Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.99 KB, 21 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
*Để chuẩn bị nguồn nhân lực mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
hiện đại thì cần phải làm tốt cơng tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Dạy chữ,
dạy người phải được quan tâm và coi trọng như nhau. Hiện nay việc thiếu kĩ
năng sống trong một bộ phận học sinh là không nhỏ.Kĩ năng sống đang được
quan tâm,tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kĩ năng học
tập,còn việc giáo dục kĩ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Chính vì vậy vấn
đề giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề nóng bỏng
trong xã hội hiện nay. Ngồi việc cung cấp kiến thức văn hóa cho học sinh thì
vấn đề giáo dục kĩ năng sống cũng đang được đặt ra cấp thiết. Giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh là vai trò, trách nhiệm của nhà trường , của gia đình và của xã
hội đối với các em.Trong những năm trở lại đây,khi Phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện,học sinh tích cực”được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ
trong các cấp học,ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục,các đơn vị trường
học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức ,kĩ năng sống cho học
sinh ,đặc biệt là học sinh tiểu học.
Có thể nói kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù
hợp sẽ ln vững vàng trước những khó khăn thử thách biết ứng xử, giải quyết
vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống
ln u đời và làm chủ cuộc sống của mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng
sống thường bị vấp váp dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, bản thân tơi đã có nhiều
cố gắng đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống
cho học sinh trong cả các mơn học chính khóa và trong các hoạt động ngoài giờ
lên


1/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

lớp. Và đó cũng chính là lí do tơi chọn “giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” để nghiên cứu.
2.Cơ sở khoa học
2.1.Cơ sở lí luận:
Ngày nay xã hội càng phát triển thì con người càng phải hoàn thiện. Một
con người hoàn thiện thì khơng chỉ có tài mà cịn phải có đức. Vì vậy việc giáo
dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh qua học tập và sinh hoạt ở trường là
điều hết sức cần thiết.
Đã có thời gian chúng ta coi trong việc dạy văn hóa cho học sinh sao cho
thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “ Học làm người”, quên
đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trị chơi mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc .Các em không được cung cấp những kĩ năng sống cần thiết, kĩ năng
hịa nhập cộng đồng . Cơng văn số 307/KH – Bộ GDĐT về kế hoạch triển khai
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực’ như
một làn gió mới mang đến sự lạc quan thôi thúc chúng ta chú trọng việc giáo
dục, rèn kĩ năng sống cho học sinh – những người chủ tương lai của đất nước.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là bước đầu hình thành và rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết
được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản
thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù
hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hồn
cảnh.
2.2 Cơ sở thực tiễn:
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, ham tìm tịi, khám phá song cịn thiếu hiểu biết sâu

sắc trong xã hội. Hiện nay có nhiều học sinh sống trong mơi trường có hồn
cảnh

2/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

khác nhau. Một số học sinh được quan tâm chăm sóc quá mức chu đáo của phụ
huynh vì sống trong gia đình ít con, kinh tế ổn định. Một số là những em sống
trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc sống mưu sinh, phụ huynh cịn bỏ mặc
con cái… Mơi trường hoàn cảnh khác nhau đã mang đến cho các em một thiếu
sót lớn trong từng bước trưởng thành đó là kĩ năng sống.
Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết giúp các
em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân gia đình, cộng đồng và Tổ
quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống , giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản
thân, phịng ngừa tai nạn giao thơng, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động,
an tồn, hịa bình, và lành mạnh.

PHẦN THỨ HAI
GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ
2.1.Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng
kết kinh nghiệm.
Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp bạn nhanh chóng hồ nhập và khẳng định
vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Do đó, cho dù
bạn có tài giỏi, thơng minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống, bạn cũng không
thể tiếp cận với mơi trường xung quanh, hịa nhập cũng như khẳng định mình.

Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết.
Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết
định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra
vấn đề nào đó, nếu khơng được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức
để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm
có ý thức

3/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính
mình cũng như xã hội
Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ
năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Yêu
cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản,
cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc,
viết
và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban
đầu về nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học
hiện
nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất
là việc giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho HS.
Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học
còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét
chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú
trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh cịn chiếu lệ,

giáo viên ln chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt … Ở bậc tiểu học các
môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực
hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học
sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ
cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành
động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy tơi quyết định
chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”. Vì rèn
kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm
công tác giáo dục cần quan tâm.
* Đóng góp mới về lí luận và thực tiễn:

4/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

- Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ vấn đề lí luận về kĩ năng sống và các
biện pháp rèn kĩ năng sống.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ thực trạng kĩ năng sống của học sinh
Tiểu học hiện nay. Đồng thời chứng minh được nếu thiết lập được các giải pháp
giáo dục kĩ năng sống một cách có hệ thống, linh hoạt và sáng tạo thì việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ có hiệu quả cao. Giải pháp cịn là căn cứ để
tìm ra các phương pháp phù hợp trong dạy học và giáo dục học sinh.
* Điểm mới trong nghiên cứu là học sinh được thực hành rèn luyện nhiều và
tất cả học sinh đều có cơ hội được thực hành.
*Tính sáng tạo: Tạo được nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh. Học sinh
hứngthú học tập và rèn luyện.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

+ Thu thập và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế:
+ Điều tra khảo sát.
+Tìm hiểu tâm sinh lí trẻ em.
+ Quan sát để nắm thực trạng.
+ Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
+Phân tích ,tổng hợp những vấn đề thu thập được, giải quyết vấn đề.
+Thực nghiệm, đối chiếu so sánh kết quả trước và sau khi tiến hành các giải
pháp.
Với hệ thống kĩ năng sống được đưa vào nghiên cứu của đề tài thì kĩ năng
sống của học sinh lớp Một nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung bước đầu đã
có những thành cơng nhất định, nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Nếu giáo
viên biết lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và các

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

5/18


GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

phương pháp hình thức tổ chức giáo dục một cách linh hoạt và có sáng tạo, đẩy
mạnh được việc hoạt động tích cực của học sinh thì các kĩ năng sống của học
sinh được rèn luyện nhiều hơn và đạt hiệu quả hơn.
Thực hiện trong năm học 2016 – 2017
. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về kĩ năng sống.
. Tìm hiểu thực trạng, điều tra khảo sát.
. Xây dựng nội dung lồng ghép rèn kĩ năng sống qua các bài học, mơn học, qua
hoạt động ngồi giờ lên lớp, qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể.
. Lựa chọn các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện.

. Tổ chức thực nghiệm giải pháp.
. Thu nhận kết quả, rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi tới đồng nghiệp.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, ln được
đặt vào hồn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó
khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống
hay thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực,
vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận
học sinh trong thời gian quan như nghiện hút, bạo lực học đường, v.v… chính là
do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết. Vì vậy việc giáo dục đạo đức và
kĩ năng sống cho học sinh qua học tập và sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần
thiết.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài đã có những thuận lợi và một số
khó khăn.
. Thuận lợi và khó khăn:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

6/18


GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

a. Thuận lợi:
-Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa
phương, Phịng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những
biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các

bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn
luyện
kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng
làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ
năng phịng, chống tai nạn giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tích
khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hịa bình, phịng ngừa bạo
lực và các tệ nạn xã hội.
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục học sinh. Nhận được
sự ủng hộ nhiệt tình của đồng nghiệp, sự đồng thuận và nhất trí cao của quý phụ
huynh. Trường học khang trang, lớp học thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ.Nhà
trường trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy Học sinh được
trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân. Học sinh học 2 buổi ở trường nên giáo
viên có nhiều điều kiện để giáo dục các em hơn.
b. Khó khăn:
- Giáo dục kĩ năng sống chưa có nội dung, chương trình, kế hoạch cụ thể mà cịn
mang hình thức tích hợp lồng ghép cho nên hiệu quả của nó cịn phụ thuộc rất
nhiều vào nhận thức, sự quan tâm, khả năng linh hoạt, sáng tạo của các nhà
trường, của từng giáo viên.
Về phía các bậc cha mẹ các em ln nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ
chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết
làm tốn thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng
con cái khiến trẻ khơng có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không
chú

