Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong tiết sinh hoạt cho học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông bình xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.96 KB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN

-------   --------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

“ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
TRONG TIẾT SINH HOẠT CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG BÌNH XUN”

Tác giả sáng kiến

: Bùi Hồng Minh

Mã sáng kiến

: 31.65.02

Bình Xuyên, Năm 2020


Mục lục

Trang


Báo cáo kết quả nghiên cứu


1. Lời giới thiệu
2. Tên sáng kiến
3. Tác giả viết sáng kiến
4. Chủ đầu tư sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
6. Ngày sáng kiến được áp dụng
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giả thuyết khoa học
8. Điểm mới của đề tài
PHẦN II. TỔNG QUAN
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
I. Những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản vị thành niên
II. Thực trạng về tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản ở trường THPT
Bình Xuyên
III. Hiểu biết của học sinh về giới tính và sức khỏe sinh sản
IV. Các hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
trong trường THPT
Chương II. Thực nghiệm
I. Xây dựng kế hoạch hoạt động cho học sinh tìm hiểu về sức khỏe sinh
sản theo đơn vị lớp.
II. Xây dựng giáo án tham khảo
III. Tổ chức thực nghiệm
Chương III. Kết quả nghiên cứu

PHẦNIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8. Những thông tin cần bảo mật (nếu có)
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
10. Đánh giá lợi ích
HS
: Học sinh
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
: Trung học phổ thông
áp dụng sáng THPT
kiến
QHTD
TÀI LIỆU THAM
KHẢO : Quan hệ tình dục
BCS
: Bao cao su
BLQĐTD
: Bệnh lây qua đường tình dục
SKSS
: Sức khỏe sinh sản
VTN
: Vị thành niên
GV
: Giáo viên

1
1
1
1
2

2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
14
15
16
18
18
18
32
33
35
36
36
36
36
37



1. Lời giới thiệu
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề rất quan trọng đối
với gia đình nhà trường và xã hội đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam
mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai trong số đó có khoảng
300000 là nữ thanh niên chưa có gia đình. So với các nước trong khu vực tỉ lệ
nạo phá thai ở nước ta là quá cao. Điều này khơng những tốn kém về mặt kinh tế
mà cịn đem lại những hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe cho trẻ vị thành niên.
Nếu gia đình và nhà trường không quan tâm đến việc giáo dục và hướng
dẫn để thanh thiếu niên có những kiến thức, thái độ và kĩ năng phịng chống các
vấn đề xã hội thì sẽ trở thành gánh nặng trực tiếp ảnh hưởng đến lao động, kinh
tế của đất nước trong tương lai khơng xa.
Vì vậy giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên phải đặt lên hàng đầu
trong chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thanh thiếu niên là lực lượng to
lớn và nòng cốt trong phát triển xã hội, đây là nguồn nhân lực chủ yếu của đất
nước trong tương lai.
Nếu trẻ vị thành niên được bắt đầu cuộc sống tốt đẹp thì có thể có được
một sức sống và ý chí để học tập và lao động tốt. Ngược lại nếu họ mắc sai lầm
sẽ rất dễ bị tổn thương về thể chất và tinh thần từ đó dễ có nhưỡng thái độ hành
động sai lệch sau này.
Giáo dục sức khỏe sinh sản có một vai trị đặc biệt quan trọng song việc
cụ thể hóa thành hành động chưa được đầu tư đúng mức. Các bậc phụ huynh còn
khá dè dặt trong việc trao đổi với con em mình thường khơng nói thẳng vấn đề
hay chẳng bao giờ đề cập đến. Nhà trường cũng khơng có thời lượng phân phối
trong các tiết học mà chỉ là các hoạt động mang tính phong trào hay tích hợp nên
tính hiệu quả chưa cao. Do đó trẻ vị thành niên khơng có những thơng tin đầy đủ
chính thống mà phải hầu như tự tìm hiểu. Trước thực trạng đó là một giáo viên
dạy mơn Sinh học với lợi thế có kiến thức về mặt chuyên môn và kinh nghiệm
chủ nhiệm một số năm tôi muốn trang bị thêm cho học sinh nơi tôi cơng tác có
thêm những hiểu biết về sức khỏe sinh sản trong các tiết sinh hoạt để các em có

một sự phát triển đầy đủ và toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
2. Tên sáng kiến
“Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong tiết sinh hoạt cho
học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thơng Bình Xuyên”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Bùi Hồng Minh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Xuyên


- Số điện thoại: 0984606188
- E_mail:
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Bùi Hồng Minh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Công tác giáo viên chủ nhiệm.
- Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Sáng kiến được nghiên cứu vào thời gian tháng 9/2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
- Về nội dung của sáng kiến:
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Khi xã hội phát triển đời sống của con người ngày càng được cải thiện cả
về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trẻ em được sống trong điều kiện đầy đủ cơ sở vật
chất nên dậy thì sớm hơn trước mặc dù suy nghĩ vẫn chưa trưởng thành, chín
chắn. Ngày nay chúng ta khơng khỏi giật mình với các câu chuyện gây “sốc”
như chuyện các em gái mới 12, 13 tuổi tự nguyện vào nhà nghỉ với bạn trai hay
chì vì mụn trứng cá trên mặt mà mắc bệnh trầm cảm, hay có em gái tự dưng thấy
mình ra nhiều máu tưởng mình mắc bệnh nan y sắp chết…..cịn có rất nhiều câu
chuyện cười ra nước mắt khác. Tất cả các câu chuyện cho thấy các em trưởng
thành về mặt sinh dục nhưng khơng có hiểu biết về tâm sinh lý dẫn đến những

suy nghĩ, hành động khơng đúng đắn. Trước thực trạng đó việc giáo dục giới
tính cho học sinh là rất cần thiết và càng sớm càng tốt.
Mặt khác độ tuổi dậy thì của các em Việt Nam thường trung bình đối với
em gái là 12 - 14 tuổi, còn các em trai trung bình là 14- 16 tuổi, độ tuổi dậy thì
của các em đang xu hướng giảm xuống. Như vậy giai đoạn dậy thì là giai đoạn
các em đang đi học ở trường. Do đó việc đưa giáo dục giới tính vào nhà trường
là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Ở nước ngồi giáo dục giới tính được coi là một mơn học và đưa vào
giảng dạy cho học sinh ngay từ khi cịn nhỏ, ở Việt Nam giáo dục giới tính cũng
đã được đưa vào giảng dạy ở các mức độ khác nhau theo các cấp học tuy nhiên
mới chỉ là dạy lồng ghép vào kiến thức các bộ môn khác hay qua các buổi hoạt
động ngoại khóa.


