Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.85 KB, 17 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện,
có đạo đức, tri thức. Chúng ta không những phải cung cấp tri thức cho học sinh
mà còn phải giáo dục đạo đức cho các em. Sinh thời Bác Hồ đã dạy “Người có
đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà khơng có đức
thì tài cũng thành vơ dụng”, qua đó chúng ta càng thấy vai trị quan trọng của
giáo dục đạo đức.
Trong trường học nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh là của tất cả các giáo
viên, cán bộ cơng nhân viên, các tổ chức đồn thể trong trường . Đối với từng
lớp học thì vai trị giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên chủ nhiệm vô cùng
to lớn, mỗi chủ trương biện pháp của nhà trường và cấp trên muốn đến được
với học sinh đềuphải thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ
nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý
của Hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người
vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và
theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối
hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động,
công tác. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đồn
thể trong trường, trong đó quan hệ nhiều ở cấp THCS là Đội thiếu niên, chi
đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học, giáo dục HS trong lớp mình
phụ trách.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học
sinh như vậy, bên cạnh các giáo viên đã ý thức được vai trị trách nhiệm của
mình thì vẫn cịn một bộ phận giáo viên chủ nhiệm vẫn còn chưa ý thức được
trách nhiệm của mình đối với lớp chủ nhiệm hoặc chưa tìm ra phương pháp để
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong lớp chủ nhiệm.
Qua một thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Phong Thủy
tơi đã có một số biện pháp để đưa lớp dần đi vào nề nếp, có phong trào học tập
tốt. Chính vì vậy tơi xin mạnh dạn trình bày những ý kiến của mình qua đề tài “


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên chủ
nhiệm”.
1


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN lớp trong
công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức HS và góp phần hồn thiện nhân cách HS ở
trường THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận về công tác chủ nhiệm lớp đã thể hiện vai trị của giáo
viên như thế nào trong cơng tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế
nào?
Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức HS tại lớp chủ nhiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng.
Nghiên cứu qua quá trình chủ nhiệm lớp 7.2 năm học 2017-2018
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 7.2 trường THCS Phong Thủy
5. Giả thuyết khoa học.
Nếu nghiên cứu tìm ra các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nếu áp dụng đại
trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong trường THCS.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các tài liệu liên quan.Thu thập
những thơng tin lý luận của vai trị của người GVCN lớp trong công tác giáo dục
đạo đức HS. Các bài tham luận trên các tập san giáo dục và trên Internet.

6.2. Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
6.3. Phương pháp điều tra:
Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn
bè và hàng xóm của HS.
6.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường, đoàn đội.

2


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường
mình.
6.5. Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 7.2
trường THCS Phong Thñy năm học 2017-2018.
7. Cấu trúc của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh của giáo
viên chủ nhiệm.
8. Thời gian thực hiện:
-Bắt đầu:1/8/2017
-Kết thúc:31/5/2018

3


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp
1.1. GVCN lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục tồn diện, GVCN phải có
những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư
phạm như: Kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa
tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có
nhạy cảm sư phạm để có dự đốn đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học
sinh,…Định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra
những dự định để chúng tự hoàn thiện về mọi mặt.
Trong chức năng quản lý giáo dục, cần đặc biệt quan tâm tới việc đồng thời
quản lý học tập và quản lý sự hình thành phát triển nhân cách.
1.2. GVCN tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm
năng tích cực của mọi học sinh.
Đây là chức năng rất đặc trưng của GVCN mà các giáo viên bộ môn khác
không làm chủ nhiệm lớp khơng thể có. GVCN khơng nên làm thay đội ngũ tự
quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của GVCN là bồi dưỡng năng lực tự quản cho
học sinh của lớp (bằng cách tổ chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được
tham gia vào đội ngũ đó). Đội ngũ tự quản bao gồm: ban cán sự lớp, tổ trưởng,
hoặc những em được phân công phụ trách từng mặt hoạt động của lớp như văn
nghệ, thể dục, hoạt động ngoại khóa, hoạt động học tập, câu lạc bộ,…
GVCN cần lưu ý xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ
từng năm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh
1.3. GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và
ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.
GVCN có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nghị quyết, tư tưởng chỉ đạo của
ban giám hiệu nhà trường tới học sinh lớp chủ nhiệm. GVCN là nhà quản lý, nhà
sư phạm, đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh.
GVCN là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp,
bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh với hiệu trưởng, các giáo

