Điều tra cơ bản kinh tế-xã hội
vùng đầm phá Huế
Phần 1
Báo cáo điều tra
Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thuỷ sản Châu Á – Thái Bình Dương (NACA)
Hà Nội, tháng 6, 2006
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
1
1. Giới thiệu về chương trình điều tra cơ bản
Cơ sở của hoạt động nghiên cứu
Dự án Quản lý Tổng hợp các Hoạt động Đầm phá (IMOLA) là một dự án của FAO đóng tại tỉnh
Thừa Thiên Huế. Mục tiêu hướng đến của dự án là nhằm “ nâng cao sinh kế của người dân sống
dựa vào hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế bằng cách phát triển quản lý bền vững có sự tham
gia đối với các tài nguyên thuỷ-sinh học vùng đầm phá, phù hợp với các yêu cầu về kinh tế xã
hộ
i và sản xuất của người dân, và với sự nhấn mạnh đặc biệt vào những vai trò của giới, thành
quả của an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo.” Dự án IMOLA mong muốn đạt được mục
tiêu của mình thông qua việc “ phát triển và thực hiện một kế hoạch quản lý tổng hợp vùng
đầm phá được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của những bên liên quan, mà qua đó cân bằng
việc sử d
ụng bền vững các tài nguyên vùng đầm phá với các sinh kế và nhu cầu của những
người sử dụng tài nguyên.” Dự án có 6 kết quả đầu ra như sau:
Kết quả đầu ra 1: Các vấn đề về sinh học và vật lý tác động đến vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
được mô tả và nắm bắt;
Kết quả đầu ra 2: Các phương diện chính sách và quy định về vấn đề sử dụng tài nguyên thuỷ
sản được xác đị
nh và nêu lên nhằm hỗ trợ việc quản lý tổng hợp;
Kết quả đầu ra 3: Nâng cao năng lực cho các cơ quan cấp tỉnh (DOFI, DOSTE, DONRE, DPI,
DOLISA, DARD) nhằm thu thập và quản lý thông tin liên quan đến việc ra quyết định về quản
lý tổng hợp đầm phá Thừa Thiên Huế;
Kết quả đầu ra 4: Sự hiểu biết được nâng cao và hành động đáp ứng các vấn đề kinh tế xã hội
và sinh kế của những người sử
dụng tài nguyên đầm phá được thực hiện thí điểm;
Kết quả đầu ra 5: Một kế hoạch quản lý tổng hợp vùng đầm phá được phát triển thông qua một
quá trình thảo luận và tham gia với những người sử dụng đầm phá và những bên liên quan; và
Kết quả đầu ra 6: Điều phối và liên hệ với các tổ chức khác để nâng cao nhận thức về kế hoạch
quản lý tổng hợp và các ho
ạt động dự án IMOLA.
Trong khuôn khổ kết quả đầu ra 3, 4, và 5 và theo yêu cầu của dự án FAO-IMOLA, Mạng lưới
các Trung tâm Nuôi trồng Thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dương (NACA) đã cung cấp hỗ trợ kỹ
thuật để tiến hành một chương trình tập huấn và điều tra cơ bản kinh tế-xã hội sử dụng công
cụ Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), Phân tích sinh kế bền vững (SLA), và Nghiên cứu
khảo sát sử dụng bảng câu hỏ
i (QS) tại các xã được chọn quanh vùng đầm phá Huế. NACA đã
tiến hành các hoạt động sau:
1. Điều phối và thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua việc tiến hành công tác;
2. Tập huấn và tiến hành các công cụ PRA & SLA;
3. Tập huấn và tiến hành công cụ Khảo sát sử dụng bảng câu hỏi; và
4. Tập huấn quản lý và phân tích dữ liệu và hoàn tất báo cáo.
Lập báo cáo
Hai báo cáo chuyển tiếp đến nay đã được lập xong để điểm lại việc tập huấn PRA và SLA, và
các kết quả bước đầu từ 6 hoạt động PRA được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 3, 2006. Một
báo cáo chuyển tiếp thứ 3 được hoàn thành trong tháng 5 mô tả lại các kết quả ban đầu việc
phân tích điều tra sử dụng bảng câu hỏi.
Các đầu ra cuối cùng
Theo Thư thoả thuận giữa FAO và NACA, các đầu ra cuối cùng dưới đây đã được hoàn thành:
1. Điều tra cơ bản kinh tế xã hội vùng đầm phá Huế
2. Cẩm nang hướng dẫn tiến hành PRA-SLA;
3. Cẩm nang hướng dẫn tiến hành điều tra sử dụng bảng câu hỏi;
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
2
4. Tài liệu và sổ tay tập huấn,
5. Sáu hoạt động PRA-SLA;
6. Đánh giá tập huấn và người tham gia tập huấn, và các bài học kinh nghiệm.
Điều tra cơ bản kinh tế xã hội vùng đầm phá Huế
Mặc dù các kết quả từ việc điều tra sử dụng bảng câu hỏi rất dài, báo cáo cơ bản kinh tế xã hội
đã được chia thành 2 phần nhằm mục đích làm cho nó rõ ràng và đơn giản hơn cho người đọc.
Hai phần này bổ sung lẫn nhau và như sau:
Phần I: Báo cáo điều tra;
Phần II: Phương pháp và các kết quả điều tra chi tiết.
Phần I Tổng hợp các kết quả
chính thu được từ việc xem xét dữ liệu thứ cấp phù hợp, sáu hoạt
động PRA-SLA, phỏng vấn bán cấu trúc với những người cung cấp thông tin chính, Đánh giá
nhu cầu tập huấn và Điều tra sử dụng bảng câu hỏi.
Phần II Cung cấp một cái nhìn tổng thể về cấu trúc điều tra cơ bản và phương pháp tiến hành
kèm theo trong suốt quá trình điều tra, và các kết quả điều tra chi tiế
t từ việc áp dụng điều tra
sử dụng Bảng câu hỏi đã được triển khai tại 11 xã quanh vùng đầm phá Huế (cấu trúc được giải
thích rõ trong Phần II).
Cấu trúc của Phần I: Báo cáo điều tra
Báo cáo này được tổ chức thành 5 chương chính. Mỗi chương tập trung vào một phạm vi cụ thể
mặc dù mỗi lĩnh vực đều có liên quan đến những lĩnh vực kia. Mục tiêu nhằm tổng hợp tình
trạng vùng đầm phá trong lúc nhấn mạnh các vấn đề chủ yếu và những tác động đến sinh kế
của các cộng đồng dân cư đầm phá, và đề xuất các giải pháp phù hợp.
Chương 1 giới thiệu về điều tra cơ bản (giới thiệu hiện thời)
Chương này tóm tắt toàn bộ quá trình và các hoạt động mà NACA đã đảm trách theo thoả
thuận với Dự án FAO-IMOLA, và chú trọng đến các kết quả đầu ra chính.
Chương 2 nêu bối cảnh chung vùng đầm phá Huế
Phần này nêu lên một cái nhìn tổng thể về các đặc điểm chủ yếu của đầm phá Huế, bao
gồm các phương diện địa lý, thiết chế, và kinh tế xã hội. Chương này được tổ chức theo
Khung biện pháp tiếp cận với sinh kế bền vững (DFID, 1999), qua đó các điều kiện về sinh
kế của các nhóm cộng đồng được môt tả và phân tích trong phạm vi bối cảnh của khả nă
ng
dễ bị tổn thương, các tài sản sinh kế và các chiến lược, và chính sánh & khung thể chế.
Chương 3 về ngành thuỷ sản
Chương này được chia thành 2 lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt, dù mỗi lĩnh vực đều có tầm
quan trọng đối với sinh kế cộng đồng và môi trường đầm phá.
Chương 4 về ngành nông-lâm nghiệp
Chương 4 tập trung vào 3 hợp phần trong ngành nông lâm nghiêp: nông nghiệp, lâm
nghiệp, và chăn nuôi.
Chương 5 nêu các đề xuất
Cuối cùng, các đề xuất được đưa ra để xem xét các vấn đề xuyên suốt và các nhu cầu cụ
thể của mỗi ngành, và dựa trên việc phân tích tình hình quanh vùng đầm phá Huế. Ngoài
ra, nó còn bao gồm các đề xuất do nhóm công tác của NACA đưa ra và những đề xuất được
nêu lên từ các cuộc phỏng vấn và PRA.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
3
Mục lục
1. Giới thiệu về điều tra cơ bản .................................................................................1
Mục lục ........................................................................................................................3
Các từ viết tắt ..............................................................................................................4
2. Bối cảnh chung của đầm phá Huế .....................................................................100
3. Ngành thuỷ sản...................................................................................................24
3.1 Nuôi trồng thuỷ sản.........................................................................................25
3.2 Khai thác thuỷ sản...........................................................................................38
4. Ngành nông-lâm nghiệp......................................................................................50
4.1 Nông nghiệp ....................................................................................................50
4.2 Lâm nghiệp......................................................................................................53
4.3 Chăn nuôi ........................................................................................................53
5. Các đề
xuất .......................................................................................................577
6. Tham khảo ........................................................................................................677
7. Phụ lục................................................................................................................70
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
4
Viết tắt
AA Hội nghề cá
AFFS Hội nghị đầu bờ trong nuôi trồng thuỷ sản
BMP Thực hiện quản lý tốt hơn
BOD Nhu cầu ôxy sinh học
CoC Quy tắc ứng xử
CPC Uỷ ban Nhân dân xã
CPUE Năng lực đánh bắt trên mỗi đơn vị
CSSH Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Khoa học Huế
DANIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch
DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
DFID Cơ quan phát triể
n quốc tế
DOFI Sở Thuỷ sản
DOLISA Sở Lao động Thương binh Xã hội
DONRE Sở Tài nguyên Môi trường
DOSTE Sở Khoa học và Công nghệ
DOT Sở Du lịch
DPC Uỷ ban Nhân dân huyện
DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư
EIA Đánh giá tác động môi trường
FA Hội nghề cá
FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc
FEC Trung tâm Khuyến ngư
FSPS Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản
GAP Thực hiệ
n tốt hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
GOV Chính phủ Việt Nam
HH(s) Hộ gia đình
HUAF Đại học Nông Lâm Huế
ICZM Quản lý tổng hợp vùng ven bờ
IDRC Trung tâm Nghiên cứu Phát triển quốc tế (Canada)
IMOLA Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá
IPM Quản lý sâu bệnh tổng hợp
LoA Thư thoả thuận
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
MFI Thiết chế tài chính quy mô nhỏ
MOFI Bộ Thuỷ sản
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MRC Uỷ ban sông Mêkông
NACA Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dương
NAV Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam
PC Hội đồng Nhân dân
PCR Phản ứng dây chuyền Polymerase
PFA Hội nghề cá cấp tỉnh
PPC Uỷ ban Nhân dân tỉnh
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
QS Điều tra sử dụng b
ảng câu hỏi
RIA(-1-2-3) Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản (No.1) (No.2) (No.3)
SEAFDEC Trung tâm Phát triển Thuỷ sản Đông Nam Á
SEDP Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội
SLA Phân tích sinh kế bền vững
SUMA Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nuôi trồng biển
TA Hỗ trợ kỹ thuật
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
5
TNA Đánh giá nhu cầu tập huấn
TOR Các đề cương tham chiếu
TTHRDP Chương trình Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế
UN Liên Hiệp Quốc
VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
VBSP Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
VEW Khuyến ngư viên tình nguyện
VIFEP Viện kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản Việt Nam
VINAFIS Hội nghề cá Việt Nam
VND Đồng Việt Nam
WSD Bệnh đốm trắng
WSSV Hội chứng virus đốm trắng
WU Hội Phụ Nữ
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
6
1.1 Tóm tắt thực hiện
Mục tiêu của điều tra nghiên cứu
Mục tiêu dự án IMOLA hướng đến là vấn đề quản lý bền vững các tài nguyên đầm phá Thừa
Thiên Huế, là bộ phận tác động tích cực lên sinh kế của những người sử dụng tài nguyên thuỷ
sản. Qua điều tra đã xác định được các vấn đề chủ yếu đang tác động đến môi trường đầm phá
trong mối quan hệ với sinh kế củ
a các cộng đồng, cùng với các biện pháp khắc phục, một số
trong đó được hỗ trợ bằng các đầu ra và hoạt động của dự án IMOLA. Do đó, IMOLA có thể là
công cụ khởi xướng và thúc đẩy những quá trình hướng đến vấn đề quản lý đầm phá tốt hơn.
