Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một vài kinh nghiệm để dạy học tốt các bài hình thành kiến thức trong phân môn luyện từ và câu lớp 4 đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.38 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1.

1.

Lý do chọn đề tài

Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và
rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói, viết …), kĩ năng đọc cho học sinh. Ở lớp
Bốn bắt đầu có những tiết học dành riêng để trang bị những kiến thức sơ giản về
Tiếng Việt cho học sinh. Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức hoạt động
trên lớp, phân môn Luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen
dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao
tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. Từ mục tiêu trên đã đặt ra cho người
GV phải ln suy nghĩ, tìm tịi để có phương pháp dạy học môn Luyện từ và
câu sao cho đạt hiểu quả nhất.
Qua nhiều năm trên bục giảng, tôi nhận thấy hầu như tất cả các giáo viên đều
phải coi trọng phân môn Tiếng Việt, dành rất nhiều thời gian cho môn học
nhưng chất lượng môn Tiếng Việt vẫn chưa đạt được như mong muốn. Một
trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả của phân mơn Luyện từ và câu chưa
cao, đặc biệt là phần Hình thành kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu.
Làm thế nào để dạy học tốt phân môn Luyện từ và câu góp phần nâng cao
chất lượng của mơn Tiếng Việt?
Đây là nỗi trăn trở của rất nhiều giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, ln tìm tịi
nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặt khác
Luyện từ và câu là một phân môn thường được đánh giá là khô khan. Các em
không hứng thú lắm với môn học này. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nội
dung phân mônLuyện từ và câu là phù hợp với năng lực nhận thức của các em.
Nếu người giáo viên có phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng thì các em sẽ rất hứng thú, chủ



động nắm chắc kiến thức. Ngược lại, nếu giáo viên khơng chịu khó đầu tư tiết
dạy mà tổ chức bài dạy đơn điệu, phương pháp áp đặt thì học sinh sẽ khó tiếp
thu, nhất là những em có học lực trung bình và yếu. Ngồi ra trong các nội dung
của Luyện từ và câu thì giáo viên thường xem nhẹ phần Hình thành kiến thức,
học sinh khơng biết thì giáo viên chỉ giúp, nên dẫn đến các em thụ động nắm
không chắc kiến thức, dẫn đến ảnh hưởng chung chất lượng môn Tiếng Việt.
Sau đây, tôi xin nêu một vài kinh nghiệm để dạy học tốt các bài Hình thành kiến
thức trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 đạt hiệu quả.
1.

2.

Mục đích của đề tài

Với đề tài này, mục đích nghiên cứu chính là tìm phương pháp thích hợp nhất
trong quá trình dạy các bài hình thành kiến thức trong Luyện từ và câu, từ đó
vận dụng linh hoạt các kiến thức tìm được vào các dạng bài tập Luyện từ và câu
cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
1.

3.

Nhiệm vụ của đề tài

Tìm hiểu tình hình học Tiếng Việt nói chung và phân mơnLuyện từ và câu nói
riêng, thực hành xác định phương pháp dạy các bài hình thành kiến thức trong
phân mơn Luyện từ và câu. Đề xuất một số biện pháp thực hiện trong khi dạy
học sinh dạng bài này.
1.


4.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tơi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi,
tìm tịi áp dụng những phương pháp sau:

-



Phương pháp nghiên cứu tài liệu.



Khảo sát thực tế.
Dự giờ thăm lớp.


-

Khảo sát tình hình thực tế của lớp mình, phân tích, so sánh, đối chiếu.


Phương pháp thực hành.

1.

5.


Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Các bài luyện từ và câu: Hình thành kiến thức trong chương trình lớp 4.
1.

6.

Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 4.1, Trường Tiểu học An Bình B.

NỘI DUNG
1.