4


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
viên bộ mơn,với gia đình và đồn thể trong và ngồi nhà trường về nguyện vọng
chính đáng của học sinh, để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng
giáo dục.
1.4. GVCN đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong
trào chung của lớp.
Để đánh giá khách quan, chính xác quá trình rèn luyện của từng học sinh,
GVCN cần xây dựng chuẩn thang đánh giá(đặc biệt khi đánh giá ý thức, thái độ,
hành vi đạo đức) và thông qua nhiều kênh đánh giá( tự đánh giá, tập thể tổ lớp
đánh giá, cha mẹ học sinh, một số giáo viên giảng dạy ở lớp, cán bộ phụ trách các
mặt hoạt động có học sinh lớp chủ nhiệm tham gia như thể dục thể thao, văn nghệ,
ngoại khóa, cán sự mơn hoc,…)
2.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Điều lệ trường trung học quy định nhiệm vụ của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ
nhiệm:
Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
1. Giáo viên bộ mơn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy
học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường
tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất
lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương
pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu
sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học
sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng
mơi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
5


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều
này, cịn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với
hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng
học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ mơn, Đồn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các
tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện,
hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn
lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng,
phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại
lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
3. Khái niệm về đạo đức, giáo dục đạo đức:
3.1. Khái niệm về đạo đức:
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người
tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của
tập thể và cộng đồng.
3.2. Giáo dục đạo đức:
Là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu,
chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị
đạo đức của cá nhân, nhằm góp phần phát triên nhân cách của mỗi cá nhân và thúc
đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
3.3. Mục tiêu giáo dục đạo đức:
Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những
phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn
trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp
hành các quy định của pháp luật.
3.4. Chức năng giáo dục đạo đức:
Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật, sống có kỷ cương, nề nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.

6


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH CỦA GVCN.
1. Đặc điểm tình hình trường THCS Phong Thủy
Trường THCS Phong Thủy đóng trên địa bàn Phong Thủy, là một xã có nền

kinh tế phát triển trong huyện Lệ Thủy nên đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc
học tập của con em. Chất lượng giáo dục của trường xếp vào tốp khá trong huyện,
được chính quyền xã quan tâm, trường đã đạt trường chuẩn quốc gia, tạo điều kiện
để giáo viên yên tâm cơng tác.
Năm học 2017-2018 trường có 12 lớp với 422 học sinh, 32 giáo viên cán bộ
công nhân viên.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì trường cũng gặp một số khó khăn
trong đó có khâu giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số phụ huynh phải đi làm ăn
xa để con ở nhà với ông bà hoặc tự quản cũng khiến cho nhà trường gặp khó khăn;
trường học bị tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận học sinh đua đòi, chơi
điện tử chểnh mảng học tập và rèn luyện khiến cho giáo viên phải vất vả với các
em ( nhất là GVCN lớp).
2. Đặc điểm của lớp chủ nhiệm.
Năm học 2017– 2018, tôi được Ban giám hiệu trường THCS Phong Thủy
phân công chủ nhiệm lớp 7.2 . Đây là một lớp học đại trà với sĩ số 37 học sinh.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực năm lớp 6 của các em như sau:
Hạnh kiểm

Học lực

Xếp loại

T

K

Tb

Y


Kém

G

K

Tb

Y

K

Tổng số

20

15

2

0

0

4

11

19


3

0

(37)

Lớp có 19 học sinh nam và 18 học sinh nữ ở hai thôn của xã Phong Thủy. Hầu hết
gia đình học sinh trong lớp đều làm nơng nghiệp nên đời sống cịn khá khó khăn.