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

7/18


GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC


ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật
dụng trong ăn uống hay khơng? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng
đó? Những đồ dùng đó để làm gì?...
- Học sinh lớp Một mới từ lớp Mẫu giáo Lớn lên, còn rất mới mẻ và bỡ ngỡ với
các phương pháp học ở Tiểu học. Nhiều học sinh chưa có kĩ năng sống cơ bản
như kĩ năng tự phục vụ, chưa mạnh dạn tự tin, chưa chủ động tiếp thu bài, chưa
có kĩ năng ứng xử tốt và xử lí các tình huống thường ngày…
c. Điều tra khảo sát :
Từ những thuận lợi và khó khăn trên ngay từ đầu năm học 2016 – 2017 tôi
đã tiến hành điều tra khảo sát ngay lớp mình chủ nhiệm và thu nhận được kết
quả như sau:
Tổng Tự phục Chưa tự Biết lắng
Chưa lắng Vui chơi Chưa hòa
số HS vụ bản
phục vụ nghe, hợp nghe, hợp hòa nhập nhập khi
thân
bản thân tác , chủ
tác, chưa
, ứng xử chơi, hay
động tiếp chủ động tốt
cãi nhau
thu bài
tiếp thu
bài.
50
15
35
20
30

24
26
(30%)
(70%)
(40%)
(60%)
(48%)
(52%)
2.3. Các biện pháp đã tiến hành:
Kĩ năng sống là phải có hiểu biết và thực hành liên tục, nếu chỉ học một
vài tiết hay một vài ngày thì chỉ mới nhận ra kĩ năng chứ chưa thực hành được.
Nhưng để việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao
thì từng giáo viên phải thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp để phát huy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

8/18


tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phải biết lựa chọn nội dung, hình
thức giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm
lớp Một trong những năm qua tôi đã giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các
môn học mà mình giảng dạy, qua các tiết sinh hoạt lớp, các tiết sinh hoạt tập thể,
các giờ hoạt động ngoại khóa…
1. Giáo dục kĩ năng sống theo hướng tích hợp vào chương trình các mơn
học, bài học:
* Các bước để tiến hành giáo dục kĩ năng sống theo hướng tích hợp vào các mơn
học :
Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung tích hợp.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức tích hợp, lồng ghép.
Bước 4: Xây dựng nội dung và kế hoạch thực hiện.
Bước 5: Triển khai và thực hiện kế hoạch.
Bước 6: Đánh giá kết quả thu nhận được.
Bước 7: Rút ra bài học.
Ở lớp Một môn Đạo đức, môn Tiếng Việt và môn Tự nhiên và xã hội là
những mơn có thế mạnh trong việc tích hợp và lồng ghép với giáo dục kĩ năng
sống.
Ví dụ 1: Khi dạy Đạo đức ớ lớp Một bài 10 “ Em và các bạn” Học sinh hiểu trẻ
em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, quyền được tự do kết bạn.
Biết cư xử tốt với bạn. đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh . Ở bài này giáo
viên có thể lồng ghép khéo léo đưa giáo dục Pháp luật vào để rèn tính kỉ luật cho
các em thì quả là rất tốt. chẳng hạn sau tiết học giáo viên đặt câu hỏi và đưa ra
tình huống:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

9/18


GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Muốn có nhiều bạn tốt em cần phải đối xử như thế nào với bạn?
Trẻ em có quyền gì? Trẻ em có trách nhiệm gì? ( Quyền được học và trách
nhiệm phải học. Đã đi học là phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học
sinh.).
“Em đang làm bài tập ở nhà mà có một bạn đến rủ đi chơi thì em sẽ ứng xử như
thế nào?”
Giáo viên cho học sinh thảo luận rồi đưa ra ý kiến, giáo viên chốt ( phải hoàn

