Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) hướng dẫn học sinh khai thác những tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật trong tác phẩm của nguyễn tuân cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.23 KB, 93 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
HƯỚNG DẪN HỌC SINH
KHAI THÁC NHỮNG TRI THỨC KHOA HỌC,
VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM

CỦA NGUYỄN TUÂN CHO HỌC SINH THPT

Tác giả: TRẦN THỊ THANH VÂN
Trình độ chun mơn: Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Nơi cơng tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo

Nam Định, ngày 20 tháng 6 năm 2019 1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh khai thác những tri thức khoa học, văn
hóa, nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân cho học sinh THPT
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2018- 2019
4. Tác giả :
Họ và tên: Trần Thị Thanh Vân

Giớí tính: Nữ

Ngày sinh: 19-04-1977
Nơi thường trú: 19 Nguyễn Thị Trinh, P.Lộc Hạ, Tp.Nam Định
Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Cử nhân sư phạm Ngữ văn


Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Nam Định
Điện thoại: 0917085658
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo - TP Nam Định
Địa chỉ:
Điện thoại: 0228.3847042

2


MỤC LỤC
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
II. Mô tả giải pháp
1.

Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

2.

Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân
và tác phẩm của nhà văn trong chương trình Ngữ văn lớp 12 và 11
2.2. Cách thức tổ chức hoạt động hướng dẫn HS khai thác những tri thức
trong tác phẩm của Nguyễn Tuân
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
1.


Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

2.

Thời gian thực nghiệm

3.

Nội dung thực nghiệm và cách thức tiến hành thực nghiệm

4. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm
5. Giáo án thực nghiệm
6. Kết quả thực nghiệm
7.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Phụ lục

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV

: Giáo viên


HS

: Học sinh

VB

: Văn bản

PPDH

: Phương pháp dạy học

THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

4


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khố XI về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo từ năm học 2014 – 2015, với mục tiêu tổng
quát là: tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;
[…]. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và

vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng
mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.
Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
tích cực, chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn, đặc biệt là phương pháp
dạy học tích hợp; vận dụng các hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp.
Với chun đề này, tơi muốn góp một tiếng nói nhỏ nhằm đáp ứng những yêu cầu nói
trên của Giáo dục nói chung, bộ mơn Ngữ Văn nói riêng.
2. Xuất phát từ sự đổi mới dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
Đổi mới PPDH Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học, cần chú ý đến
việc tổ chức dạy học mơn Ngữ văn theo hướng tích hợp. Với đặc trưng của mình, mơn
Ngữ văn cho phép thực hiện việc tích hợp như một yêu cầu tự thân. Bởi tác phẩm văn học
vẫn luôn được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là
tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ; mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn
bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ. Như
vậy, cả ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn trong môn học này sẽ được
phối hợp triển khai để cùng hướng tới một mục đích chung là nâng cao năng lực sử dụng
tiếng Việt cho HS. Tính tích hợp của CT và SGK Ngữ văn cịn thể hiện ở mối liên thông
giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống, liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn
Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành học khác.
Do đó, HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngơn ngữ, văn hóa, văn học, lịch
sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân.

5


II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1. Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam và là một trong những tác giả
tiêu biểu của nền văn học Việt nam thời hiện đại. Trong chương trình học cấp THPT, tác
phẩm của nhà văn được học ở cả hai lớp 11 và 12. Ở chương trình lớp 11, HS học tác
phẩm “Chữ người tử tù” và ở chương trình lớp 12, học tác phẩm “Người lái đị sơng Đà”.
Như vậy, tác phẩm của Nguyễn Tuân được lựa chọn trong chương trình THPT là sáng tác
của Nguyễn Tuân cả trước cách mạng và sau cách mạng.
Nguyễn Tuân viết văn với một phong cách tài hoa, uyên bác và được xem là bậc
thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Trong từng trang văn của mình, Nguyễn
Tuân đều chứng tỏ những hiểu biết uyên bác, sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc
biệt nhà văn có thiên hướng thể hiện những ấn tượng đậm nét mãnh liệt, tô đậm cái phi
thường nơi cái bình thường, những con người bình dị nhưng ở họ có phẩm chất cao quý.
Ở đó vẫn là dáng vẻ của một nét bút cẩn thận đến chính xác từng từ, từng câu, từng chữ...
Vẫn là một Nguyễn Tuân với sức liên tưởng đa dạng, phong phú, sắc sảo.
1.2. Dạy học đọc hiểu văn bản có rất nhiều cách khác nhau. Trong các giờ đọc hiểu
thường thì giáo viên chỉ đi phân tích ngơn từ của văn bản một cách cô lập mà nhiều khi
không đặt tác phẩm trong các khía cạnh khác để khai thác như địa lí hay lịch sử... Hiện nay,
PPDH tích hợp đang được vận dụng trong việc dạy học Ngữ Văn và đem lại hiệu quả tốt, nó
được vận dụng trong từng bài dạy. PPDH tích hợp hướng việc tới hoạt động hóa, tích cực hóa
hoạt động nhận thức của người học, lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến.
Vì thế nhiều phương pháp và kĩ thuật giảng dạy tích cực, các hình thức tổ chức dạy học được
đưa vào ứng dụng trong hoạt động dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên vấn đề dạy học văn bản theo
hướng tích cực vẫn cịn nhiều lúng túng với giáo viên và học sinh.

Do đó, tơi đã mạnh dạn đề xuất một hướng dạy để giúp HS chủ động trong việc tìm
kiếm, khai thác, tích lũy nguồn tư liệu; tạo cho HS thói quen tự học, tự làm việc; huy
động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ
học tập; bộc lộ các năng lực tư duy, giao tiếp, tiếp nhận, sáng tạo,… theo nhều cách, bằng
nhiều phương tiện; đồng thời cũng tạo được hứng thú trong các giờ học trên lớp.

