Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Ke hoach 34 tuoi 12tuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.17 KB, 68 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON Thời gian thực hiện: 2 tuần, từ ngày 3 /9/2012 đến ngày 14 /9/2012 I. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ MỚI “TRƯỜNG MẦM NON”. - Bài hát : Vui đến trường; Cháu đi mẫu giáo; Trường chúng cháu là trường mầm non; Cô và mẹ; Hoa trường em, Cô giáo; Em yêu trường em.. - Truyện :Nếu không đi học; Có một bầy hươu; Đôi bạn tốt - Thơ: Bé không khóc nữa; Mẹ và cô; Bạn mới; Giúp bạn; Nghe lời cô giáo.Bạn của bé. - Đồng dao, ca dao: Dung dăng dung dẻ. - Các tranh ảnh về trường mầm non. - Các nguyên liệu: vỏ hộp, tranh ảnh hoạ báo, lá cây, xốp, bìa cát tông, rơm, rạ, hột, hạt… II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 1. Mở chủ đề. Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. - Con có cảm nhận gì về bài hát này? - Các con nhìn xem hôm nay lớp mình có gì mới? ( Tranh ảnh về các bạn của lớp, các bạn mới, đồ dùng đồ chơi mới) - Chúng mình biết gì về trường, lớp mầm non của chúg mình? - Chúng mình cùng tìm hiểu, khám phá chủ đỏntường mầm non nhé! 2. Khám phá chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON Thời gian thực hiện: 2 tuần, từ ngày 3/9/2012 đến ngày 14/9/2012 I. MỤC TIÊU.. 1. Phát triển thể chất: a.Phát triển vận động: - Trẻ thực hiện được các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng nhịp nhàng. - Trẻ thực hiện được 1 cách khéo léo các vận động: Đi chạy theo cô giáo; Bò trườn theo hướng thẳng; Bật nhảy tại chỗ;Tung bắt bóng; Bò thấp chui qua cổng. *Tập các cử động của bàn tay, ngón tay. - Trẻ biết sử dụng linh hoạt các ngón tay- mắt trong việc thực hiện sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống( xúc cơm, rót nước…) để xếp tháp nhiều tầng, xâu vòng… b.Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: - Trẻ biết nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc hàng ngày, chấp nhận ăn nhiều thức ăn khác nhau và làm quen với chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường. - Trẻ bước đầu biết giữ gìn vệ sinh( rửa tay,lau mặt, súc miệng) và có một số hành vi tót trong ăn uống khi được nhắc nhở. - Nhận biết vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi trong lớp - Trẻ nhận biết tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo. - Trẻ biết tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường. - Trẻ biết nhận biết số lượng 1;Xếp tương ứng 1 – 1; Nhận biết, gọi tên hình vuông - hình tròn. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết lắng nghe và hiểu các từ làm theo yêu cầu đơn giản của cô..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ về chủ đề trường mầm non. - Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. - Trẻ thuộc thơ, kể lại truyện có nội dung về trường, lớp mầm non - Bước đầu trẻ biết kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô. - Trẻ biết nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu. - Trẻ biết mở sách tranh truyện về . trường, lớp mầm non. - Trẻ biết tiếp xúc với chữ, sách truyện.. 4. Phát triển tình cảm- xã hội: - Nhận biết được các mối quan hệ giữ những người với người, với mọi người trong trường, trong lớp mầm non. - Phát triển kĩ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến người khác. - Kính trọng cô giáo, những người lớn tuổi trong trường mầm non. - Biết yêu quí và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, của trường, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ 5. Phát triển thẩm mĩ. - Trẻ nhận ra ích lợi của cây, hoa, quả. - Trẻ cảm nhận và thể hiện tình cảm với những người lao động và biế t chăm sóc bảo vệ cây. - Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca bài hát về trường, lớp mầm non. -Trẻ biết vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc. - Trẻ biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo theo phách, nhịp. - Trẻ biết làm 2-3 sản phẩm bằng các kỹ năng tạo hình. - Trẻ biết lựa chọn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đơn giản theo ý thích. - Trẻ biết nhận xét sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm do mình làm ra.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. MẠNG NỘI DUNG.. TRƯỜNG MẦM NON. Trường mầm non của bé - Tên gọi và địa điểm của trường - Công việc của cô giáo.. Lớp học của bé - Tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn ở lớp.. - Các hoạt động của trẻ trong trường - Đồ dùng, đồ chơi của lớp (biết sử dụng, bảo quản) mầm non . - Hoạt động của cô và trẻ ở lớp. - Tình cảm bạn bè, cánh ứng xử với bạn bè, cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. MẠNG HOẠT ĐỘNG. Khám phá MTXQ: - Trò chuyện, nhận xét về trường, lớp, - Quan sát trò chuyện về công việc của các cô, các bác và các bạn trong trường, lớp - Tham quan các khu vực trong trường. Làm quen với toán: - Nhận biết số lượng 1;Xếp tương ứng 1 –. Âm nhạc: - Dạy hát + vận độngTN: Vui đến trường;. 1;Nhận biết, gọi tên hình vuông - hình tròn;. màu.;Nặn viên phấn; Bánh trung thu.; Dán tranh về. Đếm đến 2.. trường mầm non.. Cháu đi mẫu giáo; Trường chúng cháu là trường mầm mon; Cô và mẹ; Hoa trường em. * Tạo hình: - Vẽ đường đi đến trường; Bút chì; tô màu tranh, di. - Xếp trường mầm non, lớp học.. Phát triển nhận thức. Phát triển thẩm mĩ. TRƯỜNG MẦM NON. Phát triển thể chất. Đi chạy theo cô giáo; Bò trườn theo hướng thẳng; Bật nhảy tại chỗ;Tung bắt bóng; Bò thấp chui qua cổng.Bật tại chỗ *Giáo dưỡng:. dục. Phát triển ngôn ngữ. Phát triển tình cảm - xã hội. - Trò chuyện về trường, lớp, về đồ dùng dụng cụ của trường, lớp. - Làm sách tranh về trường mầm non, lớp mình - Truyện :Nếu không đi học; Có một bầy hươu; Đôi bạn tốt. dinh - Thơ: Bé không khóc nữa; Mẹ và cô; Bạn mới; Giúp bạn; Nghe lời cô giáo.Bạn của bé.. - Thực hành tập rửa - Đồng dao, ca dao: Ông giẳng ông giăng, dung tay dăng dung dẻ. Chủ đề nhánh 1: TRƯỜNG MN BÌNH DƯƠNG A CỦA EM. - Đóng vai: Cô giáo. - Trò chơi: “Ai biến mất”, “Tai ai thính”, “Cái gì biến mất” - Cất dọn đồ chơi đúng chỗ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 3 /9/2012 đến ngày 7 /9/2012 1. Mục đích- Yêu cầu: * Kiến thức - Trẻ biết tên trường, địa điểm của trường và khu vực trong trường (sân chơi, nhà bếp, phòng học...). - Biết xưng hô lễ độ với các cô bác và mọi người trong trường, vui chơi hoà thuận với các bạn. * Kỹ năng: - Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường và một số kĩ năng cầm ,nắm,… - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định * Giáo dục: - Biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn sạch đẹp trường lớp. - Trẻ thích đến trường mầm non. 4. Kế hoạch hoạt động tuần Nội dung Đón trẻ. Hoạt động - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về trường MN Bình Dương A. - Chia trẻ vào các nhóm chơi. - Thể dục buổi sáng: Tập các động tác theo đĩa bài “Bình minh”.. Hoạt động học. - Điểm danh trẻ tới lớp. Thứ 2. Thể dục:. 3/9/12. VĐCB: Bật nhảy tại chỗ VĐÔL: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh TCVĐ: Tín hiệu. Thứ 3. Văn học- Truyện: Đôi bạn tốt. 4/9/12. + Trò chuyện về các hoạt động của trẻ trong trường mầm non và chơi thân thiện với bạn bè + Trò chơi: Về đúng nhà( nhà chỉ có 1 bạn gái và nhà có nhiều bạn trai). Thứ 4. KPKH:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 5/9/12. - Trường mầm non Bình Dương A của em + Quan sát quang cảnh, hoạt động chung của trường và trò chuyện về: Tên trường, địa chỉ của trường các khu vực xung quanh trường; Tên cô giáo, tên các cô bác trong trường và công việc của họ; các hoạt động vui chơi của trường lớp. + Trò chơi: Hãy đặt tôi đúng vào khu vực của mình( nhận biết các khu vực trong trường). Thứ 5. Toán:. 6/9/12. - Nhận biết số lượng 1 (tranh hoặc đồ dùng đồ chơi). + Trò chuyện về chủ đề, các đồ dùng đồ chơi + Trò chơi: về đúng nhà Tạo hình: - Vẽ đường đi đến trường + Quan sát tranh và trò chuyện về quang cảnh mầu sắc.... con đường đến trường.. Thứ 6 7/9/12. + Trò chơi: Ai biết đếm thêm nữa Âm nhạc: - Hát + vỗ tay theo nhịp bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”. - Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học. Hoạt động góc. Hoạt động. - Trò chơi: “Tai ai tinh”.. - Góc tạo hình: + Vẽ đường đi tới trường, tô màu tranh. + Vẽ ông mặt trời. + Vẽ dán bông hoa tặng bạn. - Góc sách: Xem sách tranh theo chủ đề trường lớp mẫu giáo, làm sách về trường mầm non của bé. - Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non. - Góc khoa học- Toán: Xếp đồ dùng, đồ chơi theo tương ứng 11. - Tập đếm : So sánh nhiều - ít, to - nhỏ. - Góc đóng vai: Chơi đóng vai cô giáo. - Dạo chơi quanh trường, tập cho trẻ quan sát mô tả về trường..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ngoài trời. - Vẽ tự do trên sân - Chơi trò chơi: “Tìm bạn thân” - Chơi tự do.. Hoạt động chiều. - Hoạt động chung: + Ôn bài thơ: “Bé không khóc nhè”. + Ôn bài hát: “Chúng cháu đi mẫu giáo”. - Hoạt động góc: Theo ý thích của trẻ. - Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét, nêu gương cuối tuần.. Chủ đề nhánh 2: LỚP HỌC CỦA BÉ Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 10/9/2012 đến ngày 14/9/2012 1. Mục đích- Yêu cầu: * Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Trẻ biết tên lớp, tên cô giáo, các bạn trong lớp. - Biết xưng hô với cô giáo, các bạn, nghe lời người lớn, chơi hoà thuận với bạn. - Biết tên gọi một số đồ chơi, công dụng của đồ chơi trong lớp. * Kỹ năng: - Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết. * Giáo dục: - Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và vệ sinh lớp học - Nhận biết vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp 2. Kế hoạch hoạt động tuần: Nội dung. Hoạt động học. Đón trẻ. Thứ 2 10/ 9. Hoạt động - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. - Gợi ý trẻ quan sát đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - Chia trẻ vào các nhóm lớp. - Thể dục buổi sáng: Tập các động tác theo đĩa bài “Bình Minh” - Điểm danh trẻ tới lớp. Thể dục: VĐCB: Bò trườn theo hướng thẳng VĐÔL: Bật nhảy tại chỗ TCVĐ: Về đúng chỗ của tôi. Thứ 3. Văn học. 11/ 9. - Thơ: Bé không khóc nữa + Quan sát tranh và trò chuyện về các hoạt động vui chơi của trường, lớp; những thích thú khi đến trường + Trò chơi: Dán tôi và các bạn trong lớp. Thứ 4 12/ 9. Khám phá MTXQ: - Quan sát và trò chuyện về: “Lớp học của bé”. + Các góc chơi, khu vực hoạt động; tên của cô giáo; tên của một số bạn trong lớp. + Trò chơi: Hãy tìm nhà cho tôi( nhận biết vị trí đồ dùng, đồ chơi trong lớp, tên gọi, đặc điểm nổi bật...). Thứ 5. Toán:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 13/ 9. - Xếp tương ứng 1 – 1 - Trò chơi: Ai nhanh nhất Tạo hình: - Xếp trường mầm non, lớp học - Trò chơi tìm những hình tròn cho búp bê. Thứ 6. Âm nhạc:. 