Nếu dạy lồng ghép trong các tiết học của các môn học như môn Sinh học
hay Giáo dục công dân thì thời lượng để truyền tải kiến thức về sức khỏe sinh
sản khơng được nhiều. Cịn ở một số trường đầu năm học có tổ chức buổi hoạt
động ngoại khóa tập trung tồn trường để các báo cáo viên trình bày về giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh sản, tôi thấy học sinh ngồi đông với khoảng không
gian rộng nên học sinh không nghe được rõ và với thời gian dài các em cũng
không chú ý được lâu. Cả hai hình thức trên tơi thấy hiệu quả chưa cao. Do đó
tơi nghĩ rằng nếu bồi dưỡng cho các giáo viên chủ nhiệm mảng kiến thức về sức
khỏe sinh sản để các giáo viên chủ nhiệm có thể chủ động soạn giáo án và tuyên
truyền giáo dục học sinh trong một số tiết sinh hoạt cuối tuần thì hiệu quả sẽ cao
hơn, bởi với không gian nhỏ và với giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp
học sinh thấy gần gũi và dễ chia sẻ hơn.
Vì vậy tơi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên trong tiết sinh hoạt cho học sinh lớp 10 ”
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao kiến thức và hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị

thành niên.
- Hình thành thái độ, cách hành xử đúng đắn trước các vấn đề về giới tính,
quan hệ giới tính, có nếp sống văn minh.
- Giới thiệu thêm cho giáo viên chủ nhiệm một số nội dung và hình thức
tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 10 trong các
tiết sinh hoạt.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về những đặc điểm về thể chất, sinh lý và tâm
lý tuổi vị thành niên.
- Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục giới tính ở trường THPT Bình
Xuyên.
- Tìm hiểu những hiểu biết của học sinh lớp 10 về sức khỏe sinh sản vị
thành niên.
- Nghiên cứu các phương pháp có thể sử dụng để giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên cho đối tượng học sinh.
- Xây dựng các hoạt động để có thể tổ chức cho học sinh tìm hiểu về sức
khỏe sinh sản.
- Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả, từ đó đưa ra kết luận và rút
ra kinh nghiệm.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên.
- Khách thể nghiên cứu: HS lớp 10A1 và 10A2 trường THPT Bình Xuyên.
- Phân bố đối tượng
Lớp

Sĩ số


Nam

Nữ

Lớp 10A1

41

23

18

Lớp 10A2

41

19

22

Hai lớp chọn khối A của trường THPT Bình Xun có tỉ lệ nam/nữ và kết
quả đầu vào tương đương nhau.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Tuổi dậy thì có rất nhiều những biến đổi về thể chất, tâm lý, sinh lý đòi
hỏi các bậc cha mẹ cũng như các thầy cô giáo phải tìm hiểu sâu rộng thơng tin
để định hướng cho trẻ vị thành niên phát triển được tốt nhất. Tuy nhiên trong
khn khổ có hạn của một số tiết sinh hoạt, đề tài mới chỉ đề cập đến một số nội
dung cơ bản dễ hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên để tất cả các giáo viên có
tuyên truyền cho học sinh cũng như học sinh có thể dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận
dụng nhất.

- Có nhiều phương pháp để tuyên truyền và giáo dục nội dung sức khỏe
sinh sản vị thành niên, chúng tôi sử dụng một số phương pháp phổ biến như
giảng giải, vấn đáp, phiếu học tập, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân...nhìn
chung đó là các phương pháp mà giáo viên và học sinh dễ thực hiện với các
dụng cụ và phương tiện đơn giản dễ kiếm.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
7. Giả thuyết khoa học
Lựa chọn, xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên vào tiết sinh hoạt là một cách thích
hợp để nâng cao hiểu biết của học sinh về giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình dục
và tình dục an tồn v.v… từ đó học sinh có những thái độ, hành vi cư xử đúng
đắn.
8. Điểm mới của đề tài
Cho thấy hiện trạng hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành
niên.


Hiệu quả của việc giáo dục học sinh trong một số tiết sinh hoạt để nâng
cao nhận thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
PHẦN II. TỔNG QUAN
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản vị thành niên
1. Tuổi vị thành niên là gì?
Vị thành niên (tuổi dậy thì ) – là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang
người lớn. Độ tuổi vị thành niên là 10 – 19 tuổi. Lớp tuổi vị thành niên được
chia thành 3 nhóm: từ 10 – 13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm, từ 14 – 16 tuổi là
nhóm vị thành niên giữa, từ 17 – 19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn.

Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể trẻ em sẽ
diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lý,
phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh
sản.
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất,
tinh thần và xã hội của tất cả những yếu tố liên quan tới cấu tạo và hoạt động
của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên.
2. Những thay đổi về thể chất và sinh lý tuổi vị thành niên
2.1 Với trẻ gái
- Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hồn tất
dậy thì vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi;
- Về phát triển cơ thể: thay đổi ở vú (núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành
quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng); phát triển xương chậu
(khung chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam); xương đùi, các
mơ mỡ hình thành đường cong; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận sinh dục
phát triển (âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển); buồng trứng
bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt;
- Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng 1 năm
đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay
đổi.
2.2 Với trẻ trai
- Về thời gian: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi.
- Về thay đổi cơ thể: Vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện và râu ở cằm; phát
triển chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và


vai phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển;
dương vật và tinh hoàn to lên.
- Về thay đổi sinh lý: Tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam
và tinh trùng; biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh.