7


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
Đặc biệt ,có 1 em bố mất sớm và có 1em bố mẹ ly hơn phải ở với ông bà; đó là em
Đặng Thị Thu minh , Nguyễn Linh Ngọc.
Từ đặc điểm chung của lớp 6.2, tôi thấy được những thuận lợi và khó khăn
trong cơng tác chủ nhiệm sau:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trường THCS Phong
Thủy và các tổ chức đồn thể trong trường.
Bản thân tơi đã có 10 năm làm cơng tác chủ nhiệm lớp nên ít nhiều cũng tích
lũy được một số kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp
Đa số HS ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.
HS trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp .
Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong
công tác giáo dục.
Bên cạnh những thuận lợi, trong công tác chủ nhiệm, tơi cịn gặp một số khó khăn
Khó khăn:
Nhiều em HS hồn cảnh gia đình khó khăn.
Sự định hướng học tập của gia đình cịn hạn chế.

Một số học sinh thiếu thốn tình cảm chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn
xa.
3. Giải pháp thực hiện:
3.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tính cách, hồn cảnh học sinh.
Học trị là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật đáng yêu. Nhưng bên cạnh đó
các em cịn có những nhược điểm mà ta phải hiểu rõ, hiểu đúng để mỗi khi có tình
huống xẩy ra ta có đủ bình tĩnh để giao tiếp ứng xử theo đạo lý nghề nghiệp.
Muốn giáo dục được học sinh thì phải hiểu đặc điểm tâm lý học sinh để có
cách giáo dục phù hợp, phải hiểu được tính cách từng em để có cách ứng xử thích
hợp, có khi biện pháp giáo dục này phù hợp với học sinh A nhưng lại phản tác
dụng đối với học sinh B.
GVCN phải nắm được khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em: thơng minh,
nhanh nhẹn hay bình thường hoặc chậm trong học tập, lao động vui chơi giao tiếp;
tác phong nhanh nhẹn hay chậm chạp…Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi

8


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
học sinh giúp GVCN lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có kết quả
tốt.
Khi nhận lớp chủ nhiệm tơi đã tìm hiểu sơ bộ học sinh qua GVCN lớp dưới
như: học sinh xếp học lực giỏi, học lực yếu, hạnh kiểm tốt, hạnh kiểm trung bình,
….Sau đó cho học sinh viết sơ yếu lý lịch để hiểu rõ hơn về gia đình học sinh, từ
đó phân loại các đối tượng để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Ví dụ có em bố mất sớm, tuổi cịn nhỏ rất dễ tủi thân tơi đã chia sẻ, động
viên các em; giúp các em có nghị lực phấn đấu vươn lên trong học tập. Hướng dẫn
các bạn trong lớp quan tâm đến bạn . Nếu là học sinh có hạnh kiểm chưa tốt thì
phải đến gia đình tìm hiểu hồn cảnh xem bố mẹ thế nào có quan tâm đến con
mình khơng,…

