Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
cũng như quá trình thực hiện đề tài tại Phịng Tài ngun và Môi trường huyện Đức
Thọ, tỉnh Hà Tĩnh em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ trong
khoa Quản lý đất đai, các đồng chí cán bộ phịng Tài ngun và Mơi trường cùng tồn
thể gia đình và bạn bè.
Với tình cảm chân thành và kính trọng, trước hết em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới tất cả các thầy, cô giáo đã trang bị cho em hành trang kiến thức và giúp em khi
gặp khó khăn trong q trình học tập và rèn luyện tại Học viện.
Em xin chân thành cảm ơn phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đức Thọ,
tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt thời gian làm đề tài.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS.
Phạm Quý Giang đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên em trong suốt thời gian
làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Với quỹ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài tốt nghiệp khơng tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để đề tài
được hồn thiện hơn.
Kính chúc các thầy cơ và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Trần Thị Chín

1


MỤC LỤC

2




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
BC-CP
CN-TTCN-XD
CSDL
ESRI
GIS
NTM
QHSDĐ
QL
QH
TT-BTNMT
THCS
TL
UBND

Diễn giải
Báo cáo – Chính phủ
Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp – xây dựng
Cơ sở dữ liệu
Environmental Systems Research Institute (Viện nghiên cứu các
hệ thống môi trường)
Geographic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý)
Nông thôn mới
Quy hoạch sử dụng đất
Quốc lộ
Quốc hội

Thông tư – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trung học cơ sở
Tỉnh lộ
Uỷ ban nhân dân

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp…………………………………………
46
Bảng

3.2:

Hiện

trạng

sử

dụng

đất

phi

nông

nghiệp……………………………………..47

Bảng 3.3: Cấu trúc các trường dữ liệu lớp hành chính…………………………………
54
Bảng

3.4:

Cấu

trúc

các

trường

dữ

liệu

lớp

thửa

đất…………………………………….55
Bảng 3.5: Cấu trúc các trường dữ liệu lớp giao thông…………………………………
56
Bảng

3.6:

Cấu


trúc

các

trường

dữ

liệu

lớp

thủy

hệ…………………………………….57
Bảng 3.7: Cấu trúc các trường dữ liệu lớp công trình kinh tế - xã hội…………………
58
Bảng 3.8: Cấu trúc các trường dữ liệu lớp địa hình……………………………………
59

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các bộ phận cấu thành GIS…………………………………………………….6
Hình

2:


Bộ

phần

mềm

ứng

dụng

ArcGIS…………..

…………………………………..25
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh………………………………….32
Hình 3.2: Hình minh họa hệ thống tọa độ cho các lớp bản đồ………………………...53
Hình 3.3: CSDL khơng gian và thuộc tính lớp hành chính............................................54
Hình 3.4: CSDL khơng gian và thuộc tính lớp thửa đất.................................................55
Hình 3.5: CSDL khơng gian và thuộc tính lớp giao thơng.............................................56
Hình

3.6:

CSDL

khơng

gian




thuộc

tính

lớp

thủy

lợi..................................................57
Hình 3.7: CSDL khơng gian và thuộc tính lớp cơng trình kinh tế - xã
hội.....................58
Hình

3.8:

CSDL

khơng

gian



thuộc

tính

lớp

địa


hình...................................................59
Hình 3.9:CSDL khơng gian và thuộc tính lớp thửa đất.................................................60
Hình

3.10:

Hình

minh

họa

kết

quả

thống



thửa

đất.......................................................61
Hình 3.11: Hình minh họa kết quả xem thơng tin thuộc tính của lớp hành chính.........62
Hình 3.12: Hình minh họa trước khi mở rộng đường giao thơng..................................63
Hình 3.13: Hình minh họa khi mở rộng tuyến đường thêm 10m...................................64
Hình 3.14: Hình minh họa loại đất và diện tích bị mất khi mở rộng đường..................64
Hình 3.15: Hình minh họa biểu đồ sản lượng lương thực của các xã, thị trấn...............65
Hình 3.16: Chỉnh lý biến động về thửa đất trên bảng thuộc tính...................................66

Hình 3.17: Bản đồ chun đề khoảng dân số các xã, thị trấn của huyện.......................67

5


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người, là cơ sở khơng gian của mọi q trình sản xuất, là tư liệu sản xuất
đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và
quốc phịng.
Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Do đó cơng tác
quản lý nhà nước về đất đai cần phải nắm chắc các thông tin về đất đai như diện tích, vị
trí, mục đích sử dụng, loại đất, hình thể thửa đất, để phục vụ tốt cơng tác quy hoạch và
đáp ứng nhu cầu hoạt động của dân cư.
Quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều
kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng
thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu
sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ
đất và môi trường. Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm
tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình
trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nơng lâm nghiệp
(đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng
tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội

và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng
địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường.
6


