Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nang cao hieu qua tiet thuc hanh Tin7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.24 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT THỰC HÀNH</b>


<b>TIN HỌC 7 – TRƯỜNG THCS II SÔNG ĐỐC</b>



<b>A. Phần mở đầu</b>


<b>I/ Lý do chọn đề tài:</b>


C

ông nghệ thông tin (CNTT) là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát
triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới
trong đó có Việt Nam. Nước ta mà cụ thể là Bộ giáo dục và đào tạo ngay từ năm học 2008 –
2009 đã xem đó là năm học “của ứng dụng CNTT”, đưa môn Tin học giảng dạy trong một
số trường cấp phổ thông cơ sở. Ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để
làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học và tiếp nhận kiến thức
về Tin học và CNTT ở các cấp tiếp theo.


Ngày nay, kiến thức và kĩ năng CNTT đã trở thành nhu cầu thiết yếu với mọi công dân,
mọi lứa tuổi và mọi lĩnh vực. Không những thế thông qua Tin học mà cụ thể là Internet các
em học sinh một cách gián tiếp có nhiều cơ hội tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới.


Trong nền giáo dục nước ta từ xưa đến nay thường được coi là nặng nề về lý thuyết, ít coi
trọng thực hành ở nhiều môn học, cấp học, bậc học. Trong năm học này, môn Tin học đã
được dạy phổ biến ở hầu hết ở tất cả các trường Tiểu học, THCS và THPT trên cả nước và
tất nhiên là sẽ được trang bị về phịng máy và máy tính để thực hành. Làm sao để một tiết
thực hành Tin học được hiệu quả, không tạo cảm giác nặng nề về lý thuyết mà vẫn đảm bảo
được kiến thức và chuẩn kĩ năng đó là điều chúng ta đáng quan tâm.


<b>II. Mục đích nghiên cứu</b>


- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề.


- Đề ra một số biện pháp và việc dạy thực hành Tin học trong bậc THCS



- Hình thành những kĩ năng cơ bản khi thực hành trên máy tính và biết vận dụng phương
pháp dạy học mới trong giảng dạy


- Niềm đam mê nghiên cứu công nghệ thông tin phục vụ cho giảng dạy.


- Thực hiện đề tài này nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy
của bản thân và của đồng nghiệp.


- Đồng thời là một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo, vận dụng trong q trình
cơng tác và trong giảng dạy để đảm bảo việc đổi mới phương pháp dạy học.


<b>III/ Đối tượng nghiên cứu:</b>
- Môn tin học lớp 7


- Học sinh khối lớp 7 trường THCS II Sông Đốc
<b>IV/ Phương pháp nghiên cứu:</b>


- Điều tra ý kiến học sinh khối 7.


- Kiểm tra việc học tập của học sinh ở nhà, sau mỗi tiết học/bài học
- Kiểm tra, ghi nhận các kết quả thực hành trên máy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>B. Phần nội dung:</b>


<b>I/ Cơ sở lý luận:</b>


 Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đã chỉ rõ:


 <i>“Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt và có ý nghĩa quyết định</i>
<i>đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT” </i>



 <i>“Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển</i>
<i>kinh tế – xã hội, là phương tiện chủ yếu để đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách phát</i>
<i>triển so với các nước đi trước. </i>


 Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT
trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc dạy và học Tin học ở tất cả các cấp học,
<i>bậc học, ngành học nhằm phổ cập Tin học trong nhà trường”. </i>


<b>II/ Cơ sở thực tiễn:</b>


Thực tế qua những năm đứng lớp cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: đa số
học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua
các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh cịn yếu, thậm chí
một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng. Sau đây là một số
thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài ở trường THCS II Sông Đốc.


