Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.13 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

HSG

Học sinh giỏi

2

HS

Học sinh

3

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

i



4

SGK

Sách giáo khoa

5

CMT8

Cách mạng tháng Tám

ii


1. Lời giới thiệu.
Bàn về giáo dục và vai trò của những nhân tài Thân Nhân Trung đã
nêu:“Hiền tài là ngun khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh
rồi lên cao, ngun khí suy thì nước yếu rồi xuống thấp”. Ý kiến trên dù đã trải
qua bao thế kỉ cho đến tận hơm nay nó vẫn cịn nguyên giá trị. Quả đúng như
vậy trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát
triển tồn cầu như là hiện nay thì giáo dục- đào tạo được xem là chính sách, biện
pháp quan trọng hàng đầu. Giáo dục- Đào tạo góp phần nâng cao dân trí- đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực nội
sinh “ đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước.
Tại Hội nghị 8 ban chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm

2013: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế”. Theo đó, mục tiêu tổng quát của đổi mới giáo dục là: “
Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục cơ bản
các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội để giáo dục và đào tạo trở
thành một nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực và hội nhập quốc tế”. Một trong những mục tiêu cụ thể là: “Giáo dục con
người Việt Nam phát triển tồn diện, u gia đình, u tổ quốc; có hiểu biết và
kĩ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc
hiệu quả - thực học, thực nghiệp; phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân;
đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước”.
Môn Ngữ văn là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông của
nước ta. Với đặc trưng riêng biệt- môn Ngữ văn là môn học về cái đẹp với hai
khâu liên hồn: cảm thụ cái đẹp trong văn chương (văn), ngơn ngữ (tiếng Việt)
để tạo lập ra cái đẹp văn bản nói và viết (Tập làm văn). Với đặc trưng như trên
mơn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển hai năng lực quan trọng cho thế hệ trẻ:
Năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ. Do vậy, cùng với các mơn học khác thì
mơn Ngữ văn cũng góp phần vào việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài. Để đáp ứng những mục tiêu trên, việc bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng dạy và học môn Ngữ văn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên và
1


mỗi nhà trường. Có HS có năng lực mới có người tài và có nguồn lực để phát
triển đất nước.
Trong nhiều năm giảng dạy, bằng kinh nghiệm của bản thân trong công
tác bồi dưỡng HSG cũng như nâng cao chất lượng đại trà tôi nhận thấy cần phải
bổ sung và hướng dẫn HS làm dạng đề lí luận văn học trong văn nghị luận. Xuất
phát từ những yêu cầu trên tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Hướng dẫn học

sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học”
2. Tên sáng kiến: “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một
vấn đề lí luận văn học”.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Mơn Ngữ văn bậc THCS- Đặc biệt là
tích hợp trong một số giờ giảng Văn và các tiết học chuyên đề nâng cao cũng
như là bồi dưỡng học sinh giỏi. Vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết là: Hướng
dẫn học sinh giải quyết một vấn đề liên quan đến lí luận văn học.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 8
năm 2016 đến hết tháng 5 năm 2017.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Lý luận văn học, hiểu một cách đơn giản là một bộ mơn nghiên cứu văn
học ở bình diện khái qt, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học.
Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi khái quát
như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo
thành? Văn học được sáng tác và tiếp nhận như thế nào? Văn học được sinh ra
để làm gì?
Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất
nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi
thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Các nghiên cứu về lí luận văn
học sẽ tạo cho chúng ta có những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học. Nếu
trong quá trình dạy và học văn mà thiếu kiến thức về lí luận văn học thì người
học văn khơng tránh khỏi việc cảm thụ tác phẩm văn học một cách hời hợt, mơ
hồ, chung chung, thiếu chiều sâu, thiếu sự bàn bạc chứng minh vấn đề khơng có
cơ sở lí luận vững chắc khơng thể thuyết phục người đọc.
Đối với học sinh nói chung và HSG nói riêng việc trang bị kiến thức lí
luận văn học giúp cho học sinh có những bình luận, đánh giá, nhận xét chuẩn

2



xác hơn về một hiện tượng văn học nào đó, khiến cho bài viết của các em trở
nên sâu sắc hơn về ý tưởng, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra
các luận cứ. Cho nên việc trang bị kiến thức lí luận, hướng dẫn các em giải
quyết một vấn đề liên quan đến lí luận trong một số buổi học nâng cao, đặc biệt
là bồi dưỡng HSG là hết sức cần thiết.
Bản thân tôi thực hiện đề tài này nhằm hướng tới một số mục đích cơ bản
sau:
Thứ nhất: Cung cấp, trang bị thật tốt kiến thức lí luận văn học - một mảng
kiến thức cần có đối với học sinh giỏi mơn Ngữ văn.
Thứ hai: Giải quyết khó khăn của học sinh vì thiếu kiến thức lí luận khi làm
các đề thi học sinh giỏi, các dạng đề thi chuyên. Các em có được kiến thức lí
luận khi học phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học. Khi học sinh có nền
tảng lí luận vững chắc sẽ khơng cịn “ngại”, lúng túng khi gặp các dạng đề liên
quan đến lí luận văn học – dạng đề thường thấy trong các đề thi học sinh giỏi,
các đề thi chuyên.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
5.2. Thực trạng, nguyên nhân:
5.2.1. Thực trạng:
Nhằm tìm hiểu thực trạng giải quyết những vấn đề liên quan đến lí luận văn
học trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, ngồi kinh nghiệm của bản thân tơi
cịn tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn một số giáo viên dạy văn.
Bước đầu tôi đã thu nhận được một số kết quả sau:
Trước hết thực trạng về phía giáo viên: Bên cạnh nhiều thầy cơ ý thức được
tầm quan trọng của lí luận văn học nên đã có cách giảng dạy hợp lý đã biết cách
lồng luồn kiến thức lí luận một cách hiệu quả. Song một số giáo viên khác chưa
thực sự chú trọng vào dạng bài này- ngay cả trong khi bồi dưỡng HSG. Tiếp
theo đó là một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết đối với công tác bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng HGS nên cũng chưa đầu tư về
bài giảng, chuẩn bị đề…