14/ 9. - Dạy hát và vận động bài: “Vui đến trường”. - Nghe hát: “Cô giáo” - Trò chơi: “Tai ai tinh”. Nội dung Hoạt động góc. Hoạt động - Góc tạo hình: Vẽ đường đến lớp, tô màu theo tranh. - Góc chơi đóng vai: Đóng vai cô giáo trong trò chơi “Lớp học” - Góc xây dựng: Xây lớp học, xây hàng rào, vườn trường, lắp ghép đồ chơi, xếp đường đến trường. - Góc sách- truyện: Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh.. Hoạt động ngoài trời.. - Góc khoa học: Chọn và phân loại tranh lô tô, đồ dùng, đồ chơi. - Đi dạo quan sát sân trường. - Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi. - Vẽ tự do trên sân.. Hoạt động chiều. - Chơi một số trò chơi tập thể “Ai tinh mắt?”, “Ai biến mất?”. - Hoạt động chung. - Chơi trò chơi tập thể: “Đoán tên”. - Ôn bài hát: “Cháu đi mẫu giáo”. - Hoạt động góc: Chơi tự do, theo ý thích của bé. - Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét, nêu gương cuối tuần..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I. ĐÓNG CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON:. - Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”. - Hỏi bài hát về gì? - Các con vừa học chủ đề gì? - Trong chủ đề đó con thích nhất chủ đề nào? - Con hãy kể lại những điều ấn tượng nhất về chủ đề trường mầm non. - Con có thể thể hiện điều đó qua các tiết mục văn nghệ, đóng kịch có nội dung về chủ đề trường mầm non không..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, đóng kịch… về chủ đề trường mầm non.. - Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề trường mầm non. - Trang trí một số hình ảnh về chủ đề mới. II. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ MỚI “BẢN THÂN- TÊT TRUNG THU”. Bài hát Tóm được rồi; Xoè bàn tay; Năm ngón tay; Tay thơm tay ngoan; Chơi ngón tay; Nào chúng ta cùng tập thể dục; Bé em tập nói; Hãy xoay nào; Chúng ta cùng tập thể dục, Bé và trăng; Bước đếm dưới trăng; Trăng sáng, Chiếc đèn ông sao; Ánh trăng hoà bình.. - Truyện : Mỗi người một việc; Câu chuyện của tay trái và tay phải; Gấu con bị đau răng; Thỏ trắng biết lỗi. - Thơ: Đôi mắt của em; Cái lưỡi; Tay ngoan; Đôi tay bé; Đôi mắt để làm gì: Đôi mắt của em; Xoè tay; Tay ngoan, Bé yêu trăng - Đồng dao, ca dao: Nhớ ơn; Thằng bờm, Ông sảo, ông sao; Ông giẳng ông giăng. - Các tranh ảnh về bản thân, các loại thực phẩm. - Các nguyên liệu: vỏ hộp, tranh ảnh hoạ báo, lá cây, xốp, bìa cát tông, rơm, rạ, hột, hạt… III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 1. Mở chủ đề. Cho trẻ hát bài “ ồ sao bé không lắc”. - Con có cảm nhận gì về bài hát này? - Chúng mình biết gì về bản thân của chúg mình? - Chúng mình cùng tìm hiểu, khám phá chủ đề Bản thân nhé! 2. Khám phá chủ đề.. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN- TẾT TRUNG THU Thời gian thực hiện: 5 tuần, từ ngày 17/9/2012 đến ngày 19/10/2012 I. MỤC TIÊU. - Học xong chủ đề này trẻ có thể biết. 1. Phát triển thể chất. a.Phát triển vận động:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Trẻ thực hiện được các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng nhịp nhàng. - Trẻ thực hiện được 1 cách khéo léo các vận động: Tung bắt bóng với cô ; Bật về phía trước ; Bò, trườn theo hướng thẳng ; Chạy theo đường hẹp ; Đập bắt bóng ;Đi kiễng gót. - Trẻ biết sử dụng linh hoạt các ngón tay để xếp, xé và tô tranh về các bộ phận cơ thể, các loại rau củ, quả, các loại bánh trong ngày tết trung thu. b.Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: - Trẻ biết nhận biết một số thực phẩm cần thiết và giá trị dinh dưỡng - Trẻ biết nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen của bánh trung thu. - Biết cách sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày (đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, cài mở cúc áo, đi giày dép). - Biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng, quần áo sạch - Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ của bản thân. 2. Phát triển ngôn ngữ. - Trẻ biết lắng nghe và hiểu các từ làm theo yêu cầu đơn giản của cô. - Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ về Bản thân, các giác quan - Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. - Trẻ thuộc thơ. - Bước đầu trẻ biết kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô. - Trẻ biết nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu. - Trẻ biết mở sách tranh truyện về Bản thân, các giác quan. - Trẻ biết tiếp xúc với chữ, sách truyện. - Trẻ biết nhận dạng một số chữ cái b,c,d,đ. 3. Phát triển nhận thức. *KPXH:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Trẻ nhận biết các chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể - Trẻ biết tên tuổi, giới tính của bản thân *Làm quen với một số khái niêm sơ đẳng về toán: - Trẻ biết xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân ;Nhận biết phân biệt sự khác nhau 2 đối tượng to hơn - nhỏ hơn; Nhận biết, so sánh 1 và nhiều; Nhận biết gọi tên hình tròn, hình tam giác, hinh vuông - Trẻ biết tên tuổi, giới tính của bản thân. 4. Phát triển tình cảm- xã hội. - Trẻ biết tên tuổi, giới tính. - Trẻ biết những điều bé thích, không thích. - Biết tiếp nhận và cảm nhận tình cảm, cảm xúc khác nhau của bản thân và của người khác. - Trẻ thích giúp đỡ những người thân gần gũi. - Trẻ biết làm theo các yêu cầu đơn giản của người lớn và quy định chung của gia đình và trường lớp. - Trẻ biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn một cách phù hợp. 5. Phát triển thẩm mĩ. - Trẻ cảm nhận và thể hiện tình cảm với bản thân khi nghe các bài hát,sản phẩm tạo hình . - Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca bài hát về bản thân, tết trung thu. -Trẻ biết vận động đơn giản theo nhịp điệu của cácbài hát, bản nhạc. - Trẻ biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo theo phách, nhịp. - Trẻ biết làm 2-3 sản phẩm bằng các kỹ năng tạo hình. - Trẻ biết lựa chọn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đơn giản theo ý thích. - Trẻ biết nhận xét sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm do mình làm ra. II. MẠNG NỘI DUNG. - Tên đồ chơi đồ dùng ngày - Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, đặc điểm riêng.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> hội.. về: hình dáng, khả năng, sở thích (ăn uống, trang - Các hoạt động trong ngày phục, bạn bè, những hoạt động,…). hội. - Quan hệ, tình cảm với người thân, những cảm xúc thể hiện sự yêu/ ghét. - Đồ dùng cá nhân, đồ chơi của tôi. Tôi là ai. Tết trung . thu. BẢN THÂN Cơ thể của tôi. Tôi cần gì để lớn. - Các bộ phận cơ thể: đầu, thân mình, hai chân, hai tay (tên gọi, vị trí, chắc năng).. - Chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng.. - Năm giác quan: Thị giác, thính giác, khửu giác, vị giác (tên gọi, vị trí, chức năng).. - Sống trong môi trường trong sạch.. - An toàn. - Yêu thương.. - Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG. Làm quen với toán: - Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân ;Nhận biết phân biệt sự khác nhau 2 đối tượng to hơn - nhỏ hơn; Nhận biết, so sánh 1 và nhiều; Nhận biết gọi tên hình tròn, hình tam giác Khám phá khoa học: - Trò chơi: Khám phá nhận biết các giác quan, chức năng của chúng; tổ chức ngày sinh nhật. Nhận biết đồ dùng, đồ chơi; trò chơi học tập “tìm bạn”, trò chơi rèn luyện giác quan. - Trò chơi nhận đúng tên, đồ dùng của bé, nhớ tên, giúp cô tìm bạn.. Tạo hình: - Vẽ : Tóc cho búp bê; Tô màu tranh, di màu về cơ thể bé; tô màu các loại quả. - Nặn : bé tập thể dục, bánh trung thu - Xé dán các bộ phận: tay, mắt, mũi còn thiếu. - Ghép hình bé và các bạn; đường về nhà bé. Âm nhạc: - Dạy hát + vận độngTN: Tóm được rồi; Xoè bàn tay; Năm ngón tay; Tay thơm tay ngoan, Bé và trăng; Rước đèn dưới trăng; Trăng sáng Nào chúng ta cùng tập thể dục; Bé em tập nói; Hãy xoay nào; Chúng ta cùng tập thể dục. - Nghe hát: Ru em ; Dân ca; Ru con., Chiếc đèn ông sao....

