Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) biện pháp sửa lỗi phát âm LN cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 16 trang )

Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Lê Thị Hường
- Ngày tháng năm sinh: 17/06/1991 - Nữ
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Gia Khánh A
- Chức danh: Giáo viên tiểu học
- Trình độ chun mơn: ĐHTH
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
c) Tên sáng kiến: “Biện pháp sửa lỗi phát âm L/N cho học sinh lớp 1"
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
+ Môn Tiếng Việt lớp Giáo dục Công nghệ lớp 1.
+ Học sinh khối 1 trường tiểu học Gia Khánh A.
+ Đội ngũ giáo viên khối 1 trong nhà trường.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ, là phương tiện
quan trọng nhất, là chìa khóa cho học sinh học tốt các mơn khoa học khác.
Thông qua việc học môn Tiếng Việt, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ
giản về xã hội, tự nhiên con người, về văn hóa, bồi dưỡng tình yêu và giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt, rèn luyện thao tác tư duy, hình thành nhân cách
con người Việt Nam. Điểm mới nổi bật khác với mục tiêu của môn Tiếng Việt
1


trước đây là học sinh học và biết sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp,
qua đó rèn luyện được thao tác tư duy. Tiếng Việt là chữ ghi âm, mỗi chữ chỉ
có một cách phát âm. Trong trường tiểu học, phát âm đúng Tiếng Việt là yêu


cầu cấp thiết hàng đầu. Điều này có ảnh hưởng và liên quan đến việc dạy kiến
thức sau này.
Một vấn đề đặt ra là: Chữ viết phân biệt trong hệ thống ngữ âm chuẩn
nhưng cách đọc của học sinh lại thể hiện ngữ âm của địa phương mình. Trong
quá trình dạy tập đọc, giáo viên phải so sánh, phải phân biệt để giúp học sinh
đọc đúng. "Đọc đúng" nghĩa là phát âm thể hiện đúng theo hệ thống ngữ âm
chuẩn, đọc đúng chính âm, đọc chuẩn xác âm vị.
Qua nhiều năm giảng dạy kết hợp với việc điều tra thực tế tại trường và
địa phương, tôi nhận thấy rằng lỗi phát âm của các em sai tập trung nhiều nhất
ở lớp 1; 2 và thậm chí cả ở lớp 3; 4; 5 vào âm L/N. Đặc biệt là đối tượng học
sinh lớp 1. Các em mới từ lớp mẫu giáo lên, việc học Tiếng Việt của các em
mới ở giai đoạn bắt đầu nhận biết mặt chữ, ghép âm, vần và làm quen với văn
bản nghệ thuật rất ngắn. Lớp 2 trở đi, yêu cầu đối với các em học sinh là phải
đọc lưu loát, diễn cảm và đúng các văn bản nghệ thuật. Chính vì vậy việc
luyện cho các em đọc đúng, phát âm đúng gặp rất nhiều khó khăn đối với giáo
viên, đặc biệt là phát âm đúng L/N đối với học sinh ở địa phương mà người
dân phạm phải lỗi sai phát âm này rất phổ biến. Trong quá trình giảng dạy trên
lớp, nghiên cứu thực trạng việc phát âm của học sinh, tôi nhận thấy: Nhiều học
sinh phát âm và nói sai rất nhiều ở các tiếng có âm đầu là L/N do ảnh hưởng
của việc phát âm theo tiếng địa phương; do trong quá trình dạy học và giao
tiếp với học sinh, giáo viên chưa chú trọng sửa chữa và uấn nắn kịp thời. Học
sinh chưa ý thức được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt nên thường nói
một cách tự do tuỳ hứng. Mặt khác, trong quá trình dạy học, giáo viên chưa
thực sự chú trọng đến việc sửa chữa lỗi sai của học sinh. Có chăng mới chỉ
quan tâm sửa lỗi trong giờ học, ngồi giờ học thì để cho học sinh phát âm một
cách tuỳ tiện và không thường xuyên uấn nắn nên t ừ chỗ phát âm không đúng
L/N dẫn đến viết sai và hiểu sai nghĩa của từ trong văn cảnh.
2



