 100%, các loại khác đều trên 50%. Khi tôi trao đổi với nhiều em trong
số đó về việc đọc sách tại lớp, các em cho rằng không phải hoàn toàn không đến
thư viện để đọc sách, nhưng nếu được đọc ở lớp sẽ tiện hơn, tự nhiên hơn, vui
hơn và dễ mượn dễ trả hơn. Khi nào cần đến các loại sách nâng cao, từ điển lớn,
hay sách quý hiếm các em sẽ đến thư viện mượn đọc tại chỗ. Số còn lại 36 em
chủ yếu là học sinh lớp một, do các em còn nhỏ chưa nắm rõ nội dung khảo sát.
Nhưng với học sinh lớp một các em rất hứng thú với các sách thiên về kênh hình
hơn kênh chữ như truyện tranh, sách có nhiều hình ảnh, màu sắc.
2. Khảo sát cơ sở vật chất và kết quả bạn đọc cuối năm:
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
2
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
- Về cơ sở vật chất :
+ Về sách: Ngoài sách giáo khoa, chuyên môn nghiệp vụ, thư viện có 1753
bản sách tham khảo dành cho mọi đối tượng, 1230 bản sách thếu nhi và truyện
tranh. Tuy nhiên các đầu sách chưa được đa dạng phong phú, hạn chế về truyện
tranh.
+ Chưa có phòng đọc dành riêng cho cho giáo viên và học sinh, đơn vị còn
phải sử dụng một phần diện tích kho sách làm phòng đọc cho học sinh và phải
mượn thêm 20m
2
diện tích văn phòng dùng làm phòng đọc cho giáo viên.
+ Hệ thống tủ chưa đủ, giá, kệ tại các lớp chưa có để trưng bày và giới thiệu
sách, báo, tranh ảnh phục vụ học sinh tại lớp. Có 9 tủ bằng tôn dùng chung cho
15 lớp, chủ yếu đựng dụng cụ học tập và một số sách, vở bài tập, đồ dùng của
lớp. Thư viện trường có 2 kệ sách, chưa đủ để trưng bày, chứa sách, tranh ảnh.
+ Bàn ghế tại lớp loại 2 chỗ ngồi còn ít, không đủ để học sinh ngồi nên phải
tận dụng hết số bàn dính liền ghế 4 chỗ ngồi. Do đó khó khăn trong việc bố trí
được góc đọc cho học sinh.
- Số lượt đọc 3320/363, bình quân 9,1 lượt/học sinh.
3. Khảo ý kiến đội ngũ, một vài cán bộ quản lí trường bạn, cha mẹ học
sinh:
Qua tham khảo ý kiến của cán bộ viên chức trong đơn vị và một số cán bộ
quản lí các trường TH Võ Xu 1, Vũ Hòa 1, Mê Pu 2, tất cả đều cho rằng việc học
sinh được đọc sách tại lớp là thuận lợi, thoải mái hơn. Đọc tại lớp, giữa các em
được giao lưu trao đổi thông tin một cách tự nhiên, phong phú hơn, số lượng học
sinh tham gia đọc sẽ nhiều hơn, đồng thời cũng giảm tải bớt cho kho sách cũng
như phòng đọc trong khi điều kiện thư viện của trường chưa được đầu tư đầy đủ.
Qua họp cha mẹ học sinh giữa kì II và cuối năm học 2009 – 2010, đại diện
các lớp đều thống nhất rằng nên xây dựng thư viện lớp để thuận lợi cho học sinh
trong việc nghiên cứu, giải trí tại lớp. Tuy nhiên, có một vài ý kiến băn khoăn về
việc bảo quản, trong khi phòng học chưa đủ cho 1 lớp 1 phòng.
4. Kết luận về khảo sát:
Qua khảo sát, tôi nhận thấy rằng số lượng đọc sách của học sinh đạt ở mức
trung bình, đạt yêu cầu tối thiểu theo tiêu chí đánh giá thư viện của Bộ đưa ra. Ý
kiến của đội ngũ và của hầu hết học sinh đều cho rằng đọc sách tại lớp là hợp lí,
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
3
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
thuận lợi trong việc nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tự học và giải trí của học sinh.
Cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện tổ chức trưng bày, giới thiệu, chưa có góc đọc
rõ ràng cho học sinh đọc tại lớp. Từ khảo sát trên tôi đã rút ra những điểm thuận
lợi và khó khăn của đơn vị như sau:
- Thuận lợi: Cơ bản lượng sách của thư viện đủ đáp ứng nhu cầu bình quân
trên mỗi học sinh. Được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ viên chức, học sinh và
đông đảo cha mẹ học sinh trong đơn vị.