I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Mặc dù mới được làm quen với các bài học hình thành kiến thức, nhưng ở lớp
bốn, học sinh đã phải tìm hiểu khá nhiều về khái niệm mới, thậm chí phức tạp
như từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép … (cấu tạo từ); danh từ, động từ, tính từ (từ
loại); trạng ngữ (thành phần câu); câu kể, câu cảm, câu khiến, câu hỏi (câu phân
loại theo mục đích nói); câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? (câu đơn hai thành
phần gắn với tình huống sử dụng); cấu tạo của Tiếng Việt, một số dấu câu…
Ngồi ra, học sinh cịn được làm quen, khơngđược giới thiệu chính thức trong
bài học (khái niệm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ…)
Mức độ yêu cầu cao về kiến thức và kĩ năng còn thể hiện qua các bài rèn luyện
kĩ năng, dùng từ đặt câu, bài tập mở rộng vốn từ. Như vậy, có thể nói để học tốt,
thực hiện được mục tiêu trên đề ra, giáo viên và học sinh phải thực sự nỗ lực

mới có thể đáp ứng được yêu cầu của mơn học nói chung, của phân mơn Luyện
từ và câu nói riêng.


1.

II. THỰC TRẠNG
1.

1.

Thuận lợi

Năm học 2013-2014 tôi chủ nhiệm lớp 4.1 với tổng số học sinh là 41 em, trong
đó nữ là 18 em, nam là 23 em.
Bản thân đứng lớp lâu năm nên cũng có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy
và giáo dục. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của ban giám hiệu nhà
trường, thường xuyên trao đổi với thầy cô và các bạn đồng nghiệp về những
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, học hỏi qua những tiết dự giờ, thao
giảng, sinh hoạt ngoại khóa … rút ra nhiều điều bổ ích.
Cập nhập thơng tin nhanh chóng, kịp thời trên các phương tiện truyền thơng đại
chúng như sách báo, truyền hình, internet … Giúp bản thân tiếp cận thơng tin và
có hướng đổi mới phù hợp với cơng việc giảng dạy của mình.
Trường học mới, khang trang đầy đủ các tiện nghi tạo điều kiện tốt cho việc
giảng dạy và học tập.
1.

2.

Khó khăn


Trường thuộc địa bàn khu công nghiệp, học sinh chủ yếu là con em lao động
nhập cư kinh tế khó khăn, khơng có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập
và vui chơi giải trí của con em mình.
Phụ huynh chủ yếu là lao động phổ thơng, trình độ học vấn cịn hạn chế nên
chưa có điều kiện kèm cặp thêm các em. Mặt bằng dân trí nhìn chung cịn thấp
so với các khu vực trong thị xã Dĩ An cũng gây khơng ít khó khăn, cản trở trong
việc giáo dục các em.


Trình độ trong lớp khơng đồng đều, các em khơng thích học phân mơn Luyện từ
và câu. Theo khảo sát đầu năm về sự u thích các phân mơn trong mơn Tiếng
Việt thì số học sinh u thích học Luyện từ và câu chỉ chiếm 20%.
1.

3.

Tình hình chất lượng học tập môn Tiếng Việt và phân

mônLuyện từ và câu của học sinh
Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân
mônLuyện từ và câu nên chưa dành nhiều thời gian thích đáng để học môn này.
Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm từ, câu … từ đó dẫn đến việc nhận diện,
phân loại, xác định hướng bài lệch lạc. Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ
liệu của đầu bài, thường hay bỏ sót, làm sai hoặc khơng làm hết u cầu của đề
bài. Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trơi
chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng, làm khơng đạt
u cầu. Từ đó thể hiện học sinh nắm kiến thức khơng chắc chắn, có thể nói là
“học vẹt”.
Do vậy, ngay từ những tuần đầu tiên của năm học (tuần 4), tôi đã tiến hành khảo

sát học sinh lớp 4.1 bằng bài tập sau:
Đề bài: Hãy xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau:
1.

a.

Nhận dân ghi nhớ công ơn Chữ Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi

bên sơng Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một
vùng bờ bãi bên sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
2.

b.

Dáng tre mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng

cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trơng thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Qua khảo sát, kết quả cụ thể như sau (lớp có 41 học sinh).


