Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

phuong phap tieng viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.03 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của phân môn ngữ pháp. 1.1 Vị trí. Chương trình đã giành một số lượng đáng kể cho phần ngữ pháp, điều đó nói lên ý nghĩa vô cùng quan trọng của ngữ pháp. 1.2 Vai trò - Ngữ pháp là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh. - Ngữ pháp khơi dậy, phát triển, củng cố khả năng tư duy, óc sáng tạo cho học sinh. 1.3 Nhiệm vụ Phân môn ngữ pháp có 3 nhiệm vụ: a. Cung cấp cho học sinh một cách có hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết vừa sức về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đó một cách chủ động, sáng tạo đầy hứng thú vào việc nói, viết chuẩn mực, mạch lạc, chặt chẽ. b. Khơi dậy, phát triển, củng cố khả năng tư duy, óc sáng tạo cho học sinh. c. Bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu thẩm mĩ, lòng tự hào, yêu quý, tôn trọng tiếng mẹ đẻ. 2. Nội dung dậy học ngữ pháp. 2.1 Dạy tri thức vê ngữ pháp Lớp. Từ ngữ. Ngữ pháp. 6. 6 tiết. 17 tiết.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 7. 11. 12. 8. 4. 20. 9. 9. 11. => Tri thức về ngữ pháp bao gồm: + Cấu tạo từ (...) + Từ loại ( Động từ, Danh từ,...) + Cụm từ (Cụm động từ, Cụm danh từ,...) + Câu và các đơn vị ngữ pháp trên câu ( Câu đặc biệt, Câu rút gọn, thêm trạng ngữ cho câu,...) 2.2 Rèn năng lực sử dụng ngữ pháp -Học sinh nắm vững các quy tắc sản sinh ra từ, ra câu, ra văn bản để biết dùng tiếng mẹ đẻ một cách tự giác, có ý thức vượt lên khỏi trình độ kinh nghiệm tự phát. -Thể hiện cụ thể ( Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ, Thực hành về ngữ pháp) 2.3 Cấu tạo của bài học tri thức ngữ pháp trong SGK Ngữ Văn. - Cơ bản cấu tạo thành 3 mục (I, II, III) - Nếu hai đơn vị tri thức, sau mỗi một phần lớn là ghi nhớ, phần III là luyện tập. Có bài chỉ có hai phần. - Ý nghĩa: Dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài theo hướng quy nạp. 3. Tổ chức dạy học ngữ pháp trong SGK. 3.1 Dạy kiểu bài lí thuyết ngữ pháp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Mục đích: Cung cấp những tri thức lí thuyết mới về ngữ pháp cho học sinh, để trên cơ sở đó học sinh thực hành sử dụng các đơn vị ngữ pháp một cách có ý thức về việc nói, viết tiếng Việt văn hóa. *Tổ chức dạy. -Giáo viên chuẩn bị bài học, nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo để xác định chính xác mục tiêu bài học, đồng thời có thể dự kiến các tình huống về mặt phương pháp dạy học. -Thiết kế bài học, thể hiện được các hoạt động của thầy và trò. Các bước triển khai trên lớp: 3.1.1 Ổn định tổ chức lớp: Tạo tâm thế cho người học( 3-5 phút) Hình thức: Kiểm tra. 3.1.2 Giới thiệu bài mới: Định hướng về nội dung, ý nghĩa, vị trí của bài học (trực tiếp hoặc gián tiếp) Căn cứ vào đơn vị kiến thức đã có của học sinh. 3.1.3 Dạy bài mới: Hình thành khái niệm, quy tắc về ngữ pháp cho học sinh. Thầy thiết kế, trò thi công (15-20 phút).. Công đoạn 1: *Hình thành khái niệm, quy tắc ngữ pháp. -Giáo viên chọn ngữ liệu có chứa hiện tượng ngôn ngữ cần học để giới thiệu cho học sinh( qua bảng phụ, máy chiếu, đọc SGK) -Cách thức thực hiện: Giáo viên chon ngữ liệu cho học sinh quan sát(chọn mẫu) chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần tìm và đảm bảo tính ngắn gọn, tần số sử dụng cao, đảm bảo tính thẩm mĩ giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Học sinh quan sát mẫu: quan sát, đọc ví dụ. -Học sinh phân tích ngữ liệu qua hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng do giáo viên đưa ra -Học sinh hoặc giáo viên gọi tên cho các hiện tượng ngôn ngữ vừa phân tích. -Học sinh khái quát hóa vấn đề, rút ra khái niệm, quy tắc ngôn ngữ cần học. -Học sinh đọc mục ghi nhớ trong SGK. Công đoạn 2: *Luyện tập - Mục đích: Củng cố khái niệm lí thuyết vừa hình thành và rèn kĩ năng sử dụng các quy tắc về từ ngữ (15-20 phút) - Hình thức tiến hành đa dạng: Dựa trên hệ thống bài tập có trong SGK, hoặc giáo viên tự đưa, làm trong vở, trên bảng lớn, phiếu học tập, thảo luận nhóm hoặc tổ chức trò choi học tập. 3.1.4 Củng cố dặn dò -Mục đích: Khái quát, nhấn mạnh nội dung cơ bản của bài học -Hình thức: Bài tập, câu hỏi đánh giá -Dặn dò học sinh những điều cần học ở bài và tiếp theo ở nhà *Một số chú ý trong kiểu bài lí thuyết ngữ pháp. -Hệ thống câu hỏi theo các tiêu chí: + Tiêu chí mục đích của việc dậy học (gợi mở, củng cố, tổng kết đánh giá).