6



2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân và tác
phẩm của nhà văn trong chương trình Ngữ văn lớp 12 và 11
2.1.1. Hệ thống kiến thức về tác giả
Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách
giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện
đại. Ông viết văn với phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc
sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thơn Thượng Đình, nay thuộc
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà
Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở
hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu
người Việt (1929). Sau đó ít lâu, ơng lại bị đi tù vì “xê dịch” qua biên giới khơng có giấy
phép. Khi ra tù, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm
1938 với các tác phẩm tùy bút, bút kí có phong cách độc đáo như “Vang bóng một thời”,
“Một chuyến đi”... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp
xúc với những người hoạt động chính trị.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành cơng, Nguyễn Tn nhiệt tình tham gia
cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948
đến 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Các tác phẩm chính của Nguyễn Tuân: Gần 60 năm gắn bó với nghiệp sáng tác văn
chương, ơng đã cho ra đời khá nhiều tác phẩm nổi tiếng như Một chuyến đi (1938), Tàn
đèn dầu lạc (1939), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng
mắt cua (1941), Sông Đà (1960), …
Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tn có thể thâu trong một
chữ “ngơng”.

Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều thể hiện sự tài hoa
uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ
yếu ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ.

7


Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch”. Vì thế ông là nhà văn của tính cách phi
thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của
gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ơng có nhiều phát
hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông, cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do,
phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút
như một điều tất yếu.
Nguyễn Tn cịn có đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học
Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng.
Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người, thiên nhiên về phương diện văn hóa, nghệ thuật, nghệ
sĩ, nhưng giờ đây ơng cịn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng.

Có người nói, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ. Đối với ông, văn
chương trước hết phải văn chương, nghệ thuật trước hết phải nghệ thuật, và đã là nghệ
thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất khơng phải là
người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là “thiên lương” trong sạch,
là lòng yêu nước tha thiết, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền
phàm tục.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong
phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam
truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2.1.2. Hệ thống kiến thức về đặc trưng thể loại

Một trong những định hướng đúng đắn trong lịch sử khoa học nghiên cứu về lí luận
và phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo đặc trưng thể loại. Mỗi thể loại có những
đặc điểm riêng về cách thức tổ chức tác phẩm, về hiện tượng đời sống được miêu tả và mối
quan hệ của nhà văn đối với đối tượng phản ánh. Những đặc điểm ấy chi phối cách tiếp nhận
VB của người học. Tiếp cận đúng hướng, hiểu đúng đặc trưng thể loại là tìm ra đúng chìa
khố để “mở cửa” bước vào thế giới nghệ thuật và các tầng lớp ý nghĩa của VB.

2.1.2.1. Truyện ngắn
-

Truyện ngắn: là tác phẩm văn xuôi tự sự, phản ánh sự thật đời sống trong tính
khách quan; thường có cốt truyện, nhân vật và số phận nhân vật, sự kiện và tình
tiết, hồn cảnh và môi trường, không gian và thời gian.

8


-

Đặc điểm của truyện ngắn:

+ Cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên
sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa rõ nét tính cách
nhân vật, số phận từng cá nhân.
+

Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ chặt chẽ với

hồn cảnh, với mơi trường xung quanh.
+ Ngơn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống. Truyện sử dụng nhiều hình thức

ngơn ngữ khác nhau như ngơn ngữ người kể chuyện (lời kể khi thì ở bên ngồi,
khi lại nhập vào lời nhân vật); ngôn ngữ nhân vật (lời đối thoại, lời độc thoại
nội tâm).
-

Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân:

+ Truyện ngắn của Nguyễn Tuân viết theo khuynh hướng văn học lãng mạn. Do
đó, những phương tiện, biện pháp, cách thức thể hiện cái nhìn lãng mạn của
nhà văn trước cuộc đời, một cái nhìn mang đậm màu sắc chủ quan, đầy cảm
xúc và ít nhiều có tính chất lí tưởng hóa.
+ Truyện ngắn của Nguyễn Tuân xây dựng được tình huống độc đáo, éo le; sử
dụng bút pháp tương phản, đối lập
+

Nhân vật ít nhiều là hình ảnh của nhà văn, mang quan điểm thậm chí là người

phát ngơn cho quan điểm của nhà văn.
+ Ngôn ngữ truyện của Nguyễn Tuân được sử dụng một cách khéo léo, tài tình và
tinh tế, giàu chất gợi hình, gợi cảm. Đặc biệt, nhà văn huy động vốn liếng tri thức
của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau (sử học, văn hóa, hội họa, điêu
khắc, điện ảnh,…).

2.1.2.2. Tùy bút
-

Tùy bút: là tác phẩm văn xi tự sự cỡ nhỏ, có cấu trúc phóng túng, nhà văn viết
về một “sự thực” nào đó để thể hiện những ấn tượng suy nghĩ cá nhân về những sự
việc, những vấn đề cụ thể và thể hiện quan điểm về nghệ thuật, về cuộc sống.
-


Đặc điểm của tùy bút:

+ Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của
tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống.
+ Trong tuỳ bút, cái tôi tác giả đa dạng, tài hoa, nên thể loại nào, tác phẩm nào
cũng có những nét độc đáo riêng.
+
-

Ngơn ngữ của tuỳ bút giàu hình ảnh và giàu chất thơ.
Đặc điểm tùy bút Nguyễn Tuân


9


+ Tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí. Ghi chép sự thật và thơng tin thời sự,
chính xác, đó là nét riêng của tùy bút Nguyễn Tuân. Cũng do quan niệm đi, sống
và viết, xê dịch nên tùy bút của ơng pha chút du kí, kí sự hay phóng sự điều tra.
Chính nét riêng này khiến tùy bút của ơng có lượng thơng tin đáng tin cậy và có
nhiều giá trị tư liệu.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình. Những trang viết của Nguyễn Tn
giàu tính cảm xúc, lắng thấm những cảm nghĩ của nhà văn, thông qua cái “Tôi”
chủ quan mà phản ánh hiện thực cuộc sống.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có phẩm chất văn chương qua sự tìm tịi sáng tạo về
cách diễn ý, tả cảnh, dùng từ, đặt câu... Câu văn trong tùy bút của Nguyễn Tuân có
kiến trúc đa dạng, giàu nhạc tính, giàu giá trị tạo hình.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân là sự kết tinh tài hoa và uyên bác, khi tập trung miêu tả
“sự thực” bằng sự huy động vốn liếng tri thức chuyên môn cực kỳ giàu có của

nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau (sử học, địa lí học, quân sự, võ thuật,
vũ đạo, văn chương, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh…).
2.1.3. Hệ thống những kiến thức về các văn bản
Văn bản
Chữ người tử tù

10


Người lái đị sơng
Đà

11


2.2. Cách thức tổ chức hoạt động hướng dẫn HS khai thác những tri thức trong tác

phẩm của Nguyễn Tuân
2.2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
a. Yêu cầu:
-

Tìm hiểu về tác giả, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn.

