Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

My chi trich Trung Quoc dua quan den dao cua VietNam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.75 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mỹ chỉ trích Trung Quốc đưa quân đến đảo của Việt Nam | - Mỹ hôm qua (3/8) đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về việc lập một đơn vị quân đội đồn trú ở cái mà nước này gọi là “thành phố Tam Sa”, miêu tả đây là hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực. "Chúng tôi rất quan ngại trước tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông và đang giám sát chặt chẽ tình hình ở đây", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - ông Patrick Ventrell đã cho biết như vậy Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một trong một tuyên bố. phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể Theo ông Ventrell, "hành động cụ thể tranh cãi với hai quần đảo này. của Trung Quốc trong việc thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ và thiết lập một đơn vị quân đội đồn trú ở đây đi ngược lại hoàn toàn với những nỗ lực ngoại giao chung trong việc giải quyết các bất đồng. Hành động đó có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực”. Phát ngôn viên Ventrell cũng đề cập đến “những cuộc khẩu chiến” và các vụ việc xảy ra ở Biển Đông gần đây, nói rằng “Mỹ kêu gọi tất cả các bên tiến hành những bước đi nhằm làm dịu căng thẳng". Đây là lần đầu tiên Mỹ chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng như đưa quân đến đồn trú ở khu vực này. Ngoài việc bày tỏ sự lo ngại sâu sắc ở vùng biển giàu tài nguyên nhưng nóng bỏng vì các cuộc tranh chấp này, Washington còn lên tiếng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các nỗ lực ngoại giao của các nước Đông Nam Á nhằm đàm phán với Trung Quốc. Trước đó một ngày, hôm 2/8, Thượng viện Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông hãy thể hiện sự kiềm chế. Mỹ cam kết sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á trở thành một liên minh “mạnh và độc lập”. Phản ứng trên của Washington được đưa ra 10 ngày sau khi Trung Quốc ngang nhiên thông báo thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Động thái này của Bắc Kinh là nhằm củng cố khả năng kiểm soát các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Không chỉ Việt Nam mà cộng đồng quốc tế và bản thân nhiều người Trung Quốc đã lên tiếng phản đối gay gắt hành động vô lý này..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lãnh đạo UBND Đà Nẵng và Khánh Hòa khẳng định, việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp đó. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và quyết liệt của Việt Nam cũng như sự lên án của dư luận quốc tế, hôm 17/7, Trung Quốc lại tiếp tục tiến hành những bước đi nhằm dựng lên một chính quyền ở cái gọi là "thành phố Tam Sa". Trắng trợn hơn nữa, hôm 20/7, tờ Tân Hoa xã đưa tin, giới lãnh đạo quân sự trung ương của Trung Quốc vừa mới thông qua kế hoạch thành lập và triển khai một đơn vị quân đội đồn trú ở cái mà nước này gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Động thái mới trên của Trung Quốc tiếp tục là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Rõ ràng, trong thời gian qua, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động hiếu chiến, gây hấn, bất chấp luật pháp quốc tế và dư luận thế giới trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông. Điều này đã gây lo ngại cho không chỉ người dân thế giới mà cả người dân ở chính đất nước Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được ngay cả với chính người dân của nước này. Mới đây, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc. “Việc thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót. Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ ‘thành phố Tam Sa’, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”, phóng viên Chu Phương đã viết như vậy. Mỹ muốn làm suy yếu khả năng dọa dẫm của Trung Quốc Việc Washington lên án động thái thành lập “thành phố Tam Sa” và đưa quân đến đồn trú tại đây của Trung Quốc cũng được đưa ra sau khi ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm không đưa ra được một tuyên bố chung sau cuộc họp vì vấn đề Biển Đông. Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô Washington, nhận định, Mỹ đang tìm cách củng cố sự đoàn kết trong ASEAN đồng thời làm suy yếu khả năng dọa dẫm, bắt nạt các nước láng giềng của Trung Quốc. Theo bà Glaser, trong tuyên bố mới được đưa ra nói trên, Washington không hề đề.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cập đến hành động của các nước khác. Điều này có thể khiến Trung Quốc tức giận bởi nước này đang cáo buộc Mỹ “đứng về bên các nước láng giềng của Bắc Kinh trong những cuộc tranh chấp ở Biển Đông”. Tuyên bố của Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc về việc dựng rào chắn ngay trước bãi cạn Scarborough. Đây là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn cản tàu thuyền Philippines đi vào khu vực tranh chấp này. Mỹ - nước đang triển khai hàng nghìn quân ở Châu Á-Thái Bình Dương, coi mình là một nhân tố giữ ổn định trong khu vực. Dù Washington khẳng định đứng trung lập trong các cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông nhưng nước này tuyên bố họ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì sự tự do hàng hải ở Biển Đông chiến lược. Hôm qua, ông Ventrell cũng một lần nữa tái khẳng định, Mỹ có lợi ích trong việc duy trì sự ổn định cũng như đảm bảo cho “các hoạt động giao thương hợp pháp” không bị cản trở ở Biển Đông. Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Để làm được điều đó, Trung Quốc không muốn các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, can thiệp vào tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, mong muốn của Bắc Kinh chắc chắn sẽ không thể thực hiện được bởi giờ đây, không chỉ Mỹ mà một loạt cường quốc khác như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản... đều để mắt tới khu vực Biển Đông đầy sóng gió này..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×