Nền tảng chung
Nền kinh tế của tỉnh duyên hải miền trung Thừa Thiên Huế đã phát triển đáng kể trong 5 năm
qua, đạt được một tỉ lệ giảm nghèo từ 25% xuống 8%. Khoảng chừng 1/3 dân số của tỉnh sống
dựa vào vùng đầm phá với diện tích 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á. Lũ lụt, sạt lở vùng ven
bờ, và sự bồi tụ trầm tích đang là những vấn đề đáng lo ngại. Những cộng đồng dân cư sống
quanh vùng đầm phá dựa vào 3 hoạt động tạo thu nhập chính: đánh bắ
t thuỷ hải sản, nuôi
trồng thuỷ sản, và nông nghiệp, bao gồm lâm nghiệp và chăn nuôi. Các nghề phụ khác bao
gồm những công việc theo mùa vụ, xây dựng và dịch vụ. Sự thiếu sinh kế chuyển đổi nói chung
cũng như sự gia tăng dân số được phản ảnh ở việc gia tăng di cư và áp lực lên các tài nguyên
đầm phá, thể hiện những tín hiệu của việc khai thác không bền vững.
Ngành thuỷ sả
n đóng một vai trò kinh tế xã hội quan trọng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhờ có bờ
biển trải dài và vùng đầm phá rộng. Trong lúc nghề đánh bắt dường như đã đạt đến ngưỡng
sản xuất, ngành nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển đáng kể trên một diện tích sản xuất rộng
5.350 ha và cho sản lượng 7.000 tấn trong năm 2005. Nghành thuỷ sản vùng đầm phá và môi
trường xung quanh đã trải qua nh
ững thay đổi lớn trong những năm vừa qua về mặt sử dụng
tài nguyên, kể cả tài nguyên thuỷ sản, đất và nước, và điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các
cộng đồng mà sinh kế của họ đang trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào vùng đầm phá.
Các vấn đề xuyên suốt
Toàn vùng thường bị ảnh hưởng bởi những cơn lũ hằng năm, khi
ến sinh kế và đời sống cộng
đồng đứng trước nguy cơ. Một số cộng đồng dân cư sống trên thuyền vẫn chưa định cư, và hầu
như hoàn toàn dựa vào hoạt động đánh bắt nhỏ lẻ. Các tài nguyên thuỷ sản đang đứng trước
nguy cơ do việc khai thác quá mức, ô nhiễm nước và diện tích mặt nước đầm phá bị thu nhỏ lại
do sự lấn chiếm c
ủa các ngư cụ. Điều này còn gây mất mát cho toàn bộ hệ sinh thái bao gồm
cả những bãi lầy bằng phẳng. Trình độ dân trí vẫn còn thiếu đồng đều ở 32 xã sống quanh đầm
phá do thiếu trường cấp III. Mặc dù hạ tầng giao thông nhìn chung là tốt hoặc đang được nâng
cấp, một số xã vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận hệ thống đường giao thông, và phương tiện
vận tải chính vẫ
n dựa vào các thuyền nhỏ băng qua đầm phá. Điều này làm hạn chế việc tiếp
cận đến các thị trường. Các cộng đồng nghèo vẫn gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận với các
chương trình tín dụng chính thức nếu không có tài sản để thế chấp. Các chương trình tín dụng
nhỏ đang sẵn có tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Hội Phụ nữ và các sáng kiến do dự
án khởi xướng m
ặc dù trong thực tế nhu cầu lớn hơn khả năng cung ứng.
Nông nghiệp
Nông nghiệp được xem như một hoạt động kinh tế chính và một phương tiện để thoát khỏi
nghèo đói. Việc phát triển thiếu quy hoạch phù hợp trong những năm qua đã dẫn đến nhiều
vấn đề làm trì hoãn khả năng phát triển của ngành này. Hơn 73% số người nuôi trồng thuỷ sản
đang liên quan đến ho
ạt động nuôi tôm, chủ yếu sử dụng phương pháp quảng canh cải tiến và
bán thâm canh. Cá nước ngọt, nước lợ, và cá biển cũng được nuôi lồng và chắn sáo, trong lúc
hoạt động nuôi nhuyễn thể vẫn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Tôm giống sẵn có trong
và ngoài tỉnh, tuy nhiên số lượng và chất lượng là vấn đề còn phải bàn. Giống cá biển chủ yếu
được bắt từ thiên nhiên. Cá giống nước ngọt ch
ỉ có sẵn ở vùng cách xa đầm phá và chất lượng
thấp. Nông dân có kiến thức kỹ thuật hạn chế và bệnh tôm luôn xảy ra hằng năm, ảnh hưởng
đến trên 90% nông dân. Việc mất mùa liên tục gây nên những khoản nợ lớn. Tập huấn khuyến
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
7
ngư do cả chính quyền và tư nhân cung cấp cần phải phối hợp tốt hơn để thoả mãn nhu cầu
của người nông dân.
Vùng ven phá đang bị lấn chiếm bởi những ao nuôi được xây dựng trong vùng hạ triều, và điều
này có thể dẫn đến thất bại và làm mặn hoá đất nuôi trồng thuỷ sản. Rõ ràng hiện nay đầm
phá đã đạt đến mức tối đa khả nă
ng chịu tải đối với chất thải, đặc biệt là trong mùa khô. Tình
thế hiện nay đòi hỏi phải có sự giảm thiểu các chất thải và làm giảm nhẹ những ảnh hưởng.
Việc mở rộng khu vực nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai phải được xem xét kỹ nhằm không
gây thêm áp lực lên hệ thống đầm phá. Những người sản xuất nhỏ và nghèo ở Huế gặp phải
v
ấn đề trong việc tìm kiếm thị trường thay vì bán cho tư thương, do các nước xuất khẩu đòi hỏi
ngày càng cao về nguồn gốc hàng hoá và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó
cần có kế hoạch xác nhận hiệu quả chi phí sản xuất.
Đánh bắt thuỷ hải sản
Các cộng đồng đầm phá Huế có truyền thống lâu đời trong hoạt động đánh bắt thuỷ hải sả
n, là
một trong những sinh kế quan trọng nhất. Có hơn 30 loại ngư lưới cụ khác nhau hiện đang
được sử dụng bao gồm cả những ngư cụ được đặt cố định, chiếm một diện tích lớn trên đầm
phá và gây nên những trách chấp về ngư trường khai thác. Sự suy giảm tài nguyên thuỷ sản
liên tục và rõ ràng đã được ghi nhận trong vòng những năm gần đây do sự khai thác quá mức
và s
ự xuống cấp của môi trường.
Ngư dân sống quanh vùng đầm phá Huế có truyền thống lâu đời về các quy định theo thông lệ
và việc liên kết lại cùng nhau theo nhóm. Theo một quy định mới ở cấp tỉnh về quản lý thuỷ
sản vùng đầm phá, Sở Thuỷ sản và chính quyền các địa phương trong tỉnh đang thúc đẩy việc
hợp pháp hoá các quyền đánh các theo thông lệ thông qua việc thành lập các Hội nghề cá. Đây
có thể xem như một động thái khởi đầu quan trọng hướng đến việc sử dụng bền vững các tài
nguyên đầm phá dưới một cơ chế đồng quản lý. Cho đến nay, Sở Thuỷ sản đã thành lập được
14 Hội nghề cá cơ sở và 1 Hội nghề cá cấp tỉnh, hiện nay vẫn đang còn trong giai đoạn sơ khai.
Nông-lâm nghiệp
Nông-lâm nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và chă
n nuôi được xem như là sinh kế bền
vững nhất cho các cộng đồng sống quanh đầm phá Huế và cho nền kinh tế của tỉnh. Do vậy
cần thiết phải tìm các biện pháp để tối ưu hoá hiệu quả mà ngành này đang đem lại cho nhân
dân địa phương. Trong lúc ngành nông nghiệp chủ yếu là một hoạt động tự cung tự cấp, ngành
nuôi trồng thuỷ sản được xem như một ngành nghề kinh tế và do vậy nhi
ều diện tích đất nông
nghiệp đã được chuyển đổi sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Lúa vẫn là cây lương thực chính
mặc dù chi phí sản xuất tăng và giá thị trường thấp. Chất dinh dưỡng, BOD, thuốc trừ sâu thải
ra từ hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi cũng là một nguồn gây ô nhiễm nước đầm phá. Do
đó cần có các quy định cụ thể và cần phải quản lý tốt các hoạt
động nông nghiệp để giảm thiểu
các ảnh hưởng xấu đó. Các hệ thống thuỷ lợi cần phải được nâng cấp và việc phòng chống xâm
nhập mặn cần phải được tăng cường. Hoạt động lâm nghiệp còn hạn chế ở một số vùng cụ thể
đặc biệt là ở vùng thấp trũng của đầm phá ở huyện Phú Lộc.
Các đề xuất ch
ủ yếu nhằm nâng cao sinh kế cho các cộng đồng và quản lý đầm phá
Các đề xuất mang tính chất xuyên suốt
Xác định các nhu cầu tín dụng và xây dựng các chương trình tích luỹ tiết kiệm và tín dụng
quy mô nhỏ, và các nguồn vốn xoay vòng thông qua Hội Phụ nữ nhằm đáp ứng các nhu cầu
đầu tư của người nông dân; tổ chức các khoá tập huấn cho nông dân, đặc biệt là phụ nữ, về
vấn đề lập kế hoạch kinh tế và kinh doanh; tập huấn cho Hội Phụ nữ nhằm nâng cao khả
năng quản lý tài chính về tích lu
ỹ và tín dụng;
Xác định và đẩy mạnh các sinh kế chuyển đổi trong phạm vi ngành thuỷ sản: chế biến sản
phẩm sau thu hoạch; dịch vụ (sửa chữa thuyền, đan lưới), sản xuất vôi và nước đá;
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
8
Hỗ trợ các nghề khác ngoài ngành thuỷ sản: thợ mộc, xây dựng, sửa chữa máy móc cơ khí,
điêu khắc đá; đẩy mạnh nghề thủ công mỹ nghệ; du lịch sinh thái;
Xác định các cơ chế phù hợp nhằm nâng cao vai trò tham gia của phụ nữ trong các hoạt
động dự án và tập huấn (đặc biệt liên quan đến tài chính và kinh tế), tuỳ theo công việc
thường ngày trong gia đình của họ;
Nâng cao năng lực và các kỹ n
ăng của chính quyền địa phương thông qua tập huấn hướng
đến các sinh kế của cộng đồng;
Hỗ trợ các cơ quan nhà nước để tiếp cận phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của
người dân;
Hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong việc phát triển các kế hoạch sử dụng đất và đầm phá
tổng hợp đa ngành, và nuôi trồng thuỷ sản trong một khuôn khổ quả
n lý tổng hợp vùng ven
bờ;
Tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm hiểu loại hình và tần suất các cơn lũ cũng như bản chất
của nó, và xác định các biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp; làm thí điểm tại một số
nơi;
Phát triển và tăng cường cơ sở hạ tầng chủ yếu tại các vùng nông thôn: đường sá, hệ thống
thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp và nuôi trồ
ng thuỷ sản, và hệ thống đê phòng lũ và ngăn
mặn.