- Khó khăn: Điều kiện phục vụ chưa thuận lợi. Tại các lớp chưa có tủ, kệ
trưng bày, giá treo sách, tranh ảnh để học sinh nghiên cứu ngay tại lớp. Bàn ghế
không đúng chuẩn, còn phải tận dụng loại 4 chỗ ngồi, khó khăn trong việc
chuyển môi trường lớp học trở thành nơi đọc sách thuận lợi và thường xuyên cho
các em. Các đầu sách chưa được phong phú, số lượng truyện tranh còn ít so với
nhu cầu. Công tác tổ chức, bảo quản, quản lí đọc tại lớp chưa đi vào nề nếp.
Phòng đọc cuả thư viện trường chưa đủ để phục vụ. Đó là những nguyên nhân
chính, cũng là vấn đề cơ bản cần được giải quyết trong phạm vi đề tài này.
III. Nội dung và các giải pháp tiến hành:
Bản thân đã xác định, xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học là
công việc không phải một sớm một chiều có thể làm được ngay. Đó là quá trình
đầu tư xây dựng về công tác tổ chức, cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa ba môi
trường giáo dục và cả chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ, trong học sinh
cũng như cha mẹ học sinh. Vì thế, sau khi tìm hiểu tình hình của đơn vị trong
những năm trước đó và trong năm học 2009-2010, tôi đã tiến hành nghiên cứu và
triển khai thực hiện đề tài cho đến nay. Cụ thể như sau:
1. Nắm chắc thực trạng và thống nhất cách làm:
Trước hết tôi tiến hành khảo thực trạng hoạt động thư viện của đơn vị (như
phần II ). Khi nắm được thực trạng tôi lập kế hoạch cụ thể cho từng thời gian, dự
kiến nguồn kinh phí phục vụ bổ sung cơ sở vật chất, công tác tổ chức, nguồn
nhân lực và những khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai. Sau đó thông qua
Hội đồng sư phạm về thực trạng đơn vị và kế hoạch triển khai xây dựng thư viện
lớp học. Qua triển khai về kế hoạch thực hiện, về tính khả thi của đề tài, tập thể
sư phạm trường đã đóng góp nhiều ý kiến khác nhau để cùng xây dựng thư viện
cho các lớp. Toàn hội đồng đã thống nhất cao việc thực hiện đề tài và sẵn sàng
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
4
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
tham gia khi được giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó, qua đợt họp cha mẹ học sinh cuối
năm học 2009 – 2010 và đầu năm học 2010 – 2011, nhà trường và giáo viên đã
thông báo cho phụ huynh biết về kế hoạch trên. Cụ thể là việc đầu tư thêm cơ sở
vật chất, tổ chức cho học sinh đọc sách tại lớp để từ đó gia đình có sự phối hợp
tốt với nhà trường trong việc nhắc nhở, giáo dục các em có ý thức tốt trong việc
đọc, góp phần làm phong phú và bảo quản tót thư viện lớp.
2. Phối hợp với cha mẹ học sinh, huy động kinh phí bổ sung cơ sở vật
chất:
Biết được lợi ích của thư viện lớp học, theo kế hoạch xây dựng thư viện lớp
học, với sự thống nhất cao, đầu năm học 2010 – 2011, Ban đại diện cha mẹ học
sinh trường đã phát động trong toàn phụ huynh góp sức cùng nhà trường xây
dựng thư viện lớp cho các em. Kết thúc năm học trường tổng kết, đánh giá những
gì đạt được, những khó khăn nào cần tháo gỡ, thông qua cho toàn thể cha mẹ học
sinh biết. Qua đó cha mẹ học sinh bàn bạc, thống nhất và cùng nhà trường tiếp
tục thực hiện kế hoạch, duy trì cách làm cho đến hết năm học 2012-2013.
Cùng với những việc trên, trường cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ đối ứng nguồn
kinh phí từ Trung tâm Thiện chí – Phát triển cộng đồng Đức Linh. Theo đó, hằng
năm nhà trường lập kế hoạch mua bổ sung sách cho thư viện, gửi Trung tâm xem
xét về đầu sách cũng như số tiền cần đối ứng, sau đó trường tiến hành mua và
Trung tâm hỗ trợ 50% kinh phí theo hóa đơn.