Hơn thế nữa, cha mẹ và người thân trong gia đình cỏc em cũng nói
ngọng, phát âm thiếu chuẩn xác do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương nên
họ thường không quan tâm đến việc phát âm chuẩn hay không chuẩn của con
em mình. và đây là mơi trường giáo dục quan trọng để nhà trường phối kết hợp
giáo dục học sinh. Qua tỡm hiểu tụi được biết, phần đông dân số sống trên địa
bàn nói và phát âm khơng chính xác những tiếng có phụ âm L/N. Nói chính
xác hơn cả làng nói ngọng. Họ coi đây là ngữ âm riêng của địa phương mình
và thường khơng có sự chú trọng sửa sai khi nói hoặc viết.
Trước thực trạng trên,tôi thiết nghĩ việc "sửa lỗi phát âm L/N cho HS
tiểu học nhất là học sinh lớp 1” là điều cấp thiết cần làm ngay từ những buổi
học đầu tiên các em đến trường và tiếp cận với ngôn ngữ đọc. Để giúp các em
phát âm một cách chính xác, đảm bảo sự trong sáng của Tiếng Việt, tôi chọn
vấn đề
" Biện pháp sửa lỗi phát âm L/N cho học sinh lớp 1"để nghiên cứu.
Nội dung chính của sáng kiến là đi tìm hiểu thực trạng việc phát âm sai
âm L/N của HS lớp 1, các yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra biện pháp hướng dẫn
HS phát âm chuẩn âm L/N trong ngơn ngữ tiếng Việt góp phần làm cho tiếng
Việt của chúng ta ngày càng phong phú. Để thực hiện sáng kiến tôi tiến hành
vận dụng các giải pháp sau đây:
1. Biện pháp của giáo viên trong các giờ học
Giáo viên phải tự rèn luyện phát âm chuẩn để làm mẫu cho học
sinh. Trên lớp, cô luôn được coi là thần tượng của trị, trị có thể bắt chước Cơ
từ cách nói, ngữ điệu, cử chỉ, nét chữ, tính cách. Các em thậm trí như một
trang giấy trắng được cơ tơ điểm hàng ngày để hình thành nhân cách sống. Vậy
mọi lời nói, cử chỉ, điệu bộ, cách phát âm của Cô ở mọi nơi, mọi lúc, trong tất
cả các hoạt động phải là chuẩn mực để trò làm theo.
Bên cạnh đó, giáo viên phải thường xuyên quan sát, phát hiện cách phát
âm sai của các em trong lớp qua khâu giảng bài, luyện đọc, qua giao tiếp với
học sinh, qua tìm hiểu mơi trường và hồn cảnh sống của các em. Từ đó tiến
hành phân loại học sinh theo nhóm, lập danh sách và xây dựng kế hoạch rèn

cách phát âm cho học sinh. Giáo viên có thể tổ chức phân chia học sinh theo
3


nhóm, theo cặp, sắp xếp các em phát âm chuẩn ngồi kèm các em phát âm chưa
chuẩn để tổ chức các hoạt động học tập đạt hiệu quả.
2.Biện pháp tiến hành trong giờ tập đọc để phân biệt cách phát âm
L/N:
Đây là công việc quan trọng nhất trong khâu sửa lỗi để giúp học sinh
nắm chính xác cách phát âm chuẩn L/N.
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách phát âm, đọc đúng bằng phương
pháp phát âm mẫu và phân tách bộ phận cấu âm đối với 2 phụ âm L/N cụ thể
như sau:
+ Hướng dẫn với "e lờ" (L) phụ âm vang lên đầu lưỡi, răng xuất hiện
trong mọi âm tiết.
+ Với "en lờ" (N) phụ âm vang mũi, lợi và đầu lưỡi xuất hiện trong mọi
âm tiết.
Khi cá nhân đọc bài: Giáo viên thường tổ chức cho các em đọc nối tiếp
với nhau, đọc từng từ, từng câu, từng đoạn, do đó học sinh cựng cụ có thể phát
hiện nhận xét cách phát âm (hay lẫn) của các bạn, giáo viên viết tiếng học sinh
phát âm sai lên bảng và tiến hành sửa sai cho cỏc em.
- Giáo viên cho những em học sinh phát âm chưa chuẩn phát âm lại, cả
lớp cùng nghe và nhận xét xem bạn đọc đúng chưa.
- Phát động phong trào thi đua nói đúng, khơng ngọng ở trong lớp để tạo
điều kiện cho HS có cơ hội tập phát âm đúng.
a) Với âm (L): Cả lớp cùng dùng tay bịt mũi sau đó đọc âm L, nếu thấy
âm thanh phát ra bình thường không bị cản ở mũi là được. Nếu âm bị cản tức
là đọc ngọng, như vậy sẽ giúp học sinh nắm chắc cách tự sửa.
Tạo cơ hội học sinh đọc theo bàn, theo nhóm và tự sửa cho nhau.
Tìm tất cả các tiếng, từ có phụ âm đầu L trong tiếng khoá, từ khoá, một