Nâng cao việc lập quy hoạch cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản dựa trên năng lực chịu tải,
EIA và các vùng nuôi trồng thuỷ sản an toàn;
Giảm bớt việc thải các dưỡng chất, thuốc bảo vệ thực vật, và rác thải công nghiệp từ lưu
vực;
Chất thải từ các ao nuôi trồng thuỷ sản phải đượ
c xử lý trước khi nó được thải ra đầm phá;
Xem xét việc giới thiệu nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền - các khoản thuế áp
dụng cho người gây ra ô nhiễm;
Tăng cường lưu lượng nước đầm phá nhằm nâng cao chất lượng nước bằng cách tạo những
hành lang thông thoáng giữa các khu vực nuôi chắn sáo, nò sáo;
Chấm dứt việc lấn chiếm đầm phá để xây dựng ao nuôi trong vùng triều và vùng đầm phá,
và phụ
c hồi lại các môi trường sinh sống của động thực vât;
Tăng cường khả năng tiếp cận đến thông tin về thị trường nội địa và quốc tế, và xác định
các thị trường có thể lựa chọn. Giúp đỡ các cộng đồng xây dựng những mối liên hệ thương
mại với những thị trường này, hướng dẫn họ từng bước trong quá trình này; quảng bá các
sản ph
ẩm chất lượng cao (v.d sản phẩm thuỷ sản đã chế biến; nếp và gạo được trồng trong
vùng nước lợ);
Xây dựng các quy định và hướng dẫn thông qua quá trình có sự tham gia hướng đến các
vùng Nuôi trồng Thuỷ sản An toàn, kết nối với Quy định thực hiện Nuôi trồng có Trách
nhiệm (COP/CoC), các Biện pháp Thực hiện tốt Nuôi trồng Thuỷ sản (GAP), và các Biện
pháp Quản lý Tốt nhất (BMP); Phát triển các kế hoạ
ch cấp chứng nhận an toàn thực phẩm
mà người nghèo có thể tiếp cận;
Phát triển các dịch vụ khuyến ngư của nhà nước và tư nhân và đẩy mạnh việc điều phối
giữa các cơ quan liên quan đến hoạt động khuyến ngư (chính quyền, tư nhân, các tổ chức
phi chính phủ, các trường đại học, các dự án); khuyến khích hình thức tập huấn khuyến ngư
giữa nông dân và nông dân;
Xác
định các nhu cầu tập huấn và tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong nuôi trồng thuỷ
sản, đánh bắt thuỷ sản và nông-lâm kết hợp. Tập huấn phải bao gồm phương diện kỹ thuật
và kinh tế và phải phù hợp với từng bối cảnh và đặc điểm kinh tế cụ thể;
Hỗ trợ Sở Thuỷ sản thực hiện chiến lược củng c
ố các Chi hội nghề cá hiện nay và hỗ trợ việc
thiết lập các chi hội mới thông qua việc đánh giá xác định nhu cầu;
Xác định và hỗ trợ các cơ chế đảm bảo tính bền vững về tài chính và dòng thông tin đến các
nông dân và các hội đoàn, v.d OASIS;
Nuôi trồng thuỷ sản
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
9
Xác định và xúc tiến các mô hình nuôi trồng thuỷ sản và các loài nuôi thích hợp đòi hỏi ít chi
phí đầu tư nhằm giảm bớt rủi ro;
Chuyển giao công nghệ nuôi trồng thuỷ sản đối với các loài thích hợp từ các Viện nghiên
cứu nuôi trồng thuỷ sản Trung ương và các trường Đại học cho Huế, đặc biệt là các loài lớp
dưới trong chuỗi thức ăn v.d bào ngư và hải sâm (RIA-3); ốc babylonia (RIA-3) và tôm
nước ngọt cỡ lớ
n (Macrobrachium rosembergii) (Đại học Cần Thơ) đem vào nuôi trong các
ruộng lúa nước;
Nâng cao năng lực của chính quyền và các trại giống tư nhân để sản xuất tôm giống với số
lượng lớn hơn và chất lượng tốt hơn trong mối liên hệ với các chương trình của Trung tâm
Giống Quốc gia; phát triển các trại giống địa phương cung cấp các loài nuôi nước ngọt;
Nâng cao năng lực và hiệu quả
thực hiện kiểm tra PCR đối với tôm giống;
Nâng cao nhận thức về BMP và GAP của NACA, và phát triển các tài liệu BMP Huế để phục
vụ tốt nhất nhu cầu của nông dân;
Đánh bắt thuỷ sản
Xác định khả năng chịu tải của đánh bắt đầm phá thông qua nghiên cứu thích hợp;
Hỗ trợ Sở Thuỷ sản trong việc quản lý các nò sáo và quy định mới về kích thước mắc lưới
Hỗ trợ Sở Thuỷ sản, các Hội nghề cá được thí điểm và các nhóm ngư dân để phát triển một
quá trình có sự tham gia của người dân đối với việc tái phân bổ các quyền đánh cá lên các
ngư trường hiện nay và thực hiện nó, đưa vào xem xét khả năng chịu tải của đánh bắt đầm
phá;
Tham gia kết hợp các Hội nghề cá và Sở Thuỷ sản với các thử nghiệm ban đầu đối với việc
sử dụng nò sáo và lưới đáy với kích thước mắt lưới khác nhau để kiểm tra hệ thống thuỷ
sản;
Xúc tiến các hoạt động nâng cao nhận thứ
c về các chi hội nghề cá thông qua việc phân
vùng các thuỷ đạo, nò sáo và các vùng nuôi trồng thuỷ cùng với các cộng đồng ngư dân;
Nuôi trồng thuỷ sản
Ở những nơi có chất đất phù hợp, xúc tiến IPM và mô hình lúa-cá kết hợp;
Đưa vào áp dụng trồng các giống lúa địa phương phù hợp cho những vùng bị nhiễm mặn;
Cung cấp con giống chăn nuôi có chất lượng cao, sạch bệnh, và năng suất cao (đặc biệt là
lợn);
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
10
2. Bối cảnh chung của đầm phá Huế
Các đặc điểm địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế (TT Huế) nằm ở miền Trung Việt Nam, trải dài trên 128 km và 60 km
chiều rộng (Hình 2.1). Nó giáp với tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam ở phía Nam, nước CHDCND Lào ở phía Tây, và biển Đông ở phía Đông. Vùng đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế chiếm 34% tổng diện tích toàn tỉnh và khoảng chừng 81% dân số. Vùng ven
bờ có 5 cửa biển: Thu
ận An, Tư Hiền, Cảnh Dương và Lăng Cô. Thành phố Huế là thủ phủ của
tỉnh, và trước đây từng là cố đô của chế độ phong kiến Việt Nam dưới thời Pháp thuộc từ 1883
đến 1945. Tổng diện tích của tỉnh là 5,055 km
2
, 1,5 % trong số đó là đất của nhà nước. Toàn
tỉnh bao gồm 8 huyện và 1 thành phố (Huế) với 150 phường xã. Theo số liệu năm 2004, toàn
tỉnh có 1.119.800 người với mật độ dân số 222 người/km
2
(GSO, 2006).
Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm rừng, núi, đồi, đồng bằng ven biển, đầm
phá, và bờ biển. Cao độ của địa hình giảm dần từ Tây sang Đông: Đồi núi ở phía Tây chiếm
70% diện tích tự nhiên và trải dài đến các lưu vực sông Hương, Bồ, Truồi, A-sap, và Ô Lâu, tạo
nên các đồng bằng hẹp ven biển và hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.Các lưu vực của 5
con sông chính bao gồ
m một hệ thống quanh co các dòng suối và núi, tạo nên một nguồn nước
ngọt dồi dào và một hệ sinh thái ven biển đặc trưng. Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai ở
Việt Nam lớn nhất Đông Nam Á và chiếm một diện tích 22.000 ha.
Vùng đầm phá là một sự kết hợp kéo dài của của các lưu vực đầm phá được kết nối theo một
tuyến chạy song song đến bờ biển. Từ hướng Tây B
ắc sang Đông Nam, các lưu vực đó là Tam
Giang, Thanh Lam (Sam, An Truyền), Hà Trung, Thuỷ Tú, và Cầu Hai. Đầm phá có thể chia
thành 4 hình thái chính: khu vực nước, các cửa trong vùng thuỷ triều, một hệ thống nhỏ hơn
gồm các dãi cát và đụn cát, và bờ đầm phá nằm trong đất liền. Một đặc điểm nổi bật của đầm
phá TT Huế đó là sự pha trộn rõ rệt giữa nước ngọt và nước biển. Điều này tạo nên mộ
t vùng
Hình. 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Nguyen và De Vries, 2004).
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
11
nước lợ mang tính năng động và năng suất cao. Đọ mặn của đầm phá bị quyết định bởi các
điều kiện thời tiết khô hặc ẩm, với các đặc điểm khác biệt rõ rệt như sau:
Mùa khô: vùng đầm phá phía Bắc tiếp cận với nước ngọt; ở gần cửa Thuận An độ mặn
biến thiên trong khoảng 10 đến 30 ppt; ở đầm Thuỷ Tú giữa Thu
ận An và Cầu Hai và ở
ngay trong đầm Cầu Hai, độ mặn vào mùa khô biến thiên trong khoảng 10 đến 25 ppt.
Thêm vào đó, trong suốt mùa khô cột nước bị phân tầng với những khác biệt lên đến 13
ppt giữa nước trên mặt và dưới đáy.
Mùa mưa: Độ mặn dưới 6 ppt ở gần Thuận An; ở gần Tư Hiền và đặc biệt là Ô Lâu, Tam
Giang và Cầu Hai độ mặn rất thấp và tiếp cận đến mức bằ
ng 0.
Năng suất được tạo nên bởi các chất dinh dưỡng được tiếp nhận vào trong hệ thống thông qua
các sông và hằng năm đầm phá tích luỹ các chất lắng đọng và vùng đáy đầm phá nâng cao lên
ở mức từ 2 đến 3 mm (VEPA-VNICZM, 2004; Nguyen và De Vries, 2004). Độ sâu của đầm phá
thay đổi tuỳ vị trí và nằm trong khoảng từ 1 đến 10m.
Khung pháp lý và thể chế
Ở cấp quốc gia có hệ thống pháp chế phù hợp, ảnh hưởng đến hệ thống đầm phá Thừa Thiên
Huế trên nhiều phương diện. Điều này đã được nghiên cứu đầy đủ (IMOLA, 2006f) và bao gồm:
(1) Luật về Tài nguyên nước (Số 08/1998/QH10); (2) Luật Thuỷ sản (Số 17/2003/QH 11); (3)
Luật Đất đai (Số 13/2003/QH11); (4) Nghị định Chính phủ số 109/2003/ND-CP, cùng với một
số Nghị
định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn khác. Việc định nghĩa rõ ràng về đầm phá và
các vùng phụ cận và các ranh giới của chúng là rất cần thiết cho công tác quản lý và cho việc
phân định các quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng đang sinh sống và sử dụng tài nguyên ở
các vùng này. Do vậy cần thiết phải hỗ trợ các cơ quan chính quyền thực thi các trách nhiệm
quản lý của mình. Tuy nhiên, hiện nay chưa có định nghĩa nào rõ ràng v
ề các vùng đầm phá.
Bảng 3.1 tóm tắt các định nghĩa thông thường nhất thích hợp để xác định các vùng đầm phá.
Bảng 2.1: Định nghĩa về vùng đầm phá theo thể chế Việt Nam.