Sự thành công trong việc xây dựng thư viện lớp học đến thời điểm này có sự
đóng góp nhiều về tinh thần và vật chất của cha mẹ học sinh trường cũng như sự
hỗ trợ từ Trung tâm Thiện chí. Cụ thể:
- Cuối năm học 2009-2010 và trong năm học 2010-2011, trang bị mới 15 tủ
kính nhỏ để trưng bày, giới thiệu sách, trang bị giá treo sách, kẹp đựng sách và
sửa chữa toàn bộ tủ chứa sách tại 9 phòng học; đóng bổ sung 2 kệ sách mới bằng
gỗ, 1tủ kính lớn trưng bày cho thư viện trường. Với tổng kinh phí 12.500.000
đồng, trong đó cha mẹ học sinh đóng góp 3.900.000đồng. Xin ý kiến lãnh đạo
Phòng GD – ĐT Đức Linh liên hệ các trường bạn điều chuyển 35 bộ bàn ghế 2
chỗ ngồi về trường, sau đó phân bố và sắp xếp trong các phòng học đều có xen
lẫn bàn ghế 4 chỗ ngồi với 2 chỗ ngồi. Sắp xếp bàn ghế rời cuối phòng học tạo
thành góc đọc cho học sinh.
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
5
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
Mỗi lớp 1 tủ kính lớn, bàn trưng bày tạo thành góc đọc
- Năm học 2011-2012 và 2012-2013 trang bị 15 tủ kính lớn, kích thước 1m
X 0,6m X 0,3m, kệ đựng sách kích thước 1m X 0,85m X 0,3m, bảng ghi giới
thiệu sách và các thông tin cần thiết cho các lớp, kích thước 1,2m X 1,4m. Kinh
phí 14.500.000đồng, trong đó cha mẹ học sinh đóng góp 7.150.000đồng.
Kệ gỗ trưng bày, bảng giới thiệu, góc đọc.
- Bổ sung nguồn sách: Thông qua khảo sát, theo dõi về nhu cầu sử dụng của
học sinh, trường đã bổ sung thêm nguồn sách phục cho học sinh, trong đó phần
lớn là truyện tranh, qua 3 năm học với tổng kinh phí là 11.298.000đồng, cụ thể:
+ Năm học 2010-2011:
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
6
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
* Kinh phí mua sách: 1.954.000đồng, trong đó nguồn từ Trung tâm
Thiện chí Đức Linh 900.000đồng
* Tổng số sách phục vụ học sinh cuối năm là 3283 bản
+ Năm học 2011-2012:
* Kinh phí mua sách: 4.726.000đồng, trong đó nguồn từ Trung tâm
Thiện chí Đức Linh 850.000đồng
* Tổng số sách phục vụ học sinh cuối năm là 3330 bản
+ Năm học 2012-2013:
* Kinh phí mua sách: 4.618.000đồng, trong đó nguồn từ Trung tâm
Thiện chí Đức Linh 870.000đồng
* Tổng số sách phục vụ học sinh cuối năm là 3812 bản
Tổng kết qua 3 năm: kinh phí đầu tư trong 3 năm: 38.298.000đồng, trong đó
cha mẹ học sinh đóng góp 10.050.000đồng, Trung tâm Thiện chí Đức Linh hỗ
trợ 2.620.000đồng.
3. Phát động ủng hộ sách:
Ngoài các nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh, nguồn đối ứng của Trung
tâm Thiện chí, hằng năm trường đã phát động phong trào “Góp một quyển sách
để được đọc nhiều sách” trong cán bộ viên chức và học sinh toàn đơn vị nhằm
ủng hộ bổ sung thêm cho thư viện các lớp. Kết quả qua ba năm với số lượng ủng
hộ 220 quyển. Trong đó cán bộ viên chức đóng góp 78 bản sách các loại khác
nhau. Để duy trì phong trào này, trường cũng đã đưa vào tiêu chí thi đua nhằm
khuyến khích động viên mọi người hăng hái hơn trong việc góp sách.
4. Sắp xếp, bài trí:
Việc sắp xếp, bài trí hợp lí sẽ làm cho thư viện lớp tăng thêm vẻ mĩ quan,
gọn gàng, đẹp mắt thu hút được học sinh đến với thư viện lớp nhiều hơn. Từ đó
sẽ phát huy được tác dụng của thư viện. Thư viện lớp học không to lớn như thư
viện của trường, chỉ đơn giản là một giá sách, một tủ đựng, bàn để bày sách,
thùng nhựa, hòm gỗ gọi là nơi để sách và trưng bày sách nhằm đảm bảo cho tất
cả các em tiếp cận với sách một cách thuận lợi nhất. Thư viện được đặt ở cuối lớp
học, không quá cao, không quá thấp, phù hợp với tầm với của học sinh.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự sắp xếp các loại sách, báo,
tranh ảnh trong thư viện lớp, phân loại theo từng lĩnh vực để tiện cho việc sử
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
7
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
dụng và quản lí. Tủ sách, giá sách, thùng đựng sách được bài trí đẹp, có dán
nhãn, ghi tên các loại sách có trong ngăn, giá hoặc thùng. Chữ trên nhãn được ghi
to, rõ ràng, dễ đọc. Phân loại chủ đề sách theo màu sắc để dễ nhận biết bằng cách
dán mã màu trên ngăn, giá hoặc thùng và gáy sách. Ví dụ, các loại sách, tài liệu
tham khảo môn Tiếng Việt – dán nhãn màu xanh; sách, tài liệu tham khảo môn
Khoa học – dán nhãn màu tím; sách, tài liệu tham khảo môn Toán – dán màu
vàng; các loại truyện tranh – dán nhãn màu hồng, v.v.