3. Những thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên
Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ vị thành niên dễ thay đổi tính
cách, hành vi ứng xử như sau:
- Cảm xúc và tính tình hay thay đổi
Lứa tuổi này thường hay gặp cảm xúc như vui vẻ, tự hào, lo lắng, thẹn
thùng, xấu hổ.
Lứa tuổi này bắt đầu có cảm xúc khác giới và quan tâm hơn tới các bạn
khác giới.
Tuổi vị thành niên được xem như “ khơng cịn là trẻ con nhưng chưa là
người lớn” dễ có những phản ứng tâm lý phức tạp, lịng tự tin dễ bị lung lay,
trạng thái tình cảm thường khơng ổn định và có nhiều thay đổi, có thể đang vui
nhưng lại chợt buồn.
- Phức tạp hóa vấn đề
Nhiều bạn lúc nào cũng nghĩ rằng có một đám đơng đang quan sát, dị xét
mình từng li từng tí. Có một tí mụn trứng cá nghĩ rằng chắc tất cả mọi người
đang bàn tán về mụn trứng cá của mình.
- Chủ quan
Vị thành niên chưa có trải nghiệm sống nên thường chủ quan, các bạn
thường nghĩ chuyện đó khơng thể xảy ra với mình. Có bạn nghĩ rằng mình
khơng thể nào nghiện ma túy được. Thực tế chuyện gì xảy ra với người khác thì
cũng có thể xảy ra với bạn, nếu không biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo.
- Xu hướng tự lập, muốn tự khẳng định mình
Vị thành niên có xu hướng muốn tự lập tách dần ra khỏi “sự quản lý” của
cha mẹ để tự khẳng định mình đã là “người lớn”.
Vị thành niên bắt đầu tự đưa ra một số quyết định cho bản thân như chơi
với ai, có đi học thêm hay không, muốn được tự chọn quần áo ....Vị thành niên
thường không sũy nghĩ kĩ trước những quyết định của bạn thân nên dễ mắc sai
lầm.
Quan hệ với cha mẹ cũng có thay đổi, ít tâm sự với cha mẹ hơn hồi cịn
bé, Đơi lúc cảm thấy thất vọng, ấm ức vì cha mẹ chưa nhận thấy mình đã lớn.



- Hay quan tâm đến hình dáng của mình
Do vóc dáng đang phát triển nhanh, vị thành niên thường hay soi mình
trước gương, so sánh hình dáng của mình với bạn cùng trang lứa, than phiền
hoặc khơng hài lịng về hình dáng của mình.
- Thích được giao lưu, kết bạn, mở rộng mối quan hệ
Ở độ tuổi này, vị thành niên rất muốn kết bạn và mở rộng mối quan hệ
bạn bè kể cả với bạn khác giới. Bạn bè là trung tâm trong mối quan hệ, khi có
vấn đề gì khúc mắc, vị thành niên thích được tâm sự với bạn bè hơn là với gia
đình.
Vị thành niên thường thích giao lưu theo nhóm. Tính cách của bạn bè
trong nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của mỗi cá nhân.
- Ý thức về giới tính trở nên rõ nét hơn
Đến tuổi này ý thức về giới trở nên rõ ràng. Vị thành niên quan tâm nhiều
hơn đến kiểu cách quần áo, đầu tóc để trơng hấp dẫn hơn trong nhóm bạn cùng
giới, đặc biệt với nhóm bạn khác giới.
Tình bạn khác giới mang đến cảm xúc khác lạ thơng qua lời nói thân mật, nụ
cười trìu mến những cử chỉ quan tâm.
4. Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên
a. Tình bạn
Trong cuộc sống, bạn bè rất quan trọng với tất cả mọi người. Bạn bè lại
càng quan trọng hơn đối với tuổi vị thành niên. Bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến
tính cách, lối sống cũng như hành vi ứng xử của vị thành niên khi bước sang
tuổi trưởng thành.
Vị thành niên thường có quan niệm là: “làm theo để khỏi mất lòng bạn”
đây là quan niệm rất sai lầm ở tuổi vị thành niên. Hãy thẳng thắn nói chuyện và
yêu cầu bạn khơng nên ép buộc mình làm những việc mà bản thân thấy khơng
có lợi.
b. Tình u đơi lứa

Nhu cầu tình u đơi lứa xuất hiện tuổi vị thành niên và là chủ đề được vị
thành niên rất quan tâm.
Ai cũng có mong muốn có một tình u đẹp. Vị thành niên cũng cần học
hỏi và tìm hiểu xem tình u đẹp cần phải hội tụ những gì để có hướng xây dựng
cho mình một tình yêu đẹp. Một tình yêu đẹp cần có các đặc điểm sau:


- Cả hai người đều hạnh phúc, mãn nguyện với chính mình và với người
mình u.
- Có sự chia sẻ, thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.
- Trung thực, chân thành và lượng thiện.
- Có sự tơn trọng và lịng tự trọng.
- Khơng vụ lợi.
- Khơng xem quan hệ tình dục là thước đo của tình cảm.
c. Tình dục
Ở tuổi vị thành niên cả con trai và con gái bắt đầu có cảm xúc về giới,
chúng đã bắt đầu để ý đến bạn khác giới, thích được gần gũi đôi khi cả cảm xúc
si mê. Đây là dấu hiệu khởi đầu của nhu cầu tình dục ở tuổi vị thành niên.
Tình yêu thường đi kèm với sự hấp dẫn về mặt tình dục. Sự hấp dẫn này
có thể ở mức suy nghĩ, tưởng tượng, mơ tưởng hoặc kích thích tình dục. Vì vậy
vị thành niên cần có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về tình dục, hành vi tình
dục, tình dục có văn hóa, tình dục an tồn và có trách nhiệm.
5. Nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên
Do những thay đổi trên, trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ, lường gạt, mua
chuộc, xâm hại và dễ bắt chước những thói hư tật xấu. Những nguy cơ hay gặp ở
trẻ là:
a. Quan hệ tình dục khơng an tồn
- Mang thai sớm ngồi ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm
tăng nguy cơ tử vong của người mẹ; làm mẹ quá trẻ; trẻ sinh ra thiếu cân, suy
dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là tử vong; bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng

tới tương lai; dễ nảy sinh tâm lý chán nản; phải gánh chịu định kiến xã hội; gánh
nặng về kinh tế khi ni con; phá thai có thể dẫn đến các tai biến như nhiễm
trùng, thủng tử cung, vô sinh,...
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thậm chí là
HIV/AIDS.
b. Dễ bị lơi kéo sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện
6. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào?
Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về
tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được


giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.Theo đó,
gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:
a. Rèn luyện về kỹ năng sống
- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành
niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè;
- Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cô;
- Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp;
- Phân biệt rõ ràng giữa tình u và tình bạn trong sáng.
b. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý
- Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế
độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột,... Cần có sự quan tâm, chăm
sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo;
- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,...
- Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống. Cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp. Phụ
huynh cũng cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ vị thành niên
để hướng nghiệp phù hợp.
c. Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15 –

16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để
phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt;
- Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của
mình (hẹp bao quy đầu, tinh hồn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường) để đi khám
kịp thời; khơng mặc quần lót bó sát, q chật;
- Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm;
- Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành;
- Nếu quan hệ tình dục cần thực hiện tình dục an tồn: chung thủy, sử
dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục để tránh mang thai ngồi
ý muốn, bệnh lây qua đường tình dục và nhất là HIV/AIDS.
7. Vị thành niên cần làm gì để phịng tránh những tác hại?
a. Rèn luyện về kỹ năng sống:
- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.


- Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong
gia đình, thầy cơ, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.
- Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể
thao cho phù hợp và điều độ.
- Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
b. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:
– Nữ:
* Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh thường
xuyên trong thời gian hành kinh).
* Đến 15-16 tuổi mà khơng có kinh nguyệt thì phải đi khám.
* Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên,
liên tục 16 tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu
sắt.

– Nam:
* Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để
đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của
lỗ tiểu.
* Khơng mặc quần lót q bó sát, chật hẹp
c. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi
trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
d. Khơng nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành
e. Nếu QHTD, phải thực hiện tình dục an tồn:
– Sống chung thủy với 01 bạn tình.
– Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi QHTD để vừa tránh mang thai
ngoài ý muốn, vừa tránh các BLQĐTD và HIV/AIDS.
4 bước sử dụng bao cao su (BCS):
• Bước 1: Đẩy BCS về một phía, xé bao ngồi ở phía kia, lấy BCS ra.
• Bước 2: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ, bóp nhẹ núm bao để đẩy hết
khơng khí ra ngồi, trùm bao vào đầu dương vật đã cương cứng, vuốt nhẹ bao để
phủ hết chiều dài dương vật.
• Bước 3: Sau khi xuất tinh, giữ nhẹ vành bao rồi từ từ rút dương vật vẫn
còn cương cứng ra khỏi bao, tuyệt đối tránh tinh dịch tràn ra ngồi.
• Bước 4: Cột chặt miệng bao và đem bỏ vào thùng rác.
Lưu ý khi sử dụng BCS:
• Một BCS chỉ được sử dụng cho 01 lần quan hệ tình dục.


• Không được kéo dãn BCS trước khi trùm vào dương vật.
8. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ
a. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục nam nhìn bên ngồi chỉ thấy có dương vật, bìu và hệ
lơng. Tuy nhiên cấu trúc bên trong cịn có 2 tinh hồn, 2 ống dẫn tinh, 2 túi tinh,
tuyến tiền liệt và niệu đạo.

* Cấu tạo cơ quan sinh dục trong:
- Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (bọng đái) ra ngoài. Khi
xuất tinh, van ở cổ bàng quang đóng lại, do đó khơng có hiện tượng trộn lẫn
nước tiểu với tinh dịch.
- Ống dẫn tinh là ống dẫn tinh trùng từ tinh hoàn lên túi tinh rồi đổ vào
đoạn gốc của niệu đạo, đưa tinh trùng vào vị trí để tống xuất ra ngồi thơng qua
niệu đạo.
- Túi tinh: có chức năng bài tiết tinh tương để ni dưỡng tinh trùng, tinh
tương hồ lẫn với tinh trùng được gọi là tinh dịch có màu trắng đục như sữa.
* Cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài:
- Dương vật là bộ phận để giao hợp và xuất tinh vào âm đạo của phụ nữ.
Khi người đàn ơng có hứng thú tình dục, dương vật sẽ cương to và hiện tượng
phóng tinh có thể xảy ra. Hệ thống thần kinh ở đây rất phong phú nên nếu được
xoa vuốt kích thích sẽ mang lại nhiều khối cảm. Đầu dương vật có một đoạn da
lỏng bảo vệ, gọi là bao quy đầu.
- Bìu: túi da bao bọc bảo vệ tinh hoàn, giữ nhiệt độ cần thiết cho quá trình
sản sinh và tồn tại của tinh trùng
- Tinh hồn: hai tuyến trịn nằm trong bìu. Bên trong có vơ số các ống
cuộn lại và có 2 chức năng :
Chức năng sản xuất tinh trùng hay sinh tinh nên các ống này được gọi là
ống sinh tinh. Việc sinh tinh xảy ra ở người nam một cách đều đặn kể từ tuổi dậy
thì cho đến chết.
Chức năng sản xuất kích thích tố hay hormon nam. Testosteron là hormon
nam rất quan trọng vì cần thiết để em bé trai phát triển trở thành đàn ông.
Tinh trùng là tế bào sinh dục nam, hình như nịng nọc, có khả năng di
chuyển. Mỗi lần xuất tinh khoảng 2 đến 5ml tinh dịch, chứa 200 triệu đến 500
triệu tinh trùng.
b. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ



Cơ quan sinh dục của nữ gồm: cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục
trong.
* Cơ quan sinh dục trong :
- Buồng trứng: hình hạt dẹt, màu hơi hồng nằm trong vùng chậu, chứa
khoảng 300.000 đến 500.000 tế bào trứng (noãn) và sản xuất hormone Estrogen
và Progesterone; được giữ trong hố chậu bằng các dây chằng.
- Ống dẫn trứng (vịi trứng) : đường dẫn nỗn ( trứng chưa thụ tinh) từ
buồng trứng đến tử cung, là nơi trứng kết hợp tinh trùng thành trứng thụ tinh.
Mặt trong ống dẫn trứng có nhiều lơng tơ.
- Tử cung (dạ con) : nơi trứng đã thụ tinh di trú đến và phát triển thành
bào thai trong suốt thai kỳ. Lớp lót bên trong tử cung gọi là niêm mạc tử cung sẽ
bong và trơi ra ngồi với máu (hiện tượng hành kinh).
- Cổ tử cung: cửa vào tử cung nằm tận trong âm đạo; khơng có đầu dây
thần kinh
* Cơ quan sinh dục ngoài :
- Âm hộ: tất cả tổ chức bên ngồi nhìn thấy được, có hai chỗ mở vơ trong

+ Lỗ tiểu - để nước tiểu thốt ra ngồi, hai bên có tuyến Skène
+ Lỗ âm đạo - lối ra của máu kinh; hai bên có tuyến Bartholin.
- Màng trinh bao quanh lỗ âm đạo, có nhiều dạng và đầu dây thần kinh
cảm giác
- Âm vật: tương ứng dương vật nam giới, là vùng nhạy cảm khi bị kích
thích sẽ tạo khối cảm.
- Mơi lớn và mơi nhỏ là nếp gấp da bên ngoài, che cho âm vật, lỗ tiểu và
cửa âm đạo. Mơi nhỏ có nhiều thần kinh cảm giác.
- Âm đạo: là ống xẹp, nhiều nếp gấp ngang, hơi ẩm. Âm đạo là đường dẫn
từ tử cung ra ngoài cơ thể, là lối ra của máu kinh, của thai nhi, là nơi tiếp nhận
dương vật khi giao hợp. Âm đạo tiếp giáp tử cung tạo nên các túi cùng.
- Tầng sinh mơn: gồm tồn bộ phần mềm (cân, cơ, dây chằng) nâng đỡ cơ
quan sinh dục trong khung xương chậu.

* Sinh lý kinh nguyệt:
- Kinh nguyệt : hàng tháng, người phụ nữ thấy ra máu ở bộ phận sinh dục
trong vài ngày. Hiện tượng này gọi là kinh nguyệt. Bên trong thành tử cung (dạ
con) có phủ một lớp đặc biệt, gọi là lớp niêm mạc. Hàng tháng lớp niêm mạc


này từ từ dày lên với nhiều mạch máu. Nếu trứng được thụ thai ở giai đoạn này
thì mầm thai sẽ bám vào thành niêm mạc để được nuôi dưỡng và lớn lên. Nếu
khơng có thai thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra, các mạch máu bị vỡ ra và chảy
ra ngoài theo đường âm đạo gọi là máu kinh. Quá trình bong niêm mạc xảy ra
nhanh hay chậm tùy từng người nên có người chỉ hành kinh trong vịng 2 -3
ngày, có người khoảng 4 – 5 ngày, một số ít phụ nữ có thể có thời gian hành
kinh bình thường là 6 – 7 ngày.
- Lớp niêm mạc cứ dày lên từ từ rồi bong ra (lúc hành kinh) để trở lại
trạng thái bình thường như lúc đầu, rồi đến tháng sau lại dầy lên, lại bong ra và
cứ lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định như vậy gọi là chu kỳ kinh
nguyệt. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khoảng 25 – 32 ngày, trung bình
khoảng 28 ngày.
- Vệ sinh kinh nguyệt
- Năng tắm rửa thường xuyên vì vi khuẩn sinh sản rất nhanh trong máu
hành kinh. Cứ mỗi 6 giờ, phải rửa thay băng vệ sinh một lần.
- Quần áo lót cần được giặt bằng xà phịng, phơi ngồi trời nắng để sát
trùng.
- Tránh những lao động quá nặng nhọc hay những việc làm cần ngâm
mình suốt ngày dưới nước.
- Tránh những thức uống có thể gây kích thích cho thần kinh như rượu, cà
phê, thuốc lá, gia vị mạnh.
- Tránh chơi những môn thể thao quá sức.
- Không nên giao hợp trong lúc hành kinh vì dễ gây xuất huyết do niêm
mạc âm đạo xung huyết, phù nề và dễ gây biến chứng nhiễm trùng vì cổ tử cung

hở, vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong buồng tử cung.
- Sự thụ thai: thụ thai là sự kết hợp giữa 1 tinh trùng và 1 trứng để hình
thành 1 tế bào có khả năng phát triển gọi là trứng đã thụ tinh. Tinh trùng sinh ra
từ tinh hoàn của đàn ơng, cịn trứng được sản xuất từ buồng trứng của phụ nữ.
- Thụ tinh thường xảy ra tại 1/3 ngoài ống dẫn trứng của phụ nữ. Ngay tại
“điểm hẹn”, tinh trùng bám vào bề mặt của trứng sau đó chui vào trong để kết
hợp với trứng hình thành trứng đã thụ tinh, sau đó sẽ tiếp tục phát triển thành
thai nhi.
- Mỗi lần xuất tinh, tinh dịch chứa hàng triệu tinh trùng, nhưng để thụ tinh
chỉ cần một tinh trùng mà thôi. Khi tinh trùng đã chui được vào bên trong trứng,