Vùng
đầm phá
Định nghĩa
Mặt nước
Đất ngập nước nội địa = khu vực ngập trong nước ngọt hoặc nước lợ, bao gồm sông,
suối, kênh rạch, mương, diện tích mặt nước đặc dụng, hồ và ao.
Nguồn nước = Nơi tích luỹ nước tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể được sử dụng hay khai
thác, bao gồm sông, hồ, ao.
Mặt nước (bên trong) = Nước đang tồn tại trên mặt
đất trong lục địa; đất có diện tích
mặt nước bên trong.
Diện tích
mặt nước
đặc dụng
Khu vực giữa phần nước và phần khô của đầm phá, mà trên đó các ao nuôi tôm được xây
dựng
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm sông, kênh rạch, mương, suối.
Đất nuôi trồng thuỷ sản = đất nuôi trồng thuỷ sản bao gồm đất phi nông nghiệp với
diện tích mặt nước.
Đất mặt nước vùng ven bờ.
Diện tích
đất
Xét về đất bị ảnh hưởng bởi sự gần gũi về không gian của nó với diện tích mặt nước đầm
phá, các loại đất được phân loại như sau:
Nhóm đất nông nghiệp: nó bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm ngiệp (sản
xuất, phòng hộ, và đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất sản xuất muối và các loại đất
nông nghiệp khác;
Nhóm đất phi nông nghiệp: được phân chia thành các nhóm nhỏ hơn (i) đất thổ cư;
(ii) đất chuyên dụng (đất dành cho việc xây dựng công sở và các mục đích công cộng
khác), (iii) đất có sông, arroyos, kênh rạch, suối, và các loại diện tích mặt nước đặc dụng
khác; và (iv) các loại đất phi nông nghiệp khác;
Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm đất đồng bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử
d
ụng, và núi đá không có rừng.
Nguồn: IMOLA, 2006f.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
12
Thêm vào đó, nhiều sự chồng chéo theo chiều ngang và dọc đã được xác định về phạm vi chức
năng của mỗi cơ quan quản lý nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực hiện quản
lý nhà nước về đầm phá và vùng ven bờ nói chung. Điều này có thể gây nên những bất đồng
giữa các cơ quan nhà nước trên cùng một vùng quản lý, và có thể không đảm bảo được rằng
việc quản lý các chương trình, chính sách và k
ế hoạch ở mỗi cấp được nhất quán với các vấn đề
đó cở những cấp khác trong sự nhất quán về chính sách theo chiều dọc. Điều này có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình phi tập trung hoá hiện nay về quyền hạn và nhiệm vụ trong hệ
thống thiết chế Việt Nam và gây trở ngại cho tiến trình giảm thiểu các bất cập về hành chính
(IMOLA, 2006f).
Quyền sở hữu và các quyền của người sử dụng trong vùng ven bờ
Quyền sở hữu có thể được định nghĩa là những quyền quan hệ đến tài sản như đã nêu trong
Điều 173 của Bộ luật Dân sự: “ quyền sở hữu bao gồm các quyền của người chủ sở hữu được sở
hữu, sử dụng, và định đoạt tài sản theo các quy định của pháp luật”; theo đó những người sở
hữu là những cá nhân hay những ch
ủ thể khác có tất cả 3 quyền nói trên”.
Do vậy dường như có thể thấy được rằng toàn bộ vùng đầm phá (diện tích mặt nước, diện tích
mặt nước đặc dụng, và diện tích đất) được pháp luật công nhận thuộc sở hữu toàn dân và do
đó Nhà nước thực hiện toàn bộ các quyền sở hữu (IMOLA, 2006f). Các đặc điểm chính về quyền
lợi xét đến tài sản thuộc sở hữ
u toàn dân đối với 3 khu vực đầm phá được xác định đó là:
Các quyền đối với diện tích mặt nước. Vùng diện tích mặt nước đầm phá được xem như
nằm trong một cơ chế tiếp cận mở. Điều này có nghĩa là mọi người (tạo nên Toàn Dân) đều
có quyền tiếp cận, quyền sử dụng, và quyền khai thác diện tích mặt nước nhưng không ai
có quyền sở hữ
u hay định đoạt nó;
Các quyền đối với diện tích mặt nước đặc dụng. Được quy định như đất phi nông
nghiệp;
Các quyền trên diện tích đất. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho những người sử
dụng dưới hình thức giao đất, cho thuê đất, và công nhận các quyền sử dụng đất cho những
người sử dụng đất lâu dài; đồng thời Nhà nước còn quy đị
nh các quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất.
Điều này được làm rõ như sau.
Các hoạt động thuỷ sản được quy định trên đầm phá
Bộ Thuỷ sản là cơ quan Nhà nước thực thi quyền quản lý nhà nước về thuỷ sản, bao gồm nuôi
trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản, chế biến, bảo vệ và phát triển các tài nguyên thuỷ sản
trong đất liền và trên biển trên toàn quốc và quản lý các dịch vụ công. Luật Thuỷ sản mới ngày
1/7/2004 cung cấp khung thể chế quốc gia về các hoạt động thuỷ sản được thự
c hiện bởi các tổ
chức, hộ gia đình, và các nhân. Nó còn có các điều khoản quy định cụ thể, qua đó trao quyền
cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh được quyền (a) ban hành các quy định về ngư trường trên sông,
hồ, đầm phá và các vùng nước tự nhiên trong phạm vi quản lý của mình theo sự hướng dẫn của
Bộ thuỷ sản; (b) Lập các kế hoạch cấp tỉnh về phát triển nuôi trồng thuỷ sản, và các khu vực
nuôi trồng thủy sản dựa trên quy hoạch tổng thể quốc gia được Chính phủ phê chuẩn.
Ở tỉnh TT Huế, quy định về vấn đề quản lý tài nguyên của hệ thống đầm phá bao gồm 3 Quyết
định của UBND tỉnh TT Huế vào năm 2004 và 2005:
Quyết định số 3677/2004/QĐ-UB: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể về vấn đề quản lý và khai
thác tài nguyên thuỷ sản trên hệ thống đầm phá tỉnh TT Hu
ế đến năm 2010;
Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND: Ban hành các quy định về quản lý hoạt động thuỷ sản
vùng đầm phá TT Huế;
Quyết định số 3014/2005/QĐ-UBND: Quy định về quản lý môi trường của các vùng nuôi
tôm an toàn tỉnh TT Huế.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
13
Thảo luận sau đây sẽ đề cập đến các quy định đó và điều này cần thiết phải đề cập ở đây rằng
3 văn bản quy phạm pháp luật nói trên có thể được xem xét trước tiên trong quản lý thuỷ sản ở
Việt Nam tương ứng với chính sách của Bộ Thuỷ sản. Ở đây người ta giới thiệu và nắm bắt các
khái niệm và nguyên tắc chính như đồ
ng quản lý, quản lý dựa vào cộng đồng, vùng nuôi trồng
thuỷ sản an toàn, giấy phép nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, và xúc tiến thành lập các chi hội
nghề cá như là một chiến lược quản lý trọng tâm.
Các vùng đầm phá: Một số định nghĩa
Định nghĩa về các phần khác nhau của đầm phá là một yếu tố chủ yếu để phục vụ cho việc
thảo luận về pháp lý liên quan đến các quyền của người sử dụng và vấn đề phân bố tài nguyên.
Quyết định số 3014/QD-UBND đưa ra các định nghĩa sau:
Vùng nuôi tôm hạ triều. Vùng ngập trong nước, thường xuyên hoặc tạm thời, nằm dọc theo
bờ đầm phá mà ở đó ao nuôi không thể
phơi khô để tiến hành các thủ tục kỹ thuật của hoạt
động nuôi tôm thâm canh hay quảng canh. Thông thường, vùng nuôi tôm hạ triều là vùng diện
tích mặt nước đầm phá nằm ngoài vùng đập ngăn mặn hoặc ngoài các cánh đồng trên bờ đầm
phá. Theo IMOLA (2006f), vùng này bao gồm cả (a) diện tích mặt nước và (b) diện tích mặt
nước đặc dụng và được gọi là vùng nằm trong chế độ thuỷ triều trong báo cáo này.
Vùng nuôi tôm cao triều. Khu vực không bị ngập n
ằm trên vùng bờ đầm phá, ở đó ao nuôi có
thể phơi khô để tiến hành các thủ tục kỹ thuật cho hoạt động nuôi tôm thâm canh hay quảng
canh. Thông thường, vùng nuôi tôm cao triều là vùng nằm trên bờ đầm phá bên trong đập
ngăn mặn, hoặc vùng nằm trên các đụn cát đầm phá, hoặc vùng bờ đất cát.
Các tổ chức, chính sách, và các chiến lược tương ứng với cộng đồng
Có nhiều tổ chức đóng vai trò quản lý đầm phá Huế và trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng lên
các cộng đồng đầm phá. Các tổ chức đó bao gồm: các cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức
quần chúng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển quốc tế, các
trường đại học, thành phần kinh tế tư nhân, và các tổ chức xã hội chuyên nghiệp. Một mô tả
khái quát v
ề một số trong các tổ chức này được nêu tiếp theo đây, và các chi tiết khác có thể
thấy trong báo cáo này.
Chính quyền. Hai bộ phận chính tham gia vào chính quyền cấp tỉnh là Hội đồng Nhân dân (PCs)
và Uỷ ban Nhân dân (PPCs). Hội đồng Nhân dân là các cơ quan dân cử ở cấp tỉnh, huyện, và
xã, trong lúc đó UBND là cơ quan hành pháp của chính quyền ở cấp tỉnh, huyện, và xã.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh. UBND tỉnh là cơ quan hành pháp, thực thi các luật lệ, quy định được
ban hành bởi các cơ
quan nhà nước cấp cao hơn và nghị quyết của HĐND. Các trách nhiệm của
nó được giao phó bởi HĐND, và chịu sự lãnh đạo của Chính phủ. Uỷ ban Nhân dân tỉnh là cơ
quan hành pháp đứng đầu ở mỗi tỉnh, với 2 vai trò chính. Thứ nhất, nó thực hiện các nghị
quyết và báo cáo kết quả thực hiện cho HĐND và chính quyền. Thứ hai, là một cơ quan hành
chính nhà nước ở tỉnh, UBND chịu sự lãnh đạo của Chính ph
ủ-là cơ quan hành pháp cao nhất.
Mỗi UBND cấp tỉnh được hỗ trợ bởi các sở ban ngành giúp việc, nhưng các cơ quan này cũng
đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ chủ quản của nó (ADB-MPI,
2005).
Hội đồng Nhân dân. HĐND ở cấp tỉnh, huyện, xã được cử tri bầu theo nhiệm kỳ 5 năm. Số
lượng đại biểu tuỳ thuộc vào s
ố dân, và cơ cấu của nó đại diện cho các ngành nghề và thành
phần trong cộng đồng, nghĩa là phụ nữ, nông dân, ngư dân, thanh niên... Chức năng chính của
nó là ra các quyết định nhằm huy động các nguồn lực và tài nguyên của vùng. Nó có trách
nhiệm phê chuẩn các quyết định của UBND tỉnh và giám sát việc thực hiện (ADB-MPI, 2005).
Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở KHĐT (DPI) ở mỗi tỉnh giúp việc cho UBND tỉnh trong quản lý nhà
nước về
đầu tư. Nói có trách nhiệm lập các kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh, đề xuất các
chính sách và phương thức thu hút đầu tư, quản lý đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
14
tỉnh, và hoạt động như một tâm điểm thực hiện các chức năng được giao. Sở KHĐT chịu sự
quản lý và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh và sự chỉ đạo theo ngành dọc của Bộ KHĐT (ADB-
MPI, 2005).