Trong những năm gần đây, công nghệ GIS (Hệ thống thông tin địa lý) ngày càng
được phát triển và nhiều tiện ích đã thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ở
Việt Nam, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Hệ thống thông tin địa lý cũng
được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển như một yếu tố khách quan. Việc nghiên cứu,
xây dựng và phát triển ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ GIS sẽ giúp ta dễ dàng
xây dựng một hệ thống thông tin đất đai phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước,
giúp cho công tác quy hoạch sử dụng đất đơn giản hơn, chính xác và hiệu quả hơn dựa
trên phả năng phân tích thơng minh cùng thế mạnh tìm kiếm và phân tích dữ liệu
khơng gian, giúp xử lý và tổng hợp thông tin nhanh, đưa ra quyết sách toàn diện, đúng
đắn, kịp thời về các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.
Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh phát triển cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại
trong nền kinh tế thị trường, năm 2016 tổng giá trị sản xuất đạt: 5473 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng ổn định bình quân 13,8%/năm, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-xây
dựng và thương mại-dịch vụ, cùng với sự gia tăng dân số nhanh đã làm nhu cầu sử
dụng đất của các ngành tăng lên, công tác phân bổ đất đai càng trở nên quan trọng. Vì
vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
huyện là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng xây dựng CSDL đất đai hiện nay.
Xuất phát từ lý luận và những đòi hỏi của thực tiễn nêu trên, được sự phân công
của Khoa Quản Lý Đất Đai - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của
TS.Phạm Qúy Giang, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở
dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
-Khai thác cơ sở dữ liệu đã xây dựng phục vụ công tác quy hoạch sử đất trên địa
bàn nghiên cứu.


7


3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất của huyện.
- Sử dụng thành thạo phần mềm tin học để nhập, xử lý và lưu trữ dữ liệu thông
tin đất đai.
- Tổng hợp, đánh giá các nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài.

8


CHƯƠNG I.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về Hệ thống thông tin địa lý
1.1.1 Lịch sử phát triển GIS
Hệ thống thơng tin địa lý (GIS) hình thành và phát triển qua bốn giai đoạn bao
gồm:
- Giai đoạn 1: Từ 1960s-1970s GIS được sử dụng mang tính đơn lẻ, cá nhân, hệ
thống thiếu tính linh hoạt. Có thể kể ra một số tác giả và hệ thống GIS đầu tiên trong
giai đoạn này như R.Tomlinson và Canada Geographic Information System (CGIS),
H.Fisher và SYMAP mapping package.
- Giai đoạn 2: Từ giữa 1970s đến đầu những năm 1980s chủ yếu là sự truyền bá
về GIS, ít phát kiến mới, tập trung chủ yếu ở các cơ quan nghiên cứu Nhà nước.
- Giai đoạn 3: Từ 1980-1990, do sự phát triển của kinh tế thị trường, các phần
mềm GIS nổi tiếng như ArcInfo ra đời năm 1982 bởi ESRI (Environmental Systems
Research Institute), Mapinfo ra đời, sự phát triển của GIS được chấp nhận.
- Giai đoạn 4: Từ cuối 1980s đến nay đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của cơng
nghệ sản xuất máy tính điện tử. Cấu hình máy vi tính ngày càng mạnh và giá thành cả
phần cứng và phần mềm đều hạ. Sự tiến bộ vượt trội của bản đồ vẽ trên máy tính so

với bản đồ giấy (nhanh hơn, chứa đựng nhiều thông tin hơn, dễ cập nhật, dễ lưu trữ, giá
trị sử dụng cao, sai số kỹ thuật và ngẫu nhiên thấp).
Xu hướng hiện nay của GIS là phát triển một cách toàn diện hơn về các nội
dung sau: Ứng dụng các mơ hình khơng gian ngày càng nhiều; chất lượng số liệu được
chú ý; cách thể hiện dữ liệu và WebGIS…
1.1.2 Định nghĩa GIS
Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin chuyên biệt được sử dụng để
thao tác, tổng kết, truy vấn, hiệu chỉnh và hiển thị các thông tin về các đối tượng không
gian được lưu trữ trên máy tính. Hệ thống thơng tin địa lý sử dụng các thông tin