-

Tìm hiểu về tác phẩm, xuất xứ, hồn cảnh ra đời.

-


Đọc văn bản, tóm tắt văn bản.

-

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Phân chia nhóm: Tiến hành phân nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm theo năng
lực, sở trường. Cung cấp các biểu mẫu, gợi ý cụ thể cho từng nhóm (hệ thống
câu hỏi,bài tập Phụ lục 1, 2). Thường xuyên theo dõi, giám sát lịch trình hoạt
động của học sinh, có sự tư vấn, điều chỉnh hoạt động khi cần thiết.
b. Cách thức tổ chức:
-

HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ GV giao.

- Sử dụng máy tính kết nối internet để tra cứu tài liệu, down load tư liệu (sưu tầm
một số tranh, ảnh, clip liên quan đến văn bản).
-

Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản định dạng file word để trả lời nội dung câu

hỏi, bài tập.
- Sử dụng phần mềm power point soạn bài trình chiếu minh hoạ (thuyết minh ngắn
gọn cho cả lớp cùng nghe).

-

-

Sử dụng sơ đồ tư duy, có thể trình bày trên khổ giấy A0.


-

Vẽ tranh minh họa cho nội dung bài học.

Sưu tầm các đánh giá, nhận xét, lời bình có giá trị và uy tín về văn bản, về vẻ đẹp

con người cũng như tài năng viết văn của Nguyễn Tuân.
2.2.2. Hướng dẫn dạy học ở trên lớp
a. Yêu cầu
-

Vận dụng kết hợp và linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ
chức hoạt động đọc hiểu văn bản

-

Vận dụng kết hợp các kĩ năng đọc để tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản, trong đó
chủ chốt là các kĩ năng đọc chính xác, đọc diễn cảm, đọc phân tích, đọc bình luận,
đọc so sánh, đọc tích lũy, đọc kết nối.
Hướng dẫn HS biết huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, là
những

12


hiểu biết về chủ đề của tác phẩm hay những hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có
liên quan đến chủ đề của tác phẩm, để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
-


Hướng dẫn HS tham gia các tình huống học tập mới để rèn kĩ năng, để thể hiện

suy nghĩ, quan điểm của bản thân về tác phẩm và các vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
-

Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và làm văn.

b. Cách thức tổ chức
Bước 1: Hướng dẫn HS cảm nhận vẻ đẹp của các hình tượng nghệ thuật trong VB
-

Trước hết, hướng dẫn HS đọc diễn cảm để cảm nhận được giọng điệu của tác
giả thể hiện trong văn bản:
Mục tiêu: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đúng và hay để người đọc cảm thụ và

hiểu sơ bộ về tác phẩm, quan điểm, ý đồ tác giả, phải thâm nhập, nhìn thấy bên trong thế
giới hình tượng hiện lên sinh động đập vào mắt, phải lắng nghe cái thần, cái giọng của
bài văn để điều chỉnh giọng đọc cho tương ứng với giọng điệu, sắc điệu của bài văn. Và
khi đọc diễn cảm phải kích thích q trình tâm lý cảm thụ bên trong của HS, khơi gợi ở
HS sự tri giác, hình dung tưởng tượng, liên tưởng, nhập thân, cảm xúc, giúp HS nhìn thấy
bên trong một cách sáng rõ cái đã đọc được, nghe được, gợi lên những tình cảm và ấn
tượng thẩm mỹ nhất định.
Để đạt được mục tiêu này, GV nên sử dụng hệ thống câu hỏi cảm xúc cho hoạt động
này. Chẳng hạn, khi đọc VB Chữ người tử tù, người đọc nhận ra giọng điệu ngợi ca, thể
hiện cái nhìn trân trọng, mến yêu của nhà văn đối với hai nhân vật Huấn Cao và viên
quản ngục. Hay khi đọc VB Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân, dễ dàng nhận thấy
giọng điệu ngợi ca đầy tự hào của tác giả khi viết về vẻ đẹp của con sơng Tây Bắc.
Do đó, GV có thể nêu câu hỏi:
Câu 1: Ấn tượng nhất của em về đoạn văn (hoặc VB) mà em vừa đọc?
Câu 2: Từ việc đọc diễn cảm, em nhận thấy tình cảm của tác giả với nhân vật Huấn

Cao/ viên quản ngục/ sông Đà như thế nào?
Câu 3: Qua đoạn văn, em có những tưởng tượng ban đầu như thế nào về vẻ đẹp của
nhân vật Huấn Cao/ nhân vật viên quản ngục/ sông Đà?
Câu 4: Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào để miêu tả nhân vật?/ Nhà văn
đã lựa chọn những điểm nhìn nào để miêu tả dịng sông Đà?

13


Trong tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên hai hình tượng
Huấn Cao và viên quản ngục bằng bút pháp lãng mạn và thủ pháp đối lập đã làm nổi bật
lên vẻ đẹp trong tâm hồn của cả hai nhân vật.
Trong tùy bút Người lái đò sơng Đà, Nguyễn Tn đã có sự lựa chọn điểm nhìn một cách
đa dạng. Có khi trong tâm trạng của một khách lãng du đi thuyền trên sông Đà, khi thì
như một người đi rừng dài ngày khao khát được gặp lại sơng Đà, khi thì trên tàu bay mà
say mê nhìn xuống dịng nước sơng Đà,... Chính điều này tạo nên sự đa dạng về điểm
nhìn trong tùy bút Nguyễn Tn. Do đó, con sơng Đà được Nguyễn Tn cảm nhận ở hai
phương diện đối lập nhau. Đó là con sơng Đà hung bạo và trữ tình.
-

