HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam .Đảng ta luôn coi trọng
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xây dựng nhân tố con người là động lực
trực tiếp và lâu dài cho sự phát triển của đất nước. Đ hội Đảng toàn quốc
lần thứ VII coi giáo dục là quốc sách hàng đầu .Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII lại quyết định lấy Giáo dục –Đào tạo và khoa học công nghệ
là khâu đột phá để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá –hiện đại hoá đất
nước.
Để góp phần vào sự nghiệp đào tạo con người mới .Là một giáo viên
công tác được 8 năm ơ û bậc THCS huyện Tân Châu, tôi luôn có những trăn
trở ,suy nghó làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí lớp
8A1 tại trường THCS Tân Đông ?
Chức năng của kênh hình nói chung và bản đồ giáo khoa nói riêng có
rất nhiều, nó vừa là nguồn cung cấp kiến thức phục vụ cho nội dung bài
học , vừa là rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên thực hiện phương pháp dạy học của mình theo
hướng phát huy tính tích cực của người học .Thông qua kỹ năng phân tích
so sánh ,tìm ra các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giúp học sinh tiếp thu bài
nhanh, nhớ được nội dung bài học bền lâu, góp phần kích thích sự phát
triển năng lực tư duy nói chung và tư duy địa lí nói riêng .Từ lí do trên tôi
quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn cách phân tích bản đồ cho học sinh
lớp 8 THCS” nhằm giúp học sinh có được những kỹ năng cơ bản về học
tập bộ môn, góp phần đào tạo những thế hệ học sinh phát triển toàn diện
,tránh được tình trạng học lệnh ,học tủ các môn học lâu nay vẫn từng xảy
ra .
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI :
a. Mục đích :
+ Ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra biện pháp là : “ Kiểm kê phân
loại đồ dùng dạy học trong thư viện hiện có và lớp 8 THCS có những bản
đồ nào ?
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 1
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
+ Có kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn tập và bổ sung những ký
hiệu, màu sắc của bản đồ, lược đồ.
+ Hướng dẫn hoc sinh bổ sung những ước hiệu địa lý cần thiết của
lược đồ trong sách giáo khoa mà nhiều khi không đồng nhất với bản đồ
treo tường .
Bước 1 : Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ .
Xác định vị trí địa lí .
Quan sát, mô tả nhận biết địa hình .
Bước 2 : Học sinh có được các kó năng
2/ Sự quan tâm của phụ huynh và các cấp :
a/ Về phía phụ huynh học sinh :
Trường THCS Tân Đông là trường nông thôn, biên giới nên đa số
phụ huynh học sinh làm nghề nông, mặt bằng dân trí thấp . Điều kiện kinh
tế gia đình còn khó khăn mãi bận lo làm nên rất ít quan tâm đến việc học
của con cái . Có nhiều phụ huynh còn quan niệm cho rằng bộ môn Địa lí
chỉ là môn phụ nên còn lơ là,chưa khuyến khích động viên con học bài khi
đến lớp . Gia đình thiếu sự quan tâm, ít khi kiểm tra tập vở của con xem
học hành ghi chép bài vở như thế nào. Phần lớn các em không chuẩn bị bài
khi đến lớp .
b/ Cơ sở vật chất – ĐDDH – Tài liệu chuyên môn :
Là trường nằm vùng sâu, biên giới, cơ sở vật chất còn thiếu. Trường
có 16 phòng chia ra : 1 văn phòng, 1 phòng thư viện , 1 phòng thiết bị, 1
phòng truyền thống đội , còn lại 12 phòng /19 lớp . Hiện trường không có
phòng chức năng . Bàn ghế được trang bị ở các phòng học đủ chỗ cho học
sinh nhưng chưa phù hợp cho giảng dạy phương pháp đổi mới. Năm học
ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhưng do điều kiện cơ sở vật chất còn
thiếu thốn nên giáo viên chưa thực hiện giáo án điện tử trên lớp. Phòng để
ĐDDH chật hẹp.
ĐDDH môn địa lí 8 hiện có ở trường tương đối đầy đủ: bộ bản đồ
giáo khoa Địa lí lớp 8 gồm 23 bản . Bộ tranh ảnh và mẫu khoáng sản rất
thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn . Giáo viên luôn thực hiện sử dụng
điều đặn và phù hợp từng tiết dạy.
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 2
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
Các tài liệu về chuyên môn giáo viên liên hệ với cán bộ thư viện để
tìm đọc các tài liệu chuyên môn như : SGK, SGV Địa lí 8 . Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên chu kì 2004-2007, Một số vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học môn Địa lí trung học cơ sở …
c/ Các cấp lãnh đạo :
Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường cùng chính quyền
địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy.
BGH luôn quan tâm, sâu sát giúp đỡ, dự giờ góp ý động viên giáo
viên tham gia hội giảng, hỗ trợ kinh phí để làm ĐDDH thư viện không có
phục vụ cho tiếy dạy có chất lượng . Công đoàn trường tạo điều kiện giúp
đỡ giáo viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Động viên khuyến
khích, hỗ trợ vật chất , tinh thần để giáo viên an tâm giảng dạy .
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1/ Về không gian :
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là : “ Học sinh lớp 8A1 Trường
THCS Tân Đông.
2/ Về thời gian nghiên cứu đề tài :
Phạm vi nghiên cứu đề tài này là suốt cả năm học :2008-2009
Từ ngày 25/8/2008 đến giữa học kì II được chia làm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn I :
Từ ngày 25/8/2008 đến ngày 5/9/2008 Giáo viên kiểm kê phân loại
đồ dùng dạy học .
Từ ngày 25/8/2008 đến KSCL giữa học kì I ngày 21/10/2008 Giáo
viên kiểm tra kiến thức của học sinh về khả năng khai thác kiến thức từ hệ
thống kênh hình ở lớp 7, . Hướng dẫn học sinh ôn và bổ sung kiến thức ,
những ký hiệu, màu sắc của bản đồ, lược đồ.
+ Giai đoạn II : Từ ngày 22/10/2008 đến ngày 16/12/2008 , giáo
viên hướng dẫn học sinh bổ sung những ước hiệu địa lý cần thiết của lược
đồ trong sách giáo khoa mà nhiều khi không đồng nhất với bản đồ treo
tường .
+Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình bảng số liệu
thống kê,lược
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 3
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
đồ bản đồ, ảnh địa lí trong giờ dạy.
+ Giai đoạn III : Từ ngày 3/1/2009 đến ngày 12/ 3/2008và đến khi
nghiệm thu đề tài ở giai đoạn này học sinh biết đối chiếu lược đồ SGK để
đọc bản đồ treo tường , quan sát ảnh địa lí nêu lên được nội dung trong ảnh
và biết sử dụng khá tốt Đồ dùng dạy học .
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1/ Đọc tài liệu :
Đọc tài liệu là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu tìm ra những cơ sở lí luận một cách khoa học cho việc
giải quyết vấn đề mấu chốt của đề tài . Từ đó phân tích vấn đề nghiên cứu
: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình để
nâng cao hiệu quả dạy và học môn địa lý”. Để tiến hành trên cơ sở lí luận
chung , hoàn thành đề tài này, tôi đã nghiên cứu và tìm đọc các tài liệu có
liên quan :
1.Sách giáo khoa địa lí lớp 8 –Nhà xuất bản giáo dục, năm 2004 của
Bộ Giáo dục –Đào tạo .
2.Sách giáo viên địa lí lớp 8 - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2004 của
Bộ Giáo dục –Đào tạo .
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 20042007 môn địa lý .
6. Tài liệu Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí
trung học cơ sở – Nhà xuất bản giáo dục năm 2008
+ Tập bản đồ thế giới các châu lục - Nhà xuất bản giáo dục, Trung
tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục năm 2003.
+ Atlat địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản giáo dục, Trung tâm bản đồ
và tranh ảnh giáo dục năm 2004. Trong tập Atlát có Bản đồ hành chính,
bản đồ hình thể, bản đồ địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực và động
vật, các miền tự nhiên, dân số dân tộc , nông nghiệp chung, nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp…
_ Phương pháp nghiên cứu các nguyên tắc dạy học về sử dụng các
phương tiện dạy học, phương pháp trực quan.
_ Phương pháp quan sát khách quan.
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 4
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
_ Phương pháp điều tra khảo sát.
_ Đọc sách và tài liệu.
-Phương pháp dự giờ đồng nghiệp, đúc kết những kinh nghiệm từ
thực tế giảng dạy địa lí ở trường THCS Tân Đông .
2/ Điều tra :
a/ Dự giờ :
-Dự giờ đồng nghiệp, giáo viên cùng bộ môn để rút kinh nghiệm cho
bản thân .
- Dự giờ các giáo viên ở Trường khác có cùng bộ môn, có nhiều kinh
nghiệm để học hỏi chuyên môn. Mục đích dự giờ để rút kinh nghiệm cho
bản thân . Trong quá trình dự giờ tôi luôn chú ý giáo viên hướng dẫn học
sinh khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình như thế nào để học hỏi .
b/ Đàm thoại :
Trong quá trình giảng dạy luôn trao đổi với các bạn cùng bộ môn
giải quyết các vấn đề mà bản thân còn gặp khó khăn. Nêu lên các câu hỏi
những vấn đề mà bản thân còn hạn chế .
Trao đổi với học sinh trong từng tiết dạy, đặt ra các vấn đề về
chuyên môn để các em trả lời. Trao đổi với học sinh khi các em xác định
trên bản đồ, phân tích biểu đồ, ảnh địa lí .
Trao đổi tìm ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề mà bản
thân còn khó khăn trong quá trình dạy học .
c/ Thăm dò :
Để giảng dạy đạt kết quả tốt việc thực hiện phương pháp đổi mới ,
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình để nâng cao
hiệu quả giảng dạy. Tôi tiến hành thăm dò học sinh bằng cách : dùng
phiếu in sẵn để lấy ý kiến học sinh về khả năng nhận biết các kí hiệu trên
lược đồ, bản đồ, tầng thang màu thể hiện địa hình .Xác định độ cao của
núi, đồng bằng, biển .
d. Thực nghiệm :
Đem kết quả nghiên cứu vào lớp để giảng dạy, vận dụng phương
pháp đổi mới . Hướng dẫn học sinh khai thác hệ thống kênh hình như : Bản
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 5
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
đồ, lược đồ, biểu đồ, lát cắt địa hình, ảnh địa lí … Từng bước hướng dẫn học
sinh xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ, lát cắt địa lí .
e. Kiểm tra :
Giáo viên kiểm tra học sinh bằng các hình thức sau :
+ Kiểm tra miệng : gọi học sinh xác định trên bản đồ, đọc ảnh địa lí,
phân tích biểu đồ , mô tả ảnh địa lí , phân tích bảng số liệu để nắm xem
mức độ khai thác kiến thức địa lí của học sinh qua hệ thống kênh hình
.Rèn luyện kó năng cho học sinh làm việc với hệ thống kênh hình,bản đồ,
biểu đồ , lược đồ .
+Kiểm tra 15 phút , 1 tiết , thi học kì : giáo viên chuẩn bị phiếu kiểm
tra cho học sinh . Giáo viên photo lược đồ, bảng số liệu thống kê để học
sinh khai thác đạt ở mức độ nào để giáo viên có biện pháp điều chỉnh kịp
thời .