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Khám phá xã hội: Tìm hiểu thông tin về bản thân, về những người thân của bé, những gì bé thích/ không thích: Tìm hiểu về các bộ phận cơ thể, Tết trung thu.. - Trò chơi âm nhạc:Tai ai tinh; Đoán tên; “Đoán tên bạn hát “Tai ai tinh”.;Tóm được rồi. - Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. Phát triển thẩm mĩ. Phát triển nhận thức. BẢN THÂN TẾT TRUNG THU Phát triển thể chất. Phát triển ngôn ngữ. - Trò chuyện về ích lợi của việc luyện tập, ăn đủ chất và giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ. - Nhận biết các nhóm thực phẩm cần cho cơ thể và ích lợi của chúng, qua tranh. - Trò chuyện qua tranh về một số biểu hiện khi ốm đau, một số nơi nguy hiểm cho bản thân. - Thực hành gữi gìn vệ sinh cơ thể: cách rửa tay lau mặt, đánh nhau. - Các bài tập phát triển chung. - Tập phối hợp vận động chân tay; : Tung bắt bóng với cô ; Bật về phía trước ; Bò, trườn theo hướng thẳng ; Chạy theo đường hẹp ; Đập bắt bóng ;Đi kiễng gót. * Trò chơi vận động: - Quả bóng nảy: Bắt chước tạo dáng; Gà mẹ gà con ;Chạy theo đường hẹp ; Mèo và chuột.. - Trò chuyện và kể về ngày sinh nhật của bé. - Nghe đọc, kể lại chuyện” - Truyện : Mỗi người một việc; Câu chuyện của tay trái và tay phải; Gấu con bị đau răng; Thỏ trắng biết lỗi. - Thơ: Đôi mắt của em; Cái lưỡi; Tay ngoan; Đôi tay bé; Đôi mắt để làm gì: Đôi mắt của em; Xoè tay; Tay ngoan - Đồng dao, ca dao: Nhớ ơn; Thằng bờm, Ông sao ông sao - Làm truyện tranh về các giác – quan; về những gì bé thích, môi trường xahsạch- đẹp, về các thức ăn cần cho cơ thể.. Phát triển TC -XH - Tìm hiểu những trạng trái cảm xúc qua tranh, và thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai (mẹ- con, phòng khám răng, cửa hàng thực phẩm/ siêu thị đồ chơi, …). - Trò chuyện tìm hiểu những ngươi chăm sóc bé. - Xây dựng công viên cây xanh/ vườn hoa. - Trò chơi: “Xếp vào đúng chô” (giữ gìn cât dọn đòo dung chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi). - Thực hành tự mặc áo và cởi áo, chải đầu, tự đi giày, dép.. KẾ HOẠCH TUẦN 3 Chủ đề nhánh: Tôi là ai Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 17/09/2012 đến ngày 21/09/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Có hiểu biết về bản thân qua một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, giới tính, hình dáng bề ngoài và sở thích. * Kĩ năng: - Biết thể hiện những nhận biết về bản thân qua lời nói và qua các sản phẩm *Giáo dục:. - Biết thực hiện một số hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, sinh hoạt, biết tự hào về bản thân..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Hoạt động học. Đón trẻ. Thứ 2 17/9/12. Nội dung - Trao đổi với phụ huynh về ngày sinh nhật, sở thích của trẻ trong ăn mặc, hoạt động. - Giúp trẻ dán các bức ảnh chân dùng của trẻ trên tường: cho trẻ soi gương, cùng trẻ treo các bức ảnh của trẻ mang đến vào góc “bản thân” và trò chuyện với trẻ: Đây là ai? Bé mặc cái gì? Trông bé như thế nào? Giới thiệu kí hiệu đồ dùng của trẻ. - Cho trẻ quan sát góc “Bản thân” để làm các thông tin và kí hiệu của trẻ chơi trong các góc. - Thể dục buổi sáng: Tập kết hợp bài: “ Chim bồ câu” - Điểm danh trẻ tới lớp. Thể dục: VĐCB: Tung bắt bóng với cô VĐÔL: Bò trườn theo hướng thẳng. Thứ 3 18/9/12. Thứ 4 19/9/12. TCVĐ: Gà mẹ gà con Văn học: Thơ: Đôi mắt của em + Trò chuyện về bản thân qua một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, giới tính, hình dáng bề ngoài và sở thích. + Nghe hát: Hãy xoay nào KPKH: - Các bạn ơi! Tôi là ai? + Trò chuyện và giới thiệu về mình và làm quen với bạn búp bê + Dán hình ảnh biểu thị bản thân( bé trai, bé gái) dán theo. Thứ 5 20/9/12 Thứ 6 21/9/12. nhóm tổ của mình Toán: + Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân Tạo hình: -Tập đi màu, tô tranh cơ thể bé Âm nhạc: - Dạy hát + vận độngTN: Xoè bàn tay;.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nội dung Hoạt động góc. - Nghe hát: Dân ca - Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh Hoạt động - Góc đóng vai: trò chơi Mẹ – con (Thực hành: rửa mặt, mặc quần áp, chăm sóc vệ sinh, bác sĩ khám bệnh). - Góc âm nhạc: Ôn lại bài hát “Tóm được rồi; Xoè bàn tayTrò chơi: “Bạn ở đâu?”; “Ai đang hát”; “Tóm được rồi”. - Góc khoa học và toán: So sánh ai cao hơn, thấp hơn; phân nhón bạn theo giới tính, theo đặc điểm hình dáng bên ngoài (màu sắc quần áo…) - Góc tạo hình: Di màu bé trai hoặc bé gái, dán những thứ mà bé thích; hoặc dán ảnh tặng bạn. - Góc sách truyện: Hướng dẫn trẻ làm truyện về mình: về đặc điểm, sở thích ăn uống, mặc; những người, những công việc bé yêu thích; đồ dùng của bé… - Góc xây dựng, lắp ráp: Xếp hình về cơ thể của bé hoặc xếp “Bé tập thể dục”.. Hoạt động ngoài - Trò chơi “về đúng nhà” (nhận biết về giới tính), “Tạo trời dáng’, “Mèo đuổi chuột”. - Trò chơi “Hãy nhận đúng tên mình” (nhận biết thẻ tên, kí hiệu). - Trò chơi “Giúp cô tìm bạn” (nhận biết một số đặc điểm về hình dáng bề ngoài sở thích). - Nhặt lá cây để xếp hình bé trai, bé gái. Hoạt động chiều - Chơi theo ý thích trong các góc hoạt động. - Cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết một số đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài, về giới tính, nhận biết thẻ tên, kí hiệu đồ dùng cá nhân ở lớp. - Cho trẻ đo chiều cao, cân nặng và đánh dấu và biểu bảng, so sánh với các bạn khác. - Cho trẻ đọc thơ: Đôi mắt của em; Cái lưỡi; Tay ngoan; đọc đồng dao “Nu na nu nống”. - Ôn lại bài hát: “Tóm được rồi; Xoè bàn tay”..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Nhận xét, nêu gương cuối tuần.. KẾ HOẠCH TUẦN 4 Chủ đề nhánh: Tết trung thu Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 24/9/2012 đến ngày 28/9/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tên đồ chơi, trò chơi và các hoạt động trong ngày tết Trung thu. * Kỹ năng: - Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường và một số kĩ năng cầm ,nắm,quan sát. * Giáo dục: - Biết yêu quí, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Trẻ thích tham gia ngày hội. 2. Kế hoạch hoạt động tuần: Hoạt động - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về tết Trung thu. - Chia trẻ vào các nhóm chơi. - Thể dục sáng: Tập các động tác theo đĩa bài “Bình minh”. - Điểm danh trẻ tới lớp. Thứ 2 Thể dục: 24/9/12 VĐCB: Đi chạy theo cô giáo VĐÔL: Tung bắt bóng với cô Hoạt động học. Nội dung. Thứ 3 25/9/12. Thứ 4 26/9/12. Thứ 5 27/9/12. Thứ 6 28/9/12. TCVĐ: Quả bóng nảy Văn học: - Thơ “Bé yêu trăng” + Trò chuyện về các trò chơi, hoạt động trong ngày Tết trung thu + Nghe hát: Chiếc đèn ông sao MTXQ: Tết trung thu. + Quan sát tranh ảnh, trò truyện về các hoạt động trong ngày Tết trung thu + Trò chơi: Tập làm bánh trung thu Toán: - Nhận biết, gọi tên hình vuông - hình tròn + trò chơi: Ai nhanh nhất( Chọn hình cho búp bê) Tạo hình: - Chơi với đất nặn, nặn quả tròn. - Trò chơi: Ai nhanh nhất Âm nhạc: - Hát và vận động: Rước đèn dưới trăng - Nghe hát: Chiếc đèn ông sao. Hoạt động góc. - TCÂN: Tai ai tinh - Góc tạo hình: Vẽ bánh trung thu, tô màu bánh. - Góc chơi đóng vai: bán hàng, chị Hằng, chú Cuội ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Nội dung Hoạt động ngoài trời. - Góc xây dựng: Xây dựng sân vui chơi. - Góc sách truyện: xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh. - Góc khoa học: Tập đếm đồ chơi Trung, so sánh nhiều - ít, to - nhỏ. Hoạt động - Đi dạo quan sát thời tiết mùa thu. - Nhặt hoá, lá. - Vẽ tự do trên sân - Chơi và chơi tập thể: “Ai biến mất”, “Ai tinh mắt”.. Hoạt động chiều. - Hoạt động chung: + Ôn bài thơ bé yêu trăng. Kể chuyện yêu trăng. _ Trò chuyện với trẻ về các hoạt động, chơi, đồ chơi trong ngày tết Trung thu. - Hoạt động góc: Chơi tự do, theo ý thích của bé. - Biểu diễn văn nghệ.- Nhận xét, nêu gương cuối tuần.. KẾ HOẠCH TUẦN 5 + 6. Chủ đề nhánh 3: Cơ thể tôi Thời gian thực hiện: 2 tuần, từ ngày 01/10/2012 đến ngày 12/10/2012. Tuần 5: Cơ thể của tôi Thực hiện từ ngày 01/10/2012 đến ngày 05/10/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Gọi tên và nhận biết các bộ phận cơ thể, các giác quan. Nhận biết tay phải, tay trái, bên phải, bên trái so với cơ thể của bản thân. - Biết tác dục của các bộ phận cơ thể trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. - Biết tên, biết tác dụng của các giác quan là để nhận biết các đồ vật, sự vật, hiện tượng gần gũi với trẻ. * Kĩ năng:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Có kĩ năng vệ sinh các bộ phận trên cơ thể. * Giáo dục: - Hiểu được ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh ăn uống đối với sức khoẻ. - Biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối với cơ thể. 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Cho trẻ qua sát tranh bé trai và bé gái, trẻ soi gương và đặt câu hổi về các bộ phận cơ thể. - Giới thiệu về thời tiết và cách ăn mặc phuc hợp để bảo vệ sức khoẻ. - Chơi trong góc: xếp hình bé tập thể dục, di màu cơ thể bé. - Thể dục sáng: Tập kết hợp bài: “ Chim bồ câu”. Hoạt động học. - Điểm danh và làm quen với họ tên của trẻ (làm quen với kí hiệu và thẻ tên của bạn). Thứ 2 Thể dục: 01/10/12 VĐCB: Bật về phía trước VĐÔL: Đi chạy theo cô giáo TCVĐ: Gà mẹ gà con Thứ 3 Văn học:- Truyện: Mỗi người một việc 02/10/12 + Trò chuyện về các bộ phận, các giác quan tren cơ thể + Nghe hát: Cái mũi Thứ 4 KPKH: 03/10/12 - Các bộ phận cơ thể của bé.( Cơ thể tôi) + Đàm thoại và trò chuyện qua tranh vẽ: các bộ phận trên cơ thể: tên gọi và nhạn biết các bộ phận tren cơ thể + Trò chơi: Ai đoán giỏi Toán:. Thứ 5 04/10/12 Nhận biết phân biệt sự khác nhau 2 đối tượng to hơn - nhỏ hơn Tạo hình:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Vẽ tóc đẹp cho bé Thứ 6 Âm nhạc: 05/10/12 - Dạy hát + VĐ múa; “Xèo bàn tay nắm ngón tay”.Chơi ngón tay; Nào chúng ta cùng tập thể dục - Nghe hát: “Hãy xoay nào” - -Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh; Đoán tên; “Đoán tên bạn hát Hoạt động góc - Góc tạo hình: Dán cơ thể của bé hoặc dán “Bé tập thể dục”, “Bạn của bé”; dán các bộ phận còn thiếu, nặn mũ cho bé, nặn những thứ bé thích; vẽ; “Bé còn thiếu gì?”. - Góc xây dựng: Ghép hình “Bé tập thể dục”, hoặc “Bạn của bé”. - Góc đóng vai: Mẹ – con, phòng khám bệnh - Góc âm nhạc: Ôn bài hát “Hãy xoay nào”, “Mừng ngày sinh nhật”, “Tay thơm, tay ngoan”… - Góc Toán- khoa học: So sánh chiều cao của mình với bạn; phân nhóm đồ vạt (theo màu sắc, hình dạng…). - Góc sách truyện: Làm truyện tranh theo truyện “Mỗi người một việc”; nghe chuyện “Mỗi người một việc”. Hoạt động ngoài trời. - Trò chơi: Chó sói xấu tính (gọi tên các bộ phận cơ thể). - Hãy kể xem bé nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? - Nghe hát : “Cò lả”. - Quan sát thời tiết.. Hoạt động chiều. - Chơi theo ý thích trong các góc hoạt động. - Hát: Xoè bàn tay nắm ngón tay, Năm ngón tay ngoan - Trò chơi: Chó sói xấu tính, Rồng rắn lên mây - Nghe kể chuyện: Chú vịt xám và kể lại truyện: Mỗi người một việc - Chơi ở các góc. - Nhận xét, nêu gương cuối tuần..