Thứ hai về thực trạng học sinh: Nhận thức về kiến thức lí luận văn học cịn
hạn chế. Các em cịn thiếu khả năng vận dụng kiến thức lí luận vào một dạng bài
nghị luận cụ thể. Nhiều em còn thấy lúng túng ngay cả trong khi tiếp cận với các
tiết giảng văn liên quan đến việc tìm hiểu một số kiến thức lí luận như khi tìm

3


hiểu về truyện ngắn các em còn chưa hiểu cốt truyện là gì? Tình tiết là gì? Điều
này làm cho chất lượng giải qua các cuộc thi HSG của học sinh chưa cao. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lấy học sinh vào đội tuyển văn của giáo viên
gặp rất nhiều khó khăn.
Khảo sát thực trạng:
Tỉ lệ hứng thú đạt: 70%
Chất lượng giải: Năm học 2013-2014: Có ba học sinh đi thi HSG: Nguyễn
Minh Ánh: 7 điểm- Giải 3; Phùng Thị Linh: 6,5- Giải 3; Bùi Hoài Linh: 5,5
điểm- Không đạt giải.
5.2.2. Nguyên nhân:
Trước hết tôi nhận thấy hiện nay kiến thức về lí luận văn học trong SGK
cấp THCS đã bị cắt bỏ cho nên học sinh không được học kiến thức về lí luận
văn học ở một tiết học cụ thể nên nhiều khi bản thân giáo viên cũng chưa có ý
thức trong việc ghi chép, tổng hợp lích lũy kiến thức, giải đề. Giáo viên cũng
chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh giỏi tiếp cận các dạng đề liên quan
đến lí luận văn học.
Như trên đã đề cập đến tầm quan trọng của kiến thức lí luận văn học đối
với học văn, đọc văn, cảm thụ văn chương; càng quan trọng hơn với học sinh
giỏi mơn Văn. Nhưng thực tế chương trình sách giáo khoa hiện nay những bài
học lí luận khơng có. Trong khi đó nhiều năm gần đây trong các cuộc thi học
sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đề thi đề cập đến hầu hết các phạm trù lí luận văn
học.

Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đưa ra một số giải pháp giúp
học sinh có hứng thú và biết cách giải quyết các vấn đề văn học có liên quan đến
lí luận.
5.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
5.3.1. Kiến thức về văn nghị luận:
5.3.1.1. Những vấn đề chung về văn nghị luận:
5.3.1.1.1. Nắm chắc khái niệm về văn nghị luận:
Nghị luận là bàn bạc, lý giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập một tư tưởng, quan điểm nào đó
giúp người đọc, người nghe hiểu rõ, tin tưởng và có định hướng hành động đúng

4


đắn trước những vấn đề về cuộc sống, xã hội hoặc văn học nghệ thuật. Muốn
thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có nhiều cách để bàn luận: Có khi là dùng bằng chứng để người ta tin
tưởng hơn ( chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra lý lẽ để hiểu cặn kẽ hơn
(giải thích), cũng có khi phát biểu ý kiến của mình (bình luận), hay chỉ ra giá trị
của một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm)…vv.
Dù là chứng minh hay giải thích… thì người viết văn nghị luận vẫn phải có
những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có lập trường quan điểm
đúng đắn.
5.3.1.1.2. Nắm chắc các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận:
2.1. Luận điểm:
Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng
của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được
diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị
luận. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới
có sức thuyết phục.

2.2. Luận cứ:
Luận cứ trong bài văn nghị luận là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơ
sở cho luận điểm, làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ phải đúng đắn, chân thật,
đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
2.3. Lập luận:
Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, logic,
hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục cao.
Từ những đặc điểm trên ta thấy sức thuyết phục của một bài văn nghị luận
trước hết toát lên từ nội dung sâu sắc, từ luận điểm rõ ràng, từ hệ thống lý lẽ và
dẫn chứng phong phú, xác đáng.
5.3.1.1.3. Nắm chắc các kiểu bài văn nghị luận:
Giáo viên giúp học sinh ghi nhớ có hai kiểu bài văn nghị luận chính.
1. Kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận xã hội là những bài văn nghị
luận bàn về các vấn đề xã hội nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói
chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích
cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn, thúc đẩy sự tiến bộ

5


chung của xã hội. Trong bài văn nghị luận xã hội người ta chia làm hai
dạng: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một
vấn đề tư tưởng đạo lý.
2. Kiểu bài nghị luận văn học: Là một dạng bài văn nghị luận mà các
vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại
văn học.
5.3.1.1. 4. Nắm chắc bố cục của bài văn nghị luận:
Bài văn nghị luận có bố cục ba phần:
a. Mở bài ( Đặt vấn đề): Nêu vấn đề nghị luận.
b. Thân bài (Giải quyết vấn đề): Trình bày các nội dung chủ yếu để làm

sáng tỏ vấn đề cần nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
c. Kết bài ( Kết thúc vấn đề): Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái
độ, quan điểm của bài.
5.3.1.1.5. Rèn cho học sinh nắm chắc phương pháp chung khi làm bài
văn nghị luận:
5.1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
5.1.1.Tìm hiểu đề:
Tìm hiểu đề là một trong những bước rất quan trọng giúp cho học sinh
khơng bị lạc đề, có định hướng tốt về kiểu bài. Đề bài văn nghị luận bao giờ
cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình
về vấn đề đó. u cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi,
tính chất của bài nghị luận để bài văn không bị sai lệch.
Cách tìm hiểu đề:
- Thứ nhất: Đọc kĩ đề. Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề có tính
chất định hướng làm bài về nội dung và phương pháp. ( Chú ý các từ: suy nghĩ,
phân tích, cảm nhận ... để thực hiện đúng phương pháp làm bài).
- Thứ hai: Tìm hiểu yêu cầu về kiểu bài để tránh lẫn về phương pháp.
- Thứ ba: Tìm hiểu yêu cầu về nội dung ( Đây chính là tìm hiểu về vấn đề
cần nghị luận) để tránh lạc đề.
- Thứ tư: Tìm hiểu về thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình
luận...