Sở Tài nguyên và Môi trường. Các chức năng của Sở TNMT (DONRE) đang được xác định,
nhưng sẽ mở rộng các chức năng của Sở Khoa h
ọc Công nghệ và Môi trường (DOST) trước đây
để bao hàm các lĩnh vực như quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý và bảo vệ môi
trường vùng ven bờ (ADB-MPI, 2005).
Sở Lao động, Thương binh, và Xã hội. Sở LĐTBXH (DOLISA) chịu trách nhiệm quản lý về lao
động, thương binh, và các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh. Sở LĐTBXH hoạt động dưới sự chỉ
đạo và quản lý của UBND tỉnh và dưới sự chỉ
đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ chủ quản
của nó, Bộ LĐTBXH. Sở LĐTBXH đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động bản trợ xã
hội, đặc biệt là cho các cộng đồng nghèo vùng ven bờ. (ADB-MPI, 2005).
Sở Du lịch. Sở Du lịch (DOT), được quản lý bởi UBND tỉnh, giúp việc cho UBND tỉnh về phát
triển du lịch ở cấp tỉnh (ADB-MPI, 2005).
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sở
NNPTNT (DARD) chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, các nông trường, và các cơ quan phát triển nông
thôn. Nó nằm dưới sự quản lý của UBND tỉnh và sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ NNPTNT. Ở
hầu hết các tỉnh đều có các phòng, chi cục, và trung tâm, ví dụ như chi cục bảo vệ thực vật, chi
cục thú y, chi cục khuyến nông khuyến lâm, trung tâm giống cây trồng, chi cục thuỷ lợi và
quản lý đ
ê điều, ban quản lý các dự án phát triển nông thôn. Ngoài ra nó còn quản lý một số
nông lâm trường quốc doanh (ADB-MPI, 2005).
Sở Thuỷ sản. Sở Thuỷ sản (DOFI) là một cơ quan quản lý ngành thuỷ sản ở các tỉnh ven biển.
Sở TS chịu sự quản lý hành chính của UBND tỉnh và sự chỉ đạo kỹ thuật của Bộ TS. Mỗi văn
phòng Sở Thuỷ sản thường có từ 15-25 nhân viên trong biên chế, tuỳ thuộc vào vai trò và giá
trị thủy sản của tỉnh. Sở TS còn quản lý Trung tâm Khuyến ngư và Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi
Thuỷ sản. Sở Thuỷ sản có trách nhiệm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động khuyến ngư, mà hiện nay đang là một hoạt động được đa dạng hoá. Các trách nhiệm của
Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản gồm (i)
đăng ký tàu thuyền đánh cá, kích thước lớn và nhỏ;
(ii) quản lý phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt trong mối quan hệ với
việc sản xuất và cung ứng các giống; và (iii) cấp giấy phép đánh cá tại các khu vực cụ thể
(ADB-MPI, 2005). Sở TS và Chi cục Khuyến ngư đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng thuỷ
sản bằng việc chuyển giao công nghệ, tiến hành tập huấn, thiết kế
và xây dựng các mô hình thí
điểm về nuôi trồng thuỷ sản, và tư vấn về phòng chống bệnh tôm cá và các vấn đề về quản lý.
Các chính quyền cấp huyện. Mỗi huyện được chia thành một số xã, thường từ 15 đến 20, với
dân số trung bình khoảng 5.000. Do vậy mỗi huyện chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ và hạ
tầng cho một dân số từ 80.000 đến 100.000 dân. Huyện là cấp chính quyền cơ
bản quản lý về
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (ADB-MPI, 2005).
Uỷ ban Nhân dân xã. Các trách nhiệm của UBND cấp xã cũng tương tự như của UBND tỉnh và
huyện. Các chức năng kinh tế chính bao gồm: (i) Phát triển các kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội hằng năm, (ii) Quản lý ngân sách địa phương, (iii) Kế hoạch phát triển lâu dài bao gồm sử
dụng đất và quy hoạch phân vùng, (iv) Khuyến khích người dân trong các hoạt động kinh tế
sản xuất, (v) Thúc đẩy việc thành lập và phát triển của các hợp tác xã và các nhóm/tổ chức tập
thể, (vi) Quản lý và bảo vệ các tài nguyên nước, thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng khác, (vii) Theo
dõi và bảo vệ hệ thống đê điều, rừng, (viii) Khắc phục hậu quả thiên tai; và (ix) Thúc đẩy tích
luỹ, chống tham nhũng, và các chính sách hoạt động kinh doanh lành mạnh (ADB-MPI, 2005).
Có thể nói UBND xã là tổ chức rất quan trọng trực tiế
p tác động đến các sinh kế của cộng đồng.
Ngoài ra, UBND xã đóng vai trò thiết yếu tạo điều kiện để nông dân được vay vốn ngân hàng,
và giải quyết các tranh chấp giữa các cộng đồng.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
15
Quản lý hành chính ở thôn/xóm. Mỗi xã bao gồm một số thôn, thường từ 5 đến 10. Không
có cơ cấu hành chính chính thức ở cấp thôn, dù mỗi thôn đều có một trưởng thôn do dân bầu
và một người giúp việc. Họ không nhận lương từ ngân sách nhà nước mà chỉ nhận được khoản
trợ cấp nhỏ từ thôn. Trưởng thôn đóng vai trò như một đại biểu của thôn tham dự họp với lãnh
đạo xã khi đề đạ
t nguyện vọng liên quan đến các vấn đề phát triển thôn xóm. Trưởng thôn còn
đóng vai trò là người trung gian giữa lãnh đạo xã và người dân. Họ thu thập ý kiến của người
dân trong thôn và ra quyết định về những vấn đề của thôn. Trong các cộng đồng dân tộc thiểu
số, trưởng thôn/bảng thường là một người cao tuổi được cả cộng đồng kính trọng. Trưởng thôn
đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình phát triển c
ủa địa phương
mình. (ADB-MPI, 2005).
Các cơ quan chính quyền khác. Ban Quản lý các Dự án Sông Hương nằm dưới sự quản lý của
UBND tỉnh và đóng vai trò cố vấn cho UBND tỉnh về các dự án nằm trên lưu vực sông và vùng
đầm phá. Thêm vào đó, cơ quan này tổ chức các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế liên
quan đến bảo tồn, phục hồi, và phát triển của cả lưu vực sông và vùng đầm phá.
Các t
ổ chức phi chính phủ. Ở Huế có nhiều tổ chức PCP đang hoạt động và thực hiện các dự
án phát triển, chủ yếu ở cấp cơ sở. Các hoạt động thường bao gồm xây dựng các chương trình
tích luỹ và tín dụng nhỏ với Hội Phụ nữ và giới thiệu các hoạt động tạo thu nhập, ví dụ như tổ
chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) và chương trình Phát triển Nông thôn Th
ừa Thiên Huế
(TTHRDP).
Các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng chính thức, nửa chính thức và không chính thức
đóng vai trò quan trọng trong các cộng đồng luôn có nhu cầu về vốn. Phụ lục 7.2A nêu các tổ
chức tín dụng chính.
Khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong các
cộng đồng và bao gồm các cơ sở giống, đại lý (nhà cung cấp đầu vào), và các hợp tác xã được
xác định là các tổ
chức kinh tế (IMOLA, 2006f). Ngoài ra, tư thương ở các thôn xóm cũng đóng
một vai trò quan trọng đối với các cộng đồng bởi họ cung cấp các trang thiết bị đầu vào phục
vụ sản xuất, cho vay vốn với thủ tục đơn giản, và thu mua sản phẩm mà ngư dân sản xuất
được.
Các tổ chức quần chúng. Các tổ chức này gồm Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ
quốc
và Đoàn thanh niên. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động xã hội và tuyên truyền thông tin về
pháp luật, chính sách của nhà nước, các tổ chức này còn giúp nông dân tiếp cận với tín dụng
trực tiếp thông qua các chương trình tín dụng được tài trợ (xem phụ lục 7.2), hay thông qua
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP).
Các tổ chức xã hội-chuyên nghiệp. Đây là các tổ chức chính thức liên kết nông dân cùng
làm một nghề, thường là ở cấp thôn xã. Các tổ chức bao g
ồm chi hội nghề cá và các tổ tự
quản. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các cộng đồng cơ sở với các cơ quan chính
quyền.
Chính sách tái định cư cho dân thuỷ diện
Sau năm 1985 và một trận lũ tàn phá nghiêm trọng, đã có nhiều chương trình tái định cư của
chính quyền hướng đến việc cấp đất để xây dựng nhà ở
(200 m
2
/
hộ gia đình
)
và nông nghiệp
hoặc diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra mỗi hộ còn được hỗ trợ về mặt tài
chính với 2,7 triệu đồng để làm nhà, khắc phục hậu quả của lũ lụt trong 6 tháng và mua sắm
các tiện nghi tối thiểu trong gia đình (bếp lò, màn tránh muỗi...). Tuỳ theo các tình hình cụ thể
của địa phương, tác dụng của mỗi chương trình cũng khác nhau từ xã này đến xã khác. Đã có
một số sáng kiến thành công với sự tham gia của toàn cộng đồng ngư dân thuỷ diện này.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
16
Tuy nhiên, ở một số vùng có chương trình tái định cư, các cộng đồng dân thuỷ diện đã định cư
được cấp ruộng ở những nơi bị mặn hoá và đất trồng kém phẩm chất. Ở một số vùng khác, họ
đang có nhu cầu đất để làm nhà. Trong một số trường hợp, một số gia đình được cấp đất làm
nhà cách xa nơi diễn ra hoạt động sinh kế của họ
, tức là nghề thuỷ sản đầm phá, và không
phải tất cả đều được tập huấn đầy đủ về các sinh kế chuyển đổi, chăn nuôi... Do đó họ đã bỏ
nhà và quay trở lại sống trên thuyền để sống nhờ vào các tài nguyên đang trở nên hiếm hoi của
đầm phá. Ở Lộc Bình, 60% số hộ tái định cư đã quay trở lại sống trên thuyền khi đã dùng hết
lươ
ng thực và phương tiện được cung cấp từ các chương trình tái định cư.
Mặc dù chính quyền đã có nhiều nỗ lực đối với các chương trình tái định cư, các cộng đồng dân
thuỷ diện vẫn gặp khó khăn để tiếp cận với đất cư trú. Có nhiều cặp vợ chồng trẻ cùng con cái
vẫn chưa định cư được trên đất liền. Ở xã Vinh Hưng hiện nay có 60 h
ộ dân sống trên thuyền
với trung bình 7 khẩu trên mỗi hộ, và con số có thể lớn hơn ở các vùng khác.
Kinh tế xã hội
Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, và là
một trung tâm văn hoá, du lịch, giáo dục đào tạo, và y tế. Trong năm 2004, giá trị GDP của
tỉnh là 5.842,7 tỉ VND, ngành dịch vụ đóng góp 44%, công nghiệp và xây dựng đóng góp 34%,
và nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sả
n đóng góp 23% vào tổng GDP. GDP bình quân đầu
người hằng năm là 580 USD và tỉ lệ tăng GDP cả năm đạt 9,5%. Trong năm 2005, kim ngạch
xuất khẩu đạt 40 triệu USD, trong đó giá trị của ngành thuỷ sản đóng góp là 6 triệu USD
(chiếm 15%).
Các hoạt động sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tỉnh được xếp thứ 39 trong tổng số 64
tỉnh thành trong cả nước về sản xuất lúa gạo, và một ph
ần lớn diện tích đất của tỉnh được dành
cho việc trồng lúa, sản xuất được 246.100 tấn gạo mỗi năm (ADB-MPI, 2005). Ngành thủy sản
phát triển tốt đặc biệt ở vùng đầm phá Huế, bao gồm đánh bắt (biển và nội địa), và nuôi trồng
thuỷ sản. Việc phát triển du lịch đã tạo thêm hàng nghìn việc làm và một cách gián tiếp thúc
đẩy sự phát triển của vận tải, thương m
ại, công nghiệp và các dịch vụ khác (PPC TT Hue,
2005a).