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tuần 6: Năm giác quan của tôi. Thực hiện từ ngày 08/10/2012 đến ngày 12/10/2012. Hoạt động học. Hoạt động Đón trẻ. Nội dung - Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi về các giác quan và các bộ phận cơ thể. - Trò chuyện về thời tiết và sức khoẻ. - Thể dục sáng: Tập kết hợp bài: “ Chim bồ câu” - Điểm danh trẻ tới lớp. Thể dục: Thứ 2 08/10/12 VĐCB: Chạy theo đường hẹp VĐÔL: Bật về phía trước TCVĐ: Mèo đuổi chuột Văn học: Thứ 3 09/10/12 - Thơ: Đôi mắt của em + Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể vị trí và tác dụng của chúng + Nghe hát: Vì sao mèo rửa mặt KPKH: Thứ 4 10/10/12 - Năm giác quan của bé. + Đàm thoại và trò chuyện qua tranh về các giác quan trên cơ thể: tên gọi và nhận biết các giác quan và tác dụng của chúng + Trò chơi: Ai nhanh nhất Toán: Thứ 5 11/10/12 Nhận biết, so sánh 1 và nhiều Tạo hình: Vẽ các bộ phận: tay, mắt, mũi còn thiếu Âm nhạc: Thứ 6 12/10/12 - Hát: Hãy xoay nào. - Nghe hát: Ru em..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Hoạt động. - Trò chơi: Tai ai tinh. Nội dung. Hoạt động góc - Góc tạo hình: + Tô màu, dán hình ảnh biểu thị những chức năng khác nhau của các giác quan . + Dán; Tay, mắt, lưỡi, tai, mũi của bé để làm gì? + Dán tóc cho bé. + Vẽ: Bé còn thiếu cái gì? Những quả có mùi vị khác nhau. + Nặn : Những quả có vị ngọt, chua: nặn bé và bạn. - Góc sách truyện: Làm truyện tranh kể về đôi tay (cái mũi..) của bé làm được những việc gì. - Góc xây dựng: Ghép hình bé và các bạn; đượng về nhà bé. - Góc đóng vai: Mẹ – con, bác sĩ khám bệnh, cửa hàng hoa quả. - Góc âm nhạc: Ôn lại những bài hát đã học, luyện tai nghe. - Góc Toán- khoa học: Nhận biết phía trên, dưới, trước, sau; nhận biết các hình hình học bằng các giác quan; định hướng không gian (thực hành qua trò chơi, nhận biết tay phải, tay trái, phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau so với bản thân trẻ); sử dụng các giác quan để phân biệt đồ vật có hình dáng khác nhau (vuông, tròn) và màu sắc khác nhau (đỏ, xanh, vàng). - Trẻ kể lại cho nhau nghe về những câu chuyện đã được Hoạt động nghe của chủ đề. ngoài trời - Kể về những âm thanh mà trẻ nghe thấy. - Ôn bài hát “Hãy đặt tay lên mũi”, “Tay thơm tay ngoan”. - Trò chơi vận động. - Tham quan nhà bếp: Bé ngửi thấy mùi gì? - Trò chơi luyện giác quan: Cái túi kì lạ, Đoán xem con gì kêu?, Đoán xem bạn nào? Hoạt động - Kể lại truyện: Mỗi người một việc, Gấu con đau răng. chiều - Đọc thơ: Thỏ Bông bị ốm. - Kể chuyện theo tranh: Bé Lan đi khám bệnh. - Ôn lại bài hát đã biết và đã đọc: Hãy xoay nào, Tay thơm tay ngoan, Rửa mặt như mèo, Năm ngón tay ngoan, Cháu đi mẫu giáo. - Trò chơi luyện tập giác quan: Bạn gửi thấy mùi gì?, Cái.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> túi kì lạ. - Chơi theo ý thích ở các góc. - Chơi tự do và chuẩn bị ra về. - Nhận xét, nêu gương cuối tuần.. KẾ HOẠCH TUẦN 7 Chủ đề nhánh 4: Tôi cần gì lớn lên để khoẻ mạnh? Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 15/10/2012 đến ngày 19/10/2012 1. Yêu cầu: *Kiến thức: - Trẻ biết cơ thể lớn lên và thay đổi theo thờigian (cao hơn, béo hơn, gầy hơn, biết được nhiều điều hơn). - Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất và môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn và tình thương yêu của người thân đối với sức khoẻ của bản thân. - Biết con người có thể bị bệnh, ốm yếu, đo đó cần phải giữ gìn sức khoẻ. *Kĩ năng: - Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường và một số kĩ năng cầm ,nắm,quan sát * Giáo dục: - giáo dục trẻ phải ăn uống đủ chất,biết giữ gỡn sức khỏe. 2. Kế hoạch hoạt động tuần..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Trò chuyện về những người chăm sóc bé. - Trò chuyện và đàm thoại về nhu cầu dinh dưỡng với cơ thể và sức khoẻ, làm quen với 4 loại thực phẩm. - Trẻ trơi trong góc: “Người nấu bếp giỏi”; “Tô màu” (Lựa chọn cảm xúc phù hợp với môi trường “Các loại thực phẩm”). - Thể dục sáng:. Hoạt động học. Tập kết hợp bài: “ Chim bồ câu” - Điểm danh và làm quen với họ tên của trẻ (làm quen với kí hiệu và thẻ tên của bạn). Thứ 2 Thể dục:. 15/10/12 VĐCB: Đập bắt bóng VĐÔL: Chạy theo đường hẹp TCVĐ: Chuyền bóng Thứ 3 Văn học: 16/10/12 - Kể chuyện: Gấu con đau răng. + Trò chuyện qua tranh về một sồ biểu hiện khi ốm đau, một số nơi nguy hiểm cho bản thân + Hát và vận động: Vì sao con mèo rửa mặt Thứ 4 KPKH: 17/10/12 - Bé cần gì lớn lên để khỏe mạnh. + Quan sát tranh ảnh về quá trình lớn lên của bé và trò chuyện về : bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh. + Hát và vận động: Cô và mẹ Thứ 5 LQV - Toán 18/10/12 Nhận biết gọi tên hình tròn, hình tam giác Tạo hình: Nặn các loại quả bé thích Thứ 6 Âm nhạc: 19/10/12 - Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hoạt động góc - Góc tạo hình: Tô màu “vườn cây xanh của bé”; “Các loại thực phẩm”; cắt dán “Những gì cần cho cơ thể?”; vẽ, xé, dán, nặn, các loại hoa quả, cây xanh, dán: “Tôi lớn lên như thế nào?”. - Góc xây dựng, lắp ráp: “Xây dựng công viên cây xanh”, “Vườn hoa của bé”. - Góc đóng vai: “Phòng khám bệnh”; “Cửa hàng thực phẩm”; “Cửa hàng ăn uống”, “Người đầu bếp giỏi”. - Góc âm nhạc: Ôn lại bài hát “Tóm được rồi”, “Hãy xoay nào”, “Tay thơm tay ngoan”, “Càng lớn càng ngoan”, nghe hát: “Ru con”. - Góc toán và khoa học: So sánh chiều cao của mình với bạn, phân loại nhóm đồ vật (theo màu sắc, hình dạng…). - Góc sách truyện: Làm truyện tranh về môi trường xanh, sạch, đẹp, về chất dinh dưỡng cần cho cơ thể. - Nghe và kể lại các câu chuyện “Gấu Con bị đau răng”, “Thỏ Bông bị ốm”, đọc thơ, câu đố về các loại hoa. Hoạt động ngoài trời. - Quan sát thời tiết. - Trò chơi “về đúng nhà” (yêu cầu nhận biết về giới tính), “Tạo dáng’, “Mèo đuổi chuột”. - Trò chơi “Hãy nhận đúng tên mình” (yêu cầu nhận biết thẻ tên, kí hiệu). - Trò chơi “Giúp cô tìm bạn” (yêu cầu nhận biết một số đặc điểm về hình dáng bề ngoài sở thích). - Nhặt lá cây để xếp hình bé trai, bé gái.. Hoạt động chiều. - Chơi theo ý thích trong các góc hoạt động. - Cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết một số đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài, về giới tính, nhận biết thẻ tên, kí hiệu đồ dùng cá nhân ở lớp. - Cho trẻ tập kể chuyện: Gấu con đau răng.;Thỏ trắng biết lỗi; Đồng dao: Nhớ ơn; Thằng bờm- Ôn lại bài hát: “Càng lớn càng ngoan”. - Nhận xét, nêu gương cuối tuần..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> I. ĐÓNG CHỦ ĐỀ BẢN THÂN- TẾT TRUNG THU:. - Cho trẻ hát bài “Hãy xoay nào”. - Hỏi bài hát về gì? - Các con vừa học chủ đề gì? - Trong chủ đề đó con thích nhất chủ đề nào? - Con hãy kể lại những điều ấn tượng nhất về chủ đề bản thân- tết trung thu. - Con có thể thể hiện điều đó qua các tiết mục văn nghệ, đóng kịch có nội dung về chủ đề bản thân không ? - Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, đóng kịch… về chủ đề bản thân- tết trung thu. - Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề bản thân- tết trung thu.. - Trang trí một số hình ảnh về chủ đề mới. II. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ MỚI “BẢN THÂN”. - Bài hát: Hoa bé ngoan:, “Chiếc khăn tay”, “Mừng sinh nhật”. Khúc hát ru”, “Cho.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> con”, “Ba mẹ là quê hương”, “Lý cây bông”, “Con chim vành khuyên - Truyện : Cháu ngoan của bà; Ba cô tiên; Cô bé quàng khăn đỏ; Cháu ngoan; quà tặng mẹ.Chiếc ấm sành nở hoa; Những góc nhà hạnh phúc; Món quà đầu tiên. - Thơ: Lời chào; Thăm nhà bà; Gió từ tay mẹ; Chia bánh; Sữa; Mía; Bữa ăn của bé. - Đồng dao, ca dao: Công cha như núi thái sơn, Anh em... - Các tranh ảnh về gia đình, các loại thực phẩm, đồ dùng trong gia đình. - Các nguyên liệu: vỏ hộp, tranh ảnh hoạ báo, lá cây, xốp, bìa cát tông, rơm, rạ, hột, hạt… III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 1. Mở chủ đề. Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”. - Con có cảm nhận gì về bài hát này? - Chúng mình biết gì về gia đình của chúg mình? - Chúng mình cùng tìm hiểu, khám phá chủ đề Gia đình nhé! 2. Khám phá chủ đề:. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 5 tuần, từ ngày 22/10/2012 đến ngày 23/11/2012 I. MỤC TIÊU. 1. Phát triển thể chất: * Phát triển vận động: - Trẻ thực hiện được các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng nhịp nhàng. - Trẻ thực hiện được 1 cách khéo léo các vận động: Đi theo đường dích dắc; Trèo lên xuống ghế.Tung bắt bóng với cô ;Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát ; Bước lên xuống bậc cao 30cm ;Bò chui dưới dây (cây) ; Đi theo đường dích dắc ;Ném xe bằng một tay ; Bật nhảy tại chỗ. - Trẻ biết sử dụng linh hoạt các ngón tay để xếp, xé và tô tranh về các bộ phận cơ thể, các loại rau củ, quả. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Biết tên một số món ăn quen thuộc. - Trẻ biết được ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; biết gọi người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau. - Trẻ biết được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn( đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng...). 2. Phát triển nhận thức: *KPXH: - Trẻ biết tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình. - Trẻ biết tên công việc và một số đặc điểm của người thân trong gia đình. - Bước đầu về nhu cầu của gia đình( ăn, mặc, ở, mọi người trong gia đình quan tâm lẫn nhau...) - Nhận ra được một số đặc điểm nổi bật và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. - Trẻ biết ý nghĩa ngày hội của các thầy cô giáo 20/11. *Làm quen với một số khái niêm sơ đẳng về toán: - Trẻ nhận biết, phân biệt tay phải, tay trái của bản thân; Gộp những đối tượng riêng rẽ nhiều – một; Sự khác nhau giữa chiều cao 2 đối tượng. Nhận biết cao hơn thấp hơn; Ghép tương ứng 1 – 1; Nhận biết gọi tên hình chữ nhật, hình tam giác. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết lắng nghe và hiểu các từ làm theo yêu cầu đơn giản của cô. - Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ về gia đình, ngày hội của các thầy cô. - Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. - Trẻ thuộc thơ. - Bước đầu trẻ biết kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô. - Trẻ biết nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu. - Trẻ biết mở sách tranh truyện về gia đình, biết tiếp xúc với chữ, sách truyện..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Trẻ biết nhận dạng một số chữ cái e,ê. 4. Phát triển tình cảm- xã hội: - Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết tôn trọng các thành viên tronggia đình. - Hình thành một số kĩ năng ứng xử, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình theo truyền thống của người Việt Nam. 5. Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ cảm nhận và thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình. - Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca bài hát về gia đình.-Trẻ biết vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc. - Trẻ biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo theo phách, nhịp. - Trẻ biết làm 2-3 sản phẩm bằng các kỹ năng tạo hình. - Trẻ biết lựa chọn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đơn giản theo ý thích. - Trẻ biết nhận xét sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm do mình làm ra. II. MẠNG NỘI DUNG. - Ý nghĩa ngày hội của thầy cô - Các thành viên gia đình: - Các hoạt động trong ngày hội. - Tôi, bố mẹ, anh, chị, em tôi. - Công việc củacác thành viên trong gia đình. - Họ hàng (ông, bà, cô, dì, chú, bác…). Gia đình tôi. Ngày hội các thầy cô 20/ 11. GIA ĐÌNH. Ngôi nhà gia đình ở. Nhu cầu của gia đình.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Địa chỉ nhà - Nhà là nơi bé sống cùng gia đình; học cách dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. - Những kiểu nhà khác nhau (nhà nhiều tầng, khu tập thể, nhà một, hai tầng, nhà ngói,…) - Những vật liệu khác nhau để làm nhà; các bộ phận của nhà (vườn, sân,…) - Một số ngành nghề: Thợ xây, thợ mộc,…. - Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình. - Gia đình là nơi vui vẻ hạnh phúc: Các hoạt động cung nhau, các ngày kỉ niệm của gia đình, cách thức đón khách… - Gia đình cần được ăn, mặc đầy đủ: Ăn uống vệ sinh, hợp lí, các loại thực phẩm cần cho bữa ăn gia đình; học cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG. Khám phá khoa học: - Kể tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình. - ý nghĩa ngày hội của các thầy cô giáo 20/11. Làm quen với toán: - Biết phân biệt tay phải, tay trái của bản thân; Gộp những đối tượng riêng rẽ nhiều – một; Sự khác nhau giữa chiều cao 2 đối tượng.. Âm nhạc: - Hát vận động: Hoa bé ngoan:, “Chiếc khăn tay”, “Mừng sinh nhật”. - Vận đông: Vỗ tay theo phách, gõ đệm theo tiết tấu, minh hoạ theo lời ca - Nghe “Khúc hát ru”, “Cho con”, “Ba mẹ là quê hương”, “Lý cây bông”, “Con chim vành khuyên” Tạo hình:. Nhận biết cao hơn - thấp hơn; Ghép tương ứng 1 – 1; Nhận biết gọi tên hình chữ nhật, hình tam giác. Phát triển nhận thức. GIA ĐÌNH. Phát triển thẩm mĩ.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Phát triển thể chất. Vận động Đi theo đường dích dắc; Trèo lên xuống ghế.Tung bắt bóng với cô ;Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát ; Bước lên xuống bậc cao 30cm ;Bò chui dưới dây (cây) ; Đi theo đường dích dắc ;Ném xe bằng một tay ; Bật nhảy tại chỗ. ; Trèo lên xuống ghế.Tung bắt bóng với cô Trò chơi: “Bắt chước tạo dáng”,Gà mẹ gà con ;Chạy theo đường hẹp ; Mèo và chuột.Bồ câu và mèo. Phát triển ngôn ngữ. Trò chuyện về gia đình, các thành viên trong gia đình. - Làm tranh về gia đình - Nghe đọc thơ, kể chuyện “Nhổ củ cải”, “Ba cô tiên”, “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Đồng dao cái bống đi chợ”, “Con gà cục tác lá canh”.. Phát triển TC -XH. - Chơi đóng vai: Bố, mẹ, con trong gia đình - Nói xin và cảm ơn - Chơi XD về ngôi nhà của bé, làng mạc, khi phố dân cư.. KẾ HOẠCH TUẦN 8: Chủ đề nhánh : Gia đình tôi Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 22/10/2012 đến ngày 26/10/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình. Biết các mối quan hệ trong gia đình. - Biết một số công việc và cuộc sống hằng ngày của gia đình. - Biết yêu thương mọi người trong gia đình. * Kỹ năng: - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc - Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định * Giáo dục: - Biết kính trọng người trên (bố mẹ, ông bà…)..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Biết chào hỏi, xưng hô lễ phép, đúng mực với mọi người trong gia đình. 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động Đón trẻ. Nội dung - Đón trẻ vào lớp. - Trò chuyện với trẻ về gia đình. - Chơi tự do. - Thể dục sáng:. Hoạt động học. Tập kết hợp bài: Trời nắng trời mưa - Điểm danh : Gọi tên theo sổ – nêu tiêu chuẩn bé ngoan Thể dục:. Thứ 2 22/10/12 VĐCB: Đi theo đường dích dắc; Trèo ghế VĐÔL: Đập bắt bóng TCVĐ: Mèo và chim sẻ. Thứ 3 Văn học: Truyện “Nhổ củ cải” 23/10/12 - Trò chuyện về các thành viên trong gia đình - Hát và vận động: Mẹ yêu không nào Thứ 4 Khám phá khoa học: Trò chuyện về : Gia đình thân yêu của 24/10/12 bé. - Quan sát tranh ảnh và đàm thoại về gia đình của mình( địa chỉ gia đình, tên các thành viên trong gia đình, các công việc của bố mẹ). Toán:. Thứ 5 25/10/12 - Nhận biết phân biệt tay phải, tay trái của bản thân; Âm nhạc: - Hát: “Hoa bé ngoan” - Nghe hát: “Cho con” - Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi” - Vận động: Vỗ tay theo nhịp Tạo hình:. Thứ 6 26/10/12 -Vẽ chân dung những người thân trong gia đình.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Nội dung. Hoạt động. Hoạt động góc - Góc tạo hình: + Tô màu người thân trong gia đình + Nặn quà tặng người thân + Vẽ quả theo ý thích - Góc đóng vai: + Chơi bế em, nấu ăn, đi mua sắm đồ dùng gia đình, mua quà tặng người thân nhân ngày sinh nhật. + Chơi bác sĩ khám bệnh cho em bé, tắm cho em bé (búp bê) - Góc xây dựng: + Lắp ráp bàn, ghế, tủ, giá sách, đồ chơi bày trong nhà. - Góc sách truyện: + Xem sách, truyện về gia đình làm cuốn sách tranh về các kiểu gia đình (sưu tập tranh ảnh), sắp xếp gọn gàng. - Góc khoa học: + Chăm sóc cây, con vật trong lớp, trong trường + Xếp số lượng đồ dùng tương ứng các thành viên trong gia đình.. Hoạt động ngoài trời. - Góc âm nhạc: Nghe nhạc, biểu diễn văn nghệ mừng ngày sinh nhật. - Hoạt động có chủ đích: + Tham quan c«ng viªn,vên hoa gÇn trêng mÉu gi¸o + Tham quan n¬i lµm viÖc cña c¸c c«,c¸c b¸c trong trêng mÇm non (Phßng héi trêng hµnh chÝnh,y tÕ, c¸c bÕp ¨n) - Trò chơi vận động: + Thi ai ném xa, đi theo đường hẹp, đi cầu, đi quán… + Chơi vận động: Về đúng nhà - Chơi tự do: + Nhặt và gom lá vàng rơi, vẽ tự do trên sân,.... Hoạt động chiều. - Xem ảnh về gia đình, trẻ mang đến;Cùng cô đính ảnh lên bảng..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Kể những việc bé làm được để giúp đỡ bố mẹ, ông bà. - Nhắc trẻ xem lại đồ dùng cá nhân trước khi về. - Cho trẻ chơi ở các góc. - Nêu gương cuối ngày - cuối tuần.. KẾ HOẠCH TUẦN 9: Chủ đề nhánh : Gia đình sống chung một ngôi nhà Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 29/10/2012 đến ngày 2/11/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết được gia đình sống trong cùng một ngôi nhà. - Biết một số đồ dùng trong gia đình: Tên gọi, công dụng và chất liệu. - Biết một số kiểu nhà, các phần của ngôi nhà - Biết một số nghề nghiệp: Thợ xây, thợ mộc,… * Kỹ năng: - Biết cách sắp xếp, trang trí nhà ở góc chơi gia đình. * Giáo dục: - Biết yêu thương những người thân trong gia đình - Biết yêu quý bảo vệ giữ ngôi nhà gia đình ở 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động Đón trẻ. Nội dung - Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, đúng nơi quy định,.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> chào bố mẹ. - Giới thiệu các góc chơi và các đồ dùng về gia đình, các phòng trong nhà. - Trò chuyện về ngôi nhà của bé (nhà là nơi gia đình cùng ăn, chơi, ngủ, cả gia đình cần chăm sóc, giữ gìn nhà sạch đẹp). - Quan sát góc gia đình và đàm thoại về các phòng trong nhà. + Thể dục sáng: Tập theo nhạc “Lại đây với cô” Hoạt động học. + Điểm danh : Nêu tiêu chuẩn bé ngoan. Thứ 2. Thể dục:. 29/11/12 VĐCB: Tung bắt bóng với cô VĐÔL: Đi theo đường dích dắc; Trèo ghế TCVĐ: Bồ câu và mèo Thứ 3. Văn học: Thơ: “Em yêu nhà em”. 30/11/12 - Trò chuyện về ngôi nhà của bé Thứ 4. - Nghe hát dân ca: Ru con KPXH: Trò chuyện về ngôi nhà của bé. 31/11/12 - Quan sát tranh ảnh đàm thoại về ngôi nhà của bé( Kiểu nhà, các phần của nhà, các phòng, các vị trí trong nhà, sân vườn, góc thiên nhiên…) Thứ 5. - TCVĐ: Về đúng nhà Toán:. 01/11/12 Gộp những đối tượng riêng rẽ nhiều - một Âm nhạc: - Hát: “Chiếc khăn tay;”Nhà của tôi - Nghe hát: “Con chim vành khuyên” - Trò chơi: “Ai đoán giỏi” - Vận động: Vỗ tay theo tiết tấu hoặc vận động minh hoạ Tạo hình:. Thứ 6 02/11/12 Tô màu ngôi nhà của bé Nội dung Hoạt động góc - Góc xây dựng:. Hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> + Xếp nhà, hàng rào, vườn hoa, ao cá + Xây nhà có nhiều phòng khác nhau, lắp ghép và so sánh các nhà cao, thấp - Góc sách truyện: + Xem các loại tranh về nhà, vườn, cắt các loại nhà từ báo, tạp chí, … làm thành quyển sách. - Góc đóng vai: + Đóng vai các thành viên trong gia đình. + Sắp xếp góc chơi gọn gàng. + Mời công nhân đến xây dựng sửa chữa nhà ở. - Góc tạo hình: + Vẽ, tô màu ngôi nhà theo ý thích. + Xé dán ngôi nhà. + Làm đồ chơi trang trí góc gia đình. - Dùng lá cây, rơm rạ... và hồ dán để làm thành các ngôi nhà khác nhau. - Góc khoa học: + Ghép đôi tương ứng 1-1 các đồ dùng gia đình. + Chăm sóc cây, con vật trong lớp, trong trường. + Chơi với cát, gạch, sỏi Hoạt động ngoài trời. Hoạt động chiều. - Hoạt động có chủ đích: +Quan sát các kiểu nhà khác nhau: nhà 1 tầng, nhà cao tầng. +Quan sát các cây, vườn trong khuôn viên nhà ở, làng xóm. - Chơi vận động: Về đúng nhà - Chơi tự do: Nhặt lá, hoa rơi. - Trò chuyện về các kiểu nhà, địa chỉ nơi ở của nhà trẻ. - Chơi trò chơi “Mẹ và con” hoặc “Nhà cháu ở đâu?” - Kể về ngôi nhà của mình. - Nhắc trẻ xem lại đồ dùng cá nhân trước khi về. - Chơi trò chơi ở các góc..