5. Đẩy mạnh công tác giới thiệu:
- Giới thiệu qua bảng tin của lớp: Bảng tin của lớp đươc trình bày với nhiều
mục, mỗi mục là một thông tin khác nhau như về kết quả thi đua trong tuần, các
sản phẩm học tập trong tuần, góc sáng tạo, gương người tốt việc tốt, Nhưng
trên bảng tin luôn để lại một phần làm phần giới thiệu sách, báo mới, tranh ảnh,
liên quan đến chủ điểm trong thời gian của một tháng, một tuần cụ thể nào đó. Ví
dụ, trong tháng 4 thì có chủ điểm lớn là Chào mừng ngày ngày Miền Nam hoàn
toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngày giải phóng Bình Thuận 19/4, tổ thư
viện trường tranh thủ giới thiệu sách liên quan tới chủ điểm ngay từ những ngày
đầu tháng. Sau đó Ban thư viện lớp liên hệ với thư viện trường để tìm đọc trước
sách, báo, tranh ảnh về truyền thống cách mạng, về những nét đẹp, văn hóa,
của quê hương Bình Thuận, Đức Linh, về đất nước liên quan tới chủ điểm, mượn
về lớp xếp lên ngăn, tủ, sau đó trích nội dung và tên sách viết vào tờ giấy A4,
đính trực tiếp lên bảng tin của lớp và giới thiệu với lớp ngay trong đầu giờ buổi
học để cả lớp cùng biết tìm đọc.
- Giới thiệu qua phát thanh măng non:
Hằng tuần tổ thư viện mà trong đó chủ yếu là nhân viên thư viện và giáo
viên tự phân công, luân phiên có nhiệm vụ nghiên cứu trước nội dung sách báo
mới, sách báo cần giới thiệu, biên soạn nội dung. Sau đó giao cho học sinh thuộc
tổ thư viện đọc trước cho nhuần nhuyễn. Nhân viên thư viện phối hợp với tổng
phụ trách Đội làm công tác phát tuyên truyền vào sáng thứ hai hằng tuần. Vào
buổi sáng thứ hai, học sinh tổ thư viện lên phát thanh. Bên cạnh đó trong giờ ra
chơi tổ chức phát thanh lại nhằm giúp toàn trường nắm được thông tin về sách
báo.
- Giới thiệu qua buổi chào cờ đầu tuần:
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
8
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
Trong buổi chào cờ đầu tuần, tổ thư viện có trách nhiệm giới thiệu sách theo
chủ điểm trong tuần, sách mới nhằm thu hút sự chú ý, tò mò, khơi dậy lòng mong
muốn khám phá, giúp toàn trường kịp thời nắm nội dung để tìm đọc.
Mỗi tuần một quyển sách.
- Giới thiệu qua bảng thông tin của thư viện trường:
Giới thiệu sách, báo, tranh ảnh qua bảng thông tin của thư viện trường là
việc làm thường xuyên, kịp thời của nhân viên thư viện. Từ đó tổ thư viện nắm
bắt để giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi đến các lớp, toàn trường. Ban thư viện các
lớp đến để tìm hiểu mượn sách, báo, tranh ảnh về cho thư viện lớp mình hoạt
động.
- Giới thiệu bằng trình chiếu qua Powerpoit:
Đây là việc làm thu hút được nhiều sự chú ý của bạn đọc. Mỗi học kì nhân
viên thư viện và tổ thư viện phối hợp soạn bài trên Powerpoit. Nội dung trình
chiếu chủ yếu là trích tranh ảnh từ truyện tranh và các đầu sách ít được chú ý đọc.
Tác động bằng hình ảnh như thế sẽ có sức thu hút mạnh hơn, nhất là các đầu sách
ít được đọc như các tác phẩm văn học, truyện ngắn.