Lớp Số HS Điểm 9-10

4.1

Điểm 7-8

Điểm 5 - 6 Dưới 5

SL


TL % SL

TL% SL

TL% SL

TL%

8

19.5

39

14.6

26.8

41
16

6

11

Từ thực trạng trên, tôi đã có một vài biện pháp giúp học sinh học tốt các bài
Hình thành kiến thức trong phân mơnLuyện từ và câu lớp 4.
1.

III.


2.

1.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Người giáo viên phải nắm chắc về cấu tạo một bài hình thành

kiến thức.
Bài học Hình thành kiến thức trong phân mơnLuyện từ và câu cũng giống như
trong phân mơn khác, gồm có 3 phần:
1.1

. Nhận xét

Đây là phần cung cấp ngữ liệu và các câu hỏi gợi ý học sinh thực hiện bài tập để
phát hiện ra kiến thức cần học trong bài. Nhìn chung các ngữ liệu được ra trong
phần này phải tường minh, tiêu biểu cho các trường hợp sử dụng của đơn vị
ngơn ngữ được hình thành khái niệm trong bài. Các câu hỏi phải rõ ràng, vừa
sức học sinh. Đây là các câu hỏi thiên về nhận xét và nhận diện hoặc tái hiện
những kiến thức, kĩ năng đã có để từ đó hình thành kiến thức mới. Các ngữ liệu
điển hình bao nhiêu, hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp bao nhiều thì việc hình
thành kiến thức càng thuận lợi bấy nhiêu.
1.2

Ghi nhớ


Đây là nội dung kiến thức mà học sinh cần học trong bài, cũng là điều các em
rút ra được sau khi thực hiện các bài tập ở phần Nhận xét. Các kiến thức được

trình bày ở phần này càng chính xác, khoa học càng tốt. Tuy nhiên, cần chú ý
tới khả năng tư duy của các em và chú ý tới mục đích cuối cùng của việc dạy
tiếng (bao gồm cả mục đích của việc hình thành khái niệm) là hình thành kĩ
năng sử dụng lời nói cho học sinh. Vì vậy, các ghi nhớ cần được diễn đạt rõ
ràng, dễ hiểu.
Ví dụ: Nếu dựa vào cấu tạo, có thể chia từ thành nhiều loại cụ thể, tuy nhiên căn
cứ vào niệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản ban đầu để làm
cơ sở cho việc hình thành kĩ năng nên chương trình chỉ dừng lại ở việc chia từ
phức thành từ láy và từ ghép (với một vài biểu hiện cụ thể như từ ghép phân
loại, từ ghép tổng hợp, từ láy có các tiếng giống nhau ở âm đầu, ở vần hay
giống nhau cả tiếng); các khái niệm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ chỉ
được giới thiệu một cách tự nhiên khi nói về cấu tạo của chủ ngữ hay vị ngữ
trong câu mà khơng có bài dạy riêng.
1.3

. Luyện tập

Phần luyện tập là hệ thống bài tập được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó, trong
đó mức độ dễ nhất là phần nhận diện đơn vị ngôn ngữ đã học. Mức độ khó hơn
là các bài tập thực hành sử dụng đơn vị ngôn ngữ vừa học vào việc rèn kĩ năng
tiếp nhận hay tạo lập lời nói với nhiều hình thức khác nhau như phân tích cấu
tạo câu, bổ sung thành phần câu, trả lời câu hỏi cho các bộ phận trong câu, dùng
từ đặt câu, viết đoạn văn.
Sau đây là một ví dụ minh họa trong bài: “Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?”
(Tuần 17, SGK trang 172, 173).


Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi:



-

Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày

mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng
nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu
cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.
1.

Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên?

2.

Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được?

(Nội dung kiến thức bài 1 là mức độ dễ nhất, là phần nhận diện đơn vị ngôn ngữ
đã học)


Bài 3: Quan sát tranh vẽ dưới đây rồi nói từ 3 -5 câu kể Ai làm gì?. Miêu
tả hoạt động các nhận vật trong tranh?