Giai đoạn I : Giáo viên kiểm kê phân loại ĐDDH, thống kê các lược
đồ, biểu đồ, ảnh địa lí, bảng số liệu trong SGK địa lí 8 . n tập bổ sung
kiến thức về các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ, lược đồ SGK sự trùng khớp
để học sinh dễ nhận biết . Rèn luyện cho học sinh các kó năng xác định
trên bản đồ, lược đồ. Xác định phương hướng dựa vào hệ thống kinh vó
tuyến . Xác định địa hình dựa vào kí hiệu màu sắc, đường đồøng mức , kí
hiệu đọc tên các dãi núi , cao nguyên , sơn nguyên, đồng bằng … Kết quả
đạt được : 10/41 –Tỉ lệ : 24.4%
Giai đoạn II: Sang giai đoạn này học sinh có phần tiến bộ hơn ,nhận
biết được kiến thức từ kênh hình, ảnh địa lí… Có kó năng xác định vị trí địa
lí củachâu lục, khu vực trên bản đồ, lược đồ SGK, đọc được các dạng địa
hình kí hiệu màu sắc, phân tích biểu đồ, ảnh địa lí .Kết quả đạt được :
21/41 -Tỉ lệ : 51.2%
Giai đoạn III : Học sinh đọc khá tốt lược đồ trong SGK, phân tích
được bảng số liệu thống kê, đọc được bản đồ tốt hơn biết xác định vị trí địa
lí nước ta trên bản đồ thế giới, các điểm cực B-N-Đ-T của nước ta . Xác
định các tỉnh ven biển biết đối chiếu so sánh, từ lược đồ SGK ứng dụng
vào bản đồ treo tường .Kết quả đạt được : 35/41 – Tỉ lệ 85.4%
PHẦN B : NỘI DUNG
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 6
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Hệ thống kênh hình trong bộ môn địa lí ở trường phổ thông luôn giữ
vai trò rất quan trọng ,đặc biệt bản đồ luôn được xem là cuốn sách thứ hai
của học sinh .Vì bản đồ là phần thu nhỏ các đối tượng tự nhiên kinh tế xã
hội ở ngoài thực tế thông qua hệ thống kinh tuyến ,vó tuyến ,tỉ lệ và hệ
thống kí hiệu..... .Qua bản đồ, học sinh dễ dàng tìm ra các đối tượng ,nội
dung bài học được biểu hiện trên đó.
Đa số học sinh khối lớp 8, có kiến thức nhất định, nhưng còn hạn chế
về kỹ năng đọc bản đồ,nhận biết các đối tượng địa lí, quan sát tìm kiến
thức, phân tích mối quan hệ địa lí, phân tích bảng số liệu, biểu đồ ......còn
chậm, mất nhiều thời gian, gây khó khăn trong việc giảng dạy cho giáo
viên.
Ngoài việc cung cấp nội dung kiến thức, giáo viên hướng dẫn học
sinh học, làm bài tập trong sách giáo khoa, tập bản đồ,biểu đồ,lát cắt tổng
hợp,bảng thống kê, các tranh ảnh tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội... các
châu lục ,các quốc gia trên thế giới và nước ta ...Muốn học tốt môn địa lí
học sinh cần phải biết khai thác kiến thức từ kênh hình để mở rộng và
nâng cao, làm cơ sở khắc sâu kiến thức,tiếp thu bài tốt và nhớ lâu hơn.Vận
dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích các hiện tượng ,các vấn đề
về tự nhiên ,kinh tế xã hội xảy ra trên thế giới và nước ta .
Như vậy việc hướng dẫn học sinh khai thác từ hệ thống kênh hình có
vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học môn địa lí.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Trường THCS Tân Đông õlà trường nằm ở vùng nông thôn, biên giới có
nhiều em dân tộc tham gia học cho nên cũng có nhiều khó khăn trong việc
dạy và học Địa lí.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn cũng được sự quan tâm ,động viên
của Ban Giám hiệu nhà trường trong công tác chuyên môn .
• Tình hình Học sinh :
Tổng số học sinh lớp 8A1 là: 41 em
Tổng số học sinh có SGK : 41 em .
Học sinh dân tộc : 5 em
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 7
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
Số học sinh có bài tập bản đồ bài tập và bài thực hành địa lí 8 : 37/41
em
Học sinh chưa có tập Atlat địa lí .
Học sinh tương đối ngoan chịu học .Tuy nhiên cũng có những khó
khăn nhất định ,ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn ,đầu vào của
học sinh tương đối thấp ,đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn
nên chi phối thời gian học tập của các em ,ở nhà phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của các em.Có đầy đủ sách giáo khoa ,vở ghi
và đồ dùng học tập, nhưng thiếu tập bản đồ, các em lại chưa trang bị tập
Atlat Đại lí Việt Nam .
Đa số các em có có ý thức học tập tốt .Tuy nhiên việc học môn Địa
lí chỉ dừng lại ở mức học thuộc lòng những nội dung kiến thức ngắn gọn
được ghi trong vở ,kỹ năng khai thác kiến thức từ kênh hình để hiểu sâu
kiến thức bộ môn còn hạn chế .Qua nghiên cứu có 25 học sinh biết đọc
bản đồ treo tường , đọc biểu đồ xem bảng chú giải , đọc tên các dãy núi,
cao nguyên,sơn nguyên, đồng bằng lớn dựa vào thang màu . Có 16 chưa
biết quan sát bản đồ, lược đồ SGK, biểu đồ, bảng chú giải , thang màu …
•Nguyên nhân :
- Giáo viên làm việc với các em rất ít 1 tiết / tuần / học kì I nên việc
ôn tập các kó năng làm việc với kênh hình của học sinh có phần hạn chế .
- Ở lớp các em không chú ý tập trung quan sát đồ dùng dạy học, khi
bạn lên xác định, trình bày thì lơ là không quan sát .
- Ở nhà học sinh chưa chịu khó đọc SGK, không chịu nghiên cứu hệ
thống kênh hình trong SGK, không soạn kó bài ở nhà khi đến lớp, ít chịu
khó làm bài tập bản đồ, không mua tập Atlát địa lí Việt Nam .
* Giải pháp :
Từ tình hình thực tế lớp 8A1 là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản
thân đề ra một số biện pháp cụ thể để giúp các em chưa biết khai thác
kiến thức từ kênh hình như sau :
-Đối với học sinh khá giỏi gọi học sinh lên trình bày trên bản đồ
bằng câu hỏi, phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê .
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 8
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
- Đối tượng học sinh trung bình, yếu giáo viên gọi học sinh làm việc
với bản đồ nhiều hơn chỉ từng đối tượng địa lí dựa vào kí hiệu, nhắc nhở
các em đọc bảng chú giải trên bản đồ thang màu .
- Yêu cầu các em trang bị tập Atlát địa lí Việt Nam để học tốt hơn .
Giáo viên chia nhóm học sinh 2 em biết khai thác kênh hình trong
SGK và bản đồ, giúp đỡ bạn chưa biết, sau đó giáo viên kiểm tra trên bản
đồ treo tường .
Khi phân tích biểu đồ giáo viên phân theo nhóm và hướng dẫn học
sinh phân tích và cách vẽ biểu đồ .
•Tình hình phụ huynh :
Đa số phụ huynh trong lớp làm nương rẫy, mặt bằng dân trí thấp,
không có khả năng hướng dẫn cho con tự học ở nhà. Phụ huynh ít quan tâm
đến việc học của con .
Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều học sinh không có vở
bài tập thực hành môn Địa lý nên gây khó khăn cho giáo viên trong việc
củng cố rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh còn lệch lạc. Có nhiều phụ
huynh HS cho rằng môn Địa lý chỉ là môn phụ nên ít quan tâm, nhiều gia
đình chỉ chú ý đầu tư cho con đi học thêm những môn mà họ cho là quan
trọng như: toán, lý, hoá, anh văn… Vì vậy chất lượng của bộ môn địa lý và
một số môn khoa học xã hội khác chưa cao.
•
Giáo viên :
Trường THCS Tân Đông là trường ở vùng nông thôn, biên giới
không mấy thuận lợi, quy mô trường lớn nhưng cơ sơ vật chất còn thiếu
chưa đáp ứng yêu cầu , với hai giáo viên môn địa lí .
Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ ,tham gia bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới của ngành. Đang
tham gia học lớp Đại học từ xa sư phạm Hà Nội .
Các thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ ,phù hợp với chương
trình sách giáo khoa mới như bản đồ ,tranh ảnh...
Giáo viên có ý thức nghề nghiệp ,nhiệt tình và tâm huyết với nghề .
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 9
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
Qua thực tế trong giờ học và các tiết thực hành, dự giờ các đồng
nghiệp, quan sát trong quá trình dạy – học, tôi nhận thấy nổi lên những
vấn đề sau:
+ Các bản đồ treo tường và lược đồ trong sách giáo khoa chưa có sự
đồng bộ về màu sắc, kí hiệu…
+ Từ thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra đưa ra những
biện pháp cụ thể nhằm tạo cho học sinh sự say mê hứng thú học tập bộ
môn địa lý để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
III / NỘI DUNG VẤN ĐỀ :
1/ Vấn đề đặt ra cần tìm giải pháp để nghiên cứu :
Qua nghiên cứu chương trình nội dung SGK môn Địa lí 8 gồm có 52
tiết và chia thành 2 phần :
Phần I : Thiên nhiên , con người ở các châu lục ( tiếp theo chương
trình địa lí lớp 7 ) gồm 21 tiết chia ra :
+ Châu Á : 18 tiết ( 15 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành )
+ Tổng kết ( địa lí tự nhiên và địa lí các châu lục ) 3 tiết
Phần II : Địa lí Việt Nam :23 tiết
+ Bài mở đầu Việt Nam đất nước con người -1 tiết
+ Đại lí tự nhiên Việt Nam -22 tiết ( 15 tiết lí thuyết, 7 tiết thực
hành )
Phần : n tập, kiểm tra -8 tiết .
Để giải quyết vấn đề đặt ra tôi đã đề ra các giải pháp như sau :
a/ Kiểm kê phân loại đồ dùng dạy học:
-Ngay từ đầu năm tôi đã liên hệ với bộ phận thư viện,thiết bị kiểm
kê lại toàn bộ những đồ dùng dạy học đã có sắp xếp theo thứ tự từng khối
lớp, từng chương, bài
-Có kế hoạch vẽ thêm những đồ dùng dạy học đã hư hỏng hoặc còn
thiếu.
b/ Có kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn và bổ sung những ký hiệu,
màu sắc của bản đồ, lược đồ:
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 10
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
-Mặc dù học sinh đã làm quen với bản đồ từ lớp 6,7 nhưng bài đầu
tiên của lớp 8 tôi phải dành ra 5 – 7 phút đầu giờ để giới thiệu những ký
hiệu cơ bản của bản đồ như:
+ Ký hiệu về màu sắc ( phân tầng độ cao, độ sâu ).
+ Ký hiệu về khoáng sản.
+ Ký hiệu về sông, hồ, dòng biển.
+ Về hệ thống kinh vó tuyến…
c/ Có kế hoạch cho hoc sinh bổ sung những ước hiệu địa lý cần
thiết của lược đồ trong sách giáo khoa mà nhiều khi không đồng nhất
với bản đồ treo tường:
-Giáo viên phải thường xuyên lưu ý nhắc nhở học sinh có thói quen
đọc bảng chú giải trước khi tìm hiểu, khai thác nội dung trên bản đồ, lược
đồ, như vậy dần dần học sinh sẽ quen dần và dễõ dàng khai thác được nội
dung kiến thức từ kênh hình dưới sự gợi ý hướng dẫn của giáo viên.
d/ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong giờ
dạy:
-Kênh hình trong địa lý rất đa dạng bao gồm nhiều loại: bản đồ, lược
đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, băng hình…
-Tuy nhiên trong thực tế hiện nay các trường trên địa bàn nông thôn
tỉnh Tây Ninh chưa có điều kiện đưa băng hình vào giảng dạy nên trong đề
tài này tôi chỉ đề cập đến những đồ dùng dạy học thông thường.
-Tuỳ theo từng loại kênh hình, từng nội dung kiến thức khác nhau mà
giáo viên xây dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn khác nhau.
d1/Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ:
+ Bản đồ chứa đựng rất nhiều nội dung kiến thức, được coi như
quyển sách giáo khoa địa lý thứ hai phục vụ cho việc dạy học và học môn
địa lý.
+ Để việc dạy và học môn địa lý đạt hiệu quả cao, giáo viên phải
đầu tư suy nghó xây dựng kiến thức chứa đựng trong bản đồ mà nội dung
kênh chữ không chuyền tải hết được. Giáo viên không nên sử dụng bản
đồ, lược đồ như một phương tiện để minh hoạ kiến thức.
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 11
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
+ Để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ có
hiệu quả cần thực hiện các bước sau:
Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết nội dung địa lý thể hiện trên đó là gì
?
Ví dụ: Bản đồ dân cư Châu Á thể hiện các nội dung: phân bố dân
cư, mật độ dân cư, các đô thị đông dân…
- Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện các đối tượng đó
trên bản đồ như thế nào bằng các ký hiệu gì, màu sắc ra sao? Dựa vào các
ký hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định các đối tượng địa lý.
- Đối chiếu, so sánh các ký hiệu với nhau để tìm ra đặc điểm của đối
tược trục tiếp trên bản đồ.