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Tính chất nhận thức của học sinh (tái hiện, giải thích chứng minh, tìm tòi tái hiện) + Căn cứ theo cấp độ nhận thức (biết- hiểu- vận dụng- phân tích- tổng hợp- đánh giá) -Tuyến tính hóa: Biết- phân tích- tổng hợp, so sánh đối chiếu- vận dụng- đánh giá. Mục đích của câu hỏi nhận biết là nhận biết, quan sát. -Câu hỏi phân tích: Mục đích là mổ xẻ các ngư liệu ở các khái cạnh khác nhau và ứng với một câu hỏi có tác dụng định hướng như một thuộc tính hay dấu hiệu về khái niệm ngôn ngữ. -Câu hỏi tổng hợp: Tìm hiểu đối tượng một cách trọn vẹn, tổng thể nhằm khái quát lên lí luận bao trùm đối tượng đó. Chốt lại kết quả cuối cùng bằng khái niệm, ghi nhớ. -Câu hỏi so sánh, đối chiếu: Chức năng giúp học sinh thông hiểu tri thức tư duy để phân biệt sự vật này với sự vật khác. -Yêu cầu của hệ thống câu hỏi. -Cách thức hỏi. Chú ý một số vấn đề thuộc nội dung lí thuyết từ ngữ trong chương trình..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3.2.Dạy kiểu bài thực hành ngữ pháp. * Khái niệm ngữ. Thực hành ngữ pháp là dạy học sinh vận dụng các quy tắc pháp vào thực tế nói năng.  Mục đích: Bằng thực hành học sinh được trực tiếp hoạt động các em có điều kiện tự mình phát hiện lại tri thức, vận dụng tri thức vào giải quyết các hiện tượng ngữ pháp và lời nói thông qua quá trình vận dụng, phát hiện này mà các tri thức của các em được chính xác, củng cố và khắc sâu.  Thực hành từ ngữ bao gồm: -Dạy vận dụng các quy tắc cấu tạo từ. - Dạy vận dụng các quy tắc sử dụng từ loại. -Dạy vận dụng các quy tắc cấu tạo cụm từ, câu. -Dạy vận dụng các quy tắc cấu tạo các đơn vị trên câu. 3.2.1. Tổ chức dạy thực hành ngữ pháp bằng kiểu bài luyện tập, kiểu bài ôn tập và kiểu bài thực hành.  Kiểu bài luyện tập. Mục đích: Nhằm tổ chức luyện tập để nắm vững thêm nội dung một số bài cụ thể và để hình thành củng cố, nâng cao thêm kĩ năng vận dụng các quy tắc ngữ pháp vào thực tế nói năng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Gồm 2 phần: Phần ôn tập lí thuyết. Phần luyện tập thực hành. -Nội dung thực hành luyện tập được cụ thể hóa thành các bài tập. Bao gồm: + Bài tập nhận diện, miêu tả. + Bài tập sáng tạo.  Kiểu bài ôn tập. Mục đích: Giúp học sinh có cái nhìn bao quát về toàn bộ những vấn đề đã học, các mối liên hệ, quan hệ giữa các vấn đề đó, làm cho các em có diều kiện hiểu sâu hơn, nhớ kĩ hơn các tri thức ngữ pháp đã học. -Gồm 2 phần: Phần ôn tập lí thuyết. Phần thực hành luyện tập.  Kiểu bài thực hành -Mục đích: Nhằm tổ chức cho học sinh luyện tập để chuyển tri thức lí thuyết thành kĩ năng. 3.2.2. Tổ chức nội dung dạy bài ôn tập. Gồm 3 quy trình: Luyện- ôn- luyện -Công đoạn 1: Luyện để ôn và củng cố hình thành kĩ năng -Công đoạn 2: Ôn để luyện ở mức độ cao hơn. -Công đoạn 3: Luyện ở mức độ cao hơn để khắc sâu tri thức lí thuyết và củng cố kĩ năng.  Ưu điểm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tiết kiệm thời gian, giành được nhiều thời gian cho thực hành luyện tập, giờ học sinh động, những chỗ yếu về lí thuyết của học sinh được bộc lộ rõ nét.  KLSP: Giáo viên cần chú ý: - Căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh có thể chia các bài tập luyện tập thực hành theo các cấp độ: + Bài tập nhận diện. + Bài tập thông hiểu + Bài tập vận dụng + Bài tập sáng tạo  Chú ý: Bài tập nên đưa về một hệ thống, đủ về số lượng, phù hợp với mục đích của bài học và trình độ của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×