3.2. Lựa chọn ban cán sự lớp.
Ban cán sự lớp là người thay GVCN quản lý lớp chính vì vậy GVCN phải
tìm được ban cán sự lớp thực sự có năng lực để giúp mình điều hành lớp. Những
người trong ban cán sự lớp không nhất thiết phải là người học giỏi nhất lớp nhưng
phải là người gương mẫu, biết điều hành lớp theo sự hướng dẫn của GVCN. Phải
làm thế nào mà tập thể lớp tự quản được các hoạt động như khi có GVCN đó là tài
của GVCN.
GVCN phải tìm hiểu qua học sinh, qua giáo viên bộ mơn; khi thấy em nào
có khả năng thì phải giao việc để thử thách các em. Khi thấy các em có thể đảm
nhiệm được cơng việc thì GVCN phải làm cơng tác tư tưởng để các em nhận làm
cán bộ lớp, tránh tình trạng để ra lớp bỏ phiếu gây tâm lý ngại và đột ngột có thể
học sinh từ chối khơng nhận; Khi đã làm cơng tác tư tưởng cho học sinh thì
GVCN phải hướng cho các bạn bỏ phiếu cho ban cán sự lớp.
Khi đã chọn được ban cán sự lớp GVCN phải hướng dẫn các em làm việc
một cách chu đáo, GVCN có uy tín thì cán bộ lớp mới làm được việc vì vậy
GVCN phải tự trau dồi chun mơn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tạo uy tín đối
với học sinh. Khi các em vi phạm lỗi thì cũng xử lý như các bạn chứ khơng được
nói nặng lời gây mất uy tín của các em trước lớp.
Phân cơng nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
Lớp trưởng: Em Trần Hồng Thùy Giang có nhiệm vụ: Tổ chức, theo dõi các
tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần,các cuộc hội ý cán bộ cốt cán của lớp, các hoạt
9


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
động giáo dục theo quy mô lớp.Luôn luôn có trách nhiệm quản lí lớp trong mọi
hoạt động tập thể của trường , nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp
hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.
Lớp phó phụ trách học tập: Nguyễn Lê Thảo Ly có nhiệm vụ tổ chức điều
khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp, tổ chức các câu lạc bộ học tập theo

chủ đề; tổ chức thi tìm hiểu, giải đáp các thắc mắc trong học tập, đề xuất với
GVCN, giáo viên bộ môn về kế hoạch, nội dung học tập. Điểm danh mỗi buổi học.
Lớp phú ph trỏch lao ng: Phạm Thành Đạt cú nhim vụ tổ chức phân
công, điều khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp, nhận xét đánh giá kết quả cuối
buổi lao động.
Lớp phó phụ trách văn – thể: Vâ Thành Đạt , iu khin v theo dừi cỏc
hot ng văn thể của lớp.
Sao đỏ: Ngun H¬ng Giang( a) có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra,đánh
giá, giữ trật tự, kỷ luật, thực hiện nội quy của lớp và tổ; báo cáo kết quả hàng tuần,
hàng tháng cho lớp trưởng và bỏo cỏo trc lp.
T trng( Phạm Thị Hằng, Nguyễn Nhật Mai, Ngun H¬ng
Giang b) có nhiệm vụ theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình
hình cụ thể về học tập, kỷ luật của từng tổ viên, tổng hợp theo dõi chéo kết quả
hàng tuần, nhắc nhở động viên các thành viên của tổ tham gia các hoạt động của
lớp.
Quỹ lớp: theo dõi thu chi của lớp.
Cán sự mơn học ( Nguyễn Thị Nhật Minh, TrÇn Hång Thïy Giang) chữa
bài tập trong giờ sinh hoạt 15 phút.
3.3. Lập sơ đồ tổ chức lớp học:
Căn cứ vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi trước; HS khá giỏi
ngồi sau.
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp trước, cao sau; HS mắt yếu
ngồi gần bảng.
Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau
Sau 2 tuần GVCN đổi chỗ ngồi một lần, trường hợp đặc biệt có thể đổi chỗ
ngồi khơng theo định kỳ(ví dụ 2 bạn ngồi cạnh nhau hay nói chuyện ảnh hưởng
đến lớp hoặc có bạn mắt yếu không thấy được). GVCN đổi chỗ ngồi theo nguyên
10



Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
tắc mỗi người được ngồi gần nhiều người trong năm học giúp các em gần gũi nhau
hơn tạo mi on kt trong tp th lp.
Bn Giỏo
Viờn
Hơng
Nhung