- Giới thiệu qua bảng tin của trường:
Bảng tin của trường được đặt ở khu trung tâm nhất, thuận lợi nhất cho việc
đi lại, chỉ cần thoáng qua học sinh đã thấy dược bản tin nhằm giúp các em nắm
bắt được các thông tin như kết quả hoạt động của trường, thi đua của từng khối
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
9
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
lớp, v.v. Trên bảng luôn
dành một phần để thông
tin về thư viện. Nhân
viên thư viện đánh máy
các thông tin về sách báo
cần giới thiệu (cỡ chữ
lớn) và đính vào bảng tin
để toàn trường có thể
quan sát dễ dàng, từ đó
tìm đọc tại thư viện lớp,
thư viện trường và cũng
là để ban thư viện lớp
biết liên hệ tìm mượn
cho lớp.
Giới thiệu sách trên bảng tin trường
6. Trang trí thư viện lớp, thu hút bạn đọc:
Trang trí thư viện
lớp học không khó, đơn
giản chỉ là một chậu cây
tươi, một vài lọ hoa nhựa,
hoa giấy, hoa dây, việc
sắp xếp gọn gàng, thuận
lợi. Trang trí thư viện lớp
góp phần làm cho môi
trường học tập thân thiện
hơn. Môi trường giáo dục
tốt sẽ là nơi học sinh phát
triển nhân cách tốt. Trong
bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp học sinh
hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Trang trí cho thư
viện lớp học chính là giúp học sinh gắn bó với lớp, coi lớp học như ngôi nhà
chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em sẽ thấy được mỗi ngày đến trường,
đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với
ngôi nhà chung đó. Vì thế sẽ có tác dụng giúp các em tích cực hơn trong việc đọc
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
10
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
sách. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác thư viện nói chung, thư viện
lớp học nói riêng.
Ngoài các tranh ảnh, bản đồ theo qui định, trong năm học 2012-2013, mỗi
lớp được bổ sung một sơ đồ về nhà ở trong địa phương. Sơ đồ là sự mô tả đơn
giản về cộng đồng địa phương. Trong đó bao gồm hệ thống đường đi lối lại, các
khu trung tâm như trường học, trạm y tế, ủy ban nhân dân, Và quan trọng nhất
là qua sơ đồ học sinh biết đươc vị trí nhà mình, các ngôi nhà của các bạn trong
lớp, nơi mà các gia đình học sinh trong lớp đang sinh sống. Khi tham gia giao
thông, liên lạc học sinh tự tin và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nhà bạn cũng
như xác định được đâu là vị trí an toàn, đâu là nơi nguy hiểm để phòng tránh.
Qua việc hằng ngày cùng nhau quan sát sơ đồ, sẽ giúp các em có sự gần gũi, đoàn
kết gắn bó hơn. Đó cũng là tác dụng hỗ trợ cho việc đọc sách có hiệu quả hơn.
Sơ đồ các tuyến đường trong xã Vũ Hòa.
7. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm:
Phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đó là yếu tố quyết định sự
thành công trong công tác tổ chức của từng lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người
giúp học sinh thành lập ban thư viện lớp học, thiết lập các loại hồ sơ tự theo dõi
mượn, trả trong lớp và chỉ đạo lớp hoạt động. Chẳng hạn đối với lớp một, học
sinh còn nhỏ, do đó giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh theo dõi mượn, trả trong
lớp, nhận và giao trả cho nhân viên thư viện, đồng thời hướng dẫn ban thư viện
lớp làm quen với công việc này để khi lên các lớp trên các em có thể tự làm tốt
hơn. Đối với các lớp hai, ba, bốn, năm giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn ban thư
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
11
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
viện lớp học cách thức làm việc, theo dõi cách làm của các em để góp ý giúp các
em làm tốt công việc quản lí của ban. Chẳng hạn như lập hồ sơ và hướng dẫn học
sinh cách theo dõi mượn, trả trong lớp, nhận và giao trả cho nhân viên thư viện,
cách trang trí, bài trí thư viện lớp học, theo dõi thi đua, v.v. Giáo viên chủ nhiệm
như một người cố vấn cho các em về công tác tự quản trong đó có công tác thư
viện, giúp các em biết phân bố thời gian đọc sách hợp lí nhất, biết trao đổi với
nhau những thông tin hay về sách.
Giáo viên chủ nhiệm không đọc sách thay cho học sinh mà là hướng dẫn, gợi
mở, đặt vấn đề, giao việc cho học sinh tìm hướng giải quyết các vấn đề từ sách,
khe ngợi động viên kịp thời những học sinh biết cách đọc. Sinh thời, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã từng là nhà giáo và đã có câu nói có giá trị để đời “Người
giáo viên giỏi là không chỉ dạy cho học sinh điều hay mà quan trọng hơn là phải
biết hướng dẫn học sinh đọc những quyển sách tốt”.