<b>1. Thuận lợi:</b>
<b>a.</b> <i><b>Nhà trường:</b></i>


Năm học 2011-2012 nhà trường đã được đầu tư 1 phịng máy có kết nối mạng nội bộ và
mạng Internet vụ cho việc thực hành tin học cho đến nay phịng thực hành đã khơng ngừng
bổ xung và hồn thiện đầy đủ hơn về máy chiếu, ghế ngồi, đèn chiếu sáng, quạt gió, .... Ban
giám hiệu cũng đã chú ý phân công giáo viên đứng lớp đúng chuyên ngành được đào tạo, tạo
mọi điều kiện giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và ứng dụng CNTT.


<b>b.</b> <i><b>Giáo viên:</b></i>


Đã được đào tạo chuẩn chuyên ngành Tin học và không ngừng nỗ lực học tập nâng cao
trình độ để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học.



Luôn yêu nghề mến trẻ, năng nổ, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, mỗi tiết, mỗi bài
đều là sự chuẩn bị chu đáo có chất lượng tạo được sự quan tâm, chú ý của học sinh.


<i><b>c. Học sinh:</b></i>


Vì là mơn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh
rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành được sử dụng máy tính với những phần mềm
vừa học vừa chơi, giao diện và hình ảnh đẹp mắt làm các em rất say mê, hứng thú học tập
tích cực, chủ động. Đời sống kinh tế gia đình của một số em học sinh ở nhà đã có máy vi
tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với mơn học.


<b>2. Khó khăn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Đời sống kinh tế của nhiều gia đình học sinh cịn nhiều khó khăn, việc mua máy tính
phục vụ cho các em học tập cịn q ít. Vì vậy đa số các em được tiếp xúc với máy vi tính ở
trường là chủ yếu nên sự tìm tịi và khám phá máy tính với các em cịn hạn chế.


- Một số học sinh cịn đọc sai, viết sai chính tả. Khả năng đọc, nói Tiếng anh cịn hạn chế
gây khó khăn trong q trình học tập.


- Vẫn cịn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành
trên máy của học sinh cịn yếu, thậm chí một số học sinh cịn rất ngại khi sử dụng máy để rèn
luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn
học, xem đây là một mơn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.


<b>III/ Thực trạng:</b>


Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát học sinh lớp 7A1 thông qua 1 số tiết thực
hành. Đã tổng hợp và kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:



<b>Mức độ thao tác</b> <b>Trước khi thực hiện chuyên đề</b><i><b><sub>Số HS</sub></b></i> <i><b><sub>Tỷ lệ</sub></b></i>


Thao tác nhanh, chính xác 3/31 <i><b>9.7%</b></i>


Thao tác đúng 7/31 <i><b>22.6%</b></i>


Thao tác chậm 15/31 <i><b>48.4%</b></i>


Chưa biết thao tác/ thao tác sai 6/31 <i><b>19.4%</b></i>


<b>IV/ Một số kinh nghiệm :</b>


<i><b>1.</b></i> Ngay từ đầu năm cần cho học sinh nắm và được các quy định của bộ môn trong các
tiết lý thuyết và quy định các tiết thực hành để các em có ý thức chuẩn bị bài, chủ động
thời gian lên phịng máy trước khi trống đánh, có ý thức giữ gìn, sử dụng mở và tắt máy
tính an tồn, hiệu quả và đảm bảo vệ sinh của phòng thực hành luôn sạch sẽ. Giữ trật tự
chung khi thực hành trên máy tính.


<i><b>2.</b></i> Từ đầu năm phải có sự phân cơng, chia nhóm học sinh thực hành vẽ sơ đồ vị trí ngồi
thực hành 2 học sinh /1 máy, 4 học sinh/ 1 nhóm và sẽ khơng thay đổi cho đến cuối năm
học hoặc cuối một học kỳ. Việc phân công cần chú ý dàn trãi đều giữa học sinh có thao tác
nhanh, tốt với học sinh thao tác chậm hoặc chưa biết thao tác. Giữa học sinh nắm được lý
thuyết nhưng thực hành còn chậm với học sinh có thể thực hành tốt mà chưa hiểu hoặc
nắm được lý thuyết ...