Hướng dẫn HS đọc phân tích hình tượng nghệ thuật qua các chi tiết nghệ thuật
đặc sắc để thấy được chiều sâu ý nghĩa của VB:
Mục tiêu: Nếu đọc chính xác cho kết quả là lớp nghĩa hiển ngơn thì kĩ năng đọc

phân tích sẽ cho kết quả là lớp nghĩa hàm ẩn của VB. Do đó người đọc cần biết cách dựa
trên các nghĩa hiển ngôn và sự liên kết với bối cảnh của VB mà thực hiện các thao tác suy
ý để tìm ra nghĩa hàm ẩn có trong VB.
Kĩ năng đọc phân tích cần sự hỗ trợ của nhiều cách đọc, kiểu đọc khác nhau (Đọc
tập trung, đọc sâu, đọc kĩ, đọc nhiều lần). Do đó, đọc phân tích khơng phải là đọc một
lượt từ đầu đến cuối VB. Phân tích là thao tác tư duy diễn ra một cách liên tục trong tồn

bộ q trình đọc và tập trung khi đọc đi đọc lại, đọc từng đoạn trọng tâm cần chú ý, đọc
những chi tiết quan trọng mà trí nhớ đã có ấn tượng, đã lưu lại rõ nét khi đọc lướt, đọc
chính xác. Những kết cấu ngữ pháp, hình ảnh, biểu tượng cịn chưa được tư duy sâu ở
bước đọc trước sẽ được tư duy, liên tưởng, phân tích kĩ khi đọc phân tích.
Do đó, GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi để HS phát hiện và giải mã các tín hiệu
nghệ thuật của VB (theo nguyên tắc từ dễ đến khó):
Câu 1: Đối tượng trần thuật ấy được tác giả miêu tả với những ấn tượng đặc biệt nào?
Câu 3: Liệt kê các hình ảnh, chi tiết, câu văn mà tác giả dùng để miêu tả đối tượng đó.

Câu 4: Cảm nhận của em về một số hình ảnh, câu văn mà em cho là quan trọng nhất
trong việc khắc họa vẻ đẹp của hình tượng.
Câu 5: Thử nhắm mắt lại và tưởng tượng tâm trạng (bức tranh) mà nhân vật vừa trải
qua (hoặc vừa chứng kiến).
Câu 6: Các biện pháp nghệ thuật được dùng khi trần thuật có ý nghĩa như thế nào đối

14


với việc thể hiện tư tưởng của nhà văn?
Câu 7: Sức hấp dẫn của tác phẩm xét đến cùng là sức hấp dẫn của cái Tôi tác giả.
Cái Tôi nhà văn Nguyễn Tuân hiện lên trong VB là người như thế nào? Nêu khái quát
những ấn tượng tiêu biểu nhất của em?
Trong tác phẩm Chữ người tử tù, Huấn Cao là nhân vật chính, là linh hồn của tác
phẩm, là biểu tượng đẹp đẽ của 3 yếu tố liên hoàn: tài hoa, khí phách, thiên lương. Huấn
Cao được thăng hoa trong một cảm hứng lãng mạn, bay bổng khiến vẻ đẹp của nhân vật
đạt đến mức phi thường, siêu phàm.
Huấn Cao là người có tài hoa, khí phách, thiên lương hơn người. Nguyễn Tuân đặc
biệt nhấn mạnh ở Huấn Cao tài viết chữ đẹp. Huấn Cao là người có tài viết chữ rất nhanh
và rất đẹp, nét chữ mang vẻ đẹp của một bậc tài hoa tài tử: “Những nét chữ vng vắn
tươi tắn nói lên hồi bão tung hồnh của một đời con người”. Tài hoa ấy đạt đến mức đặc

biệt khác thường được Nguyễn Tuân coi là báu vật “Có được chữ ơng Huấn mà treo là có
một báu vật trên đời”. Cảm hứng này đã chi phối đến cách dùng chữ của Nguyễn Tuân:
“Chữ Huấn Cao đẹp lắm, vng lắm”. Chữ “lắm” đã góp phần tơ đậm vẻ tài hoa, khác
thường của Huấn Cao, biến ông thành một nghệ sĩ thực thụ.
Ơng Huấn là người có tài nhưng lại dám từ bỏ công danh để xả thân cho đại nghĩa,
phất cờ dấy binh chống lại triều đình trở thành kẻ đại nghịch, bị khép vào tội đại hình.
Vậy mà, ơng bước vào nhà ngục với tư thế ung dung, đường hồng đến khinh bạc, có thái
độ coi khinh quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi
đừng đặt chân vào đây”. Khí phách của Huấn Cao làm cho quyền lực cũng phải kính nể.
Bị Huấn Cao xua đuổi, quản ngục chỉ nhã nhặn “Xin lĩnh ý”. Câu nói ấy đã nâng Huấn
Cao lên hình tượng người anh hùng, khiến hình ảnh Huấn Cao càng lộng lẫy hơn.
Huấn Cao còn là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Ơng Huấn có một câu nói
mang một quan niệm nhân sinh kiêu hãnh “Ta nhất sinh khơng vì vàng bạc hay quyền thế mà
ép mình viết câu đối bao giờ”. Với câu nói ấy, Huấn Cao xứng đáng là một nhân cách lớn vì
chỉ có nhân cách lớn mới biết bảo vệ cái đẹp trước sức mạnh thô bỉ của vàng ngọc, quyền
thế. Do cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài và hiểu ra sở thích cao quý của quản ngục, Huấn Cao
đã nhận lời cho chữ “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡ liên tài của các người. Nào ta có biết đâu
một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta
đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Đây là một lời sám hối cao q, vì khơng chỉ nhìn
thẳng vào lỗi lầm của mình mà cịn bộc lộ một cái nhìn sâu sắc ln

15


biết hướng cái đẹp tới chỗ sáng nhất của nó. Con người ấy không sợ quyền uy, không sợ
chết nhưng lại sợ phụ mất một tấm lịng trong thiên hạ.
Tính cách cao quý đó của Huấn Cao lại đặt trong nhà tù, trong lúc cận kề với cái
chết. Tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quý của Huấn Cao
với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội bấy giờ, nhằm kín
đáo bộc lộ niềm phẫn nộ của chính mình đối với xã hội thời ơng sống. Đồng thời cũng

thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình, đó là cái đẹp phải gắn liền với cái thiện, cài tài
phải gắn với cái tâm.
Cùng với nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục cũng là nhân vật chính trong tác phẩm
được Nguyễn Tuân dành nhiều tình cảm yêu mến, trân trọng. Viên quản ngục sống trong một
môi trường với những kẻ cặn bã, nơi mà người ta sống bằng tàn nhẫn và lừa lọc, nơi mà bóng
tối và cái ác ngự trị nhưng ông vẫn giữ được một tấm lịng trong sáng, thuần khiết “Ơng trời
nhiều khi chơi ác, đem đày ải cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã và những người có
tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
Khơng chỉ có tâm hồn trong sáng, tính cách dịu hiền, viên quản ngục cịn có tấm lịng
biết giá người, biết trọng người ngay. Khi đối diện với Huấn Cao, quản ngục đã quên đi chức
trách của một nhà hành pháp “Hơm nay, viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp
mắt hiền lành. Lòng kiêng nể tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi. Khi kiểm điểm phạm
nhân ngục quan lại còn có biệt nhỡn riêng đối với Huấn Cao”. Ơng cịn hậu đãi Huấn Cao
và những người bạn đồng chí của Huấn Cao nữa. Thậm chí khi bị Huấn Cao sỉ nhục, ơng
cũng chỉ “Xin lĩnh ý”. Ơng cho rằng Huấn Cao là người “chọc trời quấy nước, đến trên đầu
người ta, người ta cũng cịn chẳng biết có ai nữa, huống chi là cái thứ mình chỉ là kẻ tiểu lại
giữ tù”. Quản ngục đã thực sự coi Huấn Cao là một người anh hùng chứ không phải là một
kẻ đại nghịch như cái nhìn thơng thường của những kẻ đại diện cho quyền lực phong kiến.
Dù Huấn Cao là một kẻ tử tù đã bị dồn vào thế “hổ sa cơ” nhưng quản ngục vẫn trân trọng
Huấn Cao và nhìn nhận đúng giá trị thật của con người này. Chính tấm lịng “biết giá người”,
“biết trọng người ngay” của viên quan coi ngục đã cảm hóa được Huấn Cao và làm con
người này cảm động. Lúc đầu Huấn Cao coi thường con người nay. Nhưng sau hiểu ra tấm
lòng của quản ngục, ơng đã đồng ý cho chữ vì sợ “phụ mất một tấm lịng trong thiên hạ”. Vì
vậy, Nguyễn Tuân đã cho rằng: Quản ngục là “một thanh âm trong trẻo xen giữa vào một
bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Nghệ thuật ẩn dụ đầy chất thơ này đã làm nổi
bật tấm lòng trong sáng của quản ngục bất chấp hoàn cảnh.

16



Nếu Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp thì viên quản ngục lại là người
nghệ sĩ say mê cái đẹp. Ngay từ khi mới học vỡ nghĩa chữ thánh hiền, quản ngục đã khao
khát có được chữ Huấn Cao. Ông coi chữ Huấn Cao như một báu vật trên đời. Ông chỉ
đau đáu khát vọng xin chữ của Huấn Cao. Ơng “chỉ lo mai mốt đây, ơng Huấn bị hành
hình mà khơng kịp xin được mấy chữ, thì ân hận cả đời”. Phải nói rằng chuyện quản ngục
xin chữ người tử tù là chuyện xưa nay chưa từng có và nếu chuyện này đến tai quan trên
thì ông “khó mà ở yên”. Vậy mà quản ngục chấp nhận cả việc hi sinh danh dự và tính
mạng của mình để đạt được sở nguyện ấy. Điều đó chứng tỏ người giữ tù là người có đam
mê cái đẹp khác thường.
Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ nằm ở phần cuối của tác phẩm, có thể nói là trác tuyệt
nhất thể hiện sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Tuân cũng như tôn vinh những vẻ đẹp rực rỡ
của nhân vật Huấn Cao và quản ngục. Có thể ví cảnh cho chữ giống như một khúc vĩ thanh
vừa bay bổng, vừa lãng mạn, vừa lắng đọng nhiều tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc của
bản giao hưởng Chữ người tử tù. Người nghệ sĩ Huấn Cao phải phô tài trong cảnh ngộ oái
oăm “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh căng trên mảnh ván” và ngày mai bị hành hình. Đây là một trường hợp phi thường hiếm
có. Nhưng trong hồn cảnh ấy, người nghệ sĩ vẫn giữ một tâm thế thật thanh thản, tự do để
sáng tạo cái đẹp. Trong khoảnh khắc ấy, không phải người giữ tù làm chủ mà chính là người
tù làm chủ tạo ra một cuộc đảo lộn vị thế xã hội xưa nay chưa từng có. Quản ngục thì “khúm
núm”, thầy thơ lại thì “run run bưng chậu mực” trong khi người tử tù Huấn Cao lại đường
hoàng, uy nghi “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Ở đây, người có quyền hành lại trở
thành khơng có uy quyền, người đáng ra phải sợ sệt thì đường hồng, đĩnh đạc; người đáng
ra khơng phải sợ sệt thì khúm núm, run run. Người sinh ra để đi giáo dục người khác lại bị
người khác giáo dục; người tù cần được giáo dục thì lại đi giáo dục quản ngục. Rõ ràng, cảnh
tượng và sự thay đổi vị thế xã hội ấy ngầm chứa một triết lí: “Cái đẹp là cái chiến thắng”. Đó
là sự chiến thắng vinh quang của ánh sáng và cái thiện ở ngay trong sào huyệt của bóng tối
và cái ác. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục khơng chỉ là đem một tấm lịng để đền đáp một
tấm lòng hay chia sẻ cái đẹp với người tri kỉ mà để nâng đỡ một tấm thiên lương. Lời khuyên
của Huấn Cao với Quản ngục: “Tôi bảo thực đấy. Thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở. Thầy
hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó mà giữ thiên

lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Trước lời
khuyên của Huấn Cao, quản ngục