Tỉ lệ thất nghiệp khá cao, đặc biệt ở nhóm thanh niên. Năng suất lao động thấp, ở mức khoảng
67,5% so với mức trung bình toàn quốc. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-
2010 ghi nhận vấn đề thất nghiệp và đặt ra chỉ tiêu tạo công ăn việc làm thông qua việc tăng tỉ
lệ lao động được đào tạo lên 40% mỗi nă
m. Thêm vào đó, cơ cấu sản xuất cũng được thay đổi,
và công nghiệp, du lịch, dịch vụ sẽ là động lực chính để phát triển kinh tế xã hội (Bảng 2.2).
Chính quyền tỉnh cũng có kế hoạch phân bố lại lao động để thích ứng với sản xuất đặc biệt là
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống cho thanh niên.
Đáng lưu ý rằng tỉ
nh cũng chú trọng đến vấn đề xuất khẩu lao động như là một giải pháp cho
nạn thất nghiệp với việc khuyến khích 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (PPC Hue,
2005a), điều này phù hợp với các đề xuất của Liên Hiệp Quốc (UN Agencies in Viet Nam,
2003).
Bảng 2.2: Các mục tiêu được chọn từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2000-2010 ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu Giai đoạn
Mục tiêu về kinh tế 2000-2005 2006-2010
Tỉ lệ tăng GDP/ năm 9.5% 11.2-12.0%
Xây dựng và công nghiệp 16,3% (30.9-36.0% của GDP) 15,5-16,0% (42% của GDP)
Dịch vụ 8,2% (43.0-44.0% của GDP) 9,0% (43,0-43,5% của GDP)
Nông lâm thuỷ sản 8,4% (24.1-20.4% của GDP) 5,6% (14,5-15,0% của GDP)
Doanh thu hằng năm từ du lịch
+ 19,0%/ năm - tổng số
800 tỉ VND
+20%/ năm
Số lượng khách du lịch hằng năm + 13,4%/ năm 2,0-2,5 triệu
Mục tiêu về xã hội
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
17
Chỉ tiêu Giai đoạn
Mục tiêu về kinh tế 2000-2005 2006-2010
Tỉ lệ đô thị hoá không có thông tin 40%
Tỉ lệ tăng dân số hằng năm 1,3% 1,1-1,2%
Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuối bị suy dinh
dưỡng
- xuống còn 20%
Hộ nghèo
xuống còn 8% (-14,5% tổng
số)
xuống mức 3%
Nguồn: TT Hue SEDP 2006-2010 (TT Hue PPC, 2005).
Trong 5 năm trở lại đây, chính quyền đã có những nổ lực lớn nhằm thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng. Vùng thấp, vùng ven biển, và vùng đầm phá đã có những bước phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản về phương diện mở rộng cơ sở hạ tầng cơ bản, ví dụ việc xây mới các cầu
Trường Hà, Hoà Xuân, Quảng Phú, và Tư Hiền và các tuyến đường ven biển
ở Cảnh Dương và
Lăng Cô (PPC TT Hue, 2005a). Những bước tiến này đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát
triển thương mại và du lịch trong vùng. Đần tư từ bên trong, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, vẫn
còn hạn chế.
Khu vực kinh tế tư nhân ở Huế đang hoạt động tốt, được khuyến khích bởi các chính sách ưu
đãi. Hiện nay toàn tỉnh có 1.280 doanh nghiệp đã
đăng ký kinh doanh, trong đó có 850 doanh
nghiệp tư nhân, 334 công ty trách nhiệm hữu hạn, và 95 công ty được tư nhân hoá (PPC TT
Hue, 2005a).
Nghèo đói. Khoảng cách nghèo đói giữa các huyện không lớn, A Lưới là huyện nghèo nhất
(có 12% số hộ ) so với con số tương đối khá hơn của thành phố Huế (7.5% số hộ) như trong
bảng 2.3. Có những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn và tập trung chủ yếu ở các vùng nông
thôn nơi đất kém màu mỡ và thiếu đ
iều kiện thuỷ lợi, ở các vùng đầm phá và đồi núi, và những
nơi này được hưởng lợi từ các chương trình xoá đói giảm nghèo của nhà nước, ví dụ chương
trình 135
1
. Các chương trình xoá đói giảm nghèo là phổ biến và có hiệu quả, cho dù tính bền
vững là một vấn đề còn phải bàn, do chúng được thúc đẩy nhờ dự án. Trong năm 2005 tỉ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn còn 23% (PPC TT Hue, 2005).
Bảng 2.3: Dữ liệu điều tra dân số và nghèo đói ở Thừa Thiên Huế
Các huyện / thành phố Số xã Dân số Số xã nghèo
Số hộ
Số hộ nghèo
Tỉ lệ % số hộ
nghèo
Thành phố Huế 5 316.798 60.920 4.553 7,5
Huyện Phong Điền 15 105.685 3** 17.435 1.656 9,5
Huyện Quảng Điền 10 92.228 3** 15.131 1.437 10,5
Huyện Hương Trà 15 116.066 2** 19.003 1.805 10,2
Huyện Phú Vang 19 180.058 8** 28.677 2.752 9,6
Huyện Hương Thuỷ 11 92.910 16.300 1.564 9,6
Huyện Phú Lộc 16 149.875 5** 26.458 2.539 9,6
Huyện A Lưới 20 38.287 5.890 706 12,0
Huyện Nam Đông 10 22.107 3.565 392 11,0
Tổng cộng 121 1.114.014 193.379 17.404 9,0
** Các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 106/QD-TTg ngày 11/6/2004.
Nguồn: Văn kiện dự án FSPS, 2005 (đã sửa đổi).
Nghèo đói là một vấn đề đa diện, có thể được tóm gọn lại như là “một sự kết hợp các hoàn
cảnh làm hạn chế các cơ hội sinh kế”. Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội (MOLISA) định nghĩa
1
Chương trình 135 nhằm mục tiêu (i) giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn và (ii) cung cấp
nước sạch, đưa hơn 70% ở độ tuổi đi học đến trường, tập huấn về sản xuất cho người nghèo, phòng
chống bệnh nguy hiểm và các bệnh xã hội, và nâng cấp các tuyến đường liên xã và chợ.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
18
nghèo đói trong giai đoạn 2000-2005 là có thu nhập dưới 80.000 VND/tháng ở các vùng nông
thôn. Kể từ tháng 7/2005, chuẩn nghèo đói mới là thu nhập dưới 200.000 VND/tháng ở các
vùng nông thôn (2,4 triệu VND/người/năm). Bằng những tiêu chí này, tỉnh đã đạt được tỉ lệ
giảm nghèo đáng kể trong vòng 10 năm qua, từ 25% năm 1995 xuống còn 8-9% năm 2005
(Kế hoạch PT KTXH 2006-2010).
Nguồn vốn tự nhiên
Các sinh kế và khả năng dễ bị tổn thương. Kho
ảng chừng 300.000 dân thuộc 32 xã ở 5
huyện vùng đầm phá tại 236 thôn (bảng 2.4 và phụ lục 7.1) sinh sống bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp khai thác các tài nguyên thiên nhiên quanh vùng đầm phá (Nguyen và De Vries, 2004).
Các sinh kế của hầu hết dân nghèo ở các nước đang phát triển rất đa dạng và phức tạp và
thường hay dựa vào nhóm danh mục các hoạt động (Chambers, 1997). Ở Huế, các cộng đồng
đầm phá nhìn chung dựa vào 3 hoạt động tạo thu nhập chính: đánh bắt thuỷ sả
n, nuôi trồng
thuỷ sản và nông nghiệp, bao gồm cả lâm nghiệp và chăn nuôi. Các nghề bổ trợ khác bao gồm
thương mại, công việc theo mùa vụ, xây dựng và dịch vụ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
người dân nuôi trồng thuỷ sản như là một hoạt động chính cũng làm nông nghiệp, chăn nuôi,
và đánh bắt thuỷ sản, trong lúc nông dân làm ruộng như là hoạt động chính cũng tiến hành
chăn nuôi, như
ng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất hạn chế. Ngư dân cũng tham gia nuôi
tôm và chăn nuôi nhưng không làm nông nghiệp.
Bảng 2.4: Một số đặc điểm về hành chính và dân số của đầm phá Thừa Thiên Huế
Huyện
Số xã đầm phá/tổng số
xã và thị trấn thuộc
huyện (tỉ lệ %)
Diện tích các xã đầm
phá/ diện tích toàn
huyện, ha (%)
Dân số đầm phá/ tổng
dân số (%) 2004
Phong Điền 2 / 16 (13%) 2.660 / 95.400 ha (3%) 10.038 / 105.685 (9%)
Quảng Điền 8 / 11 (73%) 12.184 / 16.307 ha (75%) 63.046 / 92.228 (68%)
Hương Trà 2 / 16 (13%) 2.596 / 52.089 ha (5%) 19.029 / 116.066 (16%)
Phú Vang 13 / 20 (65%) 20.636 / 28.031 ha (74%) 127.970 / 181.149 (71%)
Phú Lộc 7 / 18 (39%) 29.062 / 72.809 ha (40%) 61.468 / 149.875 (41%)
Tổng cộng 32 / 81 (40%)
67.138 / 264.636 ha
(25%)
281.551 / 645.003(44%)
Nguồn: số liệu thống kê của huyện
Các đặc điểm về địa lý và sinh thái của vùng này đã và đang ảnh hưởng lên sinh kế của cư dân
địa phương trong suốt một thời gian dài. Khí hậu quanh vùng đầm phá nóng về mùa khô và ẩm
trong mùa đông. Khoảng cách giữa mùa khô và mùa mưa thường rất ngắn và nó ảnh hưởng
đến các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Hạn hán thường xảy ra vào mùa hè từ
tháng 6 đến tháng 8 và lụt bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10. Đố
i với các hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản vụ thứ 2 có thời gian rất hạn chế do lũ lụt sau những tháng khô hạn. Điều
này không cho phép việc chuẩn bị ao nuôi phù hợp, với những rủi ro kèm theo. Trong mùa lũ,
mưa và lũ làm hạn chế giao thông vận tải, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế địa phương.
Toàn bộ vùng quanh đầm phá luôn chịu ảnh hưởng của các trận lũ h
ằng năm và các vùng thấp
trũng thường rất dễ bị tổn thương. Vào tháng 11/1999, một trận lũ lịch sử đã phá vỡ vùng bao
quanh đầm phá ra đến biển, gây nên thiệt hại về tài sản và sinh mạng của hơn 300 người
(VEPA-VNICZM, 2004). Người dân đã nỗ lực để khắc phục hậu quả do họ mất hết mọi thứ -
thóc lúa, áo quần, đồ đạc, gia súc... Thêm vào đó, nhiều cầu cố
ng bị gãy sập và nhiều đường
giao thông bị phá huỷ. Hiện nay số nhà kiên cố và bán kiên cố đang tăng lên. Sau lũ năm
1999, các khu dân cư đầm phá và ven biển đã xây dựng cho người dân định cư dần hồi phục.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
19
Nguồn vốn tự nhiên bao gồm diện tích và chất lượng đất và nước. Nó còn bao gồm động vật,
thực vật, và các loài sống trong vùng. Xung đột về nhu cầu sử dụng không gian và các tài
nguyên thiên nhiên đang tăng lên giữa nhiều người sử dụng khác nhau. Quanh vùng đầm phá
Huế, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính và các vùng trồng lúa, đặc biệt là trồng thâm
canh, đang thải ra ngày càng nhiều hoá chất và thuốc trừ sâu vào vùng đầm phá. Trong suốt
thập niên vừ
a qua, các nỗ lực khai thác đánh bắt cá tăng lên, và tài nguyên đang bị lạm dụng.