9


đặctrưng về “cái gì đang ở đâu” trên bề mặt trái đất. Từ các tiếp cận khác nhau, nhiều
nhà khoa học đã cho những định nghĩa GIS khác nhau:
Theo Burrough (1986): GIS là một hộp công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy
vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu
đặc biệt.
Theo Clarke (1995): Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống tự động thu thập,
lưu trữ, truy vấn, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian.
Theo Star and Estes (1990): GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm
việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý. Nói cách khác, GIS là hệ thống gồm hệ cơ
sở dữ liệu với những dữ liệu có tham chiếu khơng gian và một tập hợp những thuật
toán để làm việc trên dữ liệu đó.
Tuy nhiên các khái niệm về GIS đều dự trên 3 yếu tố quan trọng là: Dữ liệu đầu
vào, hệ thống vi tính số kỹ thuật cao và khả năng phân tích số liệu khơng gian.
Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: Dữ liệu
vào, quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra.
GIS là tập hợp của các thuật tốn: Trong một hệ thống thơng tin địa lý có thể sử
dụng các phương pháp tính đại số, hình học từ đơn giản đến phức tạp, các phép đo

đạc…
Định nghĩa theo mơ hình cấu trúc dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữ liệu được sử
dụng trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter).
Về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ, phân tích và trình bày
các thơng tin khơng gian và phi khơng gian. Cơng nghệ GIS có thể nói là tập hợp hoàn
chỉnh các phương pháp và các phương tiện nhằm sử dụng và lưu trữ các đối tượng.
GIS là hệ thống trợ giúp và ra quyết định: GIS có thể coi là một hệ thống trợ giúp
việc ra quyết định, tích hợp các số liệu khơng gian trong một cơ chế thống nhất.
1.1.3 Các bộ phận cấu thành GIS

Các thành phần cơ bản cấu thành GIS bao gồm: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
con người và phương pháp.
10


Hình 1: Các bộ phận cấu thành GIS


Phần cứng

Phần cứng của một hệ thống GIS bao gồm máy vi tính, cấu hình và mạng cơng
việc của máy tính, các thiết bị ngoại vi nhập xuất dữ liệu và lưu trữ dữ liệu. Bộ phận
điều khiển trung tâm (CPU) được nối với bộ phận lưu trữ (diskdrive) làm nhiệm vụ lưu
trữ dữ liệu và chương trình máy tính. Các thiết bị ngoại vi khác như máy in, máy vẽ
(plotter), các ổ đĩa DVD, CD, modem, máy quét, máy in…


Phần mềm

Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu trữ,

phân tích và hiển thị thơng tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý; Hệ quản trị CSDL; Công cụ hỗ trợ
hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện đồ hoạ. Phần mềm được sử dụng trong
kỹ thuật GIS phải bao gồm các tính năng cơ bản sau: Nhập và kiểm tra dữ liệu; Lưu trữ
và quản lý cơ sở dữ liệu; Xuất dữ liệu; Biến đổi dữ liệu; Tương tác với người dùng.
• Dữ liệu

11


Dữ liệu là thành phần quan trọng nhất của một hệ thống GIS. Các dữ liệu không
gian (Spatial Data) và các dữ liệu phi không gian (Non Spatial Data) được tổ chức theo
một mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management
System) thể hiện mối quan hệ không gian của các đối tượng.
- Cơ sở dữ liệu khơng gian: là những mơ tả hình ảnh bản đồ được số hóa theo
một khn dạng nhất định mà máy tính hiểu được. Hệ thống thơng tin địa lý dùng cơ
sở dữ liệu này để xuất ra các bản đồ trên màn hình hoặc ra các thiết bị ngoại vi khác
nhau như máy in, máy vẽ. Cơ sở dữ liệu không gian được thể hiện ở hai dạng cấu trúc
là vector và raster.
+ Số liệu Vector: Được trình bày dưới dạng điểm, đường và vùng, mỗi dạng có
liên quan đến 1 số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
+ Số liệu Raster: Được trình bày dưới dạng lưới ơ vng hay ơ chữ nhật đều
nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị của thuộc tính. Số liệu của ảnh
vệ tinh và số liệu bản đồ được quét là số liệu Raster.
-Cơ sở dữ liệu thuộc tính: được trình bày dưới dạng ký tự hoặc số, hoặc ký hiệu
để mơ tả các dãy số liệu có tính liên tục như: nhiệt độ, độ cao…và thực hiện các phân
tích khơng gian của số liệu.