Hằng tuần, tháng giáo viên có sự kiểm tra đánh giá chất lượng, số lượng đọc,
giữ gìn sách. Qua đó giáo dục các em nâng cao ý thức đọc sách, yêu quý sách biết
bảo vệ và giữ gìn sách nhằm sử dụng lâu dài. Các em cùng với lớp chịu trách
nhiệm về sự mất mát, hư hỏng bất thường về sách đã mượn.
8. Nhiệm vụ ban thư viện lớp học:
Ban thư viện lớp học có nhiệm cùng lớp xây dựng nội quy của thư viện lớp
mình và tự quản lí. Ban này tự phân công việc nhận sách, báo, tài liệu, tranh ảnh
từ thư viện trường về lớp trưng bày, giới thiệu, theo dõi bạn đọc trong lớp chấm
điểm thi đua. Sau mỗi đợt lại trả sách về thư viện trường hoặc luân chuyển sang
lớp khác, phát huy vòng quay của sách theo kế hoạch của tổ thư viện trường. Cụ
thể:
+ Hàng tuần, tháng mỗi lớp có sự sơ kết phong trào đọc sách, xếp thi đua
cá nhân, tổ.
+ Tổ chức thi kể chuyện trong lớp sau mỗi chủ đề từng tháng, thi kể
chuyện về Bác Hồ, kể chuyện em ưa thích, thông qua đó lập đội tuyển của lớp
tham gia thi cấp trường.
+ Theo dõi hướng dẫn các bạn trong lớp, sau khi dùng xong, trả sách về
ngăn, giá, hoặc thùng theo đúng qui định, tránh để thất lạc, làm hỏng sách báo.
+ Khi mượn sách báo, ban thư viện lớp học yêu cầu các bạn tự ghi vào sổ
theo dõi mượn, mỗi em ít nhất 1 trang, theo mẫu sau:
Họ và tên học sinh:
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
12
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
STT Tên sách, báo Ngày mượn Kí tên Ngày trả Kí tên
Sau khi mượn xong, học sinh cũng tự ghi vào sổ ngày trả, kí tên và để
sách đúng vào vị trí trên ngăn, giá hoặc thùng theo quy định.
9. Tổ chức thi đua:
Thực hiện tốt công tác thi đua sẽ là “liều thuốc” kích thích sự thi đua tích
cực giữa học sinh với học sinh và giữa các lớp. Vì thế toàn trường đã thống nhất
đưa hoạt động thư viện lớp học vào tiêu chí thi đua hằng năm trong công tác thư
viện của toàn trường.
Đầu mỗi năm học, nhân viên thư viện nhà trường và tổ thư viện phối hợp
cùng tổng phụ trách Đội, chuyên môn trường phát động phong trào thi đua đọc
sách và sẽ tổ chức thi theo từng chủ điểm. Ví dụ, 15/10 thì tổ chức thi “Vui đọc
sách”, 19/5 thì tổ chức Hội thi “Kể chuyện Bác Hồ”,v.v. Từ đó các lớp tích cực
đọc sách, tích lũy thêm vốn kiến thức hiểu biết của mình, chuẩn bị cho mỗi đợt
thi đua kể chuyện theo sách hoặc hội thi vui đọc sách.
Trong mỗi đợt tổ chức thi, trường thành lập ban tổ chức để lên kế hoạch thực
hiện như nội dung, đối tượng, thời gian tổ chức, kinh phí, lập ban giám khảo
chấm thi. Học sinh và cán bộ viên chức toàn trường, đại diện cha mẹ học sinh
cùng về dự đầy đủ. Sau mỗi đợt thi, ban giám khảo tuyên bố kết quả tại chỗ, khen
thưởng, phát quà động viên các lớp kịp thời.
Toàn trường và cha mẹ học sinh có mặt trong Hội thi Vui đọc sách.
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
13
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
10. Phát huy năng lực nhân viên thư viện và tổ thư viện:
+ Tìm hiểu sở thích của học sinh để điều chỉnh, bổ sung:
Trong quá trình thực hiện, đến cuối tuần, cuối học kì I từng năm học, thông
qua số liệu thống kê, sổ theo dõi từ các lớp, nhân viên thư viện phối hợp giáo
viên chủ nhiệm, ban thư viện lớp, tổ thư viện để nắm bắt sở thích của học sinh,
các em đến với thư viện lớp với số lượng nhiều hay ít, với mục đích gì là chủ yếu,
đặc điểm tâm lí học sinh theo từng lứa tuổi, từng khối lớp. Qua đó biết được học
sinh thường đọc những loại sách nào nhiều, những sách nào các em cho là hay
mà thường thích đọc. Từ đó giới thiệu nhân rộng sách hay để nhiều lớp biết tìm
đọc đồng thời nhà trường căn cứ vào đó để xem xét và có kế hoạch bổ sung hợp lí
theo điều kiện của đơn vị, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, tâm sinh lý của học
sinh.