<i><b>3.</b></i> Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên
hệ với một số mơn học khác như: Địa Lí, Hát nhạc, tiếng Anh, Lịch sử, ... nằm trong
chương trình học của các em. Không cho học sinh ghi chép nhiều mà cần cho các em biết
cách khai thác kiến thức từ sách giáo khoa, các môn học khác hoặc từ Internet. Không nên


đặt nặng vấn đề “thuộc bài” mà cần đánh giá các em “làm như thế nào?” và “làm được gì?”


<i><b>4.</b></i> Cách tiến hành trong một tiết thực hành như sau:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.


- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành sau đó
thao tác mẫu cho học sinh quan sát trên máy chiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và hỗ trợ khi cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào dành cho đối tượng học sinh yếu trong nhóm,
những kĩ năng, thao tác nào dành cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm.


+ Theo dõi để phát hiện nhóm thực hành khơng có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Luôn trợ giúp hỗ trợ học sinh nhưng cũng cần tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả
năng độc lập sáng tạo của học sinh.


+ Trong q trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác
giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.


- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học
sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định khơng
hồn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm
trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra chéo lẫn nhau theo vòng tròn. Làm được như
vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.


- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:


+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành
-nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.



+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác.
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức.


Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp
thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm
chưa thực hành tốt.


<b>Dưới đây là ví dụ minh hoạ về thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động của bài TH4:</b>
<b>Bảng điểm của lớp em (Tiết 1)</b>


<i><b>1) Thiết kế bài học:</b></i>


a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài:


+ Học sinh biết nhập các công thức và hàm vào ơ tính.
+ Biết sử dụng một số hàm cơ bản Average, Max, Min.
Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:


+ Đối tượng học sinh yếu: Nhập được công thức để tính điểm trung bình, sử dụng
được một số hàm để tính tốn ở mức đơn giản.


+ Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng thành thạo công thức, hàm để tính tốn.
b/ Chuẩn bị phịng máy, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu), sao chép một số tệp
bảng tính của các bài thực hành trước có liên quan đến bài thực hành (tệp <i>Danh sach lop</i>
<i>em, So theo doi the luc)</i>


<i><b>2) Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp.</b></i>
<i>Hoạt động 1: Lập cơng thức tính điểm trung bình.</i>
<b>Mục tiêu:</b> Học sinh lập được cơng thức để tính điểm trung bình.
Hoạt động theo nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh yếu.



Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước:
- Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1.


- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập 1 trước khi bắt tay
vào thực hành tính tốn bằng các câu hỏi sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

GV: Các thành phần trong công thức có thể là những đối tượng nào?


- Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu
- Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành:


+ Đối tượng học sinh yếu thao tác nhập cơng thức để tính điểm trung bình của các
bạn trong lớp trong cột Điểm trung bình, tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ơ cuối
cùng của cột Điểm trung bình (Hình 30). Cho học sinh lập từng công thức một để ghi nhớ.
Giáo viên quan sát, tuỳ từng trường hợp cụ thể để chỉ dẫn thêm (VD: sử dụng địa chỉ của
các ô thay cho các giá trị cụ thể trong ô, sử dụng địa chỉ của khối,...)


<b>Hình 30. Bảng điểm lớp em</b>


+ Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học sinh trong
danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp. Yêu cầu học sinh phải biết sử dụng địa chỉ của
khối trong cơng thức tính tốn. Với đối tượng này giáo viên có thể rút ngắn danh sách học
sinh trong trang tính để tránh việc các em mất nhiều thời gian vào việc nhập và chỉnh sửa số
liệu trong công thức.


Hướng dẫn cho học sinh ghi lại một số kết quả tính bằng cơng thức để so sánh với việc sử
dụng hàm trong hoạt động sau.


- Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi


học sinh sinh hay mắc phải trong quá trình thực hành.