Ví dụ: Cũng trên bản đồ dân cư Châu Á ( Lớp 8 ) sau khi giáo viên
hướng dẫn học sinh thực hiện các bước trên để rút ra nhận xét về mật độ
dân cư, sự phân bố dân cư, sự phân bố các đô thị đông dân, yêu cầu học
sinh giải thích vì sao dân cư Châu Á có sự phân bố như vậy? Từ đó rút ra
hình thành mối quan hệ địa lý giữa các yếu tố địa lý: địa hình, đất đai, khí
hậu, gió mùa, biển…
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 12
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
Bản đồ, lược đồ có thể dùng để khai thác kiến thức ở nhiều dạng bài
khác nhau.
•
Xác định vị trí địa lý:
-Giáo viên phải hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ, lược đồ để khai
thác theo thứ tự sau:
+ Xác định kinh độ, vó độ của các điểm cực.
+ Nếu là châu lục thì xác định xem châu lục đó nằm ở nửa cầu nào?(
dựa vào kinh tuyến gốc, vó tuyến gốc ).
+ Xác định xem châu lục, khu vực hay quốc gia đó trải dài trên bao
nhiêu vó độ, kinh độ để biết ảnh hưởng của vị trí địa lý với khí hậu.
+ Xác định tứ cận: Giáp những đâu, ở phía nào, có những biển nào,
những vịnh nào, có những dòng biển nào ở ven bờ biển..
Ví dụ: Xác định vị trí địa lý Châu Á:
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 13
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
-Học sinh phải xác định được kinh tuyến gốc, đường xích đạo để biết
Châu Á nằm ở nửa cầu Đông và nửa cầu Bắc.
-Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây để rút ra nhận xét về
kích thước, lãnh thổ rộng lớn và ảnh hưởng tới sự phân bố các đới khí hậu.
-Xác định tứ cận: Tiếp giáp với những châu lục nào, đại dương nào,
về phía nào, để từ đó tìm hiểu được ý nghóa của vị trí địa lý của Châu Á về
mặt kinh tế, quân sự quốc phòng…
Quan sát, mô tả nhận biết địa hình:
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh khai thác đặc điểm địa hình của Việt
Nam.
-Dựa vào màu sắc để xác định xem nước ta có những dạng địa hình
nào? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất, phân bố như thế nào?
-Xác định độ cao trung bình của địa hình, nơi cao nhất, thấp nhất?
-Xác định các dãy núi chính, hướng núi, hướng nghiêng của địa hình…
-Quan sát ký hiệu màu sắc trên bản đồ,lược đồ nhận xét đặc điểm
địa hình của nước ta ( Tên các dãy núi, hướng núi, các đồng bằng …) phân
bố như thế nào?
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 14
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
Tìm trên hình 28.1 đỉmh Phan-xi-păng và đỉnh Ngọc Linh .
-Từ đặc điểm địa hình gợi ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối quan
hệ giữa địa hình với khí hậu, sông ngòi…
* Quan sát, mô tả, nhận xét sông ngòi:
Ví dụ: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam ( Địa lý 8 ).
Hướng dẫn học sinh khai thác theo các bước sau:
-Quan sát ký hiệu sông ngòi trên bản đồ, nhận xét chung về mạng
lưới sông ngòi của nước ta ( dày hay thưa ) phân bố như thế nào? Độ lớn
của sông, hướng chảy chủ yếu, nơi đổ nước, nguồn nước cung cấp…
-Hướng dẫn học sinh xác lập mối quan hệ giữa các đặc điểm của
sông với địa hình, khí hậu, chế độ nước… và giải thích các đặc điểm đã
nêu.
d2/ Khai thacù kiến thức về biểu đồ:
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 15
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
-Có những biểu đồ làø một đơn vị kiến thức cần được khai thác, cũng
có những biểu đồ có thể dùng để củng cố những kiến thức mà học sinh đã
học. Tuy nhiên dù ở dạng nào thì giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh
khai thác, phân tích theo các hướng sau:
+ Đọc tên biểu đồ: biểu đồ thể hiện cái gì? ( Khí hậu, gia tăng dân số,
tăng trưởng kinh tế…).
+ Quan sát toàn bộ biểu đồ để biết các đại lượng thể hiện trên biểu đồ
là gì? ( Số dân, các ngành kinh tế…) Trên lãnh thổ nào? Vào thời gian nào?
Các thể hiện trên biểu đồ như thế nào? ( Theo đường, theo cột, hình quạt…)
trị số các đại lượng được tính bằng gì? ( %, triệu người, nghìn ha, tấn…).
+ Đối chiếu, so sánh độ lớn của các hợp phần ( Biểu đồ cột chồng,
biểu đồ miền, biểu đồ quạt ), chiều cao của các cột ( Biểu đồ cột ), độ dốc
của đồ thị ( Biểu đồ đường ), kết hợp với số liệu ( Nếu có ) rút ra nhận xét
về các đối tượng và các hiện tượng địa lý được thể hiện trên biểu đồ.
+ Kết hợp kiến thức đã học, xác lập mối quan hệ để giải thích.
d3/ Khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê:
-Khi khai thác kiến thức từ bảng thống kê cần lưu ý học sinh:
+ Không bỏ sót số liệu nào, phân tích số liệu tổng quát trước rồi đi
vào phân tích cụ thể.
+ So sánh các số liệu để tìm ra trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
+ Xử lý các số liệu khi cần thiết.
+ Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu với các số
liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét.
Ví dụ:ï Hướng dẫn học sinh khai thác bảng 7.2 ( Bài 7 - Địa lý 8 )
Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội ở một số nước Châu Á năm
2001.
Quốc gia
Nhật Bản
Cơ
cấu
Nông
nghiệ
p
1.5(2)
GDP
Công
nghiệp
Dịch
vụ
32.1 (2)
66.4(2)
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Tỉ lệ tăng GDP/
GDP bình người
quân năm ( (USD)
%)
-0.4
33400.0
Mức thu
nhập
Cao
Trang 16
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
Cô-oet
Hàn Quốc
4.5
58.0(3)
41.4
41.8 (3)
54.1
1.7
3
19040.0
8861.0
Ma-lai-xi-a
8.5
49.6
41.9
0.4
3680.0
Trung Quốc
15
52.0
33.0
7.3
911.0
Xi-ri
23.8
29.7
46.5
3.5
1081.0
U-dơ-bê-ki-xtan
Lào
Việt Nam
36
53
23.6
21.4
22.7
37.8
42.6
24.3
38.6
4
5.7
6.8
449.0
317.0
415.0
Cao
Trung Bình
trên
TrungBình
trên
TrungBình
dưới
Trung
Bìnhdưới
Thấp
Thấp
Thấp
-Học sinh đọc nội dung của bảng.