6


- Thứ năm: Tìm hiểu về phạm vi dẫn chứng cần có trong bài: Trong thực tế
hay trong văn học.
Ví dụ:
Đề 1: Phân tích “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Với đề văn trên giáo viên hướng dẫn học sinh xác định:

- Kiểu bài: Nghị luận văn học ( phân tích nhân vật).
- Nội dung nghị luận: Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị nghệ
thuật .
- Thao tác nghị luận chính: Phân tích, chứng minh.
- Phạm vi dẫn chứng: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ.
5.1.2. Tìm ý:
Sau khi tìm hiểu đề, xác định các vấn đề nghị luận giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định giá trị nội dung tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao
nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả đã thể
hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thơng điệp gì đến với người
đọc?
- Xác định giá trị nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung, nhà văn
sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất
mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì? Chi tiết nào,
hình ảnh nào,… làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật
gì ở đó?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi xoay quanh vấn
đề được đề yêu cầu. Tìm ý xác định được đối tượng cần nghị luận ( nhân vật,
chủ đề, nội dung, nghệ thuật…) gắn với những câu hỏi tìm ý để có ý kiến cụ thể
( điểm nổi bật nhất? nét biểu hiện cụ thể? chi tiết nào thể hiện? Có ý nghĩa gì?
Giá trị tiêu biểu ra sao?). Tùy đối tượng mà có những câu hỏi khác nhau.
Ví dụ: Cho đề văn sau: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
“Làng” của nhà văn Kim Lân.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi như
sau:
7



- Tình u làng, u nước của ơng Hai:
+ Ở nơi tản cư nhớ làng.
+ Theo dõi tin tức kháng chiến.
+ Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây.
+ Niềm vui khi tin đồn được cải chính.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tình huống truyện đặc sắc.
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật.
+ Các hình thức trần thuật.
5.2. Lập dàn ý:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý:
Phần này ở sách giáo khoa hướng dẫn khá kĩ, học sinh dựa vào để làm
các bài tập xây dựng dàn ý.
Mục đích của việc lập dàn ý, Gơt-tơ nhà văn nổi tiếng của Đức quả
quyết: Tất cả đều lệ thuộc vào bố cục. Cịn Đốt-tơi-ep-xki, nhà văn Nga của thế
kỉ XX ao ước: Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì cơng việc sẽ nhanh như
trượt băng. Ix-pen, một nhà văn Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xây
dựng bố cục cho bản trường ca và ơng đã hồn thành bản trường ca đó trong
vịng ba tháng.
Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là những hệ
thống suy nghĩ tìm tịi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể
của đề bài. Lập dàn ý trước khi viết bài văn có những cái lợi như sau:
- Nhìn được một cách bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu mà bài văn cần
đạt được, đồng thời thấy được mức độ giải quyết vấn đề nghị luận và đáp ứng
những yêu cầu đề bài đặt ra, tránh làm bài xa lệch trọng tâm.
- Thông qua việc lập dàn ý có điều kiện suy nghĩ sâu xa và toàn diện hơn
để điều chỉnh hệ thống luận điểm. Lập dàn ý sẽ tránh được tình trạng bỏ sót
những ý quan trọng hoặc tránh những ý thừa.
- Khi có dàn ý cụ thể người viết có thể chủ động phân chia thời gian cho
hợp lý. Tránh tình trạng bài làm mất cân đối “ đầu voi đuôi chuột”.

Dàn ý của một bài văn nghị luận gồm:
8


* Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề nghị luận (xuất xứ, hồn cảnh…)
- Nêu vấn đề nghị luận: Trích dẫn lại nhận định ý kiến
hoặc câu văn, câu thơ trong đề tài.
- Phạm vi giới hạn của đề.
* Thân bài: Phân tích, lý giải, chứng minh, bàn luận để làm rõ vấn
đề nghị luận đã nêu ở phần mở bài. Phần thân bài phải đủ ý, các ý phải
được trình bày một cách rõ ràng, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Mỗi ý trong phần thân bài được coi là một luận điểm.
Có luận điểm lớn lại được chia thành các luận điểm nhỏ và mỗi luận
điểm lại được trình bày bằng một đoạn văn.
- Giới thiệu ý lớn thứ nhất (Luận điểm 1).
+ Ý nhỏ thứ nhất để phân tích, chứng minh bằng lí lẽ,
dẫn chứng.
Sau đó chuyển sang ý nhỏ thứ hai…
- Giới thiệu ý lớn thứ hai….Cứ như vậy cho đến hết bài.
* Kết bài: - Tóm tắt, khẳng định (mở rộng và nâng cao vấn đề).
- Rút ra suy nghĩ, bài học cho bản thân.
5.3. Viết bài:
a. Kĩ năng viết mở bài, kết bài:
+ Khi viết mở bài cần nêu xuất xứ của vấn đề, nội dung vấn đề (nên trích
dẫn lại ý kiến, nhận định, câu tục ngữ, ca dao...)
+ Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Kết bài phải khẳng định được ý nghĩa giá trị của vấn đề.
+ Cả hai phần đều phải ngắn gọn, súc tích.
b. Kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm:
+ Luận điểm phải rõ ràng, có thể đặt vị trí đầu hoặc cuối câu tuỳ cách trình

bày diễn dịch hay quy nạp. Các lí lẽ và dẫn chứng cũng phải được sắp xếp theo
trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm (thứ tự thời gian, không gian, mức độ
tiêu biểu...) .

9


+ Cách đưa dẫn chứng cũng phải khéo léo: có khi liệt kê, có khi vừa nêu
vừa phân tích...
c. Kĩ năng liên kết đoạn văn:
Có thể dùng từ ngữ hoặc dùng câu để liên kết các đoạn văn.
* Cách dùng từ ngữ để liên kết:
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê: Thứ nhất… Thứ hai…;
Một là… Hai là…; Trước tiên… , Tiếp theo… , Sau cùng…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ thứ tự: Trước hết…, Một đặc
điểm nữa là…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ song song: Một mặt…, Mặt
khác… , Ngoài ra… , Bên cạnh đó…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương đồng: Tương tự… Cũng
thế… , Cũng vậy… , Cũng giống như trên…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương phản đối lập: Nhưng song,
trái lại, ngược lại, thế mà, tuy nhiên, tuy vậy, thế nhưng…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tăng tiến: Vả lại, hơn nữa, thậm
chí, chưa mấy, đi xa hơn nữa…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ nhân – quả: Bởi vậy, bởi thế, cho
nên, vì vậy, vì thế, chính vì vậy, chính vì thế, do đó, vậy nên, vì lí do trên…
- Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ cụ thể - khái quát: Đối với
trường hợp này, đoạn văn trước mang ý nghĩa cụ thể, đoạn văn sau mang ý nghĩa
tóm tắt, tổng kết, khái quát. Từ ngữ liên kết được sử dụng ở đoạn văn sau có thể
là: Tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, vậy là tổng kết lại, chung qui lại.