thì trứng sẽ hình thành một lớp rào cản ngăn không cho tinh trùng khác xâm
nhập nữa.
- Trứng thụ tinh tiếp tục di chuyển về hướng tử cung và chui vào lớp niêm
mạc để làm tổ. Thời gian kể từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi làm tổ
khoảng 7 ngày.
- Lớp niêm mạc của tử cung sẽ tiếp tục dày lên để nuôi dưỡng trứng phát
triển thành thai nhi. Như vậy trong thời gian mang thai sẽ không có kinh nguyệt
và mất kinh được xem như là dấu hiệu cho biết đã có thai.
c. Sự phát triển của tinh hoàn, dương vật và hiện tượng xuất tinh ở tuổi dậy
thì:
- Đồng thời xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ như trên.
- Dương vật bắt đầu to lên khoảng 13 - 14 tuổi, và đạt kích thước ở người
lớn khoảng 2 - 3 năm sau đó. Khi dương vật được kích thích thì nam giới có
khối cảm tình dục, và khi khối cảm tình dục ở mức độ cao sẽ có hiện tượng
xuất tinh. Đơi khi bạn trai thấy có hiện tượng xuất tinh ban đêm khi nằm mơ
hoặc tự động khơng chủ định, đó là hiện tượng mộng tinh hay còn gọi là giấc
mơ ướt (wet dream). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì và cho
thấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu.

d. Sự phát triển của vú và hiện tượng kinh nguyệt ở tuổi dậy thì:
Phát triển của vú : bước vào tuổi 10 – 12 hai bên vú to dần lên và nhô cao
khỏi thành ngực. Đến cuối giai đoạn dậy thì hai vú mới phát triển đầy đủ các
tuyến sữa, túi sữa, và lớp mỡ tạo nên bộ ngực nở nang. Khi còn ở tuổi dậy thì,
hệ thống sinh sữa chưa sản xuất sữa. Khi người phụ nữ mang thai, hệ thống này
phát triển hoàn thiện để sản xuất sữa ni con.
II. Thực trạng về tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản ở trường THPT Bình
Xun
Qua tìm hiểu thơng tin từ giáo viên và ban giám hiệu cho biết thông
thường vào đầu mỗi năm học có một tuần sinh hoạt tâp thể, nhà trường có tổ
chức một buổi ngoại khóa để giáo dục các em học sinh về sức khỏe sinh sản vị
thành niên. Hình thức tổ chức là mời các bác sĩ đến để tuyên truyền trên sân
khấu. Thời lượng của buổi ngoại khóa là hai giờ. Khi được hỏi sau buổi ngoại
khóa em có thêm hiểu biết gì về sức khỏe sinh sản thì học sinh trả lời khơng nắm
được nhiều, lí do vì với khơng gian của buổi ngoại khóa rộng nên học sinh ở
phía cuối hàng nghe khơng được rõ và lí do thứ hai là thời gian ngồi nghe dài
học sinh không tập trung chú ý được lâu.


Qua phỏng vấn giáo viên dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân ở
các lớp, các khối câu hỏi: thầy (cơ) trong các bài dạy trên lớp có dạy tích hợp
nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên? Câu trả lời có
dạy tích hợp nhưng chỉ có một hai bài là có thể dạy tích hợp được và với nội
dung khơng nhiều vì thời lượng của một tiết dạy là 45 phút mà thời gian dạy nội
dung chính của bài chiếm phần lớn chỉ cịn ít phút để dạy nội dung tích hợp.
Như vậy qua đó cho thấy mặc dù giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
chiếm một vai trò rất quan trọng nhưng chưa có một khung thời gian được bố trí
hợp lí cho việc giáo dục học sinh phổ thông do vậy hiệu quả giáo dục chưa cao.
III. Hiểu biết của học sinh về giới tính và sức khỏe sinh sản
Qua điều tra sự hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên

trên đối tượng học sinh lớp 10A1 và 10A2 trường Bình Xuyên năm học 2018
-2019. Những câu hỏi điều tra là:
Tỉ lệ vị thành niên hiểu biết về dấu hiệu tuổi dậy thì
Dấu hiệu tuổi dậy thì

Trước tác động
Số lượng

Tỉ lệ %

Tăng chiều cao và cân nặng

78/82

95,12%

Xuất hiện mọc lông ở vùng kín

71/82

86,58%

Thay đổi tính nết

58/82

70,73%

Mọc mụn trứng cá


62/82

75,60%

Bắt đầu có kinh nguyệt

26/40

65,00%

Xuất tinh khi mê ngủ

24/42

57,14%

Kết quả cho thấy các em có hiểu biết khá tốt, trong đó tỉ lệ học sinh có
hiểu biết tốt nhất là dấu hiệu tăng chiều cao cân nặng chiếm 95,12% còn dấu
hiệu kinh nguyệt và xuất tinh khi ngủ chiếm tỉ lệ thấp nhất chiếm 57,14%. Tuy
nhiên hiện nay việc cung cấp thông tin và kiến thức cho các em tuổi vị thành
niên còn nhiều hạn chế. Các em thiếu hụt thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh
sản nhất là các em nữ dẫn đến thực hành kém về nhiều mặt: vệ sinh kinh nguyệt,
sức khỏe tình dục, phịng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tỉ lệ vị thành niên hiểu biết về thời điểm có thai
Thời điểm
1 tuần trước hành kinh

Trước tác động
Số lượng


Tỉ lệ %

11/82

13,42%


1 tuần sau hành kinh

13/82

15,86%

Đúng giữa 2 kì kinh

6/82

7,32%

Khi đang hành kinh

2/82

2,43%

Không biết

50/82

60,97%


Sự hiểu biết của các em về thời điểm có thai kì cho thấy cị rất thấp. Chỉ
có đúng 7,32% biết đúng thời điểm có thai cịn có tới 60,97% các em không biết
vào thời điểm nào trong chu kì kinh nguyệt sẽ dẫn đến có thai. Đây là kiến thức
thực sự cần thiết cần trang bị cho học sinh do các em khơng thật sự có hiểu biết
tốt về vấn đề này. Khi các em nữ không biết thời điểm dễ có thai sẽ rất đến khó
khăn trong việc phòng tránh thai.
Tỷ lệ vị thành niên hiểu biết về các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai

Trước tác động
Số lượng

Tỉ lệ %

Bao cao su

69/82

84,14%

Uống thuốc tránh thai

66/82

80,48%

Uống thuốc tránh thai khẩn

25/82


30,48%

Tính ngày rụng trứng

3/82

3,6%

Xuất tinh ngồi âm đạo

15/82

18,29%

Kết quả cho thấy các em có hiểu biết khá tốt về một số biện pháp tránh
thai, có 84,14% các em hiểu biết tốt về biện pháp tránh thai là sử dụng bao cao
su và 80,48% em hiểu biết về uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên việc biết về các
biện pháp tránh thai không đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc tránh thai hay
dùng bao cao su đúng cách. Do vậy ngoài việc cung cấp cơ sở của các biện pháp
tránh thai còn cần trang bị thêm cho các em việc sử dụng các biện pháp tránh
thai sao cho đúng cách.
IV. Các hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong
trường THPT
1. Sinh hoạt dưới cờ
 Thuyết trình (truyền thống)
 Thuyết trình có máy chiếu hỗ trợ
 Thuyết trình có pano, áp phích, bảng viết
 Nêu và xử lý tình huống
 Kết hợp 2 hoặc nhiều hình thức nêu trên



2. Tổ chức các tiết sinh hoạt ngoại khóa
Tương tự như hình thức dưới cờ nhưng quy mơ nhỏ hơn, do vậy, cần lưu
ý đến các cá nhân nhiều hơn.
 Thuyết trình (truyền thống)
 Thuyết trình có máy chiếu hỗ trợ
 Thuyết trình có bảng, pano, áp phích…
 Hái hoa dân chủ
 Chia đội (tổ) thi trả lời câu hỏi mở, trắc nghiệm
 Nêu và xử lý tình huống
 Kết hợp 2 hoặc nhiều hình thức nêu trên
3. Tổ chức dã ngoại
Trong hoạt động dã ngoại sẽ thiết kế các hoạt động giáo dục SKSS với
nhiều hình thức sao cho phù hợp với không gian, thời gian:
 Tổ chức thi đấu giữa các lớp
 Đêm lửa trại tìm hiểu về SKSS
 Thuyết trình (truyền thống)
 Thuyết trình có máy chiếu hỗ trợ
 Hái hoa dân chủ
 Nêu và xử lý tình huống
 Kết hợp 2 hoặc nhiều hình thức nêu trên
4. Thi đấu giao lưu giữa các tổ, các lớp
Cần thiết kế kịch bản cụ thể cho một cuộc thi. Cố gắng chia thành các đội
thi.
Tùy từng hình thức thi mà quyết định:
 Thi làm nhiều cấp…
 Lựa chọn người, nhóm người đại diện cho các đội.
 Bố trí ban giám khảo, ban cố vấn
 Bố trí giải thưởng khuyến khích

 Lưu ý đến cơng tác truyền thơng là mục đích chính


5. Tư vấn, trợ giúp cá nhân
Học sinh tin tưởng thầy cô giáo
Thầy cô giáo trở thành chuyên gia, nhà tư vấn về SKSS
Việc xử lý tình huống tốt giúp vấn đề được giải quyết kịp thời, hiệu quả
Thầy cô giáo cần hiểu và thực hiện được:
 Quyền của học sinh,
 Các nguyên tắc của tư vấn
 Quy trình tư vấn (Gặp gỡ, giới thiệu, Giúp đỡ, Giải thích,
Gặp lại).
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM
I. Xây dựng kế hoạch hoạt động cho học sinh tìm hiểu về sức khỏe sinh sản
theo đơn vị lớp.
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nhiều nội dung nhưng nội
dung cơ bản cần thiết để giáo dục cho học sinh lớp 10 có thể chia thành các phần
như sau:
1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục
2. Những thay đổi về tâm lý, sinh lý
3. Tình bạn khác giới, tình yêu, tình dục
4. Biện pháp tránh thai cho VTN
5. Phá thai an toàn
6. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Như vậy với 6 vấn đề nêu trên có thể lên kế hoạch trao đổi với học sinh
mỗi lớp trong 5 buổi sinh hoạt, có thể giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước
ở nhà cho từng buổi.
II. Xây dựng giáo án tham khảo
Buổi 1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục
1. Chuẩn bị

Chuẩn bị: Giáo viên soạn giáo án và chuẩn bị các hoạt động và phương
tiện để học sinh tìm hiểu về phần nội dung này.
Chuẩn bị của học sinh: HS tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của bộ phận
sinh dục của nam và nữ.
2. Tổ chức hoạt động


* Hoạt động khởi động: Hệ cơ quan nào trong cơ thể đảm nhiệm chức
năng duy trì nịi giống? Kể tên các bộ phận cấu tạo nên hệ cơ quan đó.(5 phút)
Thời
gian

Hoạt động của thầy và
trị

Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của bộ phận sinh dục nữ
12 phút

I. Câu trúc và chức năng bộ phận sinh
dục nữ

- Giáo viên treo tranh có
-Âm hộ: tất cả tổ chức bên ngồi nhìn thấy
chú thích và giới thiệu
được, có hai chỗ mở vơ trong là :
các bộ phận và chức
 Lỗ tiểu - để nước tiểu thoát ra ngồi,
năng của các bộ phận

hai bên có tuyến Skène
sinh dục nữ.
 Lỗ âm đạo - lối ra của máu kinh; hai
- HS quan sát tranh, lắng
bên có tuyến Bartholin.
nghe và ghi chép nếu
thấy cần thiết
- Màng trinh bao quanh lỗ âm đạo, có
nhiều dạng và đầu dây thần kinh cảm giác
- Âm vật: tương ứng dương vật nam giới, là
vùng nhạy cảm khi bị kích thích sẽ tạo
khối cảm.
- Mơi lớn và mơi nhỏ là nếp gấp da bên
ngồi, che cho âm vật, lỗ tiểu và cửa âm
đạo. Môi nhỏ có nhiều thần kinh cảm giác.
- Âm đạo: là ống xẹp, nhiều nếp gấp ngang,
hơi ẩm. Âm đạo là đường dẫn từ tử cung ra
ngoài cơ thể, là lối ra của máu kinh, của
thai nhi, là nơi tiếp nhận dương vật khi giao
hợp. Âm đạo tiếp giáp tử cung tạo nên các