17


đã cúi đầu “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dịng nước mắt rỉ vào kẽ
miệng làm cho nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đây là chi tiết nghệ thuật đạt
đến “thần bút”. Trong cuộc sống có những cái cúi đầu làm con người ta trở nên hèn nhát,
yếu đuối nhưng cũng có cái cúi đầu lại làm ngời sáng lên nhân cách. Cái cúi đầu của
quản ngục chính là sự nghiêng mình kinh cẩn, niềm xúc động vô ngần của người nghệ sĩ
trước cái đẹp. Bên cạnh đó, cảnh cho chữ cũng thể hiện sự hội tụ của ba con người, ba
tâm hồn cô đơn, buốt giá. Nếu như mở đầu tác phẩm, Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ
lại chỉ là ba đốm sáng buốt giá thì đến cảnh cho chữ này họ đã trở thành tri âm tri kỉ trong
tình yêu và sự sùng bái cái đẹp.
Trong tác phẩm Người lái đị sơng Đà, con sơng Đà hiện ra dữ dội hiểm trở đã từng
gây bao nhiêu tai họa cho con người nhưng đồng thời nó cũng có một vẻ đẹp thật thơ
mộng trữ tình. Mở đầu thiên tùy bút, Nguyễn Tuân đã liệt kê ra một loạt những con thác
hung dữ. Nhưng cái đáng sợ của sông Đà đâu chỉ phải ở những con thác hiểm trở mà còn
thể hiện ở cái quang cảnh hùng vĩ, hoang sơ của dịng sơng chảy giữa điệp trùng của rừng
núi Tây Bắc. Ngịi bút miêu tả của Nguyễn Tn thật phóng túng, linh hoạt như một nhà
quay phim lão luyện.
Sông Đà hiện lên là dịng sơng hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy
theo khuôn khổ. Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông Đà được tác giả viết “đá ở sông,
dựng vách thành, mặt sông lúc ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá
thành chẹt lịng sơng Đà như một cái yết hầu, có qng con nai con hổ đã có lần vọt từ
bờ bên này sang bờ bên kia”. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này “ngồi
trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy như mình trên
cái tầng nhà thứ mấy vừa vụt tắt điện.”. Một lối so sánh độc đáo, đầy táo báo và cũng
không kém phần tinh tế. Sông Đà đẹp, nhưng vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm.

Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, nguy hiểm, sơng Đà cịn hiện lên thật
nên thơ và trữ tình biết bao nhiêu. Qua ngịi bút tinh tế của Nguyễn Tuân “sông Đà tuôn
dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở
hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói Mèo đốt nương xuân”. Thật tài hoa và
trữ tình, một hình ảnh tuyệt đẹp hiện lên giữa núi rừng Tây Bắc. Sơng Đà có những lúc
buồn mênh mang và hoang sơ đến kì lạ. Bờ sơng hoang dại như một bờ tiền sử.
Đó là vẻ đẹp con sơng Đà, bên cạnh cịn là vẻ đẹp con người nơi đây, cụ thể là ơng
lái đị. Bao nhiêu đam mê, yêu quý sông Đà của Nguyễn Tuân được gửi gắm vào ông lái

18


đị. Chính vì thế nhà văn đã để nhân vật của mình gắn bó với sơng Đà đến mức máu thịt,
ơng lái đị có thể hiểu và u dịng sơng đến mức thuộc lòng từng tên thác tên ghềnh, hơn
một nghìn tên. Trong cách miêu tả của Nguyễn Tn, ơng lái đị thuộc dịng sơng như
thuộc một bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và từng
đoạn xuống dịng. “Ơng lái đị đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã
thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”.Người lái đị là người lao động bình
thường bằng xương bằng thịt nhưng với trí dũng song tồn nên ơng vẫn chiến thắng được
thiên nhiên nghiệt ngã. Qua “Người lái đị sơng Đà” chúng ta càng khẳng định được rằng
Nguyễn Tuân là nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ca ngợi người lao động trong gian lao
nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ơng lái đị. Người lao động
hiện lên với vẻ đẹp tài hoa và như một nghệ sĩ thực thụ với nghề của mình.
-

Hướng dẫn HS bình luận về nghệ thuật sử dụng ngơn từ để thấy được sự sáng tạo

của nhà văn:
Mục tiêu: Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào,
mà chúng ta khơng thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yêu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng

tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.
GV giúp HS đọc xâu chuỗi ý nghĩa giá trị nghệ thuật hài hịa giữa sự thực đời sống,
điểm nhìn nghệ thuật và giọng điệu, văn phong của tác giả. Đọc trọn vẹn VB và đưa ra
những lời bình của cá nhân bạn đọc HS về giá trị nghệ thuật của VB.
Đối với Nguyễn Tuân việc sử dụng ngôn từ lại càng đặc biệt được quan tâm. Bởi lẽ
chính nhà văn đã rất coi trọng việc sử dụng ngôn từ khi ngồi trước trang giấy trắng. Ông từng
viết: “Chúng ta vẫn đắm đuối với nghề làm văn, ngày càng chuốt thêm văn tự, ngày càng làm
óng tốt dẻo bền hơn lên nữa cái tiếng nói Việt cổ truyền của mình” [1 – 137]. Với

ý thức cao như vậy nên ông luôn “tự học” để trang bị cho mình vốn ngơn từ phong phú,
giàu có để sử dụng một cách thoải mái trong lúc hành nghề. Tố Hữu nhận xét Nguyễn
Tuân là “người thợ kim hoàn của chữ” [2 – 196]. Và rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác
cũng dành lời khen trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân như Lại Nguyên Ân:
“con người ông, phong cách của ông cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn ông, loại
câu văn có một khơng hai trong nghệ thuật ngơn từ tiếng Việt” [2 – 564]. Để có được
những lời tán dương như vậy Nguyễn Tuân phải trải qua một đời “sẵn sàng chịu khổ
hạnh” để góp phần vun tưới cho “cái cây tiếng nói Việt Nam” ngày càng nhiều cành,
nhiều lá, nhiều hoa trái hơn, càng như một cây nêu Tết kì diệu lung linh.

19


Nét độc đáo trong ngôn từ nghệ thuật của văn chương Nguyễn Tn, trước hết, là
ơng biết khai thác tín hiệu âm thanh của tiếng Việt đơn âm tiết, nhưng lại đa thanh điệu,
tạo cho câu văn giàu tính nhạc vang hưởng chất thơ. Những năm trước và sau thập kỉ sáu
mươi, Nguyễn Tuân chuẩn bị len lỏi giữa rừng núi Tây Bắc đại ngàn. Với tình yêu rừng
da diết, nhà văn như đang nghe giai điệu rừng dội từ vách đá, vọng xuống lũng sâu, cộng
hưởng vào tâm hồn chan chứa thơ nhạc của người hành bộ - nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Đoạn
miêu tả “thác nước” và “thạch trận” sông Đà: âm thanh dữ dội, đầy những tiếng réo gào:
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi

lên”. Tiếng thác được ví như tiếng rống của “một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa
rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng”. Người đọc cảm nhận thấy sự lồng lộn, giận dữ của một con sơng
qua một thứ ngơn từ có sức sống, có màu sắc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Hay
khi miêu tả nước cũng gợi lên âm thanh: reo hò vang dậy, làm thành viên đá để bẻ gãy
cán chèo, vũ khí trên tay ơng đị…Nguyễn Tn rất có tài khai thác sức gợi về mặt ý
nghĩa tạo ra bởi mặt âm thanh của ngôn từ. Chẳng hạn khi nhà văn miêu tả viên quan coi
ngục “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo
của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân
bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Đây là hình ảnh ẩn dụ đẹp, nhẹ nhàng nhưng vô cùng độc
đáo đem đến cho người đọc cảm nhận về tính cách dịu dàng, tâm hồn trong sáng của
ngục quan . Và cách đặt tên cũng là một thủ pháp quan trọng. Vũ Trọng Phụng có cái tài
trào lộng loại người tha hóa về mặt đạo đức, băng hoại về lương tâm và nhân phẩm bằng
cách đặt cho chúng những cái tên hoa mỹ như Văn Minh, Phó Đoan, Tuyết,… Trong khi
đó, Nguyễn Tuân lại châm biếm bọn ưng khuyển…nhưng nhiều khi Nguyễn Tuân cũng
không đặt tên cho nhân vật của mình mà chỉ gọi tên nhân vật với nghề nghiệp của họ như
ơng lái đị, viên quản ngục, thầy thư lại,… Ngay cả việc gọi tên viên quản ngục, nhà văn
cũng sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau như ngục quan, viên quan coi ngục, tiểu lại giữ tù,
thầy Quản… đã làm toát lên vốn từ ngữ của ông.
Câu văn của Nguyễn Tuân đan chéo nhau các phương chiều của không gian và thời
gian qua liên tưởng miên man của tác giả, như những thước phim điện ảnh, hội tụ nhiều
mảng không gian, đồng hiện nhiều khoảnh khắc thời gian, tạo ra hình ảnh đối lập sinh
động. Chẳng hạn như đoạn văn miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục “Trong
một khơng khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi

20


lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ …”, “Một
người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng

trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những
đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gị, thì run run
bưng chậu mực”. Ngịi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu chất tạo hình
đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện, sắc sảo đã làm nổi bật vẻ đẹp của người nghệ sĩ, của
người anh hùng Huấn Cao. Đồng thời cũng làm nổi bật được sự ngưỡng mộ, say mê trước
cái đẹp đang được khai sinh của viên quản ngục và thầy thơ lại. Đặc biệt là cái vái lạy của
viên quan coi ngục trước lời khuyên của Huấn Cao “Ngục quan cảm động, vái người tù một
vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “Kẻ mê
muội này xin bái lĩnh”. Đây là chi tiết nghệ thuật đã đạt đến thần bút. Trong cuộc sống có
những cái cúi đầu làm con người ta trở nên hèn nhát, yếu đuối nhưng cũng có cái cúi đầu lại
làm ngời sáng lên nhân cách. Cái cúi đầu của quản ngục chính là sự nghiêng mình kinh cẩn,
niềm xúc động vô ngần của người nghệ sĩ trước cái đẹp. Và với cách miêu tả này, Nguyễn
Tuân khơng chỉ làm nổi bật tính cách của các nhân vật, mà cịn tái hiện được một cách tài
tình khơng gian cổ kính, mang hình ảnh của thời kì xa xưa, một nét đẹp trong văn hóa truyền
thống của dân tộc. Nằm trên mỏ than Quỳnh Nhai nhà văn viết: “Tôi nằm đây là nằm trên
những biến thiên biển xanh nương dâu, trên những xác rừng cổ đại nay khai ra đốt sáng miền
Bắc kiến thiết tổ quốc trong đó mỏ châu Quỳnh Nhai có cái vinh quang được góp phần than
lửa của mình”. Nói đến ngơn từ Nguyễn Tn khơng thể nói đến tín hiệu đặc trưng của thể
loại kí. Đó là tính khoa học nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao của tác giả thể hiện
trong trang viết. Những tên người, tên đất, con số, sự kiện địa lý – lịch sử Việt được nhà văn
tra cứu kĩ lưỡng trước khi định hình trong câu văn. Nguyễn Tn cho rằng: “Tơi vẫn cho địa
lí quan trọng hơn lịch sử. Khoa học của lịch sử kích thích tinh thần quốc tế và bồi dưỡng
nhiều cho lòng yêu nước. Do có kiến thức lịch sử mà tấm lịng càng gắn bó với đất nước.
Những cái đó cũng dễ thành một ý niệm trừu tượng nếu khơng có sự bổ túc của khoa địa lý.
Muốn yêu đất nước tổ tiên mình cho thật đầy đủ, thì phải đi bằng hai chân cả lịch sử và địa
lý. Muốn thật yêu một vùng nào, một tấm lịng thơi chưa đủ, phải có đơi chân nữa. Khơng có
sự phối hợp của địa lý; mà chỉ có tồn lịch sử thơi thì khác chi thấy bóng rồi mà chưa lần ra
cho hết cái hình. Tư tưởng nghiêm túc này đã chỉ đạo ngòi bút của Nguyễn Tuân viết nên
những trang ký chân thực, khách quan về sự kiện, sâu sắc về bình giá và đậm đà về tình cảm.