Con người


Là những người sử dụng, thiết kế, xây dựng, duy trì, bảo dưỡng chương trình của
GIS, cung cấp số liệu, giải thích và báo cáo kết quả. Người dùng GIS là những người
sử dụng các phần mềm GIS giải quyết các bài tốn khơng gian theo mục đích của họ.
+ Người sử dụng hệ thống: Là những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn đề
không gian. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là số hóa bản đồ, kiểm tra lỗi, soạn thảo, phân
tích các dữ liệu thô và đưa ra các giải pháp cuối cùng để truy vấn dữ liệu địa lý. Những
người này phải thường xuyên được đào tạo do GIS thay đổi liên tục và yêu cầu mới của
kỹ thuật phân tích.
+ Thao tác viên hệ thống: Có trách nhiệm vận hành hệ thống hàng ngày để người
sử dụng hệ thống làm việc hiệu quả. Công việc của họ là sửa chữa khi chương trình bị
12


tắc nghẽn hay là công việc trợ giúp nhân viên thực hiện các phân tích có độ phức tạp
cao. Họ còn làm việc như quản trị hệ thống, quản trị CSDL, bảo vệ an toàn cho CSDL
tránh hư hỏng, mất mát dữ liệu.
+ Nhà cung cấp GIS: Cung cấp các phần mềm, cập nhật phần mềm, phương pháp
nâng cấp cho hệ thống.
+ Nhà cung cấp dữ liệu: Là các cơ quan nhà nước hay tư nhân cung cấp các dữ
liệu sửa đổi từ Nhà nước.
+ Người phát triển ứng dụng: Là những lập trình viên, họ xây dựng giao diện
người dùng, giảm khó khăn các thao tác cụ thể trên hệ thống GIS...
+ Chuyên viên phân tích hệ thống GIS: Là nhóm người chuyên nghiên cứu thiết
kế hệ thống, được đào tạo chuyên nghiệp có trách nhiệm xác định các mục tiêu của hệ
GIS trong cơ quan, hiệu chỉnh hệ thống, đề xuất kỹ thuật phân tích đúng đắn...


Phương pháp


Kỹ thuật và các thao tác được sử dụng để nhập, quản lý, phân tích và thể hiện các
dữ liệu khơng gian và đảm bảo chất lượng của nó (số hóa, xây dựng CSDL, phân tích
khơng gian, xây dựng bản đồ, metadata).
1.1.4 Các chức năng của GIS

Một hệ thống GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:Thu thập dữ liệu;
Lưu trữ dữ liệu; Truy vấn (tìm kiếm) dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Hiển thị dữ liệu và
Xuất dữ liệu.
- Thu thập dữ liệu (data collection): Dữ liệu mô tả các đối tượng địa lý được lưu
trữ trong cơ sở dữ liệu địa lý. Cơ sở dữ liệu địa lý là một thành phần có chi phí xây
dựng cao và tồn tại trong một thời gian dài cùng với hệ thống, vì vậy việc thu thập dữ
liệu là một vấn đề hết sức quan trọng. Làm thế nào để lấy dữ liệu chỉ tồn tại trên dạng
giấy vào cơ sở dữ liệu? Dữ liệu này ở dạng số nhưng khơng thể sử dụng được, vậy nó ở
định dạng nào? Một hệ thống thông tin địa lý phải cung cấp các phương pháp để nhập

13


dữ liệu địalý (tọa độ) và dữ liệu dạng bảng (thuộc tính). Hệ thống càng có nhiều
phương pháp nhập dữ liệu thì càng mềm dẻo và linh hoạt.
- Lưu trữ dữ liệu (data Storage): Có hai mơ hình cơ bản được sử dụng để lưu trữ
dữ liệu địa lý: vector và raster. Một hệ thống thông tin địa lý cần phải có khả năng lưu
trữ cả hai định dạng dữ liệu này. Trong mơ hình dữ liệu vector, đối tượng địa lý được
biểu diễn tương tự như cách chúng biểu diễn trên bản đồ (bằng các đối tượng điểm,
đường và vùng). Một hệ tọa độ x,y được sử dụng để xác định vị trí của các đối tượng
này trong thế giới thực. Mơ hình dữ liệu raster biểu diễn các đối tượng bằng cách sử
dụng một lưới bao gồm nhiều ô. Mức độ chi tiết của đối tượng phụ thuộc vào kích
thước của các ơ trong lưới. Định dạng dữ liệu raster rất phù hợp cho các bài tốn phân
tích không gian củng như việc lưu các dữ liệu dạng ảnh. Dữ liệu dạng raster khơng
thích hợp cho các ứng dụng như quản lý thửa đất vì ranh giới của các đối tượng cần