-Nhận xét chung về chỉ tiêu của các nước .
-Mức thu nhập của các nước được phân ra làm mấy loại.
-Mức bình quân GDP cao nhất? Thấp nhất? Chênh lệch nhau khoảng
bao nhiêu lần?
-Nhận xét về tỉ trọng giá trị nông nghịêp trong cơ cấu GDP của các
nước có thu nhập cao khác nhau với nước có thu nhập thấp ở chỗ nào? Từ
phân tích bảng số liệu rút ra nhận xét chung về trình độ phát triển giữa các
nước và vùng lãnh thổ Châu Á không đồng đều.
d4/ Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý:
- Khác với các đồ dùng dạy học khác, tranh ảnh địa lý chỉ có tác dụng
giúp học sinh khai thác một số địa điểm và thuộc tính nhất định về đối
tượng. Vì vậy giáo viên cần gợi ý học sinh dựa vào kiến thức đã học kết
hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lý khác để giải thích đặc điểm
thuộc tính cũng như sự phân bố ( vị trí ) của đối tượng địa lý được thể hiện
trên tranh ảnh đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 ( Địa lý lớp 8 ): Tình hình phát triển kinh tế xã
hội ở các nước Châu Á: Giáo viên hướng dẫn khai thác bức ảnh hình 8.3
theo thứ tự sau:
- Bức ảnh thể hiện cái gì?( Cảnh thu hoạch lúa ), ở đâu? ( Indonêsia ).
- Gợi ý để học sinh nhận xét cụ thể từng đặc điểm và thuộc tính của
đối tượng được thể hiện trên ảnh:
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 17
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
+ Về diện tích mảnh ruộng ( Nhỏ ).
+ Số lao động ( Nhiều ).
+ Công cụ lao động ( Thô sơ ).
Từ các đặc điểm thuộc tính trên, rút ra nhận xét chung về trình độ sản
xuất nông nghiệp của Indonêxia nói riêng và một số nước châu Á nói
chung còn thấp.
e/ Những điểm cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức
từ kênh hình:
Khai thác kiến thức địa lý từ kênh hình là một kỹ năng địa lý cần
phải được rèn luyện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi trong quá trình dạy
và học.
e1/ Trong kiểm tra đầu giờ:
Khi kiểm tra bài học cũ giáo viên phải treo bản đồ phục vụ bài học
trước để học sinh quan sát và trả lời những câu hỏi của giáo viên đặt ra.
Mọi câu hỏi đặt ra phải yêu cầu buộc học sinh phải quan sát các đặc
điểm trên bản đồ để tự trả lời nội dung câu hỏi.
e2/ Trong giảng bài mới:
Kênh hình phải được treo vị trí thuận lợi nhất để học sinh cả lớp
quan sát được.
-Đưa ra và cất đi đúng lúc để tránh sự phân tán chú ý trong giờ học
của học sinh.
-Các câu hỏi gợi ý để học sinh khai thác kiến thức phải chú ý đến
yêu cầu buộchọc sinh phải quan sát kênh hình để trả lời. Đặt các câu hỏi
với yêu cầu trả lời các nội dung từ đơn giản đến phức tạp.
Giáo viên phải có sư linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các tình huống
sư phạm, luôn có thao tác “ mẫu”, uốn nắn sửa sai kịp thời những thao tác
chưa chuẩn bị của học sinh.
e3/ Trong củng cố bài:
- Luôn chú ý đặt ra những câu hỏi có yêu cầu rèn kỹ năng về bản đồ.
e4/ Trong hướng dẫn học sinh ở nhà:
- Hướng dẫn học sinh biết cách học ở nhà trên cơ sở dựa vào các kênh
hình ở sách giáo khoa kết hợp với vở ghi.
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 18
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
- Đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh làm các bài tập củng cố kỹ năng
trong tập bản đồ in sẵn ( nếu có ) thường xuyên kiểm tra, sửa bài tạo thói
quen tốt và các kỹ năng địa lý cho học sinh
Dưới đây là Ví dụ cụ thể của tôi đưa ra kinh nghiệm :Hướng dẫn học
sinh học sinh từ hệ thống kênh hình để nâng cao hiệu quả dạy và học
môn địa lí lớp 8A1 :
2/ Kết quả vận dụng các biện pháp:
a. Về vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức qua hệ thống kênh hình, đồ dùng dạy học:
_ Giờ dạy địa lí theo tinh thần thay SGK hiện nay đòi hỏi phải kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau, trong đó không thể thiếu việc tổ chức cho
học sinh khai thác kiến thức từ các hình ảnh, mô hình, quả địa cầu, bản
đồ… để HS rút ra những nhận xét về các hình ảnh quan sát được.
* Nguyên nhân:
_ Nguyên nhân khách quan: các phương tiện dạy học dù đã được cấp
cho mỗi trường nhưng không phải bài nào cũng có đủ các đồ dùng dạy
học. Một số đồ dùng chỉ để treo lên minh hoạ chứ chưa phải để sử dụng
để tổ chức các hoạt động dạy học.
_ Nguyên nhân chủ quan: để dạy học có sử dụng phương pháp trực
quan thì không phải dễ. Phương pháp trực quan phải gắn liền với phương
pháp nêu vấn đề. Mặt khác, giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ dùng
dạy học, kể cả phải làm thêm các đồ dùng khác để hỗ trợ.
b. Về khai thác các hình ảnh trong SGK, sử dụng các tranh ảnh,
mô hình hiện có trong nhà trường:
_ Hình ảnh trong sách địa lí là những hình ảnh chủ yếu được thu thập
từ nhiều tư liệu, cả trong nước và ngoài nước nên rất sinh động và hấp
dẫn. Tuy nhiên việc khai thác các hình ảnh trong SGK chưa thật đúng
theo yêu cầu SGK và dạy môn địa lí.