-

Ở bài tập này, mức độ khó hơn, học sinh phải sử dụng đơn vị ngôn ngữ

vừa học vào việc rèn kĩ năng tạo lập lời nói (bài tập này dùng cho học sinh khá,
giỏi).
-


Sau đây là một bài làm của học sinh:

Năm tiếng trống báo hiệu giờ chơi. Các bạn ùa ra sân như bầy chim sổ lồng.
Các bạn nữ chơi nhảy dây. Thành và Tuấn chơi đá cầu. Còn bên gốc phượng
già, Hùng, Lâm, Lộc đang ngồi đọc truyện. Cạnh đó, Hồng cũng nghiêng người
theo dõi. Giờ chơi tuy ngắn nhưng thật vui.
Bài làm của em Lê Hà Khanh, lớp 4.1.


Ở bài chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? tuần 19, SGK tập 2, trang 7, cách
sắp xếp cũng tương tự như trên.

Bài 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả
trong bức tranh dưới đây:


Bài làm của học sinh:
Sáng sớm, cánh đồng đã nhộn nhịp. Mặt trời tỏa ánh sáng rực rỡ xuống mọi
nơi. Mấy thửa ruộng ven đường, các bác nông dân đang gặt lúa. Trên đường
làng các bạn nhỏ đang tung tăng cắp sách đến trường, cười nói râm ran. Lũ
chim trên cành thấy động, vụt bay lên bầu trời xanh thẳm.


Bài làm của em Bùi Thị Kim Chi, lớp 4.1.
1.

2.

Về việc tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức


Trước khi dạy, người giáo viên cần tìm hiểu kĩ nội dung giảng dạy để thấy hết ý
đồ của bài học, xác định mục đích, yêu cầu của bài học. Ngồi ra, giáo viêncịn
phải tìm mối liên hệ giữa bài cần phải dạy với bài khác, đặc biệt là các bài đã
học để biết thừa kế và phát triển các kĩ năng lời nói mà học sinh đã có.
Các bước cơ bản trong quy trình dạy một bài học kiến thức mới đã thực hiện
tương đối rõ trong cấu tạo và nội dung bài, bao gồm: kiểm tra bài cũ, dạy bài
mới (bao gồm các việc thực hiện bài tập nhận xét, rút ra nhận xét cần phải ghi
nhớ và thực hiện bài tập luyện tập), cuối cùng là củng cố, dặn dị. Thực chất q
trình dạy học một bài hình thành kiến thức mới là hoạt động thực hiện các bài
tập với những mục đích cụ thể khác nhau: tìm hiểu kiến thức mới hay nhận diện
đơn vị ngơn ngữ vừa học vào việc rèn luyện các kĩ năng lời nói. Điều quan
trọng là giáo viên phải xác định đúng mục đích của mỗi bài tập để lựa chọn cách
thực hiện cho phù hợp.
Nhìn chung các bài tập dù có hình thức thế nào và nhằm mục đích nào thì các
bước thực hiện chủ yếu vẫn là:
-

Đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài tập.

-

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện bài tập.

-

Học sinh làm mẫu một phần của bài tập.

-


Học sinh làm phần còn lại của bài tập ra bảng con hoặc nháp.

-

Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả thực hiện bài tập.

-

Giáo viên rút ra kết luận đúng hoặc cung cấp đáp án đúng.


-

Học sinh chữa bài tập vào vở/vở bài tập.