túi cùng.
- Buồng trứng: hình hạt dẹt, màu hơi hồng
nằm trong vùng chậu, chứa khoảng 300.000
đến 500.000 tế bào trứng (noãn) và sản xuất
hormone Estrogen và Progesterone; được
giữ trong hố chậu bằng các dây chằng.
- Ống dẫn trứng (vòi trứng) : đường dẫn
noãn ( trứng chưa thụ tinh) từ buồng trứng

đến tử cung, là nơi trứng kết hợp tinh trùng
thành trứng thụ tinh. Mặt trong ống dẫn
trứng có nhiều lơng tơ.
- Tử cung (dạ con) : nơi trứng đã thụ tinh di
trú đến và phát triển thành bào thai trong
suốt thai kỳ. Lớp lót bên trong tử cung gọi
là niêm mạc tử cung sẽ bong và trơi ra
ngồi với máu (hiện tượng hành kinh).
- Cổ tử cung: cửa vào tử cung nằm tận
trong âm đạo; khơng có đầu dây thần kinh

Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của bộ phận sinh dục nam.
-Dương vật là bộ phận để giao hợp
12 phút - Giáo viên treo tranh có
chú thích và giới thiệu và xuất tinh vào âm đạo của phụ nữ. Khi
các bộ phận và chức người đàn ơng có hứng thú tình dục, dương
năng của các bộ phận vật sẽ cương to và hiện tượng phóng tinh có
thể xảy ra. Hệ thống thần kinh ở đây rất
sinh dục nữ.
phong phú nên nếu được xoa vuốt kích
- HS quan sát tranh, lắng
thích sẽ mang lại nhiều khối cảm. Đầu
nghe và ghi chép nếu
dương vật có một đoạn da lỏng bảo vệ, gọi
thấy cần thiết
là bao quy đầu.


-Bìu: túi da bao bọc bảo vệ tinh hoàn,
giữ nhiệt độ cần thiết cho quá trình sản sinh

và tồn tại của tinh trùng



-Tinh hồn: hai tuyến trịn nằm trong
bìu. Bên trong có vô số các ống cuộn lại và


có 2 chức năng :
o

Chức năng sản xuất tinh trùng
hay sinh tinh nên các ống này được gọi là
ống sinh tinh. Việc sinh tinh xảy ra ở người
nam một cách đều đặn kể từ tuổi dậy thì
cho đến chết.

o

Chức năng sản xuất kích thích
tố hay hormon nam. Testosteron là hormon
nam rất quan trọng vì cần thiết để em bé
trai phát triển trở thành đàn ông.
-Tinh trùng là tế bào sinh dục nam, hình
như nịng nọc, có khả năng di chuyển. Mỗi
lần xuất tinh khoảng 2 đến 5ml tinh dịch,
chứa 200 triệu đến 500 triệu tinh trùng.




-Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ
bàng quang (bọng đái) ra ngoài. Khi xuất
tinh, van ở cổ bàng quang đóng lại, do đó
khơng có hiện tượng trộn lẫn nước tiểu với
tinh dịch.



-Ống dẫn tinh là ống dẫn tinh trùng
từ tinh hoàn lên túi tinh rồi đổ vào đoạn gốc
của niệu đạo, đưa tinh trùng vào vị trí để
tống xuất ra ngồi thơng qua niệu đạo.



-Túi tinh: có chức năng bài tiết tinh
tương để ni dưỡng tinh trùng, tinh tương
hoà lẫn với tinh trùng được gọi là tinh dịch
có màu trắng đục như sữa.

Hoạt động 3. Củng cố phần cấu trúc và chức năng của bộ phận sinh dục ở
cả nam và nữ
11 phút GV mời mỗi tổ cử 1 bạn
lên bảng. Có 4 bạn tất cả
chia làm 2 cặp, mỗi một
cặp có 2 bạn, một bạn sẽ


hỏi về chức năng của
một cơ quan bất kì trong

hệ sinh dục nam hoặc
nữ, bạn cịn lại sẽ đốn
tên của cơ quan đó. Mỗi
cặp vừa hỏi và trả lời
trong 3 phút sau đó thay
đổi vai trị cho nhau.
Bạn nào hỏi hoặc trả lời
nhiều hơn trong vịng 3
phút bạn đó sẽ chiến
thắng.
GV giải đáp thắc mắc và dặn dò học sinh cho buổi lần sau.(5 phút)
Buổi 2. Những thay đổi về thể chất, sinh lý và tâm lý
1. Chuẩn bị
Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, video, giấy A0, bút dạ và nam châm
Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu về những biến đổi thể chất, sinh lý và tâm lý
tuổi dậy thì.
2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động khởi động: Giáo viên đưa ra câu hỏi: Tuổi dậy thì các em hay
bị mụn trứng cá, nguyên nhân của hiện tượng đó là gì và làm thế nào để hạn chế
bị mụn tứng cá?(5 phút)
HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
Thời
gian

Hoạt động của thầy
và trò

Nội dung

Hoạt động 1. Những thay đổi về sinh lý

15 phút

GV cho học sinh xem
2 đoạn video về những
biến đổi về thể chất và
sinh lý ở tuổi dậy thì
của nam và nữ

1. Những thay đổi thể chất và sinh lý của
nam và nữ ở tuổi dậy thì.
1.1 Với trẻ gái


HS: theo dõi video và
ghi chép nếu thấy cần

thiết

Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8 – 13
tuổi, trung bình 15 tuổi và hồn tất dậy
thì vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi;
Về phát triển cơ thể:


×