* Cách dùng câu để liên kết:
- Câu nối có nhiệm vụ tóm tắt nội dung của đoạn trước và mở ra nội dung
của đoạn sau:
+ Không những A (nội dung đoạn trước) mà cịn B (nội dung khái qt
của đoạn sau).
Ví dụ: Khi nghị luận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi
khơng những là người giàu lịng u nước mà ơng cịn có tinh thần thương dân
sâu sắc…”

10


+… Càng A (nội dung đoạn trước) … càng B (nội dung khái quát của
đoạn sau).
Ví dụ: Khi nghị luận về bài thơ “Khi con tu hú” hoặc bài thơ “Nhớ đồng”
của Tố Hữu: “Bị giam cầm cách biệt với thể giới bên ngồi, càng cảm thấy cơ
đơn bao nhiêu, nhà thơ (Tố Hữu) càng khao khát cuộc sống tự do bấy nhiêu…”
+ Nếu A (nội dung đoạn trước)… thì B (nội dung khái quát của đoạn sau).
Ví dụ khi nghị luận về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố:”… Nếu bọn quan lại
dâm dục, tham ô, tàn ác bao nhiêu thì bọn địa chủ lại bủn xỉn, keo kiệt bấy
nhiêu…”
- Dùng câu hỏi để tự mở ra một ý cho đoạn mới (đoạn văn sau):
+ Ví dụ 1: Khi nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ người trồng cây: “…
Vấn đề đặt ra ở đây là, vì sao khi “ăn quả” ta phải nhớ đến “người trồng
cây?...””
+ Ví dụ 2: Khi nghị luận về hai câu thơ trong bài “Nửa đêm” (trích Nhật kí
trong tù) của Hồ Chí Minh:“… Quan niệm mà Bác nêu ra ở hai câu thơ này có ý
nghĩa như thế nào? Chúng ta cần vận dụng như thế nào cho đúng?”
5.4. Đọc và sửa lỗi:
5.3.1.1.6. Giáo viên cung cấp cho học sinh dạng đề nghị luận văn

học và phương pháp làm từng dạng đề.
Đối với dạng bài văn nghị luận văn học các bước làm bài giống như bài
nghị luận văn học nói chung. Ở phần này tơi cung cấp thêm cho học sinh
phần bố cục của từng kiểu bài nghị luận văn học.
*. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ đoạn thơ.
- Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ( dựa theo
các ý tìm được ở phần tìm ý).
- Bình luận về vị trí đoạn thơ, bài thơ.
Kết bài:

11


Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội
dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
* Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm. Khái quát nội dung và nghệ thuật
chính.
Thân bài:
- Tóm tắt tác phẩm.
- Làm rõ nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề.
- Nêu cảm nhận đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
Kết bài:
Nhận xét khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích ( cái hay, độc đáo).
* Nghị luận về nhân vật.
Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về nhân vật- đánh giá sơ bộ của người viết về nhân vật.
Thân bài:
- Phân tích các đặc điểm của nhân vật. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm
sáng tỏ các đặc điểm đó.
- Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật. Dùng lý lẽ và dẫn chứng làm
sáng tỏ. Tác dụng của nghệ thuật bao giờ cũng làm nổi bật đặc điểm của
nhân vật.
Trong q trình phân tích có thể kết hợp phân tích giữa các đặc điểm
nhân vật và nghệ thuật.
- Đánh giá chung: Nhân vật đó tiêu biểu cho hạng người nào trong xã
hội? Nhân vật đó góp phần đem lại sự thành công cho tác phẩm như thế nào?
Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm nhân vật. Liên hệ, bài học cho bản
thân.
* Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định
12


- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
Thân bài:
- Triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm sáng tỏ nhận định.
Kết luận:
Khẳng định lại vấn đề, nêu ý kiến, liên hệ bản thân.
5.3.2. Kiến thức về lí luận văn học.
5.3.2.1. Nắm các trục quy chiếu và các cặp phạm trù.
5.3.2.1.1 Cặp quy chiếu nhà văn- tác phẩm- bạn đọc.
Trục


Kiến thức lí luận văn
học liên quan
- Đặc trưng văn học.

Tác phẩm

- Chức năng văn học.
- Đặc trưng thể loại.

Trả lời cho các câu hỏi
Văn học có những quy luật
nào? Những quy luật ấy có liên
quan gì đến vấn đề cần bàn?

- Chất liệu ngôn từ.
- Cái tâm và cái tài.
Nhà văn

- Phong cách văn học.

Quá trình tiếp nhận.

Độc giả

Q trình sáng tác địi hỏi điều
gì ở nhà văn? Nhà văn muốn khẳng
định được mình thì phải cần những
điều kiện nào? Những điều kiện ấy
liên quan gì đến vấn đề cần bàn?
Người đọc mong chờ điều gì

khi tìm đến tác phẩm văn học? Làm
thế nào để tác phẩm có thể ghi dấu
ấn trong tâm hồn độc giả? Những
điều ấy có liên quan gì đến vấn đề
cần bàn? Q trình tiếp nhận có
những đặc điểm gì? Những đặc
điểm ấy liên quan gì đến vấn đề cần
bàn?

5.3.2.1.2. Cặp phạm trù lí luận văn học.

13


Trong hệ thống kiến thức lí luận văn học có những yếu tố gắn liền
với nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Học sinh cần
nắm chắc một số cặp phạm trù sau: Tư tưởng- tình cảm; Nội dung- hình
thức; cái tâm- cái tài;sáng tạo- đồng sáng tạo…vv
Một vấn đề lí luận chỉ trọn vẹn khi nó được đặt trong mối quan hệ
biện chứng với các yếu tố liên quan. Ví dụ: “Thơ hay cả hồn lẫn xác hay cả
bài”. Đề văn này đề cập đến cặp phạm trù nội dung và hình thức trong tác
phẩm văn học.
5.3.2.2: Kiến thức về chức năng của văn học.
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích, ý nghĩa xã hội của
văn học. Mĩ học và lí luận nghệ thuật macxít hiện nay cho rằng văn học có nhiều
chức năng song tựu chung lại nó có các chức năng chủ yếu sau đây: Chức năng
nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ.
Trước hết là chức năng nhận thức .
Văn học với chức năng nhận thức, phản ánh có thể đưa lại cho con người
biết bao tri thức. Văn học có thể đưa ta về với quá khứ xa xưa, làm sống lại