Với mỗi nhóm bài tập, tơi đã hướng dẫn các em lưu ý một số điểm sau:
2.1

Các bài tập ở phần nhận xét

Các bài tập này giúp học sinh nhận xét ngữ liệu để hình thành khái niệm một
cách tự nhiên thơng qua con đường quy nạp. Do vậy, giáo viên cần chú ý giúp
học sinh khai thác dấu hiệu nội dung và hình thức của ngữ liệu để việc hình
thành khái niệm được thuận lợi và để học sinh hiểu chính xác về khái niệm vừa
được hình thành. Tùy từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên quyết định
dùng nguyên văn hệ thống câu hỏi của các bài tập trong SGK hay biến đổi cho
phù hợp với điều kiện thực tế (thay đổi hình thức diễn đạt hoặc chia một câu hỏi
trong SGK thành nhiều câu hỏi nhỏ). Thậm chí, nếu thực sự cần thiết có thể bổ
sung thêm ngữ liệu để việc quy nạp trong hoạt động nhận xét được dễ dàng. Sau
đây là một ví dụ:

Câu khiến có thể có dấu chấm hoặc dấu chấm than ở cuối câu, nhưng phần nhận
xét của bài câu khiến (Trang 87, tập 2) không giới thiệu ngữ liệu là câu khiến có
dấu chấm cuối câu. Giáo viên có thể thêm ví dụ về câu cầu khiến dạng này vào
phần bài tập nhận xét để học sinh làm bài tập luyện tập dễ dàng hơn.
2.2

Các bài tập ở phần luyện tập

Xét về mục đích, có thể chia các bài tập ở phần này thành hai nhóm:


Các bài tập củng cố kiến thức (chủ yếu là bài tập nhận diện).



Các bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng đơn vị ngôn ngữ vừa được học.

Vì mục đích cuối cùng của việc dạy tiếng ở tiểu học là rèn luyện cho học sinh kĩ
năng sử dụng Tiếng việt cho nên nhóm bài tập thứ hai quan trọng hơn và cần
dành nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên không thể quy định dành thời gian bao


nhiêu cho mỗi bài tập cụ thể. Điều này phải căn cứ vào nội dung từng bài tập,
căn cứ vào đối tượng tiếp cận cụ thể. Nếu học sinh nhận diện chưa tốt hoặc
trong bài tập nhận diện có những tình huống mà các em chưa được làm quen từ
trước nhận xét thì cần phải dành nhiều thời gian hơn cho các bài tập này.
Dù là bài tập kiểu nào thì cũng cần cố gắng tổ chức giờ học sao cho học
sinhđược thực hành càng nhiều càng tốt. Cần khuyến khích những sáng tạo cá
nhân của học sinh bằng cách tạo ra (hoặc gợi ý để học sinh tự tạo ra) nhiều tình
huống nói năng gần với hiện thực, từ đó giúp các em thực hành một cách thuận

lợi và tự nhiên, biết dùng từ ngữ, câu, dấu câu … phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể.
3. Một số điều cần lưu ý khi dạy các bài hình thành kiến thức
3.1

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng SGK và sách giáo viên

SGK là chỗ dựa căn bản mà giáo viên phải theo để xác định được mục đích yêu
cầu về kiến thức và kĩ năng mà bài học cần đạt được. Theo quan điểm tích hợp
nội dung dạy học trong SGKđược đặt trong một hệ thống. Kiến thức và kĩ năng
của một bài học cụ thể được hình thành trên cơ sở kiến thức và kĩ năng mà học
sinh đã có khi học các bài học khác và là chỗ dựa để hình thành kiến thức, kĩ
năng ở bài khác sau đó. Do vậy, cần trung thành với các nội dung dạy học trong
SGK để đảm bảo tính hệ thống của chương trình. Điều đó khơng có nghĩa là
phải tuân thủ theo sách một cách máy móc. Có thể và nên căn cứ vào đặc điểm
nhận thức và kĩ năng của từng lớp mà “thiết kế” nội dung cho phù hợp với điều
kiện thực tế. Chẳng hạn chia một câu hỏi trong SGK thành nhiều câu hỏi nhỏ,
diễn đạt lại cho dễ hiểu; có thể thêm câu hỏi phụ cho tiện phân tích ngữ liệu …
Thậm chí có thể bổ sung thêm ngữ liệu, thêm bài tập nhưng với điều kiện là các
bài tập đó phải phục vụ cho việc hình thành kiến thức, kĩ năng đã được xác định
từ phần mục đích yêu cầu của bài học.