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Nhận xét, nêu gương cuối ngày - cuối tuần.. KẾ HOẠCH TUẦN 10: Chủ đề nhánh : Nhu cầu gia đình Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 05/11/2012 đến ngày 09/11/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức - Trẻ biết các nhu cầu trong gia đình: nhu cầu về tình cảm, ăn uống đầy đủ, mặc quần áo phù hợp với thời tiết. - Biết tên, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình. * Kỹ năng: - Trẻ biết sử dụng linh hoạt các ngón tay để xếp, xé và tô tranh về các loại rau củ, quả. * Giáo dục: - Trẻ biết được ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; biết gọi người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau. - Biết tôn trọng, lễ phép với người lớn. 2. Kế hoạch hoạt động tuần Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ nhẹ nhàng tình cảm, niềm nở. - Hướng trẻ chú ý đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> góc chơi thích. - Trò chuyện với trẻ: + Công việc của người lớn trong gia đình. + Trẻ đã làm gì ở nhà, trẻ đã giúp gì cho bố mẹ? + Trong các ngày nghỉ gia đình thường đi đâu, làm gì? + Thể dục sáng: Tập theo nhạc “Lại đây với cô” Hoạt động học. + Điểm danh : Nêu tiêu chuẩn bé ngoan. Thứ 2 Thể dục: 05/11/12 VĐCB: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát VĐÔL: Tung bắt bóng với cô TCVĐ: Cáo và thỏ Thứ 3 Văn học: Truyện “Tích chu” 06/11/12 - Trò chuyện về tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình - Tô mầu đồ dùng của gia đình bé Thứ 4 KPXH: Nhu cầu gia đình.( Bé và gia đình cần gì) 07/11/12 - Trò chuyện và đàm thoại về nhu cầu của gia đình, đồ dùng trong gia đình, tên gọi của một số đồ dùng, đặc điểm nổi bật... - Trò chơi: Cái túi bí mật Thứ 5 Toán: 08/11/12 Sự khác nhau giữa chiều cao 2 đối tượng. Nhận biết cao hơn thấp hơn Âm nhạc: - Dạy hát “Cả nhà thương nhau” - Nghe hát: “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”. - Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi” Tạo hình:. Thứ 6 09/11/12 Nặn : đồ dùng trong gia đình. Nội dung. Hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Hoạt động góc Góc xây dựng: - Xếp cây, hàng rào, đường đi, xếp trang trại chăn nuôi. Góc sách truyện: - Xem tranh truyện, kể chuyện theo tranh. Góc đóng vai: - Đóng vai các thành viên trong gia đình, đi chợ mua thực phẩm, nấu ăn, cho con đi công viên, mặc quần áo đẹp cho búp bê, xếp gọn quần áo, đồ dùng trong nhà. Góc âm nhạc: - Hát, múa, nghe nhạc, biểu diễn văn nghệ. Góc tạo hình: Vẽ đường đi, vẽ mưa rơi, nặn bánh mì, bán rán, vẽ theo ý thích. Góc khoa học: - Chơi các hình vuông, tròn, tìm trong lớp xem có cái gì nhiều, cái gì có 1. - Tưới cây trong lớp, trong trường (nếu có). Hoạt động ngoài trời. - Quan sát trò chuyện về cây cối, còn vật, rau củ quả làm thực phẩm cho con người - Chơi tự do. - Đọc đồng dao: “Con gà cục tác lá canh”, “Đi cầu đi quán”. - Trò chơi vận động: “Về đúng nhà”, “Tập tầm vông”.. Hoạt động chiều. - Trò chuyện, đàm thoại về các kỉ niệm trong gia đình (sinh nhật, mừng thọ, ngày 8/3 và ngày giỗ…) (nếu có). - Ôn luyện bài buổi sáng;Chơi hoạt động ở các góc. - Nêu gương cuối ngày - cuối tuần...

<span class='text_page_counter'>(43)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 11: Chủ đề nhánh : Đồ dùng trong gia đình Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 12/11/2012 đến ngày 16/11/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết các nhu cầu trong gia đình: nhu cầu về tình cảm, ăn uống đầy đủ, mặc quần áo phù hợp với thời tiết. * Kĩ năng: - Biết giữ gỡn và bảo quản đồ dùng trong gia đỡnh * Giáo dục: - Biết tôn trọng, lễ phép với người lớn. - Biết tên, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình. 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động Đón trẻ. Nội dung - Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình của bé, (bàn, ghế, giường tủ, bát, đĩa,…) do con người làm ra, cần giữ gìn đồ dùng và sử dụng điện nước tiết kiệm. - Trò chuyện, đàm thoại về sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. - Giáo dục trẻ ý thức chăm ngoan, nghe lời. Thể dục sáng: Tập kết hợp bài: “Lại đây múa hát cùng cô” - Điểm danh trẻ tới lớp..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Hoạt động học. Thứ 2 Thể dục: 12/11/12 - VĐCB: Bò chui dưới dây (cây). Thứ 3 13/11/12 Thứ 4 14/11/12. Thứ 5 15/11/12 Thứ 6 16/11/12. Nội dung. - VĐÔL: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát - TCVĐ: Con bọ dừa Văn học: Truyện: Chiếc ấm sành nở hoa - Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình, công dụng , đặc điểm nổi bật Khám phá khoa học: Tìm hiểu về các đồ dùng trong gia đình - Quan sát đàm thoại trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình( công dụng, đặc điểm,...) - Trò chơi: Chuông reo, chuông reo Tạo hình: Vẽ trang trí cái ca Toán: Nhận biết gọi tên hình chữ nhật, hình tam giác Âm nhạc: - Hát: Bé quét nhà - Nghe hát: Bàn tay mẹ - TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật Hoạt động. Hoạt động góc Góc xây dựng: - Xếp hàng rào, vườn cây, xây chuồng thỏ, lợn, xếp bàn ghế. Góc sách truyện: - Xem tranh, kể chuyện về các đồ dùng gia đình. - Đố trẻ các câu đố về đồ vật, dụng cụ trong gia đình. Góc đóng vai: - Đóng vai các thành viên trong gia đình. - Nấu các món ăn mà bé thích, giới thiệu thức ăn đã nấu và lợi ích của các loại thực phẩm. Góc âm nhạc: - Hát, múa, nghe nhạc, những bài hát có nội dung về gia đình. Góc tạo hình: - Vẽ cuộn len; Nặn theo ý thích. - Tô màu các đồ dùng trong gia đình. - Làm đồ chơi từ sỏi, nắp chai, lon bia, lá cây. Góc khoa học: - Giới thiệu cách dùng lửa, điện trong lớp an toàn..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Hoạt động ngoài trời. Hoạt động chiều. Góc toán: - Ghép đôi tương ứng: 1 con thỏ - 1 củ cà rốt 1 bát canh - 1 cái thìa - Quan sát phuơng tiện giao thông. - Tìm một và nhiều ở xung quanh trẻ. - Quan sát nhà (cửa sổ, cửa ra vào, nhà cao- thấp) - Chơi tự do: vẽ, nhặt hoa, lá, chơi “Mèo đuổi chột” - Chơi vận động: “Trời mưa”, “Đuổi bóng”. - Kể về các đồ dùng, vị trí của những đồ vật trong nhà (bàn, ghế, ở phòng khách, bát, đĩa, nồi ở khu nấu ăn…). - Ôn luyện nội dung bài đã học theo chủ đề - Văn nghệ cuối ngày – cuối tuần. - Nêu gương.. KẾ HOẠCH TUẦN 12 Chủ đề nhánh : Ngày hội của các thầy cô 20/ 11 Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 19/11/2012 đến ngày 23/11/2012 1. Yêu cầu: *Kiến thức: - Trẻ hiểu được ngày 20/11 là ngày hội của thầy cô giáo. * Kĩ năng: - Biết vẽ, dán theo mẫu làm hoa tặng cô giáo. - Biết làm việc tốt, ngoan để mừng ngày 20/11 * Giáo dục: - Yêu quý và làm giúp đỡ kính trọng cô giáo và nhân viên trong trường. 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ chơi góc. - Trò chuyện với trẻ về nghề giáo viên. - Thể dục sáng;Tập kết hợp bài: “ Lại đây múa hát cùng cô” - Điểm danh trẻ tới lớp.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Hoạt động học. Thứ 2 Thể dục: 19/11/12 VĐCB: Ném xe bằng một tay VĐÔL : Bò chui dưới dây (cây) TCVĐ : Tung cao hơn nữa Thứ 3 Văn học: Thơ “Cô giáo của em”. 20/11/12 - Trò chuyện về cô giáo, công việc của các cô Thứ 4 KPXH: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. 21/11/12 - Trò chuyện và đàm thoại về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11, công việc của các cô giáo - Trò chơi: Chiếc túi kì lạ Thứ 5 Toán: 22/11/12 Ghép tương ứng 1 – 1, đếm và so sánh 1 và nhiều Âm nhạc: - Hát và vận động: “Cô giáo” - Nghe: “Niềm vui cô nuôi dạy trẻ”. - Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. Thứ 6 Tạo hình: Vẽ hoa tặng cô giáo. 23/11/12. Nội dung. Hoạt động. Hoạt động góc Góc tạo hình: + Dán trang trí tranh tặng cô giáo. + Dán hoa, lá làm bức tranh (cô và trẻ cùng làm tranh). + Trang trí lớp TC ngày hội. Góc phân vai: - Đóng vai cô giáo, bác sĩ, bán hàng. Góc xây dựng: + Xây khu sân khấu TC ngày hội. Góc sách truyện: - Xem sách tranh về các công việc, hoạt động của cô giáo, làm.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> sách tranh về cô giáo. Góc âm nhạc: - Hát biểu diễn các bài về cô giáo. Góc khoa học – toán: - Chơi lô tô xếp tương ứng 1-1; Chăm sóc cây cảnh Hoạt động ngoài trời. - Hoạt động học có chủ đíc + Tham quan lớp học. + Trò chuyện về những công việc của cô giáo trong trường. - TCVĐ: “Cô giáo”, “Đi cầu, đi quán” - Chơi tự do: chơi với cát, nước…. Hoạt động chiều. - Hoạt động học có chủ đích + Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ, cô giáo. + Trò chơi âm nhạc “Tập làm ca sĩ” + Hoạt động góc theo ý thích của trẻ (tô màu, xem tranh) - Văn nghệ cuối tuần - Vệ sinh - Nêu gương.. Bình Dương, ngày…. tháng…. năm 2012 Ngêi kiÓm tra ( Ký, ghi, râ hä tªn). Đỗ Thị Mừng.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> I. ĐÓNG CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH:. - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”. - Hỏi bài hát về gì? - Các con vừa học chủ đề gì? - Trong chủ đề đó con thích nhất chủ đề nào? - Con hãy kể lại những điều ấn tượng nhất về chủ đề gia đình. - Con có thể thể hiện điều đó qua các tiết mục văn nghệ, đóng kịch có nội dung về chủ đề gia đình không. - Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, đóng kịch… về chủ đề gia đình... - Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề gia đình.. - Trang trí một số hình ảnh về chủ đề mới. II. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ MỚI “CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN”. - Bài hát “Chú bộ đội”, “Cô giáo;”Cô và mẹ; Cô giáo miền xuôi; Cháu vẽ ông mặt trời.