An
H.Giang b

Viên
Sỹ

Thắng

Hồng

T.Vân

Giang

T.Huyền

N.Đạt

L.ngoc
V.Đạt

Nh

Hoàng

Vinh

Trinh

T.Ly

Liễu



Bảo
Trọng

T.vân
Thơng

Tiền
P.Đat

Nhàn

Hòa

Trung

Tài

Minh


P.Hằng

H.Giang a

Mai

C.Ngọc
T.Đạt

N.Đạt

3.4. Giáo dục đạo đức HS thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Trước hết GVCN phải thấy được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp, đây
không phải là tiết được xả hơi sau một tuần học tập mà là dịp để cơ trị cùng nhìn
lại xem trong tuần qua chúng ta đã thực hiện được những nội dung gì? Mặt nào
làm được, mặt nào còn tồn tại và hướng khắc phục ra sao.
GVCN hướng dẫn cán bộ lớp theo dõi thi đua trong tuần: Các tổ trưởng theo
dõi chéo, lớp trưởng, lớp phó theo dõi chung. Trước hết cho các tổ trưởng báo cáo,
tiếp theo cán bộ lớp bổ sung và cuối cùng là chốt của GVCN. Lớp có thể đưa ra
hình thức xử phạt đối với những bạn vi phạm lỗi ( Phạt trực nhật với những bạn vi
phạm 2 lỗi trên tuần).
Quan trọng nhất là qua tiết sinh hoạt học sinh thấy được vi phạm của mình
từ đó có hướng khắc phục, lúc này GVCN phải phân tích cho học sinh để các em
hiểu, hướng dẫn các em cách khắc phục( Ví dụ hay đi học chậm thì phải đặt
chuông đồng hồ hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy buổi sáng). GVCN khơng nên phê bình
nặng nề những em vi phạm dễ gây tâm lý chán nản. Trong tiết này nên dành một
khoảng thời gian tâm sự với các em.
11



Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
3.5. GVCN kết hợp với các giáo viên bộ môn giáo dục đạo đức học sinh
GVCN phải là hạt nhân của sự kết hợp với các giáo viên khác cùng thực
hiện các tác động sư phạm đồng bộ tới học sinh và tập thể học sinh. Cụ thể sự phối
hợp đó là:
Thống nhất yêu cầu giáo dục đối với học sinh. Sự thống nhất này sẽ định
hướng chung cho các tác động sư phạm của giáo viên, tạo ra được sức mạnh tổng
hợp để vừa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, vừa nâng cao
chất lượng giảng dạy – giáo dục của giáo viên, tránh sự hoạt động rời rạc, tùy tiện,
thậm chí vơ hiệu hóa tác động sư phạm của nhau ( ví dụ giáo viên bộ mơn khơng
được phê bình giáo viên chủ nhiệm trước tập thể lớp và ngược lại)
Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng học sinh nói
riêng, cả lớp nói chung đối với từng môn học.
Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dị, phát hiện những khó
khăn của học sinh trong học tập.
Trao đổi với giáo viên bộ mơn về những học sinh có khó khăn trong học tập
và rèn luyện (hồn cảnh gia đình khơng thuận lợi, sức khỏe yếu, ý thức kỷ luật
kém,…) đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn phản ánh để cùng hỗ trợ,
phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng.
Phản ánh với giáo viên bộ môn về nguyện vọng của học sinh và đề xuất với
giáo viên bộ môn giúp lớp tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập để học sinh học
môn đó có kết quả hơn, đồng thời đề đạt, cuốn hút các giáo viên bộ môn tham gia
các hoạt động tập thể của lớp có lên quan đến mơn học nhằm kích thích và tạo
thuận lợi cho các em hoạt động có hiệu quả.
3.6. GVCN trong việc kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội giáo dục đạo đức
học sinh.
3.6.1. Gia đình là mơi trường giáo dục- lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng
đến đứa trẻ trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ một cách sâu sắc. Vì vậy, giáodục
gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ em.