Khi sử dụng sách giáo viên, người giáo viên nên coi đó chỉ là tài liệu tham
khảo, cách tổ chức giờ học trong sách giáo viên chỉ là một phương án, không
phải là phương án duy nhất, dùng hiệu quả cho tất cả các đối tượng. Người giáo
viênphải tùy trình độ thực tế của học sinh mà lựa chọn cách tổ chức dạy học tốt
nhất. Trong một tiết học không nên chỉ tổ chức các hoạt động cá nhân, cũng
không cần thiết chuyển tất cả các nhiệm vụ học tập thành hoạt động tập thể khi
thực hiện các bài tập đơn giản. Khơng cần thảo luận cũng có thể tìm thấy kết

quả đúng thì làm việc cá nhân là hợp lý và tiết kiệm được thời gian. Học sinh sẽ
được hoạt động trong nhóm khi phải thực hiện các bài tập khó cần huy động trí
tuệ tập thể.
3.2

Người giáo viên cần phải có cái nhìn bao qt tồn bộ chương trình

để nhận thấy hệ thống và tính liên thơng của các kiến thức, kĩ năng từ đó có
cách dạy thích hợp.
Ví dụ:Trong bài Câu kể Ai thế nào? (tuần 22) có bài tập sau:
Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây:
Chao ôi! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp
lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh
như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung
như còn đang phân vân.
Muốn làm được bài tập này, học sinh phải huy động các kiến thức đã từ trước,
như kiến thức về câu kể Ai thế nào?, kiến thức về chủ ngữ của câu. Trên cơ sở
những kiến thức này, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập theo từng
bước: Trước hết, phải xác định đâu là câu kể, sau đó mới tìm những câu thuộc
kiểu Ai thế nào? Trong số các câu kể đã được xác định rồi cuối cùng mới tìm


chủ ngữ của câu đó. Với cách làm như vậy, hai câu đầu đoạn không phải là đối
tượng nghiên cứu trực tiếp của học sinh, bởi vì đây khơng phải là các câu kể.
Giáo viên cũng cần lưu ý thêm: Không phải tất cả các khái niệm đều được giới
thiệu chính thức trong bài học. Có những khái niệm được đưa ra một cách tự
nhiên ở các bước thực hiện bài tập. Đó là hình thức làm giảm bớt sự bề bộn
không cần thiết trong nội dung dạy học. Chẳng hạn, trong bài “Vị ngữ trong câu
kể Ai làm gì?” tuần 17, các loại cụm từ được giới thiệu rất tự nhiên ở một bài

tập “Nhận xét”:
(…) cho biết từ ngữ trong câu trên do từ ngữ nào tạo thành. Chọn ý đúng.
1.

a.

Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

2.

b.

Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.

3.

c.

Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua những khái niệm được cung cấp “khơng chính
thức” này, bởi vì, chúng vẫn là cơ sở để học sinh học các bài sau đó. Ở bài Chủ
ngữ trong câu kể Ai làm gì? (tuần 19) có ghi nhớ chủ ngữ thường do danh từ
(hoặc cụm danh từ) tạo thành. Muốn học sinh hiểu về chủ ngữ trong câu kể Ai
làm gì?, giáo viên phải dựa vào bài Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? ở tuần 17 để
làm rõ khái niệm cụm danh từ.
3.3

Muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy, người giáo viên cần phải


có kĩ năng phân tích chương trình SGK; xác định đúng mục đích, u cầu và
nội dung của từng bài học và tìm ra biện pháp thích hợp để giúp học sinh
nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng.
Sau đây là một số ví dụ:


Ở tuần 4, SGK tiếng việt 4 viết:


“Có 2 cách chính thức để tạo từ phức là:
1.

1.

Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép:

Mẫu: Tình thương, thương mến, ruộng vườn.
1.

2.