Sự gia tăng dân số trong những năm qua đang gây nên vấn đề khai thác quá mức các tài
nguyên thuỷ sản và sự xuống cấp của môi trường do rác thải không được xử lý và việc sử dụng
nhiều các hoá chất và thuốc trừ sâu.
Các môi trường sống của động thực vật vùng đầm phá ví dụ như các loài thực vật ngập trong
nướ
c, rừng ngập mặn và các vùng bùn lầy và cát đã giảm đi nhiều do sự lấn chiếm của các ao
nuôi và chắn sáo (VEPA-VNICZM, 2004). Diện tích đất canh tác đang giảm dần do nhu cầu
ngày càng tăng về đất ở của người dân và phát triển hệ thống giao thông nội bộ trong xã. Sự
suy thoái của tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là sự biến mất dần dần của các môi trường
thuỷ sinh đang gây nên mối lo ngại cho các cộng đồng đầm phá. B
ảng 2.5 tổng hợp ý kiến của
những người được phỏng vấn về một vài vấn đề môi trường liên quan đến đầm phá.
Bảng 2.5: Ý kiến phản hồi từ các vấn đề dưới:
Vấn đề được nêu
Số
lượng
Đồng ý
Không
chắc
Không
đồng ý
Không
biết
Nước trong đầm phá bị ô nhiễm 1.027 81,8 5,7 1,9 10,5
Rong biển và các thực vật thuỷ sinh bám rễ
dưới nước không thực sự quan trọng đối với
môi trường đầm phá
1.021 26,5 26,1 23,9 23,5
Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang gây ô nhiễm
môi trường đầm phá
1.022 72,0 10,3 4,4 13,3
Các vùng nước nông, bùn lầy và cát quanh
đầm phá là quan trọng đối với việc sinh sản
của cá
1.009 58,8 15,6 5,1 20,6
Ngành nông nghiệp đang gây ô nhiễm môi
trường đầm phá
1.015 68,4 9,7 12,4 9,5
Các chất thải sinh hoạt đang gây ô nhiễm môi
trường đầm phá
1.022 80,8 5,4 6,3 7,5
Nguồn vốn vật lý
Cơ sở hạ tầng đã phát triển nhiều trong thời gian qua. Ở Hương Phong, ước tính có 97% hộ sử
dụng điện và nước sạch. Nhiều đường giao thông trong xã được lát hoặc đúc bê tông, dù nhiều
tuyến đường đến các xã vùng xa vẫn chưa được lát nền, ví dụ như ở Quảng Công. Cầu Trường
Hà mới xây dựng nối Huế và các xã vùng xa thông qua Quốc lộ 49. Số ng
ười nghèo không có
nhà ở hoặc nhà tạm đã giảm từ 18.675 (2001) xuống còn 3.750 nhà (2005). Khả năng cung
cấp nước sinh hoạt đã tăng lên trong 5 năm qua, và trong năm 2005 nước uống đã tiếp cận
đến 75% dân số, so với 43% vào năm 2000 (PPC TT Hue, 2005a).
Trường học và giáo dục. Từ năm 2000 đến 2005, có 28 trường học được xây mới ở Thừa
Thiên Huế (PPC TT Hue, 2005a). Tuy nhiên có rất ít xã có trường cấp 2. Nếu người dân có
phương tiện để thay
đổi nơi cư trú thì họ sẽ làm điều đó vì tương lai học hành của con cái và
cho công việc làm ăn của mình. Mặc dù giáo dục là ưu tiên hàng đầu đối với 30,6% số hộ làm
nghề nuôi trồng thuỷ sản, 23,1% số hộ đánh bắt thuỷ sản, và 43,3% số hộ làm nông nghiệp
khi chi tiêu, trình độ văn hoá của dân địa phương vẫn còn thấp và điều này liên quan mật thiết
với sự thiế
u thành công của nền kinh tế địa phương. Chất lượng giáo dục cũng là một vấn đề.
Học sinh cấp một chỉ có khả năng đến lớp một lần mỗi ngày (thay vì cả sáng và chiều) do thiếu
phòng học. Trong tất cả số học sinh cấp 3, chỉ có 50% thi đỗ trong kỳ thi cuối cùng và tốt
nghiệp. Ở Huế, tỉ lệ này là 99%. Không có trường trung học nào ở Quảng Công, Quảng Ngạn,
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
20
và Hải Dương. Trẻ em từ Quảng Công đi học mất nhiều thời gian đi bộ, và phải làm thêm các
công việc trong nhà, nên chúng không có đủ thời gian để học. Sự thiếu trường học dẫn đến tình
trạng ít lớp học/hay quãng đường đến trường dài hơn, và do đó ảnh hưởng đến số lượng học
sinh thi đậu tốt nghiệp.
Nguồn vốn về xã hội
Đa số
người dân là người dân tộc Kinh và có cùng cùng chung phong tục tập quán, và điều này
khiến họ giao tiếp, tiếp xúc với nhau dễ dàng hơn về mặt văn hoá. Toàn bộ công dân đều nằm
trong mạng lưới. Có nhiều tổ chức đoàn thể khác nhau - Hội Phụ nữ (WU), Đoàn Thanh niên
(YU), Hội cựu chiến binh (VU) và Hội nông dân (FU). Hầu hết phụ nữ ở các thôn xóm đều là
thành viên của Hội phụ nữ và được hưởng lợi t
ừ các hoạt động của Hội, ví dụ các chương trình
kế hoạch hoá gia đình. Hội phụ nữ đóng vai trò trung gian giúp phụ nữ tiếp cận đến các chính
sách tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nó còn giúp các thành viên của mình được tham
gia vào các dự án quốc gia và quốc tế.
Tương tự như vậy, đàn ông ở địa phương cũng tham gia vào Hội nông dân và cũng tiếp cận
được với tín dụng và công nghệ từ nhiều chương trình khác nhau. Thanh niên
được tham gia
các khoá đào tạo nghề từ Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên cũng giúp các thành viên được vay
vốn để tăng thu nhập thông qua sản xuất hoặc xuất khẩu lao động. Người dân địa phương được
hỗ trợ để phát triển các nghề thủ công truyền thống, như nghề mộc, làm gạch, chằm nón lá.
Họ cũng được đào tạo trong các hoạt động mới, ví dụ kinh doanh vật liệu xây dựng quy mô
nh
ỏ, thức ăn gia súc, và các sản phẩm thuỷ sản.
Nhiều thôn đã được công nhận “làng văn hoá” ở cấp tỉnh và địa phương. Một trong những tiêu
chí đó là phải có quan hệ tốt giữa những người dân trong thôn. Nhiều gia đình có quan hệ hoà
thuận giữa các thành viên trong gia đình và được công nhận “gia đình văn hoá”. Người dân địa
phương được khuyến khích tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội nhằm phát huy các giá
trị vă
n hoá truyền thống. Cộng đồng hỗ trợ các thành viên khắc phục những khó khăn trong
cuộc sống hằng ngày và thiên tai. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây đã có những căng
thẳng giữa các thành viên trong cộng đồng liên quan đến chuyện cho vay tiền. về vấn đề xuất
nhập cư, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi làn sóng di dân.
Điều này làm suy yếu vai trò của các gia đình truyền thố
ng, đặc biệt là của người lớn tuổi.
Giới. Có một sự khác biệt lớn trong những mối quan hệ về giới giữa nam và nữ trong vùng
đầm phá. Ví dụ ở Quảng Phước, phụ nữ làm việc đến 14 giờ mỗi ngày, trong khi nam giới chỉ
làm việc 9 giờ. Trong cộng đồng làm nghề nông, đàn ông cũng làm việc 9 giờ mỗi ngày trong
khi phụ nữ phải làm việc đến 13 giờ. Thêm vào đ
ó, đàn ông thường tham gia nhiều hơn vào các
hoạt động cộng đồng (75%) bao gồm tham gia các buổi họp của thôn, các hội thảo, hoặc đám
cưới. Vai trò này giúp ích cho nam giới về mặt quan hệ xã hội, kiến thức, và thông tin. Việc phụ
nữ dành quá nhiều thời gian cho công việc gia đình khiến họ khó có thể tham gia vào các hoạt
động phát triển cho bản thân và cho cộng đồng.
Mặc dù sự phân biệt đối xử thường không cụ thể
, nhưng do những định kiến về giới, phụ nữ bị
hạn chế trong việc tiếp cận và quản lý đối với các nguồn lực như giáo dục, y tế, thông tin, công
nghệ, tín dụng và đất đai. Việc thiếu các biện pháp kế hoạch hoá gia đình và do những định
kiến về văn hoá nên trong gia đình sau khi đã sinh 2 con mà vẫn chưa có con trai, thì vẫn tiếp
tục sinh. Nếu điều này xảy ra trong m
ột gia đình nghèo thì nó có thể trở thành một vấn đề lớn.
Khi vấn đề xảy ra thì phụ nữ là người gánh lấy hậu quả trước tiên. Nếu điều kiện về tài chính
gia đình cho phép thì con trai và con gái đều được đi học. Tuy nhiên nếu gặp phải khó khăn về
kinh tế thì một đứa con được đi học, còn đứa kia phải ở nhà hoặc đi làm việc. Thông thường
trong trường hợp như
vậy thì đứa trẻ có kết quả học lực yếu hơn phải nghỉ học. Tuy nhiên nếu
kết quả học tập ngang nhau thì trẻ em gái phải nghỉ học trước và đi kiếm công việc làm. Hội
đồng Nhân dân xã Quảng Công khẳng định rằng một lý do nữa là phụ nữ thường tiêu ít tiền
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
21
hơn lúc có thời gian rảnh rỗi, và như vậy sẽ mang nhiều tiền hơn về nhà. Liên quan đến vấn đề
này, Hội phụ nữ tổ chức các buổi nói chuyện về bình đẳng giới.
Hội phụ nữ huyện Phong Điền cho rằng vai trò của phụ nữ trong các hộ gia đình nông thôn là
rất quan trọng vì họ làm những việc như chăm sóc gia đình và quản lý chi tiêu. Trong các hoạt
động tạo thu nh
ập, cả nam và nữ đều đóng góp như nhau. Phụ nữ thường quản lý nguồn thu
nhập gia đình và quyết định mua sắm những thứ có giá trị nhỏ. Đàn ông đưa ra những quyết
định lớn. Trong quá khứ có những thành kiến về xã hội đối với phụ nữ, và phụ nữ không được
nhìn nhận một cách bình đẳng. Hiện nay tình trạng này đã thay đổi dần dần và phụ nữ chỉ
bị
đối xử không tốt trong một số trường hợp rất hiếm.
Nguồn vốn về con người
Lao động và xuất nhập cư.
Nguồn nhân lực ở Huế rất dồi dào với dân số địa phương có tay
nghề trong các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, và đánh bắt thuỷ sản. Tuy nhiên
trình độ dân trí ở các xã vùng đầm phá vẫn tương đối hạn chế. Ở Vinh Hưng, 58,2% số dân
đang hoạt động kinh tế chưa qua đào tạo và khoảng chừng 2,6% số người trong độ tuổi lao
động không biết chữ. Chưa
đến một nửa (46,6%) có trình độ văn hoá trên cấp tiểu học. Mặc dù
tỉnh đã tạo thêm 14.000 việc làm trong 5 năm qua, 48,3% số hộ được phỏng vấn cho biết mỗi
hộ có ít nhất 1 thành viên xa gia đình một thời gian dài (90,6% số đó đi từ 10-12 tháng) để tìm
việc làm (trong 92,2% trường hợp). Vấn đề di cư tăng lên trong 5 năm qua theo ý kiến của một
nửa số người được phỏng vấn do khó có thể
tìm được một công việc ổn định không chỉ ở xã
(76,6%) mà còn ở huyện (90,6%) và thành phố Huế (84,6%).