Mỗi giáo viên, mỗi tiết dạy có nhiều biện pháp sử dụng đồ dùng dạy
học sử dụng phương pháp dạy học khác nhau. Dưới đây là một số trường
hợp thực hiện một số biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 19
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
từ kênh hình của bản thân hoặc qua dự giờ đồng nghiệp, trong thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học tại trường THCS Tân Đông .
c. Về làm đồ dùng dạy học và sưu tầm tranh ảnh:
Trong khi tranh ảnh chưa đầy đủ để sử dụng cho dạy học theo yêu cầu
của việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần phải sưu tầm tranh
ảnh, làm đồ dùng dạy học. Tuy việc làm ĐDDH không phải là dễ, chưa
nói đến việc tốn công sức và tiền, việc nghó ra một ĐDDH thích hợp để
phục vụ cho một hay nhiều tiết dạy rất khó khăn với giáo viên. Vì thế
việc làm và sử dụng ĐDDH còn rất hạn chế. Trong một số tiết dạy giáo
viên có đem nhiều thứ ĐDDH nhưng thực tế chất lượng bài học chưa cao.
Nguyên nhân:
+Về khách quan: Điều kiện khó khăn như ở trường Tân Đông làm một
ĐDDH là cả một sự vất vả cho giáo viên. Ngoài ra, giáo viên chưa được
bồi dưỡng một cách hệ thống làm ĐDDH trong nhà trường. Trong lúc
môn địa lí bài nào cũng có ĐDDH.
d. Một sốù vấn đề rút ra từ thực trạng:
- Để nâng cao chất lượng bộ môn, không thể không đổi mới phương
pháp giảng dạy.
- Trong việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học là yếu tố cần
để đảm bảo cho giờ học , không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn
phát huy tính tích cực, chủ động cho mọi đối tượng học sinh, nhất là học
sinh trung bình, học sinh yếu.
- Sự sáng tạo trong dạy học địa lí là điều cần thiết, nhưng sáng tạo
trong việc sử dụng tranh ảnh, làm ĐDDH cũng hết sức quan trọng.
3. Một số kinh nghiệm : hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ
hệ thốnh kênh hình để nâng cao hiệu quả môn học địa lí
Xây dựng bộ sưu tập:
Trong chương trình địa lí lớp 8 có nhiều bài đề cập đến tài nguyên
thiên nhiên. Để tập cho HS có thói quen quan sát, GV hướng dẫn HS xây
dựng bộ sưu tập.
Những bộ sưu tập đơn giản như làm về bộ sưu tập tranh ảnh về địa
hình các-xtơ và các hang động ở Việt Nam: HS sưu tầm tranh ảnh từ lịch,
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 20
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
báo chí, ảnh chụp, bộ sưu tập về các loại khoáng sản ở địa phương: như
các loại đá, cát, sỏi, bộ sưu tập về các dân tộc ở địa phương, các thắng
cảnh du lịch ,di tích lịch sử,hay vẽ bản đồ Việt Nam . Khi dạy học dựa
vào bộ sưu tập này GV cho HS nhận xét sự phong phú về tài nguyên
thiên nhiên đất nước. Đồng thời qua bộ sưu tập này GV hướng dẫn HS để
HS cùng GV chu:ẩn bị các đồ dùng học tập
4. Kết quả thực hiện :
a. GV chủ động tự tin khi lên lớp, linh hoạt trong quá trình tổ chức
dạy-học, làm chủ được thời gian, số tiết dạy thừa giờ hoặc quá giờ được
khắc phục. Ngày càng sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện thiết bị dạy
học phù hợp đặc trưng bộ môn.
b. HS có kó năng khai thác kiến thức từ kênh hình. Tự tin vì trước mặt
“ Là một tài liệu ngỏ”, khắc phục được tâm lí ngại học môn địa lí vì đây
là môn học thuộc bài ở đa số HS. Từ đó các em học địa lí với tinh thần tự
giác, hăng say hơn.
-Sau khi áp dụng các biện pháp trên ở các lớp 8A 1 của trường THCS
Tân Đông của năm học 2008-2009 kết quả so sánh 3 giai đoạn như sau :
Giai Lớp TS
Điểm
Điểm 5
trở lên
đoạn
dưới 5
Cộng từ 5
0.5-4.5
5-6
6.5-7.5
8-10 điểm trở lên
Giữa
HKI 8A1 41 2
4.9 16
39
7
17.1 16 39 39 95,1
HKI
8A1
41
5
12,2
11
26,8
25 61 41
100
Giữa
HKII 8A1 41
7 17,1
8
19,5 26 63,1 41
100
Chất lượng bộ môn giữa các năm học ở lớp 8A 1 ,tại trường THCS
Tân Đông đến nay tuy vẫn còn học sinh yếu, tỉ lệ HS đạt trung bình còn
cao. Song có sự tiến bộ giữa học kì II so với học kì I, đặc biệt có sự thay
đổi về số lượng HS khá, giỏi so với HS trung bình.
* Nguyên nhân:
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 21
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
_ Là trường vùng nông thôn việc đầu tư cho học tập của HS còn hạn
chế. HS cuối cấp THCS, chất lượng đầu vào của trường còn thấp, không
đều giữa các năm.
_ Do trường có nhiều HS dân tộc theo học …
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN HỌC SINH
KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ HỆ THỐNG KÊNH HÌNH ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ DẠYVÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 :
1. Việc sử dụng kênh hình sẵn có để hướng dẫn HS khai thác kiến
thức phục vụ nội dung dạy học GV cần:
_ Vận dụng linh hoạt các kênh hình trong từng bài dạy địa lí, hướng
dẫn học sinh khai thác đúng trọng tâm của bài học.
_ Phải căn cứ vào mục tiêu của bài học, đặc điểm tư duy nhận thức
của HS nơi trường mình phụ trách.
_ Có sự kết hợp với hệ thống kênh chữ trong SGK.
_ Hướng dẫn HS khai thác kiến thức qua kênh hình theo hướng phát
huy tính tích cực của người học, tuyệt đối không sử dụng theo hình thức
minh hoạ cho nội dung bài học
2. Sáng tạo đồ dùng dạy học, phải gắn liền với sáng tạo ra tình
huống dạy học theo mục tiêu những hình ảnh trực quan sẽ làm cho
học sinh hứng thú trong giờ học, HS hiểu và có thể thuộc bài ngay tại
lớp:
_ Sự sáng tạo đồ dùng dạy học môn địa lí trước hết phải đảm bảo tính
chính xác, khoa học.