Phối hợp các tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần)

giống nhau. Đó là từ láy.
Mẫu: Săn sóc, khéo léo, luôn luôn …”
Như vậy sách không trực tiếp nêu định nghĩa từ láy, từ ghép mà giới thiệu về
các kiểu từ này qua cách tạo từ, nhờ vậy mà học sinh hiểu sâu hơn về mỗi kiểu
từ phức. Khi nhận diện kiểu cấu tạo từ, người giáo viên phải nhấn mạnh tới thao
tác loại trừ: đã là từ láy thì không phải là từ ghép. Do vậy, khi gặp một từ nhiều
tiếng có các tiếng giống nhau ở âm đầu hoặc vần thì trước hết phải xem mỗi

tiếng trong từ có nghĩa hay khơng. Nếu các tiếng trong từ đều có nghĩa thì đó là
từ ghép có hình thức giống từ láy một cách ngẫu nhiên.
Ví dụ: Dẻo dai, chí khí, bờ bãi (trang 39, tập 1) có hình thức rất giống từ láy
nhưng lại là từ ghép vì các tiếng trong từ đều có nghĩa, tức là được tạo theo
cách thứ nhất.


Câu có thể được phân loại theo mục đích nói. Trong các câu phân loại
theo mục đích nói, cần chú ý tới câu khiến. Câu khiến (câu cầu khiến) dùng
để yêu cầu, đề nghị, mong muốn … của người nói, người viết với người
khác. Cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm. (trang 88, tập
2). Căn cứ vào ghi nhớ trên đây, cần phải suy nghĩ ra một điều là những
câu có chủ ngữ ở ngơi thứ ba (chỉ người, vật được nói đến chứ khơng phải
là người nói, người viết hay người nghe, người đọc)không phải là câu
khiến.




Câu có thể được phân loại theo tiêu chí khác là phân loại theo mục đích
nói gắn với tình huống sử dụng (“câu kể Ai là gì?” để giới thiệu, nhận định
câu kể “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” để miêu tả hoạt động, trạng thái của
người, vật …). Cách tiếp cận này gần như không đồng nhất với cách tiếp
cận câu từ cấu tạo của vị ngữ. Ví dụ: Các kiểu câu “Ai thế nào?” thường có
vị ngữ là tính từ/cụm tính từ hay động từ/cụm động từ chỉ trạng thái, tuy
nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Vì vậy để dạy tốt nội dung này,
giáo viên cần dựa vào nội dung câu, đặc biệt là dựa vào khả năng trả lời
câu hỏi của vị ngữ để xác định câu thuộc kiểu nào, mà không nên đưa ra
những nhận xét thiếu tính khái quát, kiểu “câu Ai thế nào?” là những câu
có vị ngữ là tính từ, cụm tính từ.




Các thành phần phụ của câu được dạy ở lớp 4 là một số kiểu trạng ngữ.
Nhìn chung, trạng ngữ phải nêu hồn cảnh diễn ra sự việc nói ở nịng cốt
câu và phải khơng có cấu tạo là cụm chủ vị. Do vậy, câu “Vì ốm nên em
phải nghỉ học” được coi là câu đơn có trạng ngữ, cịn câu “Vì em ốm nên
em nghỉ học” lại khơngđược xếp vào danh sách này (mà là câu ghép).
Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu hoặc ở vị trí khác nhưng khi đó cần được
ngăn cách với nịng cốt câu bằng dấu phẩy (khi viết) và ngắt lời (khi nói).
Những từ ngữ bắt đầu quan hệ bằng từ chính phụ như về, do, để, nếu …
thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì được coi là trạng ngữ của câu mà
khơng nhất thiết phải ngăn cách với nịng cốt câu bằng dấu phẩy.

Ví dụ:
1.

a.

Đội y tế về bản để tiêm phịng dịch cho trẻ em.

2.

b.

Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

3.

c.


Các trường tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ

môi trường cho học sinh. (Trang 50, tập 2. Trạng ngữ được in đậm)
1.

IV.