câu, một đoạn ngắn và đọc lên thành tiếng.
b) Với âm (N): cả lớp đọc âm N, nếu âm bị cản ở mũi là đúng, nếu thấy
âm thanh phát ra bình thường khơng bị cản ở mũi là đọc sai, như vậy sẽ giúp
học sinh nắm chắc cách tự sửa.
4


3. Biện pháp tiến hành quan sỏt trợ giỳp ngoài giờ học.
- Thông qua giờ truy bài: giáo viên ra các bài tập có dạng một mẩu
chuyện nhỏ vui nhộn để HS đọc và dễ nhớ:
Ví dụ: Một con qụa khát nước: “Nó tìm thấy một cái lọ có nước, song
nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó khơng thị mỏ vào uống được ”.
+ Các nhóm thi đua nhau đọc đúng, cùng phát hiện bạn đọc sai, giáo
viên sửa lỗi cho học sinh sau phần thi đọc.
+ Giáo viên lập bản đánh giá khả năng tiến bộ của từng học sinh theo
nhóm, động viên khích lệ các em có tiến bộ và tích cực sửa lỗi.
- Thơng qua một bài hát mà các em thích: Mời bạn vui múa ca:“Chim ca
líu lo. Hoa như đón chào. Bầu trời xanh. Nước long lanh. La la lá la. Là là la
là. Mời bạn cùng vui múa vui ca”.
+ Các nhóm thi đua nhau đọc đúng lời ca, hát đúng lời ca và giai điệu
của bài hát, giáo viên chỳ ý lắng nghe và sửa lỗi cho học sinh.
+ Giáo viên lập bản đánh giá khả năng tiến bộ của từng học sinh theo
nhóm qua lời ca tiếng hỏt cỏc em vừa trình bày rất sơi động.
- Thơng qua những câu thành ngữ thật hài hước để gây sự tập trung chú
ý cho học sinh, tạo sự hứng thú cho các em tích cực tham gia sửa lỗi đạt hiệu
quả trong học tập.
Ví dụ: Lụt nút làng; nũng nà nũng nịu; núng na núng nính; lá lành đùm
lá rách.
- Luyện đọc các câu, đoạn văn, thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu L, N.
Chúng em thường lấy lá non về làm con châu chấu.

Năm nay lũ lớn liên tiếp làm lúa nếp nhà con bị sâu ăn.
Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ.
+ Cho học sinh đọc bài thơ: “Lúa ngô là…”
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
5


Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành.
Để học sinh phát âm một cách tự nhiên, đọc chữ nhiều lần không thấy chán
nản và mệt mỏi, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi hoạt động
học tập như trị chơi “tìm chữ”.
Giáo viên chuẩn bị những bài thơ tự sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có
nhiều từ chứa chữ cái L/N. Yêu cầu đọc thuộc bài thơ và gạch chân những chữ
cái vừa học. Đây cũng là biện pháp để sửa lỗi phát âm cho HS.
Là lá la la
Em là bé giỏi
Em là bé ngoan
Ngày giúp mẹ chăm làm
Lau nhà, múc nước
Tưới vườn na xanh.
4. Biện pháp thực hiện trợ giỳp ở nhà để rèn cách phát âm chuẩn:
Giáo viên có thể liên lạc với cha mẹ học sinh qua thư Điện tử và nhờ sự trợ
giúp của phụ huynh qua việc kiểm tra các con đọc các bài luyện đọc trong sách
tại nhà với các dạng bài quen thuộc như: (Hãy tìm các tiếng, các từ…bắt đầu
bằng âm L/N theo chủ đề hàng tuần các con học rồi đọc đúng các tiếng, từ ngữ
đó cho bố mẹ cùng nghe. Qua hoạt động này, giáo viên muốn đưa phụ huynh

