Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi thực hiện chuyên đề “ phát triển vận động” tại trường mầm non sùng phài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.51 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON SÙNG PHÀI

&!
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo thực hiện chuyên đề "Phát triển vận động"
tại trường mầm non Sùng Phài.

Đồng tác giả: Vũ Thị Thanh - Trần Thị Thu
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng
Nơi cơng tác: Trường mầm non Sùng Phài - Tam Đường - Lai Châu

1


Sùng Phài, Ngày 25 tháng 03 năm 2016

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng làm đồ dùng đồ chơi thực hiện chuyên đề “ Phát triển vận động” tại
trường mầm non Sùng Phài.
2. Tên tác giả
- Họ và tên: Vũ Thị Thanh
Năm sinh: 1974
Nơi thường trú: Tổ 5 Phường Quyết Tiến, TP Lai Châu, Tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài
Điện thoại: 0914571267


Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%
- Họ và tên: Trần Thị Thu
Năm sinh: 1971
Nơi thường trú: Xã Nậm Loỏng, Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm
Chức vụ cơng tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài
Điện thoại: 01666368050
2


Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 đến ngày 25 tháng 3 năm 2016
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường mầm non Sùng Phài
Địa chỉ: Xã Sùng Phài, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 02313751768
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1.1. Sự cần thiết
Như chúng ta đã biết: Những lời dạy của Bác về thể dục thể thao là linh
hồn, là ngọn đuốc sáng soi, chỉ lối dẫn đường cho nhiệm vụ thể dục thể thao.
Việc tập luyện thể dục, thể thao của Bác là tấm gương mẫu mực nhất cho chúng
ta hôm nay và các thế hệ con cháu noi theo. Chính vì vậy mà ngay từ khi trẻ ở
lứa tuổi mầm non việc phát triển vận động của trẻ là một nhu cầu rất quan trọng
đối với việc tập luyện thể dục thể thao và sự phát triển thể lực của trẻ. Việc đạt
được các kỹ năng vận động phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể và quá trình
thực hành luyện tập hàng ngày của trẻ, ngồi ra cịn phụ thuộc vào người lớn có

tạo điều kiện cung cấp cho trẻ môi trường và cơ hội cho trẻ được thực hành
luyện tập hay khơng.
Để trẻ được tham gia hoạt động thì đồ dùng đồ chơi vận động cho trẻ là
yếu tố rất quan trọng với trẻ để giúp cô và trẻ thực hiện Chuyên đề phát triển vận
động đạt hiệu quả. Thực tế của Trường mầm non Sùng Phài còn rất nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất như: đồ dùng đồ chơi ngồi trời được cấp phát rất ít và
mới chỉ có tại khu trung tâm; lớp học chủ yếu mở tại các điểm bản rải rác, sân
chơi của các điểm bản tuy có xong diện tích rất hẹp, đồ chơi vận động ngồi trời
khơng có nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của việc thực hiện chuyên đề.

3


Trong những năm gần đây việc thực hiện chuyên đề cũng như việc làm đồ
dùng đồ chơi để phục vụ chuyên đề phát triển vận động của nhà trường hiệu quả
chưa cao, giáo viên hầu hết chưa chú trọng đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo,
đồ dùng tự tạo hầu hết là để trưng bày, một số đồ dùng phục vụ chuyên đề chưa
đảm bảo tính sư phạm, hiệu quả sử dụng chưa cao. Sự ủng hộ đồng thuận của
phụ huynh học sinh, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thực
hiện chuyên đề chưa được thường xuyên chưa hiệu quả. Giáo viên dạy vận động
cho trẻ chủ yếu phụ thuốc vào đồ dùng, trang thiết bị được cấp phát nên trẻ vận
động chưa được nhiều.
Mặt khác nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi và huy động sự tham gia của
cha mẹ, cộng đồng. Ngoài những thiết bị đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ luyện tập
các tố chất vận động theo chương trình giáo dục mầm non, cần sáng tạo ra các
đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên (Lốp xe, tre, gỗ, sỏi cát, đá…) đảm
bảo tính sư phạm, tính thẩm mĩ, tính vừa sức để thu hút trẻ tham gia vận động.
Chính vì vậy nhóm chúng tơi mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm: Một số
biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi thực hiện
chuyên đề “ phát triển vận động” tại trường mầm non Sùng Phài. Với mong