_ Sáng tạo đồ dùng dạy học là phải xuất phát vào tình huống dạy học
mà GV đã thiết kế trước. Phải đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn, tối thiểu
là phải hơn những hình ảnh, tranh ảnh trong SGK.
3. Đồ dùng dạy học không chỉ do GV làm ra mà còn tổ chức,
hướng dẫn cho HS cùng làm. Đồ dùng dạy học phải được sử dụng vào
nhiều hoạt động khác nhau: Ôn kiến thức cũ, hình thành kiến thức
mới, kiểm tra đánh giá, củng cố bài:
_ Hướng dẫn cho HS làm những mô hình, tranh vẽ để phục vụ giờ học.
Điều này không những tạo cho các em làm quen với các mô hình, có thói
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 22
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
quen sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, rèn luyện kó năng thao tác mà còn góp
phần rèn luyện tư duy.
_ Khi sáng tạo một bộ đồ dùng dạy học GV nên chú ý đến tính năng,
hiệu quả sử dụng của nó. Những đồ dùng dạy học được sử dụng nhiều bài
với nhiều hoạt động học tập khác nhau thì khả năng rèn luyện tư duy của
HS càng cao.
PHẦN C : KẾT LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM :
1/ Bài học kinh nghiệm :
Bản thân là một giáo viên giảng dạy bậc THCS được 8 năm nên
kinh nghiệm chưa nhiều . Trong qua 1trình nghiên cứu đề tài này , tôi chỉ
vận dụng trong phạm vi lớp 8A1 với só số 41 em . Qua thực tiễn tôi rút ra
bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau :
Để khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình để nâng cao hiệu quả dạyvà
học môn địa lí lớp 8 có kết quả thì :
+ HS phải được trang bị đầy đủ SGK, tập bản đồ, bài tập và bài thực
hành đại lí 8 , Atlát địa lí Việt Nam .
+Giáo viên phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy,
thường xuyên kiểm tra và bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ
bộ môn. Khi lên lớp, giáo viên phải chuẩn bị ĐDDH để phục vụ tiết học
đó, nếu thiếu thì đồ dùng cần thiết thì GV phải tự làm. Sử dụng co 1hiệu
quả ĐDDH sẵn có như : Bản đồ , tranh ảnh, mẫu khoáng sản … tuỳ bài mà
giáo viên hướng dẫn HS làm việc với ĐDDH đó .
+ Giáo viên kiểm tra thường xuyên, đánh gía khả năng khai thác
kiến thức của HS từ hệ thống kênh hình, sự tiếp thu bài của HS qua làm
viậc với ĐDDH ở các bước kiểm tra bài cũ và củng cố luyện tập .
HS cần quan tâm nhiều đến bộ môn : đọc kó SGK, soạn bài theo câu
hỏi , hoàn thành bài tập, học bài trước khi đến lớp .
2/ Hướng phổ biến, áp dụng và nghiên cứu tiếp của đề tài
sáng kiến kinh nghiệm :
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 23
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
Để học sinh biết khai thác nội dung kiến thức từ bản đồ để nâng cao
hiệu quả của việc dạy và học ,tăng cường các phương pháp dạy học thì
giáo viên phải biết mở đầu và kết thúc bài giảng bằng bản đồ .
Giáo viên phải tích cực đổi mới các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học ,tăng cường các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
hoạt động học tập của học sinh ,mục đích là tạo cho học sinh dễ quan sát
,nhận biết các đối tượng ,tránh hình thành cho học sinh nhận thức đối
tượng một cách máy móc .Đồng thời khả năng phát huy tính tích cực sáng
tạo của người học qua các phương tiện dạy học này đạt được hiệu quả tốt
hơn.
Chương trình địa lí lớp ở 8 có sự đòi hỏi cao về kiến thức cũng như
kỹ năng của người học .Nội dung kiến thức được sử dụng trong hệ thống
kênh hình nói chung và kênh hình nói riêng có phần phức tạp với tư duy
nhận thức của người học ,nó đòi hỏi kiến thức đến kỹ năng đọc ,phân tích
,so sánh và tìm ra các mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng .Vì vậy giáo
viên phải biết đặt ra các câu hỏi gợi mở đến phức tạp ,lấy ví dụ gần gũi
với cuộc sống hoặc yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học để
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức.Trong quá trình khai thác kiến
thức giáo viên nên đi theo trình tự :Cho học sinh tìm hiểu ,nhận biết các
đối tượng đơn giản đến phức tạp thông qua các câu hỏi họăc các mẫu
phiếu học tập .
Đối với những lớp có nhiều học sinh khá giỏi ,giáo viên cần tăng
cường các hoạt động nhận thức bằng các câu hỏi ,các bài tập nhỏ ,các
tình huống có vấn đề theo hướng phát triển tư duy ,giáo viên đóng vai trò
là người tổ chức hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh ,học sinh là
người chủ động ,tích cực sáng tạo tìm ra kiến thức ,dưới sự hướng dẫn của
giáo viên .Ngược lại ,đối với những lớp có nhiều học sinh trung bình ,yếu
,giáo viên cần lựa chọn những kiến thức bài giảng cơ bản ,kiên trì hướng
dẫn học sinh một cách cụ thể ,tỉ mỷ bằng các câu hỏi gợi mở ,gíup quá
trình tiếp thu kiến thức của các em được thuận lợi và đảm bảo được tinh
thần dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của người học .
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 24
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
-Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tại một trường ven
vùng nông thôn nên còn gặp nhiều khó khăn đối với việc dạy và học, tôi
mong rằng sự chia sẻ những kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm giúp
cho tôi thực hiện tốt hơn công việc dạy học của mình. Vì vậy, hội đồng
khoa học xem xét giúp đỡ. Nếu được chấp nhận là đề tài có giá trị về “
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ hệ thốnh kênh hình để nâng
cao hiệu quả môn học địa lí” . Tôi sẽ áp dụng rộng rãi ở các lớp còn lại
trong phạm vi môn Địa lí tại đơn vị nagỳ có hiệu quả hơn .
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngờ
Trang 25