vào hoạt động cùng sửa lỗi để phát âm chuẩn âm L/N mà ở đó phương ngữ địa
phương cần được quan tâm hơn. GV có thể chia nhóm học tập theo xóm, khu
vực để học sinh cùng học, cùng sửa lỗi cho nhau.
Trong môi trường giáo dục, sự gắn kết với cộng đồng là vô cùng quan
trọng. Thông qua các buổi họp phụ huynh, giáo viên đề nghị các bậc phụ
huynh tự rèn khơng nói ngọng và chú ý sửa lỗi nói ngọng cho con em mình
ngay từ khi cịn nhỏ,ở mọi nơi mọi lúc nhất là khi nghe con đọc bài, nói
chuyện tâm sự hay nghe con hát hoặc thuyết trỡnh một vấn đề gỡ đó trong giao
tiếp có liên quan đến ngơn ngữ nói và viết.
Với các giải pháp nêu trên, khi áp dụng triệt để trong quá trình dạy học, tơi
nhận thấy học sinh của tơi rất tích cực tham gia các hoạt động học tập. Kết quả
6


kiểm tra cho thấy học sinh biết cách phát âm chuẩn phụ âm L/N, số HS phát
âm sai giảm đi đáng kể. Trong giờ học, các em tự phát hiện cách đọc sai của
bạn và tự sửa lỗi cho nhau. Khi nói năng qua giao tiếp với bạn bè và thầy cơ,
các em nói rất tự tin và phát âm chính xác.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến.
- Quá trình áp dụng: Từ ngày 15 tháng 10 năm 2018, tôi tiến hành dạy
thực nghiệm ở lớp tôi chủ nhiệm và tiến hành khảo sát 100% số HS trong lớp.
Sau khảo sát, tơi tiến hành phân tích kết quả, tự kiểm chứng lại tính thực tiễn
của vấn đề nghiên cứu và đối chứng lại sáng kiến của mình trước khi phổ biến
trong tổ khối để lấy ý kiến tham gia của đồng nghiệp và hoàn thiện sáng kiến.
Từ đề xuất giải pháp khắc phục lỗi phát âm L/N trong giờ dạy tập đọc
của học sinh lớp 1D do tụi làm chủ nhiệm để dạy thực nghiệm. Tôi chọn bài:
“Lúa ngô là…” (Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 tập 2- trang 83) để dạy
thực nghiệm, với việc áp dụng cỏc giải phỏp nờu trờn, ở phần luyện đọc, tôi
dùng phương pháp điều kiện đề xuất để khắc phục lỗi phát âm L/N. Tôi cho
học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, từng đoạn trong bài, học sinh trong lớp

theo dừi, nhận xột cỏch đọc của bạn và phát hiện tiếng khó bạn mỡnh đọc lẫn,
lúc này tơi viết tiếng khó lên bảng, cho học sinh phát âm lại. Đến phần luyện
đọc từng đoạn, cả bài, tôi rốn kỹ năng đọc đúng kết hợp cho học sinh đọc diễn
cảm luôn. Khi học sinh đọc chưa đúng, đọc ngọng, tôi viết lên bảng phụ các
cụm từ để hướng dẫn học sinh đọc đúng như cách thông thường theo phương
pháp dạy học cụng nghệ hiện nay.
Cụ thể như sau:
- Chọn cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau cho đến hết bài. Tôi
chú ý gọi những em đọc yếu, những em đọc thường mắc lỗi phát âm L/N lên
đọc.
- Cho cả lớp nhận xét:
+ Bạn đọc như thế nào?
+ Có trôi chảy không?
+ Đọc đã đúng giọng chưa?
7