muốn giúp cô và trẻ của trường mầm non Sùng Phài thực hiện chuyên đề phát
triển vận động đạt hiệu quả cao hơn.
1.2. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng tìm ra ngun nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp
khắc phục hạn chế, giúp giáo viên nhận thức tốt hơn tinh thần trách nhiệm với
việc chăm sóc, giáo dục trẻ được đảm bảo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện,
đặc biệt tạo cơ hội cho trẻ phát triển thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát,
hứng thú tham gia các hoạt động.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Phạm vi sáng kiến nghiên cứu thực hiện: 14 Giáo viên, 175 trẻ của trường
mầm non Sùng Phài. Thời gian thực hiện sáng kiến từ ngày 01/9/2015 đến ngày
25/3/2016.
4


3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề
* Ưu điểm
Ngay sau khi nhà trường được tham gia tập huấn và tiếp thu các văn bản
triển khai về thực hiện chuyên đề, chuyên môn của trường đã xây dựng kế hoạch
chỉ đạo giáo viên thực hiện Chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ tại các nhóm,
lớp kịp thời.
Phịng học cơ bản các lớp đã được xây dựng kiên cố là 6/9 nhóm, lớp đạt
66,6%. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho cô và trẻ thực hiện hoạt động.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cả lý thuyết và thực hành về chuyên đề
thống nhất nội dung, phương pháp thực hiện. Giáo viên đã xây dựng kế hoạch
giáo dục thực hiện qua các hoạt động đặc biệt chú trọng qua Lĩnh vực phát triển
thể chất cho trẻ.
Năm học 2014 – 2015 nhà trường đã phân công giáo viên vững về chun

mơn và có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất thực hiện lớp điểm chuyên đề.
Tổ chức các buổi dự giờ lớp điểm để chuyên môn và giáo viên trao đổi thống
nhất phương pháp phù hợp với thực hiện tại các lớp, đặc biệt lớp ghép 3,4 độ
tuổi để chất lượng có hiệu quả.
Năm học 2015 – 2016 nhà trường triển khai thực hiện chuyên đề “Phát
triển vận động” đại trà toàn trường.
* Nhược điểm
Kế hoạch xây dựng chưa cụ thể triệt để nội dung chưa sát với tình hình
thực tế của nhà trường như: Điểm bản diện tích sân chơi cho trẻ hẹp, sân nền
đất, lớp học tạm...
Lớp học mẫu giáo hầu hết là các lớp ghép 3,4 độ tuổi nên giáo viên xây
dựng kế hoạch giáo dục chưa cụ thể sát với yêu cầu cần đạt của từng độ tuổi.
Học sinh 100% là người dân tộc gồm dân tộc Mông và Dao, thể lực của
trẻ phát triển chưa đồng đều, tỷ lệ trẻ thấp còi còn cao, nhận thức của trẻ còn rất
5


chậm nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trẻ.
Ban giám hiệu chưa chỉ đạo sát sao, chưa chú trọng công tác kiểm tra,
đánh giá giáo viên việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ chuyên đề “Phát
triển vận động” gắn với xếp loại giáo viên nên hiệu quả chưa cao.
Năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế nên nhận thức
tầm quan trọng của thực hiện chuyên đề còn chưa sâu sắc. Khả năng tiếp thu
kiến thức còn hạn chế. Chưa khai thác được sức mạnh của cán bộ giáo viên
trong trường, sức lan tỏa kế hoạch thực hiện chuyên đề yếu.
Giải pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn
* Ưu điểm
Chuyên môn đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn về Chuyên đề
“Phát triển vận động” cho 100% giáo viên của trường. Triển khai giáo viên
tuyên truyền vận động phụ huynh phối hợp với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi

phục vụ trẻ thực hiện vận động.
* Hạn chế
Giáo viên thực hiện chuyên đề cơ bản mới áp dụng máy móc, cứng nhắc
phương pháp cũ. Chủ yếu giáo viên phụ thuộc vào đồ dùng vận động đã được
cấp phát như: Vòng thể dục, vịng ném đích đứng, cột bóng rổ... chưa chủ động,
sáng tạo làm thêm đồ dùng cho trẻ thực hiện vận động.
Một số giáo viên năng lực sư phạm còn hạn chế, kinh nghiệm truyền thụ
kiến thức cho trẻ chưa cao. Chưa cho trẻ được tập tối đa các bài tập vận động cơ
bản, đặc biệt theo chỉ số Bộ chuẩn.
Giải pháp 3: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh
* Ưu điểm
Nhà trường và giáo viên đã tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh
phối hợp tham gia cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, thu nộp
nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
* Hạn chế
Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng hiệu quả chưa cao. Một số phụ
6


huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ, chưa
tạo được sự đồng thuận và ủng hộ tích cực của phụ huynh.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ, hạn chế trong việc
tạo môi trường cho trẻ vận động, đa số các bậc cha mẹ chưa quan tâm đến việc tạo
môi trường cho trẻ phát triển vận động.
Việc phối kết hợp với phụ huynh tạo ra các đồ dùng đồ chơi ngoài trời phục
vụ chuyên đề phát triển vận động của các lớp mẫu giáo ở các điểm trường hầu hết
chưa có. Nếu có thì cũng chưa đảm bảo về chất lượng nên đã phần nào ảnh hưởng
đến việc tổ chức hoạt động phát triển vận động tại các nhóm, lớp.
* Phân tích các giải pháp trước khi thực hiện sáng kiến
Công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề: Nhà trường đã xây dựng kế

hoạch và chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề tương đối kịp thời. Xong kế hoạch
xây dựng chưa cụ thể với tình hình thực tế của các lớp mẫu giáo ở từng điểm trường
nên việc làm thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề của cô và
trẻ tại lớp hiệu quả không cao. Tinh thần trách nhiệm của giáo viên làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ chuyên đề vận động hầu như chưa có, mà chỉ phụ thuộc vào đồ dùng,
trang thiết bị đã được cấp phát.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn: Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn, xong chủ yếu mới chú trọng về lý thuyết chuyên đề. Một số giáo viên sự hiểu
biết sâu sắc về công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng việc sưu tầm nguyên
vật liệu sẵn có từ địa phương còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng
trong việc sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi tại các lớp mẫu giáo, chưa đầu tư thời
gian nghiên cứu, tìm tịi sáng tạo hoặc có làm nhưng chất lượng đồ dùng chưa
cao, chưa sử dụng được lâu dài.
Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh: Giáo viên đã làm công tác
tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, xong
chưa vận động được phụ huynh nộp nguyên vật liệu của địa phương làm đồ
dùng, đồ chơi vận động cho trẻ.
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
Biểu 1: Khảo sát đối với giáo viên:
7


Tổng số GV được đánh giá: 14/14

Nội dung đánh giá

Kết quả xếp loại
Khá
Trung bình
Số

Số
giáo Tỷ lệ giáo Tỷ lệ
viên (%) viên (%)

Tốt
Số
giáo
viên

Tỷ lệ
(%)

Giáo viên có sáng tạo
trong việc làm đồ
dùng, đồ chơi
Giáo viên có kỹ năng
trong việc sử dụng đồ
dùng đồ chơi

Yếu
Số
giáo
viên

Tỷ lệ
(%)

3

21,4


4

28,6

7

50

2

14,3

5

35,7

7

50

Biểu 2: Khảo sát đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại các nhóm, lớp
Kết quả khảo sát
Nội dung
khảo sát