“Bé xây nhà”. Cháu yêu cô chú công nhân”. - Truyện : Bác sỹ chim; Thần sắt; Cây rau; Chim thợ may; Người bán mũ rong. - Thơ: Em làm thợ xây; Bé làm bao nhiêu nghề; Gấu qua cầu.;Làm bác sỹ; Đi. cày; Đi bừa; Bố đi cày;Chú giải phóng quân; Chú bộ đội hành quân trong mưa. Em là cô giáo; Bàn tay cô giáo. - Đồng dao, ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa; Mười ngón tay; Nhớ ơn; Vuốt hổ nổ…Các tranh ảnh về các nghề phổ biến trong xã hội Các nguyên liệu: vỏ hộp, tranh ảnh hoạ báo, lá cây, xốp, bìa cát tông, rơm, rạ,.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> hột, hạt… III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 1. Mở chủ đề. Cho trẻ đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”. - Con có cảm nhận gì về bài thơ này? - Chúng mình biết gì về các nghề trong xã hội? - Chúng mình cùng tìm hiểu, khám phá chủ đề nghề nghiệp nhé! 2. Khám phá chủ đề:. CHỦ ĐỀ : CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN Thời gian thực hiện: 6 tuần, từ ngày 26/11/2012 đến ngày 4/1/2013 I. MỤC TIÊU. - Học xong chủ đề này trẻ có thể biết:. 1. Phát triển thể chất. a.Phát triển vận động: *Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp : - Trẻ thực hiện được các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng nhịp nhàng. *Kỹ năng vận động: - Trẻ thực hiện được 1 cách khéo léo các vận động: trườn chui qua cổng; Ném xa bằng 1 tay; Bật tiến về phía trước; ĐI kiễng gót; Ném trúng đích bằnh 1 tay; Đi theo đường zích zắc. *Tập các cử động của bàn tay, ngón tay. - Trẻ biết sử dụng linh hoạt các ngón tay để xếp, xé và tô vẽ đồ dùng dụng cụ các nghề. b.Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: - Trẻ biết nhận biết các trang phục theo thời tiết mùa đông. - Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người cần. - Biết làm một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 2. Phát triển nhận thức. *KPXH: - Trẻ hiểu được trong xã hội có nhiều nghề khác nhau. - Trẻ nhận biết tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến. *Làm quen với một số khái niêm sơ đẳng về toán: - Trẻ biết tách riêng rẽ từng đối tượng của nhóm để được 1. - Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng ít hơn 2 và đếm. - Trẻ biết tách một nhóm có 2 đối tượng và đếm. - Trẻ biết phân biệt hình vuông – hình tam giác. 3. Phát triển ngôn ngữ. - Trẻ biết lắng nghe và hiểu các từ làm theo yêu cầu đơn giản của cô. - Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ về các nghề phổ biến. - Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. - Trẻ thuộc thơ. - Bước đầu trẻ biết kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô. - Trẻ biết nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu. - Trẻ nhận biết một số ký hiệu: nhà vệ sinh nam, nhà vệ sinh nữ, góc chơi, nơi vứt rác. - Trẻ biết tiếp xúc với chữ, sách truyện - Trẻ biết nhận dạng chữ cái i,k,l,m,n 4. Phát triển tình cảm- xã hội. - Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm vói người lao động, 1 số sản phẩm của nghề trẻ thích. - Trẻ biết tỏ lòng yêu mến quý trọng những người lao động và sản phẩm của các nghề. - Trẻ biết chơi một số trò phân vai và thái độ khi sử dụng các sản phẩm lao.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> động - Nhận biết được mọi nghề đều có ích trong xã hội, đều đáng quý đáng trâng trọng. - Biết yêu quý người lao động. - Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. - Thăm quan để biết về công việc của một số nghề nghiệp gần trường mầm non. 5. Phát triển thẩm mĩ. - Trẻ nhận ra ích lợi của một số sản phẩm của một số nghề,. - Trẻ cảm nhận và thể hiện tình cảm với những người lao động và sử dụng sản phẩm của một sô nghề. - Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca bài hát về một số nghề. -Trẻ biết vận động đơn giản theo nhịp điệu của cácbài hát, bản nhạc. - Trẻ biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo theo phách, nhịp. - Trẻ biết làm 1-2 sản phẩm bằng các kỹ năng tạo hình. - Trẻ biết lựa chọn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đơn giản theo ý thích. - Trẻ biết nhận xét sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm do mình làm ra. I I. MẠNG NỘI DUNG.. - Thợ mộc - Thợ xây. - Giáo viên - Nhân viên bán hàng Dịch vụ. Xây dựng. NGHỀ NGHIỆP. Sản xuất. Giao thông. Chăm sóc sức khoẻ.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Nông dân. - Công nhân.. - Lái xe. - Lái tàu.. - Bác sĩ, y tá.. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG Khám phá khoa học: - Làm quen với nghề gần gũi (tên gọi, dụng cụ, vai trò và ý nghĩa của nghề nghiệp đó). - Tham quan để biết về công việc của một số nghề nghiệp gần trường mầm non. Làm quen với toán: -Tách riêng rẽ từng đối tượng của nhóm để được 1. -Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng ít hơn 2 và đếm. Tạo hình: - Tô màu tranh các nghề. -Vẽ, cắt, xé, dán trang phục, đồ dùng dụng cụ... của các nghề. Âm nhạc: - Dạy hát: “Chú bộ đội”, “Cô giáo”. - Nghe hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Bác đưa thư vui tính”. - Vận động hoặc gõ đệm theo bài hát. - Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”.. -Tách một nhóm có 2 đối tượng và đếm. -Phân biệt hình vuông – hình tam giác. -Phân loại nhóm theo dấu hiệu màu sắc, hình dạng.. Phát triển thẩm mĩ. Phát triển nhận thức. NGHỀ NGHIỆP Phát triển thể chất Phát triển TC-XH. - Tập các kỹ năng: trườn. Phát triển ngôn ngữ. chui qua cổng; Ném xa bằng 1 tay; Bật tiến về phía trước; Đi kiễng gót; Ném. - Thơ: Em cũng là cô giáo,Em là thợ xây,Làm. - Chọn tranh phục vụ cho các nghề. - Đóng vai cô giáo, bác sĩ,.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> trúng đích bằnh 1 tay; Đi. bác sĩ, Làm nghề như bố…. theo đường zích zắc.. - Truyện: Bác sĩ tí hon, Bác sĩ chim,Chọ hạt giống…. người bán hàng, nhà bếp.... Ca dao đồng dao về các nghề.. KẾ HOẠCH TUẦN 13: Chủ đề nhánh : Nghề giáo viên Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 28/11/2011 đến ngày 2/12/2011 I. Yêu cầu:. - Biết được các công việc của cô giáo. - Biết các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cô giáo ở lớp học và trong các giờ học. - Biết quý trọng và biết ơn cô giáo. 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Cho trẻ quan sát góc nổi bật của chủ đề “Nghề ghiệp” - Gợi ý cho trẻ xem tranh vẽ, sản phẩm nặn về chủ đề trong gia đình.. Hoạt động học. - Thể dục sáng: Tập kết hợp bài: Lại đây múa hát cùng cô - Điểm danh trẻ tới lớp. Thể dục:. Thứ 2 28/11/11 VĐCB:- Trườn chui qua cổng. Thứ 3 29/11/11. - Lăn bóng cùng cô. Văn học: Thơ: Em cũng là cô giáo;Cô giáo của em.. KPXH: Thứ 4 30/11/11 Tìm hiểu về nghề giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Thứ 5 1/12/11. Thứ 6 2/12/11 Hoạt động góc. - Tạo hình: Vẽ, xé viên phấn, bút. - Toán: Tách riêng rẽ từng đối tượng của một nhóm để được 1 - Âm nhạc: +Hát: Cô và mẹ; Cô giáo miền xuôi; Cháu vẽ ông mặt trời. +Nghe hát: Bàn tay cô giáo. Góc tạo hình: + Dán, trang trí tranh về quang cảnh bên ngoài của trường mầm non. + Dán hoa, lá thành bức tranh (cô và bé cùng làm). Góc chơi đóng vai: đóng vai cô giáo, bác sĩ, bán hàng. Góc xây dựng: đóng vai người công nhân xây nhà. Góc sách truyện: Làm sách về các nghề, xem tranh về các nghề Góc khoa học – toán: + Chọn và phân loại tranh lô tô theo nghề. + Nối tranh theo dụng cụ lao động, sản phẩm lao động với nghề nghiệp tương ứng.. Hoạt động. Nội dung. Hoạt động ngoài trời. - Tham quan lớp học. - Trò chuyện về những công việc của cô giáo trong trường. - Chơi tự do.. Hoạt động chiều. - Hoạt động có chủ đích : Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ, cô giáo. - Trò chơi âm nhạc: “Tập làm ca sĩ” - LQ chữ cái i trong bài thơ - Hoạt động góc theo ý thích của trẻ (tô màu, xem tranh…) - Nhận xét, nêu gương cuối tuần.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 14 Chủ đề nhánh : Nghề chăm sóc sức khoẻ Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 5/12/2011 đến ngày 9/12/2011 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết gọi tên bác sĩ, hộ lý, y tá, y sĩ - Công việc của bác sĩ, y sĩ, y tá * Kỹ năng: - Trang phục của bác sĩ. - Một số đồ dùng của nghề chăm sóc sức khoẻ. * Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý các cô bác sĩ, yêu quý nghề chăm sóc sức khoẻ. 2V. Kế hoạch hoạt động tuần Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về nghề chăm sóc sức khoẻ. - Chơi theo ý thích. - Thể dục sáng: Tập kết hợp bài hát: “ Chú bộ đội” - Điểm danh trẻ tới lớp..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Hoạt động học. Thứ 2 5/12/11. Thể dục: VĐCB:- Ném xa bằng một tay. - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. * Tập bài tập phát triển chung. + Tay: Hai tay đưa lên cao. + Chân: Ngồi xổm, đứng lên liên tục. + Bụng: Đứng đưa tay quay người sang hai bên.. Thứ 3 6/12/11 Thứ 4 7/12/11 Thứ 5 8/12/11. + Bật: Bật tiến về phía trước. Văn học: - Truyện: Thỏ bông bị ốm. -KPXH: Tìm hiểu về nghề CSSK(Bác sĩ, y tá..) - Tạo hình: Xé dán, nặn viên thuốc; Tô màu trang phục y tế. - Toán:Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng ít hơn 2 và. Thứ 6 9/12/11 Hoạt động góc. đếm. Âm nhạc: - Hát và vận động bài:. Vì sao con mèo rửa mặt. - Nghe hát: Năm ngón tay ngoan; Trò chơi: Tai ai tinh Góc tạo hình: + Trang trí phòng làm việc của bác sĩ: Vẽ, nặn, tô màu dụng cụ của bác sĩ. Góc chơi đóng vai: + Sắp xếp góc chơi gọn gàng. + Đóng vai bác sĩ, y tá, mẹ con. Góc xây dựng: + Xây nhà bếp, công trình vệ sinh + Xây dựng trạm xá. Góc sách truyện: - Xem tranh ảnh về công việc của bác sĩ, y tá, kể theo.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> tranh Góc khoa học – toán: + Làm quen với đồ dùng, dụng cụ y tế khám chữa bệnh. + Đồ dùng dụng cụ phục vụ cho ăn, uống, vệ sinh Hoạt động ngoài trời. - Tham quan trạm y tế của xã, thăm quan phòng y tế của trường. - Trò chuyện về công việc của bác sĩ, y tế; Chơi tự do. - Chơi trò chơi vận động.. Hoạt động chiều. - Ôn hoạt động có chủ đích buổi sáng - Trò chơi đóng vai: Bé tập làm bác sĩ - LQ chữ cái k trong bài thơ - Hoạt động góc theo ý thích của trẻ. - Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét, nêu gương cuối tuần. KẾ HOẠCH TUẦN 15 Chủ đề nhánh : Nghề xây dựng Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 12/12/2011 đến ngày 16/12/2011 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết được công việc của bác thợ xây. - Công trình của các bác xây dựng. * Kỹ năng: - Đồ dùng dụng cụ - các nguyên vật liệu xây dựng. * Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý các cô bác xây dựng, biết quý trọng nghề xây dựng. 