phải được phân biệt rõ ràng.
- Truy vấn dữ liệu (data query): Một hệ thống GIS phải có các cơng cụ để tìm ra
các đối cụ thể dựa trên vị trí địa lý hoặc thuộc tính của nó. Các truy vấn, thường được
tạo ra bởi các câu lệnh hoặc biểu thức logic, sẽ được sử dụng để chọn ra các đối tượng
trên bản đồ và các bản ghi của chúng trong cơ sở dữ liệu. Một truy vấn của một hệ
thống GIS thông thường sẽ trả lời câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Trong kiểu truy vấn này,
người sử dụng biết đối tượng nằm ở vị trí nào và muốn biết các thuộc tính của nó. Điều
này có thể được thực hiện trong hệ thống GIS bởi vì đối tượng địa lý được thể hiện trên
bản đồ sẽ có liên kết với thơng tin thuộc tính của nó lưu trong cơ sở dữ liệu. Một kiểu
truy vấn khác của GIS là tìm các vị trí thỏa mãn một số tính chất nào đó. Trong trường
hợp này, người sử dụng biết rõ các tính chất quan trọng và muốn tìm xem những đối
tượng nào có thuộc tính đó.
- Phân tích dữ liệu (data analysis): Phân tích địa lý thường liên quan đến nhiều
tập dữ liệu khác nhau và yêu cầu một quá trình nhiều bước để cho ra kết quả cuối cùng.
Một hệ thống GIS phải có khả năng phân tích mối quan hệ khơng gian giữa các tập dữ

14


liệu để trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề mà người sử dụng đặt ra. Ba phương pháp
phân tích thơng tin địa lý phổ biến là:
+ Phân tích gần kề xấp xỉ: Sử dụng thuật toán buffering để xác định mối quan hệ
gần kề giữa các đối tượng.
+ Phân tích chồng xếp: Kết hợp các đối tượng của hai lớp dữ liệu để tạo ra một
lớp mới, lớp kết quả này sẽ chứa đựng các thuộc tính có trong cả hai lớp gốc. Lớp kết
quả có thể được phân tích để tìm ra những đối tượng chồng phủ hoặc để tìm ra mức độ
một đối tượng nằm trong một vùng hoặc nhiều vùng nào đó là bao nhiêu.
+ Phân tích mạng lưới: Để giải quyết các bài tốn như mạng lưới giao thông,
mạng lưới thủy văn…
- Hiển thị dữ liệu (data display): Hệ thống GIS cũng cần phải có các cơng cụ để

hiển thị các đối tượng địa lý sử dụng nhiều ký hiệu khác nhau. Đối với nhiều loại phép
tốn phân tích, kết quả cuối cùng chính là bản đồ, đồ thị hoặc các báo cáo.
- Xuất dữ liệu (data export): Hiển thị kết quả là một yêu cầu bắt buộc của hệ
thống GIS. Việc hiển thị được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Càng nhiều dạng
đầu ra mà GIS có thể đưa ra thì khả năng tiếp cận thơng tin và đối tượng chính xác
càng cao.
1.1.5 Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS trên thế giới và ở Việt Nam

* Trên thế giới
Theo giáo sư khoa địa lý trường Đại học tổng hợp quốc gia Lomonosov của
nước Nga, Berliant A.M, chuyên gia hàng đầu thế giới về Hệ thống thông tin địa lý,
GIS phát triển như một sự nối tiếp phương pháp tiếp cận tổng hợp và hệ thống trong
một môi trường thông tin địa lý.Hệ thống thông tin địa lý đã trở thành một khâu đột
phá trong bài toán hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
và bảo vệ môi trường. Các công nghệ hiện đại cho phép giải quyết một cách có hiệu
quả bài tốn thu nhận, truyền, phân tích, trực giác hóa các dữ liệu gắn kết không gian,
thiết lập các dữ liệu bản đồ. Hầu hết trên thế giới đã áp dụng công nghệ GIS để sử dụng
vào công tác điều tra, khai thác, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
15


trường ở nhiều mức độ khác nhaunhằm phục vụ phát triển kinh tế; văn hóa; xã hội
cũng như an ninh quốc phòng.
Viện Địa lý “Agusstin Codazzi” (IGAC) của Colombia đã dùng cơng nghệ GIS
để hiển thị và kiểm sốt hiện trạng sử dụng đất hiện nay và trong tương lai của thành
phố Ibague.
Công ty quản lý chất thải và năng lượng hạt nhân Thụy Điển và Nespak
Pakistan phối hợp sử dụng GIS hỗ trợ quản lý lưu vực sông Torrent ở Pakistan. GIS
được sử dụng để mơ hình hóa sự cân bằng nước, q trình xói mịn và kiểm sốt lũ cho
khu vực.