<i>Hoạt động 2: Sử dụng các hàm để tính tốn</i>


<b>Mục tiêu:</b> Học sinh sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN để tính toán


+ Với đối tượng học sinh yếu: Biết sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình,
cơ bản sử dụng được các hàm Max, Min để tìm ĐTB cao nhất và ĐTB thấp nhất.


+Với đối tượng học sinh khá - giỏi: sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN
để tính tốn với phần tham số của hàm đa dạng hơn.


Tổ chức hoạt động:


- Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 2.


- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập với các câu hỏi sau:
GV: Sử dụng hàm nào để tính điểm trung bình?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành:


+ Đối tượng học sinh yếu thao tác sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình
của các bạn trong lớp trong cột Điểm trung bình, tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào
ơ cuối cùng của cột Điểm trung bình. Cơ bản sử dụng được các hàm MAX, MIN để xác
định được điểm trung bình cao nhất, thấp nhất


+ Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học sinh trong
danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp bằng hàm thích hợp. Yêu cầu học sinh phải biết
sử dụng địa chỉ của các ô, khối trong phần tham số của các hàm để tính tốn.



Xác định được điểm trung bình cao nhất và thấp nhất theo yêu cầu của bài tập 3.


Trong quá trình này, đối tượng học sinh yếu quan sát và thực hiện lại một số thao tác theo
yêu cầu của giáo viên.


- GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời các
nhóm thực hành không hiệu quả


- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động 2.


- Kiểm tra 1-2 học sinh: Trình bày lại các thao tác trong 2 hoạt động.


- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét về kết quả và sự tích cực của các thành viên trong
nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học tập.


- Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức:


Nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng hàm và địa chỉ so với việc sử dụng công thức.
Chỉ cho học sinh thấy việc nhập công thức tương tự nhau sẽ mất nhiều thời gian, ta có
thể thực hiện thao tác sao chép (giáo viên thực hiện) để gây hứng thú, kích thích tìm tịi sáng
tạo cho học sinh trong tiết lý thuyết sau.


Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để nhắc nhở, khuyến khích tạo
khơng khí thi đua nhau trong học tập ở các nhóm.


<b>C. Kết luận:</b>
<b>I/ Kết quả:</b>


Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy thực hành ở khối 7 năm học 2012-2013(tính tới
thời điểm khảo sát), so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:



<b>Mức độ thao tác</b>


<b>Trước khi thực</b>


<b>hiện chuyên đề</b> <b>hiện chuyên đềSau khi thực</b> <b>Tỷ lệ tăng,</b>
<b>giảm</b>


<i><b>Số Hs</b></i> <i><b>Tỷ lệ</b></i> <i><b>Số Hs</b></i> <i><b>Tỷ lệ</b></i>


Thao tác nhanh, đúng 15/160 <i><b>9.4%</b></i> 47/160 <i><b>29.4%</b></i> <i><b>Tăng: 20%</b></i>
Thao tác đúng 43/160 <i><b>26.9%</b></i> 92/160 <i><b>57.5%</b></i> <i><b>Tăng: 30.6%</b></i>
Thao tác chậm 81/160 <i><b>50.6%</b></i> 14/160 <i><b>8.8%</b></i> <i><b>Giảm: 41.8%</b></i>
Chưa biết thao tác/ thao tác sai 21/160 <i><b>13.1%</b></i> 7/160 <i><b>4.4%</b></i> <i><b>Giảm: 8.7%</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Tìm tịi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài .
- Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…


- Thăm lớp dự giờ, tham khảo các ưu điểm, tính tích cực trong phương pháp giảng dạy
các bộ mơn khác có thể phù hợp với bộ mơn Tin học


- Tích cực tham mưu với nhà trường để hồn thiện, nâng cấp phịng máy như: số lượng
máy, các phần mềm quản lý phòng máy, các trang thiết hỗ trợ thực hành khác.


- Thực hiện tốt các quy chế, quy định của ngành và trường đề ra.


<i>Sông Đốc, ngày 9 tháng 10 năm 2012</i>


Người viết



</div>


<!--links-->

×