+ Có diễn cảm khơng?
+ Có mắc lỗi phát âm không?
Học sinh nhận xét và phát hiện ra những lỗi phát âm sai L/N, giáo viên
yêu cầu một em phát âm chuẩn phát âm mẫu sau đó yêu cầu các em phát âm
chưa đúng phát âm lại.
Nếu học sinh đọc một đến hai lần vẫn sai thì giáo viên phân tích cấu tạo
ngữ âm của âm đó và giải nghĩa từ có phát âm sai và yêu cầu học sinh đó phát
âm lại theo giáo viên.
Nếu học sinh vẫn tiếp tục sai thì giáo viên phải sử dụng đến mẹo phát âm.
Nếu các biện pháp trên đã sử dụng hết mà học sinh vẫn phát âm sai thì
giáo viên ra bài tập cho các em đọc nhiều lần khi ở nhà và chú ý đến từng tiếng
phát âm sai.
- Hiệu quả khi áp dụng.

Sau một thời gian dài dạy thực nghiệm, tơi thấy học sinh có tiến bộ rõ
rệt cụ thể:
- Lớp học có tổng số 35 học sinh.
- Số học sinh đọc đúng đầu năm là: 10 em = 28,5%
- Nay kết quả đạt được như sau:
Kết quả

Tăng so với thời

Thời gian
Bắt
đầu
thử

Đọc đúng

Đọc sai

13 = 37,1 %

22 = 62,8%

nghiệm
Cuối kỳ I
Giữa kỳ II
Cuối năm
Qua so sánh kết

16 = 45,7%
22 = 63,0%

33 = 94,3%
quả hai lần kiểm

19 = 54,3%
18,6%
13 = 37,1%
32,7%
2 = 5,7%
48,2%
tra với cùng một lớp và số lượng học

gian đầu.

sinh như nhau, tôi thấy kết quả bài kiểm tra tăng lên rõ rệt. Số lượng häc sinh
phát âm đúng và chuẩn tăng lên đáng kể, còn số học sinh phát âm ch ưa chuẩn
giảm đi. Có được kết quả như vậy là do trong giờ dạy giáo viên đã sử dụng các
biện pháp nờu trờn nhằm nâng cao chất lượng rốn đọc, đọc hiểu qua phần tìm
hiểu bài và luyện đọc đúng.
- Đánh giá lợi ích thu được
8


+ Khi chưa áp dụng sáng kiến:
Trong và ngoài giờ học cịn phát âm và nói sai rất nhiều ở các tiếng có
âm đầu là L/N do ảnh hưởng của việc phát âm theo tiếng địa phương và do
trong quá trình dạy học và giao tiếp với học sinh giáo viên chưa chú trọng sửa
chữa và uấn nắn kịp thời. Học sinh chưa ý thức được cái hay cái đẹp của ngơn
ngữ Tiếng Việt nên thường nói một cách tự do tuỳ hứng.
+ Khi áp dụng sáng kiến:
Số lượng học sinh phát âm đúng và chuẩn phụ âm L/N tăng lên đáng kể,