Ở vùng đầm phá, di cư lao động xảy ra dưới 2 hình thức, quốc tế và nội địa. Trong lịch sử trước
đây có các dòng di cư có tổ chức từ các vùng dưới thấp lên các khu kinh tế mới ở các tỉnh cao
nguyên như Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc trong những năm sau 1975. Loại hình di cư này được tổ
chức và khuyến khích bởi nhà n
ước. Mục tiêu chính nhằm khai thác các tài nguyên thiên nhiên
ở cao nguyên trung bộ và để phân bố lại dân số giữa miền xuôi và miền núi. Hầu hết người dân
di cư trong giai đoạn đó được khuyến khích ở lại lâu dài ở nơi mà họ đến và canh tác các vụ
mùa trồng càfê và tiêu...
Từ đầu thập niên 90, nhiều thanh niên Thừa Thiên Huế và vùng đầm phá bắt đầu di cư. Những
người này chủ yếu là tự nguyện đi tìm việc làm ở nh
ững thành phố lớn như thành phố Hồ Chí
Minh. Ở Vinh Hưng có chừng 1.000 người di cư, chủ yếu đến thành phố Hồ Chí Minh. Ở Phú
Diên có 5.656 người trong số 11.908 người rời xa gia đình. Độ tuổi di dân chủ yếu từ 15 đến
25, và phụ nữ chiếm 30% số người di cư (CSSH, 2006). Họ chủ yếu là các công việc như thợ
may, thợ uốn tóc làm công ăn lương, hoặc bán vé số, thợ nề, thợ
đóng giày. Họ làm việc ở các
thành phố đó trong vòng một năm và đến cuối năm họ trở về và mang tiền dành dụm được về
cho gia đình. Lao động nữ thường để dành được nhiều tiền hơn lao động nam. Đồng thời cũng
có những lao động theo mùa vụ, chỉ làm công việc trong khoảng thời gian rảnh rổi giữa 2 vụ
trồng lúa hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Những ng
ười này chủ yếu làm các công việc theo mùa vụ
mang tính chất tạm thời như thợ nề hay giúp việc trong nhà.
Ngoài ra, nhiều lao động trong vùng đi làm việc theo diện “xuất khẩu lao động”. Ở Quảng
Phước có 25 người đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan và Malayxia. Ở Phú Diên có 12 người đi
lao động ở Malayxia và 15 người nữa cũng sắp đi lao động ở đó (CSSH, 2006), chủ yếu làm việc
trong các công xưởng. Không giố
ng như những người di cư theo mùa vụ, lao động xuất khẩu đi
nước ngoài được chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc làm hồ sơ và chứng nhận tình trạng
cư trú và pháp lý. Thêm vào đó, sự gia tăng số cơ quan tuyển lao động nước ngoài ở Huế cũng
khiến số người di cư đi xuất khẩu lao động tăng lên.
Hiện nay có tất cả 11 công ty kinh doanh dịch vụ
xuất khẩu lao động, và 9 trong số đó đã được
đăng ký chính thức với các ban ngành chức năng cấp tỉnh. Các công ty AISA, ENLEXCO,
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
22
SOVILACO, SONG DA, AIC chuyên đưa lao động đi Malayxia. Những công ty này đóng vai trò
trung gian cung cấp các dịch vụ như thủ tục xuất nhập cảnh, vé máy bay, đào tạo, và liên hệ
với những đơn vị sử dụng lao động ở nước ngoài. Trong một cuộc phỏng vấn với một nhân viên
công ty AIC được biết rằng thông thường lao động muốn ra nước ngoài phải đóng một số tiền là
19,2 triệu đồng (1.200 USD), 600 USD (50%) trong số đó là chi phí công ty làm trung gian.
Các công ty này cũng có thể giúp cho ứng viên đi lao động nước ngoài được vay tiền ở Ngân
hàng Chính sách Xã hội.
Vấn đề xuất nhập cảnh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề. Việc có nhiều thanh niên xa nhà kiếm
công việc đang làm thay đổi cấu trúc của gia đình và xã hội. Trong các gia đình, quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình thay đổi, mặc dù người ta có thể nhận được các khoản tiền lớn từ
con cái của mình. Thanh niên rời gia đình, n
ơi họ đại diện cho nguồn lao động chính. Gia đình
họ do đó thiếu đàn ông cho các hoạt động phát triển và xoá đói giảm nghèo. Hơn nữa, hầu hết
người lao động thường đến các thành phố lớn. Thanh niên trẻ tuổi thường thiếu hiểu biết về
HIV/AIDS và không thể nhờ ai tư vấn. Nhiều người dân di cư đã chết vì HIV/AIDS và số người
đang nhiễm HIV được cho là nhiều hơn th
ế nữa. Phụ nữ địa phương cũng gặp phải nguy cơ
nhiễm HIV từ chồng mình.
Công nhân thường làm thêm giờ để kiếm được nhiều tiền hơn cho gia đình. Qua phỏng vấn
được biết mỗi công nhân may áo khoác thường làm việc 16 giờ mỗi ngày. Công nhân có kinh
nghiệm được trả từ 400.000 đến 500.000 VND mỗi tháng (25 đến 30 USD) và những công
nhân chưa có kinh nghiệm chỉ được trả 250.000 đến 300.000 VND. Người dân di cư đi lao
động
ít được bảo vệ nhất ở thị trường lao động mà họ đang làm việc (UN Agencies in Vietnam, 2003;
CSSH, 2004), và hầu hết người lao động không được trả lương một cách công bằng. Họ không
có hợp đồng lao động và bảo hiểm, cộng với mức lương thấp, và họ không được hưởng bất cứ
quyền lợi nào theo luật lao động. Họ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào và bị xem nhẹ
do không
thể đấu tranh và bảo vệ chính bản thân mình.
Bất chấp rủi ro và khó khăn, thanh niên nông thôn như các xã đầm phá vẫn tiếp tục xa nhà vì
họ thấy đó là lựa chọn duy nhất khi thiếu cơ hội. Họ cũng xem đây là con đường duy nhất để
hỗ trợ gia đình, bao gồm cả việc hỗ trợ em của mình đi học, chi phí y tế cho người đau ốm và
thức ăn cho người già.
Nguồn vốn tài chính
Các nguồn lực tài chính bao gồm thu nhập, vốn vay, tiết kiệm, và tiền được chuyển về từ bên
ngoài. Nguồn thu chính của người dân đầm phá là từ nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản, và nuôi
trồng thuỷ sản. Các hoạt động khác bao gồm chế biến, chăn nuôi, lâm nghiệp, và xây dựng.
Tuy nhiên, nguồn thu nhập không ổn định và bền vững. Không có ai trong tất cả các nhóm xem
hoạt động nuôi tôm là ổn định trong 5 n
ăm qua. Họ cho rằng thu nhập từ nuôi tôm đã giảm đi.
Ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản cũng cho rằng thu nhập từ đánh bắt cũng đã giảm đi
trong 5 năm trở lại đây. Thu nhập từ nông nghiệp cũng được duy trì ổn định nhưng không tăng.
Các khoản tiền gửi về gia đình cũng là một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất đố
i
với nhiều xã vùng đầm phá. Ở Lộc Bình, 30% số thanh niên đi làm ăn xa gửi về gia đình số tiền
3 triệu VND trong một năm. Ở Quảng Phước, mỗi gia đình nhận được 4-5 triệu đồng mỗi năm
do con cái đi làm ăn xa gửi về đối với lao động trong nước, và số tiền 25 đến 30 triệu VND và
50 đến 60 triệu VND từ người thân đi lao động ở Malayxia và Đài Loan.
Tích lu
ỹ của người dân. Người dân để dành tiền bằng cách “góp hụi” - một hình thức tích luỹ
không chính thức. Đối với việc “góp hụi”, 10 người cùng tham gia vào một nhóm. Hình thức này
phổ biến ở vùng nông thôn vì nó đơn giản, nhưng mạo hiểm. Đầu tiên, trong các giai đoạn khó
khăn từ tháng 10 đến tháng 1 Âm lịch, mỗi người dân đang cần tiền và muốn “bốc hụi” và do
vậy bị mất một khoản tiền lãi. Th
ứ hai, do đây là một việc làm không chính thức nên người giữ
tiền có thể chạy trốn cùng với tiền của người khác.
IMOLA Project GCP/VIE/029/ITA Báo cáo kinh tế-xã hội vùng đầm phá Huế - Phần 1
23
Hầu hết người dân không có nhiều tài sản ngoài lúa gạo, đủ để họ ăn trong 3 tháng hoặc không
quá một năm. Rất ít người có tiền trong ngân hàng.
Tiếp cận đến tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 77,1% số người được phỏng vấn có vay
tiền, chủ yếu là nhóm nuôi trồng thuỷ sản với tỉ lệ 88,4%, tiếp đó là nhóm đánh bắt thuỷ sản ở
mức 80,4%, và nông nghiệ
p 63,6%. Với những người không vay tiền, hơn một nửa (56,6%)
cho rằng họ không muốn vay. Tuy nhiên, có những khác biệt giữa các xã như ở Lộc Trì, Vinh
Xuân, Quảng Lợi, Quảng Công và Điền Hải giữa tỉ lệ 44,4% đến 94,1% số người được hỏi cho
rằng họ không thể tiếp cận đến tín dụng. Tất cả 3 nhóm hoạt động này vay tiền chủ yếu cho
sinh kế chính của mình mặc dù có thể th
ấy rằng khoản tiền được vay có thể dùng cho các hoạt
động khác . Trong nhóm nuôi trồng thuỷ sản, 73,2% số người được hỏi vay tiền đầu tư nuôi
tôm và 20,8% vay tiền để đầu tư nuôi cá.
Số tiền vay thường biến đổi giữa 3 nhóm với các mức 20 triệu, 7 triệu và 6,5 triệu VND cho các
hoạt động tương ứng là nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản, và nông nghiệp. Hầu hết người
dân đi vay ở Ngân hàng NNPTNT Việt Nam (VBARD) (43,2%), sau đó là từ Hội phụ nữ (22,8%).
Theo Hội phụ nữ huyện Phong Điền, mức tiền vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tăng theo
thời gian từ 3 triệu lên 5 triệu và 7 triệu VND và gần đây số người đi vay cũng tăng.
Bảng 2.6 thể hiện thái độ của người nông dân đối với các nhiệm vụ cơ bản trong các hoạt động
tạo thu nhậ
p. Số người nông dân quen với việc lập kế hoạch kinh doanh, kế toán, và ghi chép
công việc còn ít.
Bảng 2.6: Công việc được đảm nhiệm như là một phần của hoạt động chính của hộ gia đình.
Loại Số lượng
Kế hoạch kinh
doanh
Kế toán
Ghi chép công
việc kinh doanh
Nuôi trồng thuỷ
sản
354 53,4 44,4 29,9
Đánh bắt thuỷ
sản
331 33,8 19,0 7,0
Nông nghiệp 374 32,9 25,7 13,1
Tổng cộng 1.,59 40,0 29,8 16,8
Do tầm quan trọng của việc tiếp cận đến tín dụng với các cộng đồng, mỗi chương đều có đề cập
đến vấn đề này. Xem phụ lục 7.2 để biết tất cả những cơ quan tổ chức tín dụng nhỏ hiện đang
ở Huế.