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về công việc của người thợ xây..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Chơi theo ý thích. - Thể dục sáng:. Hoạt động học. Tập kết hợp bài hát: “ Chú bộ đội” - Điểm danh trẻ tới lớp. Thể dục: VĐCB:. Thứ 2 12/12/11 - Bật tiến về phía trước. - Bò chui qua cổng Văn học:. Thứ 3 13/12/11 - Thơ: Em làm thợ xây - KPXH:Tìm hiểu về nghề xây dựng. Thứ 4 14/12/11 - Tạo hình:Xé dán, vẽ ô cửa nhà. Thứ 5 15/12/11 - Toán: Tách một nhóm có 2 đối tượng và đếm. Thứ 6 Âm nhạc: 16/12/11 - Vận động theo nhạc: Cháu yêu cô chú công nhân. - Nghe hát: Dân ca - Trò chơi: Tai ai tinh. Hoạt động góc Góc tạo hình: - Tô màu dụng cụ, nguyên liệu xây dựng. - Tô màu tranh các công trình xây dựng. Góc chơi đóng vai: - Đóng vai làm bác thợ xây. Góc xây dựng: - Xây dựng công viên. - Xây dựng lớp học; Xây dựng công trình nhà ở. Góc sách truyện: - Xem tranh ảnh về các công trình xây dựng. - Làm album vể công việc- nguyên vật liệu để xây dựng..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Góc khoa học – toán: - Trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng qua tranh ảnh, tranh lô tô. - Phân loại, đếm số lượng nguyên vật liệu xây dựng (các công trình xây dựng trong tranh vẽ). Hoạt động ngoài trời. - Tham quan công trình xây dựng của địa phương- trong trường. - Trò chuyện về công việc của người thợ xây. - Chơi tự do. - Chơi trò chơi vận động.. Hoạt động chiều. - Ôn hoạt động có chủ đích buổi sáng - Trò chơi xây dựng công trình trạm y tế, công trình vệ sinh, giếng nước. - LQ chữ cái l trong bài thơ - Hoạt động góc theo ý thích. - Nêu gương cuối tuần. KẾ HOẠCH TUẦN 16 Chủ đề nhánh : : Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12 Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 19/12/2011 đến ngày 23/12/2011 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Biết được công việc của chú bộ đội. * kỹnăng: - Biết nơi ở, đồ dùng, dụng cụ, quân tư trang, công việc của chú bộ đội. * Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý và biết ơn chú bộ đội..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về một số nghề phổ biến. - Chơi theo ý thích. - Thể dục sáng:Tập kết hợp bài hát: “ Chú bộ đội”. Hoạt động học. - Điểm danh trẻ tới lớp. Thứ 2 Thể dục: 19/12/11 VĐCB: Ném trúng đích bằng một tay TCVĐ: Qua cầu, hái nấm Thứ 3 Văn học: Thơ: Chú giải phóng quân. 20/12/11 Thứ 4 Khám phá khoa học: 21/12/11 Trò chuyện về ngày thành lập QĐND 22/12. Thứ 5 Tạo hình: Vẽ, nặn quà tặng chú bộ đội, bóng bay, cây 22/12/11 thông, quả Toán: Nhận biết gọi tên: hình vuông, hình tròn, tam giác Thứ 6 Âm nhạc: 23/12/11 - Hát vận động: Làm chú bộ đội. - Nghe: Màu áo chú bộ đội. - Trò chơi: Ai đoán giỏi. Nội dung. Hoạt động. Hoạt động góc + Góc tạo hình: Dán trang trí về quang cảnh bên ngoài của doanh trại bộ đội, vẽ quà tặng chú bộ đội. + Góc chơi đóng vai: - Đóng vai chú bộ đội – Nấu ăn, quân y. + Góc xây dựng:.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Xây dựng doanh trại, bộ đội. + Góc sách truyện: Xem tranh ảnh về chú bộ đọi, kể chuyện theo tranh, làm sách tranh. + Góc khoa học – toán: Chọn đồ dùng của chú bộ đội, đếm Hoạt động ngoài trời. - Tham quan doanh trại quân đội nhân Việt Nam. - Trò chuyện vềtấm gương anh hùng của các chú bộ đội - Chơi tự do. - Trò chơi vận động.. Hoạt động chiều. - Ôn đọc thơ, kể chuyện hát múa những bài có nội dung theo chủ đề - LQ chữ cái m trong bài thơ - Chơi trò chơi đóng vai chú bộ đội. - Hoạt động góc: Chơi ở các góc. - Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét nêu gương, cuối ngày – cuối tuần..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 17: Chủ đề nhánh : Nghề sản xuất Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 26/12/2011 đến ngày 30/12/2011 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Biết được công việc của bác công nhân, nông dân. * Kỹ năng: - Đồ dùng, dụng cụ của bác công nhân, nông dân. - Sản phẩm của bác công nhân, nông dân. * Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý của bác công nhân, nông dân, biết quý trọng sản phẩm nghề sản xuất. 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Cho trẻ quan sát góc. - Gợi ý cho trẻ xem tranh vẽ về chủ điểm. - Chơi tự do: - Thể dục sáng: Tập kết hợp bài hát: “ Chú bộ đội” - Điểm danh trẻ tới lớp. Thể dục:. Thứ 2 26/12/11 VĐCB: Đi kiễng gót Lăn bóng cùng cô.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Hoạt động học. Thứ 3 27/12/11 Thứ 4 28/12/11 Thứ 5 29/12/11. Văn học: - Truyện: Bác nông dân KPXH: Tìm hiểu nghề sản xuất : nông dân, công nhân (tên gọi dụng cụ, vai trò, ý nghĩa của đồ dùng, dụng cụ). - Tạo hình:Vẽ, dán cỏ, cây, tô màu tranh sản phẩm nghề sản xuất. - Toán:Phân biệt hình vuông- hình tam giác. - Âm nhạc:. Thứ 6 30/12/11 +Hát: Cháu yêu cô chú công nhân. +Nghe hát: Hạt gạo làng ta. +Trò chơi tự chọn Nội dung. Hoạt động. Hoạt động góc. Góc tạo hình: - Tô màu tranh các loại dụng cụ lao động (cuốc, xẻng, dao...) Góc chơi phân vai: - Đóng vai bác nông dân; Bán hàng sản phẩm từ nghề nông. Góc xây dựng: - Xếp ao cá;Xếp đường đi vào trang trại chăn nuôi. Góc sách truyện: - Xem tranh ảnh về nghề sản xuất (công nhân, nông dân). Góc khoa học – toán: - Đóng vai người làm nghề sản xuất. - Ý nghĩa, công dụng, số lượng của dụng cụ lao động.. Hoạt động ngoài trời. - Dạo chơi quan sát vườn rau của trường - Bán hàng các loại rau, củ, quả của nghề nông. - Chăm sóc cây trong vườn trường. - Trò chơi: Bác nông dân đi gặt lúa - Chơi tự do..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Chơi trò chơi vận động. Hoạt động chiều. - Hoạt động chung: - Ôn đọc thơ, kể chuyện ,hát múa các bài có nội dung về chủ đề. - LQ chữ cái n trong bài thơ - Hoạt động theo ý thích. - Biểu diễn văn nghệ - Nhận xét, nêu gương cuối tuần.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 18: Chủ đề nhánh : Nghề giao thông Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 3/1/2012 đến ngày 7/1/2012 1. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết gọi tên của nghề giao thông. - Công việc của nghề giao thông. * Kỹ năng: - Một số phương tiện của nghề giao thông. * Giỏo dục: - Trẻ biết yêu quý các cô bác làm nghề giao thông, ước mơ lớn lên làm nghề nào đó 2. Kế hoạch hoạt động tuần. Hoạt động. Nội dung. Đón trẻ. - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Cho trẻ quan sát góc của chủ đề. - Chơi theo ý thích. - Thể dục sáng:. Hoạt động học. Tập kết hợp bài hát: “Sắp đến tết rồi” Thứ 2 3/1/12 Thứ 3 4/1/12 Thứ 4 5/1/12. - Điểm danh trẻ tới lớp. Thể dục: VĐCB:- Đi theo đường zích zắc. TCVĐ: Bắt cá. Văn học: - Thơ: Làm nghề như bố.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Thứ 5 6/1/12 Thứ 6 7/1/12 Nội dung. - KPXH: Tìm hiểu về nghề giao thông(lái xe, lái tàu, lái thuyền) -Tạo hình:Vẽ, tô màu, dán hình ô tô, máy bay. - Toán: Phân loại 2 nhóm theo một dấu hiệu hình dạng. - Âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. Hoạt động. Hoạt động góc Góc tạo hình: - Vẽ đường đi - cho các loại phương tiện giao thông. - Tô màu tranh. Chơi góc phân vai: - Đóng vai tài xế điểu khiển các loại PTGT. Góc xây dựng: - Xây dựng, lắp ghép, xếp các loại PTGT. - Xếp đường cho ô tô đi. Góc sách truyện: - Xem tranh ảnh về các PTGT;Làm sách tranh. Góc khoa học – toán: - Xếp các loại PTGT theo đặc điểm cơ bản (Cấu tạo, hình dáng, nơi hoạt động). Hoạt động ngoài trời. - Dạo chơi quan sát thiên nhiên. - Vẽ tự do trên sân (về các loại PTGT) - Trò chơi: Bé tập lái ô tô - Chơi tự do.. Hoạt động chiều. - Hoạt động chung. + Ôn bài thơ: Làm nghề như bố... + Ôn bài hát: Em tập lái ô tô.. + Ôn toán: Gọi tên, so sánh... các loại PTGT. - Biểu diễn văn nghệ - Nhận xét, nêu gương cuối tuần.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> I. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN”. - Cho trẻ hát bài Cháu yêu cô chú công nhân - Hỏi bài hát về gì? - Các con vừa học chủ đề gì? - Trong chủ đề đó con thích nhất chủ đề nào? - Con hãy kể lại những điều ấn tượng nhất về chủ đề nghề nghiệp - Con có thể thể hiện điều đó qua các tiết mục văn nghệ, đóng kịch có nội dung về chủ đề nghề nghiệp không. - Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, đóng kịch về chủ đề nghề nghiệp... - Cho trẻ cất bớt sản phẩm của chủ đề nghề nghiệp.. - Trang trí một số hình ảnh về chủ đề mới. II. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ MỚI : “THẾ GIỚI THỰC VẬT – TẾT NGUYÊN ĐÁN”. - Bài hát Cây bắp cải; Bầu và bí; Màu hoa; Hoa kết trái; Hoá bé ngoan; Trường em Quả; Hoa kết trái; Sắp đến tết rồi; Mùa xuân đến rồi - Truyện : Chú đỗ con; Sự tích rau thì là.Hoa mào gà; Hoa bìm bịp; Sự tích các loài hoa; Chuyện của cây hoa hồng;Sự tích ngày tết; Sự tích mùa xuân - Thơ: Cây dây leo; Cây (Thị Ngọc); Cây gạo; Cây bàng; Cây xi;Khế; Quất; Chuối; Chanh; Dừa; Na; Thị; Quả;Hoa bướm, Hoa kết tráI;Cây đào; Mùa xuân - Đồng dao, ca dao: Lúa ngô là cô đậu nành; Các tranh ảnh về các cây, hoa, quả, rau, tết nguyên đán, mùa xuân Các nguyên liệu: vỏ hộp, tranh ảnh hoạ báo, lá cây, xốp, bìa cát tông, rơm, rạ, hột, hạt… III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 1. Mở chủ đề. Cho trẻ giải câu đố về các loại quả. - Con biết nhữn quả gì? - Chúng mình biết gì về các loại cây, hoa, quả, tết mùa xuân? - Chúng mình cùng tìm hiểu, khám phá chủ đề Thế giới thực vật- Tết nguyên đán nhé!!.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 2. Khám phá chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(69)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×