Song giáo dục gia đình vốn có những đặc trưng riêng của nó, nên vấnđề đặt ra là
nhà trường phải liên kết với gia đình như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất
tồn vẹn của q trình giáo dục, thì giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh

12


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
hưởng và cùng với nhà trường giáo dục học sinh có hiệu quả. Chính GVCN lớp là
người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết này.
Trước hết GVCN phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch
giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp thông qua các
cuộc họp phụ huynh. Trên cơ sở đó, GVCN thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội
dung, biện pháp, hình thức giáo dục. GVCN cũng có thể đề nghị gia đình tạo mọi
điều kiện cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu giáo dục của
nhà trường.
Nội dung liên kết giữa GVCN với gia đình:
GVCN có kế hoạch định kỳ thơng báo cho gia đình học sinh biết kết quả học
tập, lao động, tu dưỡng …của con em họ. Ngược lại gia đình cũng thơng tin kịp
thời cho GVCN biết về tinh thần học tập, phong cách sinh hoạt, ứng xử và diễn
biến tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình, ở cộng đồng dân cư,…Việc
làm này giúp cho GVCN cũng như gia đình kịp thời hiểu các em và có biện pháp
tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em đạt kết quả tốt, có hành vi
tốt, nhắc nhở kịp thời khi các em có những biểu hiện cần uốn nắn.
GVCN cùng gia đình phải thường xuyên tự điều chỉnh và hoàn thiện việc
lien kết giáo dục.
GVCN phải tư vấn cho các bậc cha mẹ về kiến thức tâm lý học, giáo dục
học để cùng nhà trường giáo dục học sinh, tổ chức bồi dưỡng phương pháp giáo
dục gia đình cho cha mẹ học sinh.
GVCN thay mặt nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh cùng với nhà trường

chăm lo xây dựng cơ sở vật chất để giáo dục con em.
3.6.2. GVCN với việc liên kết với chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn
thể xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Việc liên kết giáo dục cần hướng vào các nội dung sau:
Bảo vệ trật tự, an ninh của địa phương.
Tổ chức việc học tập, vui chơi, rèn luyện,… nhằm hình thành nhân cách học
sinh.
Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường tạo điều kiện cho các hoạt động
giáo dục học sinh của lớp đạt hiệu quả cao.

13


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN

7. Kết quả.
Sau khi thực hiện những giải pháp trên với lớp chủ nhiệm 7,2 trường THCS Phong
Thủy cuối năm học 2017-2018 lớp đã đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc của
trường và kết quả học tập – đạo đức đạt được nhiều kết quả khả quan.

Hạnh kiểm
Xếp

Học lực

T

K

Tb


Y

Kém

G

K

Tb

Y

K

32

5

0

0

0

8

11

18


0

0

loại
Tổng
số
(37)

14


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như vậy : Giáo dục đạo đức học sinh là giáo dục cơ bản, nền tảng cho các
mặt giáo dục khác. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước ta hết sức
coi trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Đảng đã coi “Giáo dục là quốc
sách hàng đầu”. GVCN có vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh. Qua 10 năm làm công tác chủ nhiệm và qua trải nghiệm thực
tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức HS thành công hay thất bại phụ
thuộc nhiều vào GVCN lớp. Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi
người GVCN lớp phải là người có uy tín, tồn diện, có năng lực thực sự để
chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được
sức mạnh tổng hợp, giáo dục đạo đức hcho học sinh ngày càng có hiệu quả.
2.Một số kiến nghị
GVCN lớp có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách HS, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Vì vậy,tơi kính

mong Phịng GD&ĐT Lệ Thủy tổ chức các diễn đàn về công tác chủ nhiệm,
để tôi được giao lưu, trao đổi và học hỏi với các đồng nghiệp có kinh
nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm ở bậc THCS trên toàn huyện Lệ Thủy.
Trên đây là một số biện pháp của tơi trong q trình giáo dục đạo đức
HS với vai trị GVCN lớp. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng
xét duyệt cùng các đồng nghiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn.

15


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông ( Nhà xuất bản
giáo dục) tháng 7/2003
2.Những diều giáo viên chủ nhiệm cần biết- Nhà xuất bản lao động
3.Luật Giáo dục
4.Điều lệ trường trung học

16


Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa GVCN

17



×