Viện phát triển tài nguyên đất Bangladesh đã ứng dụng GIS trong quản lý, phân
tích thơng tin tài nguyên đất từ năm 1994. Hiện nay Viện đã sản xuất được 44 loại bản
đò khác nhau liên quan đến tình trạng dinh dưỡng đất, sử dụng phân bón, nhiễm mặn,
sử dụng đất.
Tại Bắc Mỹ: Mỹ là một trong những nước đi đầu về công nghệ GIS, hệ thống
dữ liệu quốc gia được xây dựng rất hoàn chỉnh dựa trên hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
và quốc tế. GIS đã được phát triển ở khắp các lĩnh vực liên quan đến không gian lãnh
thổ như: môi trường (lâm nghiệp, hải dương học, địa chất học, khí tượng thuỷ văn,…);
hành chính – xã hội (nhân khẩu học, quản lý rủi ro, an ninh,…); kinh tế (nơng nghiệp,
khống sản, dầu mỏ, kinh doanh thương mại, bất động sản, giao thông vận tải, bưu
điện,…); đa ngành liên ngành (trắc địa, quản lý đất đai, quy hoạch và quản lý phát triển
đô thị, thuế bất động sản…). Đã có nhiều phần mềm GIS của Mỹ được lập và sử dụng
tại nhiều nước trên Thế giới như: ESRI, Integraph, MapInfo, Autodesk; phần mềm GIS
của Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới.
Tại Pháp, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS như: Dịch vụ cơng (quy hoạch
lãnh thổ quốc gia, địa chính, lãnh thổ địa phương, dân số học, hạ tầng xã hội, giáo dục,
quốc phịng,…), tiếp vận (hàng khơng, tối ưu hóa hành trình tuyến đường…); mơi
trường/tài ngun (nơng nghiệp, địa chất, quản lý đất đai,…); bất động sản (kiến trúc,
xây dựng, quản lý di sản…); hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, quản lý mạng
16


lưới, gas, thông tin liên lạc…); thị trường (bảo hiểm, ngân hàng, thương mại…); xã
hội, tiêu dùng (xuất bản, y tế, du lịch).Trong quy hoạch phát triển đô thị, GIS được áp
dụng thành công trong quy hoạch lãnh thổ quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch đơ
thị do có nền tảng dữ liệu quốc gia phong phú, nền chuẩn quốc gia – địa hình, địa
chính, bản đồ khơng ảnh, số liệu thống kê và nhiều chuyên ngành khác.
Tại Hàn Quốc, GIS đã được áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên cả nước. Hàn
Quốc đã triển khai xây dựng hệ thống GIS quốc gia nhằm tập trung vào các mục tiêu:
xây dựng nền tảng cơ sở (bản đồ địa hình tồn quốc, địa chính, dữ liệu phi khơng

gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian (khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ
liệu, phát triển công nghệ GIS, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công
nghệ…); xây dựng hệ thống ứng dụng đa ngành (hệ thống quản lý thông tin đất đai, hệ
thống quản lý thông tin quy hoạch, hệ thống quản lý thông tin kiến trúc…); đang phát
triển hệ thống nâng cao (thành phố thơng minh-U-city, tối ưu hóa ứng dụng nâng cao,
hệ thống hỗ trợ quyết sách quy hoạch…).
*Ở Việt Nam
Hệ thống thông tin địa lý đã và đang được công nhận là một hệ thống với nhiều
lợi ích, cơng nghệ GIS được thí điểm khá sớm, áp dụng rộng rãi trong các cơ quan
nghiên cứu, đến nay được ứng dụng trong nhiều ngành như quy hoạch nông lâm
nghiệp, quản lý rừng, lưu giữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đơ thị,
phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến môi trường… đã mang lại hiệu quả
bước đầu cho kinh tế xã hội và an ninh quốc phịng nước ta, và đang có nhiều triển
vọng phát triển nhanh trong thời gian tới nhờ tính trực quan của GIS và sự hỗ trợ về tốc
độ xử lý của máy tính và cơng nghệ lưu trữ cơ sở dữ liệu bằng điện toán đám mây.
Lê Văn Thăng cùng cộng sự đã thành công trong việc xây dựng cơ sỡ dữ liệu
GIS về hệ thống thu gom chất thải tại thành phố Huế. Việc ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ
thống thu gom chất thải tại tiểu khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ, thành phố Huế, nơi có
71% thùng rác q tải; 10% chứa ít rác; 53% đặt không hợp lý và hư hỏng 47%, cho

17


thấy cần thêm 18 thùng rác mới; điều chỉnh 10 vị trí; giữ ngun 17 thùng; qua đó giải
quyết được vấn nạn đổ rác ra bên ngoài thùng rác.
Ứng dụng công nghệ GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải cho cả khu vực
Nam sông Hương, thành phố Huế nơi có 239 thùng rác với tỷ lệ 6 thùng rác/km 2, 666
người/thùng rác, đã khắc phục được bất cập trong thu gom chất thải ở khu vực có
thùng rác quá tải, rác đổ ra vỉa hè, lòng đường, bờ sơng…
Năm 2012, nhóm tác giả Trần Quốc Bình, Phùng Văn Thắng, Phạm Thị Thanh