thành bài rồi mới đi chơi, tuy nhiên khơng nên để bạn buồn mình có thể hẹn bạn
khi nào học xong sẽ cùng chơi với bạn.) Làm được như vậy là chúng ta đã giáo
dục cho các em tính kỉ luật, kĩ năng nhận thức được trách nhiệm của mình là
phải học, kĩ năng giao tiếp với bạn bè,…
Ví dụ 2: Khi dạy Đạo đức ớ lớp Một bài 11” Đi bộ đúng quy định”. Qua bài học
mà chúng ta giúp cho học sinh hiểu được cách đi bộ đúng quy định, có thái độ
tơn trọng quy định và thực hành tốt việc đi bộ đúng quy định thì đã là rất tốt.
Nhưng nhân đây giáo viên có thể bổ sung thêm tình huống:
“Em đang đi bộ đúng quy định , chẳng may gặp một anh thanh niên đi xe máy,
vừa đi vừa nói chuyện điện thoại, qn khơng nhìn đường hoặc gặp một bác đi
xe đạp uống rượu say cứ đi thẳng về phía em … khi đó em cần xử lí thế nào?
Với tình huống này giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm giúp các
em rèn kĩ năng hợp tác, phân tích tổng hợp, kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn
đề và đưa ra cách ứng xử. Qua đó ta nắm được những suy nghĩ của các em mà
đưa ra cách giáo dục cho phù hợp. Trong tình huống này các em cần xử lí linh
hoạt như: (Quan sát nhanh đường và tránh ra chỗ khác, cần thiết có thể tránh ra
giữa đường hoặc tránh sang bên trái đường để khơng bị xe xơ vào chứ trong tình
huống này khơng nhất thiết là cứ đi về bên phải vì dễ bị tai nạn xảy ra.)

10/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Nếu chúng ta làm được như vậy là đã giúp cho học sinh hiểu thêm về tình hình
thực tế của cuộc sống và giúp các em có các kĩ năng cần thiết để ứng phó một
cách linh hoạt với tình hình thực tế.
Ví dụ 3: Bài 14 môn Đạo đức “ Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.” Qua bài học
giáo viên giáo dục cho học sinh hiểu được giá trị của hoa và cây từ đó có ý thức

bảo vệ và chăm sóc cây là điều tốt rồi. Nhưng nhân đây giáo viên cần rèn thêm
cho các em kĩ năng nhận thức, ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư
duy
phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng. Cụ thể là khi dạy
bài này tơi đã đưa ra một tình huống: ( Tối 30 Tết Thảo đi chơi cùng ơng bà, ơng
nói với hai bà cháu “ Sắp đến lúc giao thừa rồi mình bẻ một nhành non lấy lộc
nào!”) Theo em, hai bà cháu sẽ xử lí như thế nào?
Với tình huống này học sinh có thể có nhiều cách xử lí nhưng cuối cùng giáo
viên cần chốt lại một vài ý kiến như: (Lấy lộc đầu năm mới là một phong tục của
người Việt nam ta. Nhưng nếu ai cũng bẻ cành mà tồn chọn cành non như thế
thì cây sẽ chết. Vì vậy để cho mọi nhà đều có lộc, cây cối mãi xanh tươi mỗi gia
đình nên mua cây hoa về nhà vừa để làm lộc vừa để trang trí cho ngày Tết.)
Ví dụ 4: Khi dạy Tập đọc ở lớp Một bài “ Mưu chú Sẻ” có nội dung : “ Một buổi
sớm, một con Mèo chộp được một chú Sẻ. Sẻ hoảng lắm nhưng vẫn nén sợ để
nghĩ ra mẹo lừa Mèo đó là hỏi Mèo tại sao trước ăn sáng lại không rửa mặt?
Nghe vậy Mèo bèn đặt Sẻ xuống đưa hai chân lên xoa mép. Thế là Sẻ vụt bay đi
và đã thoát chết.”
Sau khi học sinh được luyện đọc, tìm hiểu nội dung và rút ra nhận xét : Sẻ bình
tĩnh, thơng minh nghĩ ra mẹo để lừa Mèo cứu mình thốt nạn, giáo viên có thể
lựa chọn nội dung lồng ghép và đưa ra tình huống như:

11/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

“ Buổi chiều khi tan học về nếu có người lạ đứng ở cổng trường giới thiệu với
em chú ấy là bạn của bố mẹ em và cho em một món quà rồi nói với em là bố mẹ
nhờ chú ấy chở em về nhà … thì em sẽ làm gì ?”