trong ta hình ảnh các phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ, niềm vui nỗi buồn,
cái sướng cái khổ, lời ăn tiếng nói…; tóm lại là đời sống tinh thần và đời sống
vật chất của cha ông, của nhân loại bao đời nay. Người ta nói: Văn học là bộ
Bách khoa tồn thư về cuộc sống.
Nội dung chính của chức năng nhận thức văn học là nhận thức về con
người. Ý nghĩa nhận thức về con người của văn học bộc lộ trong nhiều mặt khác
nhau: trong việc khám phá ra tính cách xã hội điển hình của một giai đoạn, một
xã hội, một tầng lớp nào đó (ví dụ: Lão Hạc, chị Dậu…); trong những lí giải về
số phận con người (như Truyện Kiều, …); và đặc biệt là sự thâm nhập vào thế
giới bên trong của con người, vào các quá trình tư duy và tình cảm con người.
Nghệ thuật khơng giải phẫu cơ thể nhưng nó là sự giải phẫu tinh thần con người,
đi vào những ngõ ngách tâm hồn con người, cao hơn là giúp con người nhận
thức bản thân mình: giá trị của mình, vị trí của mình, biết mình phải làm gì và có
thể làm gì cho cuộc sống.
Một đặc điểm đáng chú ý của nhận thức nghệ thuật là ở đây dường như
“biết” chưa đủ mà cịn “hiểu” mới là cái chính. Tác phẩm thường khơng nói cái
gì hồn tồn chưa biết, chưa nghe, chưa nói bao giờ. Nghệ thuật là sự ngạc nhiên

14


vì khám phá ra điều mới mẻ trong cái quen thuộc hàng ngày, nhận ra cái chí lý
sâu xa trong những gì bình thường, đơn giản.
Thứ hai là: Chức năng giáo dục.
Văn học có chức năng giáo dục ở chỗ nó góp phần tích cực trong việc bồi
dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…, nói một cách khái qt là góp phần
hình thành, nâng cao, phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật trở thành
phương tiện tác động quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình
cảm; bởi vì văn nghệ chính là tình cảm, văn nghệ tác động vào con người cũng
là tác động vào tình cảm. Văn nghệ giáo dục con người bằng con đường tình

cảm, vì thế mà văn nghệ là vũ khí rất sắc bén.
Con đường văn nghệ đến với độc giả, tác động, cải biến độc giả rất tinh tế.
Văn nghệ không phải là người thầy thuyết giáo đạo đức mà như một người bạn
đồng hành tâm tình, đối thoại với độc giả về những vấn đề nhân cách: lương tri
và tội lỗi, cao thượng và thấp hèn, thiện và ác…Văn nghệ như một tấm gương
để người đọc tự soi mình vào đó, người đọc hiểu mình và tự thanh lọc tình cảm
của mình theo cái thiện. Văn nghệ chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục.
Người đọc say mê vẻ đẹp hình tượng, tự nguyện sống theo vẻ đẹp hình tượng.
Cuối cùng cũng cần lưu ý thêm rằng, sở dĩ nghệ thuật dễ tác động, cải biến
được con người là vì nó hấp dẫn, vui tươi. Ở đây dường như giáo dục, giải trí,
vui chơi là một. Thậm chí chính trong những tác phẩm có vẻ thiếu “nghiêm
chỉnh” nhất (như các thể loại hài hước, châm biếm) thì việc giáo dục, trước hết
là giáo dục đạo đức, lại được đặt ra hết sức nghiêm chỉnh. Chính vì sức mạnh cải
biến, tác động của văn học âm thầm mà mãnh liệt như vậy nên rất đòi hỏi ở
người nghệ sĩ lương tâm, trách nhiệm trước ngịi bút của mình; tránh lối viết cẩu
thả để rồi gây nên những tác động xấu đến sự phát triển, hoàn thiện nhân cách
của con người.
Thứ ba là: Chức năng thẩm mĩ.
Nhìn chung chức năng thẩm mĩ của văn học bộc lộ ở chỗ nó có nhiệm vụ
thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Cần hiểu rằng nhu cầu hưởng thụ cái
đẹp là nhu cầu rất tự nhiên, mang tính bản chất của con người. Dù ở đâu, làm gì,
khi nào con người cũng ln có xu hướng vươn tới cái đẹp. Thỏa mãn nhu cầu
về cái đẹp không phải chỉ riêng văn học nhưng văn học thiên về cái đẹp nhiều
hơn cả. Nhà mĩ học, nhà phê bình văn học nổi tiếng nước Nga Biêlinxki đã nói:

15


“Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì
khơng có và khơng thể có nghệ thuật. Đó là một định lý”.

Văn học thể hiện chức năng thẩm mĩ, nghĩa là đưa cái đẹp đến với đến với
con người thơng qua hình tượng nghệ thuật. Mỗi hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm văn học là kết quả sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau q trình cơng
phu nhào nặn chất liệu tự nhiên. Một Nguyễn Bá Ngọc dũng cảm cứu bạn thốt
chết khỏi bom Mĩ nhưng mình lại hy sinh. Một Phan Đình Giót lấy thân mình
lấp lỗ châu mai cho bộ đội ta tiến lên diệt giặc Pháp. Một cuộc đời “nâng niu tất
cả chỉ quên mình" của Bác Hồ. Một tiếng chửi của Hồ Xuân Hương “Chém cha
cái kiếp lấy chồng chung”. Một tiếng chim chiền chiện hót trên cao. Một áng
mây chiều nhè nhẹ trôi trên bầu trời. Tất cả đều đẹp! Văn học sẽ giúp ta nhận ra
cái đẹp đó. Mặt khác, thấy Sở Khanh ta ghét, Bá Kiến ta thù…Cái ghét, cái thù
đó cũng đưa ta đến với cái đẹp bằng con đường phản cảm. Đưa con người đến
với cái đẹp, lí luận coi đó là chức năng thẩm mĩ của văn học.
5.3.2.3: Phong cách văn học.
5.3.2.1. Khái niệm phong cách văn học.
Phong cách văn học là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận
và tái hiện đời sống của một tác giả, được thể hiện qua các yếu tố nội dung và
hình thức nghệ thuật của từng tác phẩm cụ thể. Yếu tố cốt lõi của phong cách là
cái nhìn mang tính phát hiện , in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ: “ Thế giới
được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì
lại một lần thế giới được tạo lập” (M. Pru- xtơ).
Phong cách còn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Trong phong cách
riêng của mỗi tác giả, người ta có thể nhận ra diện mạo tâm hồn, tính cách của
một dân tộc và “ Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại, mà nó ra đời” (Tơ Hồi).
Chẳng hạn qua những hiểu biết phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, có
thể thấy nét riêng của tâm hồn Việt Nam và dấu ấn thời đại “ dâu bể”.
Phong cách văn học hay phong cách nghệ thuật nảy sinh do chính những
nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống ln địi hỏi sự xuất hiện những nhân tố
mới mẻ, những cái không lặp lại. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo
của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc
đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc
đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thơng qua những phương