+ Cho mượn, thu hồi, tổ chức các đợt thi đua dưới nhiều hình thức như kể
chuyện, viết tóm tắt lại nội dung chuyện (đối với lớp 4,5); phối hợp với chuyên
môn trường, tổng phụ trách đội tổ chức các đợt thi đua như “ Vui đọc sách” dịp
15/10, 26/3, tổ chức kể chuyện theo sách, kể chuyện Bác Hồ, theo dõi đề nghị
trường khen thưởng.
+ Kiểm tra, theo dõi số liệu đọc sách từng lớp. Thông qua các buổi phát
thanh măng non, bảng tin của trường động viên, tuyên dương kịp thời. Cuối kì,
cuối năm sơ kết, tổng kết thi đua trong công tác thư viện của toàn trường, đưa
vào xét thi đua từng lớp, cá nhân xuất sắc.
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
14
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
+ Cung cấp các loại sách báo thông thường đến từng lớp, theo dõi luân
chuyển các đầu sách khác nhau đến từng lớp cho hợp lí, tránh trùng lặp nhiều.
Đối với một số đầu sách tham khảo quý, hạn chế về số lượng thì không giao về
cho các lớp mà để tại thư viện, khi có nhu cầu các em đến đó mượn đọc.
+ Ngoài việc giới thiệu sách trên bảng thư viện trường, nhân viên thư viện
cùng với các thành viên tổ thư viện thay nhau giới thiệu sách, thông qua chào cờ
đầu tuần, phát thanh Măng non, thường xuyên giới thiệu sách mới, sách theo chủ
điểm, khơi dậy sự hứng thú tò mò cho bạn đọc để các lớp kịp thời liên hệ mượn
bổ sung thêm cho thư viện lớp mình. Nhân viên thư viện là người chủ động việc
tổ chức họp tổ thư viện, bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viên cho các thành viên tổ.
IV. Kết quả và khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiễn:
1. Kết quả:
- Số liệu thực hiện năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 và so sánh
với năm học 2009-2010.
Năm học Sĩ số Số lượt Bình quân Tỉ lệ so với
2009-2010
2009-2010 363 3320 9,1 100% Giai đoạn khảo sát
2010-2011 328 3685 11,2 123,0% Tăng 23%
2011-2012 323 3890 12 131,8% Tăng 31,8%
2012-2013 319 3926 12,3 135,2% Tăng 35,2%
- Nhận xét:
Với việc trang bị thêm về cở vật chất và cung cấp sách, báo, tài liệu ngay tại
lớp, qua hoạt động của thư viện lớp học, số lượt bạn đọc đã tăng lên rõ rệt qua
từng năm, nâng cao chất lượng, đa dạng hơn trong hoạt động của công tác thư
viện.
Qua quá trình cùng nhau thực hiện công việc chung, giúp các em rèn luyện
được nhiều kĩ năng sống như sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm đối với tập thể,
đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và tính tự quản rất cao. Giúp các em nâng cao được ý
thức bảo vệ của công, biết giữ gìn, quý trọng sách báo, phát huy được tính đa
dạng trong học tập của học sinh. Các em hăng hái hơn khi tham gia các hoạt động
ngoài giờ, các phong trào mũi nhọn như viết chữ đẹp, giải toán, tiếng Anh và các
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
15
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
cuộc thi khác qua mạng Internet, số học sinh giỏi, tiên tiến ba năm liền đều đạt
70% trở lên, số học sinh lên lớp từ khối 2 đến khối 5 đạt luôn 100%.
Rèn cho học sinh thói quen và cách đọc sách, nâng cao khả năng tự học, có ý
thức và kỹ năng học tập suốt đời, biết trao đổi, chia sẻ các thông tin thu được qua
đọc sách, tự tin hơn trong cuộc sống. Giúp các em trau dồi, phát triển các kĩ năng
sử dụng ngôn ngữ như nói, viết và phát triển vốn từ ngữ phong phú hơn. Từ đó
góp phần rèn luyện kĩ năng sống, có tinh thần trách nhiệm về việc học của bản
thân, với mọi người xung quanh, phát triển nhân cách và tư duy cho các em một
cách có hệ thống, tự tin thoải mái khi đọc tại lớp. Giáo viên cũng thuận lợi hơn
trong việc sử dụng các tài liệu, sách báo, tranh ảnh ngay tại lớp để vận dụng kịp
thời vào bài giảng. Thư viện lớp học góp phần không nhỏ trong việc giúp nâng
cao chất lượng dạy và học, góp phần lớn trong việc xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực.
Giờ đọc sách ngay tại lớp học – vai trò kép của lớp học.