HIỆU QUẢ


Sau thời gian áp dụng đề tài này vào trong phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy
học sinh hoạt động một cách độc lập, tìm tịi kiến thức; tầm nhận thức đối với
mọi đối tượng học sinh là phù hợp nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả.
Các em dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một cách chủ
động. Các em đã hình thành được thói quen đọc kĩ bài, xác định u cầu của
bài, khơng cịn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài. Học sinh có ý thức trình bày
sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt câu hợp lý.
Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh qua từng đợt kiểm tra hàng
tháng, định kì, tơi thấy học sinh sẵn sàng đón nhận mơn Luyện từ và câu một
cách hào hứng, lí thú bất cứ lúc nào. Đó cũng là nói lên học sinh đã bắt đầu u
thích mơn học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình.

KẾT LUẬN

Sau khi áp dụng một vài kinh nghiệm dạy các bài hình thành kiến thức trong
phân mơnLuyện từ và câu nói riêng và Tiếng Việt nói chung, bài làm của các
em đã tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau: Hai học sinh Lê Hà Khanh và Bùi Thị Kim
Chi đã đạt được giải nhì và giải ba giải HSG vòng trường được tổ chức vào
ngày 24/10/2013. Em Lê Hà Khanh được giải ba giải Văn hay chữ tốt, được dự

thi cấp thị xã vào thời gian sắp tới. Em Lê Hà Khanh đạt được giải khuyến
khích trong hội thi HSG cấp thị xã được tổ chức vào ngày 2/1/2014. Bài làm
phân môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4.1 thể hiện qua kì thi HKI có thể so sánh
như sau:
Kết quả kiểm tra đầu năm môn Tiếng Việt lớp 4.1


Số
Lớp học

Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6

sinh

Điểm dưới
TB

SL

TL% SL

TL % SL

TL% SL

TL%

8

19.5


39

14.6

26.8

4.1 41
16

6

11

Đầu năm, số học sinh giỏi là 8, cuối kì I là 29; số học sinh dưới TB là 11, cuối
kì I còn 1 học sinh. Kết quả cụ thể như sau:

Lớp

Số
HS

Điểm 9 - 10

Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6

SL

TL%


SL

29

70.73% 8

Điểm dưới
TB

TL % SL

TL% SL

TL%

19.5

7.3

2.4

4.1 41
3

1

Dạy học các bài hình thành kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4
giúp học sinh nắm kiến thức trong phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp. Học
sinh hiểu được kiến thức mới có hệ thống, phát triển kĩ năng, kĩ xảo từ ngữ; học
sinh còn biết nhận diện, xác định các bài tập, phân tích kĩ, chính xác yêu cầu

của đề bài từ đó có hướng cho hoạt động học tập của mình. Để đạt được điều
đó, người giáo viên cần chú ý:


-

Lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nhận thức của học

sinh, gây hứng thú học tập cho các em, tạo cho các em có niềm vui trong học
tập.
-

Hướng dẫn học sinh nắm được các bước tiến hành của một bài học hình

thành kiến thức. Phân biệt cho học sinh hướng giải quyết các bài tập khác nhau.
Cần tổ chức cho học sinh các hình thức tổ chức theo nhóm, cá nhân có thể làm
việc cả lớp để phát huy tốt hiệu quả giờ dạy.
Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu, đổi mới phương
pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng. Trong giảng dạy, giáo viên không
được áp đặt học sinh mà coi nhiệm vụ học của học sinh là quan trọng, là nhân tố
chủ yếu cho kết quả giáo dục.
Hướng phát triển của đề tài: Trong những buổi thảo luận chuyên môn của tổ,
khối tôi sẽ phổ biến đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này để các thành viên trong tổ
học hỏi và vận dụng, dần đưa chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Trên đây là một vài kinh nghiệm dạy các bài Hình thành kiến thức trong phân
mơn Luyện từ và câu lớp 4. Kính q thầy, cô, các bạn đồng nghiệp bổ sung
thêm ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.

An Bình, ngày 10 tháng 2 năm 2014
Người viết


Lê Thị Hường




×