Đồ dùng, đồ
chơi phục vụ
vận động


Tổng
số lớp
khảo
sát

Tốt
Số
lớp

Tỷ
lệ
(%)

Khá
Số
lớp

Tỷ
lệ
(%)

9

Trung bình

Kém

lớp

Tỷ

lệ
(%)

Số
lớp

Tỷ
lệ
(%)

3

33,3

6

66,6

Số

Từ những giải pháp đã thực hiện trên cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên và
chất lượng đồ dùng, đồ chơi phục vụ cô và trẻ thực hiện chuyên đề hiệu quả cịn rất
hạn chế. Chính vì vậy nhóm “chúng tơi” thấy cần đề xuất một số giải pháp để khắc
phục hạn chế của giải pháp cũ như sau:
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Giải pháp 1: Giáo dục tư tưởng cho đội ngũ
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã chú trọng và quan tâm việc giáo dục tư
tưởng cho đội ngũ. Giúp cho đội ngũ có tư tưởng vững vàng, đạo đức nghề
nghiệp, lòng nhân ái. Đặc biệt là giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của
mình để n tâm cơng tác, tự giác có tinh thần trách nhiệm trong việc nâng cao

chất lượng giáo dục.
8


Trước tiên giúp lực lượng lịng cốt: Hiệu phó đặc biệt là phụ trách chuyên
môn, tổ chuyên môn hiểu rõ về tầm quan trọng của chuyên đề với sự phát triển tồn
diện của trẻ, bởi chính những lực lượng nịng cốt này là những người vừa trực tiếp
thực hiện và đồng thời cũng là tuyên truyền viên cho giáo viên khác thực hiện.
Qua các buổi sinh hoạt của nhà trường và qua các buổi kiểm tra tình hình
thực tế của các nhóm, lớp “chúng tơi” đã tun truyền giúp cho đội ngũ giáo
viên nhận thức sâu rộng hơn về tầm quan trọng của đồ dùng, trang thiết bị cần
phải có để thực hiện chuyên đề phát triển vận động.
Với giải pháp này giáo viên có tinh thần trách nhiệm hơn với việc thực
hiện chuyên đề như: Cho trẻ được thực hiện thường xuyên đảm bảo các hoạt
động của lĩnh vực phát triển thể chất, hiểu rõ được muốn cho trẻ được thực hiện
hoạt động thì cần có đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ tập ….
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi
Căn cứ vào tình hình thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà
trường tại trung tâm cũng như các điểm bản “chúng tôi” thấy chưa đảm bảo điều
kiện cho cô và trẻ thực hiện chuyên đề phát triển vận động.
Ngay từ đầu năm học “chúng tôi” đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên
làm đồ dùng đồ chơi cụ thể, phù hợp với từng điểm trường. Phối kết hợp với
Phụ trách chun mơn chính của trường, tổ chuyên môn, giáo viên tổ chức họp
lấy ý kiến của toàn thể giáo viên về việc tổ chức làm đồ dùng đồ chơi bằng
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để thực hiện chuyên đề phát triển vận
động cho trẻ tại trường. Chỉ đạo giáo viên quyết liệt hơn trong việc vận động
phụ huynh quyên góp nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như: cây tre, cây gỗ
để làm cột xích đu, tấm gỗ ván để làm bập bênh …
Chúng tôi đã lập kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi vận
động cho trẻ bằng cách đưa ra câu hỏi trao đổi thảo luận:

+ Phải làm những đồ dùng, đồ chơi gì? Đồ dùng đó làm bằng chất liệu gì:
( VD: xích đu có cột gỗ, lốp ơ tơ hoặc ván gỗ; bập bênh làm bằng tấm gỗ ván,
trụ có cát xi măng; cổng chui bằng lốp xe máy…).