Qua thực hiện đề tài, lớp học đóng vai trò kép, đã trở thành phòng đọc tại
chỗ cho học sinh, khắc phục một phần hạn chế về cơ sở vật chất trong công tác
thư viện đã góp phần lớn giúp trường đạt trường tiến tiến và tiên tiến xuất sắc
trong các năm qua.
2. Khả năng phổ biến:
- Như đã đặt vấn đề ở phần I, vai trò thư viện nói chung, thư viện lớp học nói
riêng là hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nó
mang tính lâu dài, bền bỉ. Do vậy việc đầu tư, vận dụng giải pháp là khả thi.
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
16
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
- Đối với đơn vị, tiếp tục rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung thực hiện giải
pháp trong những năm tiếp theo.
- Đối với các đơn vị bạn:
+ Hiện nay Nhà nước đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
cho giáo dục, tuy nhiên đó là quá trình lâu dài. Thực tế vẫn còn không ít trường
học thư viện chưa thật sự được đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất như kho sách,
kệ trưng bày, phòng đọc còn chật hẹp, do vậy có thể vận dụng đề tài này để nâng
cao chất lượng hoạt động thư viện nói chung và thư viện lớp hoc nói riêng. Tùy
theo điều kiện từng đơn vị, nhất là về khả năng tài chính mà vận dụng thực hiện
giải pháp. Nếu không thực hiện toàn bộ, một lần được thì có thể thực hiện mỗi
năm một phần trong các khối lớp.
+ Nếu là một đơn vị trường đã đạt chuẩn quốc gia thì việc xây dựng thư
viện lớp học hoặc góc thư viện cũng rất thiết thực, tiện lợi, phục vụ học sinh
phong phú đa dạng hơn.
+ Dễ thực hiện, không phải cầu kì, tùy đặc điểm mỗi đơn vị mà vận dụng
cho phù hợp.Vì đơn giản thư viện lớp học là một kệ sách, một tủ sách có thể bằng
gỗ, bằng kính, bằng kim loại, là thùng nhựa, hòm gỗ, Lượng sách được huy
động từ nhiều nguồn khác nhau, bổ sung qua hằng năm chắc chắn sẽ phong phú,
dồi dào.
V. Bài học kinh nghiệm và đề xuất:
- Để thực hiện giải pháp này, cần có sự đồng tình và quyết tâm cao của đội
ngũ trong đơn vị. Đòi hỏi người đứng đầu cần có kế hoạch, qui trình làm việc cụ
thể, phối hợp tốt với cha mẹ học sinh, tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và
các nhà hảo tâm. Sử dụng các nguồn kinh phí đó một cách hợp lí. Mọi việc phải
công khai minh bạch trước tập thể và cha mẹ học sinh.
- Trong quá trình thực hiện cần phát huy tốt vai trò chủ đạo của giáo viên,
tôn trọng sự sáng tạo, ý kiến đóng góp của từng cá nhân. Giáo viên chủ nhiệm
phát huy tốt vai trò của ban thư viện lớp và cần lắng nghe ý kiến các em. Như thế
sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, chất lượng công việc sẽ ngày một tốt hơn.
- Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên
công khai, công bằng. Việc khen ngợi, phê bình cần kịp thời, đúng mức nhằm
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
17
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
động viên khích lệ tinh thần, hạn chế những thiếu sót để công việc có chất lượng
hơn.
- Đối với các đơn vị chưa đủ phòng học, còn phải dùng chung cho hai lớp
một phòng thì cần có sự thống nhất quy định chung thật chặt chẽ về sử dụng, về
bài trí, bảo quản cũng như sự đóng góp xây dựng chung cho thư viện lớp.
Xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học là giải pháp mà tôi đã
triển khai thực hiện tại đơn vị mình kể từ cuối năm học 2009-2010 đến nay. Giải
pháp đã đem lại những lợi ích nhất định cho học sinh và giáo viên trong đơn vị.
Những thành công bước đầu trong công tác thư viện nói chung đã đóng góp một
phần vào thành tích chung của nhà trường. Tuy nhiên do quá trình thực hiện cũng
còn một số khó khăn nhất định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên vẫn chưa thể
trọn vẹn mà chắc chắn sẽ còn những khiếm khuyết. Việc trình bày cũng còn
những hạn chế, rất mong được sự góp ý của Hội đồng Khoa học các cấp để bản
thân rút kinh nghiệm thực hiện đề tài tốt hơn.
Chân thành cảm ơn!
Người viết
NGUYỄN HỮU QUYỀN
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
18
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
DUYỆT CỦA HĐKH TRƯỜNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
DUYỆT CỦA HĐKH HUYỆN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
DUYỆT CỦA HĐKH TỈNH
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
19
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học
20