Thủy đã thực hiện đề tài: “ Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong
đánh giá tính hợp lý khơng gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất”.
Năm 2011, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Xuân, Nguyễn Thị Huyền và Phan Thái
Lê đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng hệ thơng tin địa lí (GIS) nghiên cứu tài ngun rừng
và bảo tồn đa dạng sinh học ở vuờn quốc gia Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Ðồng”.
Năm 2013, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội chủ trì thực hiện, Trần
Quốc Bình làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác quy
hoạch sử dụng đất huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội”.
Năm 2014, nhóm tác giả Nguyễn Trọng Đợi và Mai Xuân Trạng đã thực hiện đề
tài“Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ lớp phủ rừng thành phố Quy Nhơn
phục vụ tổng kiểm kê rừng năm 2015”.
Năm 2013, Tạ Ngọc Long đã thực hiện “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liêu địa
chính số phục vụ cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc”. Đã xây dựng được dữ liệu không gian và giữ liệu thuộc tính phản ánh đúng thực

trạng tại khu vực, phục vụ tốt cho công tác lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, kiểm
kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Năm 2015 Trường Đại học Tây Bắc chủ trì thực hiện, Nguyễn Anh Tuấn làm
chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ quản lý
nông thôn mới tỉnh Sơn La”.
Tuy vậy bên cạnh các kết quả, việc triển khai ứng dụng GIS vẫn còn nhiều hạn
chế như vai trò lãnh đạo các ngành, địa phương chưa thực sự tiên phong, đi đầu, dữ
18


liệu GIS ở nhiều nơi còn phân tán, cát cứ, thiếu đồng bộ khiến việc thu thập, tổng hợp,
cập nhật gặp khó khăn, cơng nghệ và nhân lực cịn hạn chế dẫn đến một số ngành vẫn
gặp trở ngại khi ứng dụng trên hệ thống.
1.2 Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai
1.2.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp dữ liệu được tổ chức có cấu trúc liên quan
với nhau và được lưu trữ trong máy tính. CSDL được thiết kế, xây dựng và lưu trữ với
một mục đích xác định như phục vụ lưu trữ dữ liệu, truy xuất thông tin hoặc cập nhật
dữ liệu cho các ứng dụng hay người dùng.
-

Ưu điểm nổi bật của CSDL là:
+ Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó bảo đảm được tính
nhất qn và tồn vẹn dữ liệu.
+ Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau.
+ Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người sử dụng và nhiều ứng dụng khác

-

nhau.
Bên cạnh đó, để đạt được các ưu điểm nêu trên của CSDL thì đặt ra những vấn đề
cần phải giải quyết là:
+ Tính chủ quyền của dữ liệu.
+ Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng.
+ Tranh chấp dữ liệu.
+ Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố

1.2.2 Nội dung cơ sở dữ liệu đất đai
* Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Theo thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013: Xây dựng
CSDL đất đai phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- CSDL đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện).


19


-Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn vị
cơ bản để thành lập CSDL đất đai.CSDL đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất
đai của các xã thuộc huyện; đối với các huyện khơng có đơn vị hành chính xã trực
thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.CSDL đất đai
cấp tỉnh được tập hợp từ CSDL đất đai của tất cả các huyện thuộc tỉnh.CSDL đất đai
cấp Trung ương được tổng hợp từ CSDL đất đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả
nước.
- Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất đai
phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định
hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là
Giấy chứng nhận).
* Nội dung, cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai
- CSDL đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau:
+ CSDL địa chính;
+ CSDL quy hoạch sử dụng đất;
+CSDL giá đất;
+ CSDL thống kê, kiểm kê đất đai.
CSDL địa chính là thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng
và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.

20


- Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin CSDL địa chính được thực hiện theo quy
định tại Điều 4 của Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin của CSDL quy hoạch sử dụng đất, CSDL giá
đất và CSDL thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất, quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu giá đất và quy định kỹ
thuật về chuẩn dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định.
Các cơ quan có trách nhiệm xây dựng CSDL đất đai bao gồm: Tổng cục Quản lý
đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Mơi; Sở Tài ngun và Mơi trường; Văn phịng đăng
ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; Đơn vị trực thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường có
chức năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Đơn vị trực thuộc Sở Tài ngun
và Mơi trường có chức năng thực hiện định giá đất cấp tỉnh; Phòng Tài nguyên và Mơi
trường; Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Xây dựng CSDL đất đai gồm một số nội dung sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ việc
chỉnh lý hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới,
cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất.
Bao gồm các bước: Công tác chuẩn bị; Thu thập tài liệu; Xây dựng dữ liệu khơng gian
địa chính; Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính; Quét giấy tờ pháp lý về quyền sử
dụng đất; Hồn thiện dữ liệu địa chính; Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata; Thử
nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu; Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở
dữ liệu địa chính; Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính.