16


thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tác. Vì thế,
Buy-phơng viết: “Phong cách chính là người”. Trong tác phẩm của Sếch-xpia
“mỗi một ưu điểm nhỏ nhất cũng in dấu ấn riêng, dấu ấn đó có thể lập tức nói
với tồn thế giới rằng: Tơi là Sếch-xpia” (Lét-xinh).
5.3.2.2. Những biểu hiện của phong cách văn học.
+ Phong cách vãn học trước hết được biểu hiện qua cái nhìn và giọng điệu
độc đáo, riêng biệt của tác giả. Ví dụ: Cái nhìn tài hoa, có khả năng khám phá
mọi đối tượng từ phương diện thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Qua cái nhìn ấy, thiên
nhiên hiện lên như những cơng trình mĩ thuật hồn hảo của tạo hố; con người
ln tiềm ẩn tư chất nghệ sĩ, tài hoa, tài tử. Giọng điệu trào phúng của Nguyễn
Khuyến thì hóm hỉnh, thâm trầm trong khi tiếng cười của Tú Xương lại châm
biếm sâu cay, đả kích quyết liệt.
+ Các lớp nội dung của tác phẩm như đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật,...
cũng là những yếu tố thể hiện phong cách văn học. Nói đến Nam Cao là người ta
nghĩ ngay tới một nhà văn của "những kiếp lầm than”, một người cầm bút với
tâm hồn rộng mở để đón nhận "những vang động của đời".
+ Phong cách văn học còn được biểu hiện qua hệ thống các phương tiện
nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn để tái hiện đời sống, từ cách dùng từ, lối cấu tạo
câu đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu. Tơ Hồi nổi tiếng là nhà
văn giỏi miêu tả phong tục, giỏi khắc hoạ nét đẹp riêng trong cảnh vật và tính
cách con người của một vùng đất. Nguyễn Tuân xứng đáng với danh hiệu bậc
thầy trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ với khả năng sáng tạo những từ ngữ, hình
ảnh mới lạ, bất ngờ; những câu văn giàu chất nhạc, chất hoạ, linh hoạt như "biết
co duỗi nhịp nhàng".

+ Trong biểu hiện của phong cách văn học ln có sự hồ quyện giữa các
yếu tố định hình, thống nhất và sự biến đổi đa dạng, phong phú. Và điều quan
trọng nhất là phong cách phải có ý nghĩa thẩm mĩ - mang đến cho người đọc
những tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ phong phú.
Độc đáo, đa dạng, bền vững mà ln đổi mới, nhưng phong cách cịn phải
có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ mĩ
cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, hay, sinh động, hấp dẫn.
Chỉ khi đó dấu ấn của phong cách trong quá trình văn học mới được ghi nhớ mãi
mãi, nói một cách hình ảnh như nhà thơ Lê Đạt:
Mỗi cơng dân đều có một dạng vân tay
17


Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Khơng trộn lẫn.
(Vân chữ)
5.3.2.4: Tiếp nhận văn học.
* Khái niệm: Tiếp nhận văn học là sống với tác phẩm, rung động với nó,
vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm, vừa tỉnh táo lắng nghe
tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp và tài nghệ của tác phẩm và
tác giả. Tiếp nhận văn học còn là dùng tưởng tượng, kinh nghiệm sống và tâm
hồn mình để hình dung hình tượng tác phẩm một cách sinh động.
- Hai tính chất cơ bản:
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Các
yếu tố thuộc về cá nhân có vai vai trị quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích,
lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, ... Tính khuynh hướng trong tư
tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá
nhân. Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức
sống cho tác phẩm.
+ Tính đa dạng, khơng thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về

một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có
nhiều khác nhau trong cảm thụ đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung
phong phú, hình tượng phức tạp, ngơn ngữ đa nghĩa, ...) và người tiếp nhận
(tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng, ...).
* Các cấp độ tiếp nhận văn học
- Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể muốn tìm xem tồn bộ câu
chuyện tác giả muốn nói gì.
- Cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức nghệ thuật, thấy được cả giá
trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Đây là cách đọc sâu sắc nhất đòi hỏi người
đọc khơng chỉ hiểu mà cịn phải có năng lực cảm thụ văn chương.
5.3.2.3.1. Tiếp nhận trong đời sống văn học:
Bên cạnh hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để tồn tại và phát triển,
lồi người cịn có hoạt động sản xuất rất quan trọng đó là sản xuất ra của cải tinh
thần. Văn chương nghệ thuật là một trong những dạng sản xuất của cải tinh thần

