Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đưa ra ý kiến phản cảm một cách tế nhị doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.12 KB, 5 trang )

Đưa ra ý kiến phản cảm một cách tế nhị
Làm lãnh đạo hiển nhiên khó tránh khỏi những lúc “nộ khí xung thiên”,
nhưng cần biết rằng, mỗi lời người lãnh đạo nói ra đều có tác động đến nhân
viên, mà trong trường hợp giận dữ, thì tác động đó phần nhiều là tiêu cực.
Hãy ghi nhớ 10 quy tắc sau đây để giúp người lãnh đạo chế ngự sự nổi giận
tức thời và đưa ra những ý kiến vốn không mấy xuôi tai một cách tế nhị.
1. Hãy kiềm chế cảm xúc của mình
Bạn không muốn chỉ trích những hành động của một ai đó khi bạn nổi giận
hoặc bối rối. Bạn có thể nói một điều gì đó bạn thực sự không muốn nói hay
phản ứng nhẹ nhàng với những điều người khác phát ngôn hướng vào bạn.

2. Tìm một nơi riêng tư
Không ai muốn bị mắng trước mặt bao nhiêu người. Nếu việc trách móc
nhân viên là không thể tránh khỏi thì hãy chú ý sử dụng nó như một kế sách
cuối cùng. Ví như trong một cuộc họp tại công ty, bạn muốn đưa ra vài nhận
xét phản cảm riêng với một nhân viên, ý kiến này không nhất thiết phải nói
trước đám đông, vậy hãy gọi anh ta tới nơi chỉ có hai người (một phòng
trống khác), để nói chuyện.
3. Tập trung vào hành động chứ không phải con người
Khi phê bình ai đó nghĩa là ngay lập tức bạn đã tạo ra một rào cản giữa bạn
và người đó. Hãy đưa ra ý kiến tập trung vào những hành động của họ thay
vì chê bai con người họ.
4. Cụ thể
Góp ý với nhân viên nhưng chung chung, tràng giang đại hải và không đầu
không cuối thì có khi lại tác hại chứ chẳng hiệu quả. Bạn cần trao đổi, góp ý
một cách cụ thể về những hành động cụ thể hoặc những điều cụ thể người đó
đã làm, đã nói, nếu bạn muốn họ hiểu rõ và bị thuyết phục.
5. Không trì hoãn
Bạn nên đưa ra những ý kiến phản hồi bị coi là phản cảm sớm nhất có thể
sau mỗi sự kiện. Nếu bạn nhìn thấy một nhân viên cư xử thô lỗ với khách
hàng, đừng chờ đợi cho đến khi nhận được những ý kiến phê bình về hành


động đó từ những người xung quanh rồi mới nhắc nhở nhân viên. Thay vào
đó, bạn hãy gọi nhân viên đó vào văn phòng của bạn và nói chuyện ngay tức
thì.
6. Bình tĩnh
Đừng la hét hay gào thét. Điều đó sẽ đặt người nghe vào thế phòng thủ và
chắc chắn sẽ không thấm được những điều bạn đang cố gắng nói với họ.
7. Luôn khẳng định sự tin tưởng
Điều này củng cố thêm quy tắc thứ 3 đã đề cập ở trên, nhưng ở đây bạn sẽ
cần phải cho họ biết rằng bạn vẫn giữ lòng tin ở họ cũng như năng lực của
họ. Điều bạn muốn là họ thay đổi hành động. Hãy nói một điều gì đó tương
tự với thái độ khuyến khích như “anh sẽ là một lễ tân phục vụ khách hàng rất
tốt, vậy nên tôi chắc rằng anh sẽ cần kiên nhẫn hơn với khách hàng”.
8. Ngừng nói và lắng nghe
Sau khi nói rõ với nhân viên điều bạn không hài lòng, tại sao bạn không hài
lòng, hãy dừng lại và không nói gì thêm. Hãy dành cho người đó một cơ hội
để giải thích hay phản bác lại nhận xét của bạn. Hãy lắng nghe những điều
họ nói một cách nghiêm túc.
9. Chỉ ra hướng khắc phục
Đừng chỉ chê bai, hãy chỉ cho họ cách giải quyết, và cùng bàn bạc với họ
mọi giải pháp. Hãy chắc chắn rằng những bước hành động cụ thể được vạch
ra rõ ràng, đâu là cái họ được phép làm, đâu là cái không được thực hiện
tiếp. Nếu cần thiết, bạn có thể tăng cường các khoá đào tạo chuyên sâu hơn
cho nhân viên nắm rõ.
10. Hãy bao dung
Sau khi đã đưa ra ý kiến, tỏ thái độ và chấp nhận một giải pháp, hãy bắt tay
vào việc thực hiện giải pháp đó. Đừng nuôi dưỡng ác ý đối với nhân viên chỉ
vì họ đã mắc lỗi. Cũng đừng lửng lơ thái độ làm họ lo sợ rằng họ có thể mắc
sai lầm khác. Hãy tiếp tục quan sát hành động của họ như cách bạn đã làm
với tất cả các nhân viên khác, nhưng cũng đừng quá ám ảnh về nó. Hãy công
bằng và đừng định kiến.

Đưa ra những ý kiến phản hồi phản cảm chưa bao giờ được coi là việc dễ
dàng, nhưng nếu bạn phải làm điều đó, hãy thật tế nhị để người nhận ý kiến
không cảm thấy bị tổn thương. Hãy tìm một nơi riêng tư để nói chuyện, bình
tĩnh suy nghĩ, kiên nhẫn lắng nghe và đừng quên thể hiện sự hài hước tinh
tế.

×