9


+ Các sơ đồ tập: tận dụng tối đa nền nhà, vỉa hè, sân được nát gạch để sơn
màu, dán đề can các sơ đồ tập cho các vận động như: Bật liên tục qua 5 ô, Bật
tách khép chân qua các ô, đi theo đường hẹp, đường ngoằn ngoèo, bật xa…
+ Huy động nguồn đóng góp nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng như:
phụ huynh đóng góp tre, gỗ, ngày công…
Chất lượng đồ dùng đồ chơi vận động được gắn với các tiêu chí thi đua
của lớp, của mỗi cá nhân vào cuối năm học. Với giải pháp này bản thân mỗi giáo
viên đều phải trăn trở, tìm tịi và linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn những
nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi sao cho phù hợp tình hình thực tế của
lớp như: Lớp học kiên cố hay nhà tạm, sân chơi rộng hay hẹp… để đảm bảo
diện tích cho trẻ tham gia được hoạt động.
Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, phối kết hợp
giữa gia đình và nhà trường
Thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo các ban
ngành phối kết hợp với nhà trường tuyên truyền tới các bậc phụ huynh nhận
thức tốt hơn việc phụ huynh phối kết hợp với nhà trường, cô giáo tại lớp để làm
làm tốt cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ đó là trách nhiệm khơng nên
trơng chờ ỉ lại hết cho cô giáo.
Giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh bằng các hình
thức như: qua các giờ đón, trả trẻ, bảng tun truyền, đến trực tiếp gia đình trẻ
để trao đổi về công tác nuôi dạy trẻ, nhu cầu về đồ dùng phục vụ học tập của trẻ
nhằm huy động sự ủng hộ tích cực của phụ huynh đối với sự nghiệp giáo dục.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục đặc biệt là chất lượng trẻ thực

hiện các hoạt động phát triển vận động trong trường mầm non trước hết phải chỉ
đạo giáo viên chủ động xây dựng mối quan hệ với phụ huynh làm tốt công tác
tuyên truyền để phụ huynh hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục
phát triển vận động cho trẻ liên quan đến sức khỏe, sự phát triển thể chất…,
cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

10


Để làm được điều đó ngay từ đầu năm học mỗi giáo viên chủ nhiệm cùng
với ban giám hiệu đến từng bản tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền, thống
nhất thực hiện kế hoạch tổ chức làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vận động.
Chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện cơng tác tun truyền bằng nhiều
hình thức: Xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ trong và ngồi lớp
học tại các nhóm, lớp mẫu giáo. Khai thác triệt để các nguyên vật liệu sẵn có tại
địa phương để làm đồ dùng đồ chơi thực hiện chuyên đề. Công tác này đã được
ban giám hiệu chú trọng và quan tâm chỉ đạo giáo viên thường xuyên phối hợp
với cha mẹ trẻ trong việc đóng góp ngày giờ công và nguyên vật liệu, hướng dẫn
phụ huynh cùng tham gia làm các đồ dùng phục vụ học tập, đồ chơi ngoài trời
cho trẻ thực hiện chuyên đề phát triển vận động. Lúc đầu phụ huynh chưa hiểu
nên công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ
huynh hiệu quả chưa cao. Để nâng cao nhận thức của phụ huynh nhà trường đã
quyết liệt trong việc chỉ đạo giáo viên tại điểm trường Trung Tâm, điểm trường
Trung Chải, Giáo viên đã phối kết hợp với phụ huynh làm một số đồ dùng đồ
chơi ngồi trời từ các ngun vật liệu sẵn có ví dụ làm đường cho trẻ bò chui
qua cổng bằng các lốp xe được sơn bằng các màu xanh- đỏ - vàng, làm “Xích
đu” Phụ huynh đã giúp đỡ đóng góp và tự tay cưa các đoạn tre, sơn lốp xe tạo
thành các xích đu cho trẻ chơi. Phụ huynh trong trường rất ngạc nhiên về sự
sáng tạo của của cô giáo và sự hứng thú của trẻ khi sử dụng các đồ dùng đồ chơi
tự tạo. Từ đó phụ huynh ở các điểm trường đã nhiệt tình hơn trong việc phối kết

hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi
cho trẻ tại các điểm trường.
Giải pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho
giáo viên
Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung và chất lượng trẻ thực hiện
chuyên đề phát triển vận động cho trẻ nói riêng. Trước hết người quản lý cần phải
bồi dưỡng, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi giáo viên, bồi dưỡng về
nhận thức cung cấp các kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng như: Tạo mơi
trường trong và ngồi lớp học, hướng dẫn giáo viên cách làm đồ dùng đồ chơi.
11


Đưa ra gợi ý cách làm các đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn
có tại địa phương, dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng được lâu dài các nội dung đó lồng
ghép vào các buổi sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, các buổi thảo luận tổ,
nhóm và chia sẻ kinh nghiệm trên internet của nhà trường để tồn thể giáo viên có
thể tham khảo
Để nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề phát triển
vận động: Chuyên môn nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai đến giáo viên
tổ chức thảo luận thống nhất cách thức làm một số loại đồ dùng, làm bằng những
nguyên liệu gì và sưu tầm những ngun vật liệu đó từ đâu.
Thơng qua các đợt kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên kịp thời tư
vấn cho giáo viên về cách chọn các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi và hình
thức sử dụng các đồ dùng đồ chơi vào tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận
động cho trẻ.
Chỉ đạo giáo viên đầu tư thời gian thường xuyên tự nghiên cứu tài liệu,
internet, học bồi dưỡng thường xuyên … để học tập cách làm đồ dùng, đồ chơi từ
các nguyên vật liệu dễ kiếm phát huy sự sáng tạo của giáo viên, đồ dùng đảm bảo
tính sư phạm, sử dụng được lâu dài thu hút trẻ tham gia vận động một cách tích cực
nhất, đặc biệt là các đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề phát triển vận động. Qua

việc bồi dưỡng giáo viên có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác, linh hoạt sáng
tạo hơn trong việc làm đồ dùng đồ chơi, có kiến thức kỹ năng trong việc sử dụng các
đồ dùng đồ chơi vào tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá gắn hiệu quả với đánh giá xếp loại, thi
đua của giáo viên
Để đánh giá hiệu quả của việc làm và sử dụng các đồ dùng đồ chơi vào các
hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non thì cơng tác kiểm tra là
việc làm hết sức quan trọng của người quản lý. Kiểm tra để đánh giá công tác chỉ
đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm và sử dụng đồ dùng đồ
chơi tự tạo đối với giáo viên các nhóm, lớp mẫu giáo trong trường mầm non.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát về giáo viên, chất lượng
đồ dùng đồ chơi của các nhóm lớp thực tế hiệu quả còn rất thấp đến nay sau khi áp
12


dụng các giải pháp số giáo viên xếp loại thực hiện chuyên đề xếp loại Khá, Tốt tăng
3 đồng chí so với đầu năm, giảm 4 giáo viên yếu.
Qua việc kiểm tra sẽ đánh giá được ý thức, tinh thần trách nhiệm và sáng tạo
của giáo viên trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học của
cô và trẻ về thực hiện chuyên đề.
Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch, khi kiểm tra chú trọng công
tác tư vấn, giúp đỡ giáo viên kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực
hiện và kiểm tra kết quả khắc phục sau khi đã được kiểm tra tư vấn.
Việc đánh giá công tác nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vận
động, gắn liền với các tiêu chí thi đua của nhà trường tạo động lực thúc đẩy để phong
trào làm đồ dùng đồ chơi, có hiệu quả cao. Nhằm phát hiện những nhân tố tích cực
nhân rộng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tồn diện chung của
nhà trường.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Qua thời gian thực hiện sáng kiến 100% các nhóm, lớp mẫu giáo trong trường