18


của con người. Quá trình sản xuất ra của cải tình thần – tác phẩm nghệ thuật
diễn ra như thế nào? Phải chăng khi nhà văn nung nấu ý đồ rồi lập sơ đồ, viết,
sửa chữa và hoàn thành tác phẩm là q trình sản xuất tinh thần đã hồn tất?
Không phải như vậy. Hiểu một cách đúng đắn và nghiêm ngặt thì xong khâu sửa
chữa, việc sáng tạo nghệ thuật mới chỉ hồn thành được một cơng đoạn trong cả
q trình sản xuất. Đó là cơng đoạn hồn thành văn bản tác phẩm. Nếu ví tác
phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà văn thai nghén, mang
nặng đẻ đau thì hồn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với lúc đứa con sinh ra,
đứa con chào đời. Còn sự sống, cuộc đời, số phận của nó thế nào thì chưa được
nói đến. Số phận của đứa con sẽ được định đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó
và xã hội xung quanh. Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc

vào nó và những người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì
hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Hoạt động sản xuất tinh thần này
cũng giống như hoạt động sản xuất vật chất. Chỉ có sử dụng mới hồn tất hành
động sản xuất. Một vật phẩm làm ra nhưng không được đưa vào sử dụng thì nó
chẳng có ích lợi gì cho sự sống, nó chẳng có giá trị gì cả. Một tác phẩm nghệ
thuật được viết xong nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc khơng được ai
đối hồi tới thì chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự. Vì nó chưa được sử
dụng. Nghệ thuật có chức năng giao tiếp, khi chưa được giao tiếp với người đọc
thì nghệ thuật chưa sống đúng với vai trị của nó. Q trình giao tiếp của nghệ
thuật là quá trình sử dụng sản phẩm của nghệ thuật, là quá trình phát huy tác
dụng chức năng của nghệ thuật. Q trình đó xác định con đường sống, số phận
lịch sử của tác phẩm nghệ thuật.
Sơ đồ của quá trình sáng tác – giao tiếp của văn chương như sau:
Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc
Như vậy, có 3 giai đoạn của quá trình sinh tồn tác phẩm văn chương: Giai
đoạn 1 là giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác, giai đoạn 2 là giai đoạn sáng tác.
Đây là giai đoạn ý đồ sáng tác cộng với tài năng sáng tạo được vật chất hóa
trong chất liệu ngơn ngữ, thành tác phẩm. Giai đoạn 3 là giai đoạn tiếp nhận của
bạn đọc. Đây là giai đoạn văn bản tác phẩm thoát li khỏi nhà văn để tồn tại một
cách độc lập trong xã hội, trong từng người đọc.
5.3.2.3.2. Bàn về sự đồng cảm giữa nhà văn và bạn đọc.
M.Gor-ki từng khẳng định: “Người tạo ra tác phẩm là tác giả nhưng
người quyết định số phận tác phẩm là độc giả”. Tác phẩm văn chương chỉ sống

19


được trong lịng độc giả. Thế nhưng khơng phải bạn đọc nào cũng hiểu được tác
phẩm, hiểu được thông điệp thẩm mĩ của tác giả. Thực tế văn học đã có biết bao
chuyện đáng buồn: Người đọc hiểu hồn tồn sai lệch giá trị của tác phẩm và tư

tưởng của nhà văn. Cho nên ở bất cứ thời đại nào, bất cứ nền văn học của dân
tộc nào cũng đều rất cần tiếng nói tri âm của bạn đọc dành cho tác giả. Tiếp
nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác giả với
người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói với người nghe, người viết và
người đọc, người bày tỏ và người sẻ chia cảm thông. Bao giờ người viết cũng
mong người đọc hiểu mình, cảm nhận được những điều mình muốn gửi gắm, kí
thác. “ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được.
Ta sẽ dùng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn
chúng ta đọc”.
Thế nhưng cơ sở nào đem lại sự cảm thông, chia sẻ giữa người đọc và
người viết? Trước hết cần được bắt đầu bằng qui luật sáng tạo nghệ thuật. Người
nghệ sĩ cầm bút trước tiên là để giải bày lịng mình. Khi những trăn trở, suy
nghĩ, day dứt, dằn vặt, vui hay buồn khơng thể nói với ai thì người nghệ sĩ tìm
đến văn học, bởi “thơ là tiếng lịng”, là tiếng nói hồn nhiên nhất của trái tim.
Người nghệ sĩ sáng tác trước hết là cho chính mình và cho những người thực sự
hiểu mình mà thơi. Phải chăng vì vậy mà khi Dương Kh mất, Nguyễn Khuyến
đã đắn đo: “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết/ Viết đưa ai, ai biết mà đưa”. Thế
nhưng thơ là “tiếng nói đồng điệu đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. Nhà thơ
đồng thời là bạn đọc thơ, như Tế Hanh nói: Đọc thơ đồng chí ngỡ thơ mình. Nhà
văn viết tác phẩm như rải phấn thơng vàng đi khắp nơi, mong có người theo
phấn mà tìm về. Cho nên, bạn đọc là một mắt xích quan trọng trong chu trình
sáng tác – tiếp nhận tác phẩm. Bạn đọc cũng là người có suy nghĩ, tình cảm, cảm
xúc, có niềm vui và nỗi buồn, có cảnh ngộ và tâm trạng, nhiều khi bắt gặp sự
đồng điệu với nhà văn, nhà thơ. Khi hai luồng sóng tâm tình ấy giao thoa thì tác
phẩm sẽ rực sáng lên, trở thành nhịp cầu nối liền tâm hồn với tâm hồn, trái tim
với trái tim. Muốn vậy, người nghệ sĩ ngôn từ phải là người vừa hiểu mình, vừa
hiểu người. Hiểu khát khao mà mình muốn hướng tới và hiểu người đọc mong
muốn điều gì, nói cách khác là phải thấu hiểu mong muốn, khát vọng, của con
người, phải xem những nhu cầu của người đọc là mục đích sáng tạo của thơ ca.
Những câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?

ln là những câu hỏi mà mỗi người nghệ sĩ ngôn từ cần đặc biệt quan tâm mỗi
khi cầm bút.

20


Như vậy, tiếng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học
dân tộc nào, thời đại nào cũng hướng tới. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với nghệ sĩ
phải sáng tác những tác phẩm bằng những cảm xúc chân thành nhất, da diết
nhất, hướng tới và ngợi ca những giá trị Chân - Thiện - Mĩ mn đời. Và người
đọc, hãy sống hết mình với tác phẩm để hiểu được thông điệp thẩm mĩ của tác
giả, để chia sẻ, cảm thơng, thấu hiểu nỗi lịng, những khát vọng tác giả gửi gắm.
5.3.2.5. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.
Nội dung và hình thức tác phẩm văn học là hai phương diện cơ
bản thống nhất không thể tách rời của các tác phẩm văn học.
Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm
nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Trước hết, tác phẩm văn học
cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều vẻ và độc đáo của
đời sống mà tính loại hình của chúng tạo thành đề tài của tác phẩm. Vấn đề quan
trọng nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá
là chủ đề. Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là tư
tưởng. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ
đạo hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm
hệ quy chiếu để tác giả xác định đề tài, chủ đề, lý giải thế giới của tác phẩm có
cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện
của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mỹ của hình tượng.
Nội dung tác phẩm là kết quả khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Sự
lược quy nội dung này vào các phạm trù xã hội học sẽ làm nghèo nàn nội dung
tác phẩm.

Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và qua hình thức tác
phẩm. Đó là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội
dung tác phẩm. Văn bản ngôn từ là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm có
hai chức năng: vẽ ra bức tranh đời sống và biểu hiện thái độ, cái nhìn của chủ
thể lời nói bằng phương tiện ngơn ngữ. Đến lượt mình, “bức tranh đời sống” của
tác phẩm lại trở thành văn bản hình tượng mà ý nghĩa của các thành tố của nó
như chi tiết, tình tiết, nhân vật, cốt truyện, nhịp điệu trong toàn bộ thể hiện các
yến tố nội dung kể trên. Kết cấu có thể ví như ngữ pháp, có vai trị tổ chức các
đơn vị có ý nghĩa của văn bản hình tượng thành những lời phát biểu. Thể loại
văn học là những quy tắc tổ chức hình thức tác phẩm ứng với những loại hình
nội dung nghệ thuật của nó. Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tượng
21


độc đáo, ứng với nội dung độc đáo, hoàn toàn không phải là số cộng giản đơn
của các thủ pháp và phương tiện nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức
nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội
dung tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt
nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc
đáo. Do đó, tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội
dung. Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy cơ hiểu
lệch nội dung tác phẩm, biến nó thành những cái “tương đương xã hội học”. Về
mặt triết học, nội dung ln ln quyết định hình thức, hình thức phù hợp nội
dung.
Trong văn học, hình thức văn bản và hình tượng là một tổ chức mang tính
ký hiệu, là cái biểu đạt, còn nội dung là cái được biểu đạt, tức là ý nghĩa. Do đó
các yếu tố nội dung của tác phẩm, như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, tính
cách,… về thực chất đều là các lớp ý nghĩa của cái biểu đạt, do người đọc cảm
nhận và khái quát nên. Do vậy nội dung của tác phẩm không đứng yên, bất biến,

mà được mở rộng, đào sâu trong quá trình tiếp nhận, làm cho tác phẩm văn học
tồn tại như một quá trình.
Chỉ những ai sống sâu sắc với cuộc đời, có ý thức trách nhiệm với nhân
sinh, thời cuộc mới phát hiện được nội dung nghệ thuật có tầm cỡ. Và đồng thời
phải có tài năng nghệ thuật, tu dưỡng văn hóa, mới sáng tạo ra được những tác
phẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật hồn mỹ.
5.3.2.5.1.Sự hài hịa máu thịt giữa nội dung phản ánh và hình thức nghệ
thuật.
Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học liên quan đến mọi
hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung
nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được biểu hiện qua một hình
thức. Khơng thể có cái này mà khơng có cái kia và ngược lại. Tác phẩm nghệ
thuật là một hiện tượng xã hội, cho nên trong những tác phẩm nghệ thuật có giá
trị, nội dung và hình thức ln ln thống nhất khăng khít với nhau. Có lẽ khơng
ai diễn đạt sự thống nhất chặt chẽ này ấn tượng hơn nhà phê bình văn học Nga
Biêlinxki: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hịa hợp với
nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức cũng
có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy”. Ơng cho rằng: “Khi hình

22


thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức nếu nó tách
khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung; và ngược lại, nội dung
tách khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức”
Trong tác phẩm văn học, hình thức là cái để biểu hiện nội dung, hình thức
phải phù hợp với nội dung. Mối quan hệ này bắt nguồn từ chỗ nhà văn có nhu
cầu phát biểu quan điểm, sự đánh giá một nội dung nào đó của hiện thực dưới
hình thức nghệ thuật. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác
phẩm văn học, nội dung đóng vai trị quyết định cịn hình thức góp phần làm

định hình và biểu hiện nội dung đó. Trong một tác phẩm cụ thể, nội dung quyết
định việc lựa chọn hình thức thể loại, ngơn ngữ, nhân vật, kết cấu…Ví dụ: Để
diễn tả những cảm xúc của con người đối với thế giới, nghệ sĩ thường tìm đến
thể loại trữ tình. Với mục đích răn dạy, giáo huấn về những chân lí đời sống phổ
biến, giản dị, thể loại ngụ ngơn là hình thức phù hợp. Nội dung muốn được thể
hiện tốt nhất cần phải tìm được một hình thức phù hợp. Do đó, hình thức phù
hợp với nội dung trở thành tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm nghệ thuật. Hê-ghen
khẳng định: “Chỉ những tác phẩm nghệ thuật mà nội dung và hình thức đồng
nhất với nhau mới là những tác phẩm nghệ thuật đích thực”. Ơng cũng nói:
“Nội dung chẳng phải cái gì khác, mà chính là sự chuyển hóa của hình thức vào
nội dung, và hình thức cũng chẳng có gì khác hơn là sự chuyển hóa của nội
dung vào hình thức”.
Nếu một tác phẩm nghệ thuật không đạt được sự thống nhất chặt chẽ ấy
thì sẽ như thế nào? Biê-lin-xki cho rằng: Dù một bài thơ dù có chất chứa những
tư tưởng đẹp đến mấy đi nữa… nhưng nếu trong nó khơng có tính thơ thì nó
cũng chỉ là một dụng ý đẹp được thực hiện tồi. Rêpin cũng nói: Ý tưởng anh đẹp
đẽ như vậy nhưng anh vẽ tồi thì anh chỉ làm cho người ta ghê sợ và coi rẻ ý
tưởng của anh mà thơi. Cịn nếu một tác phẩm chỉ coi trọng hình thức mà xem
nhẹ nội dung thì dễ rơi vào nông cạn, hời hợt và tất nhiên không thể là một tác
phẩm nghệ thuật giá trị.
5.3.2.6. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống.
5.3.2.6.1. Vai trò của hiện thực cuộc sống.
Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của
những tâm hồn nghệ sĩ. Văn chương cũng như các loại hình nghệ thuật khác nếu
không bén rễ vào cuộc đời, không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong
lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uột, khơng mang trên mình

23



×