còn số học sinh phỏt õm chưa chuẩn giảm đi cả trong giờ học và ngoài giờ học,
khi giao tiếp với thầy cụ và bạn bố. Các em tự tin hơn trong giao tiếp bằng lời
và núi viết trong văn cảnh. Các em phát âm đúng theo hệ thống ngữ âm chuẩn
đọc đúng chính âm, đọc chuẩn xác âm vị.
Tơi nhận thấy sáng kiến của mình có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà
trường tiểu học khi dạy môn Tiếng Việt lớp 1 đem lại hiệu quả cao, nó góp
phần làm cho Tiếng Việt của chúng ta phong phú hơn, giàu đẹp hơn.
d, Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Từ thực tế giảng dạy, với lịng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của giáo
viên, tơi thấy rằng: để giờ tập đọc trong đó phần luyện đọc và sửa lỗi phát âm
cho học sinh đạt kết quả cao, người giáo viên cần làm tốt những công việc sau:
- Trước giờ dạy: Giáo viên phải soạn bài dạy, có phiếu học tập cho học
sinh thảo luận nhóm, phiếu bài tập cá nhân, phiếu giao bài tập về nhà; có kế
hoạch luyện phát âm cho học sinh từng bài cụ thể.
- Trong giờ dạy: Giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt
động. Giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh phát hiện
vấn đề và cùng sửa lỗi nhất là khi giao tiếp. Chú ý phát hiện cách đọc và phát
âm sai của học sinh ở mọi nơi, mọi lúc và nhắc nhở sửa chữa ngay.
Cần phân bố thời gian hợp lý giữa các phần trong tiết dạy, tuỳ từng bài
mà điều chỉnh giữa các hoạt động trong tiết dạy cho thích hợp. Rèn luyện phát
âm cho HS là q trình lâu dài, địi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì, bền
bỉ, khơng phải gị ép trong 1- 2 tiết học, không thể dạy trong thời gian ngắn,
9


nay làm mai bỏ, mà phải làm liên tục, không những trong giờ học của môn
Tiếng Việt mà cần chú ý rèn luyện ở cả những môn học khác.
- Với bản thân giáo viên:
Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tự rèn
luyện mình phát âm chuẩn để làm mẫu cho học sinh. Đồng thời giáo viên phải

xây dựng ý thức tự học tập, rèn luyện cho học sinh, đặc biệt là cách luyện phát
âm theo yêu cầu môn học cũng như cách giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
đ, Về khả năng áp dụng của sáng kiến.
Từ kết quả trên, tôi đã cố gắng hồn thành sáng kiến của mình và thảo
luận trong tổ chun mơn dưới hình thức tổ chức chun đề. Qua trình bày
phần lý thuyết chuyên đề với kết quả thực nghiệm của lớp mình, số đơng giáo
viên trong tổ chun môn đều đồng ý với các giải pháp nêu trong sáng kiến
của tôi. Tôi mạnh dạn đề xuất tổ chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề và áp
dụng rộng rãi sáng kiến của tôi trong tổ. Sau nhiều giờ dạy thực nghiệm áp
dụng ở nhiều đối tượng học sinh khối lớp 1 trong nhà trường, tôi mạnh dạn
khảo sát chất lượng của học sinh qua các bài tập dạng trắc nghiệm khách quan
và kết quả cho thấy: số học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn nội dung văn bản
tăng: học sinh đã lựa chọn được đáp án đúng; phân biệt đúng phụ âm L/N khi
đọc; trả lời đúng hệ thống câu hỏi trong bài và đặc biệt là hiểu được nghĩa của
từ trong văn cảnh. Tôi cảm thấy hài lịng hơn vì chất lượng phát âm chuẩn, đọc
chuẩn và viết chuẩn của học sinh vì sáng kiến của tơi không chỉ đạt hiệu quả
khi áp dụng với học sinh đại trà mà tơi cịn áp dụng thành cơng trong năm học
khi áp dụng với đối tượng học sinh còn khó khăn trong luyện phát âm.
- Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử
hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số

Tên cá nhân

Địa chỉ

TT
1

Phạm vi

áp dụng sáng kiến

Lê Thị Hường

Trường TH Gia Khánh A- Bình

Lớp chủ nhiệm 1D

Xuyên- Vĩnh Phúc
2

Tổ 1

Trường TH Gia Khánh A- Bình

Khối lớp 1 : 179 HS
10


Xuyên- Vĩnh Phúc
3

GV tổ 1

Trường TH Gia Khánh A- Bình

5 Giáo viên

Xuyên- Vĩnh Phúc
Tôi cam đoan đây là sáng kiến của tôi, không sao chép của người khác.