đều có đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ chuyên đề phát triển vận động.
Trẻ hứng thú tham gia các vận động có ý thức giữ gìn các đồ dùng đồ chơi.
Giáo viên có thêm kinh nghiệm, linh hoạt, sáng tạo trong việc làm và sử dụng các đồ
dùng đồ chơi vận động, chất lượng các đồ dùng đồ chơi vận động được nâng lên
đáng kể.
Công tác làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề của nhà trường được đơng
đảo phụ huynh đồng tình, ủng hộ và tin tưởng.
Biểu 1: Kết quả đối với giáo viên:
Tổng số GV được đánh giá: 14/14
Tốt

Nội dung đánh giá

Số
giáo
viên

Tỷ
lệ
(%)

Giáo viên có sáng tạo

4

28,6

trong

việc làm


Kết quả xếp loại
Khá
TB
Số
Tỷ
Số
Tỷ
giáo
lệ
giáo
lệ
viên (%) viên (%)
3

đồ

dùng, đồ chơi
13

21,4

6

42,9

Yếu
Số
giáo
viên


Tỷ
lệ
(%)

1

7,1


Giáo viên có kỹ năng

3

21,4

5

35,7

5

35,7

1

7,1

trong việc sử dụng đồ
dùng đồ chơi

So với đầu năm học: Giáo viên có sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi
xếp loại: Tốt tăng 28.6%, trung bình tăng 14.3%, yếu giảm 42.8%; Giáo viên có kỹ
năng trong việc sử dụng đồ dùng đồ chơi xếp loại: Tốt tăng 21.4%, khá tăng 21.4%,
yếu giảm 42.8%.
Biểu 2: Kết quả đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại các nhóm, lớp

Nội dung
khảo sát

Đồ dùng, đồ
chơi phục vụ
vận động

Tổng
số lớp
khảo
sát

9

Kết quả khảo sát
Tốt

Khá

Trung bình

Số
lớp


Tỷ lệ
(%)

Số
lớp

Tỷ lệ
(%)

lớp

Tỷ
lệ
(%)

3

33,3

3

33,3

3

33,3

Số

Kém

Số
lớp

Nhờ áp dụng sáng kiến này đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ chuyên đề
phát triển vận động cũng được nâng cao hơn cả về số lượng và chất lượng so với
đầu năm học: Đồ dùng, đồ chơi phục vụ vận động: Tốt tăng 33.3%, khá tăng
33.3%, kém giảm 66.6%
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Với các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện chỉ đạo giáo
viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề “Phát triển vận
động, tại trường Mầm non Sùng Phài. Chúng tơi nhận thấy Sáng kiến có tác dụng
tích cực đến nhận thức của Giáo viên, phụ huynh, học sinh.
Sáng kiến có khả thi, đã được áp dụng tại trường mầm non Sùng Phài,
huyện Tam Đường và đã đạt hiệu quả cao, có thể áp dụng cho tất cả các trường
mầm non trong toàn huyện.
14

Tỷ
lệ
(%)


6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất
a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến
Kiến nghị với Hội đồng sáng kiến cấp huyện công nhận Sáng kiến cho
đồng tác giả: Vũ Thị Thanh - Trần Thị Thu.
b) Kiến nghị khác
* Đối với Phịng Giáo dục
Có kế hoạch xây dựng phòng học kiên cố thay thế cho các phòng học tạm để

giáo viên thực hiện chuyên đề “ Phát triển vận động” đạt hiệu quả hơn.
8. Tài liệu kèm: Không
Trên đây là toàn bộ nội dung về : Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng
cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi thực hiện chuyên đề “ phát triển vận động”
tại trường mầm non Sùng Phài mà nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện,
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Kính mong hội đồng khoa học
các cấp ghi nhận để sáng kiến của chúng tôi áp dụng có hiệu
quả./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
.…………..……………Vũ

Thị Thanh

..………..………………Trần

Thị Thu

P. HIỆU TRƯỞNG
Triệu Thị Kết
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

15


16




×