Ở tình huống này giáo viên cũng để các em tự trình bày theo suy nghĩ của mình
và cuối cùng giúp học sinh hiểu ( khơng lên xe vì đó là người là người lạ, rất có
thể là kẻ xấu định lừa mình, hoặc bắt cóc trẻ em.).Và cũng cần đưa thêm tình
huống : “Nếu họ cứ đưa em lên xe thì em sẽ làm gì? ”( Sẽ giãy giụa khơng lên
xe và kêu to lên để mọi người đến cứu.)
Ví dụ 5: Khi dạy môn Tự nhiên và xã hội bài 20: “An toàn khi ở nhà.” Qua bài
học, học sinh hiểu khơng nên chơi những vật sắc, nhọn, cịn nhỏ khơng sử dụng
thiết bị điện vì dễ xảy ra tai nạn. Nhưng trong thực tế có khi phải dùng đến
những vật sắc nhọn như kéo để cắt dán khi học mơn Thủ cơng, dùng đèn điện để
học thì sao? Trong tình huống này giáo viên cần giáo dục cho các em cách sử
dụng và cách xử lí tình huống khi khơng may xảy ra tai nạn. (Ví dụ khi sử dụng
kéo bị đứt tay thì cần xử lí như thế nào? Hay khi bật điện hoặc cắm điện để học,
để tránh bị điện giật thì chân phải đi dép, phải đeo bao tay…Ngoài ra giáo viên
cần giáo dục cho học sinh biết tiết kiệm điện…) Đó chính là những kĩ năng sống
vô cùng cần thiết đối với các em trong cuộc sống hằng ngày.
Việc lựa chọn nội dung tích hợp còn phụ thuộc vào lương tâm, quyền hạn
của mỗi giáo viên khi lên lớp. Tuy nhiên nếu giáo viên nào nhận thức đúng đắn
được tầm quan trọng của việc tích hợp lồng ghép kĩ năng sống này và có ý thức
trách nhiệm thì hiệu quả của nó rất cao. Đồng thời còn làm cho bài giảng của
giáo viên trở nên hấp dẫn và sinh động, thiết thực đối với đời sống của các em.
2. Giáo dục kĩ năng sống qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(HĐGDNGLL):

12/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Song song với các mơn học chính khóa thì HĐGDNGLL cũng có các nhiệm vụ

vơ cùng quan trọng đó là củng cố tăng cường nhận thức, bồi dưỡng thái độ tình
cảm và hình thành hệ thống kĩ năng hành vi. Vì thế HĐGDNGLL có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. Sau đây là
một số hoạt động đã thực hiện nhằm giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh.
* Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một loại hình nghệ thuật quan trọng
không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em nhất là học sinh Tiểu
học.
Hoạt động này gồm nhiều thể loại khác nhau như : múa, hát, thơ ca, diễn kịch,
kể chuyện,…hoạt động này góp phần hình thành cho các em kĩ năng: giao tiếp,
mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Hoạt động này được tổ chức thường xuyên
trong các buổi HĐNG và các buổi sinh hoạt lớp.
Ví dụ: Khi sinh hoạt theo chủ đề “ Uống nước nhớ nguồn” thì cho các em hát
hay đọc thơ , kể chuyện về chú bộ đội về Bác để học và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác . Sinh hoạt về chủ đề “ Biết ơn thầy cô giáo” thì cho các em thi hát,
đọc thơ , đóng kịch về thầy cô giáo…
* Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao.Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết
yếu của trẻ đồng thời là quyền lợi của các em. Giáo viên có thể hướng dẫn các
em chơi một số trò chơi dân gian như: (Mèo đuổi chuột, nhảy dây, bịt mắt bắt
dê, rồng rắn lên mây,…) Hoạt động này nhằm thỏa mãn về tinh thần cho các em
sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ
chức, tính kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết và lòng
nhân ái. Rèn các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, ra quyết định, hợp tác….Ngồi ra
cịn phối kết hợp với tổng phụ trách tổ chức các hội thi như:hội thi giai điệu tuổi
hồng ,hội chợ xuân,hội thi phụ trách Sao giỏi,Sao nhi đồng chăm ngoan,kĩ năng
về phòng chống quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em…