21


Những sáng tạo về ngôn ngữ được dùng trong các lĩnh vực khác nhau trong các
trang văn của Nguyễn Tuân cũng chính là những thơng tin khoa học mà văn bản cũng cấp
cho bạn đọc. Tiêu biểu đoạn miêu tả ông đò chiến đấu qua ba trùng vi. Để làm nổi bật vẻ
đẹp và hình tượng của người lái đị nhà văn đã sáng tạo ra một đoạn văn tràn đầy khơng
khí trận mạc, tưởng tượng ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò và bầu thủy quái
trên sông Đà nham hiểm, xảo quyệt. “Thạch trận dàn bày vừa xong cái thuyền vụt tới”.
Đó là trận địa bằng đá. Tác giả tưởng tượng ra sông Đà bày thạch trận để đón đánh người
lái đị. Hay những câu văn đậm chất quân sự “Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích
ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của boong – ke chìm vào pháo đài đá nổi
ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên…”. Các cụm từ “du kích”,
“boong – ke” – một kiểu lơ cốt thường xây chìm của Pháp, “pháo đài”, … được Nguyễn
Tuân sử dụng một cách sáng tạo, chính xác, tăng cảm giác căng thẳng như một cuộc
chiến đấu thực sự trên chiến trường sông nước. Cách dùng từ trong kiến thức quân sự có
tác dụng gợi trường liên tưởng giúp người đọc cảm nhận được sự mưu trí của ơng lái đị.
Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, giá trị ngôn ngữ được thể hiện rõ qua cách Nguyễn
Tuân sử dụng sáng tạo ngôn ngữ. Ngơn ngữ trong văn bản Nguyễn Tn mới lạ, chính xác cụ
thể qua từng sự vật, từng cảnh mà Nguyễn Tuân miêu tả. Chẳng hạn, sự vật trong tác phẩm
Chữ người tử tù được nói đến mang đậm chất cổ xưa với chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư,
đĩa dầu sở, cây đèn nến, cây đèn đế, tập giấy bản đóng dấu son ti Niết, phiến trát, tiếng
kiểng, tiếng mõ… Ở đó, nhà văn đã sử dụng khéo léo, tài tình và tinh tế các từ cổ, từ Hán
Việt để dựng lên một không gian nghệ thuật cổ xưa bằng cách dựng lại thế giới những sự vật
và cách miêu tả chúng. Như miêu tả khung cảnh nhà lao “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường
đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián ”; hay cảnh cho chữ với hình ảnh: bó
đuốc tẩm dầu sáng rực, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, chậu mực thơm, đồng tiền kẽm
đánh dấu ô chữ… Về cách dùng từ, khi miêu tả dịng sơng trữ tình trong Người lái đị sơng
Đà, Nguyễn Tn đã ví “như một áng tóc trữ tình”. Mái tóc thường kết hợp với từ chỉ màu
sắc, cấp độ, chữ “áng” để chỉ tác phẩm văn chương đẹp. Nhưng ở đây, nhà văn lại có sự kết

hợp thú vị nói trên khiến sơng Đà trở thành cơng trình tuyệt mỹ của tạo hóa. Hay khi miêu tả
ơng đò kiên cường, nén chịu vết thương, Nguyễn Tuân đã ví “mặt méo bệch đi”. Khơng phải
là “méo xệch” vì méo xệch chỉ miêu tả được sự biến dạng của khn mặt, cịn “méo bệch”
vùa diễn tả được sự biến dạng của khuôn mặt, vừa làm nổi bật nước da nhợt nhạt do sóng
thác đánh vào. Trong đoạn miêu tả sự hiểm

22


trở của sông Đà thể hiện ở chỗ “vách đá thành chẹt lịng Sơng Đà như một cái yết hầu”.
So sánh một bộ phận nhỏ, hẹp ở cổ họng con người, Nguyễn Tuân đã diễn tả một cách
hình ảnh sự nhỏ hẹp của dòng chảy. So sánh độc đáo của nhà văn khiến người đọc phải
hình dung, tưởng tượng ra một qng sơng rất nhỏ. Ở qng ghềnh Hát Lng nhà văn
viết”nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió…” thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc lại
được hỗ trợ bởi các thanh sắc liên tiếp tạo nên âm hưởng dữ dội, khẩn trương, dồn dập
như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của gió, sóng, đã khiến cho mặt ghềnh như sôi lên, cuộn
chảy dữ dằn. Câu văn đang ở những nhịp ngắn bỗng duỗi ra theo lỗi tăng tiến khiến cho
những chuyển động của sóng, gió và đá cầng lớn, càng bức thúc tạo nên mối đe dạo thực
sự với bất kì người lái đị nào. Viết về cảnh ven bờ sông Đà “bờ sông hoang dại như một
bờ tiền sử”, câu văn so sánh đầy sự mới lạ, gợi sự tĩnh lặng, hoang sơ, thanh bình của bờ
sơng Đà. Nguyễn Tn cịn nhìn sơng Đà “như một cố nhân” gợi chất trữ tình đằm thắm,
ấm áp của sông Đà. Nhà tùy bút Nguyễn Tuân đã vận dụng so sánh liên tưởng, liên hệ cổ
kim, thơ phú rất tự nhiên. Đoạn miêu tả bờ sông Đà Nguyễn Tn quan sát khi đi thuyền
trên sơng có 15 câu thì 12 câu được kết thúc bằng thanh bằng. Đó là còn chưa kể câu đầu
tiên cả 6/6 chữ đều là thanh bằng khiến nhịp điệu câu văn trở nên mềm mại nhữ duỗi,
diễn tả rất đạt dòng chảy lững lờ, êm đềm của sông Đà khi ra xa thượng nguồn.
Trong tác phẩm “Người lái đị sơng Đà” Nguyễn Tn đã sử dụng ngôn ngữ rất tinh
tế và độc đáo nhằm khai thác hết những giá trị mà ngôn từ mang lại. Thông qua lớp ngôn
từ trong văn bản mà tác giả gợi lên cho người đọc không chỉ âm thanh của con thác, của
tiếng nước chảy, xô đập vào nhau của những hịn đá ẩn mình dưới lịng sơng, tiếng gầm

của thác, tiếng va đập của mái chèo vào vách đá,… Khơng chỉ là âm thanh, mà hình ảnh
hiện lên rất sinh động và chân thật, sắc nét. Ông đã dùng sức mạnh điêu luyện của ngôn
ngữ để truyền hồn sống vào từng khối đá sinh động, biến chúng thành bầy thạch tinh
hung hãn trong cuộc giao tranh với con người. Tả về thiên nhiên dữ dội, khủng khiếp
cũng chỉ để tơn vinh sức mạnh, lịng quả cảm, sức kì vĩ của con người trong cuộc chinh
phục thiên nhiên, đồng thời đem lại cho người đọc cảm giác mới mẻ.
Qua những tác phẩm của Nguyễn Tuân, ta thấy được nét tài hoa của ông. Tác giả
được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. “Đó khơng phải là người
viết mà là thần viết, thần mượn tay người viết nên những trang bất hủ” (Nguyễn Khải).
- Hướng dẫn HS xác định ý nghĩa nhân sinh và tư tưởng nghệ thuật của văn bản:
Mục tiêu: Nhằm hoàn thiện giá trị chỉnh thể về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ

23


×