Gia Khánh, ngày tháng 1 năm 2019

Gia Khánh,ngày tháng 1 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

11


Mẫu số 02
PHỊNG GD&ĐT BÌNH XUN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH GIA KHÁNH A

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 02- NXĐG SKKN

Gia Khánh, ngày 20 tháng 1 năm 2019

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Trường tiểu học Gia Khánh A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến
của Bà Lê Thị Hường
- Ngày tháng năm sinh: 17/06/1991 - Nữ
- Đơn vị công tác: trường tiểu học Gia Khánh A
- Chức danh: Giáo viên tiểu học
- Trình độ chun mơn: ĐHTH
- Tên sáng kin: Biện pháp sửa lỗi phát âm L / N cho häc sinh lớp 1 "

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
+ Môn Tiếng việt lớp 1 bậc tiểu học.
+ Học sinh khối 1 trường tiểu học Gia Khánh A.
+ Đội ngũ giáo viên các khối trong các nhà trường.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Nguyễn Thị Thanh Hải
- Chức vụ: Hiệu trưởng
Thay mặt nhà trường nhận xét, đánh giá như sau:
1. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:
12


Sáng kiến đã đưa ra một số giải pháp để sửa lỗi phát âm L / N cho học
sinh lp 1 đó là: Trong tất cả các giờ học, giáo viên phải coi trọng việc phát âm
chuẩn và tích cực quan sát, phát hiện học sinh phát âm chưa chuẩn để sửa
chữa; Coi trọng việc sửa lỗi phát âm L/N cho HS thông qua giờ tập đọc và
quan sát trợ giúp ngoµi giê học, giờ vui chơi; thùc hiƯn trợ giúp ë nhµ của gia
đình, cộng đồng để rèn cách phát âm chuẩn cho HS lớp 1.
Giải pháp trên có tính sáng tạo vì nó bám sát vào thực trạng vấn đề phát
âm L/N của HS lớp 1chưa chuẩn xác do các em chưa hiểu được cách phát âm

®óng theo hệ thống ngữ âm chuẩn trong ting Vit v vic ảnh hưởng không
nhỏ từ môi trường cộng đồng đối với cách sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp;
tìm rõ ngun nhân và đề xuất giải pháp tác động cải thiện chất lượng giảng
dạy qua việc tạo ra hứng thú học tập cho HS thông qua đổi mới cách tổ chức
dạy của thầy và cách học của trò.
2.Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Giúp giáo viên chủ nhiệm các khối lớp có thêm nhiều kinh nghiệm khi
triển khai tổ chức dạy học sinh phát âm chuẩn L/N .
- Học sinh các khối lớp1 tham gia học tập, áp dụng giải pháp trên đem lại
hiệu quả cao. Học sinh đã mạnh dạn, tự tin và phát âm chuẩn âm L/N.
- Năm học 2018-2019, sáng kiến đã được áp dụng trong công tác tổ chức
dạy học môn tiếng Việt ở tất cả các lớp1 tại trường tiểu học Gia Khánh A đạt hiệu
quả cao.
3. Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến.
Về ý thức học tập: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, hứng thú
say mê, thích thú với mơn học.Kĩ năng phát âm chuẩn, chính xác.Có khả năng
nghe, phát hiện phát cách phát âm sai của bạn và tham gia vào quá trình sửa
lỗi đạt hiệu quả.
Về chất lượng học tập: Kết quả học tập của lớp cuối HKI:
100% HS trong lớp phân biệt và phát âm đúng âm L/N, đọc thành thạo
các văn bản có nhiều tiếng, từ liên quan đến âm L/N. Số lượng học sinh có tiến
13


bộ qua các bài khảo sát ở đầu kì, giữa kì và cuối kì tăng lên rõ. Đặc biệt, trong
các bài nghe đọc để viết chính tả, các em chẳng những viết đẹp mà còn phân
biệt và viết rất đúng lỗi chính tả. Điều đó càng khẳng định rằng các giải pháp
nêu trên trong sáng kiến của tôi đã áp dụng rất khả thi, giúp HS lớp 1 và học
sinh các khối lớp có thể vận dụng và đem lại hiệu quả cao.
4. Kiến nghị đề xuất:

- Trường tiểu học Gia Khánh A đề nghị Hội đồng sáng kiến các cấp xét công
nhận sáng kiến .
Xin trân trọng cảm ơn./.

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Thị Thanh Hải

14


15


16



×