13/18



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

* Hoạt động xã hội: Giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước và
xã hội. Thông qua hoạt động này các em được bồi dưỡng thêm về nhân cách,
đặc biệt là tình người và lịng nhân ái. Chẳng hạn như: động viên các em tích
cực tham gia vào phong trào : quyên góp tập trắng, đồ dùng học tập, áo trắng
giúp bạn tới trường, bánh kẹo cho các bạn nghèo vui tết, thu gom giấy vụn, vỏ
lon làm kế hoạch nhỏ.
* Hoạt động lao động cơng ích: Hoạt động này giúp các em gắn bó với đời
sống xã hội giáo dục một số kĩ năng như: giao tiếp, kĩ năng hợp tác , kĩ năng xác
định
giá trị…. Đồng thời giúp cho các em hiểu về giá trị lao động. Từ đó gúp các em
có ý thức lao động lành mạnh: ở lớp thì trực nhật, vệ sinh lớp, trang trí lớp, làm
đẹp bồn hoa,.. về nhà biết phụ giúp bố mẹ những cơng việc vừa sức với mình
như qt nhà, lau bàn ghế, gấp quần áo, …Đây là một hoạt động rất cần thiết
giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh, dù sau này có rơi vào hồn
cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết
lao động.
* Tổ chức cho các em tham gia “Câu lạc bộ khoa học”. Giúp các em củng cố
và tăng cường nhận thức, rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin, phản xạ nhanh.
3. Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa như:
- Phối hợp với nhà trường tổ chức cho các em tham gia “Lớp học làm người có
ích”. Qua đó giáo dục cho các em kĩ năng nhận thức, cảm thơng chia sẻ, xác
định giá trị, kiểm sốt cảm xúc,…Giúp các em nhận ra được quyền hạn và trách
nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội.
- Phối hợp với nhà trường, với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức cho các
em đi dã ngoại. Giúp các em cảm nhận được môi trường xung quanh và thực
hành một số kĩ năng như: đi trên đường thì phải chấp hành luật giao thơng, bảo
đảm an tồn, giữ gìn sức khỏe, tới cơng viên thì phải giữ gìn và bảo vệ mơi

trường, …

14/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

- Tổ chức hội thi làm lồng đèn và thi bày mâm cỗ nhân dịp Tết Trung thu. Giúp
học sinh có cơ hội để bộc lộ tài năng của mình. Qua đó giáo dục cho các em một
số kĩ năng cơ bản như sự khéo léo, sáng tạo, tính cẩn thận, bền bỉ.
- Phối hợp với Đoàn, Đội đưa học sinh đi thăm viếng Đền thờ liệt sĩ, thăm Bà
mẹ Việt Nam anh hùng để các em luôn ghi nhớ công ơn của những người có
cơng với cách mạng. Thăm và tặng q cho trường bạn giúp các em biết cảm
thông chia sẻ, biết giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó khăn. Đó là một đức
tính rất quan trọng trong “con người mới”.
4. Giáo dục kĩ năng sống qua tiết sinh hoạt lớp:
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống chủ yếu bằng tình
cảm nhất là học sinh lớp Một.Vì thế giáo viên phải ln gần gũi tạo ra bầu
khơng
khí cởi mở thân thiện với các em. Giáo viên vừa là người thầy, vừa là người bạn
để các em bày tỏ cảm xúc. Phải coi lớp học thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai
của các em, trong đó thầy cơ giáo và các bạn chính là những người thân trong
gia đình của các em. Tiết sinh hoạt lớp là lúc cơ và trị gần gũi nhau nhất, là điều
kiện tốt nhất để các em dãi bày tâm sự và cũng là điều kiện tốt nhất để giáo dục
cho các em những kĩ năng giao tiếp, hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán khi tự
đánh giá mình và đánh giá bạn. Từ đó nâng cao ý thức tự chủ, tự tin tham gia
vào hoạt động học tập một cách có hiệu quả, rèn thói quen hằng ngày như: Đi
học đầy đủ, đúng giờ; tác phong nhanh nhẹn xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, tự
quản tốt, chấp hành tốt nội quy của lớp cũng như của trường.

Với mỗi tuần sinh hoạt lớp giáo viên có thể tổ chức những chuyên đề
ngắn phù hợp với từng chủ đề, chẳng hạn như khi cần chỉnh đốn lại nề nếp tơi
đã mở một chun đề ngắn tại lớp: “ Nói lời hay, làm việc tốt.” để các em được
thực hành rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử của mình. Hay chuyên đề “Em yêu
truyện cổ Việt Nam. Em hứa làm theo lời Bác…”. Qua mỗi chuyên đề học sinh
được thực