21


- Xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận, đăng ký biến động đất đai. Bao gồm các bước: Công tác chuẩn bị; Thu
thập tài liệu; Phân loại thửa đất và hồn thiện hồ sơ địa chính hiện có; Xây dựng dữ
liệu khơng gian địa chính; Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính; Quét giấy tờ pháp lý
về quyền sử dụng đất ; Hồn thiện dữ liệu địa chính; Xây dựng dữ liệu đặc tả metadata; Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu; Kiểm tra, đánh giá

chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính; Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa
chính.(Theo thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013).Như vậy, CSDL đất đai
là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất,
dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập,
khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử.
1.3 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.3.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù.
Đây là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các
biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng
hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, có những đặc trưng
của tính phân dị giữa các cấp vùng lãnh thổ theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình
thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo pháp luật của Nhà nước. Bản
thân nó được coi là hệ thống các giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát triển
kinh tế, xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất định, cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử
dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt
của mọi thành viên xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao.
QHSDĐ là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, kinh tế vừa mang tính pháp
chế.

22


Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai được đo đạc, vẽ thành bản đồ, tính
tốn và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để giao cho các mục đích sử
dụng khác nhau.
Về mặt pháp lý, đất đai được Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy
để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử dụng đất có nghĩa vụ chấp
hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Nhà nước.

Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cần xác định rõ mục đích
sử dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao
tiềm năng đất. Ở đây thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất, song điều
đóđược khi quy hoạch được tiến hành đồng bộ cùng với các biện pháp kỹ thuật và pháp
chế.
Từ đó có thể rút ra khái niệm QHSDĐ như sau: Quy hoạch sử dụng đất là một
hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng
đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất
cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác
gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường.
1.3.2 Đặc điểm, chức năng của quy hoạch sử dụng đất
* Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất.
QHSDĐ bao gồm các đặc điểm sau đây:
-Tính tổng hợp: QHSDĐ đề cập đến nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, kinh tế, dân số, sản xuất, công nghiệp và nông nghiệp…Đối tượng của
QHSDĐ là khai thác, sử dụng và bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của
nền kinh tế quốc dân. QHSDĐ cho trách nhiệm tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, điều hòa
mâu thuẫn về đất đai của các ngành lĩnh vực, xác định và điều phối phương hướng,
phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với kinh tế - xã hội.

23


- Tính dài hạn: QHSDĐ dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất đai cho phát triển
kinh tế xã hội, căn cứ và dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế như sự
biến động dân số, tiến bộ khoa học công nghệ, khả năng đơ thị hóa hiện đại hóa trong
sản xuất nơng nghiệp.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ: Với đặc tính chung và dài hạn thì QHSDĐ
chỉ sử dụng dự báo trước xu thế thay đổi về phương hướng mục tiêu cơ cấu phân bố sử

dụng đất một cách tổng qt chứ khơng dự kiến được các hình thức nội dung chi tiết cụ
thể của sự thay đổi đó.
- Tính chính sách: QHSDĐ là cơng cụ khoa học của nhà nước gắn liền với các
chính sách về đất đai của nước ta nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và nền
kinh tế toàn bộ xã hội góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử
dụng đất, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả xã hội.
- Tính khả biến: Do tác động của nhiều yếu tố khó dự đốn trước theo nhiều
phương diện khác nhau và QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp nhằm biến đổi
hiện trạng sử dụng đất sang một trạng thái mới thích hợp hơn cho phát triển kinh tế xã
hội trong một giai đoạn nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng
tiến bộ, chính sách kinh tế thay đổi, dự kiến quy hoạch không phù hợp nên phải điều
chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch.
* Chức năng của quy hoạch sử dụng đất.
Việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả
lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, QHSDĐ được tiến hành nhằm định hướng cho
các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của
mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất
đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực
và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội. Mặt khác, QHSDĐ còn là
biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục
đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy
24


tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng
tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và
các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc
biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

1.3.3 Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo Luật Đất đai năm 2013, nội dung QHSDĐ cấp huyện bao gồm:
- Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bố trong QHSDĐ cấp tỉnh và diện
tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
- Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại gạch đầu dòng hai đến từng đơn
vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất
trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b,
c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
1.3.4 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Cơ sở, căn cứ pháp lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội
thơng qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực ngày 1/1/2014;
- Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014;
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/06/2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

25


×