15/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

hành và rèn luyện nhiều hơn. Giáo viên cũng có nhiều điều kiện để giáo dục học
sinh hơn.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một năm thực hiện sáng kiến đã gặt hái được những thành cơng nhất
định đó là học sinh có ý thức học tập tốt, các em nhanh nhẹn và tự tin hẳn lên,
hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nhiều em có kĩ năng giao tiếp
tốt, ứng xử nhanh, có thói quen chào hỏi lễ phép, tính kỉ luật cao, chấp hành nội
quy tốt. Đối xử tốt và đoàn kết với bạn bè. Biết quan tâm chia sẻ với các bạn, thể
hiện ở việc tích cực tham gia các phong trào kế hoạch nhỏ…
Sau đây là kết quả thu nhận được sau khi áp dụng sáng kiến.
Tổng Tự phục Chưa tự Biết lắng
Chưa lắng Vui chơi Chưa hòa
số HS vụ bản
phục vụ nghe, hợp nghe,
hòa nhập nhập khi
thân
bản thân tác , chủ

chưa hợp , ứng xử chơi, còn
động tiếp tác, chưa
tốt
cãi nhau
thu bài
chủ động
tiếp thu
bài.
50
34
0
45
5
46
4
(100%)
(0%)
(90%)
(10%)
(92%)
(8%)

PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-Sáng kiến về “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu học” mang ý nghĩa rất thiết thực. Giúp học sinh được thực hành rèn
luyện rất nhiều kĩ năng như: nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiểm soát cảm
xúc, ứng xử, hợp tác, tự tin, sáng tạo, lắng nghe, cảm thông chia sẻ, tư duy phê

16/18



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

phán, ra quyết định giải quyết vấn đề... Góp phần vào việc giáo dục toàn diện
cho học sinh. Giúp các em vững vàng và tự tin trong cuộc sống.
-Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được
coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con
người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực
tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc
sách hàng đầu thi việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là
vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà khơng có
hành vi đạo
đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng
sống của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần
thiết
biết bao. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành
những kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng
đắn trong các chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ. Sáng kiến đã được phổ biến
rộng rãi với các đồng nghiệp trong tổ khối, trong trường và được mọi người
nhiệt tình ủng hộ. Đồng thời sáng kiến đã và đang được đồng nghiệp áp dụng
trong năm học tiếp theo.
-Trong q trình thực hiện sáng kiến tơi đã rút ra bài học khi áp dụng sáng kiến
như sau:
+ Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Giám hiệu, bám sát kế hoạch thực
hiện.
+ Chủ động, nhiệt tình trong cơng việc. Xác định tầm quan trọng của
việc giáo dục kĩ năng sống.
+Lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức có sáng tạo và

linh hoạt cho phù hợp với đối tượng được giáo dục.
+ Luôn gần gũi, lắng nghe nguyện vọng từ phía học sinh.

17/18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

+Phối hợp với các ban ngành đoàn thể. Tạo cơ hội cho các em được rèn luyện
thường xuyên.
-Để thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực” thì cần tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích hơn nữa. Tạo cơ hội cho học
sinh được rèn luyện kĩ năng sống nhiều hơn. Các em được tiếp xúc nhiều hơn
với các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó giáo dục
cho các em tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm đối với Tổ quốc.
Để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” có thể mở thêm chuyên đề kể chuyện dưới cờ vào sáng thứ hai
đầu
tuần ( có thể chỉ là mẩu chuyện ngắn). Để học sinh thấy được đạo đức và lối
sống giản dị, mẫu mực của Bác.
Trên đây là “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh Tiểu học” của bản thân tơi, chắc chắn cịn nhiều hạn chế.
Kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến và bổ sung
để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

18/18



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học – Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo.
2. Tâm lí học Tiểu học – NXB Giáo dục
3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – NXB Giáo
dục.
4.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học – Chu kì III –
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
5. Tạp chí “Thế giới trong ta”

MỤC LỤC
19/18


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….… 1
2.Cơ sở khoa học:…………………………………………………………..…. 2
PHẦN THỨ HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết
kinh nghiệm………………………………………………………………..…… 3
………………………………………………………………………………..….4
………………………………………………………………………………..….5
2.2 Thực trạng vấn đề……………………………………………………….…..6
………………………………………………………………………………..….7
………………………………………………………………………………..….8
2.3 Các biện pháp tiến hành……………………………………………….....….9
………………………………………………………………………………….10
………………………………………………………………………………….11

………………………………………………………………………………….12
……………………………………………………………………………….....13
……………………………………………………………………………...…..14
……………………………………………………………………………..…...15
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………………….……16
………………………………………………………………………….…..…..17
…………………………………………………………………………….…....18
.

20/18


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….……..…………….


21/18



×